KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1 Kết luận:

Một phần của tài liệu Giáo viên chủ nhiệm với công tác xây dựng tâm lý tích cực cho học sinh có biểu hiện rối nhiễu (Trang 35 - 38)

1. Kết luận:

Ai cũng biết rằng tư tưởng, nhận thức chính là kim chỉ nam cho mọi hành động, nhận thức đúng ắt sẽ có việc làm thiết thực. Nhận thấy được vấn đề nghiên cứu về tâm lí lứa tuổi học sinh là một việc làm luôn thu hút được sự quan tâm của đông đảo

các nhà giáo dục, nhận thấy được thực trạng của học sinh trung học cơ sở có biểu hiện rối nhiễu tâm lí và giáo viên chủ nhiệm với công tác xây dựng tâm lí tích cực cho học sinh bậc trung học cơ sở hiện nay, nhận thức được sự cần thiết của vấn đề là phải làm thế nào để những học sinh có biểu hiện rối nhiễu tâm lí lấy lại được trạng thái cân bằng về tâm lí nhằm giảm thiểu số lượng học sinh yếu kém, học sinh có nguy cơ nghỉ học vì sức khỏe không đảm bảo ở các trường hiện nay, vì thế đề tài đã đưa ra tám giải pháp cơ bản để giúp cho giáo viên chủ nhiệm đạt được thành công trong quá trình tư vấn hỗ trợ tâm lí tích cực cho những học sinh có biểu hiện rối nhiễu tâm lí. Mạnh dạn đưa ra tám giải pháp này bản thân tôi đã có một thời gian dày công tìm tòi, học hỏi, tích lũy những kinh nghiệm trong cuộc sống và đã áp dụng vào thực tiễn cụ thể tại trường. Chính vì thế mục đích cuối cùng đề tài đã đạt được hay nói cách khác tư tưởng mà đề tài muốn truyền đạt tới tất cả các giáo viên chủ nhiệm nói chung chính là sự ổn định cân bằng về tâm lí của những học sinh đã từng có biểu hiện rối nhiễu tâm lí.

2. Kiến nghị đề xuất.

a. Đối với sở giáo dục và đào tạo.

Sở giáo dục và đào tạo cần phối hợp với các trường đại học để xây dựng kế hoạch đào tạo giáo viên tâm lí học đường vì hiện nay các trường đại học sư phạm chỉ chú trọng đến việc đào tạo các chuyên ngành khoa học tự nhiên, khoa học xã hội, giáo dục thể chất, giáo dục quốc phòng,... mà chưa chú trọng đến vấn đề này. Việc đào tạo giáo viên có chuyên môn về tư vấn tâm lí ở các trường đại học chính là để chuẩn bị nguồn nhân lực đủ chất lượng phục vụ cho hoạt động tư vấn tâm lí học đường trong các năm tới.

Ngoài số lượng tổ tư vấn đã có, sở cần tăng cường hơn nữa nhiều tổ tư vấn tâm lí khác cấp sở cả về số lượng lẫn chất lượng vì đây chủ yếu là những cán bộ quản lí, giáo viên dạy giáo dục công dân có tâm huyết và kinh nghiệm đã qua tập huấn về hoạt động tư vấn tâm lí học đường. Họ sẽ là những nòng cốt để tập huấn bồi dưỡng cho tổ tư vấn cấp phòng.

b. Đối với phòng giáo dục.

Phòng cần tổ chức nhiều hơn nữa các buổi tập huấn bồi dưỡng về công tác tư vấn, tham vấn tâm lí học đường qua các tình huống của biểu hiện rối nhiễu cụ thể để giáo viên chủ nhiệm có thêm kinh nghiệm nhiều hơn trong công tác này.

Có thể thành lập một tổ tư vấn tâm lí một thành viên do ban giám hiệu trực tiếp phụ trách phổ biến về mục đích, nội dung của hoạt động tư vấn tâm lí học đường để giáo viên, học sinh, cha mẹ học sinh hiểu sự cần thiết của vấn đề này.

Ban lãnh đạo cần quan tâm ủng hộ giáo viên làm công tác xây dựng tâm lí tích cực cho những học sinh có biểu hiện rối nhiễu tâm lí bằng cách thiết lập mạng lưới cộng tác của các tổ chức đoàn thể trong trường như: đảng, công đoàn, đoàn thanh niên, đội, các giáo viên bộ môn, lớp,... để nắm bắt tình hình học sinh có biểu hiện rối nhiễu tâm lí từ đó cùng tìm ra giải pháp thích hợp nâng cao chất lượng học tập cho các em.

Ban lãnh đạo nên quan tâm, động viên, ủng hộ kịp thời đối với những giáo viên chủ nhiệm làm công tác hỗ trợ cho học sinh khó khăn về tâm lí.

d. Đối với giáo viên nói chung.

- Không nên tạo áp lực cho học sinh, chương trình học cần cho học sinh nắm đủ kiến thức nhưng không cần bài vở quá nhiều.

- Thầy cô chú ý hơn trong phương pháp sư phạm, gần gũi học sinh hơn trong các môn học ít gây hứng thú cho học sinh. Giáo viên chú ý sử dụng thêm phương pháp trực quan để có thể thu hút học sinh cho các em sự thư giãn về tinh thần.

c. Đối với phụ huynh học sinh.

- Phụ huynh tránh áp lực kì vọng vào con quá nhiều, tránh những xung đột trong quan hệ gia đình ảnh hưởng đến tâm lí con trẻ, cần tạo cho con một môi trường vui chơi lành mạnh và có chế độ nghỉ ngơi hợp lí cho con.

Trên đây là một số kinh nghiệm được rút ra từ thực tiễn công tác chủ nhiệm và đã đem lại những thành công nhất định góp phần nâng cao chất lượng giáo dục nhà trường. Mặc dù vẫn còn những hạn chế thiếu sót nhưng người viết vẫn rất mong nhận được những đánh giá góp ý bổ ích của các cấp quản lí giáo dục và các bạn đồng nghiệp.

Xin chân thành cảm ơn!

1. Tài liệu tập huấn về công tác chủ nhiệm trong trường Trung học cơ sở, Trung

học phổ thông. ( Tài liệu lưu hành nội bộ - Bộ giáo dục ban hành tháng 5 năm 2011)

2. Điều lệ trường THCS, THPT, Trường phổ thông có nhiều cấp học do Bộ Giáo dục & Đào tạo ban hành ngày 15 tháng 5 năm 2011.

3. Các văn kiện của Đảng về các chủ trương, chính sách đối với lĩnh vực giáo dục. ( NXB Chính trị quốc gia)

4. Hướng dẫn tìm hiểu các điều lệ giáo viên chủ nhiệm cần biết. ( NXB ĐHQGHN) 5. Tài liệu tập huấn giáo viên chủ nhiệm với công tác tư vấn tâm lí – giáo dục cho

học sinh THCS ( Chương trình phát triển giáo dục Trung học, trường Đại học giáo

dục)

6. Tâm lí học lứa tuổi & tâm lí học sư phạm. ( Lê Văn Hồng, Lê Ngọc Lan, Nguyễn Văn Thàng. NXB ĐHQGHN, 2011)

7. Một số vấn đề về tâm lí học. ( Phạm Minh Hạc, NXBGD, 1992). 8. Sổ chủ nhiệm năm học 2012 – 2013.

Một phần của tài liệu Giáo viên chủ nhiệm với công tác xây dựng tâm lý tích cực cho học sinh có biểu hiện rối nhiễu (Trang 35 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(38 trang)
w