Cơ chế tài chính đối với các BVCL

Một phần của tài liệu Hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính tại các bệnh viện công trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh (Trang 25 - 30)

5. Bố cục của luận văn

1.2.3. Cơ chế tài chính đối với các BVCL

1.2.3.1. Các nguồn thu và quản lý các nguồn thu của các BVCL

Nguồn thu của Bệnh viện công lập được nhà nước cho phép hình thành từ các kênh sau:

a, Các nguồn tài chính từ NSNN

Nhìn chung, các nguồn tài chính từ NSNN là các nguồn đầu tư kinh phí cho bệnh viện thông qua kênh phân bổ của Chính phủ được coi là NSNN cấp cho bệnh viện.Theo đó hàng năm Quốc hội, Chính phủ, Bộ kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài Chính

quyết định cấp một khoản cho ngân sách y tế, trong đó phần quan trọng là cho các Bệnh viện (khối chữa bệnh), các viện có giường bệnh. Tỷ lệ NSNN này căn cứ vào sự tăng trưởng NSNN hàng năm của quốc gia, căn cứ vào nhiệm vụ, kế hoạch của ngành y tế, của các Bệnh viện, và kế hoạch hàng năm của ngành, khối chữa bệnh. Việc cấp phát NSNN cho các Bệnh viện căn cứ theo luật ngân sách nhà nước.

Đối với các nước đang phát triển, thì nguồn NSNN cấp là nguồn tài chính quan trọng nhất. Ở Việt Nam hiện nay, hàng năm các bệnh viện công đều nhận được một khoản kinh phí được cấp từ ngân sách của Chính phủ căn cứ theo định mức tính cho một đầu giường bệnh/năm nhân với số giường bệnh theo kế hoạch của bệnh viện. Số kinh phí này thường đáp ứng được từ 40 đến 60% nhu cầu chi tiêu tối thiểu của bệnh viện.

b, Nguồn thu viện phí và bảo hiểm y tế

Đây là một nguồn thu quan trọng và lâu dài của Bệnh viện.Theo quy định của Bộ Tài chính nước ta, nguồn thu viện phí và bảo hiểm y tế chiếm một phần quan trọng trong ngân sách sự nghiệp y tế của Nhà nước giao cho bệnh viện quản lý và sử dụng để đảm bảo chất lượng khám, chữa bệnh cho nhân dân. Nguồn thu viện phí và bảo hiểm y tế thường chiếm tỷ trọng gần 97% ở bệnh viện tự chủ toàn phần, 72% ở bệnh viện tuyến Trung ương, gần 82% tại bệnh viện tuyến tỉnh và gần 55% ở bệnh viện tuyến huyện.

Đối với việc khám bệnh theo yêu cầu thì mức thu được tính trên cơ sở hạch toán và được cấp có thẩm quyền duyệt. Bệnh viện không được tùy tiện đặt giá

Đối với người có thẻ BHYT thì cơ quan bảo hiểm phải thanh toán viện phí của bệnh nhân co bệnh viện. Tuy nhiên ở Việt Nam hiện nay mới chỉ phổ biến loại hình BHYT bắt buộc áp dụng cho các đối tượng CNVC làm việc tại các cơ quan nhà nước tuy nhiên cũng còn có có những loại hình bảo hiểm khác dành cho những người nằm ngoài khu vực trên nhưng các loại hình bảo hiểm này vẫn chưa được phổ biến

Hiện nay, với chủ trương xã hội hoá các hoạt động chăm sóc sức khoẻ của Đảng và Nhà nước, các rất nhiều các bệnh viện và cơ sở y tế bán công ngoài công lập ra đời với cơ chế tài chính chủ yếu dựa vào nguồn thu viện phí và bảo hiểm y tế.

c. Nguồn viện trợ và các nguồn thu khác

Nguồn viện trợ cũng được Chính phủ Việt Nam quy định là một phần ngân sách của Nhà nước giao cho bệnh viện quản lý và sử dụng. Đây là một nguồn kinh phí khá quan trọng. Có rất nhiều nguồn viện trợ: Chính phủ, Phi Chính phủ, các hội từ thiện, các cá nhân, các chương trình dự án nước ngoài... Tuy nhiên bệnh viện thường phải chi tiêu theo định hướng những nội dung đã định từ phía nhà tài trợ. Nguồn kinh phí này tùy theo từng dự án được nhà nước đầu tư trong từng gia đoạn và thương không ổn định.

Ngoài ra các Bệnh viện còn có các nguồn thu khác như sau:

- Thu do nhượng bán tài sản cố định: các Bệnh viện được phép thanh lý nhượng bán tài sản vật tư thuộc đơn vị mình quản lý nay không còn sử dụng nữa cho các đơn vị khác

- Dịch vụ khám chữa bệnh (KCB) yêu cầu: Trong điều kiện hiện nay, ở một số bệnh viện có tổ chức một số họat động sản xuất kinh doanh có thu xuất phát từ nhu cầu khám chữa bệnh của nhân dân trong tỉnh và khu vực. Bệnh viện đã hoạt động khám chữa bệnh theo yêu cầu tự nguyện để phục vụ nhân dân căn cứ theo Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/04/2006 của Chính phủ quy định về quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp có thu và Thông tư 71/2006/TTBTC ngày 09/08/2006 của Bộ tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4 /2006 của Chính phủ quy định về quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp có thu.

- Nguồn thu từ trông giữ xe đạp xe máy tại cổng bệnh viện - Thu dịch vụ quầy quán căng tin, nhà thuốc Bệnh viện

Các nguồn thu của Bệnh viện phải được quản lý chặt chẽ theo đúng quy định của Bộ tài chính và Ngân hàng nhà nước.

Thủ quỹ phải có trách nhiệm trước trưởng phòng tài chính kế toán và giám đốc bệnh viện về bảo quản, thu, chi không để thiếu hụt ngân quỹ theo quy định.

1.2.3.2. Các khoản chi và quản lý các khoản chi tại các BVCL

Chi là quá trình phân phối và sử dụng quỹ tiền tệ tập trung nhằm duy trì sự tồn tại và hoạt động của Bệnh viện nhằm thực hiện các chính sách và chăm sóc sức khỏe cho cộng đồng.

Các khoản chi tại các các BVCL: + Chi thường xuyên

+ Chi nghiệp vụ chuyên môn + Chi đầu tư, xây dựng cơ bản

+ Các khoản chi khác

Nhóm I: Chi cho con người

Đây là khoản chi thường xuyên chiếm tỷ trọng lớn nhất trong ngân sách cấp cho Bệnh viện. Bao gồm các khoản chi về lương, thưởng, phụ cấp lương,phúc lợi tập thể, các khoản đóng góp khác. Trong đó:

+ Tiền lương: Lương bậc ngạch, lương tập sự, lương hợp đồng

+ Phụ cấp: Phụ cấp trách nhiệm, chức vụ, phụ cấp làm thêm, phụ cấp lưu động, phụ cấp độc hại và nguy hiểm( được tính theo chế độ hiện hành, kể cả nâng bậc lương hàng năm trong từng đơn vị hành chính sự nghiệp) và các khoản phải nộp theo lương : bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội. Đây là khoản bù đắp hao phí sức lao động, đảm bảo duy trì quá trình tái sản xuất sức lao động cho bác sỹ, y tá, cán bộ công nhân viên của bệnh viện.

+ Tiền thưởng: Thưởng thường xuyên, đọt xuất và các loại thưởng khác. + Phúc lợi tập thể: Trọ cấp khó khăn thường xuyên, đột xuất và tiền tàu xe và các phúc lợi khác

Nhóm II: : Chi nghiệp vụ chuyên môn

Nhóm này bao gồm thứ nhất: các khoản chi thanh toán dịch vụ công ( tiền điện, tiền nước, nhên liệu, vệ sinh môi trường và các dịch vụ công khác...); chi vật tư văn phòng ( văn phòng phẩm, công cụ dụng cụ vật tư văn phòng khác...); chi thông tin liên lạc (điện thoại, fax, tuyên truyền, truyền thông và thông tin liên lạc khác), chi hội nghị, chi công tác phí…. các khoản chi này mang tính gián tiếp nhằm duy trì sự hoạt động của bộ máy quản lý của bệnh viện. Do đó, các khoản chi này đòi hỏi phải chi đúng, chi đủ ,chi kịp thời và cần sử dụng tiết kiệm, có hiệu quả.

Trước đây trong cơ chế cũ các khoản chi này bị khống chế bởi quy định của Nhà nước. Tuy nhiên, khi đổi mới cơ chế làm việc Bệnh viện chủ động xây dựng tiêu chuẩn, định mức và chế độ chi tiêu nội bộ căn cứ trên cơ sở định mức kinh tế

kỹ thuật và chế độ chi tiêu tài chính hiện hành của Nhà nước để đảm bảo hoạt động thường xuyên cho phù hợp với hoạt động đặc thù của bệnh viện, đồng thời tăng cường công tác quản lý, sử dụng tiết kiệm, có hiệu quả trong phạm vi nguồn tài chính của mình. Cùng với việc chủ động đưa ra định mức chi, các Bệnh viện cũng cần phải xây dựng một chính sách tiết kiệm và quản lý chặt chẽ hơn nữa các khoản chi tiêu của mình. Điều này sẽ tiết kiệm được nhiều chi phí, và tăng thêm kinh phí sử dụng cho các nhóm khác.

Thứ hai là các khoản chi mua hàng hoá, vật tư, trang thiết bị chuyên dụng dùng cho công tác chuyên môn và KCB; trang thiết bị kỹ thuật; sách, vở tài liệu chuyên môn y tế…. Đây là khoản chi quan trọng nhất vì nó có tác động trực tiếp đến công tác KCB. Có thể nói đây là các khoản chi quan trọng nhất đòi hỏi phải mất nhiều công sức về quản lý, phụ thuộc chủ yếu vào cơ sở vật chất và quy mô hoạt động của bệnh viện.

Đây là nhóm tiêu dùng thiết yếu nhất, thực hiện dựa theo nhu cầu thực tế nên Nhà nước ít khống chế việc sử dụng kinh phí cho nhóm chi này. Nhóm chi cho nghiệp vụ chuyên môn có liên hệ chặt chẽ và rất mật thiết với chất lượng chăm sóc bệnh nhân và mục tiêu phát triển bệnh viện.

Vấn đề được đặt ra trong việc quản lý nhóm chi này là do những quy định không quá khắt khe của nhà nước đòi hỏi các nhà quản lý phải biết sử dụng nguồn tài chính 1 cách linh hoạt đúng mức và thích hợp, tránh làm mất cân đối thu chi nhưng vẫn giữ được chất lượng điều trị hiệu quả và nhất là tiết kiệm được kinh phí, tránh lãng phí như: chi thuốc không quá 70% nhóm chi chuyên môn...

Nhóm III: Chi mua sắm, sửa chữa tài sản cố định

Đây là nhóm chi rất quan trọng và không thể thiếu được. Có thể nói đây là nhóm chi mà các nhà quản lý bệnh viện đều rất quan tâm vì nhóm này có thể làm thay đổi cơ sở vật chất của bệnh viện và thay đổi công nghệ chăm sóc bệnh nhân. Hàng năm, do sự xuống cấp tất yếu của tài sản cố định dùng cho hoạt động KCB cũng như quản lý nên thường phát sinh nhu cầu sử dụng kinh phí để mua sắm, trang bị thêm hoặc phục hồi giá trị sử dụng cho những tài sản cố định đã xuống cấp. Với bốn mục tiêu chính:

- Duy trì và phát triển cơ sơ vật chất - Duy trì và phát triển tiện nghi làm việc - Duy trì và phát triển trang thiết bị

- Duy trì và phát triển kiến thức, kỹ năng nhân viên * Về sửa chữa

Nhìn chung các bệnh viện của Việt Nam đều đang trong quá trình xuống cấp và đòi hỏi phải sửa chữa, nâng cấp, mở rộng rất nhiều và đặc biệt là trong tình trạng quá tải bệnh nhân ở các bệnh viện công như hiện nay. Nhưng đây là nhóm chi được nhà nước quy định rất chặt chẽ trong từng phần vụ: sửa chữa nhỏ và sửa chữa lớn. Vấn đề đặt ra cho nhóm chi này là phải sửa chữa đúng mức, đầy đủ, đáp ứng tiêu chuẩn vệ sinh; điều này đòi hỏi phải phát huy năng lực quản lý tốt trong nhóm chi này nhằm bảo toàn trị giá vốn trong sửa chữa để có kết quả tốt trong việc sử dụng hiệu quả nguồn vốn bỏ ra.

* Về việc mua sắm tài sản cố định

Bao gồm hoạt động mua sắm tiện nghi làm việc và trang thiết bị phục vụ chuyên môn. Do tác động của =cách mạng khoa học kỹ thuật, trang thiết bị cho khám chữa bệnh trong bệnh viện đổi mới không ngừng và ngày càng hiện đại, sử dụng kỹ thuật ngày càng cao để đáp ứng được nhu cầu KCB. Nhưng hầu hết các trang thiết bị này lại được sản xuất ở nước ngoài, giá cả của chúng thì lại tương đối cao. Vấn đề đặt ra là việc mua sắm các trang thiết bị này phải tính đến giá cả/ hiệu quả. “ Liệu cơm gắp mắm” là phương châm cho việc mua sắm trang thiết bị trong các bệnh viện. Việc mua sắm này phải tuân thủ theo các quy định và thủ tục của Nhà nước đồng thời bệnh viện cũng phải có một chiến lược quản lý lâu dài để có thể sử dụng công nghệ một cách đạt hiệu quả nhất.

Nhóm IV: Đây là các khoản chi phát sinh không thường xuyên, đột xuất và không thuộc các khoản chi trên.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính tại các bệnh viện công trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh (Trang 25 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)