CHƯƠNG 3 TỔNG QUAN VỀ CÁ BASA
3.2Đặc điểm sinh lý, sinh thái của cá Basa
Ở thời kỳ cá giống, cá lớn rất nhanh, sau 60 ngày đã đạt được chiều dài 8 ÷ 10,5cm; sau vụ nuôi 10 ÷ 12 tháng có thể đạt 1,3 ÷ 1,5 kg/con. Một số bè nuôi cá Basa thêm 6 ÷ 9 tháng, cỡ cá có thể đạt tới 1,8 ÷ 2,2 kg/con. Năng suất nuôi hiện nay khoảng 120kg/m3 bè nuôi và sản lượng cá thu hoạch trung bình 50 ÷160 tấn/bè tùy theo cỡ bè.
3.2.2 Đặc điểm sinh dưỡng
Cá trưởng thành của hầu hết các loài trong họ Pangasiidae là ăn tạp và thức ăn chủ yếu là từ động vật, ngoại trừ 2 loài Pangasius sanitwongsei và Pangasius larnaudii ăn chủ yếu mùn bả hữu cơ. Tương tự, cá Basa cũng có tính ăn tạp thiên về thức ăn động vật, nhưng ít háu ăn và ít tranh mồi ăn hơn cá tra. Sau khi hết noãn hoàn, giai đoạn này cá ăn phù du động vật là chính. Khi cá ở giai đoạn lớn, cá Basa cũng dễ dàng thích nghi với các loại thức ăn có nguồn gốc từ động vật, thực vật, dễ kiễm như: hỗn hợp tấm, cám, rau quả, cá vụn và các phế phẩm nông nghiệp..., do đó rất thuận lợi cho việc nuôi cá trong bè.
3.2.3 Mùa vụ sinh sản
Trong tự nhiên, tuổi thành thục của cá Basa từ 4 ÷ 5 năm. Vào mùa phát dục từ tháng 4 trở đi cá có tập tính bơi ngược dòng di cư tìm đến các bãi đẻ ở thượng nguồn sông Mekong, nơi có điều kiện sinh thái phù hợp cho sự phát triển của tuyến sinh dục và đẻ trứng. Vì vậy, cá không đẻ tự nhiên ở phần sông Mekong của Việt Nam mà bãi đẻ của cá nằm ở khu vực từ địa phận tỉnh Cratie của Campuchia trở lên thượng nguồn, tại đây có thể bắt được cá bố mẹ nặng đến 15 kg. Mùa vụ sinh sản của cá Basa nuôi bắt đầu từ tháng 2 kéo dài đến tháng 7, cá đẻ rộ và tập trung từ tháng 3 đến tháng 5.
3.2.4 Giống cá nuôi
Giống cá Basa nuôi hiện nay có từ 2 nguồn: bắt từ tự nhiên và sinh sản nhân tạo. Trước đây thì cá Basa giống hoàn toàn được bắt ngoài tự nhiên tại vùng biên giới giáp Campuchia và Việt Nam bằng cách câu, lưới hoặc các hình thức thu bắt cá giống khác và thường cỡ cá giống khoảng 5 ÷ 6 g/con. Sau khi mua hoặc đánh bắt về, cá được chăm sóc trong bè nhỏ trong 3 ÷ 4 tháng cho đến khi đạt cỡ 80 ÷100 g/con mới đưa vào bè
nuôi cá thịt. Hiện nay đã có sinh sản nhân tạo được cá Basa nhưng với sản lượng còn rất thấp. Theo ước tính, hàng năm ở 2 tỉnh An Giang và Đồng Tháp cần 15 triệu con giống và chủ yếu được chuyển trực tiếp từ Campuchia sang.
3.2.5 Mật độ nuôi
Số cá thả nuôi cho một bè dao động từ 20.000 ÷ 50.000 con cá giống. Mật độ thả nuôi trung bình 90 ÷ 150 con/m3 với cỡ cá giống 80 ÷ 100 g/con.
3.2.6 Mùa vụ nuôi
Với điều kiện khí hậu thuận lợi, ấm áp quanh năm ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long, nên có thể thả giống cá nuôi vào bất kì thời gian nào trong năm.
Bảng 3.1 Hai vụ chính để thả cá giống vào bè
Loài cá Tháng bắt đầu thả Tháng thu hoạch
Basa 4 ÷ 8 5 ÷ 8 (năm sau)
11 ÷ 12 12 ÷ 3 (năm sau)
Tra 4 ÷ 6 5 ÷ 8 (năm sau)
11 ÷ 12 12 ÷ 1 (năm sau)
Trong quá trình nuôi khi thu hoạch nên thu hoạch 1 lần hết số cá. Vì theo kinh nghiệm, nếu thu hoạch một phần cá thì số cá còn lại dễ bị sốc, thưởng bỏ ăn dẫn đến hao hụt lớn.
3.2.7 Ảnh hưởng của một số yếu tố môi trường đối với cá Basa
Ngưỡng oxy của cá Basa rất cao 1,1 ± 0,15 mg/l. Cá Basa có sức chịu đựng yếu không thể sống được trong môi trường nghèo oxy. Khi hàm lượng oxy trong môi trường < 1mg/l thì cá nổi đầu, có thể chết trong thời gian ngắn.
Khả năng chịu mặn của cá Basa tương đối cao, cá có thể sống bình thường trong nước có độ mặn 1,2% trở xuống, khi tăng độ mặn thì thời gian sống của cá giảm xuống. Nồng độ muối trong nước đạt 3,5% thì cá chỉ sống được 1 giờ.
Bảng 3.2 Sức chịu đựng của cá Basa trong môi trường nước có độ mặn khác nhau
Độ mặn (%) 1,5 2,0 2,5 3,0 3,5
Thời gian sống (giờ) 72 6 2 1,4 1
Ngưỡng nhiệt độ cá Basa chịu đựng được thấp nhất là – 18 0C và cao nhất là 39 0C. Nếu vượt quá giới hạn này thì cá Basa có thể chết.
Độ pH: cá Basa có thể sống trong môi trường có độ pH từ 5,5 ÷ 11,0.
Bảng 3.3 Những điều kiện môi trường để cá Basa sống và phát triển
Yếu tố Tối thiểu Tối đa
Oxy hòa tan (mg/l) 1,1 -
Độ mặn (%) - 1,5
Nhiệt độ (oC) 18 39
pH 5,5 11
3.3 Hệ vi sinh vật trong cá