III/ MỘT SỐ THUẬN LỢI, KHÓ KHĂN VÀ GIẢI PHÁP 1/ Thuận lợi:
2.2/ Khó khăn chủ quan
2.2.1/ Khó khăn xuất phát từ thị trường
Công ty ĐMTN là một định chế cao cấp nhất của thị trường tài chính. Nhiệm vụ của nó là hướng dẫn cho các nhà đầu tư có được những quyết định đúng đắ nhất , qua đó góp phần thúc đẩy sự phát triển của các thành phần khác có liên quan như TTCK, hệ thống NH… và sự phát triển chung của cả nền kinh tế. Do đó, hoạt động của CRA đòi hỏi tính độc lập, tin cậy và tính chuyên nghiệp. Chính vì những đặc tính này mà việc thành lập các CRA ở Việt Nam là rất khó khăn trong điều kiện của Việt Nam.
Khó khăn nhất là ở chỗ thị trường vốn và thị trường trái phiếu ở Việt Nam còn rất nhỏ bé. Mà sự ra đời của các CRA cần phải gắn liền với một TTCK đã phát triển tương đối ởn định. Còn TTCK Việt Nam ra đời chỉ khoảng 5 năm. Đó là khoảng thời gian quá ngắn so với lịch sử lâu đời của TTCK các nước trong khu vực cũng như trên thế giới. Hoạt động củanó lại khá thăng trầm. Hàng hóa quá ít, dường như không đáp ứng đủ nhu cầu cho các nhà đầu tư và DN . Giá cả cổ phiếu luôn trong tình trạng không ổn định. Có khi tăng quá cao, có khi lại giảm đột biến. Nhất là trong thời gian gần đây, hoạt động của nó dường như quá nóng và quá sức chịu đựng của thị trường. Điều này đã ảnh hưởng không nhỏ đến việc hình
thành các tổ chức ĐMTN ở Việt Nam.
2.2.2/ Khó khăn xuất phát từ phía các DN
Dù biết rõ sự cần thiết của ĐMTN đối với nền kinh tế, nhưng tại sao nó lại chưa thực sự thu hút các DNtham gia và ủng hộ?
Kinh nghiệm ở các nước cho thấy, các tổ chức ĐMTN phải là tổ chức hoạt động với tư cách độc lập, không chịu sự chi phối trong các quy định đưa ra bởi bất cứ một cơ quan nào, không xung đột lợi ích hay có mối quan hệ với tổ chức được định mức tín nhiệm. Có như vậy, các đánh giá định mức tín nhiệm mới mang tính khách quan và đáng tin cậy.
Ở Việt Nam, trong quá trình xây dựng các CRA, vẫn có nhiều ý kiến thắc mắc ai sẽ đánh giá tín nhiệm chính công ty định mức tín nhiệm. Hơn nữa, muốn hoạt động được ở Việt Nam thì cần phải có một cơ quan Nhà nước can thiệp vào hoạt động của loại công ty này. Đó là một thói quen bao cấp đã quá ăn sâu vào tư duy của nhiều DN. Theo các chuyên gia trong lĩnh vực này thì yêu cầu trên là phi lý và thể hiện rõ nét tư tưởng bao cấp. Thực tế các công ty, tổ chức đánh giá tín nhiệm DN trên thế giới và trong khu vực hầu hết là những tổ chức độc lập hoạt động bằng uy tín, không phụ thuộc vào Nhà nước.
Việt Nam là một nền kinh tế đang phát triển, vừa được chuyển từ bao cấp sang của loại công ty này có thể còn gặp nhiều khó khăn nhưng đây là nhu cầu tất yếu của một nền kinh tế minh bạch và hội nhập. Tuy việc đánh giá ĐMTN là cần thiết với những lợi ích đã trình bày, nhưng do
vấn đề chi phí nên thông thường, các DNchỉ cần đến đánh giá ĐMTN khi muốn huy động vốn trên thị trường để tài trợ cho các hoạt động sản xuất kinh doanh. Hơn nữa, hiện vẫn có không ít ý kiến còn hoài nghi về độ tin cậy của loại hình kinh doanh trên. Bởi vì khi nói đến vấn đề minh bạch hoá thông tin tức là đã liên quan đến quyền của DNmà vì lý do kinh doanh nên nhiều DNchưa muốn tiết lộ một thông tin nào đó. Không phải họ làm ăn không chính đáng mà họ dự định sẽ công bố vào một thời điểm nào đó thích hợp hơn.
Ngoài ra, những chỉ tiêu và năng lực đánh giá tín nhiệm còn rất mới mẻ và cần thời gian kiểm chứng xem có phù hợp với VN hay không. Nếu không cẩn trọng, việc đánh giá hay cung cấp thông tin tín nhiệm có thể khiến cho các DNtrở nên hoang mang và đẩy họ vào thế bất lợi trước các đối tác khác.
Không những thế, việc đánh giá tín nhiệm đòi hỏi các DNphải có trách nhiệm cung cấp đầy đủ, chính xác những tài liệu, thông tin về tình hình tài chính và phi tài chính trong phạm vi của mình theo yêu cầu của tổ chức đánh giá. Ngoài ra còn phải tạo điều kiện cho cán bộ đánh giá trong quá trình kiểm tra, thẩm định lại thông tin một cách chính xác. Song, các DNVN phần lớn đều có xu hướng che giấu sự thật về bản thân mình, khuếch trương những điểm tốt, mặt mạnh, che giấu thông tin tài chính thực và những hạn chế của mình. Đây cũng là một khó khăn lớn của các công ty kinh doanh thông tin tín nhiệm.
Tóm lại, hoạt động ĐMTN là một nhu cầu tất yếu của nền kinh tế. Song, do nhiều nguyên nhân mà việc xây dựng và thúc đẩy cho hoạt động của nó ở Việt Nam vẫn còn rất nhiều khó khăn. Thiếu cơ sở hại tầng, hoạt động của thị trường nội địa còn quá yếu, trong đó tư tưởng bao cấp vẫn là nguyên nhân lớn nhất cản trở sự phát triển của loại hình dịch vụ này. Dù vậy, nhưng kế hoạch chuẩn bị cho việc hình thành và phát triển các CRA ở Việt Nam vẫn đang được Nhà nước ta xúc tiến thực hiện, nhất là trong vài năm gần đây. Trên thực tế, các thành phần ủng hộ cho ĐMTN đang ngày càng tăng lên, các DNđã quan tâm đến các CRA nhiều hơn, đặc biệt là đối với lĩnh vực NH. Các NHhầu như tất cả đều sớm mong muốn sẽ có một tổ chức ĐMTN ở Việt Nam. Vì vậy, dù những tiền đề cho hoạt động của ĐMTN còn gặp phải rất nhiều khó khăn nhưng vẫn cần phải được hình thành bởi vai trò và tầm quan trọng của nó.