Bài thuyết minh tour du lịch làng lụa Van Phúc: Nhà lưu niệm Bác Hồ -đình làng Vạn Phúc – xưởng dệt của nghệ nhân Nguyễn Văn An.. Thăm đình làng Vạn Phúc xong, chúng ta sẽ cùng đến thăm
Trang 1Bài thuyết minh tour du lịch làng lụa Van Phúc: Nhà lưu niệm Bác Hồ -đình làng Vạn Phúc – xưởng dệt của nghệ nhân Nguyễn Văn An.
Xin kính chào quý khách Tôi là Trần Anh, đến từ công ty du lịch Biển Xanh Hôm nay, tôi rất vinh dự được đưa quý khách đi thăm một làng nghề thủ công truyền thống nổi tiếng của Hà Nội nói riêng và Việt Nam nói chung Đó là làng lụa Vạn Phúc Tôi xin giới thiệu với quý khách lề lịch trình của chúng ta hôm nay để quý khách có thể chủ động và
Đầu tiên, chúng ta sẽ đến thăm nhà lưu niệm Hồ Chí Minh, vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc tôi Sau đó, tôi sẽ đưa quý khách đến thăm đình làng Vạn Phúc để quý khách hiểu rõ hơn về làng nghề này Thăm đình làng Vạn Phúc
xong, chúng ta sẽ cùng đến thăm xưởng sản xuất của gia đình ông Nguyễn
Văn An, một nghệ nhân nổi tiếng, để tìm hiểu về quy trình dệt lụa và các
sản phẩm đặc trưng của làng Vạn Phúc chúng tôi Tại đó, quý khách sẽ được
tự do tham quan và mua sắm các sản phẩm lụa vô cùng đẹp và tinh xảo
Và 5h chiều, quý khách sẽ tập trung tại đầu làng Xe sẽ đến đón chúng ta về khạch sạn để ăn tối và nghỉ ngơi Quý khách đã rõ chưa ạ?
Chúng ta sẽ bắt đầu chuyến di của mình nhé!
Kính thưa quý khách! Chúng ta đang đứng trước cửa ngôi nhà lưu niệm Hồ Chí Minh mà người dân Việt nam chúng tôi gọi một cách thân thương là nhà lưu niệm Bác Hồ ngôi nhà ghi dấu lại kỷ niệm về quãng thời gian mà Bác
Hồ đã sống và làm việc trong kháng chiến chống Pháp của dân tộc tôi
Trang 2Như quý khách đã biết, sau hơn 100 năm bị thực dân Pháp đô hộ, nước Việt nam đã giành lại được chính quyền cho nhân dân Đó là nhờ có Bác Hồ và
sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng Cộng sản Việt nam Thế nhưng, thực dân Pháp vẫn không từ bỏ ý đồ xâm chiếm Việt nam Thế nên sau khi diệt thù trong, giặc ngoài, khi đấct nước đã ổn định hơn, cuộc sống của người dân đã bới khó khăn thì Bác Hồ đã ra lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến, chống lại thực dân Pháp, mang lại hòa bình, độc lập dân tộc cho đất nước và ngôi nhà này chính là nơi đánh dấu sự kiện lịch sử quan trọng đó
Xin mời quý khách vào trong nhà ạ!
Thưa quý khách, ngôi nhà này nguyên là của ông Nguyễn Văn Dương Trước dã tâm xâm lược của thực dân Pháp, chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng
đã tích cực chuẩn bị kháng chiến Đầu tháng 12 năm 1946, Ban chấp hành Trung ương đã sắp xếp cho Bác đến ở và làm việc tại đây Trong 16 ngày Người làm việc tại ngôi nhà này (từ ngày 3/12/1946 đến ngày 19/12/1946), chủ tịch Hồ Chí Minh đã có nhiều cuộc gặp gỡ, trao đổi với các đồng chí trong Ban Thường vụ Trung ương Đảng và giải quyết nhiều nhiệm vụ quan trọng chuẩn bị cho cuộc kháng chiến Cũng trong thời gian này, nhiều lần Người đã trở về Hà Nội gặp gỡ các cán bộ, bộ đội, tiếp xúc với các phóng viên thông tấn báo chí nước ngoài Ngày 19/12/1986, Đại tướng Võ Nguyên Giáp, khi về thăm lại ngôi nhà này đã nói: “tại nơi đây, 40 năm về trước, Bác Hồ đã ra quyết định lịch sử, kêu gọi cả nước đứng lên, giết giặc cứu nước.” Sau đó, Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh cũng cũng đã rất xúc động khi đến đây: “Rất xúc động được đến thăm ngôi nhà mà Bác Hồ đã ở và đã thảo Bản kêu gọi toàn quốc kháng chiến Đây quả thực là một tổng hành dinh đóng giữa lòng địch Vạn Phúc đã là một căn cứ địa cách mạng, một căn cứ địa do lòng dân cách mạng tạo thành.” Trước ý nghĩa to lớn như vậy,
Trang 3ngôi nhà đã được Bộ văn hóa thông tin xếp hạng di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia vào ngày 21 tháng 2 năm 1975
Thưa quý khách, trước mặt quý khách là Bảo tàng cách mạng Vạn Phúc Trong bảo tàng có trưng bày rất nhiều hiện vật minh họa sự kiện lịch sử những ngày đầu thành lập Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa và giới thiệu khái quát về cơ sở cách mạng ở Vạn Phúc, những hình ảnh tiêu biểu trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp Nhưng tôi rất tiếc! Bảo tàng này đang được sửa chữa, tu bổ Nên tôi không thể đưa quý khách vào tham quan được
Thưa quý khách, mời quý khách nhìn phía bên tay trái của mình Đây là phòng khách, là nơi tiếp các đoàn khách về thăm ngôi nhà lưu niệm này cũng như những du khách có ý muốn nghiên cứu, học tập về lịch sử cách mạng của Việt nam chúng tôi Và phía dưới kia là phòng thường trực nếu quý khách có nhu cầu gì, quý khách có thể đến đó để hỏi trực tiếp
Bây giờ, chúng ta sẽ cùng lên tham quan trên tầng hai Thưa quý khách, tầng hai chình là nơi chủ tịch Hồ Chí Minh đã ở và làm việc trong suốt 16 ngày, những ngày đầu Toàn quốc kháng chiến ngôi nhà vẫn được bài trí như khi Bác Hồ đang ở đây Xin mời quý khách vào trong nhà ạ
Thưa quý khách, đây là chiếc sập và bàn thờ, là nơi tiếp khách và thờ cúng
tổ tiên của nhà ông Dương trước khi Bac đến làm việc tại đây và sau khi Người mất, ông Dương và người dân làng Vạn Phúc đã lập bàn thờ Bác để tưởng nhớ công ơn to lớn của Bác đối với dân tộc chúng tôi
Thưa quý khách! Trước mặt quý khách là một di vật vô cùng ý nghĩa Tuy chỉ là bộ bàn ghế mây bình thường nhưng nó lại chứa đựng ý nghĩa lịch sử
Trang 4đặc biệt đây là bộ bàn ghế mà chỉ tịch Hồ Chí Minh cùng các đồng chí lãnh đạo cao cấp của Đảng, Nhà nước ngồi họp quyết định vận mệnh của đất nước chúng tôi Ngay tai bộ bàn ghế này, bác và ban thường vụ trung ương Đảng đã quyết định phát động cuộc kháng chiến trên cả nước năm 1946 Dạ,
có quý vị nào biết nội dung lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến ấy Bác đã viết như thế nào không ạ? Đó là: “ ”
Còn phía bên kia là chiếc giường, nơi nghỉ ngơi của các cận vệ của Bác Trước đó là chiếc bàn Bác đã cặm cụi ngồi làm việc trong suốt những đêm đông lạnh giá vì lo cho nước, cho dân Kia là chiếc đèn dầu cùng thức với Người Tất cả đều gợi đến một vị chủ tịch yêu nước, thương dân, không quản mỏi mệt, sớm tối
Và bây giờ, tôi xin mời quý khách vào trong buồng thưa quý khách, đây là nơi Bác nghỉ ngơi trong thời gian sống tại ngôi nhà này Căn phòng vô cùng đơn sơ, không giống với bất kỳ căn phòng của vị lãnh tụ nào trên thế giới từ căn phòng này, quý khách cũng đã hiểu được phần nào đức tính cao đẹp của
vị chủ tịch nước của chúng tôi đúng không ạ?
Thưa quý khách, quý khách đang nhìn thấy chiếc giường nơi Bác đã ngồi làm việc và nghỉ ngơi Không cầu kỳ, xa hoa, đúng như người chủ của nó vậy
Và đây là chiếc tủ mang nhiều dấu ấn lịch sử không kém Trong thời gian Bác Hồ sống và làm việc tại đây, “Ban công tác đội Trung ương” đã dùng nó
để đựng tài liệu cách mạng Còn ở góc phòng kia là chiếc giá treo quần áo Bác đã dùng Dù là một chủ tịch nước nhưng Bác rất giản dị Bác đi khắp nơi với bộ quần áo kaki bạc màu, đôi dép cao su mòn gót Trước đây, trong
Trang 5ngôi nhà này còn lưu giữ đôi tạ tay và chiecs chậu rửa mặt của Bác Nhưng hiện nay, các hiện vật đó đã được chuyển sang di tích nhà 48 Hàng Ngang, nơi Bác đã viết Bản tuyên ngôn độc lập, khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hòa
Sau khi thăm khu di tích nhà lưu niệm này, tôi hy vọng các quý khách đã hiểu thêm rất nhiều về vị lãnh tụ kính yêu của chúng tôi, một người thương dân như con, lúc nào cũng
hết lòng vì nước vì dân
Vâng! Và thưa quý khách, chung ta sẽ tiếp tục với đình làng Vạn Phúc để hiểu rõ thêm về làng nghề thủ công truyền thống này
Kính thưa quý khách, Việt Nam chúng tôi được coi là mảnh đất của những làng nghề với khoảng 500 làng nghề thủ công truyền thống trải dài khắp đất nước Nhưng những làng nghề đó tập trung chủ yếu ở vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng và một số sông ở các tỉnh phía Bắc, đặc biệt là khu vực Hà Đông, Sơn Tây, với nhiều làng nghề nổi tiếng về may tre đan, làm nón lá,… Tỉnh Hà Đông, từ xa xưa, "bảy làng La, ba làng Mỗ", đều làm nghề dệt lụa Cho nên, có người gọi đây là quê lụa Có người quá yêu mến, gọi đây là "xứ lụa" Người Việt Nam xưa còn có câu nói quen thuộc:
“Chiếu Nga Sơn, gạch Bát Tràng,
Vải tơ Nam Định, lụa hàng Hà Đông.”
Trang 6Tuy vậy, lụa Hà Đông nổi tiếng nhất vẫn là lụa Vạn Phúc Người ta gọi là lụa Hà Đông, chính là lụa Vạn Phúc
Làng lụa Vạn Phúc, nay thuộc phường Vạn Phúc, thuộc quận Hà Đông, cách trung tâm Hà Nội khoảng 10km Trước đây, làng có tên là làng Vạn Bảo Đến thời Nguyễn,vì bị coi là phạm húy nên tên làng đổi thành Vạn Phúc Đây là một làng nghề dệt lụa tơ tằm đẹp nổi tiếng từ xa xưa, có nhiều mẫu hoa văn và lâu đời bậc nhất Việt Nam Lụa Vạn Phúc từng được chọn may quốc phục dưới các đời vua nhà Nguyễn
Làng nghề Vạn Phúc đã có gần 1.000 năm tuổi Hiếm có làng nghề nào có tuổi đời dài như Vạn Phúc Từ lâu, âm thanh từ những khung cửi, từ tiếng thoi đưa rộn ràng, khoan thai, dìu dặt đã trở thành nhịp điệu cuộc sống nơi đây Cùng tiếng thoi đưa, những nghệ nhân đã tạo ra sản phẩm nổi tiếng: lụa hàng vân, gấm hoa ngũ sắc…
Lụa Vạn Phúc được giới thiệu lần đầu ra quốc tế tại các hội chợ Marseille (1931) và Paris (1938), được người Pháp đánh giá là loại sản phẩm tinh xảo của vùng Đông Dương thuộc Pháp, rất được ưa chuộng tại các nước Pháp, Thái Lan, Indonesia Từ 1958 đến 1988, sản phẩm lụa Vạn Phúc hầu hết được xuất sang các nước Đông Âu; từ 1990 xuất khẩu ra nhiều quốc gia trên thế giới, thu ngoại tệ về cho đất nước
Theo ông Nguyễn Hữu Chỉnh, Chủ tịch Hội làng nghề, trong số 1.276 hộ dân sinh sống tại đây, có hơn 1.092 hộ sản xuất và kinh doanh các mặt hàng dệt lụa tơ tằm Cũng nhờ có làng nghề, trên 60% lao động trên địa bàn có việc làm và thu nhập ổn định Trong làng nghề hình thành nhiều doanh
Trang 7nghiệp lớn chuyên sản xuất kinh doanh lụa Vì vậy mẫu mã, chủng loại cũng trở nên phong phú hơn nhiều
Năm 2007, Vạn Phúc được tôn vinh là một trong những làng nghề tiêu biểu của Việt Nam bởi con số 2,5 triệu mét lụa tơ tằm được sản xuất trong năm, đạt doanh thu 35 tỷ đồng Ông Chỉnh cho biết, sản xuất và kinh doanh lụa chiếm tỷ trọng 63% cơ cấu kinh tế trong làng, mang lại mức thu nhập bình quân 1 triệu đồng một người một tháng Hiện nay, Vạn Phúc có trên 1.000 máy dệt và hàng ngày có khoảng 400 lao động thời vụ từ quanh vùng đến đây làm việc Cửa hàng bán lụa tơ tằm mọc lên ngày càng nhiều, hình thành
ba dãy phố lụa với trên 100 cửa hàng nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của du khách
Lụa Vạn Phúc nổi tiếng vì lụa đẹp, trước hết là vì thợ giỏi Với truyền thống lâu đời, thợ dệt Vạn Phúc có kỹ thuật tinh tế đặc biệt Người thợ Vạn Phúc dệt được các loại chim, muông, hoa, lá, rất cầu kỳ, kể cả dệt được hình
"lưỡng long chầu nguyệt", dài 20 mét trên mặt lụa Khi dệt xong tấm lụa, trải
ra, mặt nguyệt tròn trặn ở giữa, hai con rồng cân đối nhau như in, không lệch nhau một ly Giữa đầu hai con rồng với mặt nguyệt, cùng không lệch một ly Như quý khách đã thấy, nhờ nghề dệt lụa, mà Vạn Phúc "nhà nhà dựng xây
cơ nghiệp" Làng quê đã thay đổi nhiều, đẹp như thành phố
Thưa quý khách, chúng ta đã đến đình làng Vạn Phúc rồi ạ Xin mời quý khách vào trong đình để tham quan
Đình làng được xây dựng năm 868 Đến năm 1877, đời vua Tự Đức, đình được tôn tạo xây dựng như mới năm 1989, đình được trùng tu và đến năm
2004, đình được tu bổ lại khang trang như hiện nay Và đình Vạn Phúc đã
Trang 8được Ủy ban Nhân dân tỉnh Hà Tây cắp bằng xếp hạng di tích lịch sử văn hóa vào ngày 28 tháng 1 năm 2005
Đình Vạn Phúc là nơi thờ Ả Lã Thị Nga Bà là tổ nghề của làng lụa Vạn Phúc Sau khi bà mất, nhân dân đã lập đền thờ bà và tôn vinh bà là Thành Hoàng làng
Bà sinh ngày mùng 10 tháng 8 năm 845, con một gia đình hào phú vùng Cao Bằng Bà là vợ của Cao Biền, một tiết độ sứ của nhà Đường cai quản Giao Châu (là tên gọi của Việt Nam khi đó) và được người dân gọi tôn kính là bà Hùng thị Ả Lã Nương Nương, hiệu là Đê Nương Bà là một người phụ nữ đức độ, đảm đang và vô cùng khéo tay Bà đi chu du nhiều nơi Đến vùng đất này, bà nhận thấy rằng người dân nơi đây cần cù chịu khó, đây lại là vùng đất màu mỡ, có mưa thuận gió hòa, rất thích hợp để phát triển nghề trồng dâu, nuôi tằm và dệt vải Nên bà đã dừng chân tại đây để sinh sống Bà
đã có công đem những bí quyết dệt lụa của Trung Quốc về truyền dạy nghề cho những người dân vùng này Với công lao to lớn của bà, dân làng đã phong bà là Thành hoàng làng Chỗ chúng ta đang đứng chính là ngôi nhà của bà xưa kia Nhân dân đã xây dựng đình để thờ bà trên nền nơi bà đã sinh sống
Kính thưa quý khách! Đình làng Vạn Phúc cũng có kiến trúc tương tự các đình làng Việt Nam Đình trông ra một hồ nước lớn, tạo thế tụ thủy cho đình, vì người dân Việt Nam cho rằng cho đó là điềm thịnh mãn cho làng
Đây là bức bình phong Theo quan niệm của người Việt Nam, các công trình tôn giáo thường có bình phong, với tác dụng chắn các loại gió độc hại vào đình và bảo vệ đình
Trang 9Thưa quý khách, chúng ta đang nhìn thấy một hình ảnh quen thuộc trong đình chùa miếu mạo Việt Nam Đó là hình ảnh hạc chầu trên lưng rùa Hai hình tượng này có ý nghĩa tôn giáo sâu sắc nó thể hiện cho sự hòa hợp đất – trời, âm – dương Theo truyền thuyết thì Hạc và rùa là đôi bạn than Hạc là con vật tượng trưng cho loài vật trên trời, biết bay, thể hiện cho tinh túy, sự thanh cao Còn rùa là con vật tượng trưng cho loài động vật sống dưới nước, biết bò, thể hiện cho tuổi thọ, sự trường tồn Đến mùa mưa lũ, hạc kông thể sống ở vùng bị ngập nước Nên Rùa đã giúp đỡ, đưa Hạc đến vùng đất khô ráo hơn Và đến một ngày, trời lại hạn hán kéo dài Rùa đang phải khổ sở trong vùng đất khô cằn thì Hạc đã giúp đỡ Rùa, đưa Rùa đến vùng đất có nước dù sống trong hai môi trương hoàn toàn khác nhau, nhưng Rùa và Hạc vẫn gắn bó than thiết Điều đó thể hiện cho tình cảm chung thủy, giúp đỡ nhau vượt qua hoạn nạn của hai con vật này Từ đó, Rùa và Hạc được đưa vào các công trình tôn giáo, tín ngưỡng của Việt nam, để mọi người tôn thờ
và noi theo tình cảm đó
Quý khách có nhìn thấy cỗ kiệu kia không ạ? Đây là cỗ kiệu được chạm khắc tinh xảo, được sơn son thếp vàng Kiệu được dùng trong lễ hội làng và các đám rước thường được tổ chức 5 năm một lần Và gần đây, trong các đám rước thường xảy ra hiện tượng kiệu quay mà các vị bô lão trong làng cho rằng đó là hiện tượng thần hiển linh
Thưa quý khách, đây là Hậu cung, là nơi đặt bàn thờ Thành hoàng, Đê Nương Lã Thị Nga Trong Hậu cung có Cung cấm, là nơi đặt bài vị, sắc phong của ngài, là nơi có không khí uy nghiêm và linh thiêng Nên chúng ta không đựơc vào trong
Trang 10Mời quý khách theo lối này ạ Đây là một khung cửi mà nhà nước đã tặng cho làng Vạn Phúc nhân dịp làng dệt tâm lụa trong dịp kỷ niệm 1000 năm Thang Long – Hà Nội
Quý khách có thể tham quan và chụp ảnh trong 15 phút Và chúng ta sẽ đến thăm điểm tiếp theo ạ
Thưa quý khách, đây là dãy của hang bán các sản phẩm lụa Các mặt hang
vô cùng đa dạng nhưng nếu quý khách mua hàng thì quý khách nên cẩn thận vì có một số mặt hàng kém chất lượng từ Trung Quốc
Và đây là xưởng sản xuất của nghệ nhân Triệu Văn Mão rồi, thưa quý khách Ông là một nghệ nhân nổi tiếng tại đây, một trong những nghệ nhân cuối cùng biết dệt lụa Vân - một loại lụa cổ “chính tông Vạn Phúc” đã thất truyền mới được chính ông khôi phục từ gần chục năm nay
Làm nghề lụa từ nhỏ, lại là chân truyền của dòng họ lụa nổi tiếng Triệu Văn, song ông Mão khẳng định: nghề lụa không quá nhiều bí quyết như nghề khác Người làng Vạn Phúc “bén hơi lụa” thì chỉ cần một năm là thành nghề, nhưng người nơi khác muốn học thì bí quyết duy nhất là kiên trì và chịu khó Ông giảng giải: “Lụa Vân mềm mượt hơn lụa thường nhờ kỹ xảo nhà nghề Làm lụa Vân thì bản thân người thợ phải có con mắt tinh đời chọn tơ đúng loại Cái khó nhất là tất cả các công đoạn đều phải làm thủ công mà không được dệt bằng máy, đòi hỏi người thợ phải tinh mắt nhanh tay”
Tại Lễ hội văn hóa các dân tộc Việt Nam năm 2005, độc chiêu làm lụa Vân của ông Mão đã được trao giải Quả cầu vàng và Tinh hoa Việt Nam Festival Huế năm 2006 cũng đã chọn những bộ trang phục cung đình Huế mà ông Mão phục chế bằng độc chiêu lụa Vân để trưng bày, giới thiệu với khách