1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đánh giá và tìm hiểu vai trò và tiềm năng của đinh mức tín nhiệm đối với ngân hàng thương mại Việt Nam

46 284 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 46
Dung lượng 186,5 KB

Nội dung

ĐMTN được dùng để đo lường mức độ rủi ro gắn liền với một khoảng đầu tư nào đó. ĐMTN là việc đánh giá về khả năng của một đơn vị phát hành trong việc thực hiện thanh toán đúng hạn một nghĩa vụ tài chính. Nghĩa vụ tài chính gồm trái phiếu, thương phiếu, cổ phiếu, các khoảng nợ và các khoảng tiền vay ngân hang. Có nhiều loại ĐMTN khác nhau. ĐMTN đợt phát hành trái phiếu và ĐMTN của đơn vị phát hành. Thông thường, người ta quan tâm nhiều đến đợt phát hành vì nó không chỉ tính tới độ tín nhiệm của đơn vị phát hành mà còn tính tới độ tín nhiệm của những tài sản thế chấp. Ngoài ra còn có ĐMTN trong nước hay toàn cầu. Các tổ chức ĐMTN trong nước sẽ ĐMTN các DN trong nước. Trong khi đó, các tổ chức ĐMTN quốc tế sẽ định mức những đơn vị phát hành trên toàn cầu phục vụ cho các nhà đầu tư lớn.

I/ KHÁI QUÁT VỀ ĐỊNH MỨC TÍN NHIỆM 1/ Một số khái niệm 1.1/ Định mức tín nhiệm (ĐMTN) ĐMTN được dùng để đo lường mức độ rủi ro gắn liền với một khoảng đầu tư nào đó. ĐMTN là việc đánh giá về khả năng của một đơn vị phát hành trong việc thực hiện thanh toán đúng hạn một nghĩa vụ tài chính. Nghĩa vụ tài chính gồm trái phiếu, thương phiếu, cổ phiếu, các khoảng nợ và các khoảng tiền vay ngân hang. Có nhiều loại ĐMTN khác nhau. ĐMTN đợt phát hành trái phiếu và ĐMTN của đơn vị phát hành. Thông thường, người ta quan tâm nhiều đến đợt phát hành vì nó không chỉ tính tới độ tín nhiệm của đơn vị phát hành mà còn tính tới độ tín nhiệm của những tài sản thế chấp. Ngoài ra còn có ĐMTN trong nước hay toàn cầu. Các tổ chức ĐMTN trong nước sẽ ĐMTN các DN trong nước. Trong khi đó, các tổ chức ĐMTN quốc tế sẽ định mức những đơn vị phát hành trên toàn cầu phục vụ cho các nhà đầu tư lớn. 1.2/ Tín nhiệm DN Tín nhiệm DN là ý kiến về khả năng của DN trong việc thực hiện các nghĩa vụ tài chính được đưa ra bởi một tổ chức . Ý kiến này tập trung vào việc đánh giá khả năng và mong muốn của DN trong việc thực hiện cam kết tài chính khi chúng tới hạn. Ý kiến này không nhằm cung cấp 1 | P a g e đảm bảo khả năng trả nợ của DN được xếp hạng với bất cứ một nghĩa vụ tài chính cụ thể nào. Tín nhiệm DN có thể tăng hoặc giảm theo khả năng mà DN có đáp ứng được nghĩa vụ tài chính của mình hay không. 2/ Công ty ĐMTN (CRA) 2.1/ Khái niệm Công ty ĐMTN hay một tổ chức ĐMTN (còn được gọi là CRA) là công ty chuyên cung cấp quan điểm của họ về độ tín thác của một DN trong nghĩa vụ thanh toán tài chính. CRA là một tổ chức đánh giá trung gian, độc lập nhằm xem xét, phân tích và đưa ra mức định hạng tín nhiệm đối với cácư công ty đang tìm kiếm nguồn vốn đầu tư. Nó cung cấp ý kiến về mức độ tin cậy của một thể nhân cũng như khả năng hoàn thành những nghĩa vụ tài chính của thể nhân đó. Sản phẩm của CRA là việc cung cấp cho thị trường một hệ thống xếp hạng các công cụ tài chính, đặc biệt là các chứng khoán nợ… Giúp các nhà đầu tư có cơ sở để tham khảo và so sánh trước khi đưa ra quyết định nên đầu tư vào những công cụ nào. Ngoài ra còn có những dịch vụ khác của CRA như đánh giá các tổ chức tài chính, bảo hiểm, tính toán mức rủi ro tín dụng một khoảng cho vay của NH, đánh giá xếp hạng quản trị DN, cung cấp thông tin tài chính, CRA là một định chế tài chính cao cấp nhất của thị trường tài 2 | P a g e chính. Vì thế, hoạt động của CRA đòi hỏi tính độc lập, tính tin cậy và chuyên nghiệp rất cao. Có như vậy mới có thể hướng dẫn đầu tư đồng thời tạo sự tin tưởng cho các nhà đầu tư. 2.2/ Sự khác biệt giữa một CRA và một số tổ chức khác như tư vấn tài chính, dịch vụ thông tin, các công ty kiểm tóan, ISO,… Thực chất, chức năng của các loại hình dịch vụ này là như nhau vì chúng đều nhằm hướng đến việc phân tích, đánh giá để đưa ra các thôngtin tư vấn kịp thời cho các DN. Tuy nhiên, khi tiến hành đánh giá một DN, ngoài việc phân tích theo góc độ tài chính như các tổ chức khác, CRA còn quan tâm đến các chỉ tiêu phi tài chính. Các chỉ tiêu đó là năng lực cạnh tranh của DN, triển vọng phát triển của sản phẩm, xu hướng thị trường, ý kiến và phản ứng của người tiêu dung về các sản phẩm và dịch vụ của DN,… Kết quả đánh giá sẽ là sự kết hợp giữa kết quả phân tích các chỉ tiêu tài chính và phi tài chính có tính khác biệt về nghành và qui mô. 2.3/ Các mô hình của CRA Trên thế giới, hiện có ba loại hình CRA: ● Thứ nhất: Mô hình CRA 100% vốn nước ngoài. Đây là loại hình do các CRA nước ngoài thành lập và hoạt động dưới dạng mở chi nhánh tại nước sở tại hoặc đăng ký thành lập công ty. Mô hình này thường chỉ có một pháp nhân đứng ra thành lập hoặc có hai pháp nhân nước ngoài. 3 | P a g e Để mô hình này có thể đi vào hoạt động đòi hỏi phải có một thị trường trái phiếu phát triển nhất định và có sự đầu tư lớn từ trong nước cũng như quốc tế. ● Thứ hai: Mô hình công ty liên doanh với nhà đầu tư nươc ngoài Mô hình này do các CRA nội địa và CRA nước ngoài cùng thiết lập liên doanh để khai thác một số dịch vụ của ĐMTN. Để xây dựng mô hình thì đối tác trong nước phải là một tổ chức tài chính hoặc một DN đã rất am hiểu về hoạt động của CRA mới phát huy được vai trò của nó và tránh không bị đối tác nước ngoài chi phối. ● Thứ ba: Mô hình công ty cổ phần có sự tham gia của các cổ đông chiến lược nước ngoài. Với mô hình loại này thì CRA đóng vai trò là một công ty cổ phần, trong đó ngoài các cổ đông trong nước còn có sự tham gia của các cổ đông chiến lược nước ngoài. Họ là những nhà đầu tư lớn, có vai trò đặc biệt quan trong trong việc chuyển giao công nghệ, đào tạo nhân sự và cử người điều hành DN. Trong mô hình này không có sự phân biệt đối xử giữa cổ đông trong nước và nước ngoài về tỷ lệ sở hữu. Nguyên tắc phan bổ tỷ lệ sở hữu là tùy thuộc vào vai trò của từng nhà đầu tư trong việc hình thành sự ra đời và hoạt động của CRA. 3/ Các hình thức của ĐMTN Kinh doanh thông tin tín nhiệm từ lâu đã không còn xa lạ trên thế giới. Hoạt động của các tổ chức ĐMTN rất đa dạng với nhiều hình thức 4 | P a g e và dịch vụ khác nhau. 3.1/ Cung cấp thông tin tín nhiệm DN ● Thông tin tín nhiệm DN : Thông tin tín nhiệm là những thông tin ngắn gọn, chính xác được kiểm chứng bởi một tổ chức ĐMTN có uy tín. Thông tin tín nhiệm nhằm đánh giá khả năng thanh toán, mức độ tín nhiệm của một cá nhân, một DN, một nghành hoặc một quốc gia. Thông tin tín nhiệm DN giúp các nhà quản lý ra quyết định nhanh hơn và chính xác hơn nhằm hạn chế rủi ro trong kinh doanh. ● Cung cấp thông tin tín nhiệm DN: Đây là một dịch vụ mà các CRA có nghĩa vụ sẽ thường xuyên ĐMTN các công ty có yêu cầu được định mức xếp hạng nhằm phục vụ cho nhà đầu tư của công ty. Trong suốt thời gian hiệu lực của hợp đồng, CRA sẽ luôn cập nhật thông tin, theo sát các công ty và nghành những sự kiện có ý nghĩa hoặc những sự phát triển có ảnh hưởng tới kết quả định mức nhằm đảm bảo quá trình ĐMTN một cách chính xác. Ít nhất một năm một lần, CRA sẽ đánh giá lại mỗi công ty. Bất cứ lúc nào trong suốt quá trình giám sát, CRA cũng có thể ban hành hai loại công bố:  Cảnh bảo tín nhiệm: Là lời cảnh báo cho công chúng rằng, đã xảy ra một sự kiện gì đó hoặc là về điều kiện kinh doanh hoặc là một sự kiện trong công ty mà có thể ảnh hưởng đến ĐMTN. Cảnh báo tín nhiệm có nghĩa là CRA sẽ đánh 5 | P a g e giá các sự kiện và các sự kiện này có thể được cho rằng “tích cực”, “tiêu cực”, hoặc “đang phát triển” phụ thuộc vào các tình huống cụ thể. ĐMTN hiện thời vẫn còn hiệu lực cho đến khi CRA hoàn thành đánh giá đầy đủ.  Cập nhật tín nhiệm: Là việc xem xét lại ĐMTN đã ban hành trước đó. Bản mới được công bố sau khi CRA đánh giá được ảnh hưởng của một sự kiện có ý nghĩa và nó bao gồm những thông tin bổ sung cho ĐMTN đã công bố trước đó. Cập nhật ĐMTN và công bố ĐMTN sẽ “thăng hạng”, “xuống hạng” hoặc bị hủy bỏ. 3.2/ Đánh giá tín nhiệm và xếp hạng DN Đây là một trong những dịch vụ chính của loại hình kinh doanh tín nhiệm DN. Đánh giá tín nhiệm là một dịch vụ rất phổ biến trên thế giới. Ở hầu hết các nước phát triển và nhiều nước trong khu vực Đông Nam Á đã có các tổ chức hoạt động trong lĩnh vực này. Đây là một dịch vụ hết sức cần thiết đối với nền kinh tế thị trường, đặc biệt là đối với các NH. Đánh giá tín nhiệm hay xếp hạng tín nhiệm DN là việc đánh giá khả năng đáp ứng các nghĩa vụ nợ của một công ty, hay đánh giá mức độ rủi ro gắn liền với các loại đầu tư khác nhau. Các loại đầu tư này có thể dưới dạng các công cụ cho vay như vay và gửi tiền tại NH, hay có thể dưới dạng các chứng khoán như trái phiếu, cổ phiếu, thương phiếu… Xếp hạng DNlà một phần của quá trình cung cấp thông tin tín nhiệm DN thôngqua các khâu thu thập, sàng lọc, chia nhóm, phân tích, 6 | P a g e đánh giá, so sánh và cho điểm các thông tin tín nhiệm để xếp hạng các DN theo các cấp độ khác nhau. Mục đích của việc xếp hạng DN là đưa ra ý kiến về khả năng thực hiện một nghĩa vụ tài chính của DN ví các DN thường sử dụng vốn kinh doanh từ nhiều nguồn khác nhau, từ các nhà đầu tư, các NH hay từ nguồn vốn của các nhà cung cấp. Vì vậy mà nó rất cần thiết cho nền kinh tế, đặc biệt là đối với hoạt động của NH. Khi tham gia đánh giá tín nhiệm, DN sẽ được nhận những thông tin đánh giá độc lập, khách quan về tình hình tài chính, khả năng thanh toán nợ. Mặt khác, các DN còn nhận được dich vụ tư vấn tài chính, quản lý, quan hệ công chúng (PR)… Tuy nhiên, để có thể đánh giá tín nhiệm của một DN, các CRA phải dựa trên hai chỉ tiêu là tài chính và phi tài chính. Có hơn 100 chỉ tiêu tính điểm và các phương pháp kiểm tra chéo phức tạp để có thể đưa tới việc xếp hạng từ AAA, AA, BB… cho mức độ tín nhiệm của DN . Chỉ tiêu tài chính bao gồm các con số về vốn, vòng vay, khả năng thanh toán, tín dụng, thua lỗ, các chỉ số tài chính… Các chỉ tiêu phi tài chính bao gồm những thôngtin liên quan tới giám đốc, ISO, thương hiệu hoặc nhân sự, những tai tiếng, uy tín trên thương trường… Những chỉ tiêu tài chính sẽ được lượng hóa, những chỉ tiêu phi tài chính sẽ qua sự đánh giá của các chuyên gia trong ngành. Và nhiệm vụ của các DN là phải có trách nhiệm cung cấp đầy đủ, chính xác những tài 7 | P a g e liệu, thong tin về tình hình tài chính và phi tài chính trong phạm vi của mình theo yêu cầu của các tổ chức đánh giá. Ngoài ra còn phải tạo điều kiện cho cán bộ đánh giá trong quá trình kiểm tra, thẩm định lại các thông tin một cách chính xác. 4. Tiêu chuẩn của một tổ chức ĐMTN Các tiêu chí tối thiểu của một CRA cần phải đạt được gồm: Khách quan, độc lập, minh bạch, công khai và chuyên nghiệp. Những tiêu chuẩn này do NH Thanh toán quốc tế đề ra và đã được các nhà đầu tư trên thế giới thừa nhận. Điều cần lưu ý ở đây là, tuy nhiệm vụ chính của các CRA là đánh giá mức độ tín nhiệm của các DN, nhưng khách hàng chủ chốt của các CRA là các nhà đầu tư chứ không pahỉ các DNhay các nhà phát hành mặc dù họ là người trả phí dịch vụ ĐMTN. Vì vậy mà yêu cầu đối với tổ chức này là khá khắt khe. Đó phải là một tổ chức hoạt động với tư cách độc lập. Độc lập là mình không chịu sức ép của bất cứ quyền lực nào, không chịu sự chi phối trong các qui định được đưa ra bởi bất cứ một cơ quan nào, không xung đột hay có mối quan hệ lợi ích với các tổ chức được ĐMTN. Có như vậy các đánh giá tín nhiệm mới mang tính khách quan và đáng tin cậy. Đó cũng là nhu cầu tồn tại của bản thân các CRA. Trong điều kiện hiện nay, con người là vấn đề quan trọng hàng đầu. Các CRA phải có một đội ngũ chuyên gia thực sự giỏi cùng với việc 8 | P a g e xây dựng một qui trình đánh giá khoa học, khách quan và chính xác, phù hợp với từng điều kiện của mỗi nền kinh tế. Kết quả xếp hạng phải được thực hiện bởi một đội ngũ chuyên gia về các lĩnh vự tài chính và phi tài chính. Từ việc thu thập thông tin đến việc kiểm tra, thẩm định phải được tiến hành một cách đầy đủ, chính xác và được đánh giá theo đúng tiêu chuẩn quốc tế. Cuối cùng các chuyên gia đầu ngành sẽ họp và đưa ra kết quả cuối cùng, đó là sự tổng hợp của tất cả các bước trên. Một điều kiện cũng rất quan trọng đối với một CRA là công tác quảng bá ra công chúng. Một tổ chức muốn đánh giá DN và muốn khẳng định mình thì trước hết phải tạo dựng được vị thế và uy tín trong cộng đồng DN. Tóm lại, điều kiện để một tổ chức định mức tín nhiệm hoạt động thành công là được tin cậy, độc lập, không thiên vị, có năng lực về kỹ thuật - nhân lực, đầy đủ về cả số lượng lẫn chất lượng, tiếp cận được với những thông tin đáng tin cậy về tổ chức được định mức và tạo dựng được hình ảnh của mình trong cộng đồng DN . II/ TIỀM NĂNG VÀ VAI TRÒ CỦA ĐMTN DOANH NGHIỆP 1/ Tổng quan về hoạt động của NHTM Việt Nam Qua gần 15 năm hình thành và chuyển đổi từ tập trung bao cấp sang kinh doanh thị trường, hệ thống NHTM Việt Nam đã phát triển mạnh mẽ và có nhiều đóng góp to lớn cho sự phát triển của nền kinh tế. Mặc dù đã có nhiều cố gắng trong việc đổi mới nhưng cho đến nay, thực trạng về 9 | P a g e hoạt động của hệ thống NHTM Việt Nam vẫn còn có rất nhiều bất cập và hạn chế, gây khó khăn cho việc phát triển của hệ thống NHTM nói riêng và của cả nền kinh tế nói chung. 1.1/ Về khả năng huy động vốn Trong vài năm trở lại đây, cùng với sự tăng trưởng nhanh của nền kinh tế, nhu cầu về vốn của nền kinh tế luôn ở mức cao đã buộc các NHTM phải tăng cường huy động vốn và tăng khối lượng tín dụng cho các DN. Tuy nhiên, sự có mặt của các ngân hang nước ngoài với khả năng tài chính dồi dào, loại hình dịch vụ ngân hang đa dạng, nhất là các dịch vụ NH hiện đại dựa trên công nghệ cao đã buộc các NHTM Việt Nam phải quan tâm đầu tư hiện đại hóa nghiệp vụ NH, hệ thống hạ tầng kỹ thuật để cung cấp các dịch vụ NH hiện đại, tiện ích hơn. Nhưng quan trọng nhất vẫn là phải tăng cường nguồn vốn tự có của chính bản thâm NH mới có thể đáp ứng các nhu cầu về đầu tư và mở rộng cho vay. Vì vậy, trước khi đề cập đến khả năng huy động vốn, chúng ta cần quan tâm đến tình hình vốn điều lệ và vốn tự có của các NHTM Việt Nam vì nó có ý nghĩa rất quan trọng đối với hoạt động kinh doanh của NH– là loai hình DN kinh doanh tiền tệ nhằm thu hút vốn của các DN và dân cư. 1.1.1/ Vốn điều lệ và vốn tự có 1.1.2/ Tình hình huy động vốn 1.2/ Về hoạt động cho vay 10 | P a g e [...]... định mức tín nhiệm Có như vậy, các đánh giá định mức tín nhiệm mới mang tính khách quan và đáng tin cậy Ở Việt Nam, trong quá trình xây dựng các CRA, vẫn có nhiều ý kiến thắc mắc ai sẽ đánh giá tín nhiệm chính công ty định mức tín nhiệm Hơn nữa, muốn hoạt động được ở Việt Nam thì cần phải có một cơ quan Nhà nước can thiệp vào hoạt động của loại công ty này Đó là một thói quen bao cấp đã quá ăn sâu vào... chất lượng tín dụng của một NH được chứng minh bằng khả năng huy động vốn, hoạt động cho vay và tình hình dư nợ của bản than NH Vì vậy, vai trò cảu các CRA đối với hệ thống NHTM Việt Nam là rất lớn Nhất là trong giai đoạn hiện nay, khi Việt Nam đang chuẩn bị bước vào giai đoạn hội nhập và phát triển Tuy nhiên, hoạt động của các NHTM Việt Nam vẫn còn rất yếu và có nhiều hạn chế Sự xuất hiện của các CRA... am hiểu rõ khách hàng của mình là người đang kinh doanh như thế nào Vì vậy, việc phân tích tài chính, xếp loại DN là kỹ thuật nghiệp vụ không thể thiếu được trong hoạt động tín dụng NH và đóng vai trò trong 16 | P a g e việc quyết định chất lượng tín dụng NH, cho phép NH chủ động lựa chọn tín dụng NH và xây dựng chính sách tín dụng hợp lý hơn 2.2/ Vai trò của ĐMTN đối với hoạt động của NHTM Việt Nam: ... trọng hàng đầu của các NHTM Việt Nam hiện nay Ở các nước trên thế giới, một trong những kỹ thuật quản lý rủi ro tín dụng của NH là phương thức sử dụng kỹ thuật phân tích để xét duyệt khả năng và mặt uy tín về mặt tín dụng của khách hàng một cách thường xuyên Nếu khách hàng được sự tín nhiệm tín dụng cao thì được vay nhiều hơn Đó là tiến trình xét duyệt tín dụng Các NH sẽ đưa ra các chỉ tiêu và kèm... ảnh và uy tín của các DN "Nguyên tắc hoạt động của C&R là những thông tin đưa ra phải hoàn toàn mang tính khách quan và được điều tra trực tiếp trên nguyên tắc ý thức trách nhiệm như của chính mình Trong quá trình xây dựng các chỉ tiêu, cả C&R và CRV đều tham khảo đánh giá của các tổ chức định giá tín nhiệm lớn nhất trên thế giới là Standard & Poor's, Moody's và Equifax và xây dựng được hệ thống đánh. .. tế Do đó, hoạt động của CRA đòi hỏi tính độc lập, tin cậy và tính chuyên nghiệp Chính vì những đặc tính này mà việc thành lập các CRA ở Việt Nam là rất khó khăn trong điều kiện của Việt Nam Khó khăn nhất là ở chỗ thị trường vốn và thị trường trái phiếu ở Việt Nam còn rất nhỏ bé Mà sự ra đời của các CRA cần phải gắn liền với một TTCK đã phát triển tương đối ởn định Còn TTCK Việt Nam ra đời chỉ khoảng... triển một cách chậm chạp với quá nhiều biến động và rủi ro Một trong những nguyên nhân của sự trì trệ này là chưa có một tổ chức đánh giá tín nhiệm Như vậy, để TTCK phát triển, việc thành lập một tổ chức đánh giá tín nhiệm là vấn đề hết sức cần thiết Việc xúc tiến hình thành CRA tại Việt Nam đồng nghĩa với việc xây dựng và hoàn thiện cơ sở hạ tầng của thị trường vốn ở Việt Nam mà trên thực tế đang... mang tính khả thi cao Việc lựa chọn đúng các cổ đông chiến lược nước ngoài và vận động họ tham gia thành lập công ty định mức tín nhiệm đầu tiên của Việt Nam là con đường nhanh nhất để hình thành một tổ chức ĐMTN đủ uy tín và đảm bảo vai trò độc lập của DN trong thị trường tài chính Việt Nam 25 | P a g e Đã có rất nhiều hội thảo được tổ chức nhằm tìm ra hướng đi cho loịa hình này sao cho phù hợp với. .. phần vào sự tăng trưởng của nền kinh tế Việt Nam Tóm lại, việc thành lập và phát triển ĐMTN ở Việt Nam là hoàn toàn phù hợp với xu hướng và nhu cầu thị trường Vì thế, kinh doanh thông tin tín nhiệm được xem là rất có triển vọng phát triển ở Vệt Nam, nhất là thời điểm Việt Nam gia nhập WTO đang đến gần Hiện nay, các ngành chức năng có liên quan, Bộ Tài chính cũng như các DN đang bắt đầu quan tâm và tìm. .. nào đó) Việt Nam đã có TTCK, song hoạt động của các tổ chức định mức tín nhiệm vẫn chưa xuất hiện Nhưng vì vai trò của tổ chức này là rất quan trọng, trong khi đó Việt Nam lại đang trong quá trình hội nhập quốc tế, tự do hoá tài chính và phát triển triển TTCK, nên việc thành lập và đưa tổ chức ĐMTN vào hoạt động tại Việt 21 | P a g e Nam là vấn đề hết sức cấp thiết Tóm lại, hiệu quả hoạt động và chất . thiết đối với nền kinh tế thị trường, đặc biệt là đối với các NH. Đánh giá tín nhiệm hay xếp hạng tín nhiệm DN là việc đánh giá khả năng đáp ứng các nghĩa vụ nợ của một công ty, hay đánh giá mức. tin tín nhiệm nhằm đánh giá khả năng thanh toán, mức độ tín nhiệm của một cá nhân, một DN, một nghành hoặc một quốc gia. Thông tin tín nhiệm DN giúp các nhà quản lý ra quyết định nhanh hơn và. ĐMTN và công bố ĐMTN sẽ “thăng hạng”, “xuống hạng” hoặc bị hủy bỏ. 3.2/ Đánh giá tín nhiệm và xếp hạng DN Đây là một trong những dịch vụ chính của loại hình kinh doanh tín nhiệm DN. Đánh giá tín

Ngày đăng: 24/05/2015, 16:11

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w