1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Giai phap nang cao chat luong thanh toan tin dung 68515

69 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 69
Dung lượng 116,59 KB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG I............................................................................................................................3 (3)
    • 1.1. TỔNG QUAN VỀ THANH TOÁN TÍN DỤNG CHỨNG TỪ CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI (3)
      • 1.1.1. Khái niệm (3)
      • 1.1.2. Vai trò của thanh toán tín dụng chứng từ (4)
      • 1.1.3. Nội dung của thanh toán tín dụng chứng từ (6)
    • 1.2. Chất lượng thanh toán tín dụng chứng từ của NHTM (15)
      • 1.2.1. Khái niệm chất lượng thanh toán tín dụng chứng từ (15)
      • 1.2.2. Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng thanh toán tín dụng chứng từ (15)
    • 1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng thanh toán tín dụng chứng từ (17)
      • 1.3.1. Nhân tố khách quan (17)
      • 1.3.2. Nhân tố chủ quan (19)
  • CHƯƠNG II.........................................................................................................................22 (22)
    • 2.1. KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM (22)
      • 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng nông nghiệp và phát triển Việt Nam, chi nhánh Thủ đô (22)
      • 2.1.2. Tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn (24)
    • 2.2. Thực trạng chất lượng hoạt động thanh toán tín dụng chứng từ tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam, chi nhánh Thủ Đô (31)
      • 2.2.1. Các văn bản pháp lý điều chỉnh thanh toán TDCT tại Ngân hàng No&PTNT Chi nhánh Thủ Đô (31)
    • 2.3. Đánh giá chất lượng thanh toán TDCT tại ngân hàng No&PTNT Việt Nam - Chi nhánh Thủ đô (42)
      • 2.3.1. Những thành tựu đạt được (42)
      • 2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân (43)
    • CHƯƠNG 3.........................................................................................................................47 (0)
      • 3.1. Định hướng phát triển của ngân hàng No&PTNT Việt Nam chi nhánh Thủ Đô (48)
      • 3.2. Giải pháp nâng cao chất lượng thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ đối với Ngân hàng No&PTNT Việt Nam chi nhánh Thủ Đô (49)
        • 3.2.1. Giải pháp vĩ mô (49)
        • 3.2.2. Giải pháp vi mô (51)
      • 3.3. KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG THANH TOÁN TÍN DỤNG CHỨNG TỪ ĐỐI VỚI NGÂN HÀNG No&PTNT VIỆT NAM, CHI NHÁNH THỦ ĐÔ (56)
        • 3.3.1. Kiến nghị với chính phủ (56)
        • 3.3.2. Kiến nghị với Ngân hàng nhà nước Việt Nam (59)
        • 3.3.3. Kiến nghị với ngân hàng No&PTNT Việt Nam (60)
        • 3.3.4. Kiến nghị với các doanh nghiệp xuất nhập khẩu (61)
  • KẾT LUẬN (63)

Nội dung

TỔNG QUAN VỀ THANH TOÁN TÍN DỤNG CHỨNG TỪ CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

Phương thức thanh toán tín dụng chứng từ là phương thức thanh toán, trong đó theo yêu cầu của khách hàng, một ngân hàng (gọi là ngân hàng phát hành) sẽ phát hành một bức thư, gọi là L/C (letter of credit), theo đó, ngân hàng phát hành sẽ cam kết và trả tiền hoặc chấp nhận hối phiếu cho một bên thứ ba khi người này xuất trình cho ngân hàng phát hành bộ chứng từ thanh toán phù hợp với những điều kiện và điều khoản qui định trong L/C

Tại điều 2, UCP 600, TDCT được định nghĩa như sau: “Tín dụng chứng từ là một sự thỏa thuận bất kỳ, cho dù được gọi tên hay mô tả như thế nào, thể hiện một cách cam kết chắc chắn và không hủy ngang của ngân hàng phát hành về việc thanh toán khi xuất trình phù hợp”.

Như vậy so với các phương thức khác, thanh toán bằng L/C có ưu điểm:

- Đối với nhà xuất khẩu: Được NHPH L/C (không phải nhà nhập khẩu) đảm bảo thanh toán chắc chắn nếu xuất trình được bộ chứng từ xuất khẩu phù hợp.

- Đối với nhà nhập khẩu: Được NHPH L/C bảo đảm không phải trả tiền chừng nào chưa nhận được bộ chứng từ nhập khẩu phù hợp.

Tất cả các bên liên quan chỉ giao dịch với nhau bằng chứng từ mà không liên quan đến hàng hóa, dịch vụ hay các thực hiện khác.

Có thể thấy nhà nhập khẩu có cơ sở tin chắc rằng, NHPH sẽ không trả tiền trước khi nhà xuất khẩu giao hàng, bởi vì điều này đòi hỏi nhà xuất khẩu phải xuất trình bộ chứng từ giao hàng; còn nhà xuất khẩu tin chắc rằng sẽ nhận được tiền hàng xuất khẩu nếu trao cho NHPH bộ chứng từ phù hợp với qui định của L/C Như vậy phương thức L/C đã dung hòa được lợi ích và rủi ro giữa nhà xuất khẩu và nhà

4 nhập khẩu, đây là ưu điểm vượt trội của phương thức này.

1.1.2 Vai trò của thanh toán tín dụng chứng từ.

1.1.2.1 Thanh toán tín dụng chứng từ - vai trò đối với nền kinh tế

Trước xu thế kinh tế thế giới ngày càng được quốc tế hóa, các quốc gia đang ra sức phát triển kinh tế thị trường, mở cửa, hợp tác và hội nhập; trong bối cảnh đó hoạt động thanh toán quốc tế đóng vai trò vô cùng quan trọng Đặc biệt, có thể thấy phương thức thanh toán tín dụng chứng từ được áp dụng rất phổ biến và rộng rãi. Thanh toán tín dụng chứng từ nổi lên như là chiếc cầu nối giữa kinh tế trong nước với phần kinh tế thế giới bên ngoài, có tác dụng bôi trơn và thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ, đầu tư nước ngoài, thu hút kiều hối và các quan hệ tài chính, tín dụng quốc tế khác Đặc biệt, hiện nay mỗi quốc gia đều đặt hoạt động kinh tế đối ngoại lên hàng đầu, coi hoạt động kinh tế đối ngoại là con đường tất yếu trong chiến lược phát triển kinh tế của mỗi nước

Phương thức thanh toán tín dụng chứng từ đóng một vai trò quan trọng trong các hợp đồng mua bán quốc tế, nó tạo điều kiện thuận lợi cho các giao dịch và mở ra rất nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp tham gia vào thương mại quốc tế Hoạt động thanh toán có quan hệ mật thiết, chặt chẽ với hoạt động mua bán hàng hóa. Mối quan hệ đó được thể hiện trong bất kỳ trong một hoạt động mua bán hàng hóa, dịch vụ nào bởi nó liên quan trực tiếp đến quyền lợi của các bên trong hợp đồng. Trong mọi hình thức mua bán luôn tồn tại mâu thuẫn cơ bản là mâu thuẫn giữa người mua hàng luôn muốn có được hàng hóa đúng chất lượng, số lượng và thời gian rồi mới trả tiền Còn người bán lại muốn nhận được tiền nhanh, đủ và đúng rồi mới chuyển hàng cho người mua Để giải quyết mâu thuẫn này có nhiều phương thức thanh toán nhưng thực tế phương thức thanh toán L/C thường được sử dụng nhiều nhất vì nó có ưu điểm là đảm bảo an toàn cho cả hai bên.

Như vậy, có thể thấy thanh toán tín dụng chứng từ là khâu quan trọng trong quá trình mua bán hàng hóa, dịch vụ giữa các tổ chức, các cá nhân thuộc các quốc gia khác nhau Nếu không có hoạt động thanh toán tín dụng chứng từ thì hoạt động kinh tế đối ngoại khó tồn tại và phát triển được

Trong giai đoạn hiện nay, khi mà xu hướng toàn cầu hóa nền kinh tế ngày càng

Nguyễn Thị Thu Hằng-TTQTA-K10 tăng, việc mua bán và trao đổi giữa các quốc gia trên thế giới ngày càng đa dạng và phức tạp thì nhu cầu thanh toán tín dụng chứng từ ngày càng lớn và đòi hỏi thanh toán tín dụng chứng từ phải có sự phát triển cả về chất và về lượng vì nó được coi là khâu cuối cùng và là khâu quan trọng nhất của hoạt động xuất nhập khẩu Thanh toán tín dụng chứng từ không những giúp thực hiện giá trị của hàng hóa mà hơn nữa chất lượng thanh toán tín dụng chứng từ còn ảnh hưởng đến hiệu quả của hoạt động thương mại quốc tế, tạo thêm uy tín cho các bên liên quan Vì thế, nếu tổ chức tốt hoạt động thanh toán tín dụng chứng từ sẽ giúp cho khách hàng an tâm hơn trong khi thực hiện giao dịch thương mại quốc tế.

1.1.2.2 Thanh toán tín dụng chứng từ - Hoạt động sinh lời của NHTM

Trong thương mại quốc tế, không phải lúc nào các nhà xuất nhập khẩu cũng có thể thanh toán tiền hàng trực tiếp cho nhau mà thường phải thông qua ngân hàng thương mại với mạng lưới chi nhánh và hệ thống ngân hàng đại lý rộng khắp toàn cầu Khi thay mặt khách hàng thực hiện dịch vụ thanh toán quốc tế, các ngân hàng trở thành cầu nối trung gian thanh toán giữa hai bên mua bán.

Chính vì vậy, ngày nay hoạt động thanh toán tín dụng chứng từ là một dịch vụ đang trở nên quan trọng đối với các NHTM (ngân hàng thương mại), nó đem lại nguồn thu đáng kể không những về số lượng tuyệt đối mà cả về tỷ trọng Thanh toán tín dụng chứng từ còn là một mắt xích quan trọng trong việc chắp nối và thúc đẩy phát triển các hoạt động kinh doanh khác của ngân hàng như kinh doanh ngoại tệ, tài trợ xuất nhập khẩu, bảo lãnh ngân hàng trong ngoại thương, tăng cường nguồn vốn huy động

Việc hoàn thiện và phát triển hoạt động thanh toán tín dụng chứng từ có vai trò hết sức quan trọng đối với hoạt động ngân hàng, nó không chỉ là một dịch vụ thanh toán thuần túy mà còn là khâu trung tâm không thể thiếu trong dây chuyền hoạt động kinh doanh khác của ngân hàng Như vậy, thông qua cung cấp dịch vụ thanh toán tín dụng chứng từ cho khách hàng, ngân hàng thu một khoản phí để bù đắp cho các chi phí của ngân hàng và tạo ra lợi nhuận kinh doanh cần thiết Đối với NHTM hiện đại thì thu nhập từ phí dịch vụ có xu hướng ngày một tăng không những về số lượng mà cả về tỷ trọng Các ngân hàng hoạt động đa năng, tạo ra một dây chuyền

6 kinh doanh khép kín, mỗi nghiệp vụ tạo ra một mắt xích không thể thiếu, trong đó hoạt động thanh toán tín dụng chứng từ được xác định là nghiệp vụ căn bản, làm tiền đề cho các nghiệp vụ khác phát triển.

1.1.3 Nội dung của thanh toán tín dụng chứng từ

1.1.3.1 Các chủ thể tham gia thanh toán tín dụng chứng từ a) Người yêu cầu( Applicant)

Là bên mà L/C được phát hành theo yêu cầu của họ Trong thương mại quốc tế, người yêu cầu thường là nhà nhập khẩu, yêu cầu NH phục vụ mình phát hành một L/C và có trách nhiệm pháp lý về việc ngân hàng phát hành trả tiền cho người thụ hưởng L/C. b) Người thụ hưởng ( Beneficiary)

Là bên được hưởng số tiền thanh toán hay sở hữu hối phiếu đã chấp nhận thanh toán theo L/C Tùy hoàn cảnh cụ thể mà người thụ hưởng L/C có tên gọi khác nhau như: người bán (seller), người xuất khẩu ( exporter), người ký phát hối phiếu (drawer), người thắng thầu( contractor)… c) Ngân hàng phát hành( Issuing bank)

Là ngân hàng thực hiện phát hành L/C theo đơn của người yêu cầu, nghĩa là nó cấp “tín dụng” cho người yêu cầu NHPH thường được hai bên mua bán thỏa thuận và quy định trong hợp đồng Nếu không có sự thỏa thuận trước thì nhà NK được phép tự chọn NHPH. d) Ngân hàng thông báo( Advising Bank)

Là ngân hàng thực hiện thông báo L/C cho người thụ hưởng theo yêu cầu của NHPH NHTB thường là ngân hàng đại lý hay một chi nhánh của NHPH ở nước XK. e) Ngân hàng xác nhận (Confirming bank)

Là ngân hàng bổ sung sự xác nhận của mình vào L/C theo yêu cầu hoặc theo sự ủy quyền của NHPH.

Chất lượng thanh toán tín dụng chứng từ của NHTM

1.2.1 Khái niệm chất lượng thanh toán tín dụng chứng từ

Chất lượng của nghiệp vụ thanh toán TDCT được đo bằng những đặc tính mà từ đó thỏa mãn tốt nhất nhu cầu của khách hàng Chất lượng thanh toán TDCT được thể hiện xuyên suốt kể từ khâu NHPH nhận được yêu cầu mở thư tín dụng từ phía nhà nhập khẩu cho đến khi trả tiền xong cho nhà xuất khẩu và thu lại vốn từ phía nhà nhập khẩu.

1.2.2 Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng thanh toán tín dụng chứng từ

1.2.2.1 Các chỉ tiêu định tính a Thời gian thực hiện giao dịch

Khi nhận được đơn đề nghị mở L/C do khách hàng gửi đến NHPH sẽ xem xét để tiến hành mở thư tín dụng theo yêu cầu nhà nhập khẩu Về thời gian phát hành, NHPH phải đảm bảo mở được L/C vào đúng thời điểm mà nhà nhập khẩu và nahf xuất khẩu đã thỏa thuận trong hợp đồng thương mại Thời gian thực hiện L/C càng ngắn sẽ giúp khách hàng luân chuyển vốn nhanh, không bị đọng vốn và nâng cao được hiệu quả kinh doanh Có thể thấy chỉ tiêu này thể hiện mức độ nhanh chóng để thực hiện xong giao dịch thanh toán quốc tế bằng L/C b Trình độ chuyên môn của thanh toán viên

Có thể thấy trình độ chuyên môn của thanh toán viên có tính quyết định đến sự nhanh chóng, chính xác, an toàn và hiệu quả của thanh toán quốc tế Vì vậy, thanh toán viên nắm vững nghiệp vụ, có kinh nghiệm, có trình độ ngoại ngữ, am hiểu nghiệp vụ ngoại thương thì có khả năng tư vấn tốt, tốc độ sử lý giao dịch cao, ngược lại trình độ chuyên môn yếu thì chất lượng thanh toán sẽ thấp. c Các quy định, quy trình, văn bản áp dụng

Các quy trình, văn bản quy định các yêu cầu, hồ sơ, trình tự thực hiện giao dịch, phân công trách nhiệm và nghĩa vụ của từng người, từng bộ phận có liên quan.

Số lượng, phạm vi điều chỉnh, sự rõ ràng, cụ thể và khoa học của các quy trình bao gồm hết được tất cả các nghiệp vụ thanh toán quốc tế mà ngân hàng cung cấp sẽ đảm bảo khả năng thực hiện giao dịch nhanh chóng, chính xác, an toàn đồng thời kiểm soát được các rủi ro, góp phần đảm bảo chất lượng thanh toán quốc tế tốt.

Ngược lại, nếu các quy trình phức tạp, mất thời gian, các văn bản lạc hậu thì sẽ kéo dài thời gian thanh toán, gây khó khăn cho người xuất nhập khẩu và làm giảm khả năng cạnh tranh của ngân hàng Do đó việc hoàn thành các quy trình thanh toán quốc tế được nâng cao, tăng tính cạnh tranh cà đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của khách hàng. d Sự hài lòng của khách hàng.

Chất lượng thanh toán quốc tế chính là đáp ứng được yêu cầu của khách hàng.

Vì vậy, chi tiêu này rất quan trọng, nó cho biết chất lượng đến đâu tương ứng với mức độ hài lòng của khách hàng Để đo được chi tiêu này, thông thường các NHTM sẽ gửi các phiếu thăm dò khách hàng Mức độ hài lòng của khách hàng càng cao chứng tỏ chất lượng thanh toán càng tốt, và ngược lại Chỉ tiêu này thường được các NHTM tiến hành định kỳ, từ đó xác định được chất lượng thanh toán đến đâu để có những giải pháp nâng cao, hoàn thiện. e Tính hoàn hảo của bộ chứng từ do nhà nhập khẩu lập và công tác tư vấn lập chứng từ của ngân hàng thông báo đối với nhà xuất khẩu.

Một bộ chứng từ hoàn hảo, có giá trị trong giao dịch phải thỏa mãn đồng thời những điều kiện: bộ chứng từ phải phù hợp với các điều kiện và điều khoản quy định của thư tín dụng; phải phù hợp với những quy định của nguồn luật điều chỉnh; giữa các chứng từ không có sự mâu thuẫn nhau.

Nhà xuất khẩu xuất trình bộ chứng từ tạo ngân hàng thông báo, nhờ thu hộ tiền từ phía nhà nhập khẩu Việc nhà xuất khẩu có được thanh toán hay không sẽ phụ thuộc vào chất lượng bộ chứng từ do nhà xuất khẩu xuất trình Lúc này, NHTB sẽ giúp nhà xuất khẩu kiểm tra bộ chứng từ, tư vấn cho nhà xuất khẩu sửa chữa nhứng sai sót để có được bộ chứng từ hoàn hảo.

1.2.2.2 Các chỉ tiêu định lượng. a Thị phần thanh toán quốc tế bằng phương thức tín dụng chứng từ.

Thị phần thanh toán quốc tế bằng phương thức tín dụng chứng từ của ngân hàng càng cao thì chứng tỏ chất lượng thanh toán bằng phương thức này của NHTM càng tốt. b Doanh số XNK thực hiện bằng phương thức tín dụng chứng từ:

Nguyễn Thị Thu Hằng-TTQTA-K10

Chỉ tiêu này tăng cao thể hiện chất lượng thanh toán tín dụng chứng từ được nâng lên, ngược lại nó chỉ ra ngân hàng cần có những biện pháp để cải thiện chất lượng thanh toán. c Tỷ lệ rủi ro trong thanh toán bằng phương thức tín dụng chứng từ:

Rủi ro trong thanh toán bằng phương thức này là những mất mát thiệt hại xảy ra cho NH do không thu hồi được vốn đã thanh toán cho các đối tác nước ngoài hay là những khoản chi phí phát sinh một cách vô ích Tỷ lệ này cao nghĩa là chất lượng thanh toán không được đảm bảo và ngược lại.

Các loại rủi ro mà ngân hàng thường gặp phải:

 Ngân hàng chiết khấu bộ chứng từ cho nhà xuất khẩu nhưng NHPH không thanh toán lại cho ngân hàng do NHPH bị phá sản hoặc phát hiện bộ chứng từ có lỗi.

 Bộ chứng từ hợp lệ, ngân hàng ( với tư cách là NHPH) đã thanh toán cho người xuất khẩu nhưng nhà nhập khẩu không trả tiền hoặc kéo dài thời gian thanh toán. d Tỷ trọng tổng giá trị XNK bằng phương thức tín dụng chứng từ trong tổng giá trị XNK.

Chỉ tiêu này phản ánh mức độ đóng góp của hoạt động TTQT bằng phương thức tín dụng chứng từ với hoạt động TTQT của NHTM Chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ mức độ đóng góp của hoạt động TTQT bằng phương thức tín dụng chứng từ càng lớn. e Số lỗi phát sinh trong quá trình tác nghiệp.

Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng thanh toán tín dụng chứng từ

1.3.1.1 Môi trường kinh tế trong nước

Hoạt động ngân hàng trong một môi trường kinh tế phát triển và ổn định sẽ an

18 toàn và hiệu quả hơn so với một môi trường kinh tế kém phát triển Khi đó sẽ tạo điều kiện cho các Ngân hàng phát triển các dịch vụ, mở rộng thị trường, nghiệp vụ mới,nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế nói chung và hoạt động thanh toán tín dụng chứng từ nói riêng.

Một sự ổn định về chính trị sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho nền kinh tế phát triển, trên cơ sở đó hoạt động thương mại sẽ phát triển theo Có thể thấy mọi sự thay đổi về quan điểm, chính sách điều hành vĩ mô của chính phủ đều ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động kinh doanh và thương mại quốc tế Tính ổn định của chính trị tạo điều kiện cho nhà đầu tư có thể an tâm bỏ vốn, là cơ hội mở rộng kinh doanh xuất nhập khẩu và kéo theo sự phát triển của các hoạt động thanh toán quốc tế Ngược lại, những bất ổn về chính trị là giảm đầu tư, thậm chí mất đi những khoản đã thanh toán mà không thu hồi lại được làm cho cả ngân hàng và doanh nghiệp đều chịu rủi ro.

Bất cứ một hoạt động kinh doanh nào vượt ra khỏi biên giới quốc gia đều phải chịu sự điều chỉnh của hai nguồn luật là luật trong nước và luật pháp ở nước chủ nhà nơi tiến hành việc kinh doanh Bên cạnh đó, tất cả các hoạt động TTQT nói chung hay hoạt động TDCT nói riêng đều chịu sự điều chỉnh của các tập quán, thông lệ quốc tế Do có nhiều nguồn luật cùng tham gia điều chỉnh, nên trình tự ưu tiên về tính pháp lý theo thứ tự giảm dần sẽ là: Công ước và Luật quốc tế, Luật quốc gia, thông lệ và tập quán quốc tế Nếu có mâu thuẫn giữa các nguồn luật thì Luật quốc gia sẽ được ưu tiên vượt lên trên về tính pháp lý đối với thông lệ và tập quán quốc tế Công ước và Luật quốc tế sẽ được ưu tiên vượt lên trên về tính chất pháp lý về Luật quốc gia.

1.3.1.4 Môi trường tài chính quốc tế

Sự bất ổn của thị trường tài chính trong thời gian gần đây là minh chứng cho ảnh hưởng của môi trường tài chính quốc tế tới các hoạt động thanh toán quốc tế. Các khoản thanh toán tiền hàng trong thanh toán xuất nhập khẩu không thu hồi được không chỉ ảnh hưởng đến chất lượng TTQT mà còn ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động tín dụng và tất cả các hoạt động khác của NHTM.

Nguyễn Thị Thu Hằng-TTQTA-K10

1.3.1.5 Sự ổn định của đồng tiền thanh toán

Trong hoạt động TTQT, các bên phải lựa chọn đồng tiền thanh toán Đồng tiền thanh toán có thể là đồng tiền của nước xuất khẩu, nước nhập khẩu hoặc nước thứ ba.

Sự ổn định của đồng tiền thanh toán có ảnh hưởng lớn đến kết quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu, từ đó ảnh hưởng đến hoạt động xuất nhập khẩu của các ngân hàng thương mại.

1.3.1.6 Năng lực kinh doanh của khách hàng

Nếu khách hàng có năng lực, trình độ, am hiểu pháp luật, nhanh nhạy, chớp thời cơ đúng đắn trong kinh doanh sẽ hạn chế được rủi ro trong TTQT cho mình và cho cả các NHTM, sẽ năng cao chất lượng hoạt động TTQT.

1.3.2.1 Chính sách đối ngoại của ngân hàng

Chính sách đối ngoại của ngân hàng: Chính sách đối ngoại bao gồm những định hướng chung trong việc mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại, quan hệ đại lý với ngân hàng nước ngoài, phát triển các hoạt động TTQT…chính sách đối ngoại đúng đắn phù hợp giúp ngân hàng mở rộng kinh doanh, có nhiều bạn hàng, phát triển hoạt động TTQT một cách thuận lợi.

1.3.2.2 Chính sách khách hàng Đây là một trong những chính sách nằm chiến lược Marketting của NH Nếu có chính sách khách hàng linh hoạt sẽ giữ được KH truyền thống, thu hút thêm nhiều KH mới, tốt, góp phần nâng cao chất lượng hoạt động TTQT nói chung, TDCT nói riêng.

1.3.2.3 Điều kiện về trang thiết bị, công nghệ

Công nghệ ngân hàng liên quan đến toàn bộ cơ sở vật chất, mạng lưới truyền thông, thanh toán, hệ thống mạng, máy tính, chương trình ứng dụng…có tác động trực tiếp đến khâu xử lý hoạt động TTQT đặc biệt là TDCT Hệ thống mạng máy tính và chương trình ứng dụng của nó liên quan chặt chẽ đến chất lượng hoạt động thanh toán và phương thức thanh toán TDCT Có thể thấy công nghệ thanh toán hiện đại thì thanh toán qua ngân hàng mới nhanh chóng, đảm bảo an toàn và tiết kiệm chi phí.

Hiện nay đa số các ngân hàng sử dụng mạng SWIFT để thanh toán vì tính ưu

20 việt của nó nhanh, an toàn và đơn giản.

1.3.2.4 Trình độ của cán bộ, công nhân viên

Trình độ chuyên môn nghiệp vụ, ngoại ngữ, kinh nghiêm thực tiễn của cán bộ TTQT là yếu tố quan trọng để thu hút KH đến với NH.

Hoạt động TTQT nói chung, hoạt động thanh toán TDCT nói riêng khá phức tạp, đòi hỏi cán bộ nghiệp vụ phải am hiểu, có trình độ nhất định để xử lý các kỹ thuật,chuyên môn nghiệp vụ một cách chính xác, hạn chế rủi ro, nâng cao chất lượng thanh toán TDCT.

Trong lĩnh vực TTQT bằng L/C, các NHTM hiện nay áp dụng hai loại mô hình kinh doanh:

 Mô hình kinh doanh gián tiếp: Các chi nhánh không trực tiếp kiểm tra chứng từ mà gửi về cho hội sở chính Hội sở chính kiểm tra bộ chứng từ rồi gửi lại cho khách hàng thông qua ngân hàng chi nhánh đó.

 Mô hình kinh doanh trực tiếp: Các ngân hàng chi nhánh trực tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra bộ chứng từ, thực hiện các giao dịch với ngân hàng nước ngoài mà không cần thông qua hội sở chính.

Lựa chọn mô hình kinh doanh nào có ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng kiểm tra chứng từ, thời gian lưu giữ chứng từ tại ngân hàng Từ đó ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng thanh toán tín dụng chứng từ.

1.3.2.6 Các hoạt động có liên quan

TTQT là khâu cuối cùng trong quá trình mua bán ngoại thương, để khâu này diễn ra suôn sẻ thì các khâu đầu phải trôi chảy Sự phối kết hợp đồng bộ giữa các khâu, các phòng ban trong NH nói chung, thanh toán TDCT nói riêng.

Nguyễn Thị Thu Hằng-TTQTA-K10

KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng nông nghiệp và phát triển Việt Nam, chi nhánh Thủ đô

2.1.1.1 Quá trình hình thành và phát triển

Chi nhánh NHNo&PTNT Thủ Đô được thành lập từ ngày 01/04/2008 trên cơ sở nâng cấp từ chi nhánh cấp II trực thuộc Chi nhánh NHNo&PTNT Tây Hà Nội về trực thuộc NHNo&PTNT Việt Nam theo Quyết định số 146/QĐ/HĐQT-TCCB ngày 29/02/2008 của Chủ tịch Hội đồng quản trị NHNo&PTNT Việt Nam với chức năng kinh doanh về tiền tệ - tín dụng và làm về các dịch vụ ngân hàng Có trụ sở tại

91 phố Huế - quận Hai Bà Trưng – thành phố Hà Nội Tuy mới thành lập nhưng chi nhánh đã trưởng thành và phát triển về nhiều mặt, cụ thể như sau: Đến thời điểm 31/12/2010 Chi nhánh có 71 lao động, trong đó có 6 cán bộ có trình độ thạc sỹ, 62 cán bộ có trình độ đại học và 3 cán bộ có trình độ trung cấp Cơ cấu bộ máy tổ chức của chi nhánh gồm 04 phòng nghiệp vụ tại Hội sở, 04 phòng giao dịch trực thuộc chi nhánh Các điểm giao dịch của chi nhánh đều nằm tại các vị trí trung tâm tại các khu phố đông dân cư nên rất thuận tiện cho hoạt động kinh doanh.

Hiện tại mô hình tổ chức của chi nhánh như sau:

 04 phòng nghiệp vụ tại Hội sở

 Phòng kế hoạch kinh doanh

 Phòng kế toán ngân quỹ

 Phòng kiểm tra kiểm toán nội bộ

 Phòng dịch vụ khách hàng

 04 phòng giao dịch trực thuộc chi nhánh

 Phòng giao dịch số 09 tại 18 phố Ngô Quyền – Hoàn Kiếm – Hà Nội

Nguyễn Thị Thu Hằng-TTQTA-K10

 Phòng giao dịch Hai Bà Trưng tại 126 phố Hai Bà Trưng – quận Hai Bà Trưng – Hà Nội

 Phòng giao dịch Bùi Thị Xuân tại 40 phố Bùi Thị Xuân – quận Hai Bà Trưng – Hà Nội

 Phòng giao dịch số 08 tại 59 E2 – khu tập thể Đại học Thương Mại – Cầu Giấy – Hà Nội

2.1.1.2 Các lĩnh vực hoạt động của chi nhánh a Huy động vốn

- Nhận tiền gửi có kỳ hạn và không kỳ hạn bằng VNĐ và ngoại tệ của các tổ chứckinh tế và dân cư.

- Nhận tiền gửi tiết kiệm với nhiều hình thức phong phú và hấp dẫn như tiết kiệm có kỳ hạn và không kỳ hạn bằng VNĐ và ngoại tệ, tiết kiệm dự thưởng, tiết kiệm tích lũy.

- Phát hành trái phiếu, kỳ phiếu. b Cho vay đầu tư

- Cho vay ngắn hạn, trung và dài hạn bằng VNĐ và ngoại tệ đối với các tổ chức kinh tế và dân cư.

- Tài trợ xuất nhập khẩu, chiết khấu bộ chứng từ hàng xuất.

- Đồng tài trợ và cho vay hợp vốn đối với những dự án lớn, thời gian hoàn vốn dài.

- Thấu chi, cho vay tiêu dùng.

- Hùn vốn liên doanh liên kết với các tổ chức tín dụng và các định chế tài chính trong nước và quốc tế. c Thanh toán và tài trợ thương mại

- Phát hành, thanh toán thư tín dụng xuất nhập khẩu; thông báo, xác nhận, thanh toán thư tín dụng xuất khẩu

- Nhờ thu xuất, nhập khẩu; nhờ thu hối phiếu trả ngay (D/P) và nhờ thu chấp nhận hối phiếu (D/A).

- Chuyển tiền trong nước và quốc tế. d Ngân quỹ

- Mua bán các chứng từ có giá (trái phiếu chính phủ, tín phiếu kho bạc, thương phiếu)

- Thu chi hộ tiền mặt bằng VNĐ và ngoại tệ

- Cho thuê két sắt, cất giữ, bảo quản vàng bạc, đá quý và các giấy tờ có giá e Hoạt động khác

- Khai thác bảo hiểm nhân thọ, phi nhân thọ

- Tư vấn đầu tư tài chính

- Tiếp nhận, quản lý và khai thác các tài sản xiết nợ qua công ty quản lý nợ và khai thác tài sản

2.1.2 Tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh Thủ Đô.

Tuy là một Chi nhánh mới thành lập hoạt động kinh doanh từ ngày 01/04/2008 nhưng có thể thấy Chi nhánh đã nhanh chóng ổn định mô hình tổ chức, bắt nhịp nhanh vào hoạt động kinh doanh của toàn bộ hệ thống ngân hàng và thị trường Mặc dù rơi vào thời điểm nền kinh tế thị trường bấp bênh, kém ổn định do khủng hoảng kinh tế, nhưng thực sự trong những năm vừa qua hoạt động kinh doanh của toàn bộ Chi nhánh đã có những chuyển biến rất tích cực, luôn hoàn thành kế hoạch kinh doanh của NHNo&PTNT Việt Nam đã giao và ngay bước đầu đã đạt được những thành công lớn trong hoạt động kinh doanh ngân hàng trên bước đường hội nhập. Hoạt động kinh doanh của Chi nhánh được thể hiện qua các chỉ tiêu sau:

Bảng 2.1:Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng No&PTNT Chi nhánh Thủ Đô Đơn vị: tỷ đồng.

Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010

( Nguồn: Phòng Lưu trữ tổng hợp của chi nhánh)

Nguyễn Thị Thu Hằng-TTQTA-K10

2.1.2.1 Hoạt động huy động vốn

Nguồn vốn kinh doanh là yếu tố không thể thiếu đối với mọi loại hình doanh nghiệp nói chung và với ngân hàng nói riêng Trong 3 năm qua đã có những chuyển biến rõ rệt, có thể thấy điều đó qua phân tích bảng sau:

Bảng 2.2: Hoạt động huy động vốn của NHNo&PTNT chi nhánh Thủ Đô Đơn vị: tỷ đồng

Cơ cấu nguồn vốn Theo tính chất nguồn huy động

Huy động từ dân cư 278 426 634

Tiền gửi, tiền vay các TCTD 50 73 33

Theo thời gian, kỳ hạn

Nguồn vốn không kỳ hạn 11 149 108

Nguồn vốn có kỳ hạn12 th 774 762 1.055 Theo loại tiền huy động

(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2008-2010)

Thông qua bảng số liệu trên, ta thấy tình hình huy động vốn của ngân hàng thời gian qua liên tục tăng qua các năm Đến ngày 31/12/2008 tổng nguồn vốn là 891 tỷ đồng đạt 225% so với kế hoạch năm 2008, tăng 804 tỷ dồng so với 31/03/2008.Sang năm 2009, tổng nguồn vốn đến ngày 31/12/2009 là 1.217 tỷ đồng đạt 90% so với kế hoạch đặt ra, như vậy tổng vốn huy động năm 2009 tăng 326 tỷ đồng so với năm 2008, tương ứng với tỷ lệ tăng là 36,6% so với năm 2008 Năm 2010 là năm thứ 3 kể từ ngày 1/4/2008, Chi nhánh được nâng cấp lên Chi nhánh cấp 1 loại 2.Mặc dù thành lập trong bối cảnh cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới và trong nước,mặt khác lại nằm trên địa bàn có rất nhiều sự cạnh tranh giữa các ngân hàng nhưng

26 với sự đoàn kết nhất trí từ Ban Giám Đốc và toàn thể cán bộ CNV cùng sự chỉ đạo, giúp đỡ của ngân hàng No&PTNT Việt Nam Chi nhánh đã đạt được những kết quả vô cùng đáng khích lệ Đến ngày 31/12/2010 tổng nguồn vốn của Chi nhánh lên đến 1.363 tỷ đồng đạt 112% so với kế hoạch đặt ra Vậy có thể thấy năm 2010 tổng nguồn vốn tăng 146 tỷ đồng, tuwong ứng với tỷ lệ tăng 12% so với năm 2009 Vậy có thể thấy tổng nguồn vốn huy động của Chi nhánh tăng liên tục qua các năm chứng tỏ chi nhánh đã có nhiều nỗ lực trong công tác huy động vốn Nếu xét cơ cấu nguồn vốn theo tính chất huy động thì nguồn vốn chi nhánh huy động từ các tổ chức kinh tế là chủ yếu, luôn chiếm tỷ trọng lớn nhất Đây là một điều vô cùng tốt mà chi nhánh luôn phải giữ vững và phát triển ngoài ra thì huy động từ dân cư cũng tăng lên đáng kể trong 3 năm qua Năm 2009 tăng gấp rưỡi năm 2008, năm 2010 cũng tăng gần gấp rưỡi năm 2009 Điều này phản ánh mức sống của người dân ngày càng được cải thiện, qua đó cũng thấy được uy tín của ngân hàng với dân ngày càng cao. Như vậy, có thể thấy Chi nhánh đang chuyển hướng đầu tư tới các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các hộ kinh doanh và củng cố, nâng cao chất lượng tín dụng

Nếu xét về cơ cấu theo loại tiền huy động ta thấy chủ yếu chi nhánh huy động vốn bằng VNĐ vì trong tổng vốn huy động thì huy động bằng VNĐ chiếm tỷ trọng lớn và chủ yếu Tuy nhiên tỷ trọng huy động vốn bằng VNĐ giảm nhẹ vào năm

2009 và lại tăng lên vào năm 2010 nhưng nhìn chung vẫn tăng lên về lượng trong 3 năm qua: năm 2008 chiếm 90% tổng nguồn vốn, đạt 244% kế hoạch năm 2008 đề ra; năm 2009 chiếm 70% tổng nguồn vốn; năm 2010 chiếm 88% tổng nguồn vốn. Còn đối với nguồn vốn huy động bằng ngoại tệ (quy đổi) thì năm 2009 tỷ trọng tăng lên đáng kể và giảm đi vào năm 2010: năm 2008 chiếm 10% tổng nguồn vốn; năm

2009 chiếm 30% tổng nguồn vốn; năm 2010 chiếm 12% tổng nguồn vốn Có thể thấy điều này là do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính Mỹ dẫn đến khán hiếm USD, vì vậy vốn huy động USD giảm xuống.

Xét về cơ cấu nguồn vốn theo thời gian ta thấy nguồn vốn có kỳ hạn trên 12 tháng: năm 2008 chiếm 86,9% tổng nguồn vốn; năm 2009 chiếm 62,59% tổng nguồn vốn; năm 2010 chiếm 77,4% tổng nguồn vốn Có thể thấy mặc dù tỷ trọng của nguồn vốn có kỳ hạn trên 12 tháng vào năm 2009 và năm 2010 giảm đi so với

Nguyễn Thị Thu Hằng-TTQTA-K10 năm 2008 nhưng nó lại luôn tăng về lượng, luôn chiếm tỷ trọng lớn và chủ yếu trong tổng nguồn vốn Còn nguồn vốn có kỳ hạn

Ngày đăng: 13/07/2023, 05:16

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Giáo trình thanh toán quốc tế và tài trợ thương ngoại thương ( PGS.TS Nguyễn Văn Tiến) Khác
2. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh tại ngân hàng No&PTNT Việt Nam, chi nhánh Thủ Đô Khác
3. Giáo trình thanh toán quốc tế trong ngoại thương (ĐH Ngoại Thương) Khác
4. Các luận án, khóa luận, chuyên đề về thanh toán quốc tế tại thư viện trường Học Viện Ngân Hàng Khác
7. Webside của Tổng cục hải quan (Customs.gov.vn) 8. Webside của bộ Công thương ( Ngoại Thương.vn) 9. dantri.com.vn Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w