Đặc điểm quản lý tài chính

Một phần của tài liệu Hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính tại các bệnh viện công trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh (Trang 59 - 62)

5. Bố cục của luận văn

3.2.1.Đặc điểm quản lý tài chính

Cơ chế quản lý tài chính các bệnh viện trong tỉnh Quảng Ninh hiện nay được xây dựng trên cơ sở các quy định của Nhà nước đối với các đơn vị sự nghiệp nói

chung và đơn vị sự nghiệp y tế nói riêng. Trên cơ sở các quy định của Nhà nước, tổ chức quản lý tài chính trong các bệnh viện chính là tổ chức quản lý các khoản thu, khoản chi theo hướng dẫn thống nhất từ khâu lập, chấp hành và quyết toán ngân sách. Thông qua việc tổ chức quản lý chặt chẽ sẽ giúp các đơn vị mở rộng, tăng cuờng các nguồn thu hợp pháp, sử dụng các khoản chi có hiệu quả, cân đối thu chi, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. Giám đốc bệnh viện là người chịu trách nhiệm trước pháp luật về các quyết định của mình trong việc thực hiện toàn bộ hoạt động tài chính kế toán của đơn vị và thực hiện quy chế công khai tài chính, quy chế dân chủ ở cơ sở theo quy định hiện hành.

Trước năm 2000, hầu hết các bệnh viện hoạt động theo cơ chế đơn vị hưởng ngân sách nhà nước với một phần ngân sách thu từ viện phí. Theo cơ chế bao cấp, NSNN cấp cho bệnh viện được chi cho đầu tư cơ sở hạ tầng, TTB (chi phát triển) và các khoản chi phí trực tiếp cho dịch vụ KCB (chi thường xuyên). Các bệnh viện có vai trò vừa là người cung cấp dịch vụ KCB, vừa là người hoàn trả chi phí dịch vụ đã cung cấp. Phần lớn các cơ sở KCB bị rơi vào tình trạng thiếu nguồn lực, hạn chế việc cung ứng dịch vụ y tế có chất lượng. Thiếu thuốc, thiếu vật tư y tế, cơ sở hạ tầng không được nâng cấp là tình trạng chung của hầu hết bệnh viện, kể cả ở cả tuyến trung ương. Trong lúc này phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng làm” đã được nhấn mạnh. Các hình thức hành nghề y dược tư nhân, “khám chữa bệnh ngoài giờ” của cán bộ y tế nhà nước được cho phép…

Từ năm 2000 đến nay, các bệnh viện công lập đang có sự chuyển đổi mạnh mẽ về cơ chế tài chính qua việc triển khai thực hiện các chủ trương “xã hội hóa” và giao quyền tự chủ tài chính. Quá trình chuyển đổi này vẫn chưa chấm dứt và đang đặt ra nhiều vấn đề được các nhà hoạch định chính sách y tế và dư luận xã hội quan tâm.

Qua khảo sát thực tế cho thấy quy trình quản lý tài chính trong các bệnh viện gồm các bước như

1. Lập dự toán thu chi 2. Thực hiện dự toán 3. Quyết toán thu chi

Hầu như, các bệnh viện công trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh là đơn vị sự nghiệp công lập có thu tự bảo đảm một phần kinh phí hoạt động thường xuyên. Tuy nhiên để thuận lợi cho việc nghiên cứu, trong phạm vi đề tài này tôi xin tập trung đi sâu nghiên cứu một số bệnh viện tuyến huyện và tuyến tỉnh điển hình trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh thực hiện tự chủ tài chính một phần hay toàn bộ kinh phí hoạt động thường xuyên cụ thể bao gồm các bệnh viện sau:

Bảng 3.3: Các bệnh viện công lập tự chủ tài chính trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh

STT Tên bệnh viện Hạng Tự chủ tài chính Số giƣờng bệnh

1 Bệnh viện đa khoa Tỉnh

Quảng Ninh 2 Tự chủ tài chính một phần 812

2 Bệnh viện đa khoa khu vực

Móng Cái 3 Tự chủ tài chính một phần 187

3 Bệnh viện đa khoa khu vực

Cẩm Phả 2 Tự chủ tài chính một phần 275

4 Bệnh viện đa khoa khu vực

Bãi Cháy 2 Tự chủ tài chính một phần 437

5 Bệnh viện đa khoa khu vực

Tiên yên 2 Tự chủ tài chính một phần 165

(Nguồn: Sở Y tế tỉnh Quảng Ninh)

Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Ninh trực thuộc Sở Y tế Quảng Ninh, là tuyến điều trị cao nhất của ngành y tế tỉnh Quảng Ninh, có nhiệm vụ khám chữa bệnh cho nhân dân trong toàn tỉnh, khách du lịch trong và ngoài nước, những người lao động trong nước và công nhân, chuyên gia nước ngoài đến làm việc tại tỉnh Quảng Ninh.

Bệnh viện đa khoa khu vực Bãi Cháy là bệnh viện đa khoa hạng II, là cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của tỉnh và khu vực các huyện trong tỉnh, có đội ngũ cán bộ chuyên khoa cơ bản có trình độ chuyên môn sâu và có trang thiết bị thích hợp đủ khả năng hỗ trợ cho bệnh viện hạng III.

Bệnh viện đa khoa khu vực Cẩm phả: là một bệnh viện hạng II trực thuộc Bộ Y tế và UBND tỉnh Quảng Ninh quản lý, có nhiệm vụ khám và chữa bệnh cho CBCNV ngành than, nhân dân thành phố Cẩm Phả, là tuyến tiếp nhận bệnh nhân nặng của các TTYT vùng Đông Bắc và hải đảo chuyển đến.

Bệnh viện đa khoa khu vực Tiên Yên là một Bệnh viện ĐKKV tuyến huyện miền núi có vai trò trung tâm trong khu vực miền đông Quảng Ninh. Bệnh viện ĐKKV Tiên Yên không chỉ đảm bảo việc chăm sóc sức khỏe cho người dân tại địa bàn huyện Tiên Yên mà còn là địa chỉ tin cậy đối với người dân tại các huyện lân cận.

Bệnh viện Đa khoa khu vực Móng Cái tiền thân trung tâm y tế cấp huyện được nâng cấp lên bệnh viện đa khoa khu vực năm 2006, là bệnh viện hạng 3 tuyến xa nhất của tỉnh Quảng Ninh.

Hoạt động tài chính của các bệnh viện công hiện nay có đặc điểm sau:

Tài chính bán bao cấp: vừa bao cấp vừa thu một phần viện phí. Có những bệnh bao cấp 100%, có bệnh bao cấp không đáng kể. Bệnh viện phải thực thi công bằng y tế nghĩa là chất lượng điều trị của hai nhóm được và không được bao cấp phải như nhau.

Tài chính bán chỉ huy: đại đa số các mục sử dụng kinh phí cũng như các mục thu đều phải vào “khung quy định”. Tuy nhiên vẫn có một số dịch vụ thu theo quy định riêng của mỗi bệnh viện được xây dựng căn cứ vào biểu giá.

Tài chính tập trung điều hành: phần lớn tập trung chi vào điều hành như lương, điều trị, sửa chữa và chi phí quản lý khác. Tỉ lệ đầu tư xây dựng cơ bản và mua sắm trang thiết bị để đổi mới bệnh viện thấp.

Tài chính không tích lũy: đây là đặc điểm cần lưu ý nhất. Với cơ chế quản lý tài chính bệnh viện như hiện nay các bệnh viện công ít có cơ may phát triển do không có quỹ dự phòng, tích lũy. Tuy nhiên với cơ chế quản lý tài chính khoán chi, các bệnh viện có nhiều khả năng phát triển hơn do chủ động về tài chính.

• Tài chính không có chỉ số lượng giá hiệu quả: Nhà nước quản lý nguồn thu và nhất là quản lý chặt các quy trình sử dụng kinh phí nhưng hoàn toàn không đề ra các chỉ số lượng giá đầu ra hay hiệu quả sử dụng. Vì vậy đặt quản lý tài chính bệnh viện vừa “dễ” lại vừa “khó” tùy vào cách nhìn của mỗi nhà quản lý bệnh viện. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính tại các bệnh viện công trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh (Trang 59 - 62)