Phân tích môi trường vi mô

Một phần của tài liệu Thực trạng tiềm năng và định vị thương hiệu du lịch làng lụa Vạn Phúc (Trang 25)

2. Phân tích môi trường vi mô và vĩ mô ảnh hưởng đến thương hiệu lụa Vạn Phúc

2.2.Phân tích môi trường vi mô

Bên cạnh những tác động của môi trường vĩ mô, môi trường vi mô cũng có nhiều ảnh hưởng đến thương hiệu lụa Vạn Phúc. Các yếu tố thuộc môi trường vi mô có thể được nhắc đến là:

- Các đối thủ cạnh tranh hiện tại: khi nhắc đến thương hiệu lụa Vạn Phúc, có thể kể đến ngay hai lực lượng cạnh tranh lớn đó là thương hiệu của các làng nghề thủ công khác và thương hiệu lụa của Trung Quốc. Các làng

nghề thủ công khác sẽ cạnh tranh với Vạn Phúc trong việc thu hút khách du lịch đến tham quan, tìm hiểu văn hóa bằng việc áp dụng các chiến lược khác biệt hóa sản phẩm du lịch. Xét trên góc độ sản xuất, lụa Vạn Phúc còn chịu những tác động rất lớn từ các sản phẩm lụa của Trung Quốc. Trong một vài năm gần đây, cùng với sự xuất hiện của các sản phẩm lụa giá rẻ và kém chất lượng của Trung Quốc trà trộn vào thị trường dưới nhãn mác lụa Vạn Phúc đã làm cho người tiêu dùng mất đi lòng tin vào các sản phẩm lụa chính hãng. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến uy tín của lụa Vạn Phúc và đến quá trình xây dựng thương hiệu của sản phẩm này.

- Khách hàng cũng có những ảnh hưởng lớn đến việc phát triển thương hiệu lụa Vạn Phúc. Xét riêng đối với thương hiệu này thì khách hàng chính là người tiêu dùng các sản phẩm lụa đồng thời là người du lịch đến tham quan, tìm hiểu về một nghề truyền thống lâu đời của Việt Nam. Việc thay đổi trong nhu cầu và thị hiếu của khách hàng (hay khách du lịch) cũng có những tác động không nhỏ đến thương hiệu lụa Vạn Phúc này.

- Áp lực từ nhà cung cấp: nguyên liệu đầu vào của sản phẩm lụa chủ yếu là dâu, tằm, thuốc nhuộm… Ngoại trừ thuốc nhuộm phải mua ngoài, còn lại đều do nhân dân địa phương tự sản xuất. Do đó, có thể nói, sản phẩm lụa Vạn Phúc ít chịu ảnh hưởng từ những áp lực của nhà cung cấp. Tuy nhiên, hiện nay, vấn đề nguyên liệu đầu vào vẫn là một bài toán khó cho những người sản xuất sản phẩm lụa nơi đây do hiện tượng thiếu đất trồng dâu và mở

rộng sản xuất quy mô lớn.

Còn rất nhiều yếu vi mô và vĩ mô khác nữa có ảnh hưởng đến việc phát triển của thương hiệu lụa Vạn Phúc. Tuy nhiên, trong giới hạn của bài nghiên cứu này, người viết chỉ đưa ra một số yếu tố cơ bản kể trên và phân tích một vài tác động nổi bật nhất của chúng lên thương hiệu này.

Phần III/ Định vị thương hiệu du lịch làng nghề Vạn Phúc 1. Phân tích SWOT

Sau khi phân tích môi trường vĩ mô và môi trường vi mô (hay môi trường ngành kinh doanh) để thấy được những cơ hội và nguy cơ mà mình cần phải đối mặt, những người có liên quan đến việc phát triển thương hiệu lụa Vạn Phúc cũng cần phải phân tích những điểm mạnh, điểm yếu từ trong nội bộ của mình để làm căn cứ cân nhắc, xây dựng các định hướng và phương án chiến lược để nâng cao vị thế thương hiệu trong tâm trí khách hàng. Mô hình SWOT sau đây sẽ được dùng để cung cấp những thông tin cần thiết và hữu ích cho việc kết nối các nguồn lực và khả năng của thương hiệu lụa Vạn Phúc với môi trường cạnh tranh. Từ đó, có thể đề ra một số chiến lược phù hợp đối với thương hiệu này.

Các điểm mạnh (S) - Vạn Phúc có nhiều tiềm năng sẵn có để phát triển du lịch. Đó là không Các điểm yếu (W) - Thực trạng khai thác du lịch Vạn Phúc còn tồn tại rất nhiều vấn đề bất cập như

gian văn hóa của một làng nghề truyền thống đã có từ hàng ngàn đời nay – nơi vẫn giữ được trong đó những cách thức truyền thống trong việc tạo ra một sản phẩm tinh xảo, đã từng được đánh giá là tinh xảo bậc nhất Đông Dương thời Pháp thuộc.

- Hiện nay, làng Vạn Phúc vẫn đang còn lại những nghệ nhân nổi tiếng với tay nghề cao. Bên cạnh đó, việc lưu truyền nghề dệt lụa từ đời này sang đời khác cũng được thực hiện khá tốt. Trong làng vẫn còn rất nhiều gia đình duy trì sản xuất và kinh doanh các sản phẩm dệt lụa.

- Các khu du lịch

việc thiếu nguyên liệu và chất lượng thấp của tơ tằm, thiếu nhân lực sản xuất lụa, sự bế tắc trong khâu tiêu thụ và quảng bá hình ảnh du lịch của làng nghề…

- Việc quy hoạch, tôn tạo trong làng đối với một số điểm di tích cổ như đình làng, chùa Tiên Linh chưa đúng khoa học, thậm chí là làm mất đi rất nhiều giá trị của các di tích cổ này.

- Việc xây dựng trong khu vực làng lụa cũng không được quan tâm quy hoạch đúng mức. Nhiều căn nhà cao tầng xuất hiện làm phá vỡ cảnh quan của làng lụa.

cũng được quy hoạch khá rõ ràng như khu chợ dệt lụa và khu sản xuất. Đường làng khang trang, rộng rãi và có bãi gửi xe cho du khách. Cơ sở phục vụ ăn uống và nghỉ ngơi của du khách cũng sẵn có và đạt tiêu chuẩn cao.

Các cơ hội (O)

- Mức sống và thu nhập của người dân tăng cao => dân chúng có nhu cầu đi du lịch nhiều hơn.

- Trong tương lai, các tour du lịch ngắn ngày và với mục đích tìm hiểu các nét văn hóa truyền thống ngày cáng trở nên phổ biến.

- Tình hình chính trị ổn định giúp Việt Nam nói chung và Vạn Phúc nói riêng

Các nguy cơ (T)

- Nhiều loại hình du lịch mới phát triển, thu hút ngày càng nhiều giới trẻ tham gia. Giới trẻ ngày nay có xu hướng không mặn mà lắm đối với các hình thức tìm hiểu các giá trị văn hóa truyền thống. Trong khi đó, đây lại là một thị trường lớn và đầy tiềm năng của ngành du lịch.

trở thành một điểm đến hấp dẫn trong mắt khách du lịch quốc tế.

- Công nghệ tiên tiến làm rút ngắn thời gian dệt lụa, tạo điều kiện cho những du khách tham quan có thể tự mình làm ra các sản phẩm lụa, phát triển các loại hình du lịch mới.

- Công tác bảo tồn nghề truyền thống, công tác phát triển và quảng bá du lịch Vạn Phúc cũng được quan tâm rất nhiều từ phía tổng cục Du lịch và Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hà Nội. Đây là cơ hội tốt để Vạn Phúc có thể trở thành một điểm sáng trong số các làng

của mặt hàng lụa Trung Quốc đang đe dọa đến vị thế của thương hiệu của lụa Vạn Phúc. Nguy hiểm hơn, chúng lại được ngụy trang dưới vỏ bọc của lụa Vạn Phúc để được bán ngay cả trong khu chợ của làng lụa này. Điều này đã làm giảm uy tín của thương hiệu lụa Vạn Phúc trong tâm trí khách hàng.

nghề truyền thống của Hà Nội và cả nước.

Nhóm phương án chiến lược được hình thành:

• Chiến lược S-O nhằm sử dụng các điểm mạnh để tân dụng cơ hội bên ngoài.

• Chiến lược W-O nhằm khắc phục các điểm yếu để tận dụng các cơ hội từ bên ngoài. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

• Chiến lược S-T sử dụng các điểm mạnh đề đối phó với các nguy cơ từ bên ngoài.

• Chiến lược W-T nhằm khắc phục các điểm yếu để làm giảm nguy cơ từ bên ngoài.

Một phần của tài liệu Thực trạng tiềm năng và định vị thương hiệu du lịch làng lụa Vạn Phúc (Trang 25)