LỜI CẢM ƠN Qua quá trình học tập tại trường Học viện Ngân hàng, được sự quan tâm, dạy dỗtận tình của các thầy cô trong khoa kinh tế đã giúp cho em có được những kiến thức cơbản về chuyên
Trang 1LỜI CẢM ƠN
Qua quá trình học tập tại trường Học viện Ngân hàng, được sự quan tâm, dạy dỗtận tình của các thầy cô trong khoa kinh tế đã giúp cho em có được những kiến thức cơbản về chuyên ngành Ngân hàng thương mại làm nền tảng để cho em bước vào thựctiễn tốt hơn, và trong suốt quá trình thực tập tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triểnViệt Nam chi nhánh Tây Hồ, được sự giúp đỡ và chỉ bảo tận tình của các cô, chú, anh,chị phòng Giao dịch Khách hàng cá nhân, của ban giám đốc chi nhánh đã giúp em nắmbắt được thực tiễn của công tác huy động vốn trong ngân hàng và vận dụng tốt kiếnthức đã học vào trong thực tiễn
Để có thể hoàn thành tốt được chuyên đề tốt nghiệp của mình, trước hết em xinchân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong khoa Ngân hàng cùng toàn thể các anh chịphòng Giao dịch Khách hàng cá nhân và Ban giám đốc chi nhánh đã quan tâm chỉ đạo,giúp đỡ và cung cấp cho em những số liệu quý giá cũng như những kiến thức cần thiết
để em hoàn thành chuyên đề này
Vì thời gian thực tập tại ngân hàng có hạn và trình độ năng lực có nhiều hạn chếnên trong quá trình vận dụng kiến thức đã học vào trong thực tiễn không tránh khỏinhững sai lầm và thiếu sót Em kính mong nhận được sự góp ý nhiệt tình từ Ban giámđốc của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Tây Hồ và cácanh, chị phòng Giao dịch Khách hàng cá nhân cũng như những nhận xét đánh giá vàchỉ dẫn của quý thầy cô giáo để em hoàn thiện hơn những kiến thức đã được học ở nhàtrường
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 15 tháng 12 năm 2014
Sinh viên thực tập Quách Trà My
Trang 2LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan: Bản chuyên đề tốt nghiệp này là công trình nghiên cứu thực
sự của cá nhân, được thực hiện trên cơ sở nghiên cứu lý thuyết, kiến thức chuyênngành, nghiên cứu khảo sát tình hình thực tiễn
Các số liệu, bảng biểu và những kết quả trong khóa luận là trung thực, các nhậnxét, phương hướng đưa ra xuất phát từ thực tiễn và kinh nghiệm hiện có
Một lần nữa tôi xin khẳng định về sự trung thực của lời cam đoan trên
Người thực hiệnQuách Trà My
Trang 3KÍ TỰ VIẾT TẮT
NHTM : Ngân hàng thương mại
CNH – HĐH : Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa
BIDV : Bank for Investment and Development of Vietnam (Ngân hàng
đầu tư và phát triển Tây Hồ)
Phân hệ CIF : thông tin khách hàng (Customer Tnformation)
Hình ảnh (SVS) : Hệ thống xác thực chữ ký (Signature Verification System)
CBCNV : Cán bộ công nhân viên
NHCPTMĐT&PT : Ngân hàng cổ phần thương mại đầu tư và phát triển
Trang 4
DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU
Trang
Sơ đồ 2 1 Cơ cấu tổ chức ngân hàng BIDV 9
Sơ đồ 2.2 Cơ cấu tổ chức ngân hàng BIDV chi nhánh Tây Hồ 13
Biểu đồ 2 1 Cơ cấu huy động vốn của BIDV chi nhánh Tây Hồ năm 2010 và 201116 Biểu đồ 2 2 Hệ số CAR của BIDV chi nhánh Tây Hồ 20
Biểu đồ 2 3 Tỷ số tự tài trợ của BIDV 22
Biểu đồ 2 4 Cơ cấu tài sản của BIDV chi nhánh Tây Hồ năm 2010 31
Biểu đồ 2 5 Cơ cấu tài sản của BIDV chi nhánh Tây Hồ năm 2013 31
Biểu đồ 2 6 Cơ cấu tài sản cố định BIDV chi nhánh Tây Hồ 36
Biểu đồ 2 7 Lợi nhuận của BIDV chi nhánh Tây Hồ 42
Biểu đồ 2 8 Xếp hạng tổng tài sản của các ngân hàng tính đến thời điểm 30/6/2014 của toàn hệ thống 52
Bảng 2 1 Vốn chủ sở hữu của BIDV chi nhánh Tây Hồ 17
Bảng 2 2 Vốn điều lệ của BIDV chi nhánh Tây Hồ 19
Bảng 2 4 Tỷ số tự tài trợ của BIDV 22
Bảng 2 5 Giá trị còn lại của TSCĐ/Vốn cấp 1 23
Bảng 2 6 Hệ số đòn bẩy tài chính của BIDV chi nhánh Tây Hồ 24
Bảng 2 7 Số liệu tổng tiền gửi từ khách hàng của BIDV chi nhánh Tây Hồ 25
Bảng 2 8 Tổng tiền gửi và vay các TCTD của BIDV chi nhánh Tây Hồ 26
Bảng 2 9 Tổng TGKKH của các TCTD khác tại BIDV chi nhánh Tây Hồ 27
Bảng 2 10 Tổng TGKH và vay các TCTD khác tại BIDV chi nhánh Tây Hồ 28
Bảng 2 11 Kết cấu tài sản của BIDV chi nhánh Tây Hồ 29
Bảng 2 12 Cơ cấu và tỷ trọng các khoản vay của BIDV chi nhánh Tây Hồ 32
Bảng 2 13 Phân nhóm các khoản nợ của BIDV chi nhánh Tây Hồ 33
Bảng 2 14 Dự phòng rủi ro tín dụng của NH BIDV chi nhánh Tây Hồ 34
Bảng 2 15 Thuyết minh về tình trạng niêm yết chứng khoán kinh doanh 34
Bảng 2 16 Tài sản cố định và tài sản có khác của BIDV chi nhánh Tây Hồ 35
Bảng 2 17 Kết quả thực hiện các chỉ tiêu KHKD năm 2012 37
Trang 5Bảng 2 18 Kết quả thực hiện các chỉ tiêu KHKD năm 2013 38
Bảng 2 19 Kết quả kinh doanh của BIDV chi nhánh Tây Hồ 40
Bảng 2 20 Cơ cấu thu nhập của BIDV chi nhánh Tây Hồ 43
Bảng 2 21 Các chi phí hoạt động của BIDV chi nhánh Tây Hồ 44
Bảng 2 22 Chỉ tiêu khả năng sinh lời của Ngân hàng BIDV chi nhánh Tây Hồ 46 Bảng 2 23 Các chỉ tiêu tài chính BIDV chi nhánh Tây Hồ (%) 49
Bảng 2 24 Tỷ lệ nợ xấu và tỷ lệ nợ nhóm 2 của BIDV chi nhánh Tây Hồ (%) 50
Bảng 2 25 Nợ xấu của các ngân hàng thương mại Việt Nam giai đoạn 2010 - 2013 50
Bảng 2 26 Kết cấu tài sản của BIDV chi nhánh Tây Hồ 51
Bảng 2 27 Chỉ số trạng thái tiền mặt H1 54
Bảng 2 28 Chỉ số chứng khoán chính phủ trên TTS H2 54
Bảng 2 29 Dư nợ cho vay khách hàng trên TTS H3 55
Bảng 2 30 Chỉ số cấp tín dụng/TGKH 56
Bảng 2 31 Cơ cấu nguồn vốn huy động của BIDV chi nhánh Tây Hồ 57
Bảng 2 32 Cân đối tổng quát nguồn vốn và sử dụng vốn 58
Bảng 2 33 TTSC thanh toán ngay/TNPT 59
Trang 61.2.6 Sensitivity to Market Risk – Mức độ nhạy cảm với rủi ro của thị trường 5
1.3 Ứng dụng của mô hình CAMELS ở các quốc gia trên thế giới 6 CHƯƠNG 2 SỬ DỤNG MÔ HÌNH CAMELS ĐỂ PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM (BIDV)-CHI
2.1 Tổng quan về ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) chi
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát
2.2.2 Quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển
2.2 Phân tích hoạt động kinh doanh của BIDV theo mô hình CAMELS 15
2.2.1 Phân tích mức độ an toàn vốn của ngân hàng (Capital Adequacy – C) 15 2.2.2 Phân tích chất lượng tài sản của ngân hàng (Asset Quality – A) 29 2.2.4 Phân tích khả năng sinh lời của ngân hàng (Earnings Strength – E) 39 2.2.5 Phân tích mức độ thanh khoản (Liquidity – L) 51
CHƯƠNG 3 MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH
Trang 73.1 Biện pháp tăng cường công tác huy động vốn 61
3.1.1 Xây dựng chiến lược kinh doanh phù hợp cho từng thời kỳ 61 3.1.2 Cải tiến nghiệp vụ, đa dạng hoá các hình thức huy động 61 3.1.3 Đa dạng hoá và nâng cao các loại hình dịch vụ Ngân hàng 61 3.1.4 Sử dụng lãi suất linh hoạt trong từng thời kỳ 62 3.1.5 Gắn liền việc huy động vốn với sử dụng vốn 63
3.1.8 Xây dựng trụ sở và trang bị hệ thống máy móc thiết bị 65
3.3.2 Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực quản lý thanh khoản 68 3.3.3 Phát triển nền tảng công nghệ và làm chủ hệ thống thông tin 68
3.3.4 Tăng cường quản lý rủi ro và kiểm soát nội bộ 68
Trang 8LỜI MỞ ĐẦU
Cũng giống như các doanh nghiệp khác, ngân hàng sử dụng các yếu tố sản xuất
mà cụ thể ở đây là nguồn vốn huy động dưới nhiều hình thức làm yếu tố đầu vào đểsản xuất ra những yếu tố đầu ra dưới hình thức dịch vụ tài chính theo yêu cầu củakhách hàng Do đó các ngân hàng thương mại luôn phải đối đầu với nhữngthách thức của thị trường cạnh tranh và đầy biến động
Tuy nhiên ngân hàng thương mại là doanh nghiệp kinh doanh tiền tệ - một loạihình kinh doanh đặc biệt, hoạt động của ngân hàng có liên quan đến nhiều mặt, nhiềulĩnh vực và nhiều đối tượng khách hàng khác nhau và là hoạt động chứa nhiều rủi ro
Vì thế rủi ro trong hoạt động kinh doanh ngân hàng có thể gây ảnh hưởng lớn cho nềnkinh tế hơn bất kỳ rủi ro của loại hình doanh nghiệp nào vì tính chất lây lan có thểlàm rung chuyển toàn bộ hệt thống kinh tế Do vậy, trong quá trình hoạt động các ngânhàng thương mại phải thường xuyên cảnh giác, nghiên cứu, phân tích, đánh giá, dựbáo và có những biện pháp phòng ngừa có hiệu quả Chính vì thế
phân tích hoạt động kinh doanh là việc làm tất yếu đối với từng ngânhàng thương mại Đây không chỉ là nhu cầu cấp thiết phục vụ cho hoạt động quản lýcủa chính nhà quản trị ngân hàng mà còn là đòi hỏi mang tính bắt buộc của ngân hàngnhà nước
Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam(BIDV) là một trong nhữngngân hàng được thành lập sớm ở Việt Nam và là một trong mười ngân hàng được giaodịch nhiều nhất theo kết quả bình chọn của người tiêu dùng Qua đó có thể thấy việcđảm bảo và không ngừng nâng cao hiệu quả hoạt động của ngân hàng là rất quan trọng
vì việc làm này không chỉ giúp ngân hàng giữ chân khách hàng mà còn giúp ngân hàngnâng cao năng lực cạnh tranh của mình Dưới áp lực phải hạ thấp chi phí và nâng caochất lượng kinh doanh trong điều kiện cạnh tranh với nhiều ngân hàng và chi nhánhngân hàng trên địa bàn quận Tây Hồ, TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV)chi nhánh Tây Hồ cần nỗ lực hơn nữa trong công tác hoạch định chiến lược kinhdoanh.Phân tích hoạt động kinh doanh EIBCT theo mô hình CAMEL
Muốn vậy ngân hàng cần tiến hành phân tích hoạt động kinh doanh củamình trong từng giai đoạn nhất định, xác định nguyên nhân ảnh hưởng đến kếtquả kinh doanh, phát hiện mặt mạnh, mặt yếu của đơn vị và kiến nghị những
Trang 9giải pháp xử lý, làm cơ sở cho những quyết định kịp thời và đúng đắn Tuy nhiênhiện nay việc phân tích hoạt động kinh doanh của ngân hàng chỉ tập trung vào một sốyếu tố như thu nhập, chi phí và lợi nhuận Do đó phân tích theo mô hình CAMEL - hệthống do Cục Quản lý các tổ hợp tín dụng Hoa Kỳ NCUA (National CreditUnion Administration) xây dựng - sẽ giúp cho ngân hàng đánh giá được toàn diện cáchoạt động dựa trên, từ đó có những chiến lược kinh doanh phù hợp và hiệu quả.
Đây là lý do khiến em chọn đề tài “Sử dụng mô hình CAMELS để phân tích và đánh giá hoạt động kinh doanh tại ngân hàng và đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của Ngân hàng Ngân hàng CPTM Đầu tư và phát triển (BIDV)-chi nhánh Tây Hồ” làm đề tài chuyên đề thực tập tốt nghiệp của mình.
Em mong rằng với kiến thức của mình và sự hiều biết về ngân hàng BIDV Tây
Hồ, có thể đóng góp một phần công sức của mình cho hoạt động kinh doanh, hoạtđộng huy động vốn của ngân hàng ngày càng tốt hơn
Kết cấu đề tài gồm có 3 chương:
Chương I: Lý thuyết chung trong phân tích mô hình CAMELS trong phân tích tài chính NHTM
Chương II: Sử dụng mô hình CAMELS để phân tích hoạt động kinh doanh của ngân hàng BIDV chi nhánh Tây Hồ
Chương 3: Một số biện pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của ngân hàng
Em xin chân thành cảm ơn ………., cùng các Bác, cô chú, anh chị côngtác tại Chi nhánh Ngân hàng BIDV chi nhánh Tây Hồ đã tận tình hướng dẫn em trongquá trình thực tập và hoàn thành chuyên đề tốt nghiệp này!
Do chưa có kinh nghiệm thực tế nên bài viết của em còn nhiều thiếu sót rất mongđược sự góp ý của các thầy cô, các Bác, cô chú, anh chị tại Chi nhánh để bài viết của
em được hoàn chỉnh
Trang 10CHƯƠNG 1.
LÝ THUYẾT CHUNG VỀ MÔ HÌNH CAMELS TRONG PHÂN TÍCH TÀI
CHÍNH NHTM 1.1 Sự ra đời của mô hình Camels
Camels là phương pháp phân tích ngân hàng được xây dựng ở Mỹ từ nhữngnăm 1980 bởi ủy ban giám sát của Ngân hàng thanh toán quốc tế Ngày nay, phươngpháp này được coi là một phương pháp chuẩn và được công nhận rộng rãi trên thế giớiđối với việc phân tích tài chính trong ngành ngân hàng Hệ thống phân tích Camelsđược áp dụng nhằm đánh giá độ an toàn, khả năng sinh lời và thanh khoản của ngânhàng An toàn được hiểu là khả năng của ngân hàng bù đăp được mọi chi phía và thựchiện được các nghĩa vụ của mình và được đánh giá thông qua đánh giá mức độ đủ vốn,chất lượng tín dụng và chất lượng quản lý Phân tích theo chỉ tiêu Camels dựa trên 6yếu tố cơ bản được sử dụng để đánh giá hoạt động của một ngân hàng, đó là: Mức độ
an toàn vốn, Chất lượng tài sản có, Khả năng quản lý, Lợi nhuận, Thanh khoản vàMức độ nhạy cảm thị trường
1.2 Nội dung mô hình CAMELS
1.2.1 Capital Adequacy – mức độ an toàn vốn
Mức độ an toàn vốn thể hiện số vốn tự có để hỗ trợ cho hoạt động kinh doanhcủa ngân hàng Ngân hàng càng chấp nhận nhiều rủi ro (ví dụ như trong phạm vi mộtdanh mục cho vay) thì càng đòi hỏi phải có nhiều vốn tự có để hỗ trợ hoạt động củangân hàng và bù đắp tổn thất tiềm năng liên quan đến mức độ rủi ro cao hơn
Tỉ lệ an toàn vốn được tính theo tỷ lệ phần trăm của tổng vốn cấp I và vốn cấp
II so với tổng tài sản đã điều chỉnh rủi ro của ngân hàng:
CAR = [(Vốn cấp I + Vốn cấp II)/(Tài sản đã điều chỉnh rủi ro)] * 100%
Bằng tỉ lệ này người ta có thể xác định được khả năng của ngân hàng thanh toáncác khoản nợ có thời hạn và đối măt với các loại rủi ro khác như rủi ro tín dụng, rủi rovận hành Chính vì lý do trên, các nhà quản lý ngành ngân hàng các nước luôn xácđịnh rõ và giám sát các ngân hàng phải duy trì một rỉ lệ an toàn vốn tối thiểu, ở ViệtNam theo thông tư số 13/2010/TT-NHNN ngày 20/05/2010 tỉ lệ này được quy định9% Theo chuẩn mực Basel II mà các hệ thống ngân hàng trên thế giới áp dụng phổbiến là 8%
Trang 11Chỉ tiêu sử dụng để phân tích vốn:
- Cơ cấu vốn
- Chất lượng cổ đông có ảnh hưởng lớn
- Hệ số đòn bẩy tài chính L = tổng nợ phải trả/vốn chủ sở hữu
- Hệ số tạo vốn nội bộ
- Chất lượng và khả năng tài chính của các cổ đông…
1.2.2 Asset Quality – chất lượng tài sản có
Chất lượng tài sản có là nguyên nhân cơ bản dẫn đến các vụ đổ vỡ ngân hàng.Thông thường điều này xuất phát từ việc quản lý không đầy đủ trong chính sách chovay – cả trước kia cũng như hiện nay Nếu thị trường biết rằng chất lượng tài sản kémthì sẽ tạo áp lực lên trạng thái nguồn vốn ngắn hạn của ngân hàng, và điều này có thểdẫn đến khủng hoảng thanh khoản, hoặc tình trạng đổ xô đi rút tiền ở ngân hàng
1.2.3 Management – quản lý
Các chính sách về quản lý con người, các chính sách quản lý chung của tổ chức,các hệ thống thông tin, các chế độ kiểm soát và kiểm toán… đều được xem xét mộtcách riêng rẽ để phản ánh toàn bộ chất lượng của hoạt động quản lý
Nhiều nhà phân tích chuyên nghiệp coi quản lý là yếu tố quan trọng nhất trong
hệ thống phân tích CAMELS, bởi vì quản lý đóng vai trò quyết định đến thànhcông trong hoạt động của ngân hàng Đặc biệt các quyết định của người quản lý
sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến những yếu tố sau:
- Chất lượng tài sản có
- Mức độ tăng trưởng của tài sản có
- Mức độ thu nhập
- Khả năng lập kế hoạch…
1.2.4 Earnings - lợi nhuận
Đây là nhân tố quan trọng của việc phân tích doanh thu và chi phí, bao gồm cảmức độ hiệu quả của hành động và chính sách lãi suất cũng như các kết quả hoạt độngtổng quát được đo lương bằng các chỉ số Cụ thể hơn, lợi nhuận là chỉ số quan trọngnhất để đánh giá coogn tác quản lý và các hoạt động chiến lược của nhà quản lý thànhcông hay thất bại Lợi nhuận sẽ dẫn đến hình thành thêm vốn, đây là điều hết sức cần
Trang 12thiết để thu hút thêm vốn và sự hỗ trợ để bù đắp các khoản cho vay bị tổn thất và trích
dự phòng đầy đủ Bốn nguồn thu nhập chính của ngân hàng là:
- Thu nhập từ lãi
- Thu nhập từ lệ phí, hoa hồng
- Thu nhập từ kinh doanh, mua bán
- Thu nhập khác
1.2.5 Liquidity – thanh khoản
Có hai nguyên nhân giải thích tại sao thanh khoản lại có ý nghĩa đặc biệt quantrọng đối với ngân hàng Thứ nhất, cần phải có thanh khoản để đáp ứng yêu cầu vaymới mà không cần phải thu hồi những khoản cho vay đang trong hạn hoặc thanh lý cáckhoản đầu tư có kỳ hạn Thứ hai, cần có thanh khoản để đáp ứng tất các các biến độnghàng ngày hay theo mùa vụ về nhu cầu rút tiền một cách kịp thời và có trật tự, do ngânhàng thường xuyên huy động tiền gửi ngắn hạn (với lãi suất thấp) và cho vay số tiền
đó với thời hạn dài hạn (lãi suất cao hơn) nên ngân hàng về cơ bản luôn có nhu cầuthanh khoản rất lớn
Thanh khoản ảnh hưởng đến lòng tin của người gửi tiền và người cho vay.Thanh khoản kém, chứ không phải chất lượng tài sản có kém mới là nguyên nhân trựctiếp của hầu hết trường hợp đổ vỡ ngân hàng Nói chung có thể đánh giá mức độ thanhkhoản dựa trên khả năng của ngân hàng trong việc đáp ứng nhu cầu về vốn hoạt độngcủa mình Những yếu tố cần xem xét bao gồm mức độ biến động của tiền gửi, mức độphụ thuộc vào nguồn vốn nhạy cảm với rủi ro, khả năng sẵn có của những tài sản cóthể chuyển đổi nhanh thành tiền mặt, khả năng tiếp cận thị trường tiền tệ, mức độ hiệuquả nói chunh của chiến lược, chính sách quản lý tài sản nợ và tài sản có của ngânhàng, tuân thủ các chính sách thanh khoản nội bộ ngân hàng, nội dung, quy mô và khảnăng sử dụng dự kiến của các cam kết cấp tín dụng
1.2.6 Sensitivity to Market Risk – Mức độ nhạy cảm với rủi ro của thị trường
Phân tích S nhằm đo lường bằng mức độ ảnh hưởng của thay đổi về lãi suấthoặc tỷ giá đến giá trị của lợi nhuận hay vốn cổ phần Phân tích S quan tâm đến khảnăng của ban lãnh đạo ngân hàng trong việc xác định, giám sát, quản lý và kiểm soátrủi ro thị trường, đồng thời đưa ra những dấu hiệu, chỉ dẫn định hướng rõ ràng và tậptrung
Trang 131.3 Ứng dụng của mô hình CAMELS ở các quốc gia trên thế giới
Camel được đưa ra và sử dụng như một quy tắc chuẩn trong công tác phân tíchtài chính nhằm giám sát tài chính đối với một tổ chức tín dụng đây không phải là mộtchuẩn mực luật lệ, quy định các tổ chức tài chính đều phải tuân thủ trong hoạt độngphân tích giám sát tài chính mà chỉ là mô hình có tính chất tham khảo giúp các ngânhàng có thể tham chiếu để đánh giá tình hình hình hoạt động của mình một cách hiệuquả Năm 1997, các yếu tố cấu thành của Camel được bổ sung thêm một nội dung nữa
là mức độ nhạy cảm với thị trường của các ngân hàng (S- Sensitivity) Tuy nhiên, ởhầu hết các quốc gia phát triển, người ta chỉ sử dụng mô hình Camel thay cho Camels
để phân tích đánh giá năng lực hoạt động của các tổ chức tài chính ở quốc gia mình.Thậm chí một số ngân hàng trung ương cũng như các ngân hàng thương mại ở một sốnước như Nepal, Kenya… lại sử dụng Ceal (vốn,tài sản, sinh lời, thanh khoản) thaycho camel Một vài ví dụ như Hồng Kông sử dụng mô hình camel để đánh giá mức độlành mạnh của các tổ chức tài chính, hàn Quốc sử dụng mô hình Camels (vốn,tài sản,quản lý, thu nhập, thanh khoản và thử nghiệm chịu đựng cực điểm – capital, assets,management, earnings, liquidity and stress testing)
Còn ở Việt Nam, ngân hàng nhà nước cũng đã đưa ra các quyết định về việcđánh giá, xếp hạng các tổ chức tín dụng bằng phương pháp Camel Điều này được thểhiện thông qua quyết định của thống đốc ngân hàng nhà nước số 400/2004/QĐ-NHNNngày 16/0402004 ban hành quy định về việc xếp loại của ngân hàng thương mại cổphần của nhà nước và nhân dân Trong đó quy định việc sử dụng các nội dung về vốn
tự có, chất lượng hoạt động, công tác quản trị, kiểm soát và điều hành, kết quả kinhdoanh và khả năng thanh khoản để thực hiện phân tích, giám sát các ngân hàng thươngmại cổ phần điều đó có nghĩa là ngân hàng trung ương việt nam đã sử dụng Cameltrong công tác quản lý hệ thống tài chính ngân hàng của mình Tuy nhiên, trong số tất
cả các ngân hàng thương mại việt nam, người ta chưa hề sử dụng mô hình Camel, Caelhay Camels đúng nghĩa thực sự của nó để phục vụ ra quyết định hoạt động hiệu quảcủa ban lãnh đạo ngân hàng mà chỉ đưa ra cho mình một số lượng không nhiều các chỉtiêu phục vụ công việc của mình
Việc ngay lập tức áp dụng mô hình CAMELS trong công tác TTGS tại ViệtNam hiện nay có thể sẽ gặp phải một số khó khăn do thông tin và hệ thống sổ sách của
Trang 14các TCTD Việt Nam chưa đủ dữ liệu tin cậy để áp dụng những chuẩn mực quốc tế,chuẩn mực kế toán cua việt nam cũng chưa hòa nhập hoàn toàn với các chuẩn mựcquốc tế để các báo cáo tài chính theo đúng thông lệ Cụ thể như việc bán nợ xấy haytái cơ cấu nợ xấu của các TCTD tại việt nam hiện chưa được hạch toán phù hợp vớithông lệ quốc tế, làm cho việc chẩn đoán nợ xấu cũng như đánh giá tình hình tài chínhdưới các chuẩn mực CAMELS không chính xác…
Trang 152.1.1.1 Sơ lược về ngân hàng BIDV
Tên đầy đủ: Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam Tên giao dịchquốc tế: Joint Stock Commercial Bank for Investment and Development of VietnamTên gọi tắt: BIDV Địa chỉ: Tháp BIDV, 35 Hàng Vôi, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội Điệnthoại: 04.2220.5544 - 19009247 Fax: 04 2220.0399 Email: Info@bidv.com.vn -Được thành lập ngày 26/4/1957, BIDV là ngân hàng thương mại lâu đời nhất ViệtNam
Thành lập ngày 26/4/1957 với tên gọi là Ngân hàng Kiến thiết Việt Nam - Từ
1981 đến 1989: Mang tên Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng Việt Nam - Từ 1990 đến27/04/2012: Mang tên Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) - Từ27/04/2012 đến nay: Chính thức trở thành Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển ViệtNam (BIDV)
Lịch sử xây dựng, trưởng thành của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển ViệtNam là một chặng đường đầy gian nan thử thách nhưng cũng rất đỗi tự hào gắn vớitừng thời kỳ lịch sử đấu tranh chống kẻ thù xâm lược và xây dựng đất nước của dântộc Việt Nam
Hoà mình trong dòng chảy của dân tộc, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triểnViệt Nam đã góp phần vào việc khôi phục, phục hồi kinh tế sau chiến tranh, thực hiện
kế hoạch năm năm lần thứ nhất (1957 – 1965); Thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược xâydựng CNXH, chống chiến tranh phá hoại của giặc Mỹ ở miền Bắc, chi viện cho miềnNam, đấu tranh thống nhất đất nước (1965- 1975); Xây dựng và phát triển kinh tế đấtnước (1975-1989) và Thực hiện công cuộc đổi mới hoạt động ngân hàng phục vụ côngnghiệp hoá hiện đại hoá đất nước (1990 – nay) Dù ở bất cứ đâu, trong bất cứ hoàn
Trang 16cảnh nào, các thế hệ cán bộ nhân viên BIDV cũng hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình –
là người lính xung kích của Đảng trên mặt trận tài chính tiền tệ, phục vụ đầu tư pháttriển của đất nước
Ghi nhận những đóng góp của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Namqua các thời kỳ, Đảng và Nhà nước CHXHCN Việt Nam đã tặng BIDV nhiều danhhiệu và phần thưởng cao qúy: Huân chương Độc lập hạng Nhất, hạng Ba; Huânchương Lao động Nhất, hạng Nhì, hạng Ba; Danh hiệu Anh hùng lao động thời kỳ đổimới, Huân chương Hồ Chí Minh,…
2.1.1.2 Bộ máy tổ chức của BIDV
Sơ đồ bộ máy tổ chức của BIDV
Sơ đồ 2 1 Cơ cấu tổ chức ngân hàng BIDV
(Nguồn: Phòng nhân sự của ngân hàng BIDV chi nhánh Tây Hồ)
Bộ máy tổ chức của BIDV
BIDV là một trong những ngân hàng có mạng lưới phân phối lớn nhất trong hệthống các ngân hàng tại Việt Nam, chia thành hai khối:
Khối kinh doanh: trong các lĩnh vực sau:
Trang 17- Ngân hàng thương mại:
+ 103 chi nhánh cấp 1 với gần 400 điểm giao dịch, hơn 700 máy ATM vàhàng chục ngàn điểm đặt máy quẹt thẻ POS (thanh toán ko dùng tiềnmặt) trên toàn phạm vi lãnh thổ, sẵn sàng phục vụ mọi nhu cầu kháchhàng
+ Trong đó có 2 đơn vị chuyên biệt là:
Ngân hàng chỉ định thanh toán phục vụ thị trường chứng khoán (Nam KìKhởi Nghĩa)
Ngân hàng bán buôn phục vụ làm đại lý ủy thác giải ngân nguồn vốn ODA(Sở Giao dịch 3)
- Chứng khoán: Công ty chứng khoán BIDV (BSC)
- Bảo hiểm: Công ty Bảo hiểm BIDV (BIC): Gồm Hội sở chính và 10 chi
nhánh
- Đầu tư – Tài chính:
+ Công ty Cho thuê Tài chính I, II; Công ty Đầu tư Tài chính (BFC), Công
ty Quản lý Quỹ Công nghiệp và Năng lượng,
+ Các Liên doanh: Công ty Quản lý Đầu tư BVIM, Ngân hàng Liên doanhVID Public (VID Public Bank), Ngân hàng Liên doanh Lào Việt (LVB); Ngânhàng Liên doanh Việt Nga (VRB), Công ty liên doanh Tháp BIDV
Khối sự nghiệp:
- Trung tâm Đào tạo (BTC)
- Trung tâm Công nghệ thông tin (BITC)
2.1.1.3 Lĩnh vực hoạt động kinh doanh
- Ngân hàng: là một ngân hàng có kinh nghiệm hàng đầu cung cấp đầy đủ cácsản phẩm, dịch vụ ngân hàng hiện đại và tiện ích
- Bảo hiểm: cung cấp các sản phẩm Bảo hiểm phi nhân thọ được thiết kế phùhợp trong tổng thể các sản phẩm trọn gói của BIDV tới khách hàng
- Chứng khoán: cung cấp đa dạng các dịch vụ môi giới, đầu tư và tư vấn đầu tưcùng khả năng phát triển nhanh chóng hệ thống các đại lý nhận lệnh trên toàn quốc
- Đầu tư tài chính: góp vốn thành lập doanh nghiệp để đầu tư các dự án, trong
đó nổi bật là vai trò chủ trì điều phối các dự án trọng điểm của đất nước như: Công ty
Trang 18Cổ phần cho thuê Hàng không (VALC) Công ty phát triển đường cao tốc (BEDC),Đầu tư sân bay Quốc tế Long Thành…
2.1.1.4 Quy mô của ngân hàng
- Nhân lực với hơn 18000 cán bộ, nhân viên là các chuyên gia tư vấn tài chínhđược đào tạo bài bản, có kinh nghiệm được tích lũy và chuyển giao trong hơn nửa thế
- Các liên doanh với nước ngoài: Ngân hàng Liên doanh VID-Public (đối tácMalaysia), Ngân hàng Liên doanh Lào -Việt (với đối tác Lào) Ngân hàng Liên doanhViệt Nga - VRB (với đối tác Nga), Công ty Liên doanh Tháp BIDV (đối tácSingapore), Liên doanh quản lý đầu tư BIDV - Việt Nam Partners (đối tác Mỹ)…
2.2.2 Quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Tây Hồ
2.2.1.1 Quá trình hình thành của BIDV chi nhánh Tây Hồ
Ngân hàng Đầu tư và Phát triển (ĐT&PT) chi nhánh Tây Hồ là ngân hàng màđược tách ra từ Ngân hàng ĐT&PT chi nhánh Hà Nội căn cứ quy định số 717/QĐ-HĐQT ngày 19/09/2008 của Chủ tịch Hội đồng quản trị Ngân hàng ĐT&PT Việt Nam
về việc mở chi nhánh Tây Hồ
Tên giao dịch quốc tế của Ngân hàng là BANK FOR INVESTMENT ANDDEVELOPMENT OF VIET NAM – TAY HO BRANCH
Ngân hàng chính thức đi vào hoạt động ngày 01/10/2008 với 57 cán bộ côngnhân viên, gồm 8 phòng/tổ và 1 phòng giao dịch tại số 32 An Dương
Ngân hàng ĐT&PT chi nhánh Tây Hồ là đơn vị hạch toán phụ thuộc của Ngânhàng ĐT&PTVN có quyền tự chủ kinh doanh, có con dấu riêng và mở tài khoản tạiNgân hàng Nhà nước và các Ngân hàng khác
Trong quá trình hoạt động kinh doanh của mình, NH ĐT&PT chi nhánh Tây Hồluôn tìm mọi cách để nâng cao chất lượng kinh doanh và dịch vụ Ngân hàng, đổi mới
Trang 19phong cách làm việc, xây dựng chính sách khách hàng với phương châm: “ Luônmang đến sự thịnh vượng, phát đạt cho khách hàng”.
2.1.2.2 Chức năng hoạt động của Ngân hàng BIDV chi nhánh Tây Hồ
- Huy động vốn bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ
- Làm đại lý và dịch vụ ủy thac cho các tổ chức tài chính, tín dụng và cá nhântrong và ngoài nước
- Thực hiện thanh toán bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ;
- Chi trả kiều hối, mua bán ngoại tệ, chiết khấu cho vay cầm cố các chứng từ
có giá
- Nhận tiền gửi: Sản phẩm tiền gửi của Chi nhánh rất đa dạng cho tất cả cácđối tượng khách hàng, trong đó: 10 sản phẩm tiền gửi – tiết kiệm choKHCN, 12 sản phẩm dành cho KHDN và 13 sản phẩm tiền gửi dành chođịnh chế tài chính
- Cho vay: Là hoạt động chiếm tỷ trọng lớn trong hoạt động tín dụng nên rấtđược Ngân hàng chú trọng phát triển và đa dạng hóa hình thức
- Bảo lãnh trong nước, bảo lãnh quốc tế và tài trợ thương mại, bảo lãnh bằngđồng Việt Nam và Ngoại tệ dưới nhiều hình thức khác nhau trong và ngoàinước
2.1.2.3 Cơ cấu tổ chức và bộ máy hoạt động của Ngân hàng BIDV chi nhánh Tây Hồ
Ngân hàng BIDV Tây Hồ bắt đầu hoạt động cùng với thời điểm BIDV đangchuyển đổi vận hành tổ chức theo mô hình TA2, theo đó hoạt động kinh doanh của chinhánh được phân chia thành 3 bộ phận: bộ phận kinh doanh, bộ phận quản lý rủi ro và
bộ phận tác nghiệp Mô hình mới này đã đảm bảo được nguyên tắc phân giữa 3 chứcnăng: khởi tạo tín dụng, quản lý rủi ro tín dụng và tác nghiệp để từ đó hạn chế được rủi
ro cho ngân hàng
Cơ cấu tổ chức của chi nhánh hiện nay như sau:
Trang 20Sơ đồ 2.2 Cơ cấu tổ chức ngân hàng BIDV chi nhánh Tây Hồ
(Nguồn: Phòng nhân sự ngân hàng BIDV chi nhánh Tây Hồ)
Giám đốc là đại diện pháp nhân của BIDV chi nhánh Tây Hồ, có quyền quyết
định cáo nhất, chịu trách nhiệm cáo nhất trước pháp luật, cơ quan cấp trên và toàn thểcán bộ về hoạt động của chi nhánh Ông có nhiệm vụ quản lý, hướng dẫn các nhânviên thực hiện các hoạt động kinh doanh của chi nhánh; giải quyết, phê duyệt và raquyết định các công việc trong thẩm quyền được cho phép Ngoài ra Giám đốc cònchịu trách nhiệm quản lý phòng Quản lý rủi ro
Phó Giám đốc 1 chịu trách nhiệm quản lý phòng QHKHDN 1, phòng Kho quỹ,
phòng Tài chính kế toán, phòng Tổ chức hành chính
Phó giám đốc 2 chịu trách nhiệm quản lý, đảm bảo hoạt động của phòng quản
trị tín dụng, phòng GDKH doanh nghiệp, quỹ tiết kiệm Quán Thánh và phòng giaodịch An Dương
Phó giám đốc 3 giám sát, xử lý công việc của phòng QHKHDN 2, phòng
GDKH cá nhân,phòng KHCN, phòng giao dịch Thụy Khuê và phòng giao dịch ĐộiCấn
Trang 212.1.2.4 Nhiệm vụ của các phòng ban
- Phòng quan hệ khách hàng doanh nghiệp 1 và 2
Tiếp thị và phát triển quan hệ khách hàng: Tham mưu, đề xuất chính sách, kếhoạch phát triển quan hệ khách hàng; trực tiếp tiếp thị và bán sản phẩm của ngân hang,
đề xuất và tuân thủ hạn mức, giới hạn tín dụng; theo dõi, quản lý tình hình hoạt độngcủa khách hàng Kiểm tra, giám sát quá trình sử dụng vốn vay, đôn đốc khách hàng trả
- Phòng giao dịch khách hàng
Công tác dịch vụ: Trực tiếp thực hiện quản lý tài khoản và giao dịch với kháchhàng; phòng chống rửa tiền đối với các giao dịch phát sinh theo quy định của Nhànước và BIDV
- Tổ quản lý và dịch vụ kho quỹ:
Trực tiếp thực hiện nghiệp vụ về quản lý kho quỹ và xuất/nhập quỹ, chi; đềxuất,tham mưu với Giám đốc Chi nhánh về các biện pháp, điều kiện bảo đảm an toànkho quỹ và an ninh tiền tệ, an toàn tài sản của Chi nhánh và của khách hàng
- Phòng Kế hoach- Tổng hợp:
Công tác kế tổng hợp: Thu thập thông tin phục vụ công tác kế tổng hợp, tham mưu xây dựng, triển khai kế hoạch phát triển kinh doanh, tổng hợpcông tác Marketing và phát triển dịch vụ ngân hàng tại Chi nhánh
hoạch Phòng Tài chínhhoạch Kế toán:
Trang 22Quản lý và thực hiện công tác hạch toán kế toán chi tiết, kế toán tổng hợp; thựchiện công tác hậu kiểm đối với hoạt động tài chính kế toán, quản lý, giám sát tài chínhcủa Chi nhánh.
Đề xuất, tham mưu với Giám đốc Chi nhánh về việc hướng dẫn thực hiện chế
độ tài chính, kế toán, xây dựng chế độ, biện pháp quản trị tài sản, định mức và quản lýtài chính, tiết kiệm chi tiêu nội bộ, hợp lý và đúng chế độ
- Phòng Tổ chức – Hành chính
Công tác tổ chức- nhân sự: tham mưu, đề xuất, giúp việc Giám đốc về việc triểnkhai thực hiện công tác tổ chức- nhân sự và phát triền nguồn nhân lực tại Chi nhánh.Công tác hành chính: Thực hiện công tác văn thư theo quy định; quản lý, sử dụng condấu của Chi nhánh theo đúng quy định của pháp luật và của BIDV; kiểm tra, giám sát,tổng hợp, báo cáo về việc chấp hành nội quy chi nhánh
2.1.2.5 Nhân sự của ngân hàng BIDV chi nhánh Tây Hồ
2.2 Phân tích hoạt động kinh doanh của BIDV theo mô hình CAMELS
2.2.1 Phân tích mức độ an toàn vốn của ngân hàng (Capital Adequacy – C)
2.2.1.1 Khái quát tình hình nguồn vốn của Ngân hàng
Vốn huy động
Với những bất ổn kinh tế đặc biệt diễn ra trong suốt năm 2011, hoạt động huyđộng vốn (HĐV) của BIDV cũng nằm trong tình trạng chung của ngành NH phải đốimặt với nhiều khó khăn, thách thức Tuy nhiên, bằng việc áp dụng đồng bộ chính sáchhợp lí trên cơ sở vẫn đảm bảo đúng quy định của NHNN, xây dựng triển khai các cơchế động lực trong HĐV, đến cuối năm 2011 tổng HĐV của BIDV (tiền gửi của kháchhàng, tiền gửi Bộ tài chính, kho bạc nhà nước,…) đạt 285.581 tỷ đồng, tăng 6.8% sovới năm 2010
Trong đó, HĐV từ khách hàng dân cư đạt 129.204 tỷ đồng, tăng 29%, HDDV
từ định chế tài chính cũng có kết quả tốt, đạt 67.958 tỷ đồng, tăng 18%
Trang 2337 41
Năm 2011, cơ cấu HĐV theo đối tượng khách hàng chuyền dịch theo hướngtích cực, tỷ trọng tiền gửi của nhóm khách hàng dân cư tăng nhanh và vươn lên dẫnđầu, thay thế cị trí trước đây của nhóm khách hàng là các tổ chức kinh tế Cuối 2011,
tỷ trọng tiền gửi dân cư đạt 45%, định chế tài chính đạt 24%, và tổ chức kinh tế là31%
Biểu đồ 2 1 Cơ cấu huy động vốn của BIDV chi nhánh Tây Hồ năm 2010 và
2011
(Nguồn: Báo cáo tài chính của BIDV năm 2010 và 2011)
Cùng với việc đẩy mạnh HĐV từ các nguồn vốn khác như nguồn ủy thác,nguồn tiền vay từ định chế tài chính nước ngoài,…tổng nguồn vốn huy động củaBIDV đã đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn của khách hàng, tập trung cho các lĩnh vực ưutiên theo định hướng của NHNN, góp phần tăng trưởng tổng tài sản và đảm bảo địnhhướng phát triển NH bán lẻ
Tính đến 31/12/2013, nguồn vốn huy động của các tổ chức kinh tế và dân cưđạt 416.726 tỷ đồng, tăng trưởng 16,4% so với năm 2012 Cơ cấu huy động vốn củaBIDV có chuyển biến tích cực theo hướng tăng tính ổn định của nền vốn, đóng góphiệu quả cho mục tiêu tiết kiệm chi phí vốn Dư nợ tín dụng cho nền kinh tế đạt gần
392 nghìn tỷ đồng, tăng 16,7% so với năm 2012, đáp ứng nhu cầu vốn cho nền kinh tế,
hỗ trợ tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Hoạt động tăngtrưởng tín dụng đảm bảo theo đúng định hướng của Chính phủ, NHNN, đồng thờikiểm soát cơ cấu, chất lượng tín dụng theo mục tiêu kế hoạch năm
Vốn huy động chiếm một phần lớn trong tổng nguồn vốn Để chủ động trongviệc việc cho vay thì ngân hàng phải coi trọng công tác huy động vốn NH huy độngđược nhiều vốn thì sẽ chủ động được trong công tác cho vay, đồng thời sẽ giảm được
45 31
Trang 24chi phí hơn so với việc sử dụng nguồn vốn từ trên điều chuyển xuống Từ đó làm giảm
áp lực và gánh nặng cho NH và hội sở Do đó, nguồn vốn huy động là rất quan trọngđối với hoạt động của NH, NH phải biết tận dụng nguồn vốn nhàn rỗi trong và ngoàinước để phục vụcho mục tiêu kinh doanh của NH
-Lợi nhuận chưa
phân phối 1,369,102 1,081,761 1,746,093 2,915,622
TỔNG VCSH 24,219,730 24,390,455 26,494,446 31,057,644 Giá trị tăng 170,725 2,103,991 4,563,198
VCSH/Tổng nguồn
(Nguồn: BCTC của ngân hàng BIDV chi nhánh Tây Hồ giai đoạn 2010-2013)
Vốn chủ sở hữu chiếm tỷ trọng thấp và ổn định trong tổng nguồn vốn ngânhàng Giai đoạn 2010 – 2013, vốn chủ sở hữu chỉ xoay quanh tỷ trọng 5,5% – 6,6% vàmức độ tăng giảm không đồng đều giữa các năm Do chính sách và quyết định phânchia lợi nhuận mõi năm khác nhau và các yếu tố khác nên vốn chủ sỡ hữu cửa ngânhàng không điều độ nhưng vẫn trong kiểm soát trong mức giới hạn xoay quanh 6%.Giá trị thực tế của VCSH thì ngày càng tăng và không có một mốc nào chùng lại cả
Trang 25Đó là một mức độ ổn định đáng chú ý VCSH tăng từ 24.220 tỷ đồng đến 31.058 tỷđồng trong giai đoạn năm 2010 – 2013.
Do đã dồn hết nguồn lực vào VCSH năm 2010 nên 2011 số VCSH chỉ tăng mộtlượng nhỏ, tăng 170 tỷ đồng và làm giá trị thức tế đạt 24390 tỷ đồng, tăng 0.7% so vớinăm trước Tiếp tục với đã phát triển, năm 2012, VCSH đã tiếp tục tăng, đạt 26.494 tỷđồng, tăng 2.104 tỷ đồng và tốc độ đạt 8.63% Ngày 27/04/2012, ngân hàng Đầu tư vàphát triển Việt Nam chính thức thành ngân hàng TMCP Số VCSH của nó lại tiếp tụctăng lên đến con số ấn tượng 31.058 tỷ đồng, tăng 17,22% với giá trị tăng 4.563 tỷđồng Tình hình trên đã cho thấy, VCSH của ngân hàng chiếm tỷ trọng không caotrong ngân hàng, chỉ xoay quanh tỷ trọng 6%, nhưng đã luôn tăng và ổn định
Trong đó, VCSH bị tác động bởi 2 kênh chính là: Vốn, các quỹ và lợi nhuậnchưa phân phối Cả hai kênh này đều tác động không nhỏ đến VCSH của ngân hàng
Vốn và các quỹ: chiếm tỷ trọng cao trong VCSH khoảng 90 – 95% và luôn
tăng trong các năm 2010 – 2013, từ 22.456 tỷ đến 28.520 tỷ đồng Trong đó, vốnchiếm khoảng 75 – 98% so với tổng vốn và quỹ và phần còn lại khoảng 2 – 15% là cácquỹ
Trong vốn gồm có: Vốn điều lệ, thặng dư vốn cổ phần, vốn mua sắm TSCĐ vàvốn khác Các giá trị này ngày càng tăng và góp vào sự gia tăng đáng kể của vốn tronggiai đoạn 2010 – 2013 Tuy nhiên, sự thay đổi đó chủ yếu là ở vốn điều lệ, còn thặng
dư vốn cổ phần gần như không thay đổi (chẳng hạn ở mức 29.996 tỷ đồng cả hai nămnăm 2012 và 2013)
Lợi nhuận chưa phân phối: chiếm tỷ trọng không cao trong VCSH, chỉ
khoảng 5 – 10% Đây là khoảng thay đổi tùy thuộc vào chính sách của ngân hàng theotừng năm
Vốn điều lệ
Trong giai đoạn 2010 – 2013, vốn thay đổi và chủ yếu là do sự thay đổi của vốnđiều lệ Vốn điều lệ là số vốn do các thành viên, cổ đông góp hoặc cam kết góp trongmột thời hạn nhất định và được ghi vào điều lệ công ty Từ năm 2009, ngân hàng tiếnhành cổ phần hóa và tháng 4/2012 chính thức hoàn thành cổ phần hóa Chính vì vậy,
Trang 26vốn điều lệ trở thành tâm điểm đáng chú ý và ngày càng tăng trong quá trình hoạt độngcủa ngân hàng.
Bảng 2 2 Vốn điều lệ của BIDV chi nhánh Tây Hồ
(Nguồn: BCTC của ngân hàng BIDV chi nhánh Tây Hồ giai đoạn 2010-2013)
Vốn điều lệ chiếm tỉ trọng khoảng từ 3 – 5,25% so với tổng nguồn vốn và giátrị luôn tăng trong các năm Năm 2010, vốn điều lệ tăng nhanh, với giá trị 4.101 tỷđồng đưa vốn điều lệ từ 10.499 tỷ lên đến 14.600 tỷ đồng, tốc độ tăng đột biến39,06% Tuy nhiên, năm 2011, có sự giảm nhẹ, giảm 1.652 tỷ đồng tương đương11,32% Tuy nhiên, nhanh chóng một năm sau đó, năm 2012, chính thức hoàn thành
cổ phần hóa, vốn điều lệ tăng lên cực lớn 77,73%, với lượng tăng 10.064 tỷ đồng, giúpvốn điều lệ lên 23.012 tỷ đồng, chiếm 4,75% trong tổng số vốn Tiếp tục đà phát triển
đó, năm 2013, vốn điều lệ lại tăng lên thêm 5.100 tỷ đạt 28.112 tỷ đồng, chiếm 5,25%tổng nguồn vốn, tốc độ tăng 22,16% so với năm 2012
Vốn điều lệ nhằm mục đích xây dựng, văn phòng làm việc, mua sắm tài sản,trang thiết bị nhằm tạo cơ sở vật chất đảm bảo cho hoạt động của ngân hàng, số còn lại
để đầu tư, liên doanh, cho vay trung và dài hạn Chính vì vậy, vốn điều lệ ngày càngtăng cho thấy khả năng và dự báo về khả năng tối đa hóa lợi nhuận và hiệu quả hoạtđộng của ngân hàng
- Cơ cấu tiền gửi
Nội dung phân tích:
Trang 27 CAR (Vốn tự có/ Tổng TS có rủi ro)
Biểu đồ 2 2 Hệ số CAR của BIDV chi nhánh Tây Hồ
(Nguồn: BCTC của ngân hàng BIDV chi nhánh Tây Hồ giai đoạn 2010-2013)
Trang 28Bảng 2 3 Cơ cấu vốn chủ sở hữu từ năm 2010 đến 2013
(Đơn vị: tr.đồng)
VỐN CHỦ SỞ HỮU 31/12/2010(tr.đ
)
31/12/2011(trđ )
31/12/2012(tr.đ )
31/12/2013(tr.đ )
Chênh lệch tỷ giá hối đoái 383.626 302.447 -57.106 -57.413
Chênh lệch đánh giá lại tài
Lợi nhuận chưa phân phối 1.081.761 1.081.761 1.746.093 3.575.699
TỔNG VỐN CHỦ SỞ HỮU 24.219.730 24.390.455 26.494.446 32.039.983
(Nguồn: BCTC của ngân hàng BIDV chi nhánh Tây Hồ giai đoạn 2010-2013)
- BIDV duy trì tương đối tốt tốt yêu cầu đảm bảo an toàn vốn cho hoạt động củamình
- Hệ số CAR hợp nhất của BIDV đã đạt > 9% ngay từ khi Thông tư 13 có hiệulực (tháng 10/2010) và trước đó hệ số CAR của BIDV luôn đảm bảo yêu cầu củaQuyết định 457/2005/QĐ-NHNN ( > 8%)
- Hệ số CAR năm 2013 theo tiêu chuẩn VAS đạt 10.23% Với hệ số CAR nhưtrên giúp BIDV có thể đảm bảo được viêc hỗ trợ thanh toán các khoản nợ đến hạn,cũng như hỗ trợ thêm các hoạt động kinh doanh của NH.Mặc dù vào quý 3/2013 khiCAR gần chạm mức tối thiểu cho phép, BIDV đã thực hiện một loạt biện pháp gồmphát hành cổ phiếu và cả phát hành trái phiếu 10 năm, giúp CAR sau đó tăng vọt lêntrên 11 Đợt phát hành trái phiếu khi đó đã phát hành được 3.150 tỷ đồng, là đợt pháthành có quy mô lớn nhất trong năm của các tổ chức tín dụng, bất chấp lợi suất thấphơn hẳn so với các đợt phát hành cùng năm
- Vừa qua, đợt chào bán trái phiếu với quy mô 2.000 tỷ đồng, nếu thành công sẽgiúp hệ số an toàn vốn (CAR) hợp nhất của BIDV tăng thêm khoảng 0,6%, lên10,87%, theo các số liệu trình bày trong Bản công bố thông tin sơ bộ về trái phiếu củaNgân hàng Trước đó, tại thời điểm cuối năm 2013, hệ số CAR của BIDV là 10,23%,
Trang 29thấp hơn so với mức chung 10,92% của khối NHTM Nhà nước, theo thống kê củaNgân hàng Nhà nước
Kết luận: Hệ số an toàn vốn được đảm bảo an toàn, đủ tiêu chuẩn là do: tốc độ
tăng trưởng của vốn tự có luôn được đảm bảo cùng với việc tăng trưởng và mở rộngcác danh mục rủi ro
Tỷ số tự tài trợ ( Vốn chủ sở hữu/Tổng tài sản)
Bảng 2 4 Tỷ số tự tài trợ của BIDV
Vốn chủ sở hữu
(triệu đồng) 24.219.730 24.390.455 26.494.446 32.039.983Tổng tài sản
(triệu đồng) 366.267.769 405.755.454 484.784.560 548.386.083
(Nguồn: BCTC của ngân hàng BIDV chi nhánh Tây Hồ giai đoạn 2010-2013)
Biểu đồ 2 3 Tỷ số tự tài trợ của BIDV
(Nguồn: BCTC của ngân hàng BIDV chi nhánh Tây Hồ giai đoạn 2010-2013)
Đến 31/12/2013, vốn chủ sở hữu của NH đạt 32.039.983tr đồng, tăng 17.3% sovới năm 2012, tỷ số tự tài trợ là 5.84 %
Năm 2013 tổng tài sản tăng 63.602 tỷ đồng (11.6%) so với năm 2012 Vốn điều
lệ đồng thời tăng, quỹ dự trữ tăng lên nên VCSH vẫn tăng nhẹ so với năm 2012
Trang 30 Giá trị còn lại của Tài sản cố định/vốn cố định (vốn cấp 1)
Chỉ tiêu giá trị còn lại của tài sản cố định /vốn cấp 1 là giá trị tài sản còn lại củatài sản được sử dụng để mang lại doanh thu cho ngân hàng trên nguồn vốn tự có củangân hàng Chỉ tiêu này thể hiện ngân hàng đã sử dụng bao nhiêu phần trăm nguồnvốn tự có đầu tư vào tài sản cố định tạo lợi nhuận trong tương lai cho ngân hàng Chỉtiêu này càng cao chứng tỏ ngân hàng sử dụng vốn càng an toàn
Bảng 2 5 Giá trị còn lại của TSCĐ/Vốn cấp 1 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Vốn tự có cấp 1 21,864,731 21,973,651 25,133,646 32,067,400Giá trị còn lại TSCĐ 3,496,768 3,640,938 4,228,999 5,201,097
(Nguồn: BCTC của ngân hàng BIDV chi nhánh Tây Hồ giai đoạn 2010-2013)
Tỷ lệ này so với quy định của NHNN đặt ra là thấp vì theo thông tư 13TT/NHNN- 2010, tỷ lệ này phải tối thiểu là 50%, nhưng so với hệ thống các ngânhàng thì tương đối ổn định Thực tế cho rằng trong bối cảnh kinh tế khó khăn, đặc biệttrong năm 2013,chính phủ vẫn kiên trì thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt, ưu tiên
ổn định vĩ mô, lạm phát đưoc kiềm chế ở mức thấp hợp lý Đối với ngân hàng và các
tổ chức tín dụng, năm 2013 tiếp tục là một năm nhiều thách thức nhưng không tácđộng tiêu cực hơn năm 2012
Việc giải quyết nợ xấu và tái cấu trúc ngân hàng vẫn là những vấn đề đượcquan tâm hàng đầu đối với ngành ngân hàng Cải thiện tình hình tăng trưởng tín dụngđược hầu hết các ngân hàng ưu tiên, trong đó các ngân hàng tiếp tục tập trung vốn chocác lĩnh vực, ngành quan trong nhằm thúc đẩy nền kinh tế phát triển (nông nghiệp,nông thôn; xuất khẩu; công nghiệp )
Hệ số đòn bẩy tài chính
L = TỔNG NỢ PHẢI TRẢ/ VỐN CHỦ SỞ HỮU
Về thực chất, đòn bẩy tài chính phản ánh sự thay đổi của tỷ suất lợi nhuận sauthuế trên vốn chủ sở hữu trước sự thay đổi của lợi nhuận trước thuế và lãi vay
Bảng 2 6 Hệ số đòn bẩy tài chính của BIDV chi nhánh Tây Hồ
Tổng nợ phải
trả bình quân 341,898,612 381,158,035 458,081,128 516,093,518
Trang 31VCSH bình
quân 24,219,730 24,390,455 26,494,446 32,039,983
(Nguồn: BCTC của ngân hàng BIDV chi nhánh Tây Hồ giai đoạn 2010-2013)
Chỉ tiêu này tăng dần từ năm 2010 đến 2012 (từ 14.11 lên 17.29) do tổng nợphải trả tăng dần mặc dù VCSH bình quân tăng nhưng không đáng kể Trong năm
2013, nguồn nợ phải trả tăng 58.012.390, giảm hệ số đòn bẩy tài chính xuống còn16.11 (giảm 1.18 so với năm 2012)
Tỷ lệ này càng nhỏ thì giá trị VCSH càng lớn, lại là nguồn vốn không hoàn trả,điều đó có nghĩa là khả năng tài chính của doanh nghiệp tốt BIDV đã chưa thật sựkiểm soát tốt và hoàn trả nợ tốt mặc dù BIDV đã thực hiện chiến lược thận trọng phùhợp với diễn biến thị trường, đảm bảo thực hiện nghiêm túc chính sách tiền tệ từ phíaNHNN
Năm 2013 BIDV đã tăng trưởng tín dụng hợp lý, có hiệu quả, phù hợp với nềnvốn huy động để hỗ trợ tăng trưởng kinh tế, góp phần kiềm chế lạm phát, ổn định vĩ
mô và tháo gỡ khó khăn trong sản xuất kinh doanh, hỗ trợ thị trường theo chỉ đạo củaChính phủ; Tập trung xử lý nợ xấu, tăng cường kiểm soát chất lượng tín dụng, trích đủ
dự phòng rủi ro, đảm bảo an toàn hệ thống; Cấu trúc lại Tài sản nợ - Tài sản có trên cơ
sở tập trung định vị lại nền khách hàng gửi tiền và các khách hàng BIDV vay để xácđịnh cơ cấu khách hàng với chi phí hợp lý, đa dạng hóa nền khách hàng tín dụng, phântán rủi ro; Tập trung cấu trúc lại mô hình tổ chức kinh doanh trên toàn hệ thống đảmbảo tính hiệu quả và tính hiệu lực; Đổi mới, nâng cao hiệu lực trong quản lý điều hành
kế hoạch kinh doanh, quản trị rủi ro và quản trị điều hành của hệ thống; Tiếp tục đổimới phát triển nguồn nhân lực nhằm tạo lực lượng lao động chất lượng cao, nâng caonăng suất lao động
Cơ cấu tiền gửi
Hoạt động huy động tiền gửi từ khách hàng
Bảng 2 7 Số liệu tổng tiền gửi từ khách hàng của BIDV chi nhánh Tây Hồ
303,059,537
340,844,002
Trang 32Tổng nguồn vốn 366,267,76
9
405,755,45 4
484,784,56 0
535,794,17 0
(Nguồn: BCTC của ngân hàng BIDV chi nhánh Tây Hồ giai đoạn 2010-2013)
Trong cơ cấu tổng Nợ phải trả, nguồn vốn huy động tiền gửi của khách hàng làchiếm vai trò chủ đạo và có tốc độ tăng trưởng ổn định trong giai đoạn 2010 – 2013
Năm 2010, số tiền gửi huy động từ khách hàng được 244.701 tỷ đồng và240.508 tỷ vào năm 2011 Tuy có sự giảm nhẹ (khoảng 4.193 tỷ, tương đương 1,71%)
do tình hình kinh tế chung có sự bất ổn đặc biệt và diễn ra suốt năm nhưng số tiền gửicủa khách hàng nhanh chóng tăng và ổn định hơn vào năm 2012 là 303.059 tỷ và340.844 tỷ vào 3 quý đầu năm 2013 Trong giai đoạn này, số tiền gửi từ khách hàng đãtăng 100.336 tỷ đồng và đây cũng là tín hiệu vui cho khả năng huy động tiền gửi tronggiai đoạn tới Đặc biệt, trong năm 2012 số tiền vươn lên đột biến là 62.551 tỷ đồng.Đây là kết quả nhờ vào những biện pháp, giải pháp đồng bộ của ngân hàng trong bốicảnh hết sức khó khăn của nền kinh tế Tiếp tục với đà pháp triển đó, năm 2013 số tiềnnày đạt mức 340.844 tỷ đồng trong 3 quý đầu năm, cụ thể là tăng 37.784 tỷ đồng.Bên cạnh đó, các khoản nợ khác như: các khoản nợ Chính phủ và NHNN, tiềngửi và vay của các TCTD khác, các công cụ tài chính phái sinh và các công cụ tàichính khác, phát hành trái phiếu tăng vốn và các nguồn vốn tài trợ, uỷ thác đầu tư, chovay mà TCTD chịu rủi ro, phát hành giấy tờ có giá và các khoản nợ khác … cũng gópphần không nhỏ trong tổng Nợ của ngân hàng trong giai đoạn này Các khoản nàycũng tăng và ổn định trong sự tăng trưởng chung
Tiền gửi và vay các TCTD khác
Bảng 2 8 Tổng tiền gửi và vay các TCTD của BIDV chi nhánh Tây Hồ
Trang 33(Nguồn: BCTC của ngân hàng BIDV chi nhánh Tây Hồ giai đoạn 2010-2013)
Kể từ năm 2010 trở đi, khoản mục này vẫn tiếp tục đều, mặc dù vẫn có sự chùnglại, giảm nhẹ trong năm 2012, nhưng trong xu hướng chung là tăng với tốc độ từ 26 –29% Không những khẳng định sự gia tăng mạnh mẽ và ổn định ở tốc độ gia tăng màkhoản mục này còn được đánh giá với những con số ấn tượng trong khoảng góp vàonguồn vốn Từ 2010 – 2013, khoản mục này luôn chiếm giữ một tỷ trọng khá ấn tượng
từ 7,72% – 9,48% trong tổng nguồn vốn với con số cụ thể đi từ 366.268 – 535.794 tỷđồng
Tiền gửi không kì hạn
Trong khoản mục tiền gửi và các khoản vay các TCTD khác xét ở trên, ngânhàng có 2 kênh chính là: Tiền gửi không kì hạn của các TCTD khác và Tiền gửi có kìhạn và vay của các TCTD khác Sự gia tăng và tốc độ trên là sự đóng góp và tác độngqua lại giữa 2 kênh này
Chúng ta có thể nhìn nhận chung nhất về sự đóng góp và tác động của tiền gửikhông kì hạn các TCTD khác và tiền gửi có kì hạn và vay các TCTD khác Cụ thể vớimỗi đối tượng như sau:
Trang 34Bảng 2 9 Tổng TGKKH của các TCTD khác tại BIDV chi nhánh Tây Hồ
Đơn vị: triệu đồng
31/12/2010 31/12/2011 31/12/2012 31/12/2013 Tiền gửi và vay các
(Nguồn: BCTC của ngân hàng BIDV chi nhánh Tây Hồ giai đoạn 2010-2013)
Ở góc độ tỷ trọng chiếm trong tổng số tiền gửi và vay các TCTD khác thì khoảntiền gửi không kì hạn này không nổi bật ở năm 2010, chỉ ở mức độ 4,65% Nhưng xét
về khía cạnh giá trị thực tế gia tăng thì đây là một khoản tiền góp vào chủ yếu, ởkhoảng 1.316 tỷ đồng, tăng 671 tỷ đồng, tăng với mức tốc độ cực tốt 104% Có thểgiải thích khoản mục này không ấn tượng ở góc độ vì số tiền gửi và vay các TCTDkhác tăng đột biến vào năm này (cụ thể là 28.282 tỷ đồng, tăng khoảng 94,48%.Nhưng trên thực tế số tiền này là một hết sức rõ rệt Năm 2011, có sự chùng lại ởkhoản mục này, giảm khoảng 11%, thấp hơn năm trước khoảng 140 tỷ đồng và đã đưa
tỷ trọng xuống còn 3,29% trong tổng mức tiền gửi và vay của các TCTD khác
Nhanh chóng một năm sau đó, năm 2012, giá trị này đã phục hồi trở lại và pháttriển tiếp tục ở năm 2013 Với giá trị gia tăng 6.887 tỷ đồng đã đưa tiền gửi không kìhạn các TCTD khác đạt đến 8.063 tỷ đồng, chiếm 20,39% trong tổng số tiền gửi vàvay các TCTD khác của ngân hàng Với những giá trị này, năm 2012, khoản mục này
đã tăng đột biến 586% so với năm trước Chúng ta có thể thấy giá trị này biểu diền trênBiểu đồ 2.3 ở trên Đây là một bước ngoặc lớn và đáng chú ý Tiếp tục với sự pháttriển đó, năm 2013 khoản mục này cũng có giá trị gia tăng khá cao, tăng 3.659 tỷđồng, dẫn đến đạt 11.723 tỷ đồng và chiếm 23,07% trong tổng mức tiền gửi và vay cácTCTD khác, tốc độ tăng cao 45% Từ năm 2010 trở đi, khoản tiền gửi không kì hạn có
sự gia tăng mạnh về giá trị cũng như tốc độ đã góp phần không nhỏ vào tổng nguồnvốn của ngân hàng
Tiền gửi có kì hạn
Trang 35Bảng 2 10 Tổng TGKH và vay các TCTD khác tại BIDV chi nhánh Tây Hồ
Đơn vị: triệu đồng
31/12/2010 31/12/2011 31/12/2012 31/12/2013 Tiền gửi và vay các TCTD
34,528,79 8
31,486,91 1
39,082,796
Giá trị tăng 13,068,477 7,562,199 -3,041,887 7,595,885
(Nguồn: BCTC của ngân hàng BIDV chi nhánh Tây Hồ giai đoạn 2010-2013)
Chúng ta có thể thấy được, tổng số tiền gửi có kì hạn và vay các TCTD khácchiếm tỉ trọng chủ yếu trong tổng tiền gửi và vay các TCTD khác của ngân hàng.Trong các năm 2010 – 2013, khoản mục này cũng có những thay đổi đáng chú ý
Tỷ trọng của tiền gửi có kì hạn và vay các TCTD khác chiếm tỷ trọng cao vàgiảm dần về năm sau kể từ năm 2010 từ khoảng 96.71% xuống 76% trong tổng số tiềngửi và vay các TCTD khác trong tổng số vốn ngân hàng Tuy nhiên, tỷ trọng giảmkhông có nghĩa là khoản mục này không hiệu quả và không đóng góp vào nguồn vốncủa ngân hàng Số tiền thực tế của khoản mục này luôn tăng qua các năm từ 26.967 tỷđồng đến 39.083 tỷ đồng giai đoạn 2010 – 2013
Năm 2010, tỷ trọng của nó góp vào tổng số tiền gửi và vay các TCTD khác là95,35% giảm nhẹ so với năm trước trong khi năm trước ở tỷ trọng 95,57% Với giá trịtăng 13.068 tỷ đồng đã đẩy số tiền này lên đến 26.967 tỷ đồng và tốc độ tăng đạt94,03% Năm 2011, giá trị này chỉ tăng mức độ thấp 7.562 tỷ đồng, đã để cho tốc độtăng chỉ đạt 28.04% cùng với xu hướng đó, năm 2012 đã để một giá trị âm cho khoảnmục này Giá trị giảm 3.042 tỷ đồng đã để cho tỷ trọng của nó chỉ còn 79,61% so vớitổng số tiền gửi và vay các TCTD khác, tốc độ giảm 8,81% so với năm 2010 Năm
2013, tỷ trọng của khoản mục này so với tiền gửi và vay các tổ chức khác lại tiếp tụcgiảm xuống còn 76,93%, và với tốc độ tăng 24,12% đã đưa số tiền này lên đến 39.083
tỷ đồng Nhìn chung, tuy có sự giảm sút về tỷ trọng và tốc độ nhưng với giá trị thực tế
Trang 36khoản mục tiền gửi có kì hạn và svay các TCTD khác vẫn tăng cao Kênh huy độngnày đã góp phần không hề nhỏ với nguồn huy động vốn cho ngân hàng.
2.2.2 Phân tích chất lượng tài sản của ngân hàng (Asset Quality – A)
Tài sản có của ngân hàng bao gồm các tài sản sinh lời và tài sản không sinh lời,trong đó tài sản sinh lời luôn chiếm phần chủ yếu Tài sản có sinh lời là những tài sảnđem lại nguồn thu nhập chính cho ngân hàng đồng thời cũng là những tài sản chứađựng nhiều rủi ro Những tài sản này bao gồm các khoản cho vay, cho thuê tài chính,các khoản đầu tư vào chứng khoán, góp vốn liên doanh, liên kết…trong đó chiếm tỷtrọng cao nhất là các khoản cho vay Nói đến chất lượng tài sản là nói đến chất lượngtài sản có sinh lời, mà trước hết được phản ánh ở chất lượng của hoạt động tín dụng.Thông thường, chất lượng tín dụng của ngân hàng được đánh giá qua các chỉ số: Tỷ lệgiữa nợ quá hạn so với tổng dư nợ; tỷ lệ giữa tổn thất nợ ròng so với tổng dư nợ; tỷ lệgiữa dự phòng phải thu khó đòi so với tổng số nợ tổn thất ròng và so với tổng dư nợ
Tỷ lệ và tính chất nợ quá hạn, nợ khê đọng, mức độ tổn thất trong cho vay cũng nhưmức trích lập dự phòng về tổn thất cho vay là chỉ số quan trọng để đánh giá chất lượngtín dụng Một ngân hàng có mức độ tín dụng xấu, tỷ lệ nợ khê đọng cao sẽ gây ranhững tổn thất về tài sản, giảm khả năng sinh lời, trong khi mức dự phòng trích lậpkhông đủ sẽ dẫn đến giảm sút vốn tự có và cuối cùng sẽ mất khả năng thanh toán
TCTD khác 57,788,691 57,580,364 54,317,104 47,656,262Chứng khoán kinh doanh 1,336,207 1,039,502 4,104,905 1,557,984Các công cụ tài chính phái
sinh và các tài sản tài chính
khác
Cho vay khách hàng 248,898,483 288,079,640 334,009,142 384,889,836Chứng khoán đầu tư 31,020,304 31,683,520 48,964,824 68,072,438Góp vốn, đầu tư dài hạn 2,497,449 3,676,711 3,851,763 4,392,749Tài sản cố định 3,496,768 3,640,938 4,228,999 5,201,097
Trang 37Tài sản có khác 9,833,781 9,158,749 15,631,832 19,678,327
TỔNG TÀI SẢN 366,267,769 405,755,454 484,784,560 548,386,083
(Nguồn: BCTC của ngân hàng BIDV chi nhánh Tây Hồ giai đoạn 2010-2013)
Từ bảng số liệu trên ta biểu đồ cơ cấu năm 2010 và 2013 như sau:
Trang 38Biểu đồ 2 4 Cơ cấu tài sản của BIDV chi nhánh Tây Hồ năm 2010
Biểu đồ 2 5 Cơ cấu tài sản của BIDV chi nhánh Tây Hồ năm 2013
Từ bảng số liệu và biểu đồ có thể thấy tổng tài sản của ngân hàng BIDV tăngliên tục theo các năm và nhìn chung kết cấu tài sản có tỷ trọng không mấy thay đổi.Cho vay khách hàng vẫn chiếm tỷ trọng cao nhất là 67.96% năm 2010 và tăng lên70.19% năm 2013 Tiền gửi và cho vay các TCTD khác và Chứng khoán đầu tư chiếm