1. Trang chủ
  2. » Văn Hóa - Nghệ Thuật

Bài thuyết minh: Tour Sài Gòn - Vũng Tàu

31 5,3K 16

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 31
Dung lượng 215,5 KB

Nội dung

Toàn bộ bùng binh Hàng Xanh được qui hoạch và xây dựng vào ngày 17.09.1994 và hoàn thành ngày 30.04.1995 nhằm chào mừng kỷ niệm 20 năm ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng .Toàn bộ kinh ph

Trang 1

Tài liệu thuyết minh tuyến TPHCM_VŨNG TÀU By: Proguide

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Trên mảnh đất mà ngày nay có Tp.HCM ,từ đầu TK XVII đã có những người nông dânViệt Nam đến và khai phá rừng mở mang đồng ruộng Họ là những người nông dân lao động không chịu đựng nổi sự áp bức ,bóc lột của bọn phong kiến Trịnh- Nguyễn

vì thế mà họ lần theo bờ biển Đông hoặc bằng những chiếc ghe bầu cưỡi đầu ngọn sông đi tìm đất sống tự do

Cái tên Đồng Nai –Bến Nghé phản ánh rất đúng hiện thực rất chân chất và thơ mộng cũng ra đời từ đấy

Mảnh đất Bến Nghé này trải qua gần 400 năm lịch sử đã mang rất nhiều tên khác nhau để rồi ngày nay được mang tên Hồ Chí Minh –người anh hùng đẹp nhất trong lịch sử Việt Nam

Năm 1976 sau khi đất nước hoàn toàn giải phóng ,Quốc Hội chính thức lấy tên là TP.HCM

Thành phố Hồ Chí Minh trong địa giới hôm nay rộng hơn 2093,7 km2 ; dân số

5.554.850 người (năm 2003) Là Thành phố lớn và đông nhất của đất nước ,có năng lực về sản xuất kinh doanh và là một trong những thành phố đang phát triển khá sầm uất của khu vực Đông Nam Á Gồm 23 quận ,huyện :

+Quận :1 ,2 ,3 ,4 ,5 ,6 ,7 ,8 ,9 ,10 ,11 ,12 ,Phú Nhuận ,Gò Vấp ,Bình Thạnh ,Tân Bình ,Tân Phú ,Bình Tân

+Huyện :Nhà Bè ,Hóc Môn ,Củ Chi ,Bình Chánh ,Cần Giờ

Toạ lạc trên vùng đất Đông Nam Bộ ,Sài Gòn ở vị trí có ưu thế lớn :

_Phía tây là bình nguyên bát ngát –vựa lúa cả nước ,với những kênh rạch đủ sâu chomọi thuyền

_ Phía đông là cảng biển lý tưởng cho sự giao lưu thế giới Khí hậu nóng ẩm ,song lại

ít thiên tai ,sản vật phong phú :lúa gạo ,trái cây bốn mùa ,sản phẩm vùng biển cùng với sức lao động dồi dào và con người dũng cảm ,cần cù ,nhân hậu… Sài Gòn đã sớmtrở thành nơi giao lưu kinh tế và thương mại có sức cuốn hút lớn

Khi bị ngoại xâm ,không cam chịu mất nước ,nhân dân Sài Gòn –Gia Định đã nhất tề đứng lên Lịch sử đã ghi nhận tinh thần yêu nước nồng nàn và ý thức trách nhiệm cao cả của nhân dân Nam Bộ nói chung và Sài Gòn –Gia Định nói riêng trước vận mệnh dân tộc

Sau thời gian dài trường kì kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ ,cuộc tổng tiến công nổi dậy Mùa Xuân 1975 đã đánh dấu bước ngoặt mới cho sự hòa bình

và ấm no của dân tộc Việt Nam

Tên thành phố Sài Gòn được đổi thành tên thành phố Hồ Chí Minh vào năm 1976Sau hơn 10 năm cùng với cả nước thực hiện đường lối đổi mới kinh tế trên địa bàn thành phố tăng trưởng khá cao và ổn định đóng góp 37,8% GDP cả nước

Hiện nay ,Tp.HCM là trung tâm du lịch lớn nhất cả nước ,thu hút hàng năm 70%

Trang 2

lượng khách quốc tế đến Việt Nam.

Ngã Tư Hàng Xanh

Theo tài liệu của ông Vương Hồng Sển: Địa danh này có được là do xưa kia nơi đây trồng rất nhiều loại cây Sanh ,đây là loại cây có lá màu xanh mọc um tùm cùng họ với cây Si Sau này người dân đọc trại ra là cây Xanh và ngã tư này gọi là ngã tư Hàng Xanh

Toàn bộ bùng binh Hàng Xanh được qui hoạch và xây dựng vào ngày 17.09.1994 và hoàn thành ngày 30.04.1995 nhằm chào mừng kỷ niệm 20 năm ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng Toàn bộ kinh phí giải toả đền bù là 63 tỉ đồng ,trong đó 15,6 tỉđồng dành cho xây dựng Với mức kinh phí quá lớn này Chính Phủ đã quyết định do công ty may mặc Huy Hoàng bỏ vốn ra xây dựng Bù lại ,nhà nước phải chấp nhận cắt đất ở quận 11 cho công ty Huy Hoàng khi công trình hoàn tất Nó đã giải quyết được tình trạng kẹt xe do lưu lượng xe qua lại nơi đây quá lớn thêm vào đó là gần cảng biển cho nên nếu giải quyết được tình trạng kẹt xe thì sẽ là một động lực giúp cho hàng hoá lưu thông tốt và kinh tế phát triển

Hiện nay ,đoạn đường từ Hàng Xanh đến ngã tư Thủ Đức có 12 làn xe với tổng chiều rộng là 120m

Cầu Văn Thánh

Chạy dọc theo đường Điện Biên phủ chúng ta sẽ gặp kế tiếp là cầu

Văn Thánh Cầu này bắt qua con rạch Văn Thánh ,đổ ra rạch Thị Nghè và sau đó là

đổ ra sông Sài Gòn Đứng trên cầu Văn Thánh nhìn về phía bên tay phải ta sẽ thấy

có một cù lao 7 mẫu Nơi đây còn gọi là khu du lịch Văn Thánh được xây dựng vào năm 1988 trên cù lao 7 ha Theo sáng kiến của các nhà hoạt động văn hoá quận Bình Thạnh ,cù lao 7 mẫu đã được đầu tư xây dựng thành khu du lịch Văn

Thánh Hành năm vào ngày 5-1 âm lịch nơi đây thường tổ chức lễ hội mừng chiến thắng của vua Quang Trung và cuộc thi tuyển chọn diễn viên điện ảnh, người mẫu.Tương truyền xưa kia :vào thời vua Minh Mạng thứ 5 (1824) ,nơi đây có một ngôi miếu thờ đức Khổng Tử nên người ta gọi là Văn Thánh Tuy nhiên ngôi miếu này hiệnnay không còn nữa do trong quá trình xâm lược ,Pháp đã cho phá bỏ toàn bộ ngôi miếu này

Bến Xe Văn Thánh

Là một trong những bến xe lớn có từ lâu đời ở khu vực này Từ đây có thể đi Biên Hoà –Vũng Tàu và một số tỉnh miền Trung Khoảng cuối năm 1996 bến xe được dời sang bến xe Miền Đông vì ở đây xây dựng hệ thống đường lớn và cao tốc ,nếu để bến xe ở khu vực này dễ gây ách tắt giao thông

Khu Tân Cảng

Khu Tân Cảng nằm ngay dưới chân cầu Sài Gòn phía hạ lưu quận Bình Thạnh Cảng này được Mỹ xây dựng vào năm 1965 ,được xem là hải cảng quân sự lớn của Mỹ –Ngụy nhằm cung cấp vũ khí và đạn dược cho chiến trường miền Nam Việt Nam Sau giải phóng thì đây là khu vực do hải quân Việt Nam kiểm soát Trong thời kinh tế thị trường (1990) khu Tân Cảng được chia thành 2 khu vực :khu vực kinh tế (cho tàu

Trang 3

xuất nhập hàng hoá và kho để các Container) Từ cầu Sài Gòn nhìn xuống chúng ta

có thể thấy rất nhiều Container xếp chồng lên nhau trong một khu vực lớn Hiện cảng là trung tâm sửa chữa và tiếp tế hàng hoá chính của nền quân sự Việt Nam.Cảng Sài Gòn trực thuộc Cục hải quan Việt Nam ,là cảng lớn nhất của Việt Nam hiện nay, đã trải qua trên 100 năm phát triển và là thành viên của Hiệp hội cảng quốc tế

từ năm 1992 Hiện nay cảng còn tiếp tục thu hút đầu tư để phát triển và mở rộng quan hệ hợp tác kinh tế Điều kiện tự nhiên của cảng Sài Gòn khá thuận lợi cho một cảng biển với tốc độ dốc luồng 85km từ Vũng Tàu với mức nước bình quân 11m ,thấpnhất là 9,7m và cao nhất là 12,1m Cảng có thể tiếp nhận tàu có tổng trọng tải 30.000 DWT ,dài 230 m trong khoảng thời gian 6->15 giờ/ngày

Khu Thanh Đa

Cư xá Thanh Đa gồm 29 lô chiếm diện tích36ha được xây dựng 1973 làm khu nhà ở cho công nhân viên chức

Đặc sản của khu vực này là: bánh tráng phơi sương cuốn thịt luộc ,cháo vịt… ngoài

ra ở đây còn nổi tiếng với khu du lịch Bình Quới: gọi là khu du lịch dước nước với nhiều hoạt động trên đoạn sông Sài Gòn Đến đây chúng ta có thể tổ chức các hoạt động dã ngoại như: lướt ván trên sông ,câu cá giải trí ,du thuyền trên sông … hàng năm ở đây thường tổ chức trại hè cho thiếu nhi toàn thành phố

Cầu Sài Gòn

Được xây dựng vào năm 1960 và hoàn thành vào năm 1964 ,cầu dài 987,2m ,rộng 16m ,dài 32 nhịp ,trọng tải 25 tấn Đây là chiếc cầu quan trọng của cửa ngõ dẫn vào thành phố Cầu do hãng C.E.C (Capital Engineering Cooperetion) thiết kế và hãng RMR (Mỹ) thi công xây dựng bắt qua sông Sài Gòn ,kinh phí do chính quyền Mỹ tài trợ ,sông Sài Gòn bắt nguồn từ Sông Bé (sông Mê Kông) chảy qua Củ Chi ,Thanh

Đa ,Nhà Bè rồi đổ ra cửa biển Cần Giờ qua sông Soài Rạp

Năm 1998 ,ta liên minh với Pháp xây dựng ,sửa chữa và nâng cấp lại phần chịu lực thời mở rộng từ 16m thành 25m với tải trọng 45 tấn Trong tương lai sẽ có thêm mộtcây cầu nữa bắc song hành với cây cầu cũ nhằm giảm bớt áp lực cho cầu Sài Gòn Cầu Sài Gòn là ranh giới giữa đường Điện Biên Phủ và xa lộ Hà Nội

Sông Sài Gòn dài 220km ,bắt nguồn từ cao nguyên Hớn Quảng Một đoạn của con sông này là ranh giới tự nhiên của tỉnh Tây Ninh và Bình Phước Một phần đổ vào Hồ Dầu Tiếng ,sau khi chảy qua Bến Cát sông lại nhập chung với sông Đồng Nai và đổ racửa biển Gành Rái

Xa Lộ Biên Hoà

Xa lộ Biên Hoà dài 31km ,rộng 21m được xây dựng từ năm 1956->1961 do Mỹ viện trợ Xa lộ Biên Hòa nối liền từ cầu Điện Biên Phủ (trước đây là cầu Phan Thanh Giản )đến ngã ba Tam Hiệp (Hố Nai) theo dự định ban đầu xa lộ có 4 làn xe nhưng do thất bại trong “chiến tranh đặc biệt” Hoa kỳ đã cắt giảm kinh phí nên năm 1964 xa lộ được khánh thành chỉ với hai làn xe Mỹ và chính quyền Sài Gòn sử dụng con đường này như một đường bằng quân sự dã chiến phòng khi sân bay Tân Sơn Nhất gặp sự

cố Đến năm 1971 chính quyền Việt Nam Cộng Hòa cho rằng xa lộ sẽ là một đường băng tuyệt vời cho quân giải phóng tấn công Sài Gòn nên đã cho xây dựng một con lương chạy dọc theo xa lộ Tuy vậy, xét về mặt giao thông vận tải thì đây là một điều

Trang 4

kiện tốt nhằm giúp cho giao thông trên xa lộ được an toàn hơn.

Ngày 10-10-1984 nhân kỷ niệm 30 năm giải phóng Hà Nội ,xa lộ Biên Hòa đổi tên thành xa lộ Hà Nội Năm 1998 ,cùng với dự án khôi phục lại QL 1A ,xa lộ Hà Nội cũngkhôi phục và mở rộng ,bàn giao lại cho chính phủ Việt Nam vào ngày 20-1-1998 Đây là con đường quan trọng về kinh tế ,quân sự nối liền miền Bắc và Sài Gòn

Parkland

Đây là khu nhà ở dành cho người nước ngoài thuê ,được xây dựng khoảng 1995 …

Là biệt thự đẹp được xây dựng trong vườn rộng ,thoáng ,nằm cạnh xa lộ quan trọng Sài Gòn- Biên Hoà tạo thêm cảnh quan cho thành phố phía trên là khu nhà ở ,văn phòng cho người nước ngoài thuê và tầng trệt là một siêu thị Mini bán hàng phục vụ cho những người ở quanh khu vực

Đây là một nhà máy liên doanh giữa nhà máy Ciment Hà Tiên và tập đoàn Holder Bank của Thụy Sĩ với vốn đầu tư 346 triệu USD (35% vốn Việt Nam) Thời gian sử dụng 50 năm

Công suất thiết kế của nhà máy 1,8 triệu tấn/năm Được xây dựng tháng 10-1994 vàhoàn thành vào đầu năm 1997 Tháng 1-1997 ,nhà máy Ciment Sao Mai đã cho ra những mẻ ciment đầu tiên

Giống như nhà máy ciment Hà Tiên ,nhà máy ciment Sao Mai cũng có nhà máy ciment ở Hòn Chông ,Hà Tiên để cung cấp nguyên liệu Linke cho sản xuất

Cầu Rạch Chiếc

Đoạn đường từ cầu Sài gòn đến cầu Rạch Chiếc là địa bàn thuộc quận 2 ,cầu Rạch Chiếc đến cầu Đồng Nai thuộc quận 9 và quận Thủ Đức Cầu Rạch Chiếc được xây dựng từ năm 1960 Đây là cửa ngõ quan trọng về quân sự của chính quyền Sài Gòn ,cầu dài 184m ,rộng 8,5m Vào 27-04-1975 tại chân cầu đã xảy ra 5 cuộc giao tranh ác liệt giữa quân giải phóng và quân Việt Nam Cộng Hòa ,sở dĩ cầu có tên RạchChiếc là do khi làm cầu này ở sông có loại rau chiếc nên được gọi là cầu Rạch Chiếc

Quận Thủ Đức –Lâm Viên Thủ Đức

Trước kia Thủ Đức là một huyện ngoại thành có diện tích 20.000ha Vào ngày

4-4-1997 để mở rộng trung tâm nội thành ra ,UBND thành phố quyết định thành lập 5

Trang 5

quận mới Trong đó Thủ Đức được tách ra thành 3 quận ngoại thành :quận 2 ,quận 9

và quận Thủ Đức Xét về tiềm năng kinh tế tại khu vực Thủ Đức này phát triển cơ sở đầu tư của nước ngoài ;món ăn đặc sản ở đây là nem Thủ Đức

Lâm viên Thủ Đức :vào ngày 22-4-1992 được phép của Uy Ban Hợp Tác Đầu Tư Nhà Nước bởi 4 công ty :Lâm Viên Thủ Đức ,Du Lịch Thành Phố ,Liksin và công ty Đài Loan liên doanh xây dựng tại đây sân Golf 36 lỗ đạt tiêu chuẩn quốc tế và một kháchsạn 120 phòng đạt tiêu chuẩn 3 sao và những công trình phụ như :sân quần vợt ,hồ bơi ,sân chơi trẻ em… với tổng kinh phí 7 triệu USD hoàn thành năm 1996 Khi bắt đầu xây dựng thì có nhiều nguồn dư luận nhưng sau đó có kết luận của Thủ Tướng Chính Phủ sân Golf mới đi vào xây dựng yên ổn Hiện nay sân tập đánh Golf đã hình thành và thẻ hội viên thường trực của Golf là 5.000 USD/người

Nhà Máy Xi Măng Hà Tiên

Nhà máy xi măng Hà Tiên được người Pháp xây dựng từ năm 1959 đến 1964 nhằm cung cấp xi măng cho các tỉnh thành phố Vị trí nhà máy rất thuận lợi cho việc chuyển nguyên liệu từ nhà máy xi măng Kiên Lương ở Hà Tiên về đây bằng đường bộlẫn đường thủy Do nguồn nguyên liệu chủ yếu được khai thác từ Hà Tiên nên gọi là

xi măng Hà Tiên Đến cuối năm 1994 nhà máy Hà Tiên đổi thành công ty xi măng HàTiên 1 Sản lượng hiện nay hơn 2 triệu tấn/năm

Nhà Máy Nhiệt Điện Thủ Đức (hai ống khói đỏ trắng phía bên trái)

Nhà máy nhiệt điện Thủ Đức được xây dựng năm 1964 ,công suất 165 MW Sau đó nâng lên 242 MW (do nhận thêm 2 turbin khí từ Hải Phòng công suất 77 MW)

Công Ty Truyền Tải Điện 4 Trạm Thủ Đức

Để có thể nhận điện từ thủy điện Đa Nhim (1961-1964) và phân phối điện cho thànhphố ,nên ở đây xây dựng thêm một trạm biến điện (các năm 1964) do các công ty của Nhật xây dựng bằng bêtông cốt thép và mang dáng dấp nhà máy hiện đại Năm 1964 : gọi là nhà truyền tải và phân phối điện ,đến năm 1976 đổi tên thành sở truyền tải điện Thủ Đức Hiện nay gọi là công ty truyền tải điện 4 Trạm Thủ Đức.Hiện nay ở đây tập trung 2 nguồn điện : nhiệt điện Thủ Đức và Thủy điện Đanhim (còn thủy điện Trị An hạ thế ở trạm Hóc Môn) hạ thế cung cấp điện cho thành phố vàkhu vực xung quanh

Ngã Tư Bình Thái

Rẽ phải đi vào có một số nhà máy lớn :Vietronics ,thép Posvina ,dệt Phước Long

Rẽ trái vào chùa một cột ,trường Đoàn Lý Tự Trọng và chợ Thủ Đức

Làng Đại Học

Được xây dựng từ năm 1961 hơn 200 ngôi biệt thự dành cho 200 giáo sư ở và làm việc Đây là một dự án lớn cây làng đại học ở cây số 12 ,cạnh xa lộ Biên Hòa cũ do kiến trúc sư Ngô Viết Thụ đưa ra phương án qui hoạch tổng thể khu làng Đại Học này

Trang 6

Công trình xây dựng khu biệt thự này với sự tham gia thiết kế của hầu hết các kiến trúc sư tiếng tăm thời bấy giờ :Huỳnh Kim Mảng ,Nguyễn Gia Đức ,Tô Công Văn ,Lê Công Lắm ,Trần Văn Tải ,Nguyễn Quang Nhạc ,Phạm Văn Thông Biệt thự được thiết

kế đa dạng đầy đủ tiện nghi nằm trên các lô đất thoáng mát

Nhu cầu tiêu dùng nước ở thành phố Hồ Chí Minh hiện tại là : 1.000.000m3

nước/ngày (Nhà máy nước Thủ Đức cung cấp m3 nước/ngày +nhà máy nước Hóc Môn 200.000m3 nước/ngày ,thiếu khoảng 150.000m3 nước/ngày.)

Ngân hàng Á Châu cho vay khoảng 62,3 tỉ USD để nâng công suất nhà máy nước Thủ Đức đủ cho nhu cầu tiêu dùng ,thay hệ thống ống chính lên 2,4m (ống cũ 1,8m)Bên trái chúng ta có 2 ống cao nhô lên là:

Cột thủy áp lực (giống cầu Điện Biên Phủ) nhằm điều hòa các lực trong các đường ống nước Ví dụ,vào ban đêm tất cả các van nước của các gia đình đều đóng lại thì

áp lực nước trong ống rất lớn ,nên 2 trụ này có nhiệm vụ giảm áp suất tránh các đường ống bị phá vỡ

Công Ty Nước Giải Khát Coca-cola

Nhà máy nước ngọt Coca-cola :trước đây là công ty liên doanh giữa công ty nước giảikhát Chương Dương và công ty Indochina chi nhánh PCB ( Paciffic Beverga

Company) đặt tại Singapore Chính thức ký hợp đồng vào tháng 7-1993 với tổng vốnđầu tư là 24 triệu USD Nhà máy PCB nằm trên một lô đất khoảng 2ha tại Thủ Đức Nhà máy có 3 dây chuyền sản xuất 3.5000 két/ngày và công suất tối đa là 40 triệu lít/năm Hiện nay là doanh nghiệp có 100% vốn nước ngoài

Trước đây thị trường nước ngọt giải khát ở TP.HCM là Tribêcô –tiếp Pepsi –hiện nay Coca-cola chiếm lĩnh thị trường nước ngọt ở TP.HCM và cả nước

Trang 7

Hiện nay Coca-cola là một trong những đơn vị tài trợ cho nhiều hoạt động thể thao thành phố và cả nước.

Xa Lộ Đại Hàn

Đến ngã ba trạm 2 hía trái là xa lộ Đại Hàn

Sau tổng tấn công vào tết nổi dậy năm Mậu Thân 1968 ,Mỹ hoảng sợ và cho xây dựng hệ thống đường vành đai để bảo vệ sân bay Tân Sơn Nhất và Sài Gòn ,để ngănm cách giữa Sài Gòn và quân cách mạng ở Hóc Môn –Củ Chi

Xa lộ Đại Hàn được xây dựng 1960-1970 ,do công ty Mỹ thiết kế và do công binh ĐạiHàn xây dựng (nên có tên gọi là xa lộ Đại Hàn)

Xa lộ Đại Hàn dài 40km, rộng 16m bắt đầu từ ngã 3 trạm 2 đến ngã 3 An Lạc Hiện nay đoạn đường này là quốc lộ 1A (trên đoạn này từ Trạm 2 đến ngã 2 Bình Phước gọi là đường Trường Sơn)

Xa lộ Đại Hàn là một hệ thống đường giao thông hết sức quan trọng là cầu nối 2 khu vực kinh tế :vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long và vùng Đồng Bằng Nam Bộ Đa số những xe đi từ các tỉnh miền Tây lên miền Đông không phải vào TP.HCM mà đi qua

xa lộ Đại Hàn

Đường Xuyên Á

Khoảng năm 1996 chính phủ đã có quyết định xây dựng đường Xuyên Á từ

(Bangkok) Thái Lan qua Campuchia (Nông Pênh) qua cửa khẩu Mộc Bài (Bến Cầu –Tây Ninh) qua thị trấn Gò Dầu đến quốc lộ 22A đến Ngã 4 An Sương quẹo trái qua xa

lộ Đại Hàn đến ngã 3 trạm 2 và đi Vũng Tàu

Đoạn đường từ Bangkok –Nông Pênh –TP.HCM –Vũng Tàu là côn trình đầu tiên Liên Áđược “hội nghị kỹ thuật vùng” của Ngân hàng phát triển Châu Á (ADB) đầu năm

1996 ưu tiên chọn lựa Theo tính toán các chuyên gia, cảng Bến Đình –Sao Mai –Thị Vải nối thông mạng ôtô Xuyên Á ,sẽ làm cho các sức sản xuất khu vực tăng gấp 2 đến 2,5 lần (Có các tỉnh như: Tây Ninh ,Bình Dương ,TP.HCM ,Đồng Nai ,Vũng Tàu).Đường Xuyên Á trên địa phận Việt Nam từ cửa khẩu Mộc Bài đến Vũng Tàu dài 173km

Kinh phí toàn tuyến Bangkok –Nông Pênh –Vũng Tàu là 306 tr USD Trên địa phận Việt Nam là 120 tr USD

Từ trạm 2 vào phía trái khoảng 2km (rẽ phải) vào trường Đại Học Đại Cương –Đại Học Dược, TDTT, … Nếu đi tới khoảng 500m (phía trái) là khu điện tử Nam Triều TiênVINASAMSUNG ,tiếp tục đi tới phía trái là khu chế xuất Linh Trung

Suối Tiên Thủ Đức

Lâm trại Suối Tiên cách trung tâm TP Hồ Chí Minh 19km thuc xã Tân Phú huyện ThủĐức cách xa lộ Hà Nội 100m ,nơi đây có một dòng suối thiên nhi6n lâu đời uốn lượn qua những cụm rừng nguyên sinh và đổ dòng qua 6 ngọn đồi ,tạo thành 6 ngọn thác nhỏ Suối chảy qua các tỉnh Đồng Nai ,Sông Bé và hạ nguồn chảy qua Lâm Trại dài 1.200m ,như một dải lụa trắng Mùa xuân hoa mai vàng nở rộ dọc theo triền

suối Trước vẻ đẹp thơ mộng và quyến rũ ấy người dân ở đây không ngầnngại đặt tên là Suối Tiên Tháng 6-1993 đồ án quy hoạch được văn phòng kiến trúc sư trưởng phê duyệt và UBND thành phố cho phép thực hiện theo quy hoạch Lâm Trại Suối Tiên trên diện tích 120ha với vốn đầu tư bước đầu là 50 tỉ đồng cho các công trình vui chơi tham quan trên diện tích 20ha

Đến với Suối Tiên quý khách sẽ tận hưởng những giây phút thoải mái không khí trong lành cùng với thiên nhiên và đặ biệt được chiêm ngưỡng hình ảnh một con rồngđược xây dựng theo truyền thuyết “con rồng cháu tiên” lớn nhất Việt Nam ,dài 400m

Trang 8

được đúc bằng bêtông Trong tương lai một phần của sở thú sẽ được chuyển ra đây.

Dự An Thảo Cầm Viên Mới

UBND TP chấp nhận cho địa điểm xây dựng Thảo Cầm Viên mới tại khu vực đồi Lâm Viên gần sân golf quận 9 Thảo Cầm Viên mới có diện tích 200ha với các khu vui chơi,giải trí ,mô hình tiến hoá các loại động vật và thực vật Dự kiến kinh phí xây dựng khoảng 50tr USD

Khu Lâm Viên Thủ Đức được quyết định thành lập ngày 6-8-1984 cách xa lộ Hà Nội 2km phía phải với diện tích là 1200ha (trong đó phủ 350ha cây điều và 200ha cây xanh)

Nghĩa Trang Liệt Sĩ TP

Nằm trên ngọn đồi không tên :nơi yên nghỉ của các chiến sĩ hy sinh trong cuộc khángchiến chống Pháp ,Mỹ và Campuchia Diện tích 3ha –được xây dựng 1984 -4.1987 ,ở giữa là tượng đài Bà Mẹ Việt Nam với hơn 12.000 ngôi mộ anh hùng liệt sĩ ôm lấy tượng đài Bà Mẹ Việt Nam anh hùng

Tượng đài Bà Mẹ Việt Nam anh hùng được nhà điêu khắc Nguyễn Hải tạc nên

Núi Châu Thới

Còn gọi là núi Châu Thái ,cao 73m ,trên núi có chùa Hội Sơn Trụ trì Khánh hưng Thiền Sư Vào thế kỷ 18 ở đây từng là nơi đóng quân của Nguyễn Anh

Trước đây ở núi Châu Thới là nơi khai thác đá để cung cấp cho ngành xây dựng và cầu đường

Phía trái :khu du lịch Bình An

Nằm cách xa lộ Hà nội 500m phía trái là khu du lịch hồ Bình An ,khu nghỉ ngơi vào cuối tuần cho dân thành phố ,với khung cảnh thoáng mát hữu tình có hồ nước, nhiềukhu vui chơi

Đường vào Tân Vạn ,(ngã 3 Tân Vạn) :vào núi Châu Thới du lịch suối Lồ Ô

Cầu Đồng Nai

Cầu Đồng Nai được xây dựng vào năm 1959-1961 do hãng C.E.C thiết kế và hãng Joushin Deake thi công ,cầu dài 454m ,rộng 16m ,trọng tải 25 tấn ,gồm 27 nhịp được bắt qua con sông Đồng Nai ,con sông quan trọng của tỉnh Đa Nhim-Đa dung có nguồn gốc từ cao nguyên Lâm Viên (Lang Bian) ở độ cao 1776m đổ về ,chảy qua địa phận tỉng Đồng Nai sau đó kết hợp với sông Sài Gòn đổ ra vịnh Gành Rái

Sông Đồng Nai :hệ thống sông Đồng Nai –Vàm Cỏ là hệ thống sông kép vì hai con sông này chỉ gặp nhau ở ngoài cửa Soài Rạp và được kết nối với nhau bằng những con kênh nhân tạo Đây là hệ thống sông lớn thư` ba trong nước sau hệ thống sông Hồng và sông Cửu Long Chiều dài sông chính là 635km ,diện tích toàn khu vực là 44100km2 phát triển chủ yếu ở Nam Tây Nguyên và Đông Nam Bộ ,một phần ở Tây Nam Bộ và Campuchia Hệ thống sông Đồng Nai và Vàm Cỏ có tổng lượng nước vào khoảng 32,8 tỉ m3/ năm Thủy chế tương đối đơn giản vì chỉ có một mùa mưa và một mùa cạn Sông Đồng Nai có giá trị cả về giao thông ,sinh hoạt ,nông nghiệp và thủy điện

Trang 9

Từ trên cầu ,ở ngã ba sông về phía thượng lưu là Cù Lao Phố Ngược dòng lịch

sử ,năm 1679 ,khi triều Minh Mạng ở Trung Hoa bị nhà Thanh lật đổ có khoảng 3000 binh sĩ và gia đình trong nhóm bài Thanh phục Minh đã đến nước ta và xin Chúa Nguyễn cho làm dân Việt Trong đó có một nhóm do Trần Thượng Xuyên làm thủ lĩnhđến cư trú tại đây và lập nên một cảng có hoạt động thương mại sầm uất gọi là NôngNại Đại Phố Năm 1698 ,thừa lệnh của Chúa Nguyễn ,Nguyễn Hữu Cảnh vào Nam kinh lý ,ông thấy vùng đất này trù phú và yên bình nên đã dừng chân tại đây Ông

đã chia đặt các đơn vị hành chính và thành lập chính quyền Nam Bộ ,hai huyện đầu tiên là Phước Long và Tân Bình Sông Đồng Nai là ranh giới tự nhiên giữa thành phố

Hồ Chí Minh và tỉnh Đồng Nai

Tỉnh Đồng Nai

Đồng Nai là tỉnh thuộc Miền Đông Nam Bộ nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam,có diện tích 5,862,73km2 ,chi61m 17,6% diện tích tự nhiên của vùng Đông Nam

Bộ Dân số toàn tỉnh theo số liệu thống kê năm 2003 là 2.149.030 người ,mật độ dân

số :365 người /km2 Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên của toàn tỉnh năm 2004 là

1,22% Tỉnh có 11 đơn vị hành chính trực thuộc gồm :thành phố Biên Hoà –là trung tâm chính trị kinh tế văn hoá của tỉnh :thị xã Long Khánh và 9 huyện :Long

Thành ;Nhơn Trach; Trảng Bom ;Thống Nhất ;Cẩm Mỹ ;Vĩnh Cửu ,Xuân Lộc ;Định Quán ;Tân Phú

Là một tỉnh nằm trong vùng phát triển kinh tế trọng điểm phía Nam Đồng Nai tiếp giáp với các vùng sau:

+ Phía Đông giáp tỉnh Bình Thuận

+ Phía Đông Bắc giáp tỉnh Lâm Đồng

+ Phía Tây Bắc giáp tỉnh Bình Dương và Bình Phước

+ Phía Nam giáp tỉnh Bà Rịa –Vũng Tàu

+ Phía Tây giáp Thành phố Hồ Chí Minh

Là một tỉnh có hệ thống giao thông thuận tiện với nhiều đường huyết mạch quốc gia

đi qua như quốc lộ 1A, quốc lộ 20 ,quốc lộ 51 ;tuyến đường sắt Bắc –Nam ;gần cảng Sài Gòn ,sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất đã tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động kinh

tế trong vùng cũng như giao thương với cả nước đồng thời có vai trò gắn kết vùng Đông Nam Bộ với Tây Nguyên

Lịch Sử Hình Thành

Cuối thế kỷ XVI ,vùng đất Đồng Nai vẫn còn hoang dã chưa được khai phá ,người dân bản địa gồm các dân tộc ,Stiêng ,Mạ ,Kơ ho, Mnông ,Chơ ro và một vài sóc ngườiKhơme sing sống Dân ít ,sống thưa thớt ,kỹ thuật sản xuất thô sơ ,trình độ xã hội còn thấp Cuộc chiến trang của họ Trịnh và họ Nguyễn ở miền Trang và Bắc Việt Nam làm cho dan chúng khổ sở ,điêu đứng và tạo ra một làn sóng di cư của người dân miền Thuận Quảng vào Đồng Nai tìm đất sống Bản tính cần cù ,chịu khó ,lưu dân người việt đã cùng với người bản địa chung sức khai phá đất đai để sản xuất nông nghiệp Dần dà ,rừng rậm hoang vu đã trở thành những cánh đồng lúa và hoa màu tươi tốt

Năm 1679 ,nhà Minh ở Trung Quốc sụp đổ ,Tổng binh Trần Thượng Xuyên trấn thủ các châu Cao ,Lôi ,Liêm không khuất phục nhà Thanh đã đem 50 chiền thuyền ,3.000binh lính than tín và gia quyến đến xin thuần phục Chúa Nguyễn ở Thuận Hoá Chúa Nguyễn Phúc Chu đã thu nhận họ và cho vào khai khẩn ,mở mang vùng đất Đông Phố (Cù lao phố ngày nay)

Trang 10

Năm Mậu Dần 1698 ,chúa Nguyễn sai Thống Suất Chưởng cơ Lễ Thành Hầu Nguyễn Hữu Cảng vào kinh lược vùng đất Đồng Nai (là cả Nam Bộ bây giờ), đặt vùng đất mớithành phủ Gia Định ,chia làm 2 huyện :huyện Phước Long (Đồng Nai) dựng dinh TrấnBiên ,huyện Tân Bình (Sài Gòn) dựng dinh Phiên Trấn Ngoài ra ,Nguyễn Hữu Cảnh còn cho lập bộ đinh ,bộ điền ,chiêu mộ những người có vật lực từ các vùng khác vào lập nghiệp và phát triển kinh tế Người Hoa theo Trần Thượng Xuyên đầu tiên định cư

ở Bến Gỗ ,nhưng thấy Cù lao phố có vị trí thuận lợi cho việc kinh doanh buôn bán ,họ

đã quyết định di chuyển đến đây sinh sống Từ đây ,Cù lao phố phát triển ngày càng phồn thịnh và nhanh chóng trở thành trung tâm thương mại và giao dịch quốc tế của

cả vùng Gia Định (Nam Bộ ngày nay)

Theo ông Vương Hồng Sển ,thời chúa Nguyễn một số người Trung Quốc không theo nhà Thanh mà di dân sang Việt Nam ,xuống đây khai khẩn đất hoang để sinh

sống Họ lập ra Nông Nại Đại Phố ,về sau đọc trại thành Đồng Nai

Đồng Nai là vùng đất con người cư trú rất sớm, nhưng di chỉ khảo cỏ ở Hang Gòn, Cầu Sắc có các công cụ bằng đá của người tiền sử, ở dốc chuà có những khuôn đúc đồng cách dây 3000 năm Vùng Bà Riạ của tỉnh Đồng Nai cũng là nơi người Việt vào khai phá đất hoang sớm nhất trong cả Nam Bộ

Năm 1679, một nhóm người Hoa đã đến cư trú cùng người Việt tại vùng Biên Hoà và lập nên khu vực chợ búa quan trọng nhất Nam Bộ trong thế klhỉ 18-Cù Lao phố Sử sách ghi lại, nơi đây là một khu chơ sầm uất với phố xá mái ngói tường vôi, lầu cao, qoán rộng dọc theo suốt bờ sông Thuyền buôn của các nước đến đây buôn bán tấp nập Dến khoảng1776-1777 trong cuộc chiến giữa Tây Sơn và họ Nguyễn, Cù Lao phố bị tàn phá suy sụp hẳn Thương gia ở đây về vùng Sài Gòn lập nên Chợ Lớn ngàynay Cù Lao Phố nay thuộc điạ phận của xã Hiệp Hòa trong thành phố Biên Hòa.Tỉnh lỵ là thành phố Biên Hòa, Người Kinh chiếm vị thế ưu thế, bên cạnh đó còn các dân tộc khác như Mạ, Khơ-Mú,Tày, Nùng, Thái… Ưu thế là cây công nghiệp ngắn ngày, cây ăn qủa, mía, đậu phộng,đậu tương, thuốc lá, Dặc sản nơi đây là bưởi: bưởiTân Triều, bưởi Đường Núm, bươi thanh, bưởi Xiêm…nhưng thường gọi chung là bưởi Biên Hòa Diện tích cây cao su đứng thứ hai cả nước sau Bình Phước Tiểu thủ công ngiệp cnổi tiếng với nghề làm gốm, tạc tượng Sau hai cuộc kháng chiến chống Pháp

và Mỹ, nhân dân Đồng Nai đã cố gắng tập trung khôi phục laị nhưng gì chiến tranh

đã lấy đi, đồng thời xây dựng và phát triển nhưng cái mới mẻ sánh vai kịp cùng với thành phố Hồ Chí Minh

Khu Căn Cứ Long Bình

Khu căn cứ Long Bình nằm phía phải( góc đông bắc ngã 3 xa lộ), được xây dựng

1964 với diện tích ban đầu là 6km2 ,dùng làm kho chứa đạn và dụng cụ chiến tranh đầu tiên gọi là kho Long Bình

Tháng 4-1965 sau khi kiểm tra tình hình miền Nam Việt Nam ,phái đoàn quân sự do Mac Namara và Taylor cầm đầu đã quyết định xây dựng lại kho Long Bình năm

1986 ,ở rộng gấp 4 lần so với trước là 24km2 và gọi là tổng kho Long Bình Tổng khoLong Bình lấy hàng từ cảng Sài Gòn ,cảng Vũng Tàu ,sân bay Biên Hoà và trở thành trung tâm cung cấp vũ khí cho quân đội Mỹ và chư hầu Tổng kho Long Bình có 6 hầm ngầm đủ chứa 150.000 tấn bom ,đạn Có 7 lớp rào bao bọc 72 tháp canh

Quá Trình Hình Thành và Phát triễn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu

Trang 11

Năm 1867, sau khi chiếm luôn 3 tỉnh miền Tây Nam kỳ, người Pháp chia 6 tỉnh thành

24 hạt Thanh tra Đến năm 1869 đổi hạt Thanh tra thành khu Tham biện Theo thống kê năm 1876, khu Tham biện Bà Rịa có 7 tổng và 64 làng như năm 1862 Đến thập niên 1900, các khu Tham biện đều đổi gọi là tỉnh Do đó khu Tham biện Bà Rịa gọi là tỉnh Bà Rịa

Năm 1698, chúa Nguyễn Phúc Chu cử Thống suất Lễ thành hầu Nguyễn Hữu Cảnh vào kinh lý vùng Đồng Nai - Gia Định, lập ra phủ Gia Định gồm hai huyện Phước Long và Tân Bình

Huyện Phước Long được chia làm 4 tổng trong đó có Phước An là phần đất ngày nay của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu và hai huyện Xuân Lộc và Long Khánh của tỉnh Đồng Nai.Năm Gia Long thứ 7 (1808) một cuộc sắp xếp lớn các đơn vị hành chánh được thực hiện tại miền Nam, theo đó dinh Trấn Biên được đổi thành trấn Biên Hòa, huyện Phước Long nâng lên thành phủ Phước Long, các tổng được nâng lên thành huyện, trong đó tổng Phước An được nâng lên thành huyện Phước An gồm hai tổng là Phước Hưng và An Phú

Năm Minh Mạng thứ 2 (1821) do dân số và diện tích khai phá tăng lên, nên số tổng của huyện Phước An được tăng lên 4 tổng Tên các tổng mới do tên 2 tổng cũ, thêm vào sau 2 chữ Thượng và Hạ Đó là các tổng Phước Hưng Thượng, Phước Hưng Hạ,

An Phú Thượng, An Phú Hạ

Năm Minh Mạng thứ 18 (1837) tách hai huyện Long Thành và Phước An của phủ Phục Long đặt thuộc phủ Phước Tuy mới lập trực thuộc tỉnh Biên Hòa, đồng thời tách phần đất phía bắc hai huyện này lập thành huyện mới Long Khánh với 6 tổng là LongXương, Long Cơ, An Trạch, An Viễn, Tập Phước và Khánh Nhơn Năm Tự Đức thứ 4 (1851) bỏ huyện nha huyện Long Khánh, giao về cho phủ Phước Tuy kiêm lý Đến năm Tự Đức thứ 8 (1855) nghĩa là trước khi người Pháp xâm chiếm 4 năm, địa bàn phủ Phước Tuy gồm có: huyện Phước An có 4 tổng; huyện Long Thành có 4 tổng; huyện Long Khánh có 6 tổng (1)

Hòa ước Nhâm Tuất 1862 nhường tỉnh Biên Hòa cho người Pháp làm thuộc địa Về mặt hành chánh, người Pháp dùng chính sách trực trị, bỏ hết cấp phủ, huyện và tỉnh

cũ, chia ba tỉnh miền Đông Nam kỳ thành 13 hạt thanh tra, trong đó chúng tách phần đất của huyện Phước An lập thành hạt Thanh tra Bà Rịa, ly sở đặt tại thị trấn

Bà Rịa thuộc làng Phước Lễ Đối với cấp tổng và xã thôn vẫn được giữ nguyên Bấy giờ hạt Thanh tra Bà Rịa gồm có 7 tổng 64 thôn

Năm 1867, sau khi chiếm luôn 3 tỉnh miền Tây Nam kỳ, người Pháp chia 6 tỉnh thành

24 hạt Thanh tra Đến năm 1869 đổi hạt Thanh tra thành khu Tham biện Theo thống kê năm 1876, khu Tham biện Bà Rịa có 7 tổng và 64 làng như năm 1862 Đến thập niên 1900, các khu Tham biện đều đổi gọi là tỉnh Do đó khu Tham biện Bà Rịa gọi là tỉnh Bà Rịa, tách một số làng của tổng An Phú Hạ để thành lập tổng mới An Phú Tân Ngày 7-11-1905 Toàn quyền Đông Dương ra nghị định sáp nhập phần đất gọi là Khánh Sơn và 3 làng của người thiểu số là Hưng Nhơn, Nhu Lâm và Thừa Tích nguyên của tỉnh Bình Thuận vào tỉnh Bà Rịa Sau khi nhập các làng trên đây, ba tổng

cũ của người thiểu số được điều chỉnh lại còn hai tổng là Cơ Trạch (An Trạch và Tân Cơ) và Nhơn Xương

Trang 12

Sau một thời gian thi hành chính sách trực trị không thành công, người Pháp cho thành lập lại cấp hành chánh trung gian giữa tỉnh và tổng, làng gọi chung là "quận" Trên địa bàn tỉnh Bà Rịa, ngày 7-5-1919 Thống đốc Nam kỳ ra nghị định thành lập quận Xuyên Mộc, nhưng đến ngày 16-12-1921 lại xóa bỏ Đến ngày 11-12-1927 cho lập lại, nhưng đến ngày 22-1-1934 lại xóa bỏ, đổi thành Đại lý hành chính Ngày 5-7-1838 Thống đốc Nam kỳ cho thành lập quận Phước Lễ, nhưng lại xóa bỏ cùng ngàyvới quận Xuyên Mộc, để thành lập một quận chung cho toàn địa hạt lấy tên là quận Long Điền, đồng thời tách một số làng của tổng Phước Hưng Hạ để thành lập tổng mới Phước Hưng Trung Năm 1939, tỉnh Bà Rịa có các quận, tổng như sau: Quận Long Điền có 8 tổng như sau: Tổng An Phú Hạ; Tổng An Phú Tân; Tổng An Phú Thượng; Tổng Phước Hưng Hạ; Tổng Phước Hưng Trung; Tổng Phước Hưng Thượng; Tổng Cơ Trạch, Tổng Nhơn Xương(2).

Như trên ta đã thấy, dưới thời các vua nhà Nguyễn, phần đất Vũng Tàu mà tên chữ

là Thuyền Úc thuộc tổng An Phú Thượng với 3 thuyền Thắng Nhứt, Thắng Nhì, Thắng Tam sau thành ba thôn Sau khi người Pháp lập hạt Thanh tra, rồi khu Tham biện Bà Rịa, phần đất này lại đổi thuộc tổng An Phú Thượng Đến ngày 1-5-1895, Thống đốc Nam kỳ ra nghị định tách phần đất Vũng Tàu mà người Pháp gọi là Cap Saint Jacqueskhỏi địa bàn khu tham biện Bà Rịa để thành lập thành phố tự trị Đến ngày 20-1-

1898 lại nhập về Bà Rịa như cũ và gọi là khu Cap Saint Jacques Ngày 14-1-1899 khu Cap Saint Jacques được thành lập tổng gọi là tổng Vũng Tàu có 7 làng Đến ngày11-11-1899 lại tách Bà Rịa và Cap Saint Jacques thành hai đơn vị hành chánh độc lập

Ngày 1-4-1905 Toàn quyền Đông Dương ra nghị định bãi bỏ thành phố Cap Saint Jacques, nhập địa bàn vào tỉnh Bà Rịa, đổi thành đại lý hành chánh Ngày 30-4-

1929, Thống đốc Nam kỳ ra nghị định tách phần đất tổng Vũng Tàu gồm 3 làng Thắng Nhứt, Thắng Nhì, Thắng Tam của Đại lý Cap Saint Jacques, làng Sơn Long(sauđổi thành Long Sơn) và quận Cần Giờ của tỉnh Gia Định gồm các làng Cần Thạnh, Long Thạnh, Đồng Hòa, Thạnh An, Tân Thạnh để thành lập tỉnh Cap Saint Jacques Đến năm 1934 lại bỏ tỉnh, hạ xuống thành phố cho đến năm 1945

Về Côn Đảo thì theo Phủ biên Tạp lục của Lê Quý Đôn đã thuộc chủ quyền nước Đại Việt xứ Đàng Trong từ thời chúa Nguyễn, đặt thuộc quyền dinh Trấn Biên Vì vậy năm 1702 người Anh chiếm đóng đảo Côn Lôn đã bị Trấn thủ Trương Phước Phan lập mưu đánh đuổi Từ triều Gia Long thuộc tỉnh Hà Tiên gọi là Coóc Tầm Lai, đến triều Minh Mạng gọi là đảo Côn Lôn thuộc đạo Cần Giờ tỉnh Gia Định Từ năm Minh Mạng thứ 20 (1839) lại đổi thuộc huyện Trà Vinh tỉnh Vĩnh Long Năm 1861 thực dân Pháp chiếm đóng, biến thành nhà tù giam giữ các nhà yêu nước Việt Nam Khi đó Côn Đảothuộc tỉnh Hà Tiên Ngày 16-5-1882, Thống đốc Nam kỳ ra nghị định đặt Côn Đảo một quận trực thuộc Nam kỳ, đứng đầu là Giám đốc quần đảo và nhà tù Côn Đảo

Từ sau Cách mạng tháng 8 cho đến hiệp định Genève, trên đia bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu có một số thay đổi Ngày 14-11-1946 "Chính phủ lâm thời Cộng hòa Nam kỳ" ban hành chỉ thị số 153-C/Cir-Sài Gòn thành lập các quận hành chánh quân sự (Délégation administrative et militaire) Xuyên Mộc và Phú Mỹ Đến ngày 28-7-1947 thì giải thể quận Xuyên Mộc và ngày 23-9-1947 giải thể quận Phú Mỹ đều do quyết định của Tỉnh trưởng Bà Rịa

Ngày 10-3-1947 do nghị định của "Chính phủ lâm thời Cộng hòa Nam kỳ" tỉnh Cap Saint Jacques (Vũng Tàu) được thành lập Đến ngày 3-5-1947 quận Cần Giờ được thành lập đặt thuộc tỉnh Vũng Tàu gồm các làng thuộc tổng Cần Giờ và tổng An Thịt

Trang 13

Trụ sở đặt tại làng Cần Thạnh Nghị định số 807-Cab/MI của Chính phủ Lâm thời Quốc gia Việt Nam ngày 29-12-1952, cải biến thị trấn Vũng Tàu thành thị xã hỗn hợp(Commune mixte).

Nghị định số 2235-Cab/DAA ngày 16-6-1954 của Thủ hiến Nam Việt tạm sáp nhập vào làng Phước Hải hai làng Hội Mỹ và Long Mỹ và tạm sáp nhập làng Phước Lợi vào làng Phước Thọ Nhưng đến ngày 2-11-1954 nghị định này bị thu hồi Nghị định số 3517-HCSV ngày 29-11-1954 của Đại biểu chính phủ tại Nam Việt thành lập quận Xuyên Mộc, trụ sở đặt tại Xuyên Mộc

Thời gian này, về phía cách mạng hoạt động chủ yếu về quân sự, có một số sắp xếp cho phù hợp với tình hình và nhu cầu tác chiến Các xã vùng cao hợp lại thành quận

Cơ Trạch, các quận miền Trung thành lập quận Long Điền, và quận Đất Đỏ, các xã dọc theo lộ 15 thành quận Vũng Tàu Tỉnh Bà Rịa thuộc quân khu 7 Từ tháng 5-

1951 thuộc Phân liên khu miền Đông Nam Bộ Sau đó tỉnh Bà Rịa hợp với tỉnh Chợ Lớn thành tỉnh Bà Chợ Danh xưng này tồn tại cho đến năm 1954

Từ năm 1956 chính quyền Sài Gòn thục hiện cuộc cải cách hành chánh khắp toàn miền Nam Tỉnh Bà Rịa và tỉnh Vũng Tàu hợp nhất thành tỉnh Phước Tuy Nghị định ngày 3-1-1957 sắp xếp lại các đơn vị hành chánh tỉnh Phước Tuy, tỉnh lỵ tại Phước

Lễ, gồm quận Châu Thành, quận lỵ tại Phước Lễ với tổng An Phú Hạ có 3 xã, tổng AnPhú Tân có 4 xã, tổng Cơ Trạch có 4 xã; quận Xuyên Mộc với tổng Nhơn Xương có 5 xã; quận Long Điền với tổng An Phú Thượng có 6 xã; quận Đất Đỗ với tổng Phước Hưng Thượng có 3 xã, tổng Phước Hưng Hạ có 3 xã, tổng Phước Hưng Trung có 2 xã;quận Vũng Tàu với 5 xã, không có tổng; quận Cần Giờ với 6 xã, không có tổng.

Nghị định ngày 20-3-1958 bãi bỏ quận Đất Đỏ, nhập phần đất vào quận Long Điền Nghị định ngày 16-4-1958 xóa bỏ xã Thới Bình của quận Cần Giờ Sắc lệnh ngày 29-1-1959 cắt phần đất phía bắc quận Cần Giờ đề thành lập quận Quảng Xuyên thuộc tỉnh Phước Tuy, quận lỵ tại xã Bình Khánh Sắc lệnh ngày 9-9-1960 tách hai quận Cần Giờ và Quảng Xuyên khỏi tỉnh Phước Tuy để sáp nhập vào tỉnh Biên Hòa Nghị định ngày 14-10-1960 tái lập quận Đất Đỏ gồm 3 tổng a8 xã Nghị định ngày 24-12-

1961 trích 4 xã Ngãi Giao, Bình Giã, Bình Ba, Hắc Dịch từ quận Châu Thành để thànhlập quận mới Đức Thạnh Nghị định ngày 10-10-1962 đổi tên quận hâu Thành thành quận Long Lễ Nghị định ngày 13-8-1964 sáp nhập xã Hội Bài quận Long Lễ vào xã Phước Hòa cùng quận Sắc lệnh ngày 8-9-1964 cải biến quận Vũng Tàu thành thị xã Vũng Tàu Sắc lệnh ngày 30-3-1965 và nghị định ngày 13-4-1965 chia các xã thuộc thị xã Vũng Tàu thành 5 khu phố Nghị định ngày 21-6-1965 nhập xã Nhu Lâm quận Xuyên Mộc vào xã Xuyên Mộc

Nghị định ngày 3-8-1972 trích một phần đất xã Bình Ba và xã Hắc Dịch để thành lập

xã mới Quảng Phước, thuộc quận Đức Thạnh Nghị định ngày 6-9-1973 sáp nhập một

số đảo vào xã Phước Hải quận Đất Đỏ gồm có đảo Trường Sa, An Bang, Thái Bình, Song Tử Đông, Song Tử Tây, Loại Ta, Thị Tứ, Nam Ai, Sinh Tồn và các đảo phụ cận Nghị định ngày 22-8-1974 trích các khóm Bình Lợi, Bình Hải, Sao Mai của phường Thắng Nhì để lập phường mới Phước Hải thuộc thị xã Vũng Tàu

Về phía Côn Đảo, sắc lệnh ngày 22-10-1956 của chính quyền Sài Gòn thành lập tỉnh Côn Sơn, nhưng đến ngày 21-4-1965 thì bãi bỏ và thiết lập trên quần đảo này một

cơ sở hành chánh trực thuộc chính quyền trung ương, đặt dưới quyền một đặc phái viên hành chánh kiêm quản đốc trung tâm cải huấn Côn Sơn

Trang 14

Về phía chính quyền cách mạng, năm 1963 hai tỉnh Biên Hòa và Bà Rịa hợp nhất gọi

là tỉnh Bà Biên, nhưng cuối năm lại tách ra như cũ Sau đó tỉnh Bà Rịa hợp với tỉnh Long Khánh thành tỉnh Bà Rịa - Long Khánh Tháng 5-1971 tỉnh này bị giải thể và thành lập phân khu Bà Rịa gồm 3 thị xã Long Khánh, Bà Rịa, Vũng Tàu và 9 huyện Tháng 8-1972 phân khu giải thể, tỉnh Bà Rịa - Long Khánh được tái lập cho đến ngày30-4-1975

Sau 1975, tỉnh Bà Rịa hợp với tỉnh Biên Hòa, tỉnh Long Khánh và một phần đất tỉnh Bình Tuy thành tỉnh Đồng Nai Tỉnh lỵ tại Biên Hòa Ngày 30-5-1979 Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam thành lập đặc khu Vũng Tàu - Côn Đảo gồm thị

xã Vũng Tàu, xã Long Sơn thuộc tỉnh Đồng Nai và huyện Côn Đảo thuộc tỉnh Hậu Giang Quyết định ngày 13-1980 của Hội đồng Bộ trưởng nhập xã Tân Lập của huyệnXuyên Mộc vào huyện Châu Thành tỉnh Đồng Nai Quyết định ngày 8-12-1982 chia

xã Phú Mỹ huyện Châu Thành làm 2 xã Phú Mỹ và Mỹ Xuân, chia xã Phước Hòa làm

xã Phước Hòa và Hội Bài, lập thị trấn Bà Rịa trên cơ sở xã Phước Lễ, lập xã kinh tế mới Châu Pha, nhập hai xã Kim Hải và Phước Hòa vào xã Long Hương, nhập xã Tân Lập của quận Châu Thành vào huyện Xuân Lộc

Quyết định ngày 9-12-1982 chia xã Phước Bử¬u thành hai xã Phước Bửu và Phước Tân thuộc huyện Xuyên Mộc, giải thể xã Long Điền huyện Long Đất để lập thị trấn Long Điền, giải thể xã Long Hải để thành lập thị trấn

Quốc hội khóa VII kỳ họp thứ 9 ngày 12-8-1991 quyết định thành lập tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu trên cơ sở đặc khu Vũng Tàu - Côn Đảo và ba huyện Long Đất, Châu Thành, Xuyên Mộc tách từ tỉnh Đồng Nai, gồm có thành phố Vũng Tàu với 11 phường

và 1 xã, huyện Châu Thành với 1 thị trấn và 18 xã, huyện Xuyên Mộc với 11 xã, huyện Long Đất với 2 thị trấn và 11 xã, huyện Côn Đảo không có xã

Nghị định ngày 2-6-1994 của Chính phủ thành lập thị xã Bà Rịa gồm có các phường Phước Hưng, Phước Hiệp, Phước Nguyên, Long Toàn, Phước Trung và các xã Long Phước, Hòa Long, Long Hương; tách một số xã và phần đất của huyện Châu Thành

để thành lập huyện Tân Thành gồm có thị trấn Phú Mỹ và các xã Sông Xoài, Hắc Dịch, Châu Pha, Tóc Tiên, Hội Bài, Phước Hòa, Mỹ Xuân; thành lập huyện Châu Đức trên cơ sở một số xã tách từ huyện Châu Thành, gôm có thị trấn Ngãi Giao và các xã Bình Ba, Suối Nghệ, Xuân Sơn, Bình Giã, Xà Bang, Láng Lớn, Quảng Thành, Kim Long, Suối Rao, Đá Bạc, Nghĩa Thành Sau khi thành lập thị xã Bà Rịa và hai huyện Tân Thành, Châu Đức, huyện Châu Thành bị giải thể

Nghị định ngày 30-10-1995 của Chính phủ thành lập thị trấn Phước Bửu trên cơ sở một phần đất tách từ xã Phước Bửu huyện Xuyên Mộc, đổi phần còn lại của xã PhướcBửu thành xã Phước Thuận, thành lập xã mới Lộc An trên cơ sở một phần đất trích từ

xã Phước Hải xã Phước Long Hội và xã Láng Dài, đặt thuộc huyện Long Đất Nghị định ngày 16-9-1999 của Chính phủ xếp thành phố Vũng Tàu vào đô thị loại 2.Năm 2000, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu có một diện tích 2.006,70 km2 với một dân số khoảng 74 vạn người phân bố trên địa bàn thành phố: Vũng Tàu có 11 phường và 1

xã, thị xã Bà Rịa có 5 phường và 3 xã, huyện Xuyên Mộc có 1 thị trấn và 11 xã, huyện Long Đất có 2 thị trấn và 10 xã, huyện Châu Đức có 1 thị trấn và 11 xã, huyện Tân Thành có 1 thị trấn và 7 xã, huyện Côn Đảo Tổng cộng 1 thành phố, 1 thị

xã, 5 huyện, 16 phường, 5 thị trấn, 5 xã

VỀ TÍN NGƯỠNG VÀ TÔN GIÁO

Trang 15

Bà Rịa - Vũng Tàu không những là một địa bàn du lịch được thiên nhiên ưu đãi với nhiều tài nguyên đa dạng, phong phú, nhiều bãi biển đẹp và những khu rừng nguyênsinh mà còn là nơi hội tụ giữa các nền văn hoá: phi vật thể bản địa (lễ hội, phong tục, tập quán, tín ngưỡng) mang đậm màu sắc văn hóa biển với văn hoá của các tôn giáo tạo nên nhiều công trình văn hoá, khu di tích nổi tiếng với những vẻ đẹp cổ kính, thanh thoát…

- đình Thắng Tam được tổ chức vào ngày 16, 17, 18 tháng 8 âm lịch hàng năm tôn thờ linh vật đã phù hộ giúp đỡ ngư dân trong những tháng ngày lênh đênh trên biển

Lễ hội Dinh cô (Long Hải) thể hiện lòng tin, sự tín ngưỡng vốn có lâu đời trong nhân dân với người con gái giàu lòng nhân ái, bị tử nạn trong một trận bão được ngư dân Long Hải chôn cất, tôn xưng là “Long Hải Thần Nữ” Hàng năm, lễ hội thường mở trong 3 ngày (10 - 11 - 12 tháng 2 âm lịch), suốt cả ngày cả đêm

Lễ hội Trùng Cửu 9/9 âm lịch hàng năm, diễn ra tại Nhà Lớn Long Sơn đây là lễ cầu

an, là lễ hội cầu cho vạn dân bá tánh được mạnh khoẻ an lành, lễ hội diễn ra vào đêm mồng 8 và ngày 9/9 âm lịch Đêm 8/9 gọi là lễ Tiên Thường kỉnh mặn (cúng mặn) chủ yếu là các sản vật do các bá tánh mang vào kỉnh (cúng), và ngày 9/9 gọi

là Chánh Giỗ kỉnh chay(cúng chay), lễ hội không tổ chức linh đình như nhiều lễ hội khác chủ yếu là đi dâng hương, nguyện cầu khấn vái, và tưởng nhớ đến công đức của ông Trần Đạo Ông Trần mang đậm màu sắc dân gian, đạo thờ cúng ông bà tổ tiên, đề cao hiếu nghĩa mà không có kết nạp tín đồ, không có kinh kệ, không có tổ chức lãnh đạo đứng đầu tôn giáo

Ngoài ra cư dân Bà Rịa – Vũng Tàu còn có những phong tục thờ cúng những người cócông dựng nước và giữ nước vị anh hùng cứu nước như Trần Hưng Đạo, Hùng Vương,thờ cúng Thành Hoàng… Tất cả nền văn hoá trên đã tạo nên một quần thể kiến trúc đầy màu sắc mang tính dân tộc của Dinh Cô, Đình Thần Thắng Tam, Nhà Lớn Long Sơn

Tôn giáo

Bà Rịa – Vũng Tàu là nơi hội tụ nhiều tôn giáo lớn trên thế giới với số lượng tín đồ chiếm trên 50% dân số toàn tỉnh Trong đó Phật Giáo, Công Giáo, Cao Đài, Tin Lành được nhà nước cho phép hoạt động hợp pháp với tư cách là tổ chức xã hội cùng với một số tôn giáo và hệ phái khác như Tịnh Độ Cư Sĩ Phật Độ Việt Nam, Phật giáo Bửu Sơn Kỳ Hương, Tin Lành Baptic, Cơ Đốc Phục lâm, Cơ Đốc Truyền Giáo

Ngày đăng: 05/06/2014, 16:12

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w