Những đổi mới trong cơ chế quản lý tài chính bệnh viện của nước ta

Một phần của tài liệu Hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính tại các bệnh viện công trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh (Trang 44 - 116)

5. Bố cục của luận văn

1.5.2. Những đổi mới trong cơ chế quản lý tài chính bệnh viện của nước ta

Nhằm thực hiện các cải cách vè tài chính công trong chương trình tổng thể cải cách hành chính Nhà nước, Chính phủ đã tiến hành triển khai chế độ tự chủ tài đối với các đơn vị sự nghiệp có thu trong đó có hệ thống bệnh viện công. Một hệ thống các văn bản pháp lý quy định chế độ tài chính áp dụng cho các đơn vị sự nghiệp có thu được ban hành đánh dấu một bước đổi mới trong cơ chế quản lý tài chính khởi đầu là Nghị định số 10/2002/NĐ-CP của Chính phủ ngày 16/01/2002 về chế độ tài chính áp dụng cho đơn vị sự nghiệp có thu và Thông tư 25/2002/TT-BTC ngày 21/3/2002 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Nghị định 10 tiếp đến là theo Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/04/2006 của Chính phủ quy định về quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp có thu và gần đây nhất là Nghị định số 85/2012/NĐ- CP ngày 15-10-2012 về cơ chế tài chính của đơn vị sự nghiệp y tế công lập . Cơ chế quản lý tài chính mới cho phép đơn vị sự nghiệp có thu tự chủ về tài chính, lao động và tự chịu trách nhiệm trong hoạt động của đơn vị. Cụ thể là:

Mở rộng quyền cho các đơn vị sự nghiệp có thu

Thứ nhất, theo cơ chế cũ các đơn vị sự nghiệp có thu chỉ được phép sử dụng

nguồn kinh phí Nhà nước hoặc được coi là kinh phí Nhà nước ( viện phí, phí…). Trong cơ chế tài chính mới, các đơn vị sự nghiệp có thu ngoài nguồn kinh phí Nhà nước cấp còn được phép vay tín dụng ngân hàng hoặc quỹ hỗ trợ phát triển để mở rộng và nâng cao chất lượng hoạt động, cung ứng dich vụ và tự chịu trách nhiệm trả nợ vay theo quy định của pháp luật.

Thứ hai, theo quy định hiện nay, các đơn vị hành chính sự nghiệp không được

phép mở tài khoản tại ngân hàng. Theo quy định mới, các đơn vị sự nghiệp có thu được chủ động sử dụng số tiền gửi tại ngân hàng hoặc kho bạc để phản ánh các khoản thu chi của hoạt động sản xuất, cung ứng dịch vụ. Các khoản kinh phí Ngân sách Nhà nước vẫn được phản ánh qua tài khoản tại kho bạc.

Thứ ba, các đơn vị sự nghiệp có thu quản lý và sử dụng tài sản Nhà nước

hoạt động sản xuất, cung ứng dịch vụ được phép trích khấu hao thu hồi vốn theo chế độ áp dụng cho các doanh nghiệp Nhà nước. Ngoài ra, số tiền trích khấu hao tài sản cố định và số tiền thu do thanh lý tài sản thuộc nguồn Ngân sách Nhà nước thay cho việc phải nộp Nhà nước như hiện nay đơn vị được phép sử dụng tại đơn vị để đầu tư tăng cường cơ sở vật chất, đổi mới trang thiết bị cho đơn vị.

Thứ tư, một điểm mới nữa trong cơ chế quản lý mới là đơn vị còn được chủ động

trong việc sử dụng số biên chế được cấp có thẩm quyền giao; sắp xếp và quản lý lao động phù hợp với chức năng nhiệm vụ của đơn vị. Đơn vị được phép thực hiện chế độ hợp đồng lao động theo quy định của Bộ Luật lao động phù hợp với khối lượng công việc và khả năng tài chính của mình. Đồng thời, đơn vị hoạt động sản xuất, cung ứng dịch vụ có trách nhiệm thực hiện các nghĩa vụ đối với Ngân sách theo luật định.

Về các nguồn tài chính Nguồn thu của đơn vị gồm:

* Nguồn Ngân sách Nhà nước cấp: giống như hiện nay, nguồn NSNN bao

gồm các khoản kinh phí thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học; kinh phí theo đơn đặt hàng của Nhà nước; vốn đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị; kinh phí cấp để thực hiện tinh giản biên chế. Có sự thay đổi trong nguồn NSNN cấp là: Nhà nước chỉ cấp kinh phí hoạt động thường xuyên đối với các đơn vị không tự đảm bảo toàn bộ chi phí hoạt động thường xuyên, các đơn vị tự bảo đảm chi phí sẽ không nhận khoản kinh phí này.

* Nguồn thu sự nghiệp: gồm phần để lại từ số phí, lệ phí thuộc Ngân sách Nhà nước do đơn vị thu theo quy định. Mức thu, tỷ lệ nguồn thu để lại đơn vị sử dụng và nội dung chi theo quy định của Nhà nước. Riêng với các khoản thu thu từ hoạt động sản xuất, cung ứng dịch vụ: thủ trưởng đơn vị quyết định mức thu theo nguyên tắc bảo đảm bù đắp chi phí và có tích luỹ.

* Nguồn khác: viện trợ, vốn vay tín dụng trong và ngoài nước…

Về chi

Nội dung chi của đơn vị gồm: Chi thường xuyên (chi cho con người lao động, chi quản lý hành chính, chi nghiệp vụ chuyên môn, chi mua sắm và sửa chữa TSCĐ. Một khoản chi nữa được coi như chi thường xuyên là chi cho hoạt động sản xuất và cung ứng dịch vụ); chi thực hiện đề tài nghiên cứu; Chi tinh giản biên chế; Chi đầu tư phát triển; Các khoản chi khác.

Những điểm mới trong quy định về khai thác và sử dụng các nguồn tài chính là:

Thứ nhất, về định mức chi quản lý hành chính. Theo quy định cũ định mức chi

cho quản lý hành chính (công tác phí, hội nghị phí, điện thoại…) và chi nghiệp vụ thường xuyên phải tuân thủ nghiêm ngặt theo định mức do Nhà nước quy định bất kể tính thực tế cũng như hiệu quả của công việc. Điều này đã không khuyến khích người thực hiện đồng thời cũng gây lãng phí, kém hiệu quả. Theo cơ chế mới, định mức chi này do chính thủ trưởng đơn vị quyết định căn cứ vào nội dung và hiệu quả công việc. Định mức này có thể cao hơn nhưng cũng có thể thấp hơn mức chi do Nhà nước quy định.

Thứ hai, đổi mới trong việc chi trả lương cho người lao động. Nhà nước

khuyến khích đơn vị tăng thu, tiết kiệm chi, thực hiện tinh giản biên chế tạo điều kiện tăng thu nhập cho người lao động trên cơ sở hoàn thành nhiệm vụ được giao và thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đối với NSNN. Căn cứ vào kết quả hoạt động tài chính của đơn vị mà thủ trưởng đơn vị xác định quỹ lương, tiền công của hoạt động đơn vị. Trong phạm vi quỹ lương này, sau khi thống nhất với tổ chức Công đoàn và công khai trong đơn vị, thủ trưởng đơn vị quyết định việc chi trả lương theo chất lượng và hiệu quả công việc trên nguyên tắc người nào, bộ phận nào có thành tích, có đóng góp làm tăng thu, tiết kiệm chi, có hiệu suất công tác cao thì được hưởng cao hơn. Tiền lương cho mỗi cá nhân ngoài mức lương tối thiểu, hệ số lương cấp bậc, hệ số phụ cấp như hiện nay còn được hưởng mức điều chỉnh tăng thêm cho mỗi cá nhân từ 1- 3,5 lần mức lương tối thiểu.

Về trích lập quỹ

Hàng năm ngoài việc trích lập quỹ khen thưởng, quỹ phúc lợi như hiện nay đơn vị phải trích lập thêm quỹ dự phòng ổn định thu nhập và quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp. Sau khi thống nhất với tổ chức Công đoàn, thủ trưởng đơn vị quyết định việc trích lập các quỹ theo trình tự sau:

Quỹ dự phòng ổn định thu nhậ : để đảm bảo thu nhập cho người lao động

trong trường hợp nguồn thu bị giảm sút.

Quỹ khen thưởng: dùng để khen thưởng định kỳ hay đột xuất cho tập thể, cá

nhân theo kết quả công tác và có thành tích đóng góp.

Quỹ phúc lợi: dùng cho các nội dung phúc lợi.

Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp: dùng để đầu tư, phát triển nâng cao hoạt động

Chƣơng 2

PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Phƣơng pháp nghiên cứu

2.1.1. Câu hỏi nghiên cứu

- Thực trạng cơ chế quản lý tài chính tại các bệnh viện công trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh như thế nào?

- Các yếu tố nào ảnh hưởng đến cơ chế quản lý tài chính tại các bệnh viện công trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh?

- Làm thế nào để nâng cao hiệu quả quản lý tài chính tại các bệnh viện công trên địa bàn Quảng Ninh?

2.1.2. Phương pháp nghiên cứu

Nghiên cứu các hiện tượng, các biểu hiện đơn lẻ của đối tượng để tập hợp lại, chuẩn hóa một số yếu tố, đơn giản hoá một số tiêu thức và tiến hành phân tích đánh giá. Dựa vào các thống kê bằng các con số định lượng cụ thể và các thống kê định tính qua một quá trình thời gian có sự biến đổi không ngừng (tính lịch sử) để rút ra một xu hướng nhằm đánh giá chính xác các tác động nhiều chiều, xem xét đến sự tác động của nhiều nhân tố ảnh hưởng từ đó dự báo một xu hướng thực tế cho đối tượng nghiên cứu và đề xuất các giải pháp giải quyết, các định hướng thực hiện.

2.1.2.1. Phương pháp thu thập thông tin

Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp (Đây là tài liệu đã được các cơ quan chức năng thu thập, công bố), các tài liệu này tôi thu thập được từ phòng kế toán các bệnh viện, Sở y tế Quảng Ninh, Cục thống kê tỉnh Quảng Ninh….

Để thu thập và xử lý thông tin phục vụ cho công tác nghiên cứu đề tài tôi đã sử dụng những phương pháp thu thập thông tin sau:

a, Phương pháp nghiên cứu tư liệu văn bản

Văn bản là những thông tin được chứa đựng trong các dạng cơ bản sau đây: + Sách (sách văn học, lịch sử, văn hoá, pháp luật, kinh tế...).

+ Internet.

+ Băng, đĩa (hình ảnh, âm thanh).

+ Các văn bản giấy tờ (văn bản quản lý hành chính nhà nước, văn bản đời thường…).

- Phương pháp đọc và ghi chép thông tin:

Về nội dung, đọc là để thu nhận thông tin, còn ghi chép là hình thức lưu lại những thông tin đã đọc để phục vụ cho quá trình sử dụng thông tin. Phương pháp này có thể thực hiện trên các văn bản quản lý nhà nước, các tài liệu điện tử, sách báo, tạp chí... Tóm lại là các văn bản có đầy đủ tính pháp quy.

+ Ưu điểm là giúp ta tránh ghi nhớ thông tin tạm thời, khi đọc lại bài ghi chép sẽ giúp cho việc sử dụng thông tin chính xác và đầy đủ, có hệ thống và theo trình tự... + Nhược điểm của nó là tốn nhiều thời gian để đọc và ghi chép, ghi chép lại không đầy đủ (do phải ghi chép tóm tắt), mang tính tạm thời, khó khăn trong việc trích dẫn hoặc đọc lại nguyên văn của thông tin.

- Phương pháp sao chụp tài liệu:

Phương pháp này gồm các cách như photocopy, scan, chụp… tài liệu nhằm lưu trữ thông tin.

Phương pháp này bao gồm:

+ Các văn bản được dùng làm căn cứ để thực hiện chức năng, nhiệm vụ của tổ chức như: luật, nghị quyết, quyết định, nghị định, thông tư, chỉ thị... của các cơ quan quản lý Nhà nước.

+ Các văn bản là căn cứ trực tiếp giải quyết công việc.

+ Các báo cáo thống kê của các đơn vị về tình hình thực hiện nhiệm vụ. . * Ưu điểm của phương pháp này là nhanh gọn, chính xác, có thể lưu giữ thông tin lâu dài, đảm bảo độ chính xác cao. Tuy nhiên, nó có nhược điểm là chi phí cao, tốn thời gian…

Lấy tiếp ví dụ trên, ta thấy, khi cần tài liệu cho nghiên cứu, ta có thể photocopy, scan, chụp… tài liệu để lưu giữ thông tin về vấn đề cần nghiên cứu.

* Nhược điểm là khi tiến hành phương pháp này sẽ gây tốn kém nhiều khi thu thập thông tin bởi những khoản chi phí cho photo, scan, chụp tài liệu…

- Phương pháp nghe báo cáo: Có hai cách nghe báo cáo là:

+ Nghe báo cáo kèm theo đọc văn bản.

+ Nghe báo cáo trực tiếp bằng lời báo cáo qua các phương tiện thông tin.

* Ưu điểm của phương pháp này là tốn ít chi phí hơn, có thể kết hợp giữa việc đọc và nghe, nắm bắt được các dữ liệu thông tin trực tiếp, thông tin được xử lý, tổng hợp sẵn, dễ tiếp thu, qua nghe đọc kết hợp với đọc văn bản kèm theo thì thông tin sẽ được lưu giữ lâu hơn điều đó tạo điều kiện cho các ý tưởng nảy sinh mạnh mẽ.

* Nhược điểm là khi nghe thì khó tập trung lưu giữ thông tin, mất nhiều thời gian cho việc nghe báo cáo. Nhất là việc tham dự vào buổi nghe báo cáo (người cần thì không được nghe, người không có nhu cầu thì lại vào nghe).

Ví dụ như trong một buổi báo cáo, không phải diễn giả nào cũng nói tốt, nói đủ cho khán giả hiểu được hết và không phải ai ngồi nghe cũng tập trung suốt cả buổi để nghe báo cáo...

- Phương pháp tra cứu qua mạng Internet: Phương pháp này gồm các cách sau: + Tìm theo các địa chỉ trang web.

+ Tìm trong máy, tìm tin: Google, yahoo... + Tìm theo địa chỉ được hướng dẫn…

Phương pháp này thường có ưu điểm là nhanh, tiện lợi song nó có nhược điểm là hay gây nhiễu thông tin, tức là thường cho kết quả thông tin nhiều và độ chính xác không cao.

Ví dụ: Như khi ta tìm thông tin trên một trang mạng nào đó, hay sử dụng công cụ tìm kiếm Google, Yahoo… thường cho những kết quả không đi sát vấn đề, ta phải sàng lọc thông tin cần thiết trong nhiều kết quả thông tin. Do vậy, sẽ dễ dẫn đến “nhiễu” thông tin nhất là trong thời đại công nghệ thông tin hiện nay, những gì trên mạng không phải thông tin nào cũng có độ chính xác cao được.

Tài liệu, số liệu đã được công bố về tình hình sử dụng nguồn nhân lực, tình hình sản xuất kinh doanh tại Bưu điện tỉnh Quảng Ninh…, các số liệu này thu thập từ Phòng Tổ chức - Hành chính, Phòng kinh doanh Bưu chính - Viễn thông - Tin học của Bưu điện và các phòng ban có liên quan. Trên cơ sở đó tiến hành tổng hợp các thông tin cần thiết phục vụ cho công tác nghiên cứu.

b, Phương pháp quan sát

Quan sát là khả năng cảm thụ hiện thực của con người nhờ vào các cơ quan cảm giác chủ yếu như thị giác và thính giác thông qua sự tiếp xúc nghe nhìn. Quan sát thường đem lại những thông tin có đặc tính mô tả.

Đối tượng quan sát rất phong phú, đa dạng nên chúng chứa đựng những thông tin, dữ liệu có ích cho chủ đề tác phẩm như:

- Quan sát quang cảnh, hiện trạng. - Quan sát diện mạo con người.

- Quan sát các hoạt động của con người. - Quan sát đồ vật...

* Ưu điểm:

+ Quan sát là con đường ngắn nhất để tiếp cận trực tiếp với hiện thực.

+ Quan sát đem lại hình ảnh cụ thể, xác thực làm bài viết sinh động, hấp dẫn. + Thông tin từ quan sát đem lại những dấu hiệu cần thiết để tiến tới thẩm định bản chất của sự kiện.

+ Trong quá trình giao tiếp, quan sát những biểu hiện tâm lý của đối tượng sẽ giúp phóng viên điều chỉnh nhịp độ cuộc giao tiếp và đánh giá mức độ tin cậy của thông tin...

* Nhược điểm:

+ Hoạt động quan sát chịu ảnh hưởng của các yếu tố chủ quan. Hiện thực cuộc sống qua quan sát thường gắn với sự nhìn nhận, xem xét và trạng thái tâm lý của bản thân người quan sát.

+ Hoạt động quan sát bị giới hạn bởi thời gian, không gian.

+ Quan sát có khi chỉ thấy được biểu hiện bên ngoài chưa chắc đã đúng với bản chất của sự việc. Đã xảy ra tình trạng nhà báo bị “lừa” hoặc chỉ dựa vào quan sát để nhận định sự việc nên đã dẫn đến sai sót đáng tiếc.

2.1.2.2. Phương pháp tổng hợp thông tin

Phương pháp tổng hợp là phương pháp liên kết các yếu tố, các thành phần thành thông tin thu thập được thành một chỉnh thể có tính chất lớn hơn tổng các tính chất của các yếu tố ban đầu.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính tại các bệnh viện công trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh (Trang 44 - 116)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)