5. Bố cục của luận văn
4.3.2. Về phía ngành y tế
Ngành Y tế cần xem xét, thực hiện:
Chỉ đạo triển khai tổng kết, đánh giá kết quả thực hiện bước đầu cơ chế tự chủ tài chính trong các cơ sở y tế. Trên cơ sở đó đề xuất các phương án hoàn chỉnh cơ chế quản lý tài chính cho phù hợp với đặc thù của ngành.
Tăng cường kiểm tra công tác quản lý tài chính đối với các cơ sở y tế. Đây là hoạt động cần thiết, góp phần tăng cường QLNN đối với các đơn vị sự nghiệp trong quá trình thực hiện nhiệm vụ được giao. Thông qua công tác kiểm tra về tình hình chấp hành ngân sách, chấp hành các cơ chế, chính sách, chế độ của Nhà nước, tình hình thực hiện quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị, ngành y tế có thể uốn nắn kịp thời những sai sót và giải quyết những vướng mắc của đơn vị.
Tăng cường công tác trao đổi kinh nghiệm với Bộ Tài chính và các Bộ, ngành liên quan khác về kết quả thực hiện cơ chế quản lý tài chính mới nhằm rút ra ưu nhược điểm của cơ chế, cách thức triển khai và thực hiện cơ chế mới nhanh chóng và có hiệu quả.
KẾT LUẬN
Y tế ở Việt Nam trong những năm qua đã đạt được những thành tựu quan trọng, góp phần vào thắng lợi chung của sự nghiệp đổi mới của đất nước, đồng thời tạo tiền đề cần thiết để thực hiện thành công công cuộc công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước. Trong những năm qua, nhà nước đã quan tâm, đẩy mạnh đầu tư cho y tế, tỷ trọng ngân sách chi cho y tế tăng lên hàng năm. Thực hiện đổi mới cơ chế hoạt động của các đơn vị y tế Việt Nam, trong đó có đổi mới cơ chế tài chính cho các bệnh viện theo hướng trao cho các bệnh viện quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong hoạt động.
Các b ệ n h v i ện c ô n g trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh là những đơn vị sự nghiệp có thu, hoạt động trong lĩnh vực y tế mặc dù đã được nhà nước trao quyền tự chủ rất cao về tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính, tuy nhiên quyền tự chủ về công tác chuyên môn và tài chính vẫn còn nhiều bất cập đó là nhà nước chưa trao quyền tự chủ về mức thu viện phí, quyền tự chủ về tổ chức biên chế, cách thức hoạt động cũng như những bất cập về phân bổ NSNN, chế độ lương đối với bác sỹ … Đề tài luận văn “Hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính tại các bệnh viện công trên địa bàn Tỉnh Quảng Ninh” về cơ bản đã đạt được mục tiêu và những nhiệm vụ nghiên cứu đặt ra.
1. Hệ thống hóa cơ sở lý luận về cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm và cơ chế quản lý tài chính tại các bệnh viện công hiện nay, luận văn đã khẳng định vai trò của các nguồn tài chính trong hoạt động y tế, trong đó nguồn NSNN và nguồn thu v i ệ n p h í giữ vai trò quan trọng.
2. Thông qua phân tích, đánh giá thực trạng quản lý và sử dụng các nguồn lực tài chính tại các bệnh viện công tự chủ tài chính trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh, một mặt luận văn đã chỉ ra nguồn NSNN cấp chi thường xuyên có xu hướng giảm, nguồn thu viện phí ngày càng đóng vai trò quan trọng. Mặt khác luận văn cũng đã chỉ ra những tồn tại, hạn chế trong trong quản lý và sử dụng các nguồn lực tài chính. Những tồn tại đó được thể hiện ở nhiều mặt ở cả cấp vĩ mô và vi mô.
3. Trên cơ sở thực trạng quản lý và sử dụng nguồn lực tài chính luận văn đã trình bày một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng các nguồn lực tài chính ở các bệnh viện công tự chủ tài chính trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh. Với những giải pháp đề xuất sẽ giúp hoàn thiện công tác quản lý tài chính tại các bệnh viện, giúp các bệnh viện thuận lợi trong việc thực hiện tự chủ tài chính và đảm bảo nguồn tài chính các bệnh viện phát triển theo hướng bền vững.
Tuy nhiên, đây là một đề tài nghiên cứu sâu, rộng và tổng hợp đề cập đến nhiều lĩnh vực và những vấn đề khá nhạy cảm, tuy bản thân cũng đã có nhiều cố gắng, song do giới hạn về thời gian nghiên cứu nên luận văn không tránh khỏi những thiếu sót hạn chế, kính mong sự góp ý, chỉ dẫn của các thầy cô, bạn bè và đồng nghiệp giúp tác giả bổ sung hoàn thiện đề tài nghiên cứu của mình.
1. Chính phủ, 27/8/1995, Nghị định 95/NĐ-CP về thu một phần viện phí, Hà Nội. 2. Chính phủ, 16/1/2002, Nghị định 10/2002/NĐ-CP về chế độ tài chính áp dụng
cho đơn vị sự nghiệp có thu, Hà Nội.
3. Chính phủ, 25/6/2006 Nghị định 43/2006/NĐ-Cp về việc quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập.
4. Bộ Tài chính, 9/8/2006, Thông tư số 71/2006/TT-BTC hướng dẫn thực hiện Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/04/2006 của Chính phủ quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập.
5. Chính phủ, 15/10/2012, Nghị định 85/2012/NĐ-Cp về cơ chế tài chính của đơn vị
sự nghiệp y tế công lập.
6. Vũ Văn Hóa & Lê Văn Hưng, Giáo trình tài chính công, Đại học kinh doanh và Công nghệ Hà nội, 2010.
7. Phạm Ngọc Hùng chủ biên (2008), Quản lý ngân sách nhà nước, Nhà xuất bản thống kê, Hà nội
8. Đỗ Nguyên Phương, 1996, Phát triển sự nghiệp y tế ở nước ta trong giai đoạn hiện nay, NXB Y học
9. Giáo trình Quản lý kinh tế, NXB chính trị quốc gia 2003
10. Học viện Tài chính, 1997, Giáo trình Kế toán tài chính Nhà nước, Nhà xuất bản Tài chính, Hà Nội
11. Học viện Tài chính ,2002, Giáo trình Quản lý tài chính Nhà nước, Nhà xuất bản Tài chính, Hà Nội.
12. Học viện Tài chính, 2007, Giáo trình Quản lý tài chính công, Nhà xuất bản Tài chính, Hà Nội.
13. Nguyễn Thị Đông, 2003, Giáo trình Kế toán công trong đơn vị hành chính sự nghiệp, Nhà xuất bản Tài chính, Hà Nội
14. Colin Grant MA ( Oxon), 1973: Hospital Managemant
15. Bệnh viện Đa khoa khu vực Cẩm Phả, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Ninh, Bệnh viện Đa khoa Khu vực Tiên Yên, Bệnh viện Đa khoa Khu vực Bãi Cháy, Báo cáo quyết toán tài chính từ năm 2009-2012.
16. Tài liệu bồi dưỡng nghiệp vụ “Tài chính, kế toán cho giám đốc các đơn vị sự
nghiệp có thu”, NXB tài chính, Hà Nội, 2003
17. Các trang web:
http://www.soytequangninh.gov.vn/, http://www.moh.gov.vn...