5. Bố cục của luận văn
3.2.3. Thực trạng quản lý sử dụng các nguồn lực tài chính
Việc quản lý sử dụng hiệu quả, tiết kiệm nguồn lực tài chính đối với các bệnh viện công trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh rất quan trọng, với nguồn thu thì hạn hẹp nhưng nhu cầu chi tiêu thì rất lớn. Nguồn thu từ NSNN cấp chi thường xuyên có xu hướng giảm và thu từ phí, lệ phí có tăng nhưng không đáng kể trong khi các khoản chi như tiền lương, bảo hiểm xã hội, dịch vụ công cộng, vật tư văn phòng, chi nghiệp vụ chuyên môn và các khoản chi phí khác đều tăng đáng kể cho nên việc cân đối thu chi theo đúng định mức, tiêu chuẩn, chế độ là việc rất quan trọng và cần thiết. Đặc biệt đối với các bệnh viện tuyến tỉnh khi mà nguồn thu chủ yếu dựa vào viện phí và bảo hiểm y tế thì việc quản lý sử dụng hiệu quả nguồn lực tài chính là yêu cầu thường xuyên và cấp bách của các bệnh viện.
Bảng 3.7: Cơ cấu chi và tổng chi các bệnh viện trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh
ĐVT: Triệu đồng
TÊN ĐƠN VỊ, CHỈ TIÊU
Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
Tiền Tỷ trọng (%) Tiền Tỷ trọng (%) Tiền Tỷ trọng (%) BVĐK TỈNH QUẢNG NINH 130.451 182.811 219.700
Chi thường xuyên 36.715 28,14 79.044 43,24 89.490 40,73 Chi không thường xuyên 36.883 28,27 37.803 20,68 46.163 21,01 Chi khác 56.853 43,59 65.964 36,08 84.047 38,26
BVĐK KHU VỰC BÃI CHÁY 176.818 164.581 227.763
Chi thường xuyên 116.320 65.79 68.287 41,49 119.45 52,44 Chi không thường xuyên 21.991 12,41 39.092 23,75 44.381 19,49 Chi khác 38.507 21,78 57.202 34,76 63.932 28,07
BVĐK KHU VỰC CẨM PHẢ 25.402 37.363 55.231
Chi thường xuyên 10.534 41.47 16.772 44,89 22.391 40.54 Chi không thường xuyên 5.471 21,54 4.297 11,50 8.413 15,23
Chi khác 9.397 36,99 16.294 43,61 24.427 44,23
BVĐK KHU VỰC MÓNG CÁI 19.768 28.156 43.466
Chi thường xuyên 6.236 31,55 8.896 31,60 14.906 34,29 Chi không thường xuyên 7.638 38,63 8.918 31,67 10.413 23,96
Chi khác 5.894 29,82 10.342 36,73 18.147 41,75
BVĐK KHU VỰC TIÊN YÊN 13.322 21.025 33.258
Chi thường xuyên 7.090 53,22 11.618 52,26 19.038 57,24 Chi không thường xuyên 1.973 14,81 3.145 14,96 5.013 15,07
Chi khác 4.259 31,97 6.262 29,78 9.207 27,69
(Nguồn: Sở Y tế tỉnh Quảng Ninh, 2013)
Nhìn vào cơ cấu chi của các bệnh viện công trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh ta thấy tổng chi các bệnh viện đều tăng qua 3 năm trong đó chi thường xuyên tăng nhanh và chiếm tỷ lệ cao trong tổng chi. Các khoản chi khác như chiếm tỷ lệ rất thấp trong tổng chi.
3.2.3.1. Quản lý và sử dụng Ngân sách nhà nước
- Về phân bổ kinh phí thường xuyên:
Ngân sách nhà nước cấp ổn định cho các bệnh viện công lập trong thời kì ổn định ngân sách (từ 3 đến 5 năm), việc cấp ngân sách nhà nước chuyển từ việc cấp Ngân sách nhà nước cho đơn vị thụ hưởng ngân sách sang hình thức khoán chi với mức khoán giao ổn định trong 3 năm, các đơn vị được trao quyền sử dụng phần lớn khoản kinh phí tiết kiệm được để tăng thu nhập cho cán bộ nhân viên trong mức giới hạn theo quy định của pháp luật.
- Về cấp phát kinh phí:
Từ năm 2007 trở lại đây căn cứ vào quyết định số 151/2006/QĐ-TTg ngày 29/6/2006 của Thủ tướng chính phủ về ban hành định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên Ngân sách nhà nước ; UBND tỉnh Quảng Ninh đã có quyết định 2420/2006//QĐ-UBND ngày 09/11/2006 ban hành Quy định về định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên ngân sách địa phương.
Theo quyết định 2420/2006/QĐ-UBND của UBND tỉnh Quảng Ninh thì trong năm 2007 (năm đầu của thời kì ổn định ngân sách 2007-2010) định mức phân bổ dự toán chi quản lí hành chính được tính theo tổng số biên chế được cơ quan có thẩm quyền giao; bao gồm: Tiền lương, các khoản phụ cấp có tính chất lương, các khoản trích theo lương theo quy định tại Nghị định số 202/2004/NĐ-CP; Nghị định số 118/2005/NĐ-CP ngày 15/9/2005 của chính phủ, chi nghiệp vụ và các khoản mua sắm, sửa chữa thường xuyên. Đối với các đơn vị ít biên chế, lương bình quân cao, được điều chỉnh đảm bảo tăng lớn hơn các đơn vị có nhiều biên chế. Còn các nhiệm vụ chi đặc thù của từng đơn vị, các khoản mua sắm sửa chữa lớn tài sản cố định, nâng cấp cơ sở vật chất quy mô lớn được tính ngoài định mức căn cứ vào nhiệm vụ cụ thể được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Ngân sách nhà nước phân bổ cho các đơn vị trực thuộc Sở y tế quản lý theo tổng số biên chế kế hoạch được cơ quan có thẩm quyền giao theo định mức 26743000đ/biên chế/năm. Ngoài ra còn được bổ sung kinh phí để chi trả các khoản phụ cấp đặc thù ngành theo quy định hiện hành, kinh phí mua sắm thiết bị y tế theo khả năng cân đối của ngân sách.
Đối với dự toán của các năm còn lại trong thời kì ổn định ngân sách, kinh phí thường xuyên được giao ổn định như năm trước đó cộng thêm những khoản chi
thuộc chính sách chế độ mới. Còn kinh phí không thường xuyên căn cứ vào tình hình thực tế và khả năng cân đối của ngân sách.
Nội dung sử dụng nguồn tài chính do NSNN cấp cho Bệnh viện hàng năm chủ yếu tập trung cho các khoản chi thường xuyên, trực tiếp gắn với công tác khám chữa bệnh theo quy chế chuyên môn hiện hành. Các khoản chi thường xuyên trong ngân sách hàng năm được phân bổ chỉ tiêu theo cơ cấu, nội dung chi như sau :
Bảng 3.8: Nội dung và tỷ trọng các khoản chi từ nguồn NSNN
ĐVT: Triệu đồng
TÊN ĐƠN VỊ, CHỈ TIÊU
Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
Tiền Tỷ trọng (%) Tiền Tỷ trọng (%) Tiền Tỷ trọng (%) BVĐK TỈNH QUẢNG NINH 35.837 55.090 82.090
Chi thanh toán cá nhân 26.740 74,62 43.950 79,78 59.728 72,76
Chi nghiệp vụ chuyên môn 5.147 14,36 5.570 10,11 13.878 16,91
Chi mua sắm, sửa chữa TSCĐ 2.050 5,72 2.570 4,67 4.396 5,36
Chi khác 1.900 5,30 3.000 5,45 4.088 4,98
BVĐK KHU VỰC BÃI CHÁY 18.908 36.031 49.400
Chi thanh toán cá nhân 8.842 46,76 9.908 27,50 14.466 29,3
Chi nghiệp vụ chuyên môn 5.885 31,12 16.55 45,93 22.264 45,1
Chi mua sắm, sửa chữa TSCĐ 2.731 14,44 9.535 26,46 11.442 23,2
Chi khác 1.450 7,67 0.039 0,11 1.228 2,5
BVĐK KHU VỰC MÓNG CÁI 8.052 13.782 21.702
Chi thanh toán cá nhân 3.990 49,55 5.521 40,06 9.290 42,80
Chi nghiệp vụ chuyên môn 2.122 26,35 5.688 41,27 7.849 84,50
Chi mua sắm, sửa chữa TSCĐ 1.909 23,71 2.437 17,68 3.363 42,84
Chi khác 0.031 0,38 0.136 0,99 1.200 35,68
BVĐK KHU VỰC CẨM PHẢ 13.089 23.292 38.391
Chi thanh toán cá nhân 5.234 39,99 10.18 43,71 18.293 47,65
Chi nghiệp vụ chuyên môn 6.302 48,15 5.265 22,60 15.205 39,61
Chi mua sắm, sửa chữa TSCĐ 1.020 7,79 7.407 31,80 4.134 10,77
Chi khác 0.533 4,07 0.440 1,89 0.759 1,98
BVĐK KHU VỰC TIÊN YÊN 9.457 12.145 19.038
Chi thanh toán cá nhân 5.226 55,26 5.240 43,15 7.968 41,85
Chi nghiệp vụ, chuyên môn 3.988 42,17 5.988 49,30 8.982 47,18
Chi mua sắm, sửa chữa TSCĐ 0.014 0,15 0.688 5,66 1.032 5,42
Chi khác 0.229 2,42 0.229 1,89 1.056 5,55
- Chi cho con người thuộc nhóm chi I
Gồm tiền lương, tiền công, các khoản phụ cấp lương, tiền thưởng, phúc lợi tập thể, thu nhập tăng thêm và các khoản đóng góp bảo hiểm xã hội. Khoản chi này nhằm bù đắp hao phí lao động, đảm bảo quá trình tái sản xuất sức lao động cho giảng viên, cán bộ viên chức của bệnh viện. Theo kế hoạch khoản chi trên chiếm khoảng 30%-40% tổng chi của các bệnh viện và thực tế mức chi các bệnh viện qua các năm thường cao hơn kế hoạch, tuy nhiên vẫn chưa đảm bảo cải thiện được cuộc sống cho cán bộ viên chức.
Khoản chi trên chiếm tỷ lệ cao trong tổng chi thường xuyên , đối với các bệnh viện tuyến tỉnh chiếm tỷ lệ bình quân 45% trong tổng chi thường xuyên, còn các bệnh viện tuyến tỉnh miền núi thì tỷ lệ này là 42%. Khoản chi thanh toán cá nhân có xu hướng tăng do nhà nước thực hiện điều chỉnh tăng lương và yêu cầu nâng cao thu nhập nhằm cải thiện cuộc sống của cán bộ viên chức. Trong những năm qua các bệnh viện trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh cũng đã có nhiều cố gắng trong việc nâng cao thu nhập cho cán bộ viên chức, tuy nhiên do nguồn thu hạn chế các bệnh viện đã cố gắng nhưng mới chỉ đảm bảo mức lương tăng thêm theo quy định tăng lương tối thiểu của nhà nước. Như vậy, tiền lương của cán bộ viên chức, đặc biệt là bác sỹ các bệnh viện hiện vẫn còn rất thấp do đó yêu cầu cấp bách đòi hỏi các bệnh viện phải có kế hoạch, chính sách trả lương hợp lý để khuyến khích cán bộ viên chức đặc biệt là các bác sỹ cơ hữu yên tâm công tác có như thế mới đảm bảo được chất lượng khám chữa bệnh.
- Chi nghiệp vụ chuyên môn: thuộc nhóm chi II
Đây là khoản chi quan trọng nhất ảnh hưởng đến chất lượng khám chữa bệnh. Khoản chi này chiếm tỷ trọng từ 16% - 33%. Trong đó chủ yếu chi mua thuốc, vật tư chuyên môn (chiếm 85 - 95% tổng chi cho nghiệp vụ chuyên môn). Ngoài ra là các khoản chi khác : mua sắm trang thiết bị chuyên môn nhưng không phải là tài sản cố định), mua bán, in ấn tài liệu chuyên môn, chi cho
nghiên cứu đề tài…và các chi phí quản lý hành chính. Xu hướng chung chi quản lý phải ngày càng giảm nhưng do là Bệnh viện lớn với nhiều máy móc hiện đại, kỹ thuật cao đòi hỏi luôn được bảo dưỡng, sửa chữa. Mặt khác do quy mô mở rộng nên nhu cầu sử dụng điện, nước … của Bệnh viện rất lớn và ngày càng tăng. Vì vậy Bệnh viện cần có biện pháp để tiết kiệm hơn các mục chi hành chính trong các khoản chi này, tránh sử dụng lãng phí, tùy tiện.
- Chi mua sắm tài sản cố định- thuộc nhóm chi III: Chi mua sắm sửa chữa chiếm tỉ lệ rất nhỏ trong tổng chi của các bệnh vện. Ngân sách nhà nước đã hạn chế rất nhiều trong việc dùng ngân sách để mua sắm, sửa chữa tài sản cho các đơn vị, khuyến khích các bệnh viện mua sắm, sửa chữa từ nguồn thu sự nghiệp của bệnh viện;
- Các khoản chi khác thuộc nhóm chi IV : Vẫn chiếm một tỉ lệ cố định qua các năm, điều đó chứng tỏ các bệnh viện công lập trên địa bàn đã biết điều chỉnh tỉ lệ chi khác qua các năm tuy quy mô ngày càng được mở rộng.
3.2.3.2. Nguồn viện phí, BHYT và thu khác
Ngoài nguồn NSNN cấp hàng năm, các bệnh viện còn được bổ sung một khoản kinh phí hoạt động khá lớn từ nguồn thu viện phí, BHYT và thu khác (thu từ thuốc khuyến mại, dịch vụ…). Khoản thu một phần viện phí, kể cả tiền viện phí do cơ quan Bảo hiểm xã hội thanh toán cho người bệnh là nguồn thu Ngân sách nhà nước được để lại cho đơn vị sử dụng trong đó khoảng 80% sử dụng để bổ sung kinh phí mua thuốc, dịch truyền, máu hóa chất, phim Xquang, vật tư, dụng cụ y tế...trong 20% còn lại thì đơn vị phải dành ra 35% để thực hiện cải cách tiền lương theo lộ trình cải cách tiền lương của Chính phủ, phần còn lại dùng để khen thưởng, chi phúc lợi xã hội, chi trả thu nhập tăng thêm cho cán bộ viên chức trong đơn vị.
Với các bệnh viện trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh, kinh phí còn lại được sử dụng như sau :
Bảng 3.9: Nội dung và tỷ trọng các khoản chi viện phí, BHYT và thu khác
ĐVT: Triệu đồng
TÊN ĐƠN VỊ, CHỈ TIÊU
Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
Tiền Tỷ trọng (%) Tiền Tỷ trọng (%) Tiền Tỷ trọng (%) BVĐK TỈNH QUẢNG NINH 99.690 116.650 142.130
Chi thanh toán cá nhân 22.040 22,11 21.350 18,30 22.316 15,70
Chi nghiệp vụ chuyên môn 63.610 63,80 85.560 73,35 112.830 79,39
Chi mua sắm, sửa chữa TSCĐ 4.520 4,53 3.180 2,73 1.834 1,29
Chi khác 9.530 9,56 6.560 5,62 5.150 3,62
BVĐK KHU VỰC BÃI CHÁY 67.196 103.582 134.700
Chi thanh toán cá nhân 15.970 23,77 24.662 23,81 28.519 21,17
Chi nghiệp vụ chuyên môn 42.120 62,68 65.651 63,38 90.899 67,49
Chi mua sắm, sửa chữa TSCĐ 2.672 3,98 3.185 3,07 1.260 0,94
Chi khác 6.434 9,57 10.084 9,74 14.022 10,41
BVĐK KHU VỰC CẨM PHẢ 15.23 19.258 39.170
Chi thanh toán cá nhân 5.415 35,56 2.082 10,81 4.280 10,93
Chi nghiệp vụ chuyên môn 5.955 39,11 15.054 78,17 24.060 61,42
Chi mua sắm, sửa chữa TSCĐ 1.476 9,69 0.212 1,10 7.214 18,42
Chi khác 2.382 15,64 1.910 9,92 3.616 9,23
BVĐK KHU VỰC MÓNG CÁI 14.330 18.255 31.026
Chi thanh toán cá nhân 4.352 30,38 5.945 32,57 8.261 26,62
Chi nghiệp vụ chuyên môn 5.555 38,78 6.713 36,77 9.331 30,08
Chi mua sắm, sửa chữa TSCĐ 1.328 9,27 0,00 2.505 8,07
Chi khác 3.090 21,57 5.597 30,66 10.929 35,23
BVĐK KHU VỰC TIÊN YÊN 8.828 11.137 17.680
Chi thanh toán cá nhân 1.711 19,38 2.500 22,45 4.262 24,11
Chi nghiệp vụ chuyên môn 3.862 43,75 4.827 43,34 7.748 43,82
Chi mua sắm, sửa chữa TSCĐ 1.095 12,40 0.479 4,30 1.096 6,20
Chi khác 2.160 24,47 3.331 29,91 4.574 25,87
(Nguồn: Sở Y tế tỉnh Quảng Ninh, 2013)
Nguồn viện phí và BHYT được Bệnh viện chi theo đúng quy định của Nhà nước : chủ yếu chi cho bệnh nhân và một phần để khen thưởng cho người lao động.
Chi cho con người - Nhóm chi I : chiếm khoảng 21-22% tổng kinh phí. Trong nhóm chi này, bệnh viện dùng để chi khen thưởng cho con người là chủ yếu.
Chi nghiệp vụ chuyên môn- Nhóm chi II : chiếm 3/4 kinh phí. Bao gồm chi mua vật tư, hàng hóa phục vụ công tác khám chữa bệnh và điều trị. Nhóm chi này
phụ thuộc vào cơ sở vật chất và quy mô hoạt động của bệnh viện. Tỷ trọng nhóm này không ngừng tăng lên từ 66,7% năm 2 010 đã tăng lên 76,53% tổng số chi năm 2012. Các bệnh viện có cơ sở vật chất và quy mô lớn thì nhóm chi này chiếm tỷ lệ khá cao cụ thể: Bệnh viện đa khoa tỉnh Quảng Ninh năm 2010 tỷ lê chi là 63,8% đến năm 2012 tăng 79,39%, Bệnh viện ĐKKV Bãi cháy năm 2010 tỷ lê chi nhóm này là 42,12% đến năm 2012 tăng lên 67%. Có thể nói đây là nhóm chi quan trọng nhất, thiết yếu nhất, có liên hệ chặt chẽ với chất lượng chăm sóc bệnh nhân và mục tiêu phát triển của bệnh viện. Đây cũng là nhóm chi ít bị khống chế bởi những quy định khắt khe nhưng đòi hỏi các nhà quản lý phải xây dựng hệ thống tiêu chuẩn định mức xác thực, hướng dẫn sử dụng đúng mức và thích hợp để vẫn giữ được chất lượng và tiết kiệm được kinh phí.
Trong khi nhóm chi II có xu hướng tăng thì chi cho nhóm III- Chi mua sắm, sửa chữa TSCĐ lại thấp. Các khoản chi trong nhóm để mua sắm, duy trì và phát triển cơ sở vật chất, trang thiết bị, tiện nghi làm việc... Hàng năm do nhu cầu hoạt động và sự hao mòn khách quan của TSCĐ nên thường phát sinh nhu cầu mua sắm, trang bị thêm hoặc phục hồi giá trị sử dụng cho những TSCĐ đã xuống cấp. Nhìn chung đây là nhu cầu tất yếu đặc biệt trong tình trạng quá tải bệnh nhân như hiện nay. Có thể nói đây là nhóm chi mà các bệnh viện đều quan tâm vì nhóm này có thể làm thay đổi bộ mặt của bệnh viện. Đây cũng là nhóm chi được quy định rất chặt chẽ nên đòi hỏi phát huy năng lực quản lý để chi tiêu có hiệu quả nguồn kinh phí bỏ ra. Tuy nhiên các bệnh viện lại trích rất ít trong nguồn kinh phí đang có xu hướng chiếm ưu thế này để mua mới, nâng cấp TSCĐ. Tình trạng này không chỉ riêng tại các bệnh viện trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh mà là đặc điểm chung của các bệnh viện ở Việt Nam. Do Nhà nước quản lý mang tính thu nộp nên hầu như các bệnh viện không tự tích luỹ, đầu tư, thu bao nhiêu chi dùng hết bấy nhiêu. Đầu tư phát triển bệnh viện hoàn toàn dựa vào Nhà nước, phụ thuộc vào kinh phí Nhà nước cấp. Chính cơ chế quản lý này không tạo điều kiện cũng như khuyến khích các bệnh viện chủ động đầu tư, tự phát triển mà chỉ trông chờ vào kinh phí Nhà nước cấp. Và chính điều này làm cho hệ thống bệnh viện công nước ta chậm