1. Trang chủ
  2. » Kinh Doanh - Tiếp Thị

BÀI THUYẾT MINH VỀ DU LỊCH ĐĂK LĂK

16 1,9K 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 16
Dung lượng 1,82 MB

Nội dung

Hồ Lăk: Nằm bên thị trấn Liên Sơn, thuộc huyện Lắk, tỉnh Đắk Lắk, hồ Lắk là một thắng cảnh nổi tiếng bậc nhất của Tây Nguyên.. Bên hồ có nhiều buôn làng của người dân tộc M Nông, nơi lư

Trang 1

TRƯỜNG CAO ĐẲNG THỰC HÀNH FPT POLYTECHNIC ĐÀ NẴNG

ASSIGNMENT

Chủ đề BÀI THUYẾT MINH VỀ DU LỊCH ĐĂK LĂK

+

Trang 2

TRƯỜNG CAO ĐẲNG THỰC HÀNH

FPT POLYTECHNIC ĐÀ NẴNG

ASSIGNMENT

Chủ đề BÀI THUYẾT MINH VỀ DU LỊCH ĐĂK LĂK

Đà Nẵng, tháng 4 năm 2018

Trang 3

MỤC LỤC

Chương 1: GIỚI THIỆU VỀ ĐĂK LĂK 2

1.1 Vị trí địa lý 2

1.2 Điều kiện tự nhiên 2

1.3 Lịch sử hình thành: 3

CHƯƠNG 2 4

MỘT SỐ ĐỊA ĐIỂM HẤP DẪN KHI ĐẾN THĂM ĐĂK LĂK 4

2.1 Hồ Lăk: 4

2.2 Núi Đá Voi 4

2.3 Làng cà phê Trung Nguyên: 5

2.4 Chùa Sắc tứ Khải Đoan: 6

2.5 Buôn Đôn: 7

2.6 Vườn Quốc gia Chư Yang Sin 8

2.7 Hồ Ea Kao 9

2.9 Lễ hội đua voi: 11

2.10 Lễ hội Cồng chiêng Tây Nguyên: 11

2.11 Ẩm thực: 13

2.11.1 Gà nướng Bản Đôn: 13

2.11.2 Thịt nai 13

2.11.3 Lẩu rau rừng: 14

Trang 4

Chương 1: GIỚI THIỆU VỀ ĐĂK LĂK 1.1 Vị trí địa lý

Tỉnh Đăk Lăk nằm ở trung tâm vùng Tây Nguyên Có diện tích 13062 km² đầu nguồn của hệ thống Sêrêpôk và một phần của sông Ba Độ cao trung bình 400-800m

so với mực nước biển Cao nhất là đỉnh núi Chư Yang Sin có độ cao 2442 m so với mực nước biển, đây cũng chính là đỉnh núi cao nhất của tỉnh Đăk Lăk

Phía Đông của Đăk Lăk giáp với Phú Yên và Khánh Hòa

Phía Nam giáp Lâm Đồng và Đăk Nông

Phía Tây giáp Campuchia với đường biên giới dài 193 km

1.2 Điều kiện tự nhiên

Khí hậu toàn tỉnh được chia thành hai tiểu vùng Vùng phía tây bắc có khí hậu nắng nóng, khô hanh về mùa khô, vùng phía đông và phía nam có khí hậu mát mẻ,

ôn hoà thời tiết chia làm 2 mùa khá rõ rệt là mùa mưa và mùa khô Mùa mưa thường bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 10 kèm theo gió tây nam thịnh hành, các tháng có lượng mưa lớn nhất là tháng 7,8,9, lượng mưa chiếm 80-90% lượng mưa năm Riêng vùng phía đông do chịu ảnh hưởng của đông Trường Sơn nên mùa mưa kéo dài hơn

tới tháng 11 Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, trong mùa này độ ẩm giảm,

Ảnh 1: Bản đồ hành chính tỉnh Đăk Lăk (nguồn Internet)

Trang 5

gió đông bắc thổi mạnh, bốc hơi lớn, gây khô hạn nghiêm trọng Lượng mưa trung bình nhiều năm toàn tỉnh đạt từ 1600–1800 mm

Rừng Đắk Lắk có diện tích và trữ lượng lớn nhất nước với nhiều chủng loại gỗ quý hiếm, nhiều loại cây đặc sản vừa có giá trị kinh tếvừa có giá trị khoa học, phân bố trong điều kiện thuận lợi nên tái sinh rừng có mật độ khá lớn Khoáng sản với trữ lượng khác nhau, trong đó một số loại khoáng sản đã được xác định là sét cao lanh, sét gạch ngói, ngoài ra, trên địa bàn tỉnh còn có nhiều loại khoáng sản khác

như vàng, phốt pho, than bùn, đá quý… có trữ lượng không lớn phân bố ở nhiều nơi trong tỉnh

Hệ thống sông suối trên địa bàn tỉnh khá phong phú, phân bố tương đối đồng đều, tuy nhiên do địa hình dốc nên khả năng trữ nước kém, những khe suối nhỏ hầu như không có nước trong mùa khô Bên cạnh hệ thống sông suối khá phong phú, trên địa bàn tỉnh hiện nay còn có rất nhiều hồ tự nhiên và hồ nhân tạo như hồ Lắk, Ea Kao, Buôn Triết, Ea sô…

1.3 Lịch sử hình thành:

Đắk Lắk (còn ghi theo tiếng Pháp là Darlac) được thành lập theo nghị định

ngày 22 tháng 11 năm 1904 của Toàn quyền Đông Dương và tách khỏi Lào, đặt dưới quyền cai trị của Khâm sứ Trung Kỳ Trước đó, vào cuối thế kỷ 19, Darlac thuộc địa

phận đại lý hành chính Kontum và bị Pháp nhập vào Lào

Hiện tại, tỉnh Đăk Lăk có 1 thành phố, 1 thị xã và 13 huyện: Thành phố Buôn

Ma Thuột, Thị xã Buôn Hồ và bao gồm các huyện: Lăk, Buôn Đôn, Cư Kuin, Cư M’gar, Ea H’leo, Ea Kar, Ea Súp, Krông Ana, Krông bông, Krông Buk, Krông Năng, Krông Păk, M’Đrăk

Trang 6

CHƯƠNG 2 MỘT SỐ ĐỊA ĐIỂM HẤP DẪN KHI ĐẾN THĂM ĐĂK LĂK

2.1 Hồ Lăk:

Nằm bên thị trấn Liên Sơn, thuộc huyện Lắk, tỉnh Đắk Lắk, hồ Lắk là một thắng cảnh nổi tiếng bậc nhất của Tây Nguyên Có diện tích rộng trên 5 km², đây là hồ nước ngọt tự nhiên lớn thứ hai Việt Nam sau Hồ Ba Bể Bên hồ có nhiều buôn làng của người dân tộc M Nông, nơi lưu giữ những nét văn hóa độc đáo của Tây Nguyên

Hồ Lăk nằm bên thị trấn Liên Sơn (Lạc Thiện) huyện Lắk, cách thành phố

Buôn Ma Thuột khoảng 56 km về phía Nam theo quốc lộ 27

2.2 Núi Đá Voi

Nằm trên địa bàn xã Yang tao (huyện Lắk), cách trung tâm TP Buôn Ma Thuột khoảng 40 km theo Quốc lộ 27, đá Voi Yang tao gồm một cặp đá Voi Cha và đá Voi

Mẹ hiện lên sừng sững giữa núi rừng, mang trong mình những truyền thuyết ly kỳ, bí

ẩn

Đá Voi Mẹ có chiều dài khoảng 200m, chu vi dưới chân đá khoảng 500m, cao khoảng hơn 30m và nặng hàng vạn tấn Đây chính là tảng đá nguyên khối lớn nhất Việt Nam

Ảnh 2: Bình minh ở Hồ Lăk (nguồn Internet)

Trang 7

Ảnh 3: Núi Đá Voi- Tảng đá lớn nhất Việt Nam ( nguồn Internet)

Từ trên đỉnh đá Voi Mẹ, có thể quan sát nhiều thắng cảnh trong vùng như: hồ

Yang Reh và dãy Chư Yang Sin – mái nhà của Tây Nguyên

Cách đá voi mẹ 5km, đá Voi Cha nằm sừng sững giữa thung lũng, mặt hướng về phía những dãy núi điệp trùng, dưới chân hòn núi đá cây cỏ xanh tốt, ong bướm bay rập rờn tạo nên một khung cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp

Đá Voi Cha có kích thước nhỏ hơn so với đá Voi Mẹ: chiều dài khoảng 70m và chu vi khoảng 180m

2.3 Làng cà phê Trung Nguyên:

Nằm ở phía Tây Bắc TP Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk, làng cà phê Trung

Nguyên là một địa điểm du lịch nổi tiếng với không gian văn hóa đặc sắc của Tây

Nguyên Với diện tích 20.000m2, đây là nơi thưởng thức những ly cà phê Ban Mê trứ

danh trong những khoảng không gian độc đáo mang đậm bản sắc Việt

Trang 8

Ảnh 4: Làng Cà phê Trung Nguyên (nguồn Internet)

Làng cà phê không chỉ là nơi giới thiệu những ly cà phê thơm ngon, đặc biệt nhất đến từ Việt Mam được thế giới ưa chuộng, Làng cà phê Trung Nguyên hiện hữu trong lòng thành phố cao nguyên Buôn Ma Thuột như một điểm đến hấp dẫn bởi một không gian kiến trúc độc đáo mang đậm bản sắc Tây Nguyên và không gian đặc sắc của cà phê

2.4 Chùa Sắc tứ Khải Đoan:

Nằm ở đường Phan Bội Châu, TP Buôn Ma Thuột, chùa sắc tứ Khải Đoan được xây dựng năm 1951, là ngôi chùa lớn nhất tỉnh Đắk Lắk và cũng là ngôi chùa đầu tiên được xây dựng ở Tây Nguyên

Đây cũng là ngôi chùa cuối cùng tại Việt Nam được phong sắc tứ của chế độ phong kiến Nét độc đáo cổ kính của ngôi chùa giữa lòng Thành phố Buôn Ma Thuột đang vươn lên hiện đại hóa đã trở thành thắng cảnh du lịch của Tây Nguyên Ngôi chùa này là điểm tham quan không thể bỏ qua ở TP Buôn Ma Thuột vào dịp Tết

Trang 9

Ảnh 5: Chùa Khải Đoan ( nguồn Internet)

2.5 Buôn Đôn:

Buôn Đôn lâu nay vẫn được nhắc đến là vùng đất huyền sử, nổi tiếng về nghề săn bắt và thuần dưỡng voi rừng Nơi đây còn có cảnh quan hùng vĩ và bản sắc văn

hóa đa dạng, trở thành Khu du lịch Buôn Đôn với sức hút đặc biệt Buôn Đôn (huyện

Buôn Đôn, Đắk Lắk) không chỉ nổi tiếng với nghề săn bắt, thuần dưỡng voi rừng mà còn được biết đến với nhiều thắng cảnh đẹp cùng những nét văn hóa độc đáo của người Thượng Những địa điểm phải ghé thăm ở nơi đây là cầu treo Buôn Đôn, nhà

sàn và lăng mộ của Vua Voi, cảnh quan sông Serepok

Trang 10

Nhiều vị khách cho rằng, đến Đắk Lắk mà chưa đi du lịch Buôn Đôn thì coi như chưa tới Đắk Lắk; như vậy có thể thấy rằng điểm du lịch Buôn Đôn có một vị trí

rất quan trọng trong các danh lam, thắng cảnh của tỉnh Đắk Lắk

2.6 Vườn Quốc gia Chư Yang Sin

Vườn quốc gia Chư Yang Sin nằm trên địa phận hai huyện Lak và Krông Bông của tỉnh Đắk Lắk, cách thành phố Buôn Ma Thuột 60 km về hướng đông, được xem là nơi tham quan, du lịch sinh thái thật quyến rũ chẳng thua kém gì Vườn quốc gia York Đôn Đây là vùng núi cao, nơi tập trung đầu nguồn nhiều sông suối lớn nhỏ trên địa

bàn Đắk Lắk

Với những du khách muốn tìm đến khoảng lặng của thiên nhiên trong những ngày đầu năm mới, khu Vườn quốc gia của tỉnh Đắk Lắk là Vườn quốc gia Chư Yang Sin Nơi đây là mẫu chuẩn hệ sinh thái Tây Nguyên với nhiều cảnh quan thiên nhiên

hùng vĩ

Trang 11

2.7 Hồ Ea Kao

Hồ Eao Kao cách thành phố Buôn Mê Thuột 12 cây số về phía Đông Nam Nó được hình thành nên từ việc chặn một số dòng suối nơi đây lại để phục vụ cho việc xây dựng công trình thủy lợi.Hồ Ea Kao không được lớn như hồ Lăk mà sở hữu diện tích nghiêm tốn hơn là 120 ha Thế nhưng nó lại sở hữu một vẻ đẹp thơ mộng, lãng mạn vô cùng, đặc biệt là vào các buổi chiều tà.Đặc biệt nơi này đã được phát triển để đưa vào phục vụ du lịch, bởi vật nó còn có cả các khu vui chơi, nghỉ ngơi và nhà hàng để phục

vụ cho du khách.Đến đây, du khách sẽ được đắm chìm trong khung cảnh thiên nhiên trong lành, lặng ngắm dòng nước miên man của hồ và thả hồn mình vào những đám mây lơ lửng nhẹ nhàng trôi

Hồ Ea Kao được xem là nơi có khung cảnh thiên nhiên thanh bình được nhiều người biết đến Bức tranh thiên nhiên hồ Ea Kao dân dã, mộc mạc và bình yên

2.8 Buôn Jun

Nằm tựa mình bên hồ Lăk trong xanh thơ mộng, buôn Jun mang một vẻ đẹp nguyên sơ hiền hòa của buôn làng Tây Nguyên, luôn giữ cho mình những bản sắc truyền thống đã được bảo tồn qua bao thế hệ

Trang 12

Về với buôn Jun, du khách sẽ được cưỡi voi ngắm cảnh núi non, buôn làng, hồ nước mênh mang lao xao sóng vỗ Nếu một lần ở lại buôn Jun, còn gì thi vị hơn khi du khách được ngồi bên khung cửa nhà sàn, ngắm những đêm trăng đẹp như trong cổ tích, gió từ hồ Lăk thổi tới mang theo cái lạnh mơn man da thịt Quây quần cùng mọi người bên ché rượu cần, du khách được nghe già làng kể về những truyền thuyết, huyền thoại của vùng đất này thuở hồng hoang Cái cảm giác ngất ngây, lâng lâng bởi men say rượu cần sẽ đưa du khách vào giấc ngủ nhẹ nhàng từ lúc nào không hay biết

Buôn Jun là điểm du lịch đầy ấn tượng đối với những ai muốn tìm hiểu, khám phá về nét đẹp văn hóa của buôn làng cổ truyền Tây Nguyên

Trang 13

2.9 Lễ hội đua voi:

Lễ hội đua voi là một trong những lễ hội quan trọng trong hệ thống các lễ hội

cổ truyền của người vùng cao Tây Nguyên Việt Nam Hội Đua Voi là một trong những hội của văn hóa truyền thống các dân tộc tỉnh Đắk Lắk được tổ chức 02 năm 01 lần vào tháng 3 âm lịch Là Tháng của những con ong rừng đi lấy mật và cũng là thời điểm bắt đầu làm nương rẫy

Hội Đua Voi nhằm tôn vinh tinh thần thượng võ và tài nghệ thuần dưỡng

voi của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên.Ngoài ra, du khách đến đây cũng được thưởng thức ẩm thực độc đáo, đậm đà bản sắc của các dân tộc Tây Nguyên tại chỗ và được cưỡi voi tham quan buôn làng, trải nghiệm với hành trình cưỡi Voi lội sông Sêrêpốk tham quan Rừng Yok Đôn

2.10 Lễ hội Cồng chiêng Tây Nguyên:

Lúc trầm lúc bổng vang vọng cùng núi rừng mang theo cái hồn của Tây

Nguyên Đó là âm thanh của một loại nhạc cụ có thể dễ dàng tìm thấy tại các buôn làng ở Tây Nguyên nhưng không có ở một nơi nào khác Cồng chiêng không chỉ để

Trang 14

rẫy, không gian lễ hội.Bản sắc văn hóa các dân tộc ít người Tây Nguyên thể hiện đậm

đà nhất trong cồng chiêng và sinh hoạt văn hóa cồng chiêng Tín ngưỡng, lễ hội, nghệ thuật tạo hình, múa dân gian và ẩm thực dân gian… đều thể hiện, gắn bó mật thiết với cồng chiêng Không gian văn hóa Cồng chiêng đã được UNESCO công nhận là Di sản truyền khẩu và Phi vật thể nhân loại Lễ hội cồng chiêng là một nét đẹp văn hóa cần được gìn giữ, Lễ hội khơi dậy được ý thức và niềm tự hào trong mỗi người dân của buôn làng, từ đó hình thành động lực và sức mạnh nội tại để bảo tồn, phát triển văn hóa

Trang 15

2.11 Ẩm thực:

2.11.1 Gà nướng Bản Đôn:

Để có những con gà nướng ngon, người dân Bản Đôn phải rất công phu nuôi chọn gà và có cách làm món riêng để hợp lòng du khách Giống gà ở Bản Đôn phải là

gà thả vườn, vì đất Bản Đôn rộng, vườn thưa, gà được nuôi trồng tự do, với thức ăn chính là cỏ non, côn trùng, lúa gạo

2.11.2 Thịt nai

Thịt nai là món đặc sản chủ yếu của vùng rừng núi Tây Nguyên, đặc biệt là ở Đắk Lắk Thịt nai tươi khác thịt bò ở chỗ ít gân, mỡ màu trắng ngà, mềm hơn cả thịt

bê non

Trang 16

2.11.3 Lẩu rau rừng:

Gọi là lẩu song lẩu rau rừng giống món canh hơn, với 10 loại lá rừng được chọn lọc nấu cùng tôm khô hoặc thịt các loại Món “lẩu” rau rừng này được chế biến đầu tiên bởi những người dân tộc Ê đê khi phải đối diện với cuộc sống khó khăn Để có thức ăn hàng ngày, họ đã vào rừng để hái những loại lá khác nhau về nấu canh Trải qua thời gian, “lẩu” lá rừng đã trở thành món đặc sản của người dân tộc bản địa và rất

có sức hút với du khách

2.11.4 Lẩu cá lăng:

Dòng Sêrêpôk hoang dã, bí ẩn và mãnh liệt đã được thiên nhiên ban tặng cho một loại cá quý đó là cá lăng rắn chắc, thịt thơm và là món ngon nổi tiếng Cá lăng có thể chế biến thành nhiều món, tuy nhiên ấn tượng nhất vẫn là món lẩu cá lăng với hương vị độc đáo mang đậm chất Tây Nguyên

Ngày đăng: 09/05/2018, 21:01

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w