CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU CHUNG VỀ KHU DI TÍCH LỊCH SỬ, VĂN HOÁ NGUYỄN CÔNG TRỨ Nói đến Hà Tĩnh người xưa có câu: “ Sông về cho núi khỏa chân Để đất nuôi dưỡng danh nhân cho đời” Ở Hà Tĩnh c
Trang 1TRƯỜNG CAO ĐẲNG THỰC HÀNH
FPT POLYTECHNIC ĐÀ NẴNG
ASSIGNMENT
Thuyết minh về khu di tích lịch sử, văn hoá
Nguyễn Công Trứ, huyện Nghi Xuân, Hà Tĩnh
Trang 2TRƯỜNG CAO ĐẲNG THỰC HÀNH FPT POLYTECHNIC ĐÀ NẴNG
ASSIGNMENT
Thuyết minh về khu di tích lịch sử, văn hoá Nguyễn Công Trứ, huyện Nghi Xuân, Hà Tĩnh
GVHD: Trần Văn Thái Tên SV: Cao Thị Hải Hiền MS: PD02489
Lớp: DL13301
Đà Nẵng, tháng 4 năm 2018
Trang 3MỤC LỤC CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU CHUNG VỀ KHU DI TÍCH LỊCH SỬ, VĂN HOÁ
NGUYỄN CÔNG TRỨ 1
1.1 Vị trí địa lý 1
1.2 Sơ lược về khu di tích 2
CHƯƠNG 2 5
THÂN THẾ VÀ SỰ NGHIỆP CỦA DANH NHÂN NGUYỄN CÔNG TRỨ 5
2.1 Bối cảnh lịch sử 5
2.2 Thân thế 6
2.3 Sự nghiệp 7
2.3.1 Sự nghiệp quan lộ 7
2.3.2 Sự nghiệp thi ca 7
2.3.3 Những đóng góp của ông cho nghệ thuật hát nói 9
2.4 Lời kết 10
Trang 4CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU CHUNG VỀ KHU DI TÍCH LỊCH SỬ, VĂN HOÁ
NGUYỄN CÔNG TRỨ
Nói đến Hà Tĩnh người xưa có câu:
“ Sông về cho núi khỏa chân
Để đất nuôi dưỡng danh nhân cho đời”
Ở Hà Tĩnh chúng ta biết có rất nhiều các di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh nổi tiếng là điểm đến hấp dẫn cho du khách trong và ngoài nước, một trong những điểm đến đó chính là khu di tích lịch sử, văn hoá Nguyễn Công Trứ Khu di tích này thờ cụ Nguyễn Công Trứ (1778-1858), ông sinh ra tại huyện Quỳnh Côi, tỉnh Thái Bình khoảng 10 tuổi theo cha trở về Hà Tĩnh, sinh sống và học tập tại làng Uy Viễn, Nghi Xuân quê nội Ông lưu danh trong lịch sử nước nhà là một nhà chính trị tài ba, một nho tướng văn võ song toàn, "một người có tài kinh bang tế thế" Còn đối với văn học, ông là một thi sĩ tài hoa nổi bật với cái dáng vẻ ngạo nghễ, phóng túng và một giọng văn đầy ương ngạnh, đầy bản lĩnh, đầy ý chí
1.1
Vị
trí
địa
lý
Ảnh 1: Bản đồ tỉnh Hà Tĩnh (Nguồn: Internet)
Trang 52
Khu di tích Nguyễn Công Trứ nằm ở vị trí xã Xuân Giang, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh, cách trung tâm thành phố Hà Tĩnh khoảng 50 Km về hướng Bắc Đây là mảnh đất giàu tiềm năng du lịch, là nơi sinh thành và nuôi dưỡng những bậc hiền tài, nhiều danh nhân khoa bảng cho đất nước Nghi Xuân còn nổi tiếng với nhiều di tích lịch sử, danh thắng nổi tiếng và hơn nữa nơi đây còn níu chân du khách với điệu ví đò đưa, ca trù Cổ Đạm, hay hát trò Kiều, bói Kiều
1.2 Sơ lược về khu di tích
Khu di tích lịch sử văn hóa Nguyễn Công Trứ gồm nhà thờ và khu lăng mộ có
từ năm 1868 Ngôi mộ do triều đình nhà Nguyễn xây cho Nguyễn Công Trứ, có hình một ngôi nhà Một ngôi nhà định hướng theo luật phong thuỷ, có bình phong chắn gió chướng, tà khí Mộ của ông được xây bằng gạch cũng mang hàm nghĩa biểu tượng và
ý nghĩa lịch sử Theo quan niệm phương Đông, mộ là nhà vĩnh cửu thường hằng của con người
Ảnh 2: Nhà thờ cụ Nguyễn Công Trứ (Nguồn: Internet)
Trang 6Ảnh 3: Lăng mộ cụ Nguyễn Công Trứ (Nguồn: Internet)
Ảnh 4: Phía ngoài khu di tích (Nguồn: Internet)
Từ đó đến nay do chiến tranh, thiên tai ảnh hưởng nên khu di tích không còn vẹn nguyên như ban đầu Và lần gần đây nhất với dự án bảo tồn và tôn tạo lại khu di tích đã được khởi công vào cuối năm 2005, hoàn thành vào tháng 10 năm 2007 bao gồm khu đền thờ, nhà hát ca trù, nhà bia ghi tóm tắt tiểu sử của Nguyễn Công Trứ cùng với khu lăng mộ Khu di tích văn hóa Nguyễn Công Trứ mở cửa tất cả các ngày
Trang 74
trong tuần từ thứ 2 đến chủ nhật để đón khách Tại khu di tích vào chiều thứ 3 và thứ 5 câu lạc bộ ca trù Nguyễn Công Trứ có tổ chức dạy hát ca trù do các nghệ nhân trong câu lạc bộ ca trù Cổ Đạm ra giảng dạy cho học sinh (đủ các lứa tuổi) và phục vụ cho khách nếu khách có yêu cầu
Ảnh 5: Tượng đồng cụ Nguyễn Công Trứ (Nguồn: Internet)
Trang 8CHƯƠNG 2 THÂN THẾ VÀ SỰ NGHIỆP CỦA DANH NHÂN NGUYỄN CÔNG TRỨ 2.1 Bối cảnh lịch sử
Thời đại mà Nguyễn Công Trứ (1778- 1858) sống vắt qua hai thế kỷ khiến ông trở thành chứng nhân của một giai đoạn lịch sử đặc biệt Tuổi ấu thơ của ông trôi qua trong lúc tình hình xã hội càng lúc càng trở nên rối ren với những đối đầu liên tiếp giữa các tập đoàn phong kiến Lê-Mạc, Trịnh-Nguyễn và sự xuất hiện của triều đại Tây Sơn Chế độ phong kiến Việt Nam lúc này đi vào con đường khủng hoảng bế tắc Tầng lớp nho sĩ trí thức chia thành "ba bè bảy mối" với nhiều chính kiến dị biệt, hành
vi trái ngược Nhóm thì trung thành với lý tưởng phò Lê, chủ yếu là các vị khoa bảng; nhóm thì mạnh dạn ra hợp tác với triều đại Tây Sơn; còn có nhóm lại trông xa hơn, quay về phương Nam để đón một chiều gió mới Xã hội loạn lạc, kỷ cương đổ vỡ, đời sống luân lý điên đảo Sau này, khi Gia Long lên ngôi (1802), một mặt chiêu dụ cựu thần nhà Lê ra thu dụng, mặt khác chủ trương tập quyền và sát hại công thần, trả thù Tây Sơn tàn khốc, dân tình lại thêm một phen khốn đốn
Ảnh 6: Hình vẽ chân dung Nguyễn Công Trứ (Nguồn: Internet)
Trang 96
Ông nhận thức được sự thất thế của lập trường phò Lê, thẳng thắn ra ủng hộ tân triều với một lòng trung thành và ý thức vươn lên Bên cạnh đó ông cũng tỏ thái độ bất mãn với những mệnh lệnh độc đoán, những đối xử bất công vô lý của nhà vua triều Nguyễn với mình
2.2 Thân thế
Nguyễn Công Trứ tên tiểu huý là Củng, tự là Tồn Chất, hiệu là Ngộ Trai, biệt hiệu là Hy Văn, sinh ngày 01 tháng 11 năm Mậu Tuất (1778) Ông sinh ra tại huyện Quỳnh Côi, tỉnh Thái Bình, quê gốc ở làng Uy Viễn, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh Cha là Nguyễn Công Tấn, đậu cử nhân năm hai mươi bốn tuổi, làm giáo thụ phủ Anh Sơn, Nghệ An, sau thăng làm tri huyện Quỳnh Côi, Thái Bình Khi quân đội Tây Sơn
ra Bắc chiếm Thăng Long, Nguyễn Công Tấn xướng nghĩa cần vương chống lại, không thành, ông đưa gia đình về quê Nguyễn Huệ mấy lần mời ra làm quan, ông đều
từ chối Mẹ Nguyễn Công Trứ là con gái quan quản Nội thị Cảnh Nhạc bá
Theo một số giai thoại, ngay từ khi lọt lòng mẹ, Củng đã tỏ ngay sự ngông bướng bằng cách không chịu mở mắt hay khóc như những đứa trẻ sơ sinh khác dù người nhà đem hết nồi đồng, mâm thau khua gõ liên hồi Đến khi cả đám người lớn đã mỏi rã rời, lắc đầu thì cậu mới cất tiếng khóc đầu tiên oang oang như tiếng chuông đồng Thuở nhỏ, cậu bé Củng học rất giỏi, thông minh lại tinh nghịch, lém lỉnh, nổi tiếng “thần đồng” Tài cao trí sắc, đọc rộng nhớ nhiều, những câu đối đáp lỗi lạc của cậu bé Củng gây cho mọi người nỗi kinh ngạc và thú vị Khoảng 10 tuổi, Củng theo cha trở về Hà Tĩnh quê nội sinh sống và học tập
Dù sống trong một bối cảnh xã hội phong kiến rối ren, gia cảnh khó khăn nghèo túng vẫn luôn gắng công đèn sách, đi thi từ lần đầu tiên năm 1807 cho mãi đến năm
1819 mới đậu được giải nguyên và ra làm quan cốt cho thỏa niềm khát vọng thiết tha, sôi nổi muốn được đem tài kinh luân thi thố với đời vốn đã nung nấu từ lâu Năm 42 tuổi ông vào kinh đô Huế làm quan Trong sự nghiệp quan trường của ông gặp rất nhiều sóng gió, làm quan dưới thời 3 vị vua, Minh Mạng, Thiệu Trị và Tự Đức, từng lên tới vị trí thượng thư, tổng đốc, đã từng làm phủ doãn Thừa Thiên Cũng chính ông, nhiều lần bị gian thần vu hãm hại, bị đày xuống làm lính lệ, nhưng ông vẫn giữ được ý chí can trường và cái nhìn tích cực trước thời cuộc
Gần 30 năm tận tâm, lăn lộn chốn quan trường, Nguyễn Công Trứ mấy lần dâng sớ xin nghỉ hưu nhưng vua vẫn không cho Khi đã qua tuổi thất thập, ông lại lần nữa dâng sớ lên vua Tự Đức vừa lên ngôi và lần này thì được phê duyệt về nghỉ với chức quan Phủ doãn Thừa Thiên
Trang 10Năm 1848 ông trở về lại làng Uy Viễn Nghi Xuân, vui thú điền viên tuổi già Ông mất, theo Niên biểu ghi là ngày 14 tháng 11 năm Mậu Ngọ (1858), nhưng chính trong Gia phả lại chép là ngày Rằm Nếu như vậy, thì quả là Cụ lại “chơi ngông” quả chót: lựa đúng ngày Sóc (mồng một) để đến nhập cuộc tang bồng, rồi chọn đúng ngày Vọng trăng tròn (15 Âm lịch) để vĩnh viễn rũ trường danh lợi ra đi
2.3 Sự nghiệp
2.3.1 Sự nghiệp quan lộ
Gần 30 năm làm quan, lúc thăng lúc giáng nhưng Nguyễn Công Trứ luôn là một trung thần triều Nguyễn, con dân của đất Việt, mang hết trí lực và tâm huyết góp phần cùng với nhà Nguyễn kiến thiết một xã hội mới Ông được triều đình tuyên phong là Uy viễn tướng công, được nhân dân suy tôn là bậc anh hùng hào kiệt, con người tài hoa lỗi lạc, văn võ song toàn, làm quan ở đâu cũng có chính tích, có tư chất phóng khoáng, không câu nệ
- Về mặt quân sự: Do chính sách hà khắc của nhà Nguyễn dưới triều đại Gia Long và Minh Mạng nên đã xảy ra liên tiếp nhiều cuộc khởi nghĩa nông dân Nguyễn Công Trứ tuy là quan văn nhưng phải cầm quân, làm tướng Ông đánh đâu thắng đó:
1827 dẹp Khởi nghĩa Phan Bá Vành, 1833 dẹp Khởi nghĩa Nông Văn Vân, 1835 dẹp giặc Khách Ông cũng góp nhiều công lớn trong cuộc Chiến tranh Việt–Xiêm (1841-1845) Đến đời vua Tự Đức thứ 11 (1858), khi thực dân Pháp tấn công Đà Nẵng, thì ông đã 80 tuổi nhưng vẫn xin vua cho đi đánh giặc
- Về mặt kinh tế & chính trị: Ông có sáng kiến chiêu mộ dân nghèo, đắp đê lấn biển, lập ấp, khai sinh các huyện Kim Sơn (thuộc tỉnh Ninh Bình ngày nay), Tiền Hải (thuộc tỉnh Thái Bình ngày nay) vào những năm cuối thập niên 1820, đề xuất lập nhà học, thương xã ở nông thôn nhằm nâng cao dân trí và lưu thông hàng hóa Những hoạt động của ông trong lĩnh vực kinh tế được nhân dân các vùng kể trên ghi nhớ Hiện nay còn rất nhiều từ đường thờ cúng ông ở hai huyện nói trên và quê hương ông Nhiều đình chùa tại các địa phương này cũng thờ ông và tôn ông làm thành hoàng làng
2.3.2 Sự nghiệp thi ca
Nếu như sự nghiệp công danh chốn quan trường làm thoả “chí nam nhi” và giúp ông trả nợ “tang bồng”, thì thi ca là mảnh đất giúp ông gieo trồng những tư tưởng
tự do vượt thời đại trong một cuộc sống bị bóp nghẹt bởi xã hội phong kiến
Tài năng thi ca của ông sớm lộ rõ ngay từ nhỏ, ngày càng phát triển lên những nấc thang mới Theo một giai thoại, hồi còn nhỏ theo học ở nhà ông đồ Trung, khi cả lớp đang ngồi học, ông chủ nhà chợt nổi hứng đi vào và xin thầy cho phép ra vế đối Được thầy đồng ý, ông Đồ Trung nói: “Ta có câu đối này, trò nào đối hay và nhanh sẽ
Trang 118
được thưởng một quan tiền” Rồi ông ta chỉ về phía cây đại đứng ngoài vườn, đọc vế đối: “Ngoài vườn cây đại nở hoa đại” Các học trò ngồi nhìn nhau, mặc dù rất thèm quan tiền nhưng không ai tìm được vế đối lại Thấy cả lớp im lặng, thầy học lên tiếng giục, chỉ có cậu bé Củng ra vẻ ngập ngừng khó nói Thầy hỏi: “Trò Củng, sao không đối đi?” Củng khép nép thưa: “Thưa, con sợ bị quở phạt ạ” Ông chủ nhà khuyến khích ra vẻ rộng lượng: “Trò cứ đối, nếu hay thì ta sẽ thưởng cho, còn nếu có điều gì
sơ suất thì ta và thầy cũng không bắt lỗi trò đâu” Được lời, Củng nghiêm chỉnh đứng dậy đọc: “Trong buồng ông Trung ấp bà Trung” ạ Vế đối rất chuẩn, “trong” đối với
“ngoài”, “Đại” đối với “Trung”, và “nở” thì đối với “ấp” khiến ông Đồ Trung đỏ mặt
im lặng Thầy trò cả lớp được một trận cười nghiêng ngả và tất nhiên Củng được nhận một quan tiền
Lời thơ của ông không thiên về tình cảm buồn rầu như phần nhiều thơ ca giai đoạn ấy của nước ta, mà ý tứ mạnh mẽ, từ điệu rắn rỏi khiến người đọc cũng thấy hăng hái phấn khởi lên Cụ chỉ dùng những tiếng người ta thường đọc, thường nghe, nói ra tức là thành văn, không nắn nót, chạm gọt như các văn sĩ khác Lời văn của cụ vừa nhẹ nhàng, vừa chất phác, trông vào không thấy gì là cao kỳ, mà đọc lên nghe rất thú vị, trông vào không có gì làm thâm thúy, mà đọc lên ý thật dồi dào, lời không chải chuốt
mà hay, văn không trau dồi mà lịch
- Thơ ông là tiếng ca hào sảng về quan niệm làm trai và khát vọng lập danh Nguyễn Công Trứ viết nhiều về "nợ công danh”, về "chí tang bồng", về những hoài bão ước mơ của một con người đầy tâm huyết với cuộc đời Quan niệm về chí nam nhi
và khát vọng lập danh luôn sóng đôi với nhau Với kẻ "tu my nam tử", đó trước hết là bổn phận, là trách nhiệm và nghĩa vụ:
(Trích: Nghĩa người đời) Nhập thế cục bất khả vô công nghiệp (Đã vào đời không thể không có sự nghiệp ) Xuất mẫu hoài tiện thị hữu quân thân
(Mới lọt lòng đã có ngay đạo làm tôi)
(Đi thi tự vịnh)
Đã mang tiếng ở trong trời đất Phải có danh gì với núi sông
- Bên cạnh đó, thơ ông còn là sự thể hiện của triết lý hành lạc, hưởng nhàn Triết lý này tồn tại song song cùng thái độ sống nhập thế tích cực là một sự bổ sung
Trang 12trọn vẹn cho nội dung thơ Nguyễn Công Trứ Nhập thế nhưng vẫn hưởng nhàn, hành động mà vẫn hành lạc Hai triết lý sống ấy không tách rời ở từng giai đoạn cuộc đời nhà thơ mà tồn tại cùng lúc Ở Nguyễn Công Trứ, ngoài khát vọng lập danh, còn có một nhu cầu, một khát khao lớn nữa: đó là được hưởng thụ tất cả những thú vui ở đời, được thoả mình trong những thú ngao du sơn thủy, được uống, được say:
Khi chếnh choáng xoay vần trời đất lại Lúc ngâm nga xáo trộn cổ kim đi (Nhàn nhân với quí nhân)
- Đi cùng với sự khẳng định cái tôi cá nhân trong triết lý hành lạc, hưởng nhàn, thơ Nguyễn Công Trứ còn là những tiếng thiết tha của một nỗi niềm đa tình Tình trong thơ Nguyễn Công Trứ, phần nhiều là tình lứa đôi Người ta tìm thấy trong đó có
đủ mọi cung bậc tình cảm của tình yêu:
Khách thập thúy say màu hoa diễm Đối mặt hoa mà cầm, mà kì, mà tửu, mà thi Trăm hoa cũng bẻ một cành
(Yêu hoa)
Trong lai láng biết tránh đâu cho khỏi Càng tài tử càng nhiều tình ái
(Vịnh sầu tình)
Xưa nay mấy kẻ đa tình Lão Trần là một với mình là hai (Tuổi già cưới hầu)
2.3.3 Những đóng góp của ông cho nghệ thuật hát nói
Hát nói vốn là một điệu thức của ca trù, có hình thức kết cấu khá phóng khoáng
về số câu, số tiếng, cũng như không có những qui định chặt chẽ đến mức gắt gao, nghiêm nhặt như thơ luật Đường Là một người tài tử, khi bắt gặp những đặc điểm này của hát nói, cộng thêm tư tưởng, ý thức cá nhân về giá trị con người (sở thích cá nhân,
tự do phóng khoáng, và thụ hưởng lạc thú, muốn thoát vòng kiềm tỏa) đang trỗi dậy rất mạnh mẽ, Nguyễn Công Trứ dễ dàng nhận thấy hát nói chính là "đất diễn" của mình Mảnh đất ấy là nơi màu mỡ để những hạt mầm của ý thức về cái tôi cá nhân trong tư tưởng Nguyễn Công Trứ sinh sồi, nảy nở một cách tự nhiên, không gò bó Thế nhưng, có một điều đặc biệt ở Nguyễn Công Trứ là trên mảnh đất hát nói màu mỡ
Trang 1310
ấy không nảy nở những hạt mầm của chất tài tử với thú hành lạc, hưởng nhàn, đa tình,
đa tài; mà còn có cả những quan niệm triết lí sống hoàn toàn là của nhà nho chính thống như "chí nam nhi", "chí làm trai", khát vọng lập danh để trả nợ tang bồng Nguyễn Công Trứ đã ghi danh mình trong lịch sử văn học nước nhà là người có công đầu trong việc biến hát nói từ một loại hình văn nghệ dân gian thành một thể tài văn học
2.4 Lời kết
Khu di tích của đại thi hào Nguyễn Du cũng cách nơi đây không xa Nguyễn
Du và Nguyễn Công Trứ, hai con người sinh ra ở huyện Nghi Xuân - Hà Tĩnh này đại diện cho hai trường phái lớn nhất của cả dân tộc chứ không phải mỗi thời đại Họ cùng nhìn thấu được cái xã hội, nhưng có hai cách làm khác nhau
Nguyễn Du có một cái cảm nhận thiên tài về mọi thứ xung quanh, thấy rõ được cái tàn tệ của Nho gia, phong kiến, nhưng ông đứng nhìn bất lực và gửi lòng đau qua những câu thơ kinh điển, ông né tránh thời cuộc Ngược lại Nguyễn Công Trứ ngạo thế với đời, xông pha vào trong đời, và đối đầu với cuộc đời Ông đại diện cho cái tài hoa mà bay bổng, ngông nghênh mà không sợ hãi, lấy cái yêu nước thương dân làm gốc để đi theo và thực hiện Thời nào cũng như thời nào, luôn có những bậc tài hoa khí tiết bất mãn với thời cuộc, và chọn thu mình lại trong vỏ ốc khép kín, hoặc làm quan
mà chỉ như chiếc bóng mờ Ngược lại, luôn có những người dùng cái tài hoa của mình,
để đương đầu, sống lạc quan với thiên hạ, giúp đời tất cả trong chính khả năng của bản thân