1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đánh giá hoạt động thuyết minh, hướng dẫn ở khu di tích lịch sử, văn hóa và sinh thái tân trào, tỉnh tuyên quang

31 660 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 31
Dung lượng 2,24 MB

Nội dung

Thực trạng hoạt động thuyết minh, hướng dẫn ở khu di tích lịch sử, văn hóa và sinh thái Tân Trào, Tuyên Quang 16 IV.1.. Đánh giá hoạt động thuyết minh, hướng dẫn tại khu di tích lịch s

Trang 1

ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂNKHOA DU LỊCH & KHÁCH SẠN

Trang 2

MỤC LỤC

II.1 Khái niệm hoạt động hướng dẫn du lịch; hướng dẫn viên,

thuyết minh viên

5

II.2 Các nguyên tắc để viết bài thuyết minh và hướng dẫn tham

quan

6

III Giới thiệu về khu di tích lịch sử, văn hóa và sinh thái Tân

Trào

8

IV Thực trạng hoạt động thuyết minh, hướng dẫn ở khu di tích

lịch sử, văn hóa và sinh thái Tân Trào, Tuyên Quang

16

IV.1 Thực trạng du lịch tại khu di tích lịch sử, văn hóa và sinh thái

Tân Trào

16

IV.2 Quy trình đón khách tại khu di tích lịch sử, văn hóa và sinh

thái Tân Trào

18

IV.3 Đánh giá hoạt động thuyết minh, hướng dẫn tại khu di tích

lịch sử, văn hóa và sinh thái Tân Trào

18

I.V.3.1 Thực trạng hoạt động thuyết minh, hướng dẫn tại khu di

tích lịch sử, văn hóa và sinh thái Tân Trào

19

I.V.3.2 Đánh giá hoạt động thuyết minh, hướng dẫn tại khu di tích

lịch sử, văn hóa và sinh thái Tân Trào

27

Trang 3

I Lời mở đầu

I.1 Lí do chọn đề tài

Du lịch là một ngành đang phát triển mạnh mẽ và có vai trò rất quan trọng ởViệt Nam hiện nay Với tiềm năng du lịch đa dạng, phong phú, nước ta đang làđiểm đến thu hút nhiều khách du lịch quốc tế Bên cạnh những loại hình du lịchnhư du lịch sinh thái, du lịch tâm linh,…thì du lịch văn hóa, tìm hiểu về vănhóa, lịch sử cũng đang được chú trọng đầu tư và phát triển

Tuyên Quang là một tỉnh nằm ở phía Đông Bắc của Việt Nam Nơi đây cónhiều tài nguyên du lịch phong phú, đặc biệt là tài nguyên du lịch nhân văn.Trong mục tiêu phát triển kinh tế, tỉnh Tuyên Quang đã chọn phát triển du lịch

là một trong bốn lĩnh vực đột phá Là “Thủ đô kháng chiến” trong cuộc đấutranh giành độc lập dân tộc thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược,khu ATK Tân Trào là khu di tích lịch sử đã được xếp hạng là Khu di tích lịch sửQuốc gia đặc biệt và đã được đầu tư, tôn tạo Đây cũng là tâm điểm trong hoạtđộng du lịch của tỉnh Tuyên Quang

Như ta đã biết, hướng dẫn viên là người có vai trò rất quan trọng trong việc thựchiện một chương trình du lịch và góp phần làm nên thành công của chương trình

du lịch đó, vì hướng dẫn viên là người tiếp xúc trực tiếp với khách và trực tiếptruyền đạt thông tin về điểm du lịch Với mong muốn thấy được những điểmmạnh và điểm yếu trong hoạt động thuyết minh, hướng dẫn du lịch tại Khu ditích lịch sử văn hóa và sinh thái Tân Trào, Tuyên Quang, từ đó có thể đề xuấtgiải pháp để khắc phục những yếu kém, giúp cho ngành du lịch Tuyên Quangnói chung và du lịch ATK Tân Trào nói riêng phát triển hơn nữa, tôi làm bàiniên luận này

I.2 Mục đích nghiên cứu

Tìm hiểu hoạt động thuyết minh, hướng dẫn du lịch ở khu di tích lịch sử, vănhóa và sinh thái Tân Trào Từ đó phân tích những điểm mạnh, điểm yếu củahoạt động thuyết minh, hướng dẫn tại đây để đề xuất giải pháp phát huy nhữngđiểm mạnh và khắc phục những điểm yếu

I.3 Phạm vi nghiên cứu

Hoạt động điều tra, nghiên cứu giới hạn trong phạm vi khu di tích lịch sử TânTrào Đối tượng nghiên cứu là hoạt động thuyết minh, hướng dẫn du lịch tạiđây

Trang 4

I.4 Phương pháp nghiên cứu

Trong bài niên luận có sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:

 Phương pháp thu thập tài liệu, xử lí tài liệu

Đây là phương pháp trước hết và cơ bản để tôi hoàn thành bài tiểu luận củamình Để những thông tin trong bài niên luận được chính xác nhất, kháchquan nhất, tôi đã thu thập những tài liệu cần thiết liên quan đến lịch sử củakhu di tích lịch sử, văn hóa và sinh thái Tân Trào, những thông tin về nghiệp

vụ hướng dẫn du lịch cho phần cơ sở lý luận từ các tài liệu, sách báo và cáctài liệu tham khảo

 Phương pháp điều tra, khảo sát thực địa

Trong quá trình nghiên cứu, tìm kiếm thông tin cho bài niên luận, tôi đã đếnkhảo sát thực tế tại khu di tích lịch sử Tân Trào nhằm tìm ra được những ưu,nhược điểm của hoạt động hướng dẫn, thuyết minh tại đây để có thể đề xuấtgiải pháp phát huy những ưu điểm và khắc phục những nhược điểm

 Phương pháp phân tích, đánh giá

Phương pháp phân tích và đánh giá là phương pháp kết hợp lý luận với thực

tế, đem lý luận phân tích thực tế, từ phân tích thực tế lại rút ra đánh giá vềvấn đề.Phương pháp phân tích và đánh giá là phương pháp xem xét lạinhững thành quả, những ưu nhước điểm của hoạt động thực tiễn để rút ranhững kết luận

I.4 Bố cục bài niên luận

Bài niên luận gồm 06 phần:

- Phần I: Nêu lí do chọn đề tài, mục đích nghiên cứu, đối tượng nghiêncứu, phương pháp nghiên cứu

- Phần II: Đưa ra cơ sở lý luận về hoạt động hướng dẫn du lịch

- Phần III: Giới thiệu tổng quát về khu di tích lịch sử, văn hóa và sinh tháiTân Trào; giới thiệu những di tích và cụm di tích chính trong khu di tích

- Phần IV: Đánh giá hoạt động thuyết minh, hướng dẫn tại khu di tích lịch

sử, văn hóa và sinh thái Tân Trào

- Phần V: Đề xuất một số giải pháp

- Phần VI: Kết luận

Trang 5

II Cơ sở lý luận

II.1 Khái niệm hoạt động hướng dẫn du lịch; hướng dẫn viên, thuyết minh viên

II.1.1 Khái niệm hoạt động hướng dẫn du lịch

Có rất nhiều khái niệm khác nhau về hoạt động hướng dẫn du lịch được đưa

ra, tùy vào từng góc độ tiếp cận

Hoạt động du lịch được hiểu như sau:

“Hoạt động hướng dẫn du lịch là hoạt động của các tổ chức kinh doanh dulịch, các công ty du lịch hoặc các đơn vị có chức năng kinh doanh du lịch.Hoạt động này được thực hiện chủ yếu thông qua hướng dẫn viên nhằm tổchức, đón tiếp, thực hiện hướng dẫn nhằm giải quyết mọi phát sinh trong quátrình đi du lịch đảm bảo thực hiện nghiệp vụ của họ theo một chương trình

cá nhân tự chọn hoặc đã được hoạch định trên cơ sở các thỏa thuận đã được

kí kết”1

Theo khoản 15, điều 4, chương I của Luật Du lịch 2005, hoạt động hướngdẫn du lịch được định nghĩa như sau: “Hướng dẫn du lịch là hoạt độnghướng dẫn cho khách du lịch theo chương trình du lịch”

II.1.2 Khái niệm hướng dẫn viên, thuyết minh viên

Cũng tương tự như khái niệm về hoạt động hướng dẫn du lịch, nhiều kháiniệm hướng dẫn viên du lịch đã được đưa ra trên nhiều góc độ với nhữngtiếp cận khác nhau

Trong cuốn sách “Principles and Ethics of Tour Guiding”, tác giả đã đưa ra

khái niệm về hướng dẫn viên du lịch như sau: “A tour guide is one whoconducts a tour or one with a broad knowledge of a particular area whoseprimary duty is to inform”2 (“Hướng dẫn viên du lịch là một người dẫn dắt,quản lí một chương trình du lịch hoặc là người có hiểu biết sâu rộng, làngười có nhiệm vụ cơ bản là giải thích, thuyết minh”)

1 Nguồn: den-hoat-dong-huong-dan-du-lich-den-cac-to-chuc-cac-hoat-dong-huong-dan-va-nghiep- vu-xu-34970

http://www.doko.vn/luan-van/khao-sat-nghien-cuu-nhung-yeu-to-anh-huong-2L.Cruz, Zenaida: Principles and Ethics of Tour Guiding, Rex printing company, Quezon City,

1999, tr2

Trang 6

Khái niệm trên đây được đưa ra trên góc độ của một người nghiên cứuchuyên sâu về du lịch, đã đưa ra yêu cầu và nhiệm vụ của hướng dẫn viên dulịch

Đứng trên góc độ quản lí của nhà nước về du lịch, hướng dẫn viên du lịchđược định nghĩa trong Quy chế Hướng dẫn viên du lịch của Tổng cục du lịchViệt Nam ban hành theo quyết định số 235/DL – HĐBT ngày 04 tháng 10năm 1994 như sau: “Hướng dẫn viên du lịch là cán bộ chuyên môn làm việccho các doanh nghiệp lữ hành (bao gồm cả các doanh nghiệp du lịch khác cóchức năng kinh doanh lữ hành), thực hiện nhiệm vụ hướng dẫn du kháchtham quan theo chương trình du lịch đã được ký kết”

Khoản 15, điều 4, chương I Luật Du lịch 2005 cũng quy định rõ: “Ngườithực hiện hoạt động hướng dẫn được gọi là hướng dẫn viên và được thanhtoán cho dịch vụ hướng dẫn du lịch”

Nói như vậy, ta có thể thấy, đứng trên góc độ quản lí nhà nước về du lịch,môi trường làm việc, nhiệm vụ và quyền lợi của hướng dẫn viên du lịch đãđược đưa ra, nhằm xác định rõ tư cách pháp lý của hướng dẫn viên

Khoản 1, 3, điều 78, chương VII, Luật Du lịch 2005 định nghĩa về thuyếtminh viên như sau:

“1 Thuyết minh viên là người thuyết minh tại chỗ cho khách du lịch trongphạm vi khu du lịch, điểm du lịch

2 Thuyết minh viên phải am hiểu kiến thức về khu du lịch, điểm du lịch, cókhả năng giao tiếp với khách du lịch và ứng xử văn hoá”

II.2 Các nguyên tắc để viết bài thuyết minh và hướng dẫn tham quan II.2.1 Các nguyên tắc viết bài thuyết minh

Khi chuẩn bị bài thuyết minh cho một địa điểm du lịch, người hướng dẫnviên cần chú ý đến những nguyên tắc sau:

- Đảm bảo cung cấp cho du khách tham quan đầy đủ những thông tin cầnthiết nhất về điểm du lịch đó

- Bài thuyết minh phải mang tính khoa học và tính thực tiễn

- Hướng vào mục đích, chủ thể của chuyến đi

- Bài thuyết minh phải mang tính so sánh, gắn liền quá khứ với hiện tại

Trang 7

II.2.2 Các nguyên tắc hướng dẫn tham quan

Khi thuyết minh, hướng dẫn cho du khách tham quan, hướng dẫn viên cầnđảm bảo những nguyên tắc sau:

- Đảm bảo tính dễ hiểu (về ngôn ngữ, nội dung bài thuyết minh và cáchthức thuyết minh)

- Đảm bảo tính hệ thống và logic: hướng dẫn viên phải thuyết minh theođúng trình tự bài thuyết minh; có sự chuyển tiếp, dẫn dắt, đảm bảo tínhliên tục; lời thuyết minh phải phù hợp với đối tượng chỉ dẫn; thời giancủa bài thuyết minh phải đúng với thời gian đã dự kiến

II.3 Các phương pháp thuyết minh

Khi hướng dẫn viên thuyết minh về điểm du lịch thường sử dụng các phươngpháp thuyết minh sau đây:

- Phương pháp thuyết minh trọng điểm: đây là phương pháp thuyết minh

làm nổi bật điểm đặc trưng và sự khác biệt của địa điểm du lịch đó vớinhững điểm du lịch khác, nêu bật những điểm đặc trưng của điểm du lịch

đó mà nơi khác không có

- Phương pháp phân đoạn thuyết minh: đây là phương pháp thuyết minh

thường áp dụng cho những điểm du lịch có quy mô lớn như các sự kiệndiễn ra theo tiến trình lịch sử

dễ quá cũng đừng khó quá, những câu hỏi đặt ra khách có thể trả lờiđược

+ Hướng dẫn tự hỏi – tự trả lời :Đây là dạng khá đặc biệt , trong đó ngườihướng dẫn viên phải mượn lời của một nhân vật thứ ba và tạo dựng tiếttấu câu chuyện thật thú vị và hấp dẫn Thường là dạng một câu chuyệnkhông gắn với hoạt động đời thường

- Phương pháp miêu tả, kể chuyện: phương pháp này là cách giới thiệu

theo trình tự nội dung của các sự kiện, địa danh, điểm du lịch và gắn vớiviệc miêu tả từ toàn cục tới chi tiết đối tượng tham quan mà khách đang

Trang 8

xem xét Hướng dẫn viên vừa kể theo trình tự thời gian, không gian cácnội dung vừa tái hiện lại lịch sử của vùng đất, công trình hay lễ hội,…

- Phương pháp so sánh: hướng dẫn viên sẽ so sánh điểm du lịch mà du

khách đang tham quan với một sự vật, hiện tượng hoặc điểm du lịch khác

để du khách thấy được điểm giống và khác với những nơi khác của nơi

mà du khách đang tham quan

III Giới thiệu về khu di tích lịch sử, văn hóa và sinh thái Tân Trào

III.1 Giới thiệu chung

Khu di tích lịch sử văn hóa và sinh thái Tân Trào – Thủ đô khu giải phóng,Thủ đô kháng chiến nằm ở phía Đông Nam của tỉnh Tuyên Quang, cáchthành phố Tuyên Quang hơn 40km về phía đông, cách Hà Nội khoảng200km, gồm 11 xã nằm trên địa bàn hai huyện Sơn Dương và Yên Sơn: TânTrào, Minh Thanh, Trung Yên, Bình Yên, Lương Thiện(huyện Sơn Dương);Kim Quan, Trung Sơn, Hùng Lợi, Trung Minh, Đạo Viện, Công Đa(huyệnYên Sơn) Tổng diện tích tự nhiên khoảng 530.9km2 Đây là khu di tích đặcbiệt quan trọng của quốc gia, là căn cứ địa cách mạng, thủ đô lâm thời củakhu giải phóng, gắn liền với hoạt động của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Trungương Đảng, Chính phủ, Quốc hội, Mặt trận, các bộ, ban, ngành, ghi dấunhững sự kiện trọng đại của đất nước trong thời kì chuẩn bị Tổng khởi nghĩagiành chính quyền tháng Tám năm 1945 và trong cuộc kháng chiến chốngthực dân Pháp xâm lược

Trước khởi nghĩa, Tân Trào được sử dụng là tên gọi chung cho khu căn cứcách mạng nằm ở phía Đông và Đông Bắc của hai huyện Sơn Dương và YênSơn Cách quốc lộ 37 và huyện lỵ Sơn Dương 12km về phía Tây Nam làtrung tâm của khu căn cứ cách mạng Nơi đây là một vùng đất rộng lớn vớiđịa hình có nhiều núi đá vôi xen kẽ giữ những núi đất, đồi núi, sông ngòi dàyđặc, nhiều thung lung, có độ cao trung bình từ 70 đến 700m so với mực nướcbiển Cư dân ở đây chủ yếu là đồng bào các dân tộc Tày, Nùng, Dao,…sốngtrong các làng bản trong những thung lũng ven sông, suối,…

Khu căn cứ địa Việt Bắc được hình thành vào đầu năm 1944 Ngày 25 tháng

12 năm 1944, tại Khuổi Kịch (xã Tân Trào), đội Cứu quốc quân III đã đượcthành lập làm nòng cốt cho việc xây dựng, phát triển lực lượng vũ trangtrong toàn phân khu

Trang 9

Từ tháng 5 đến tháng 8 năm 1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh, Trung ương Đảng,Tổng bộ Việt Minh chọn Tân Trào làm căn cứ để chuẩn bị và lãnh đạo cuộcTổng khởi nghĩa

Tháng 6 năm 1945, Tân Trào là thủ đô lâm thời của khu giải phóng gồm sáutỉnh: Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Thái Nguyên, Tuyên Quang, Hà Giang

Từ ngày 13 đến ngày 15/08/1945, Hội nghị các bộ toàn quốc của Đảnghọp tại khu rừng Nà Lừa, Tân Trào, quyết định thành lập Uỷ ban khởi nghĩa

do Tổng Bí thư Trường Chinh phụ trách Uỷ ban khởi nghĩa ra bản quân lệnh

số 1, hạ lệnh Tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong cả nước

Chiều ngày 16/8, đồng chí Võ Nguyên Giáp đọc bản Quân lệnh số 1 của Uỷban khởi nghĩa chỉ huy đơn vị Giải phóng quân tiến sang Thái Nguyên vàtiến về giải phóng thủ đô Hà Nội

Trong hai ngày 16 và 17/8/1945, Quốc dân Đại hội được tổ chức tại đìnhTân Trào, Đại hội đã thông qua Nghị quyết giành chính quyền trong cảnước; 10 chính sách lớn của Mặt trận Việt Minh; bầu Uỷ ban dân tộc giảiphóng (tức Chính phủ lâm thời) do đồng chí Hồ Chí Minh làm chủ tịch, quyđịnh quốc kỳ, quốc ca

Sau Cách mạng Tháng Tám thành công, thực dân Pháp lại quay lại xâmchiếm nước ta một lần nữa Lúc này Tân Trào lại được chọn làm “Trung tâmthủ đô kháng chiến”, “nơi đặt trụ sở của Trung ương Đảng, Chính phủ, Quốchội, Chủ tịch Hồ Chí Minh và nhiều bộ, ban nghành Trung ương: Văn phòngTrung ương Đảng, văn phòng Chủ tịch phủ - Thủ tướng phủ, Bộ nội vụ, Bộngoại giao, Bộ Tài chính, Bộ Kinh tế, Bộ Canh nông, Bộ Tư pháp, Quốc giaNgân hàng, Nha công an, Nha thông tin, Mặt trận Liên Việt, Hội liên hiệpphụ nữ Việt Nam, Tổng liên đoàn lao động, Ban Tổ chức trung ương, BanTuyên huấn trung ương, Ban Sử - Địa - Văn, Nhà xuất bản Sự Thật”3

Bên cạnh các di tích lịch sử, ở Tân Trào còn có nhiều tiềm năng văn hóa và

du lịch sinh thái, có thể kể đến như: làng văn hoá dân tộc Tày(Tân Lập – xãTân Trào), chợ văn hoá Nà Ho – xã Trung Sơn, khu sinh thái Lũng Tẩu – xã

3 Nguồn: Website của Ban quản lí khu di tích lịch sử, văn hóa và sinh thái Tân Trào

http://dulichtantrao.com.vn/v/69033-Ti%E1%BB%81m-n%C4%83ng-khu-du-l%E1%BB

T%C3%A2n-Tr%C3%A0o-trong-ph%C3%A1t-tri%E1%BB%83n-du-l%E1%BB%8BchTuy

%8Bch-l%E1%BB%8Bch-s%E1%BB%AD-v%C4%83n-ho%C3%A1-v%C3%A0-sinh-th%C3%A1i-%C3%AAn-Quang.html

Trang 10

Tân Trào, hang đá Yên Thượng – xã Trung Yên, Thác Dẫng - Lập Binh – XãBình Yên…

Ngày 16 tháng 8 năm 2012, khu di tích lịch sử Tân Trào đã được xếp hạng là

Di tích quốc gia đặc biệt

III.2 Một số di tích tiêu biểu

- Lán Nà Lừa

- Đình Tân trào, đình Hồng Thái

- Cây đa Tân Trào

- Ngôi nhà của ông Nguyễn Tiến Sự

- Khu di tích nhà ở và hầm an toàn của đồng chí Tôn Đức Thắng

- Hang Bòng

- Khu di tích Thác Dẫng

III.2.1 Lán Nà Lừa

Hình 1 Lán Nà Lừa ngày nay và hình ảnh Bác Hồ ở lán Nà Lừa

Lán Nà Lừa (hay còn gọi là Nà Nưa) là nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh (tức “ông

ké Tân Trào) đã ở và làm việc vào cuối tháng 5 đến hết ngày 22 tháng 8 năm

1945 để chuẩn bị và lãnh đạo cuộc Tổng khởi nghĩa cách mạng tháng Támnăm 1945 Lán được dựng bằng tre theo kiểu nhà sàn thu nhỏ Ngày 4 tháng

6 năm 1945, tại lán Nà Lừa, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã triệu tập Hội nghị cán

bộ để chuẩn bị thành lập “Khu giải phóng, Quân giải phóng”, tiến tới Quốcdân Đại hội và Tổng khởi nghĩa Cũng tại nơi đây, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã

Trang 11

ra chỉ thị: “Lúc này, thời cơ thuận lợi đã tới, dù hi sinh tới đâu, dù phải đốt

cháy cả dãy Trường Sơn cũng phải kiên quyết giành cho được độc lập”4

III.2.2 Đình Tân Trào, đình Hồng Thái

 Đình Tân Trào

Năm 1923, đình Tân Trào được xây dựng tại thôn Tân Lập, xã Tân Trào,huyện Sơn Dương “Đình xây dựng theo kiểu nhà sàn dân tộc, khungbằng gỗ, mái lợp lá cọ, gồm ba gian hai chái Ở gian giữa nửa phía trướckhông lát sàn Phần sau của gian giữa và các gian khác đều được lát ván

gỗ Đình không thưng vách Sàn gỗ cao hơn mặt đất khoảng 0.5 đến0.6m Ở gian giữa phía trước có một nhang án đặt trên nền đất, ba mặtnhang án đều có chạm khắc hoa văn các ô vuông và ô chữ nhật được sơnson thếp vàng”5

Hình 2 Đại hội Quốc dân tại đình Tân Trào ngày 16/8/1945 do Bác

Hồ chủ trì

Trong hai ngày 16

và 17 tháng 8 năm

1945, tại đình TânTrào, lệnh Tổngkhởi nghĩa giànhchính quyền từ tayphát xít Nhật vàthực dân Pháp và

4Nguyễn Văn Mạch, Nguyễn Tiến Lộc: Tân Trào toàn cảnh, NXB Văn hóa thông tin,

Hà Nội, 2000, tr.18

5 Trần Mạnh Thường: Việt Nam - văn hóa và du lịch, NXB Thông Tấn, Tp Hồ Chí

Minh, tr.932

Hình 3 Đình Tân Trào

Trang 12

“Mười chính sách của Việt Minh” đã được thông qua trong cuộc họp củaQuốc dân Đại hội Cũng trong Đại hội này, Ủy ban giải phóng dân tộcViệt Nam (tức Chính phủ lâm thời) do cụ Hồ Chí Minh làm Chủ tịch đãđược thành lập Hồ Chủ tịch đã đọc lời thề quyết tâm giành độc lập bảo

vệ dân tộc và ngay sau Đại hội, Người đã gửi thư kêu gọi đồng bào vàchiến sĩ cả nước: “Giờ quyết định cho vận mệnh dân tộc ta đã đến Toànquốc đồng bào hãy đứng dậy đem sức mà tự giải phóng cho ta”6 Vì vậy,đình Tân Trào là một di tích lịch sử rất quan trọng

 Đình Hồng Thái

Đình Hồng Tháithuộc thôn Cả,

xã Tân Trào,được xây dựngnăm 1919, cáchđình Tân Tràokhoảng 4km.Đình có kiếntrúc thuần gỗtheo kiến trúcnhà sàn dân tộc,mái lợp lá cọ,gồm ba gian hai chái Cũng giống như nhiều ngôi đình khác của ViệtNam, đình Hồng Thái có chức năng tín ngưỡng là thờ Thần Sông, ThầnNúi và các vị thà xung quanh vùng Ngoài ra, đình còn thờ một vị nhânthần là Ngọc Dung Công chúa Đây cũng là nơi sinh hoạt văn hóa, hộihọp của cả làng

Ngoài các giá trị văn hóa, đình Hồng Thái còn có giá trị về mặt lịch sử,bởi đây là “điểm dừng chân đầu tiên của Chủ tịch Hồ Chí Minh trênđường Người đến Tân Trào”7 khi Người từ Pác Bó (Cao Bằng) về Tân

Trào ngày 21 tháng 5 năm 1945 Các đại biểu trên cả nước về dự Quốcdân Đại hội (tháng 8 năm 1945) đã được đón tiếp tại đây Nơi đây còn làtrạm thường trực “An toàn khu Trung ương” đóng ở Tân Trào Trong thời

6 Hồ Chí Minh: Toàn tập, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002, t.3, tr.554

7Trung tâm thông tin du lịch – Tổng cục du lịch: Non nước Việt Nam, NXB Lao động

– Xã hội, Hà Nội, 2010, tr.283

Hình 4 Đình Hồng Thái

Trang 13

kì kháng chiến chống Pháp, đình là trạm giao liên, là nơi huấn luyện quân

sự của An toàn khu

III.2.3 Cây đa Tân Trào

Đây là cây đa nằm ở thôn Tân Lập, xã Tân Trào, cách đình Tân Tràokhoảng 500m Dưới gốc cây đa cổ thụ này, chiều ngày 16 tháng 8 năm

1945, Quân giải phóng Việt Nam đã làm lễ xuất quân, thi hành mệnh lệnhcủa Ủy ban khởi nghĩa toàn quốc, trước sự chứng kiến của nhân dân và

60 đại biểu về dự Quốc dân Đại hội Đồng chí Võ Nguyên Giáp đã đọcbản Quân lệnh số 1 hạ lệnh xuất quân tiến sang giải phóng Thái Nguyên

và tiến về giải phóng thủ đô Hà Nội

Hình 5 Lễ xuất quân của 34 chiến sĩ Giải phóng quân tại cây đa Tân trào

ngày 16-8-1945 II.2.4 Ngôi nhà của ông Nguyễn Tiến Sự

Hình 6 Ngôi nhà của ông Nguyễn Tiến Sự

Trang 14

Ông Nguyễn Tiến Sự từng là Chủ nhiệm Việt Minh của làng Kim Long (nay làthôn Tân Lập), xã Tân Trào, mẹ ông là Lương Thị Khanh, cán bộ của Hội Phụ

nữ Cứu quốc Ngôi nhà của ông nằm ở giữa làng Tân Lập, là nơi gắn liền vớiquá trình hoạt động cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh khi Người từ Pác Bó(Cao Bằng) về Tân Trào từ ngày 21 tháng 5 năm 1945 Chủ tịch Hồ Chí Minh ởđây trước khi chuyển lên lán Nà Lừa Người rất quan tâm đến mọi người trongnhà ông Sự và dân làng Người mua bút và sách vở tặng cho con ông Sự vàđộng viên, khuyến khích ông cho con đi học Thời gian rảnh, bác đi thăm đồng

và tự tay đắp bờ ruộng để giữ nước, nói chuyện với cán bộ, chiến sĩ quân giảiphóng, với bà con, đồng bào Cho đến nay, ngôi nhà của ông Sự không chỉ cógiá trị lịch sử mà còn có giá trị văn hóa với kiến trúc của một ngôi nhà sàn miềnnúi của bà con dân tộc

III.2.5 Khu di tích nhà ở và hầm an toàn của đồng chí Tôn Đức Thắng

Khu di tích nhà ở vàhầm an toàn của đồngchí Tôn Đức Thắngnằm ở thôn Chi Liền(nay là thôn ĐồngMa), xã Trung Yên,huyện Sơn Dương Từcuối năm 1952 đếnnăm 1954, đồng chíTôn Đức Thắng làTrưởng ban Thườngtrực Quốc hội, Chủtịch Mặt trận Liên Việt, đã sinh hoạt và làm việc ở đây Đây là ngôi nhàsàn bằng gỗ, có hai gian ngăn dọc, mái lợp lá cọ Gian ngoài của nhà lànơi làm việc và tiếp khách, gian trong là nơi đồng chí Tôn Đức Thắngnghỉ ngơi Sát nhà là hầm an toàn được đào sâu vào sườn núi khoảng10m, đào sang ngang 10m, có 2 cửa thông 2 chiều Đây là khu di tích tiêubiểu gắn liền với cuộc đời hoạt động cách mạng của đồng chí Tôn ĐứcThắng tại Tuyên Quang trong thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp

Hình 7 Khu di tích nhà ở và hầm an

toàn của đồng chí Tôn Đức Thắng

Trang 15

III.2.6 Hang Bòng

Hình 8 Hang Bòng ngày nay và hình ảnh Bác Hồ ở hang Bòng

Nằm trên lưng chừng núi Bòng, bên dưới là dòng sông Đáy uốn khúc,hang Bòng cách đình Hồng Thái và đình Tân Trào không xa Chủ tịch HồChí Minh đã ở tại hang này trong những năm 1950 – 1951

Tại đây, Người đã ký sắc lệnh Tổng động viên nhân tài và vật lực chokháng chiến ngày 22 tháng 2 năm 1950 Cũng ở hang này, ngày 25 tháng

7 năm 1950, Người đã trả lời phỏng vấn của các nhà báo về việc đế quốc

Mỹ can thiệp vào Đông Dương Từ hang Bòng, Người đã đi chỉ đạo chiếndịch Biên giới 1950 và dự Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 2 năm 1951

III.2.7 Khu di tích Thác Dẫng

Khu di tích Thác Dẫng thuộc thôn Lập Binh, xã Bình Yên, huyện SơnDương Đây là nơi đóng trụ sở của Chủ tịch phủ, Thủ tướng phủ trongthời kì kháng chiến chống Pháp 1947 – 1954, có nhiệm vụ tham mưugiúp việc cho Chủ tịch Hồ Chí Minh và Phó Thủ tướng Phạm Văn Đồngđiều hành Chính phủ kháng chiến; phục vụ một phần hoạt động đối nội,đối ngoại của Chủ tịch và Chính phủ trong kháng chiến

Theo tài liệuđược lưu giữ tạiBảo tàng TânTrào – ATK, giữanăm 1948, Văn

Ngày đăng: 11/07/2016, 17:21

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Hồ Chí Minh: Toàn tập, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002, t.3 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Toàn tập
Nhà XB: NXB Chính trị quốc gia
2. L.Cruz, Zenaida: Principles and Ethics of Tour Guiding, Rex printing company, Quezon City, 1999 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Principles and Ethics of Tour Guiding
3. Nguyễn Văn Mạch, Nguyễn Tiến Lộc: Tân Trào toàn cảnh, NXB Văn hóa thông tin, Hà Nội, 2000 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tân Trào toàn cảnh
Nhà XB: NXB Văn hóa thông tin
4. Trần Mạnh Thường: Việt Nam - văn hóa và du lịch, NXB Thông Tấn, Tp Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Việt Nam - văn hóa và du lịch
Nhà XB: NXB Thông Tấn
5. Trung tâm thông tin du lịch – Tổng cục du lịch: Non nước Việt Nam, NXB Lao động – Xã hội, Hà Nội, 2010 Website Sách, tạp chí
Tiêu đề: Non nước Việt Nam", NXB Lao động – Xã hội, Hà Nội, 2010
Nhà XB: NXB Lao động – Xã hội

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 1. Lán Nà Lừa ngày nay và hình ảnh Bác Hồ ở lán Nà Lừa - Đánh giá hoạt động thuyết minh, hướng dẫn ở khu di tích lịch sử, văn hóa và sinh thái tân trào, tỉnh tuyên quang
Hình 1. Lán Nà Lừa ngày nay và hình ảnh Bác Hồ ở lán Nà Lừa (Trang 10)
Hình 2. Đại hội Quốc dân tại đình Tân Trào ngày 16/8/1945 do Bác Hồ   chủ trì - Đánh giá hoạt động thuyết minh, hướng dẫn ở khu di tích lịch sử, văn hóa và sinh thái tân trào, tỉnh tuyên quang
Hình 2. Đại hội Quốc dân tại đình Tân Trào ngày 16/8/1945 do Bác Hồ chủ trì (Trang 11)
Hình 3. Đình Tân Trào - Đánh giá hoạt động thuyết minh, hướng dẫn ở khu di tích lịch sử, văn hóa và sinh thái tân trào, tỉnh tuyên quang
Hình 3. Đình Tân Trào (Trang 12)
Hình 5. Lễ xuất quân của 34 chiến sĩ Giải phóng quân  tại cây  đa Tân trào - Đánh giá hoạt động thuyết minh, hướng dẫn ở khu di tích lịch sử, văn hóa và sinh thái tân trào, tỉnh tuyên quang
Hình 5. Lễ xuất quân của 34 chiến sĩ Giải phóng quân tại cây đa Tân trào (Trang 13)
Hình 6. Ngôi nhà của ông Nguyễn Tiến Sự - Đánh giá hoạt động thuyết minh, hướng dẫn ở khu di tích lịch sử, văn hóa và sinh thái tân trào, tỉnh tuyên quang
Hình 6. Ngôi nhà của ông Nguyễn Tiến Sự (Trang 13)
Hình 7. Khu di tích nhà ở và hầm an - Đánh giá hoạt động thuyết minh, hướng dẫn ở khu di tích lịch sử, văn hóa và sinh thái tân trào, tỉnh tuyên quang
Hình 7. Khu di tích nhà ở và hầm an (Trang 14)
Hình 8. Hang Bòng ngày nay và hình ảnh Bác Hồ ở hang Bòng - Đánh giá hoạt động thuyết minh, hướng dẫn ở khu di tích lịch sử, văn hóa và sinh thái tân trào, tỉnh tuyên quang
Hình 8. Hang Bòng ngày nay và hình ảnh Bác Hồ ở hang Bòng (Trang 15)
Hình 9. Phiên họp Hội đồng Chính phủ tại - Đánh giá hoạt động thuyết minh, hướng dẫn ở khu di tích lịch sử, văn hóa và sinh thái tân trào, tỉnh tuyên quang
Hình 9. Phiên họp Hội đồng Chính phủ tại (Trang 16)
Hình 10. Hướng dẫn viên, thuyết minh viên tại Tân Trào mặc trang phục - Đánh giá hoạt động thuyết minh, hướng dẫn ở khu di tích lịch sử, văn hóa và sinh thái tân trào, tỉnh tuyên quang
Hình 10. Hướng dẫn viên, thuyết minh viên tại Tân Trào mặc trang phục (Trang 19)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w