1. Trang chủ
  2. » Văn Hóa - Nghệ Thuật

Bài thuyết minh: Làng Lụa Vạn Phúc

28 5K 24

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 28
Dung lượng 150,5 KB

Nội dung

Hôm nay rất vinh dự cho tôi được cùng quý khách về thăm làng Lụa Vạn Phúc, một làng thủ công đã nổi tiếng từ lâu trên khắp cả nước cũng như trên thế giới với những sản phẩm lụa tơ tằm đẹp nổi tiếng từ xa xưa, có nhiều mẫu hoa văn và lâu đời bậc nhất Việt Nam, lụa được may quốc phục dưới các đời vua nhà Nguyễn.

Trang 1

Vạn Phúc Village

Xin kính chào quý khách!

Lời đầu tiên tôi xin chúc quý khách có một buổi tham quan làng lụa Vạn Phúcthật thú vị và có những kỷ niệm thật khó quên!

Tôi xin phép được tự giới thiệu, tôi là Vũ Văn Tuyến, là hướng dẫn viên củacông ty Bến Thành tourist

Hôm nay rất vinh dự cho tôi được cùng quý khách về thăm làng Lụa Vạn Phúc,một làng thủ công đã nổi tiếng từ lâu trên khắp cả nước cũng như trên thế giới vớinhững sản phẩm lụa tơ tằm đẹp nổi tiếng từ xa xưa, có nhiều mẫu hoa văn và lâu đờibậc nhất Việt Nam, lụa được may quốc phục dưới các đời vua nhà Nguyễn

Vâng, thưa quý khách! Điểm xuất phát của chúng ta là trường Đại học Văn hóa HàNội Con đường đầu tiên chúng ta đang đi qua là đường La Thành - tên một con đườnglập năm 1999, dài 2500m, chạy từ ngã ba Voi Phục - Cầu Giấy đến Ô Chợ Dừa.Đường này có lối rẽ các ngõ: Quan Thổ, Thịnh Hào, Hào Nam và đi qua Đại học MỹThuật Công Nghiệp và Đại học Văn Hóa, nay thuộc quận Đống Đa và quận Ba Đình.Đây vẫn là đường Đê La Thành cũ, nên có tên gọi là đường La Thành

Tiếp theo chúng ta đang đi trên con đường mang tên Nguyễn Lương Bằng, ôngsinh ngày 02/04/1904 tại Đoàn Lâm, huyện Thanh Miện, tỉnh Hải Dương trong một giađình nhà nho nghèo có truyền thống yêu nước Lớn lên làm công nhân tàu biển Năm

1925, ông được gặp Nguyễn Ái Quốc ở Quảng Châu (Trung Quốc), ông gia nhập HộiViệt Nam Cách mạng thanh niên (một tổ chức tiền thân của Đảng cộng sản Việt Nam),

dự lớp huấn luyện chính trị do Nguyễn Ái Quốc mở tại Quảng Châu, được phái vềnước hoạt động trong phong trào công nhân ở Hải Phòng, rồi Sài Gòn Năm 1945, ôngđược cử làm Ủy viên chính thức Ban Chấp Hành Trung ương Đảng Đại hội quốc dânhọp ở Tân Trào (Tuyên Quang) bầu ông vào Ủy ban dân tộc giải phóng toàn quốc Từsau Cách mạng tháng tám thành công, ông giữ nhiều chức trách trong Đảng và nhànước: Tổng giám đốc Ngân hàng nhà nước Việt Nam (1951), Ủy viên Ban Chấp Hành

Trang 2

Trung ương Đảng các khóa II, III, IV, Phó Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa(1969), Phó Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (1976), Đại BiểuQuốc hội các khóa II, III, IV, V, VI Ông mất năm 1979.

Bây giờ chúng ta đang đi trên con phố mang tên Tây Sơn Tên "Tây Sơn" đượcdùng để chỉ các nhà lãnh đạo cuộc khởi nghĩa (anh em nhà Tây Sơn) theo cách gọi của

đa số các sử gia, nhất là các sử gia hiện đại tại Việt Nam; Tây Sơn cũng được dùnglàm tên cuộc chiến của Tây Sơn, và để gọi triều đại của anh em nhà Tây Sơn Riêngvới triều đình nhà Nguyễn đối địch, Tây Sơn bị gọi là giặc phản loạn

Phía bên tay phải quý vị, đó là di tích Gò Đống Đa thuộc phường Quang Trung,quận Đống Đa Khu vực này là nơi diễn ra trận chiến thắng oanh liệt của quân Tây Sơnvới sự tham gia của nhân dân vùng Khương Thượng, do đô đốc Long (còn có tên làĐặng Tiến Đông) chỉ huy vào đêm 4 rạng ngày 5 tháng giêng năm Kỷ Dậu (1789) diệttan đồn Khương Thượng của giặc Thanh Tướng giặc Sầm Nghi Đống phải treo cổ tự

tử ở núi ốc (Loa Sơn) gần chùa Bộc bây giờ Trận đánh đã mở đường cho đại quân ta

từ Ngọc Hồi thừa thắng tiến vào giải phóng Thăng Long Sau chiến thắng, vua QuangTrung cho thu nhặt xác quân giặc xếp vào 12 cái hố rộng, lấp đất chôn và đắp caothành gò gọi là “kình nghê quán” (gò tô chôn xác kình ghê - 2 loài cá dữ ngoài biển)nhằm biểu dương chiến công của quân ta và cảnh cáo bọn nước lớn xâm lược 12 gònày nằm giải rác từ làng Thịnh Quang đến làng Nam Đồng, trên các gò đã mọc um tùmnên thành tên Đống Đa Năm 1851, do mở đường mở chợ, đào xẻ nhiều nơi thấy nhiềuhài cốt giặc, lại cho thu vào một hố cao lên nối liền với núi Xưa, thành chiếc gò thứ 13,tức là gò còn lại hiện nay Còn 12 gò khác đã bị phạt đi trong thời gian giặc Pháp mởrộng Hà Nội năm 1890

Chiến thắng Ngọc Hồi - Đầm Mực cùng với chiến thắng Đống Đa đã đập tanhoàn toàn 27 vạn quân Thanh, giải phóng thành Thăng Long, trong niềm hân hoan củadân chúng kinh thành

Trang 3

Mây tạnh, mù tan, trời lại sáng Đầy thành già trẻ mặt như hoa Chen vai khoác cánh cùng nhau nói

“Cố đô vãn thuộc núi sông ta”

(Đào Khê - Ngô Ngọc Du)

Kỷ niệm 200 năm chiến thắng Đống Đa, khu tượng đài Quang Trung và côngviên văn hóa Đống Đa đã được xây dựng tại khu đất bên cạnh gò lịch sử này, trông raphố được mang tên Đặng Tiến Đông, người chỉ huy trận Đống Đa oanh liệt Hội chiếnthắng Đống Đa - Khương Thượng thường mở vào ngày mồng 5 tết hàng năm với tụcrước rồng lửa đã thành lễ hội truyền thống tốt đẹp của người Hà Nội

Tiếp đến chúng ta đang đi trên con đường mang tên Nguyễn Trãi (1380 - 1442),

vị anh hùng dân tộc, nhà văn hóa kiệt suất, tài đức vẹn toàn Ngay từ khi còn sống,Nguyễn Trãi đã được những người đương thời khen ngợi là:

“Kinh bang hoa quốc, cổ vô tiền”

Nghĩa là: Dựng nước và làm vẻ vang tổ quốc, từ xưa chưa ai được như ông Ông hiệu là Ức Trai, sinh 1380, quê ở làng Nhị Khê, huyện Thượng Phúc (Thường Tín

- Hà Tây) Tổ tiên ông vốn là người làng Chi Ngại, huyên Chí Linh (Hải Dương) Cha

là Nguyễn Phi Khanh, thái học sinh thời Trần, Ông ngoại là tư đò Trần Nguyên Hãn,đại thần của triều Trần

Nguyễn Trãi đỗ Tiến sĩ năm 1400, được làm ngự sử đại phu thời Hồ Quý Ly Ôngtham gia cuộc khởi nghĩa Lam Sơn cùng Lê Lợi, sau khi thắng lợi, ông viết “Bình NgôĐại cáo” tổng kết lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc về 10 năm đấu tranh anhdũng, gian khổ của nghĩa quân Lam Sơn, nó có giá trị như mộ bản Tuyên Ngôn ĐộcLập, được người sau đánh giá là “thiên cổ hùng văn” Năm 1442 ông bị kết tội là ám hạivua, nên bị tru di tam tộc Sau hơn 20 năm Vua Lê Thánh Tông mới minh oan cho ông Tạm biệt đường Nguyễn Trãi chúng ta sẽ đến với phố Trần phú (1904 - 1931).Con phố mang tên Tổng bí thư đầu tiên của Đảng cộng sản Việt Nam

Trang 4

Thưa quý khách còn một ít phút nữa là đến làng Lụa Vạn Phúc, cho phép tôi phổbiến lại chương trình của quý đoàn để quý khách có thể nắm rõ hơn Trước hết Đoànchúng ta sẽ đến thăm quan Nhà Lưu niệm Bác Hồ tại xóm Đoàn kết là địa điểm lịch sửtrong kháng chiến chống Pháp, nơi Bác đã viết Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến năm

1946 Đây cũng là một di tích hết sức ý nghĩa đối với người dân Làng Vạn Phúc trongkháng chiến chống Pháp đầy cam go và khốc liệt Tiếp sau đó, 9h chúng ta sẽ vào thămĐình Làng Vạn Phúc để hiểu biết thêm về lịch sử lâu đời và xuất xứ của làng nghề dệtLụa nổi tiếng này Đến 10h, chúng ta sẽ tập trung tại nhà Nghệ nhân Triệu Văn Mão - mộttrong 3 nghệ nhân cấp quốc gia được nhà nước phong tặng của làng Vạn Phúc Tại đóchúng ta sẽ tìm hiểu quy trình người thợ dệt lụa biến những sợi tơ mỏng manh trở thànhnhững mảnh Lụa mềm mại đẹp nổi tiếng khắp cả nước từ xa xưa đến nay Từ 10h35 đến11h20 là thời gian quý khách có thể tự do thăm quan mua sắm, chụp ảnh để có thể tự taychọn cho mình một tấm lụa ưng ý và ý nghĩa làm quà cho mình cũng như cho người thân.11h30 Đoàn chúng ta tập trung ra bến xe kết thúc chuyến thăm quan Rất mong chuyếnthăm quan này sẽ đem lại nhiều niềm vui và kỷ niệm đẹp cho mỗi quý khách

Vâng, thưa quý khách! Chúng ta đang chuẩn bị đến với làng Lụa Vạn Phúc, mộtlàng nghề thủ công nổi tiếng của Việt Nam Hiện nay, ở Việt Nam hiếm có làng nghềthủ công nào lại phát triển như vậy Làng Lụa Vạn Phúc thuộc quận Hà Đông cáchtrung tâm Hà Nội khoảng 10km Phong cảnh làng Lụa vẫn giữ được nét cổ kính thônquê như: hình ảnh chiếc giếng làng, với những bông hoa sen, cạnh cây đa cổ thụ, ngàyngày vẫn họp chợ trước đình Trong nhiều gia đình, khung dệt cổ xen lẫn với khungdệt hiện đại Làng Vạn Phúc hiện có hơn 1.276 hộ dân sinh sống, thì có hơn 1.092 hộsản xuất và kinh doanh các mặt hàng dệt lụa tơ tằm, thu hút hơn 1.400 lao động trêntổng số hơn 2.700 lao động trên địa bàn Hàng năm, giá trị sản xuất kinh doanh của cảlàng đạt hơn 100 tỷ đồng, sản lượng lụa đạt hơn 2 triệu mét/năm, cho thu nhập bìnhquân đầu người đạt hơn 1,4 triệu đồng/người/tháng

Trước mắt quý khách là cổng làng Vạn Phúc.

Trang 5

Kính mời quý khách xuống xe, chúng ta sẽ bắt đầu điểm thăm quan đầu tiên lànhà Lưu niệm Bác Hồ.

Quê hương Vạn Phúc không chỉ tự hào với nghề dệt lụa nổi tiếng Hơn thế nữaVạn Phúc còn là nơi sớm có phong trào cách mạng, từng được mệnh danh là “pháo đàiđỏ” bên dòng sông Nhuệ, là cơ sở vững vàng tin cậy của Đảng trong những năm thángcam go ác liệt Trước mặt qúy khách chính là Nhà Lưu niệm Bác Hồ Vào cuối năm

1946, khi thực dân Pháp bộc lộ dã tâm muốn quay lại gây hấn, hòng xâm lược nước tamột lần nữa, Vạn Phúc khi đó đã gây dựng được cơ sở cách mạng vững mạnh, ngườidân ủng hộ và hăng hái tham gia đấu tranh cách mạng Vạn Phúc là một trong các cơ

sở vững mạnh nằm trong An toàn khu của Trung ương và Xứ uỷ Bắc Kỳ trước cáchmạng tháng tám năm 1945 Nơi đây các đồng chí lãnh đạo của Đảng như Nguyễn Văn

Cừ, Hoàng Quốc Việt, Trường Chinh, Hoàng Văn Thụ, Trần Đăng Ninh đã từng hoạtđộng và được bảo vệ an toàn tuyệt đối Không chỉ có thế, Di tích lịch sử giá trị này còn

là niềm tự hào của mọi người dân quê lụa, là địa chỉ tham quan, nghiên cứu của nhiềungười trong và ngoài nước Địa diểm chúng ta đang đứng đây xưa là nhà ông NguyễnVăn Dương, nơi Bác Hồ đã ở từ ngày 3 đến 19-12-1946 Trong thời gian ở đây, Ngườicùng với các đồng chí lãnh đạo Đảng, Chính phủ giải quyết các nhiệm vụ cách mạngtrọng đại, quyết định vận mệnh dân tộc: Người chủ trì Hội nghị thường vụ Trung ương

mở rộng, phát động toàn quốc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược Hội nghị

đã thông qua "Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến" do Người soạn thảo - một bản hịchvang dội non sông, động thấu muôn trái tim người dân Việt Nam yêu nước, khơi dậymạnh mẽ chủ nghĩa, truyền thống yêu nước để cả dân tộc đứng lên chiến đấu bằng sứcmạnh của chủ nghĩa anh hùng cách mạng và trí tuệ của người Việt Nam Giờ, mời quýkhách vào thăm quan ngôi nhà để có thể tận mắt chứng kiến 1 thời kì oai hùng, bấtkhuất của dân tộc ta cũng như những kỷ niệm thân thương về người cha già vô cùngkính yêu của dân tộc

Trang 6

Cụ Dương nay đã không còn, người con gái thứ ba của cụ là bà Nguyễn Thị Hà

cụ năm nay cũng đã hơn 70 tuổi Ngôi nhà này từ năm 1973 đến nay đã qua nhiều lần

tu bổ và tôn tạo, ngôi nhà 3 gian 2 tầng của gia đình bà xây từ năm 1941-1942 vẫnđược Đảng ủy và nhân dân làng Vạn Phúc luôn trân trọng và giữ gìn nguyên trạngnhững kỷ vật của Bác trong những ngày tháng lịch sử đó, đặc biệt là những người làmcông tác bảo tồn, bảo tàng trân trọng, lưu giữ, trưng bày với một lòng thành kính sâusắc được giữ gìn nguyên trạng Như quý khách đang thấy, tầng một của ngôi nhà đây

là 1 số ảnh chụp và hiện vật minh họa sự kiên cường lịch sử những ngày đầu thành lậpnhà nước Việt Nam non trẻ, ở đây quý khách có thể tự chiêm nghiệm cho mình đôi nét

về những cơ sở cách mạng những nét khái quát về cuộc kháng chiến chống thực dânPháp của dân tộc ta Xưa kia trong lịch sử thì tầng 1 là nơi gia đình ông Dương dùng

để sinh hoạt chính khi đã nhường tầng hai của ngôi nhà cho Bác làm việc và cũng lànơi Bác ở từ ngày 3 đến ngày 19/12/1946

Mời quý khách lên trên tầng 2 Trước mặt quý khách là những kỉ vật hết sức đơn

sơ, cả gian phòng của 1 vị chủ tịch nước mà như quý vị thấy một bộ bàn nghế mây đã

cũ nhưng được kê ngay ngắn, và lau chùi sạch sẽ, phía trong là một chiếc giường, mộtchiếc đèn dầu và một chiếc bàn Nhưng chính tại gian phòng lịch sử này chúng takhông khỏi bồi hồi xúc động khi còn thấy đâu hình ảnh vị cha già kính yêu của dân tộcđang ngồi viết “Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến” Trong trái tim chúng tôi như cònvang những câu nói bất hủ “Hỡi đồng bào cả nước! Chúng ta thà hy sinh tất cả chứnhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm lô nệ” Bác Hồ, vị cha giàkính yêu của dân tộc ta, Người con ưu tú của dân tộc Việt Nam, danh nhân Văn hóathế giới Vào giai đoạn lịch sử đó, biết trước dã tâm cướp nước ta một lần nữa của thựcdân Pháp, từ cuối tháng 11 đầu tháng 12-1946 các cơ quan ở Trung ương và Hà Nội,các cơ sở sản xuất, y tế, nhà trường đã bí mật chuyển ra các vùng xung quanh Hà Nội.Ngày 3-12-1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã về ở và làm việc tại ngôi nhà này Khôngphải ngẫu nhiên mà Bác và trung ương Đảng quyết định chọn ngôi nhà này làm căn cứ

Trang 7

để họp bàn và là nơi sinh hoạt của Bác Gia đình ông Nguyễn Văn Dương là một giađình cách mạng nhưng khá giả, dễ đánh lừa con mắt của địch Ngoài ra ngôi nhà nằmtrong quần thể của làng gần như là trung tâm, từ tầng hai có thể quan sát bao quát xungquanh Mặt khác, Vạn Phúc (Hà Tây) có vị trí trọng yếu, là xã liền kề với thị xã HàĐông, kế cận với thủ đô Hà Nội (cách 12km), gần con đường quốc lộ 6 nối Hà Nội vớivùng Tây Bắc, lại gần cung đường 70 bao quanh phía tây nam thủ đô Có thể nói mọidiễn biến tình hình ở Hà Nội có ảnh hưởng nhanh chóng và trực tiếp đến vùng này.

Ngôi nhà gồm hai tầng, tầng 2 gồm có 2 phòng Căn phòng nhỏ, trên tầng 2, rộng12m2 dùng làm nơi Bác ở và làm việc Giường Bác nằm kê ở một góc phòng, trêngiường trải chiếc chiếu hoa và có chiếc gối da Bên cạnh giường kê một cái bàn hìnhchữ nhật và 1 ghế mây, trên bàn để một chiếc đèn dầu, đã cùng với Người những đêmđông suy nghĩ về vận nước, viết “Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến” Ngoài ra còn một

số tờ báo Bác đọc như: Báo Sự thật… Phòng ngoài rộng 30m2, kê một chiếc bàn bầudục, 4 ghế mây, 1 tủ buýt-phê, 1 giường đôi dành cho đội công tác trong thời gian ở VạnPhúc và bộ ghế ngựa, giữa phòng có đặt bàn thờ của gia đình Phía trước bàn thờ có đặtmột chiếc phản vuông Ngoài ban công, ở trên chiếc giá gỗ để một cái chậu thau

Trong hoàn cảnh lúc bấy giờ vô cùng cấp bách, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã trăntrở rất nhiều và thay mặt Đảng, dân tộc viết lời kêu gọi trong những đêm đông giálạnh, kêu gọi toàn thể đồng bào đoàn kết một lòng đứng dậy bảo vệ non sông Mộtcuộc chiến tranh mà đất nước ta không muốn có sau những cố gắng, nỗ lực tìm kiếmhòa bình và không còn con đường nào khác Tại phòng ngoài, ngày 18-9, Bác Hồ đãchủ trì Hội nghị mở rộng của Ban Chấp hành Trung ương, đó là những giờ phút thiêngliêng, quyết định phát động cuộc kháng chiến trên cả nước và vạch ra đường lối cơ bảncủa cuộc kháng chiến

Tối ngày 19-12-1946, Bác Hồ rời Vạn Phúc đi Xuyên Dương (Thanh Oai, HàTây), từ đây Người lên Cần Kiệm rồi tới chiến khu Việt Bắc Cũng đêm ấy, “Lời kêugọi toàn quốc kháng chiến” của Chủ tịch Hồ Chí Minh được phát đi khắp nơi và tiếng

Trang 8

súng “quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh” rền vang từ thủ đô Hà Nội: “Chúng ta muốnhòa bình, chúng ta phải nhân nhượng Nhưng chúng ta càng nhân nhượng, thực dânPháp càng lấn tới, vì chúng quyết tâm cướp nước ta lần nữa! Không! Chúng ta thà hysinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ”.

Theo lời kể của cụ Nguyễn Tuấn Liêu (nay đã mất), con trai thứ 2 của cụ Nguyễn VănDương (đã mất), thì lúc đó cụ còn đang học tú tài Nơi Bác Hồ ở và làm việc chính làcăn phòng riêng của cậu tú hồi đó Bác cùng đoàn cán bộ đến nhà cụ vào khoảng 7h tốingày 3/12/1946, khi gia đình vừa ăn cơm xong Sau khi thu xếp chỗ ở cho đoàn xongxuôi trên tầng 2, có một chị giúp việc trong đoàn (sau này được biết tên là chị Thanh)xuống nói với gia đình: “Cụ nhờ gia đình cho ăn cơm tối vì sau khi làm việc xong ở HàNội, cụ về thẳng đây Nhưng đề nghị gia đình sẵn cái gì cho ăn nấy, đừng có mổ gà mà

cụ không ăn đâu…”

Khi đã biết rõ “cụ cán bộ cao cấp” đó là ai, ông Dương (bố cụ Nguyễn TuấnLiêu) đã gọi con trai lại và nói: “Đây là vinh dự lớn cho gia đình ta, dẫu có tiền bạccũng không quý bằng Nhưng bác Phúc (lúc đó là Bí thư chi bộ xã Vạn Phúc) dặn phảituyệt đối giữ bí mật, ngay xã cũng không được biết cụ thể, chỉ được chỉ thị phải bố trí

tự vệ, tăng cường canh gác ngày đêm để kiểm soát chặt chẽ người lạ mặt Kể cả đốivới anh em, họ hàng, ta cũng không được cho ai biết…” Điều cha dặn ông Liêu đã giữtrọn, không chỉ trong những ngày Bác Hồ ở và làm việc tại nhà ông, mà suốt hơn 8năm đi kháng chiến, ông cũng không hề hé răng với ai

Trong những ngày Bác làm việc ở làng Vạn Phúc, chị Thanh là người thườngxuyên nấu nướng cho Bác ăn Để đảm bảo bí mật, lương thực, thực phẩm đều do giađình ông Dương và địa phương lo đem về đưa chị Thanh nấu Bác thường thích ănmón thịt kho tàu và nhiều rau Cùng ở với Bác có đồng chí Nguyễn Lương Bằng vàgần Bác có các anh bảo vệ có tên do Bác đặt là: Trường, Kỳ, Kháng, Chiến, Nhất,Định, Thắng, Lợi Thỉnh thoảng đi - lại gặp Bác có đồng chí Trần Đăng Ninh…

Trang 9

Những ngày nửa cuối tháng 12/1946 thực dân Pháp liên tục khiêu khích, gây hấnkhắp nơi, nhất là ở Hà Nội Ngày 17/12 chúng vô cớ tàn sát dã man đồng bào trên phốHàng Bún; ngày 18/12 Pháp liên tục gửi tối hậu thư, láo xược đòi ta để cho chúng chiếmgiữ thêm một số vị trí quan trọng ở Hà Nội, đòi giải tán các lực lượng bảo vệ của ta,đình chỉ các hoạt động chuẩn bị kháng chiến, đòi trao cho quân đội Pháp việc duy trì anninh trong thành phố, hạn cuối cùng, chậm nhất vào ngày 20/12/1946 Trước tình hình

đó, vào các ngày 18 và 19/12 Bác Hồ đã chủ tọa cuộc họp mở rộng Ban Thường vụTrung ương tại làng Vạn Phúc, quyết định phát động cuộc kháng chiến trong cả nước.Hội nghị đã vạch ra đường lối cơ bản cho cuộc kháng chiến chống Pháp trường kỳ saunày và thông qua lời kêu gọi “Toàn quốc kháng chiến” của Hồ Chủ Tịch

Nhật ký của đồng chí Vũ Kỳ có ghi lại những khoảnh khắc căng thẳng nhất củaBác tại làng Vạn Phúc khi viết ra lời hịch kêu gọi quốc dân đồng bào cả nước:

- Ngày 19/12, tờ mờ sáng Bác đã dậy, gọi chuẩn bị giấy, bút Đêm qua chắc Bácngủ ít nên thấy mắt Bác thâm quầng Bác đọc cho viết thư gửi Thủ tướng Pháp LeonBlum Bác đọc thẳng bằng tiếng Pháp Có lúc phải hỏi lại Bác để viết cho đúng Trờilạnh, gió lùa qua khe cửa làm rung rinh ngọn đèn dầu con Hàng chữ viết cũng rungrinh, không thẳng dòng Bóng Bác ngồi choàng áo khoác in to trên tường vẫn thấyvững, không động đậy Ai mà nghĩ cụ Hồ chưa sáng đã dậy cặm cụi làm việc trong căngác hẹp nhà “cậu Tú” ở làng Vạn Phúc Giờ này mùa Đông rét lạnh, chắc nhiều ngườicòn đang ngủ

Sáng sớm, chúng tôi đi thẳng ra Bắc Bộ phủ gặp ông Giám để hỏi tin tức 12h30

về báo cáo Bác Tin Xanh - Tơ - Ni không tiếp ông Giám làm Bác hơi cau mày Báctrầm ngâm một lúc, rồi nói như buột miệng: “Hừ, thì đánh” Cả buổi trưa ngày 19/12Bác không ngủ, chỉ ngồi chăm chú viết…” Và sau đó như chúng ta đã biết, cả dân tộcbắt tay vào cuộc kháng chiến thần thánh cho đến ngày hôm nay Lời kêu gọi thiêngliêng đó vẫn vang vang, hào hùng, lắng đọng hồn núi sông đất nước Việt Nam Ít ai có

Trang 10

thể ngờ rằng, vị lãnh tụ kính yêu, người cha già của dân tộc đã soạn thảo ra Bản kêugọi lịch sử đó tại căn phòng nhỏ bé thế này

Nói lời chia tay với nhà Lưu niệm Bác Hồ, chúng ta sẽ đến với ngôi đình Làng Vạn Phúc Làng Vạn Phúc xưa kia còn có tên gọi là Vạn Bảo, vốn là Trang Vạn

Bảo, xã Thượng Thanh Oai, tổng Thượng Thanh Oai, trấn Sơn Nam Theo như tấm bia

đá ở Văn chỉ của làng được dựng ở thời Tây Sơn đã thấy ghi thôn Vạn Bảo thuộc xã

Thượng Thanh Oai, song đến thời Nguyễn, do phân định lại địa giới hành chính, xã

Thượng Thanh Oai có 4 thôn: Cầu Dơ, Kiều Trì, Văn Quán và Vạn Bảo, riêng làngVạn Bảo nằm biệt lập ở bên kia sông Cầu Am, nên đã đổi lệ thuộc vào tổng Thiên Mỗ,Huyện Từ Liêm, phủ Quốc Oai, trấn Sơn Tây Theo sách Các trấn tổng xã danh bị lãm

do tổng trấn Đức Thành soạn thảo vào những năm đầu thời Nguyễn ghi thôn Vạn Bảothuộc tổng Thiên Mỗ Đến cuối thế kỷ XIX, do kiêng húy của vua Thành Thái (1889-1906) là Bảo Lân nên mới đổi và gọi tên là Vạn Phúc như ngày nay Sau cách mạngtháng 8 năm 45, Vạn Phúc thuộc thị xã Hà Đông tỉnh Hà Tây Năm 1948, theo yêu cầuchỉ đạo vùng định tạm chiếm, Vạn Phúc thuộc diện huyện Bắc (Đan Phượng, HoàiĐức) Từ 1949 đến nay Vạn Phúc thuộc Thành phố Hà Đông, Thủ đô Hà Nội

Trước đây, Vạn Phúc là một xã “nhất xã nhất thôn”, cư dân trong làng được chiathành 5 xóm với những cái tên mộc mạc thân quen: xóm Ngoài, xóm Trong, xóm Lẻ,xóm Quán và xóm Giữa Thời kì kháng chiến chống Mỹ, tên 5 xóm này được đổithành Đoàn Kết, Quyết Tiến, Bạch Đằng, Hồng Phong, Hạnh Phúc, Chiến Thắng vàĐộc Lập Năm 2003, xã Vạn Phúc được đổi thành Phường Vạn Phúc Cổng làng đượcxây dựng cách đây hàng trăm năm, trên nóc có bức đại tự "Vạn Phúc lai cầu" bằng chữHán có nghĩa là đến muôn vàn hạnh phúc

Chúng ta đang đứng đây là trung tâm của làng, trước mặt quý khách chính làĐình làng Vạn Phúc Đình làng thờ bà tổ nghề là bà Lã Thị Nga, hiện nay dân làng địaphương còn lưu giữ được bản sự tích Đức thánh thờ ở đình làng nguyên bản bằng chữHán và các bản sao, bản dịch của cán bộ Viện Hán Nôm thực hiện, theo đó thì sự tích

Trang 11

bà tổ nghề làng Lụa Vạn Phúc đã có từ thời Bắc thuộc Thời nhà Đường, ở Bắc quốctại châu Tự Long, đạo Tuyên Quang có 1 gia đình dòng dõi vua Hùng Ông họ Hùng,tên Thụy là người tài đức vện toàn Bà họ Phạm, tên Khương là trang thụ đức nổitiếng, Gia đình đã có 1 người con trai, cả đời tích đức, làm điều thiện không một chúthại người Lúc đó, ông bà đã ngoài 50 tuổi, một hôm ông bà nói chuyện với nhau: “nhà

ta tích thiện đã 2,3 đời, chưa làm điều xấu, ta nghĩ, thử 1 phen khẩn cầu thần linh, hoặcgiá may ra có điềm lành én liệng thì cũng thỏa chí bình sinh” Nói xong, ông bà liềnlập đàn cầu xin thiên địa thần linh sớm ứng điềm lành Đêm hôm đó ông nằm mơ thấyhòa quang rực rỡ, xuất hiện 1 vị thần tay cầm chiếc kim thoa đưa cho ông Ông cầmlấy thì thấy trên đó có đề 4 câu thơ rằng:

“Tích đức nhiều đời lộc đến ngay Hoàng Thiên ra lệnh bảo cho rằng Năm sau Ất Sửu sinh thần nữ Nhà tích thiện nhiều phúc lắm thay”

Xem xong, chợt thấy thần tướng bay lên không trung biến mất, khi ông tỉnh đậybiết là giấc mộng Bồng Son Một năm sau đó bà Phạm Thị có mang, đến ngày 10/8năm Ất Sửu bà sinh 1 người con gái mặt hoa da phấn, thông minh toàn tài, Ông bà vôcùng yêu quý, đặt tên là Ả Lã Khi lớn lên sắc đẹp của nàng càng thêm lộng lẫy khiếncho nguyệt thẹn hoa hờn, chim sa cá lặn Đến tuổi cập kê, công dung ngôn hạnh, tứđức vẹn toàn, bấy giờ có viên Đô xứ nhà Đường tên là Cao Biền rất ngưỡng mộ danhtiếng của Ả LÃ đã đến kết duyên với nàng, sau đó đưa nàng về thành La Thành, phongcho làm Nga Hoàng đệ nhị cung phi Tướng Cao Biền thường đưa bà đi thăm thú đấtnước, Thuyền nhằm hướng Tây Nam thẳng tiến, mới đi cách thành Đại La mười dặm,thấy một vùng cây cối tốt tươi, sông núi vờn quanh như uốn lượn, thế đất “Tiền sơnhậu thủy” (trước có đồi núi, sau có dòng Nhuệ Giang) Là một tướng thông lầu kinh sử,giỏi phong thủy, Cao Biền nhìn thấy đất hay liền cho thuyền ghé vào, đến trang VạnBảo lại thấy ngôi chùa nhỏ, hai bên cạnh chùa có hai cái giếng khơi, nước xanh như

Trang 12

ngọc Cao Biền liền thốt lên “Đất rồng chầu Hổ phục, lại có khí dương thanh long, khíthiêng nuôi rồng xanh”, thấy thế đất này thẳng nóc Đình có 1 ngôi sao thổ chiếuxuống, cho là điềm tốt lành Bà Lã thị thấy quang cảnh ưa nhàn, phong tục thuần hậu,

bà xin với chồng ở lại và dạy cho dân làng cách trồng lúa, khoai, trồng dâu nuôi tằm,tầm canh dệt cửi Thời gian nhàn rỗi, bà hay đi ngao du sơn thủy, xem xét dân tình thếthái, làm việc thiện giúp đời Nhân dân rất mực yêu quý và kính trọng bà Trong yếntiệc tiếp đãi bà, dân làng định mổ trâu giết bò để khoản đãi, khi bà biết được bà từ chối

và nói rằng “Dân ta sao lại bạc như vậy, than ôi! Trâu bò là vật nuôi để cày bừa, dân tamọi người đều được no đủ, nhờ vậy mà quốc phú binh mạnh Đó cũng là nhờ côngcủa trâu bò vậy Cớ sao những con vật có công lại đem giết ăn thịt nó đi” Một hôm, bàngồi ở hành cung, hai bên tả hữu nhân dân đứng hầu, trông ra xa bỗng thấy nước sônglớn cuộn trào, bỗng thấy giữa sông nổi lên 1 thuyền rồng gồm toàn là ba ba, kình, ngưbơi ra, thấy xuất hiện 1 tiên ông tay cầm cờ vàng nói rằng: “Phụng mệnh Đông Hải chithánh, đến rước bà trở về thủy phủ” Bỗng trời đất tối sầm, gió mưa dữ dội, bà bước

xuống thuyền rồng rồi hóa, hôm ấy là ngày 25 tháng 12 âm lịch Trong khoảnh khắc,

gió mưa tạnh hẳn, trời đất lại phong quang, mọi người trông theo chỉ thấy áo mũ ở đóbèn làm lễ rước về và làm biểu tấu lên triều đình xin gia phong mĩ tự cho bà Vì bàsống ở trang Vạn bảo lại là cung phi của đô sứ nên phong cho tên Huệ cùng với têncủa Biền Công, viết thành hiệu là: “Đương Cảnh Thành Hoàng, Quốc vương thiên tử,

Ả Lã Nương Đề Nga Hoàng Đại Vương” và được gia phong 2 mỹ tự là Trinh phục,

Tứ hoa, lại cho lập miếu ở hành cung cũ và cho phép trang Vạn Bảo phụng thờ để bảo

hộ cho dân, lưu truyền hương hỏa, vạn đại vô cương

Từ đó về sau, trải qua các triều Đinh, Lý, Trần, Lê… Bà thường hiển linh cứu

nước giúp dân, vì thế được nhiều đế vương gia phong mỹ tự Đến thời Trần Nhân Tông Ô Mã Nhi đến xâm lược, Tướng nhà Trần là Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc

Tuấn làm lễ ở các đền thờ linh thiêng, cầu đảo bách thần phù giúp đất nước Một hômđến Đình Vạn Bảo cầu đảo để mong âm phù giúp dẹp giặc Ô Mã Nhi Lúc đó bà cũng

Trang 13

hiển linh ứng mộng, thắng trận, Hưng Đạo Vương bèn tâu lên vua Trần Nhân Tôngxin phong cho bách thần mỹ tự Nhà vua bèn sai xứ thần về trang Vạn Bảo, đến đền

thờ phục bà làm lễ bái tạ, gia phong các mỹ tự là: Linh Ứng, Phù Trấn, Cứu Dân Đến thời Lê Trang Tông, Mạc Đăng Dung tiếm vị, Trang Tông phải ẩn cư ở đất Ái

Châu cùng với đại thần thái úy Trang Tông lệnh cho thái úy thống lĩnh 2 đạo quânthủy và bộ tiêu diệt quân Mạc Thái úy tiến quân thẳng đến 2 huyện Bạch Hạc, PhúcLộc ở Sơn Tây, dựng đồn lớn ở Vân Thúy, Trường Sa, lập đàn cầu đảo bách thầnmong được âm phù giết giặc Đêm đó thái úy nằm ở trong đàn mơ thấy bách thần nam

nữ xong hành, giáp binh tít tận trời, cờ quạt đầy mặt đất Trong đó có 1 nữ thần tựxưng là Nga Hoàng Đại Vuơng, nay nghe vương sư đánh giặc vì thế đến để cùng giúp.Nói chưa dứt lời bỗng nghe thấy ở phương đông 1 tiếng sét ngang tai Thái úy tỉnh dậybiết đó là hiển ứng bèn ghi vào 1 mảng lụa vàng Khi dẹp được quân Mạc, thiên hạ thái

bình Lê trang Tông gia phong mỹ tự cho bà là: Quang khán, Minh Chính, Bảo Lựu.

Ban sắc chỉ cho trang Vạn Bảo trùng tu miếu điện để phụng thờ bà Từ đó về sau, quốcđảo dân cầu hiển ứng linh thiêng

Theo sử sách, Đình được xây dựng dưới thời nhà Lê, đến thời Hậu Lê được tusửa lần 1 đến năm Tụ Đức thứ 33 (1880), dân làng Vạn Phúc góp công góp của xâydựng lại ngôi đình với quy mô lớn nhưng vẫn giữ được dáng vẻ như thời kỳ đầu khởidựng Với tổng diện tích hơn 1000 m2, xây dựng trên dọi đất cao giữa làng với kiếntrúc kiểu chữ Quốc, Quý khách có thể thấy Đình làng Vạn Phúc lại mang dáng dấp củamột ngôi chùa Bố cục của ngôi đình theo chiều sâu Theo quan niệm của ngườiPhương Đông, nơi xây dựng Đình phải được chọn theo quan niệm phong thủy, theo tínngưỡng truyền thống, dân gian thường nói:

“Toét mắt là tại hướng đình

Cả làng toét mắt, riêng mình em đâu”

Đình không nhất thiết phải dựng trên đồi cao, nhưng phía sau hoặc hai bên nhấtthiết phải có chỗ đất cao làm tay ngai và mặt trước sân đình cần có nước Đó là thế đất

Trang 14

tụ thủy, tụ linh, tụ phúc… tụ hội tất cả những điều may mắn Chính vì vậy mà ta có thểthấy hồ nước này được coi là nơi tụ thủy, tạo điềm may mắn của trời đất, mang lại điềutốt lành cho dân làng, ngoài ra, nó còn mang ý nghĩa trang trí, giống như một tâmgương lớn phản chiếu toàn cảnh ngôi đình tạo nên tầm nhìn thị cảm rất hấp dẫn.

Như quý khách có thể nhìn thấy, bên tay trái của tôi, kia là 2 tấm bình phong, cảhai đều thuộc quần thể kiến trúc của Đình, Trong những ngôi nhà phương Đông truyềnthống thì bình phong cốt để che kín ngôi nhà cho ấm cúng và ngăn chặn gió độc, hay

để ngăn chặn những thứ khí chẳng lành phát ra từ những vật lạ phía trước nhà (cây cối,cột mốc, đường đi ) Thực ra, theo phong thủy, nguyên do phải đặt bình phong (kể cảngoại và nội án) đều nhằm cản bớt hỏa khí xâm nhập quá mạnh vào nhà gây hại chochủ nhân Phong thủy căn cứ vào thuyết Ngũ hành cho rằng, phía trước công trìnhthuộc Hỏa (phía nam); bên phải công trình là Kim (phía tây), tượng cho chủ nhân; bêntrái thuộc Mộc (phía đông) tượng thê tài (vợ, tiền tài); phía sau thuộc Thủy (phía bắc)tượng tử tôn (con cháu); còn trung ương thuộc Thổ Quy định này cũng dễ hiểu vì vốnxưa nhà được đắp bằng đất (Thổ); nhà sinh ra chủ (Kim), chủ sinh ra con cháu (Thủy)

và điều khiển vợ, người làm (Mộc) Ngũ hành tương sinh hay tương khắc tùy thuộc khi

ta đặt công trình vào các hướng cụ thể của thiên nhiên Nếu đặt mặt trước công trình vềhướng nam (đây lại là hướng được người Việt yêu thích nhất khi làm nhà: “Lấy vợhiền hòa, làm nhà hướng nam”) thì Hỏa khí càng thêm vượng, dễ gây tổn hại cho chủnhân nên mới đặt bình phong để ngăn chặn Còn đối với các công trình xoay mặt vềphía bắc (nhất là các chùa) thì hầu như không sử dụng bình phong vì phía bắc thuộcThủy, mà Thủy lại khắc Hỏa

Cũng theo phong thủy, khí được dẫn vào công trình từ cổng hay cửa Trườnghợp cổng và cửa công trình cùng một hướng thì Hỏa khí được dẫn trực tiếp vào mặttrước công trình Thông thường, kích thước của bình phong thường lấy từ kích thướccủa cửa giữa công trình nhưng có gia giảm để làm sao đứng từ trung tâm công trìnhnhìn ra thì cảm thấy bình phong vừa che kín hết cửa giữa là được Đó là bề ngang của

Ngày đăng: 30/05/2014, 10:42

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w