Hiện nay, du lịch làng nghề đang trở thành một hướng đi mới đầy triển vọng cho sự phát triển của du lịch Việt Nam. Chỉ tính riêng trên địa bàn Hà Nội đã có khoảng 1000 làng nghề, trong đó có rất nhiều làng nghề hình thành từ lâu đời như gốm Bát Tràng, khảm trai Chuyên Mỹ, thêu Quất Động, sơn mài Duyên Thái… trong đó, không thể không nhắc đến làng lụa Vạn Phúc. Cùng với sự phát triển của các làng nghề truyền thống khác, làng lụa Vạn Phúc đã có những bước tiến đáng kể để khẳng đinh và ngày càng nâng cao hơn vị thế thương hiệu của mình trong lòng du khách
Phạm Thùy Lâm PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lời mở đầu Hiện nay, du lịch làng nghề đang trở thành một hướng đi mới đầy triển vọng cho sự phát triển của du lịch Việt Nam. Chỉ tính riêng trên địa bàn Hà Nội đã có khoảng 1000 làng nghề, trong đó có rất nhiều làng nghề hình thành từ lâu đời như gốm Bát Tràng, khảm trai Chuyên Mỹ, thêu Quất Động, sơn mài Duyên Thái… trong đó, không thể không nhắc đến làng lụa Vạn Phúc. Cùng với sự phát triển của các làng nghề truyền thống khác, làng lụa Vạn Phúc đã có những bước tiến đáng kể để khẳng đinh và ngày càng nâng cao hơn vị thế thương hiệu của mình trong lòng du khách. Tuy nhiên, chỗ đứng của làng nghề truyền thống này trong du lịch vẫn chưa cao. Điều này là do rất nhiều nguyên nhân khác nhau mà trong số đó là sự canh tranh và phát triển của các làng nghề truyền thống khác. Hơn thế nữa, trong một và năm trở lại đây, thương hiệu lụa của làng nghề này cũng đang phải đứng trước sức ép to lớn từ lụa tơ tằm nhập khẩu từ Trung Quốc. Từ những vấn đề trên cho thấy một yêu cầu cấp thiết phải có một chiến lược cụ thể để định vị thương hiệu du lịch của làng nghề Vạn Phúc. Tuy nhiên, các nghiên cứu về lụa Vạn Phúc đa phần mới chỉ nêu lên được thực trạng khai thác du lịch chứ chưa giải quyết được vấn đề này. Chính vì thế, người viết xin được mạnh dạn làm đề án về đề tài: “Thực trạng tiềm năng và định vị thương hiệu du lịch làng lụa Vạn pg. 1 Phạm Thùy Lâm Phúc” đề giải quyết vấn đề trên. 2. Mục tiêu nghiên cứu: - Nắm vững được các khái niệm, các quan điểm về marketing định vị thương hiệu nói chung và đinh vị thương hiệu du lịch nói riêng. Đồng thời nắm bắt thực trạng về vấn đề định vị thương hiệu du lịch của Việt Nam trong những năm gần đây. - Phân tích các môi trường vĩ mô và vi mô ảnh hưởng đến thương hiệu du lịch làng nghề Vạn Phúc. Phân đoạn thị trường và lựa chọn thị trường mục tiêu. - Đề ra các chiến lược định vị và đánh giá tác động của các chiến lược đó với sự phát triển của làng nghề Vạn Phúc. 3. Nhiệm vụ nghiên cứu: - Xây dựng cơ sở lý luận và thực tiễn về vấn đề định vị thương hiệu và định vị thương hiệu du lịch. - Tìm hiểu và phân tích các yếu tố thuộc môi trường vĩ mô và vi mô ảnh hưởng đến phát triển du lịch làng nghề ở Vạn Phúc. Trên cơ sở đó, tiến hành phân đoạn thị trường và lựa chọn thị trường mục tiêu. - Trên cơ sở thị trường mục tiêu, tiến hành đề ra các phương án định vị thị trường. Đồng thời đánh giá tác động của các phương án định vị đó đối với sự phát triển du lịch của làng nghề Vạn Phúc. pg. 2 Phạm Thùy Lâm 4. Câu hỏi nghiên cứu: - Định vị thương hiệu và định vị thương hiệu là gì? - Du lịch làng nghề là gì? Thực trạng khai thác du lịch làng nghề ở Việt Nam? - Đánh giá các yếu tố thuộc môi trường vĩ mô và vi mô ảnh hưởng như thế nào đối với sự phát triển của du lịch Vạn Phúc? Đoạn thị trường nào và thị trường mục tiêu nào mà sản phẩm du lịch hướng tới? - Định vị thương hiệu du lịch làng nghề Vạn Phúc theo các tiêu thức nào? Cụ thể ra sao? Tác động của các phương án định vị này như thế nào với sự phát triển của du lịch Vạn Phúc? 5. Phương pháp nghiện cứu: Nghiên cứu định tính - Nghiên cứu thứ cấp qua sách, báo, các nguồn tin đáng tin cậy trên internet. - Nghiên cứu bằng cách điều tra trực tiếp tại địa điểm du lịch làng nghề Vạn Phúc. - Sử dụng một số mô hình để phân tích như mô hình SWOT, mô hình chuỗi giá trị… Nghiên cứu định lượng: - Thu thập và phân tích các số liệu thứ cấp. pg. 3 Phạm Thùy Lâm 6. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu: - Phạm vi: làng lụa Vạn Phúc, quận Hà Đông, Hà Nội - Đối tượng nghiên cứu: thương hiệu du lịch làng nghề lụa Vạn Phúc. 7. Ý nghĩa của đề tài: - Với cá nhân người nghiên cứu: đề tài là một sự thử thách đòi hỏi người nghiên cứu phải tìm tòi, sáng tạo để giải quyết vấn đề. Vì thế, giúp người nghiên cứu trau dồi thêm các kiến thức về chuyên ngành đồng thời tăng khả năng tư duy, suy luận và sáng tạo. Hơn thế nữa, thực hiện đề tài cũng là cơ hội để người nghiên cứu thể hiện tình yêu khoa học nói chung và tình yêu đối với du lịch nói riêng bằng cách góp một tiếng nói nhỏ làm tăng tính cạnh tranh của du lịch Vạn Phúc cũng như một phần nào đó làm tăng sức cạnh tranh của du lịch Việt Nam. - Với thương hiệu du lịch làng nghề Vạn Phúc: tôi hy vọng rằng, sau khi đề tài được thực hiện sẽ góp một phần nhỏ bé để xác định rõ được hướng phát triển của du lịch Vạn Phúc trong tương lai trên cơ sở khai thác hết tiềm năng hiện có và tăng sức cạnh tranh trên thị trường du lịch. pg. 4 Phạm Thùy Lâm NỘI DUNG Phần I/ Một số vấn đề lý luận về thương hiệu, định vị thương hiệu và du lịch làng nghề 1. Lý luận về thương hiệu trong nền kinh tế thị trường 1.1 Khái niệm về thương hiệu 1.1.1 Thương hiệu với lịch sử Việt Nam Thương hiệu là một thuật ngữ được phiên âm từ tiếng Hán. Trong từ điển Hán – Pháp có ghi rõ rằng thuật ngữ này là masion de commerce, còn pg. 5 Phạm Thùy Lâm trong từ điển Hán – Anh nó lại được gọi là shop hay store. Như vậy, đối với cách hiểu của cả hai loại từ điển này thì thuật ngữ thương hiệu nhìn chung có thể hiểu theo nghĩa là cửa hàng, cửa hiệu hay là nhà bán buôn. Trong cách hiểu của tiếng Việt, thương hiệu mang trong nó hai ý nghĩa, thương hiệu là đại diện cho người bán, cho sản phẩm được đem đi bán; ngoài ra, thương hiệu còn là đại diện của nơi mà sản phẩm được sản xuất ra. Điều này có thể thấy rõ trong rất nhiều thương hiệu nổi tiếng ở Việt Nam như: cốm làng Vòng, gốm Bát Tràng, khảm trai Chuyên Mỹ,… Thương hiệu sản phẩm đã được quan tâm ở Việt Nam từ rất sớm. Ngay từ thế kỷ XI – XVII thời Lý – Trần – Lê, ở nước ta đã xuất hiện rất nhiều thương hiệu nổi tiếng như gốm Chu Đậu, giấy Cót,… Đến nay, trải qua biết bao thăng trầm của lịch sử, rất nhiều thương hiệu Việt Nam đã phát triển và mở rộng tên tuổi không chỉ trong nước mà còn vươn ra tầm thế giới như cà phê Trung Nguyên, chè Thái Nguyên, lúa gạo, phở 24, nước mắm Phú Quốc… 1.1.2 Quan điểm về thương hiệu trong kinh tế thị trường hiện đại Ngày nay, trong nền kinh tế thị trường hiện đại, vấn đề thương hiệu đang ngày càng được quan tâm nghiên cứu. Thuật ngữ thương hiệu – brand đã trở thành mối quan tâm lớn không chỉ của các nhà nghiên cứu chuyên sâu về marketing mà còn của cả các doanh nghiệp bao gồm tất cả các doanh nghiệp lớn và nhỏ. Có rất nhiều nghiên cứu về thương hiệu, trong đó cũng có rất nhiều những định nghĩa khác nhau về thuật ngữ này. Định nghĩa đơn giản nhất về thương hiệu đó chính là hình ảnh, cảm pg. 6 Phạm Thùy Lâm nhận, thông điệp mà con người cảm nhận về một sản phẩm hay một công ty nào đó. Vấn đề thương hiệu phải được xét trên các khía cạnh khác nhau. Đối với nhà kinh doanh du lịch, thương hiệu là hình ảnh đại diện cho công ty, gần hơn là đại diện cho sản phẩm mà người sản xuất gắn lên sản phẩm của mình để tạo một ấn tượng nào đó đối với người tiêu dùng về sản phẩm và cao hơn là về hình ảnh của doanh nghiệp. Đối với các nhà kinh doanh dịch vụ nói riêng, thương hiệu chính là khái niệm trong người tiêu dùng về sản phẩm dịch vụ được tuyên truyền, quảng cáo, xúc tiến nhằm khẳng định chất lượng phục vụ của doanh nghiệp mình. Xét trên khía cạnh của người tiêu dùng, thương hiệu là cái mà người tiêu dùng còn lại về sản phẩm hay về doanh nghiệp sau khi họ sử dụng sản phẩm hoặc sau khi họ được nghe về sản phẩm đó. Người sản xuất và các nhà kinh doanh luôn luôn muốn tạo được những hình ảnh còn lưu lại một cách đẹp nhất, sâu nhất trong tâm trí khách hàng của họ. Bởi lẽ sự hình dung tốt của khách hàng về một thương hiệu nào đó sẽ là cái thôi thúc họ tiêu dùng sản phẩm đó nhiều hơn. Thương hiệu ngày nay không chỉ đơn thuần được coi là một phần nhỏ của sản phẩm nữa mà còn được coi là một tài sản vô hình nhưng lại vô giá của doanh nghiệp. Nó chứa đựng một sức mạnh to lớn khi nó quyết định sự lựa chọn của khách hàng về việc sử dụng tài sản này hay là tài sản khác. Trong nhiều trường hợp, nó còn có ý nghĩa quyết định đối với uy tín, danh tiếng của pg. 7 Phạm Thùy Lâm doanh nghiệp trong lòng khách hàng. 1 1.2 Vị trí, vai trò của thương hiệu trong nền kinh tế thị trường. 1.2.1 Đối với doanh nghiệp. Có thể khẳng định rằng, thương hiệu có vai trò vô cùng to lớn đối với bất kỳ một doanh nghiệp nào, đặc biệt trong nền kinh tế thị trường như hiện nay. Vai trò này có thể được nhìn nhận trên nhiều khía cạnh khác nhau. Đầu tiên, thương hiệu được coi là một vũ khí cạnh tranh sắc bén của doanh nghiệp. Thông qua việc xây dựng thương hiệu của sản phẩm mà doanh nghiệp cùng lúc đó có thể củng cố và làm vững chắc thêm hình ảnh, uy tín của mình đồng thời thúc đẩy việc tiêu thụ sản phẩm, mở rộng thị trường, thu hút khách hàng tiềm năng, thậm chí cả khách hàng của các đối thủ cạnh tranh. Điều này có thể thấy rõ khi nhắc đến ví dụ của thương hiệu iPhone. Khi nhắc đến thương hiệu này, khách hàng không chỉ hình dung ra một sản phẩm đẳng cấp, thời trang mà còn nghĩ ngay đến hình ảnh quả táo cắn dở của tập đoàn Apple. Rõ ràng là chất lượng cao và đẳng cấp của iPhone đã làm tăng thêm uy tín và củng cố vững chắc thêm thương hiệu của tập đoàn này. Việc xây dựng một thương hiệu vững chắc cho sản phẩm sẽ giúp cho doanh nghiệp đững vững trong sóng gió cạnh tranh đầy khốc liệt. Thứ hai, một thương hiệu tốt sẽ làm tăng thêm giá trị cho sản phẩm, giảm chi phí và đem lại lợi nhuận cho doanh nghiệp. Cũng có thể nói đây là một công cụ quản lý để tạo thêm giá trị gia tăng cho doanh nghiệp. Một chiếc 1 TS. Trịnh Xuân Dũng, Xây dựng thương hiệu điểm đến du lịch, thương hiệu doanh nghiệp du lịch thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế pg. 8 Phạm Thùy Lâm áo sơ mi có thương hiệu sẽ bán được với giá thậm chí đắt hơn 15 – 20 lần so với một chiếc áo như vậy nhưng không có thương hiệu rõ ràng. 1.2.2 Đối với người tiêu dùng. Ngày nay, nhận thức của người tiêu dùng về vấn đề thương hiệu ngày càng được nâng cao. Thương hiệu trở thành yếu tố chủ yếu để người mua lựa chọn và quyết định mua một sản phẩm hay dịch vụ nào đó. Đơn giản bởi vì thương hiệu tạo cho họ một sự an tâm về nguồn gốc xuất xứ và về chất lượng sản phẩm hay dịch vụ mà họ bỏ tiền ra mua. Ngoài ra, thương hiệu còn có vai trò to lớn trong việc tạo ra những khách hàng trung thành cho doanh nghiệp. Đây là cơ hội tốt để doanh nghiệp có thể kinh doanh và gặt hái được những lợi nhuận trong lâu dài. 1.2.3 Đối với nền kinh tế quốc dân và đất nước Thương hiệu không chỉ là tài sản của doanh nghiệp mà còn được coi là thương hiệu quốc gia. Khi thâm nhập thị trường quốc tế, thương hiệu sản phẩm mang theo hình ảnh của quốc gia thông qua nhãn hiệu, đặc tính sản phẩm và chỉ dẫn địa lý. Một quốc gia càng có nhiều thương hiệu nổi tiếng thì khả năng cạnh tranh của nền kinh tế đó càng cao, uy tín và vị thế của quốc gia đó càng được củng cố trên thị trường quốc tế. Điều này tạo điều kiện tốt cho quốc gia đó phát triển văn hóa, hợp tác, giao lưu và hội nhập kinh tế quốc tế. Chẳng hạn như khi nhắc đến Sony, Panasonic, Toyota, Honda,… không ai là không nhận ra rằng đây là những thương hiệu nổi tiếng của đất nước Nhật Bản. 2. Thương hiệu trong hoạt động du lịch pg. 9 Phạm Thùy Lâm 2.1 Tổng quan về thương hiệu trong hoạt động du lịch Du lịch là một ngành kinh doanh bao gồm các hoạt động tổ chức hướng dẫn du lịch, sản xuất, trao đổi hàng hóa và dịch vụ của những doanh nghiệp nhằm đáp ứng các nhu cầu về đi lại, lưu trú, tham quan giải trí, tìm hiểu và các nhu cầu khác của khách du lịch. Các hoạt động đó phải đem lại lợi ích kinh tế, chính trị, xã hội thiết thực cho nước làm du lịch và bản thân doanh nghiệp 2 . Đặc trưng của du lịch là một loại sản phẩm vô hình, có giá trị sử dụng và khó xác định chất lượng. Chất lượng của các dịch vụ chỉ được đánh giá thông qua quá trình tiêu dùng chúng, chưa tiêu dùng thì khó có thể hình dung được. Do đó, để hoạt động kinh doanh có hiệu quả thì người làm dịch vụ du lịch cũng như các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ du lịch buộc phải tạo cho mình một uy tín và danh tiếng nhất định. Tức là phải xây dựng được cho mình một thương hiệu đủ mạnh và có sức cạnh tranh trên thị trường. Và để làm được điều đó thì trước tiên những người làm du lịch phải trả lời được câu hỏi: thương hiệu du lịch là gì? Theo người nghiên cứu thì thương hiệu trong hoạt động du lịch là tập những hình ảnh, những thông điệp và những cảm nhận mà người tiêu dùng có được khi nhắc đến một điểm đến du lịch hay một doanh nghiệp kinh doanh du lịch. Thương hiệu du lịch cũng giống như các thương hiệu khác đều bao hàm 2 Giáo trình Kinh tế Du lịch, NXB Đại học Kinh tế Quốc dân, chủ biên: GS.TS Nguyễn Văn Đính, PGS.TS Trần Thị Minh Hòa, 2008, trang 16 pg. 10 [...]... giới thiệu, thâm nhập vào thị trường trong và ngoài nước Đó là một cách phát triển các làng nghề” Phần II/ Thương hiệu lụa Vạn Phúc 1 Tiềm năng và thực trạng thương hiệu lụa Vạn Phúc 1.1 Tiềm năng Làng lụa Vạn Phúc là một làng nghề dệt lụa truyền thống nằm sát đường quốc lộ 6 trên địa bàn phường Vạn Phúc quận Hà Đông ngày nay Với lịch sử tồn tại từ cách đây hàng ngàn năm, làng lụa Vạn Phúc có nhiều tiềm. .. nghiệp du lịch và của điểm đến du lịch 6 Marketing Management, Philip Kotler, trang 345, 346 pg 15 Phạm Thùy Lâm Tuy nhiên, để một thương hiệu thực sự có chỗ đứng trong tâm trí khách hàng thì vấn đề định vị thương hiệu du lịch lại được đặt lên hàng đầu Ta cũng cần phải hiểu thế nào là định vị thương hiệu du lịch Định vị thương hiệu du lịch là một công việc vô cùng quan trọng của marketing du lịch Việc định. .. biệt và những điểm khác biệt nào dành cho khách hành mục tiêu Trên đây là cách hiểu của người viết về định vị thương hiệu du lịch đối với một điểm đến Còn việc định vị thương hiệu du lịch đối với các doanh nghiệp du lịch thì có thể xem xét tương tự khái niệm định vị thương hiệu của doanh nghiệp nói chung, chỉ khác đôi chút về loại hình sản phẩm cung cấp Để việc định vị thương hiệu du lịch có hiệu quả... lịch Việc định vị thương hiệu du lịch thực chất cũng không nằm ngoài khái niệm định vị thương hiệu nói chung Nó cũng được hiểu là việc thiết kế sản phẩm du lịch và hình ảnh của điểm đến du lịch làm sao cho nó chiếm được một chỗ đặc biệt và có giá trị trong tâm trí của khách hàng mục tiêu Việc định vị thương hiệu du lịch cũng đòi hỏi những người quản lý điểm đến du lịch phải đưa ra quyết định khuyếch... rộng khắp cho thương hiệu lụa Vạn Phúc Tuy nhiên cái khó đặt ra là sản phẩm du lịch sẽ phải được cải tiến theo hướng đa dạng hóa và chất lượng hóa để phù hợp với yêu cầu của tất cả các đoạn thị trường mục tiêu 3 Định vị thương hiệu lụa Vạn Phúc 3.1 Lựa chọn tiêu chí định vị Định vị thương hiệu là việc thiết kế sản phẩm và hình ảnh của thương hiệu làm sao để thị trường mục tiêu hiểu được và đánh giá cao... triển du lịch Tuy nhiên, lụa Vạn Phúc vẫn chưa thực sự trở thành một thương hiệu mạnh trong số các thương hiệu làng nghề Việt Nam và chưa thật sự hấp dẫn đối với du khách Đánh giá về điều này, ông Mai Tiến Dũng, Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hà Nội, mặc dù hai làng nghề này có nhiều tiềm năng phát triển du lịch nhưng vẫn chưa thu hút nhiều khách Nguyên nhân do nhận thức về phát triển du lịch. .. đến thương hiệu lụa Vạn Phúc Các yếu tố thuộc môi trường vi mô có thể được nhắc đến là: - Các đối thủ cạnh tranh hiện tại: khi nhắc đến thương hiệu lụa Vạn Phúc, có thể kể đến ngay hai lực lượng cạnh tranh lớn đó là thương hiệu của các làng nghề thủ công khác và thương hiệu lụa của Trung Quốc Các làng pg 25 Phạm Thùy Lâm nghề thủ công khác sẽ cạnh tranh với Vạn Phúc trong việc thu hút khách du lịch. .. lịch sử khác như chùa Tiên Linh, tên Nôm là chùa Trắng hay chùa Bụt Mọc Trong làng Vạn Phúc cũng có một miếu thành làng, thờ bà Lã Thị Nương, tổ sư của nghề dệt lụa 1.2 Thực trạng khai thác Lụa Vạn Phúc (Hà Đông) đã và đang được khai thác phục vụ khách du lịch có nhu cầu tham quan, tìm hiểu về các giá trị văn hóa, lịch sử lâu đời của ngôi làng nói riêng và của Việt Nam nói chung Làng lụa Vạn Phúc và. .. cực trong việc đầu tư lớn vào tuyên truyền, quảng bá 3 Định vị thương hiệu và định vị thương hiệu điểm đến du lịch 3.1 Định vị thương hiệu Trong nền kinh tế thị trường, bất kỳ một doanh nghiệp nào, dù muốn hay không muốn cũng đều phải đối mặt với các lực lượng cạnh tranh Do đó, nếu doanh nghiệp muốn đững vững trên thị trường, muốn phát triển và củng 3 Thương hiệu điểm đến du lịch trong thời kỳ hội nhập,... cao vị thế thương hiệu trong tâm trí khách hàng Mô hình SWOT sau đây sẽ được dùng để cung cấp những thông tin cần thiết và hữu ích cho việc kết nối các nguồn lực và khả năng của thương hiệu lụa Vạn Phúc với môi trường cạnh tranh Từ đó, có thể đề ra một số chiến lược phù hợp đối với thương hiệu này Các điểm mạnh (S) - Vạn Phúc có nhiều Các điểm yếu (W) - Thực trạng khai thác tiềm năng sẵn có để phát du . cách phát triển các làng nghề”. Phần II/ Thương hiệu lụa Vạn Phúc 1. Tiềm năng và thực trạng thương hiệu lụa Vạn Phúc 1.1 Tiềm năng Làng lụa Vạn Phúc là một làng nghề dệt lụa truyền thống nằm. về thương hiệu, định vị thương hiệu và du lịch làng nghề 1. Lý luận về thương hiệu trong nền kinh tế thị trường 1.1 Khái niệm về thương hiệu 1.1.1 Thương hiệu với lịch sử Việt Nam Thương hiệu. Vạn Phúc quận Hà Đông ngày nay. Với lịch sử tồn tại từ cách đây hàng ngàn năm, làng lụa Vạn Phúc có nhiều tiềm năng để phát triển du lịch, đặc biệt là du lịch làng nghề. Tiềm năng du lịch làng