5. Bố cục của luận văn
2.1.1. Câu hỏi nghiên cứu
- Thực trạng cơ chế quản lý tài chính tại các bệnh viện công trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh như thế nào?
- Các yếu tố nào ảnh hưởng đến cơ chế quản lý tài chính tại các bệnh viện công trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh?
- Làm thế nào để nâng cao hiệu quả quản lý tài chính tại các bệnh viện công trên địa bàn Quảng Ninh?
2.1.2. Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu các hiện tượng, các biểu hiện đơn lẻ của đối tượng để tập hợp lại, chuẩn hóa một số yếu tố, đơn giản hoá một số tiêu thức và tiến hành phân tích đánh giá. Dựa vào các thống kê bằng các con số định lượng cụ thể và các thống kê định tính qua một quá trình thời gian có sự biến đổi không ngừng (tính lịch sử) để rút ra một xu hướng nhằm đánh giá chính xác các tác động nhiều chiều, xem xét đến sự tác động của nhiều nhân tố ảnh hưởng từ đó dự báo một xu hướng thực tế cho đối tượng nghiên cứu và đề xuất các giải pháp giải quyết, các định hướng thực hiện.
2.1.2.1. Phương pháp thu thập thông tin
Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp (Đây là tài liệu đã được các cơ quan chức năng thu thập, công bố), các tài liệu này tôi thu thập được từ phòng kế toán các bệnh viện, Sở y tế Quảng Ninh, Cục thống kê tỉnh Quảng Ninh….
Để thu thập và xử lý thông tin phục vụ cho công tác nghiên cứu đề tài tôi đã sử dụng những phương pháp thu thập thông tin sau:
a, Phương pháp nghiên cứu tư liệu văn bản
Văn bản là những thông tin được chứa đựng trong các dạng cơ bản sau đây: + Sách (sách văn học, lịch sử, văn hoá, pháp luật, kinh tế...).
+ Internet.
+ Băng, đĩa (hình ảnh, âm thanh).
+ Các văn bản giấy tờ (văn bản quản lý hành chính nhà nước, văn bản đời thường…).
- Phương pháp đọc và ghi chép thông tin:
Về nội dung, đọc là để thu nhận thông tin, còn ghi chép là hình thức lưu lại những thông tin đã đọc để phục vụ cho quá trình sử dụng thông tin. Phương pháp này có thể thực hiện trên các văn bản quản lý nhà nước, các tài liệu điện tử, sách báo, tạp chí... Tóm lại là các văn bản có đầy đủ tính pháp quy.
+ Ưu điểm là giúp ta tránh ghi nhớ thông tin tạm thời, khi đọc lại bài ghi chép sẽ giúp cho việc sử dụng thông tin chính xác và đầy đủ, có hệ thống và theo trình tự... + Nhược điểm của nó là tốn nhiều thời gian để đọc và ghi chép, ghi chép lại không đầy đủ (do phải ghi chép tóm tắt), mang tính tạm thời, khó khăn trong việc trích dẫn hoặc đọc lại nguyên văn của thông tin.
- Phương pháp sao chụp tài liệu:
Phương pháp này gồm các cách như photocopy, scan, chụp… tài liệu nhằm lưu trữ thông tin.
Phương pháp này bao gồm:
+ Các văn bản được dùng làm căn cứ để thực hiện chức năng, nhiệm vụ của tổ chức như: luật, nghị quyết, quyết định, nghị định, thông tư, chỉ thị... của các cơ quan quản lý Nhà nước.
+ Các văn bản là căn cứ trực tiếp giải quyết công việc.
+ Các báo cáo thống kê của các đơn vị về tình hình thực hiện nhiệm vụ. . * Ưu điểm của phương pháp này là nhanh gọn, chính xác, có thể lưu giữ thông tin lâu dài, đảm bảo độ chính xác cao. Tuy nhiên, nó có nhược điểm là chi phí cao, tốn thời gian…
Lấy tiếp ví dụ trên, ta thấy, khi cần tài liệu cho nghiên cứu, ta có thể photocopy, scan, chụp… tài liệu để lưu giữ thông tin về vấn đề cần nghiên cứu.
* Nhược điểm là khi tiến hành phương pháp này sẽ gây tốn kém nhiều khi thu thập thông tin bởi những khoản chi phí cho photo, scan, chụp tài liệu…
- Phương pháp nghe báo cáo: Có hai cách nghe báo cáo là:
+ Nghe báo cáo kèm theo đọc văn bản.
+ Nghe báo cáo trực tiếp bằng lời báo cáo qua các phương tiện thông tin.
* Ưu điểm của phương pháp này là tốn ít chi phí hơn, có thể kết hợp giữa việc đọc và nghe, nắm bắt được các dữ liệu thông tin trực tiếp, thông tin được xử lý, tổng hợp sẵn, dễ tiếp thu, qua nghe đọc kết hợp với đọc văn bản kèm theo thì thông tin sẽ được lưu giữ lâu hơn điều đó tạo điều kiện cho các ý tưởng nảy sinh mạnh mẽ.
* Nhược điểm là khi nghe thì khó tập trung lưu giữ thông tin, mất nhiều thời gian cho việc nghe báo cáo. Nhất là việc tham dự vào buổi nghe báo cáo (người cần thì không được nghe, người không có nhu cầu thì lại vào nghe).
Ví dụ như trong một buổi báo cáo, không phải diễn giả nào cũng nói tốt, nói đủ cho khán giả hiểu được hết và không phải ai ngồi nghe cũng tập trung suốt cả buổi để nghe báo cáo...
- Phương pháp tra cứu qua mạng Internet: Phương pháp này gồm các cách sau: + Tìm theo các địa chỉ trang web.
+ Tìm trong máy, tìm tin: Google, yahoo... + Tìm theo địa chỉ được hướng dẫn…
Phương pháp này thường có ưu điểm là nhanh, tiện lợi song nó có nhược điểm là hay gây nhiễu thông tin, tức là thường cho kết quả thông tin nhiều và độ chính xác không cao.
Ví dụ: Như khi ta tìm thông tin trên một trang mạng nào đó, hay sử dụng công cụ tìm kiếm Google, Yahoo… thường cho những kết quả không đi sát vấn đề, ta phải sàng lọc thông tin cần thiết trong nhiều kết quả thông tin. Do vậy, sẽ dễ dẫn đến “nhiễu” thông tin nhất là trong thời đại công nghệ thông tin hiện nay, những gì trên mạng không phải thông tin nào cũng có độ chính xác cao được.
Tài liệu, số liệu đã được công bố về tình hình sử dụng nguồn nhân lực, tình hình sản xuất kinh doanh tại Bưu điện tỉnh Quảng Ninh…, các số liệu này thu thập từ Phòng Tổ chức - Hành chính, Phòng kinh doanh Bưu chính - Viễn thông - Tin học của Bưu điện và các phòng ban có liên quan. Trên cơ sở đó tiến hành tổng hợp các thông tin cần thiết phục vụ cho công tác nghiên cứu.
b, Phương pháp quan sát
Quan sát là khả năng cảm thụ hiện thực của con người nhờ vào các cơ quan cảm giác chủ yếu như thị giác và thính giác thông qua sự tiếp xúc nghe nhìn. Quan sát thường đem lại những thông tin có đặc tính mô tả.
Đối tượng quan sát rất phong phú, đa dạng nên chúng chứa đựng những thông tin, dữ liệu có ích cho chủ đề tác phẩm như:
- Quan sát quang cảnh, hiện trạng. - Quan sát diện mạo con người.
- Quan sát các hoạt động của con người. - Quan sát đồ vật...
* Ưu điểm:
+ Quan sát là con đường ngắn nhất để tiếp cận trực tiếp với hiện thực.
+ Quan sát đem lại hình ảnh cụ thể, xác thực làm bài viết sinh động, hấp dẫn. + Thông tin từ quan sát đem lại những dấu hiệu cần thiết để tiến tới thẩm định bản chất của sự kiện.
+ Trong quá trình giao tiếp, quan sát những biểu hiện tâm lý của đối tượng sẽ giúp phóng viên điều chỉnh nhịp độ cuộc giao tiếp và đánh giá mức độ tin cậy của thông tin...
* Nhược điểm:
+ Hoạt động quan sát chịu ảnh hưởng của các yếu tố chủ quan. Hiện thực cuộc sống qua quan sát thường gắn với sự nhìn nhận, xem xét và trạng thái tâm lý của bản thân người quan sát.
+ Hoạt động quan sát bị giới hạn bởi thời gian, không gian.
+ Quan sát có khi chỉ thấy được biểu hiện bên ngoài chưa chắc đã đúng với bản chất của sự việc. Đã xảy ra tình trạng nhà báo bị “lừa” hoặc chỉ dựa vào quan sát để nhận định sự việc nên đã dẫn đến sai sót đáng tiếc.
2.1.2.2. Phương pháp tổng hợp thông tin
Phương pháp tổng hợp là phương pháp liên kết các yếu tố, các thành phần thành thông tin thu thập được thành một chỉnh thể có tính chất lớn hơn tổng các tính chất của các yếu tố ban đầu.
Mục tiêu tổng hợp dữ liệu thông tin là liệt kê tất cả các dữ liệu có liên quan đến miền khảo sát và sàng lọc để thu được những dữ liệu đầy đủ, chính xác và gắn cho tên gọi thích hợp. Kết quả của tổng hợp dữ liệu có thể có nhiều loại khác nhau.
* Ưu điểm:
Bằng phương pháp tổng hợp, người ta tập hợp các ý tưởng, các sự kiện thành một toàn thể, người ta đi từ các nguyên lý, nguyên nhân xuống đến các kết quả. Ngoài công dụng chính là trình bày, chứng minh, tổng hợp còn được dùng trong việc phát hiện và sáng chế khoa học, người ta có thể khám phá ra được các hợp chất mới bằng cách tổng hợp các chất đơn giản (tổng hợp sáng tạo); sự phân loại các sinh vật, sự hệ thống hóa các định luật riêng rẽ thành nguyên lý cũng đem lại cho nhà bác học những điều hiểu biết mới.
* Nhược điểm: Tổng hợp không thể nào đầy đủ hoàn toàn vì trí tuệ con người khó đạt được đến một tổng thể tuyệt đối mà mọi sự có thể từ đó suy ra một cách tất nhiên. Bời vì ta không nắm được chân lý hoàn toàn, nhất định và kiến thức của ta bao giờ cũng còn thiếu sót.
Nội dung và nguồn thu thập số liệu:
+ Thông tin chung về tổ chức, tình hình nhân lực và kết quả hoạt động KCB của các bệnh viện: thu thập qua các quyết định giao chỉ tiêu, KH nhà nước hàng năm của Sở y tế ; báo cáo tổng kết hàng năm, báo cáo thống kê, báo cáo kiểm tra BV và báo cáo tổng hợp từ Sở y tế.
+ Thông tin các nguồn thu, mục chi: thu thập từ các quyết định giao chỉ tiêu kế hoạch, ngân sách của UBND tỉnh và Sở y tế báo cáo hoạt động tài chính hàng năm, tổng hợp tình hình kinh phí và quyết toán kinh phí...
+ Thông tin về tự chủ tài chính và hiệu quả sử dụng nguồn vốn: phân tích một số chỉ số VCSH, hệ số tài trợ, tỷ suất lợi nhuận, tăng thu nhập cho cá nhân, tiết kiệm chi phí hành chính, đầu tư kỹ thuật mới,... qua các báo cáo kiểm tra BV, báo cáo thực hiện tự chủ bệnh viện.
Các thông tin điều tra được nhập vào máy tính và rút số liệu lần 1 dựa vào phần mềm Excel. Thực hiện một số phân tích thống kê, kinh tế lượng và quy hoạch tuyến tính nhằm đánh giá về mặt khoa học và đối chứng thực tế các quan hệ thể hiện trong các vấn đề nghiên cứu đã đặt ra.
2.1.2.3. Phương pháp phân tích thông tin
Phân tích là thao tác tách một chỉnh thể thành các yếu tố, các thành phần để xác định vị trí và vai trò của từng yếu tố trong chỉnh thể đó; nói cách khác phân tích là phương pháp đi từ kết quả lên đến nguyên nhân, nguyên lý, nên nó là phương pháp nghiên cứu điều tra.
Nói rằng khoa học có mục đích “Cắt nghĩa cái hữu hình phức tạp bằng cái vô hình đơn giản” chính là định nghĩa khoa học bằng sự phân tích. Trong tâm lý, một thái độ hay một cử chỉ là một sự phản ứng toàn thể đối với một cảnh huống toàn thể chứ không phải là một tổng số các phản xạ do các vật kích thích gây ra. Trong xã hội học, người ta chỉ tìm hiểu toàn thể một định chế, chứ không thể cắt nghĩa nó bằng cách phân tích. Thật ra những nhận xét trên chỉ nêu ra những sự khó khăn của phương pháp phân tích, chứ không phủ nhận được công dụng giải thích của nó. Phương pháp phân tích được thực hành một cách đúng đắn vẫn là công cụ đặc biệt của khoa học.
* Ưu điểm: Phương pháp phân tích thông tin giúp ta đánh giá được một cách chi tiết, cụ thể theo từng khía cạnh cũng như đơn giản hóa vấn đề nghiên cứu từ đó có những nhận định và đánh giá một cách chính xác về vấn đề đó.
* Nhược điểm: Việc phân tích phụ thuộc rất nhiều vào cách nhìn nhận vấn đề người phân tích, theo đó các kết quả phân tích đôi khi tách rời hệ thống không thể hiện được mối liên hệ tổng thể của một vấn đề nghiên cứu.
Một số phương pháp phân tích đã sử dụng cụ thể như sau:
a, Phương pháp thống kê kinh tế
Trên cơ sở các tài liệu, số liệu đã thu thập được ta tiến hành thống kê, phân tích lại toàn bộ các tài liệu, số liệu phục vụ cho việc nghiên cứu các cơ sở lý luận về quản lý tài chính tại các bệnh viện công trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh đoan 20010- 2012. Đồng thời loại bỏ những tài liệu, số liệu không cần thiết và thiếu chính xác.
b, Phương pháp tính toán so sánh
Sau khi tính toán số liệu ta tiến hành so sánh số liệu giữa các năm. Từ đó đưa ra được những nhận xét, đánh giá thông qua kết quả tổng hợp và tính toán số liệu để về hiệu quả quản lý tài chính tại các bệnh viện công trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh đoan 2010-2012. Từ những nhận xét đánh giá đưa ra các kết luận về: Những thuận lợi, khó khăn; những ưu điểm, nhược điểm còn tồn tại.