NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ TRÌNH TỰ LẬP KẾ HOẠCH KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC LẬP KẾ HOẠCH KIỂM TOÁN
Quá trình hình thành và phát triển của Công ty
Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn tài chính quốc tế IFC được thành lập vào ngày 24 tháng 10 năm 2001 Công ty có tên giao dịch: International auditing and financial consulting company limited Công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh Số 0102003690 do Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hà Nội cấp Hiện nay, Công ty có trụ sở chính tại số 9, lô 1A, khu đô thị Trung Yên, phường Trung Hoà, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội Ngoài ra, Công ty còn có mở một số chi nhánh và văn phòng đại diện ở Hải Dương, Vĩnh Phúc và Thành phố Hồ Chí Minh Sau các lần tách và sáp nhập, số lượng nhân viên của Công ty là 90 người, trong đó có 12 kiểm toán viên có chứng chỉ kiểm toán viên Sau gần mười năm đi vào hoạt động, Công ty đã đạt được một số thành công đáng ghi nhận, được các tổ chức, công ty, cá nhân trong và ngoài nước biết đến.
Các dịch vụ chuyên ngành của IFC tập trung vào năm lĩnh vực chính bao gồm: kiểm toán, kế toán, thuế, đào tạo và các giải pháp quản lý Trong từng lĩnh vực có nhiều loại dịch vụ khác nhau Ví dụ, dịch vụ kiểm toán được chia thành 7 loại: kiểm toán theo luật định, kiểm toán chuẩn đoán, kiểm toán nội bộ, kiểm toán dự án, kiểm toán toàn diện, soát xét có giới hạn và các thủ tục được thống nhất, soát xét thủ tục và hệ thống kiểm soát nội bộ Kiểm toán báo cáo tài chính là loại hình dịch vụ chủ yếu, mang lại nguồn thu nhập chủ yếu cho Công ty Vì vậy, Ban giám đốc Công ty chú trọng đến việc phát triển, đảm bảo chất lượng loại hình dịch vụ này Theo đó, công tác lập kế hoạch kiểm toán cũng rất được coi trọng Tuỳ theo đối tượng và mục tiêu của cuộc kiểm toán, trình tự lập kế hoạch có thể khác nhau Ví dụ, đối với các cuộc kiểm toán báo cáo tài chính, lập kế hoạch kiểm toán bao gồm các bước công việc sau: tìm hiểu hoạt động kinh doanh, cơ cấu tổ chức và chính sách kế toán của khách hàng, tìm hiểu hệ thống kiểm soát nội bộ, thực hiện thủ tục phân tích, đánh giá trọng yếu và rủi ro kiểm toán và thiết kế chương trình kiểm toán Đây là những công việc phức tạp được thực hiện bởi những kiểm toán viên có nhiều kinh nghiệm của Công ty thực hiện và được soát xét bởi các thành viên trong Ban giám đốc.
Sự phát triển của Công ty trong những năm qua luôn gắn liền với sự thành công của các khách hàng Công ty đã thực hiện kiểm toán và tư vấn cho rất nhiều các tổ chức và doanh nghiệp thuộc các lĩnh vực khác nhau từ những Tổng Công ty Nhà nước lớn nhất Việt Nam, đến doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và các doanh nghiệp khác Các doanh nghiệp này cũng hoạt động trong nhiều lĩnh vực khác nhau, như: Năng lượng, Giao thông, Xây dựng, Công nghệ thông tin và Môi trường, bao gồm những tên tuổi lớn như: Vietnam Airlines, Tổng Công ty Điện lực Việt Nam, Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam, Tổng Công ty Than Việt Nam, Tổng Công ty Xây dựng công trình Giao thông 5, Tổng Công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam,
Tương tự, Công ty đã và đang thực hiện kiểm toán và cung cấp các dịch vụ tư vấn cho các dự án được tài trợ bởi bởi các cơ quan tín dụng quốc tế và các tổ chức từ thiện, như Ngân hàng Thế giới (WB), Tổ chức Plan, các dự án của Đại sứ quán Nhật Bản và Đan Mạch,
Khi cung cấp dịch vụ kiểm toán cho bất kỳ khách hàng nào, chất lượng và hiệu quả dịch vụ là mục tiêu đầu tiêu mà Ban giám đốc và toàn thể nhân viên trong Công ty hướng tới Vì vậy, từng giai đoạn của cuộc kiểm toán được thực hiện một cách khoa học, chi tiết, đầy đủ và được giám sát chặt chẽ Đặc biệt là giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán vì kế hoạch kiểm toán chính là kim chỉ nam cho tất cả các hoạt động sau này của cuộc kiểm toán Đối với những khách hàng lớn, có hoạt động kinh doanh phức tạp, công tác lập kế hoạch kiểm toán càng được coi trọng Khách hàng của Công ty khá đa dạng, hoạt động và kinh doanh trong nhiều lĩnh vực khác nhau Trong từng lĩnh vực, việc lập kế hoạch kiểm toán chủ yếu do các kiểm toán viên có nhiều kinh nghiệm và am hiểu về lĩnh vực đó thực hiện Vì vậy, kế hoạch kiểm toán được lập khá đầy đủ, chi tiết và bao quát các khía cạnh chính của cuộc kiểm toán Hiện nay, Công ty chưa thiết kế quy trình lập kế hoạch kiểm toán chuẩn cho từng lĩnh vực hoạt động của khách hàng Điều đó làm hạn chế hiệu quả trong công tác lập kế hoạch kiểm toán vì mỗi lĩnh vực mang đặc điểm khác nhau, tiềm ẩn những rủi ro và sai sót riêng.Tuy nhiên, việc lập kế hoạch kiểm toán vẫn được thực hiện đầy đủ và khá hiệu quả, tuân thủ theo các quy định của chuẩn mực kiểm toán Nhờ đó, chất lượng của các cuộc kiểm toán vẫn được đảm bảo và các khách hàng của Công ty đã thu được nhiều lợi ích từ dịch vụ kiểm toán do Công ty cung cấp.
Kế hoạch kiểm toán là một nhân tố quan trọng ảnh hưởng tới chất lượng và hiệu quả của toàn bộ cuộc kiểm toán Nhờ coi trọng công tác lập kế hoạch, chất lượng các cuộc kiểm toán do Công ty thực hiện ngày càng nâng cao Cho tới nay, uy tín của Công ty đã được nhiều tổ chức và khách hàng trong và ngoài nước công nhận Cụ thể, IFC là hãng kiểm toán đầu tiên được ACCA, tổ chức kế toán lớn nhất và phát triển mạnh nhất, với 320.000 thành viên và học sinh ở 160 nước, công nhận là nhà cung cấp dịch vụ đào tạo ACCA tại Việt Nam Công ty cũng là doanh nghiệp thành viên của Phòng thương mại và Công nghiệpAustralia Công ty có quan hệ hợp tác với các hãng kiểm toán hàng đầu ở ViệtNam trong việc liên doanh kiểm toán các dự án được tài trợ bởi Ngân hàng thế giới (WB), và cung cấp các dịch vụ tư vấn cho các tổ chức quốc tế ở Việt Nam.Cuối năm 2007, Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước đã ban hành quyết định cho phép Công ty được kiểm toán các tổ chức niêm yết, tổ chức phát hành và tổ chức kinh doanh chứng khoán.
Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý
Là một công ty TNHH có hai thành viên trở lên, bộ máy quản lý của IFC được tổ chức theo mô hình quản lý tập trung Công ty có 1 giám đốc điều hành và 5 phó giám đốc điều hành Dưới phó giám đốc điều hành là các giám đốc chuyên môn theo lĩnh vực như kiểm toán, đào tạo, tư vấn… và các trưởng, phó phòng Bộ máy quản lý của IFC được khái quát ở sơ đồ 1.1
Các Giám đốc chuyên môn theo lĩnh vực (kiểm toán, thuế, tư vấn, đào tạo )
P Giám đốc điều hành 4 P Giám đốc điều hành 5
Tư vấn Phòng Kiểm toán Đầu tư Xây dựng cơ bản
Phòng Hành chính kế toán
Sơ đồ 2.1 Bộ máy quản lý của Công ty Để tất cả các hoạt động được tổ chức, điều hành một cách hiệu quả, từng cấp quản lý, bộ phận được quy định quyền hạn và nghĩa vụ cụ thể trong quy chế nhân viên của công ty Cụ thể:
Giám đốc Công ty có nhiệm vụ điều hành mọi hoạt động của Công ty; phát triển các hoạt động dịch vụ; duy trì, mở rộng mạng lưới khách hàng; quản lý, sử dụng tài sản và vốn của Công ty một cách hiệu quả; đào tạo, phát triển trình độ chuyên môn nghiệp vụ cũng như chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho cán bộ, nhân viên và trực tiếp chỉ đạo chuyên môn một số phòng và hợp đồng lớn.
Trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán, Giám đốc chịu trách nhiệm soát xét tất cả các công việc đã được thực hiện và phê duyệt kế hoạch kiểm toán cuối cùng Kế hoạch kiểm toán chưa được Giám đốc phê duyệt thì nhóm kiểm toán chưa thể thực hiện công tác kiểm toán Ngoài ra, Giám đốc thay mặt Công ty về mặt pháp lý để thỏa thuận và ký kết hợp đồng kiểm toán.
Phó Giám đốc có nhiệm vụ giúp việc cho Giám đốc, thay mặt cho Giám đốc lãnh đạo Công ty trong thời gian Giám đốc đi vắng theo sự phân công của Giám đốc Phó Giám đốc thực hiện công việc đầu tiên của giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán: đánh giá rủi ro hợp đồng Đây là công việc quan trọng ảnh hưởng uy tín của Công ty Phó Giám đốc sau khi thu thập một số thông tin về khách hàng sẽ tiến hành đánh giá rủi ro hợp đồng Nếu rủi ro hợp đồng được đánh giá ở mức thấp thì Công ty chấp nhận cung cấp dịch vụ cho khách hàng. Trong suốt toàn bộ cuộc kiểm toán nói chung và trong quá trình lập kế hoạch kiểm toán nói riêng, Phó Giám đốc trực tiếp chỉ đạo, soát xét các công việc được thực hiện Ngoài ra, Phó Giám đốc tham gia việc lựa chọn nhóm kiểm toán thực hiện cuộc kiểm toán.
Trưởng phòng các phòng ban có nhiệm vụ trực tiếp lãnh đạo phòng trong lĩnh vực, công việc được giao; quản lý danh sách khách hàng thuộc phòng, hướng dẫn và đào tạo nhân viên mới, quản lý về hành chính đối với nhân viên trong phòng; đối với các trưởng phòng kiểm toán/ tư vấn có nhiệm vụ soát xét File và Báo cáo kiểm toán dự thảo, soát xét chi tiết kế hoạch kiểm toán, File làm việc để đảm bảo rằng File đã được hoàn thành trước khi trình Giám đốc và trước khi xuống khách hàng.
Thông thường, trưởng phòng hoặc các kiểm toán viên có nhiều kinh nghiệm được chỉ định làm trưởng nhóm kiểm toán Trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán, sau khi hợp đồng kiểm toán được ký kết, trưởng nhóm thực hiện các công việc còn lại của giai đoạn này Trưởng phòng lập và đệ trình kế hoạch kiểm toán cho Ban Giám đốc soát xét Ngoài ra, các trưởng nhóm kiểm toán tham gia thiết kế các mẫu giấy tờ soát xét, các bảng câu hỏi liên quan toàn bộ cuộc kiểm toán nói chung và giai đoạn lập kế hoạch nói riêng.
Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban
IFC được tổ chức thành 7 phòng ban: phòng NV1, phòng NV2, phòng NV3, phòng XDCB, phòng Tư vấn, phòng Hành chính – Kế toán Mỗi phòng có chức năng riêng nhưng có sự liên kết chặt chẽ với nhau, góp phần tạo ra sự lớn mạnh cho toàn Công ty.
Phòng Hành chính - kế toán chịu trách nhiệm các hoạt động diễn ra trong nội bộ Công ty Cơ cấu tổ chức của phòng bao gồm: một trưởng phòng và các nhân viên: nhân viên kế toán, nhân viên hành chính, nhân viên IT… Phòng Hành chính - kế toán có hai chức năng chính:
Một là, chức năng hành chính: chịu trách nhiệm về các vấn đề về nhân sự, bố trí thời gian, sắp xếp lịch công tác, điều kiện đi lại ăn ở cho nhân viên trong Công ty khi đi làm việc tại công ty khách hàng.
Hai là, chức năng kế toán: thực hiện hạch toán, ghi chép các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong Công ty.
Hiện nay, Công ty có 5 phòng nghiệp vụ: phòng NV1, phòng NV2, phòng NV3, phòng XDCB, phòng Tư vấn Trong quá trình hoạt động, các phòng này đang dần có sự chuyên môn hoá theo đối tượng khách hàng Phòng NV1 kiểm toán khách hàng là các bưu điện tại các tỉnh thành trên khắp cả nước Phòng NV2 kiểm toán đối các khách hàng là các Tổng công ty, các doanh nghiệp ,các cơ quan và tổ chức Nhà nước Phòng NV3 kiểm toán đối các khách hàng là các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, các dự án quốc tế Phòng XDCB cung cấp dịch vụ quyết toán công trình XDCB đối tất cả dự án xây dựng trên cả nước.Phòng Tư vấn chuyên cung cấp các dịch vụ tư vấn như tư vấn thuế, tư vấn các vấn đề liên quan tài chính doanh nghiệp…
Trong bất kỳ một cuộc kiểm toán nào, dù kiểm toán cho bất kỳ đối tượng khách hàng nào, tất cả các phòng ban đều thực hiện lập kế hoạch kiểm toán theo quy trình mà Công ty đã đề ra Theo từng đối tượng của cuộc kiểm toán, quy trình lập kế hoạch kiểm toán của Công ty khác nhau.
Tổ chức thực hiện kiểm toán tại Công ty
Phương pháp kiểm toán của IFC (IFC Audit Methodology- IAM) về cơ bản dựa trên các chuẩn mực kiểm toán quốc tế và các chuẩn mực kiểm toán Việt Nam, tham khảo phương pháp kiểm toán của các công ty kiểm toán hàng đầu thế giới IAM dựa trên sự hiểu biết sâu sắc về lĩnh vực kinh doanh của khách hàng, hệ thống kiểm soát nội bộ và đánh giá rủi ro IAM là phương pháp kiểm toán tập trung vào rủi ro, do đó sẽ hạn chế việc mở rộng công việc phải thực hiện ở các khu vực ít rủi ro hơn Với những những công cụ trợ giúp kỹ thuật hiện có, IAM sẽ nhận diện được các rủi ro tiềm ẩn và tăng cường hiểu biết về hoạt động kinh doanh của khách hàng trong suốt quá trình kiểm toán.
Với kinh nghiệm về kiểm toán Báo cáo tài chính và những hiểu biết sâu sắc của kiểm toán viên về lĩnh vực hoạt động của khách hàng, sau khi tham gia kiểm kê, sẽ tổ chức cuộc kiểm toán theo các giai đoạn như sau:
Giai đoạn 1: Chuẩn bị và lập kế hoạch kiểm toán Đây là giai đoạn đầu tiên và có vai trò quan trọng, chi phối tới chất lượng của toàn bộ cuộc kiểm toán Khi nhận được thư mời kiểm toán, Công ty sẽ tiến hành các bước công việc cần thiết lập kế hoạch kiểm toán hoàn chỉnh.
Trước tiên, Công ty thu thập một số thông tin cơ sở, đánh giá rủi ro hợp đồng kiểm toán để đi đến quyết định có chấp nhận cung cấp dịch vụ kiểm toán cho khách hàng hay không Nếu rủi ro hợp đồng ở mức thấp, bước công việc tiếp theo là ký kết hợp đồng kiểm toán, lựa chọn nhóm kiểm toán và thống nhất với khách hàng về thời gian của cuộc kiểm toán Sau đó, nhóm kiểm toán bắt đầu thực hiện các công việc để lập kế hoạch kiểm toán hoàn chỉnh Đối với các cuộc kiểm toán báo cáo tài chính, quy trình lập kế hoạch kiểm toán gồm: thu thập thông tin cơ sở về khách hàng, tìm hiểu và đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ, thực hiện thủ tục phân tích, đánh giá trọng yếu và rủi ro kiểm toán và thiết kế chương trình kiểm toán.
Nhìn chung, để thực hiện tất cả các công việc trong giai đoạn này, điều quan trọng là Công ty phải thu thập các thông tin về khách hàng một cách đầy đủ và chi tiết Các thông tin cần thu thập bao gồm: đặc điểm hoạt động kinh doanh khách hàng, hệ thống kiểm soát nội bộ, hệ thống sổ sách, báo cáo tài chính… Vì các thông tin này phục vụ cho việc lập kế hoạch kiểm toán nên kiểm toán viên cần thu thập từ những nguồn đáng tin cậy Cụ thể, kiểm toán viên gặp gỡ trực tiếp, trao đổi với một số thành viên chủ chốt của khách hàng, quan sát thực tế các hoạt động diễn ra trong công ty khách hàng, nghiên cứu các quy định, điều lệ hoạt động của khách hàng Từ đó, kiểm toán viên có cái nhìn tổng quan về công ty khách hàng, về phong cách lãnh đạo và tính liêm chính của Ban giám đốc. Ngoài ra, kiểm toán viên có thể thu thập thông tin qua các nguồn khác như sách báo, tạp chí, hồ sơ kiểm toán năm trước… Sau khi thu thập đầy đủ các thông tin cần thiết, nhóm kiểm toán tiến hành tổng hợp, phân loại thông tin và thực hiện các bước công việc tiếp theo như đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ, từ đó đưa ra mức rủi ro kiểm soát hợp lý Kết hợp các thông tin vừa thu thập, nhóm kiểm toán soát xét, phân tích sơ bộ báo cáo tài chính để đánh giá trọng yếu và rủi ro kiểm toán.
Sau đó, nhóm kiểm toán thiết kế chương trình kiểm toán cho từng phần hành Thiết kế chương trình kiểm toán chính là thiết kế các thủ tục kiểm tra chi tiết để xác minh và bày tỏ ý kiến về các thông tin tài chính liên quan phần hành đó Công việc này được thực hiện căn cứ vào mức trọng yếu và rủi ro kiểm toán mà kiểm toán viên đánh giá đối với từng phần hành Chương trình kiểm toán này sẽ được Ban giám đốc Công ty soát xét trước khi được thực hiện.
Tuy nhiên, trên thực tế, chương trình kiểm toán đã được Công ty thiết kế sẵn và được sử dụng cho tất cả các cuộc kiểm toán Sau khi đánh giá trọng yếu và rủi ro kiểm toán cho từng khoản mục trên BCTC, căn cứ theo trình độ chuyên môn của từng thành viên trong nhóm, trưởng nhóm kiểm toán phân công công việc và phổ biến những vấn đề cần chú trọng trong từng phấn hành Sau đó, trợ lý kiểm toán căn cứ chương trình kiểm toán mẫu thực hiện các thủ tục kiểm tra chi tiết Điều này làm giảm tính hiệu quả trong việc thực hiện các thủ tục kiểm tra chi tiết của các trợ lý kiểm toán, đặc biệt những người chưa có nhiều kinh nghiệm Vì có thể họ sẽ chỉ thực hiện các thủ tục kiểm tra chi tiết và đánh giá kết quả thu được một cách máy móc mà không hiểu được bản chất của vấn đề.
Giai đoạn 2: Thực hiện kiểm toán
Sau khi chương trình kiểm toán được phê duyệt, nhóm kiểm toán bắt đầu thực hiện các thủ tục kiểm tra chi tiết để thu thập các bằng chứng kiểm toán và đưa ra ý kiến Trong quá trình thực hiện, tất cả các phát hiện và ý kiến được trình bày trên giấy tờ làm việc của kiểm toán viên Giấy tờ làm việc là bằng chứng quan trọng cho ý kiến mà kiểm toán viên đưa ra Ngoài ra, giấy tờ làm việc là cơ sở để trưởng nhóm đánh giá chất lượng, hiệu quả các công việc do từng thành viên trong nhóm thực hiện, có đúng theo chương trình kiểm toán đã được lập hay không Vì vậy,Công ty luôn yêu cầu các thành viên trong nhóm kiểm toán trình bày giấy tờ làm việc một cách khoa học và được lưu đầy đủ trong hồ sơ kiểm toán.
Trên thực tế, chương trình kiểm toán mẫu được sử dụng cho tất cả các cuộc kiểm toán Trợ lý kiểm toán căn cứ vào chương trình kiểm toán mẫu, lựa chọn và thực hiện các thủ tục kiểm tra Khi công việc đã hoàn thành, trợ lý kiểm toán đánh tham chiếu trên giấy tờ làm việc và chương trình kiểm toán Trưởng nhóm kiểm toán căn cứ chương trình kiểm toán đã được đánh tham chiếu để kiểm tra những thủ tục kiểm tra chi tiết nào đã được thực hiện, còn thiếu những thủ tục nào? Điều đó khiến cho việc thiết kế chương trình kiểm toán chỉ mang tính hình thức mà không phát huy vai trò của nó Bởi vì, các trợ lý kiểm toán có thể lựa chọn và thực hiện các thủ tục kiểm tra một cách máy móc mà không hiểu được lý do phải thực hiện thủ tục đó, thực hiện thủ tục đó như thế nào để đạt mục tiêu đó Khi đó, bằng chứng kiểm toán thu được không đáng tin cậy, ý kiến kiểm toán đưa ra có thể bị sai lệch Vậy nên, để nâng cao chất lượng hoạt động kiểm toán, các thành viên trong Ban giám đốc và trưởng nhóm nên soát xét, phê duyệt việc lựa chọn các thủ tục kiểm tra chi tiết của các trợ lý kiểm toán trước khi các thủ tục đó được thực hiện.
Giai đoạn 3: Chuẩn bị và phát hành Báo cáo Kiểm toán
Căn cứ kết quả kiểm toán của các phần hành, các chu trình, trưởng nhóm kiểm toán đưa ra ý kiến kiểm toán và tập hợp các vấn đề trong công tác quản lý,tài chính cần đề cập trong Thư quản lý gửi Ban giám đốc khách hàng Báo cáo kiểm toán và Thư quản lý chỉ được phát hành khi đã có sự phê duyệt của các thành viên trong Ban giám đốc Và các thành viên trong Ban giám đốc phê duyệt báo cáo kiểm toán khi đã soát xét tất cả các công việc, các thủ tục mà nhóm kiểm toán đã thực hiện Công việc soát xét bao gồm: soát xét các công việc trong từng giai đoạn của cuộc kiểm toán, soát xét nội dung và hình thức trình bày của báo cáo kiểm toán Khi soát xét các công việc trong từng giai đoạn của cuộc kiểm toán, ban giám đốc so sánh, đối chiếu các công việc đó với phương pháp kiểm toán của IFC – mô hình IAM để đảm bảo phương pháp kiểm toán này được thực hiện triệt để và chặt chẽ Hiện nay, Công ty đã thiết kế một số mẫu giấy tờ làm việc liên quan công tác soát xét này Đó là các bảng câu hỏi mà trưởng nhóm kiểm toán, các thành viên trong Ban giám đốc phải trả lời theo đúng thẩm quyền và nghĩa vụ của mình Sau khi công tác soát xét này hoàn thành, Ban giám đốc phải đảm bảo rằng ý kiến kiểm toán viên đưa ra hoàn toàn hợp lý, báo cáo kiểm toán và thư quản lý không còn sai sót trọng yếu.
Thực trạng quy trình lập kế hoạch kiểm toán tại Công ty
2.2.1 Công việc thực hiện trước kiểm toán
2.2.1.1 Gửi thư mời kiểm toán
Gửi thư mời kiểm toán là công việc cần thiết đối với tất cả các công ty kiểm toán đặc biệt các công ty mới được thành lập Thông qua thư mời kiểm toán, khách hàng có thể đã có những nhận định ban đầu về mức độ chuyên nghiệp của công ty và chất lượng dịch vụ do công ty cung cấp Từ đó, khách hàng sẽ quyết định chấp nhận hay từ chối lời mời kiểm toán của công ty kiểm toán
Hàng năm, trước khi bắt đầu mùa kiểm toán, Công ty gửi thư mời kiểm toán đối với khách hàng mới và thư chào phí đối với khách hàng thường niên Mục đích của việc gửi thư mời kiểm toán nhằm giới thiệu tới khách hàng những thông tin tổng quan về Công ty, thông tin về loại hình dịch vụ mà IFC cung cấp và quyền lợi mà khách hàng được hưởng từ các dịch vụ đó Thư mời kiểm toán thường do bộ phận hành chính soạn thảo dựa trên những dự đoán về nhu cầu được kiểm toán của khách hàng và được BGĐ soát xét trước khi gửi đi Thông qua hình thức và nội dung của thư chào hàng, Công ty đã tự khẳng định mức độc chuyên nghiệp của mình với khách hàng, góp phần củng cố niềm tin của khách hàng đối các dịch vụ do IFC cung cấp.
Trong năm tài chính 200N, Công ty gửi thư chào hàng tới Công ty ABC và Công ty XYZ với nội dung như sau ( giả sử Công ty ABC là khách hàng thường niên của Công ty và Công ty XYZ là khách hàng mới).
Bảng 2.1 : Nội dung thư chào hàng Công ty XYZ
Hà Nội, ngày 24 tháng 12 năm 200N Kính gửi: Quý khách hàng
Về việc : Chào hàng cung cấp dịch vụ kiểm toán BCTC cho năm tài chính kết thúc ngày 31/12/200N
Chúng tôi trân trọng cám ơn Quý Ngài đã dành cho chúng tôi cơ hội giới thiệu với Quý Ngài những thông tin về quá trình phát triển và hoạt động của Công ty Kiểm toán và Tư vấn tài chính quốc tế (IFC) Chúng tôi xin được đệ trình kèm theo đây hồ sơ về giới thiệu năng lực của IFC với tư cách của một công ty kiểm toán độc lập.
Chúng tôi hiểu rằng việc lựa chọn đối tác cung cấp dịch vụ kiểm toán này là quyết định quan trọng của Quý Ngài Để đạt được mục đích kiểm toán Báo cáo tài chính, Quý Ngài sẽ cần một đối tác am hiểu về lĩnh vực hoạt động của Quý Ngài, cung cấp dịch vụ chuyên ngành một cách chuyên nghiệp, ân cần hỗ trợ khách hàng Ngoài ra, đó phải là một đối tác đã có kinh nghiệm kiểm toán Báo cáo tài chính cho các Công ty hoạt động trong lĩnh vực tài chính và là một Hãng có đủ năng lực cần thiết để đáp ứng yêu cầu của Quý Ngài. Để giúp Quý Ngài đưa ra sự lựa chọn đúng đắn, chúng tôi xin giới thiệu vài nét về Công ty chúng tôi – Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn tài chính quốc tế (IFC) và một số nhân sự chủ chốt của chúng tôi cũng như phương pháp tiếp cận kiểm toán của chúng tôi Với kiến thức chuyên môn không ngừng được nâng cao và cam kết cung cấp dịch vụ ân cần và hiệu quả, phương châm hoạt động của chúng tôi là: “Thành công của khách hàng là sự phát triển của chúng tôi” Sự kết hợp hài hoà các yếu tố trên đây là nhân tố quan trọng để chúng tôi có thể trợ giúp các khách hàng của mình phát triển và thành công vượt bậc.
Chúng tôi rất mong muốn có cơ hội được phục vụ cho Quý Ngài Chúng tôi tin rằng, chúng tôi có thể đóng góp một phần cho sự phát triển và thành công của Công ty Chúng tôi mong muốn sớm nhận được sự phản hồi từ phía Quý Ngài Nếu Quý Ngài có bất cứ yêu cầu gì liên quan đến thư chào hàng này cũng như các dịch vụ mà chúng tôi có thể phục vụ, xin vui lòng liên hệ với chúng tôi.
Bảng số 2.2: Nội dung thư chào phí Công ty ABC
Hà Nội, ngày 18 tháng 05 năm 200N Kính gửi: Ban Giám đốc Công ty ABC
Về việc : Chào giá phí kiểm toán Báo cáo tài chính cho giai đoạn hoạt động từ ngày 01/01/200N đến ngày 30/06/200N của Công ty ABC
Chúng tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn quý Công ty đã tín nhiệm chúng tôi trong việc kiểm toán Báo cáo tài chính các năm 2003,2004,2005.
Chúng tôi trân trọng cảm ơn quý Công ty đã dành cho chúng tôi cơ hội tiếp xúc, tìm hiểu và chào giá phí kiểm toán Báo cáo tài chính cho giai đoạn hoạt động từ ngày 01/01/200N đến ngày 30/06/200N của Quý Công ty.
Qua kết quả khảo sát sơ bộ tại Quý Công ty, chúng tôi xin đề xuất mức phí cho dịch vụ kiểm toán Báo cáo tài chính cho giai đoạn hoạt động từ ngày 01/01/200N đến ngày 30/06/200N của Quý Công ty là XXXXXX VNĐ
Phí dịch vụ trên đây chưa bao gồm thuế Giá trị gia tăng
Phụ lục bảng tính chi tiết phí dịch vụ kiểm toán Báo cáo tài chính cho giai đoạn hoạt động từ ngày 01/01/200N đến 30/06/200N được gửi kèm theo.
Chúng tôi rất mong muốn có cơ hội phục vụ Quý Công ty Chúng tôi tin rằng có thể đóng góp một phần cho sự phát triển và thành công của Quý Công ty Mong sớm nhận được sự phản hồi từ phía Quý Công ty.
Nếu Quý Công ty có vấn đề gì cần trao đổi thêm, xin vui lòng liên hệ với chúng tôi.
Sau khi khách hàng chấp nhận thư mời kiểm toán, IFC tiến hành các bước công việc của một cuộc kiểm toán mà giai đoạn đầu tiên là việc lập kế hoạch kiểm toán.
Giả sử, Công ty XYZ sẽ chấp nhận lời mời kiểm toán của IFC Sau đây, Công ty thực hiện lập kế hoạch kiểm toán cho cuộc kiểm toán này.
Kiểm toán là loại hình dịch vụ phi lợi nhuận nên việc quảng cáo rộng rãi thương hiệu của công ty trên phương tiện thông tin đại chúng rất hạn chế Hơn nữa, số lượng các công ty kiểm toán tại Việt Nam khá lớn mà nhu cầu kiểm toán chưa cao nên việc tìm kiếm khách hàng luôn là một vấn đề lớn đối với tất cả công ty kiểm toán đặc biệt những công ty nhỏ Số lượng các khách hàng dựa theo uy tín tự liên hệ với Công ty không nhiều Nên trước khi bắt đầu mùa kiểm toán, Công ty phải tự tìm kiếm thêm khách hàng cho mình Sau khi xác định nhu cầu kiểm toán, Công ty quyết định dịch vụ chào hàng phù hợp và gửi thư mời kiểm toán cho khách hàng
Việc gửi thư mời kiểm toán đã cho thấy tính sáng tạo và chủ động của các công ty kiểm toán độc lập nói chung và IFC nói riêng Công ty không chờ khách hàng tìm đến mình mà chủ động tìm đến khách hàng, giới thiệu với khách hàng các loại hình dịch vụ của mình và cam kết về chất lượng của các dịch vụ đó. Thông qua thư mời kiểm toán, Công ty đã tự khẳng định mình với khách hàng, thể hiện đẳng cấp chuyên nghiệp của mình trong việc cung cấp các dịch vụ tư vấn và kiểm toán Điều đó càng tạo thêm được sự tin cậy và ủng hộ của khách hàng đối với Công ty
2.2.1.2 Thu thập thông tin chung về khách hàng
Tương tự như các công ty khác, các công ty kiểm toán kinh doanh và hoạt động dựa trên mục tiêu tối đa hoá lợi nhuận Tuy nhiên, kiểm toán là hoạt động đặc thù, bị tác động bởi nhiều nhân tố khác nhau Ý kiến của kiểm toán viên về tình hình tài chính của khách hàng ảnh hưởng tới việc ra quyết định của người sử dụng thông tin và ảnh hưởng đến uy tín của bản thân công ty kiểm toán Vì vậy, bên cạnh việc tối đa hoá lợi nhuận, các công ty kiểm toán đảm bảo chất lượng dịch vụ cung cấp, tuân thủ các quy định của Bộ tài chính và nguyên tắc đạo đức nghề nghiệp Trên cơ sở nguyên tắc đó, trước khi chấp nhận một hợp đồng kiểm toán, Ban giám đốc Công ty đều thực hiện đánh giá rủi ro hợp đồng kiểm toán. Công ty đã sẵn sàng từ chối một số hợp đồng kiểm toán khi nhận thấy hợp đồng đó có quá nhiều rủi ro tiềm tàng ảnh hưởng tới chất lượng của cuộc kiểm toán. Thông tin thu thập trong giai đoạn này là cơ sở để Công ty đánh giá rủi ro hợp đồng kiểm toán Nếu rủi ro hợp đồng quá lớn thì Công ty từ chối cung cấp dịch vụ cho khách hàng để đảm bảo uy tín và hình ảnh của mình Vì vậy, đây là công việc rất quan trọng ảnh hưởng tới tính đúng đắn trong việc ra quyết định có chấp nhận kiểm toán cho khách hàng hay không.
Các thông tin thu thập trong giai đoạn này có tính chất phức tạp liên quan đến tính chính trực của Ban lãnh đạo Công ty khách hàng, cơ cấu tổ chức và quản lý, đặc điểm hoạt động kinh doanh và môi trường kiểm soát và kết quả tài chính…
Tính tất yếu của việc hoàn thiện quy trình lập kế hoạch kiểm toán tại Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn tài chính quốc tế IFC
3.1.1 Xu thế hội nhập kinh tế quốc tế đối với dịch vụ kế toán kiểm toán
Toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế tạo ra một sân chơi bình đẳng cho tất cả các quốc gia trên thế giới Tham gia vào sân chơi đó, các quốc gia sẽ có cơ hội phát triển trong một môi trường cạnh tranh lành mạnh, có điều kiện học hỏi kinh nghiệm và tranh thủ sự giúp đỡ của bạn bè thế giới Chính phủ Việt Nam đã thông qua lộ trình hội nhập với mục tiêu đến 2020, Việt Nam sẽ hội nhập hoàn toàn với quốc tế trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán Cho đến nay, chúng ta đã đi được gần một nửa lộ trình đó và với những thành tựu đã được trong lĩnh vực kiểm toán đã cho thấy mục tiêu đặt ra hoàn toàn có thể thực hiện được Hiện nay, việc xây dựng và kiện toàn hệ thống pháp lý và cơ sở hạ tầng phát triển ngành kiểm toán theo hướng hội nhập phù hợp với bối cảnh Việt Nam đang dần được hoàn thành Đã có rất nhiều công ty kiểm toán hợp tác, liên doanh với các Hãng kiểm toán quốc tế, trở thành đơn vị thành viên của Hãng, được tiếp thu và chuyển giao công nghệ, kỹ thuật kiểm toán hiện đại Nhờ đó, việc cung cấp dịch vụ kiểm toán của các công ty trở nên chuyên nghiệp hơn và chất lượng dịch vụ được nâng cao
Mục tiêu của giai đoạn từ nay đến năm 2020 là ngành kiểm toán hoàn toàn hội nhập với quốc tế Để đạt được điều đó, Chính phủ và Bộ Tài chính cần nhanh chóng điều chỉnh, kiện toàn hệ thống pháp lý cho ngành kiểm toán, tạo điều kiện cho các công ty kiểm toán nước ngoài được phép thành lập, hoạt động tại thị trường kiểm toán Việt Nam Bản thân các công ty kiểm toán Việt Nam cần nâng cao và đảm bảo chất lượng dịch vụ kiểm toán Ngoài việc nâng cao trình độ của các kiểm toán viên thì việc thực hiện nghiêm túc, hiệu quả các giai đoạn, các công việc của cuộc kiểm toán trong đó có công tác lập kế hoạch kiểm toán cũng cần được chú trọng.
3.1.2 Nhu cầu hoàn thiện nghề nghiệp kiểm toán
Kiểm toán là một lĩnh vực hết sức mới mẻ ở Việt Nam Lịch sử hình thành và phát triển của kiểm toán độc lập mới chỉ bắt đầu từ những năm đầu của thập niên
90, xuất phát từ nhu cầu tất yếu khách quan của nền kinh tế thị trường.
Về cơ bản, kiểm toán được xem là một ngành khoa học – kinh tế Sự phát triển của kiểm toán cũng tuân theo sự phát triển có tính tất yếu của ngành khoa học, đó là ngày càng hoàn thiện và chính xác hơn Ngoài ra, sự phát triển của kiểm toán còn gắn với tình hình xã hội nói chung và nền kinh tế nói riêng Bất kỳ sự biến động nào trong tình hình kinh tế của một quốc gia, bất cứ một thay đổi nào trong việc ban hành các chính sách kinh tế cũng gây ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp tới lĩnh vực kiểm toán Như đã phân tích ở trên, xu thế hội nhập kinh tế quốc tế ảnh hưởng rất lớn tới chất lượng kiểm toán.
Hiện nay, ngành kiểm toán ở Việt Nam đang khá phát triển và gặt hái một số thành công nhất định Đặc biệt, khi nhu cầu kiểm toán ngày càng tăng, nhiều cá nhân, tổ chức đã nhận thức được tầm quan trọng của kiểm toán đối với sự phát triển kinh tế, xã hội.
Tuy nhiên, nếu so với lịch sử hình thành và phát triển của kiểm toán trên thế giới thì ngành kiểm toán của chúng ta vẫn hết sức non trẻ, còn thiếu rất nhiều những kiểm toán viên có trình độ, có kinh nghiệm Hệ thống pháp lý, hệ thốngChuẩn mực Kiểm toán Việt Nam còn chưa được hoàn thiện Hơn nữa, quy trình kiểm toán trong từng công ty chưa hợp lý, đặc biệt ở các công ty nhỏ, mới thành lập Vì vậy, nhu cầu hoàn thiện từng bước nghề nghiệp kiểm toán ở nước ta là tất yếu Xét về mặt vĩ mô, đó là sự hoàn thiện về vị trí pháp lý, chuẩn mực, về chiến lược đào tạo kiểm toán viên… Xét về mặt vi mô, các công ty kiểm toán cần có những chiến lược phát triển riêng, ngày một nâng cao uy tín của công ty bởi chất lượng dịch vụ cung cấp Lập kế hoạch là một phần công việc của kiểm toán viên trong tất cả các cuộc kiểm toán Nhu cầu hoàn thiện nghề nghiệp kiểm toán đòi hỏi phải hoàn thiện quy trình lập kế hoạch kiểm toán Vì nhu cầu hoàn thiện nghề nghiệp kiểm toán nhằm mục đích tăng chất lượng dịch vụ kiểm toán tạiViệt Nam Và kế hoạch kiểm toán là một trong những nhân tố quan trọng ảnh hưởng tới chất lượng của cuộc kiểm toán.