NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ CẠNH TRANH VÀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY CHỨNG KHOÁN
NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ CÔNG TY CHỨNG KHOÁN
1.1.1 Khái niệm và vai trò của công ty chứng khoán
Công ty chứng khoán là tổ chức kinh doanh trong lĩnh vực chứng khoán thông qua việc thực hiện một hoặc vài dịch vụ chứng khoán với mục đích tìm kiếm lợi nhuận
1.1.1.2 Vai trò của công ty chứng khoán
Vai trò huy động vốn
Công ty chứng khoán là một trong những trung gian tài chính có chức năng huy động vốn Khi doanh nghiệp muốn huy động vốn bằng cách phát hành chứng khoán, doanh nghiệp không thể tự đi bán số chứng khoán mà doanh nghiệp phát hành, nguyên nhân là do doanh nghiệp không có bộ máy chuyên môn thực hiện việc phát hành chứng khoán Doanh nghiệp cần có những người chuyên nghiệp để phát hành chứng khoán cho họ Còn các nhà đầu tư không thể tự đến sở giao dịch chứng khoán để mua bán các chứng khoán phát hành, vì vậy họ phải nhờ đến các công ty chứng khoán Hay nói cách khác công ty chứng khoán có vai trò là cầu nối và là kênh dẫn vốn chảy từ một hay một số bộ phận nào đó của nền kinh tế có dư thừa vốn (vốn nhàn rỗi) đến các bộ phận khác của nền kinh tế đang thiếu vốn (cần huy động vốn).
Các công ty chứng khoán thường đảm nhận vai trò này thông qua nghiệp vụ bảo lãnh phát hành chứng khoán và môi giới chứng khoán.
Vai trò hình thành giá cả chứng khoán
Trên thị trường sơ cấp, khi thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh phát hành chứng khoán cho tổ chức phát hành, công ty chứng khoán thực hiện vai trò hình thành giá cả chứng khoán thông qua việc xác định và tư vấn cho tổ chức phát hành mức giá phát hành hợp lý đối với những chứng khoán trong đợt phát hành.
Trên thị trường thứ cấp, công ty chứng khoán có chức năng là can thiệp thị trường, góp phần điều tiết giá cả chứng khoán Theo quy định của các nước, công ty chứng khoán bắt buộc phải dành ra một tỷ lệ nhất định giao dịch của mình để mua chứng khoán vào khi giá chứng khoán trên thị trường đang giảm và bán chứng khoán ra khi giá chứng khoán cao.
Vai trò thực thi tính hoán tệ của chứng khoán
Công ty chứng khoán giúp nhà đầu tư có thể chuyển đổi tiền mặt thành chứng khoán hoặc ngược lại trong một môi trường đầu tư ổn định Điều này nhằm đảm bảo lợi ích của các nhà đầu tư khi tham gia thị trường chứng khoán, giúp cho nhà đầu tư ít phải chịu thiệt hại nhất khi tiến hành đầu tư.
Thực hiện tư vấn đầu tư
Các công ty chứng khoán không chỉ thực hiện mệnh lệnh của khách hàng mà còn tham gia vào nhiều dịch vụ tư vấn khác nhau thông qua việc nghiên cứu thị trường rồi cung cấp các thông tin đó cho các công ty và các cá nhân đầu tư Dịch vụ tư vấn có thể bao gồm:
- Thu thập thông tin phục vụ cho mục đích của khách hàng.
- Cung cấp thông tin về các khả năng đầu tư khácnhau cũng như triển vọng ngắn hạn và dài hạn của các khoản đầu tư đó trong tương lai.
- Cung cấp thông tin về chính sách tài chính tiền tệ của Chính Phủ có liên quan đến các khoản đầu tư mà khách hàng đang cân nhắc.
1.1.2 Mô hình tổ chức của công ty chứng khoán
Hiện nay trên thế giới tồn tại hai mô hình tổ chức của công ty chứng khoán là mô hình công ty chứng khoán đa năng và mô hình công ty chứng khoán chuyên doanh.
Mô hình công ty chứng khoán đa năng
Theo mô hình công ty đa năng, công ty chứng khoán là một bộ phận cấu thành của ngân hàng thương mại Hay nói cách khác, ngân hàng thương mại kinh doanh trên cả hai lĩnh vực là tiền tệ và chứng khoán.
Ngân hàng thương mại là những công ty có số vốn khổng lồ và sẵn sàng gia nhập những ngành có lợi nhuận cao Với lợi thế về kinh nghiệm, vốn và chuyên môn, Ngân hàng thương mại sẽ dễ dàng trong kinh doanh, cung ứng những dịch vụ tài chính đa dạng phong phú liên quan đến tài chính tiền tệ, kinh doanh chứng khoán và các hoạt động khác trong lĩnh vực tài chính.
Mô hình công ty chứng khoán đa năng có ưu điểm là có thể giảm bớt được rủi ro hoạt động kinh doanh chung, có thế mạng và kinh nghiệm trong hoạt động kinh doanh chứng khoán, tạo động lực cho sự phát triển của thị trường Tuy nhiên, mô hình này cũng có nhược điểm là công ty có thể sẽ lợi dụng những ưu thế của mình để lũng đoạn thị trường.
Sơ đồ 1.1: Mô hình CTCK đa năng hoàn toàn.
Mô hình công ty chứng khoán chuyên doanh
Theo mô hình này, hoạt động kinh doanh chứng khoán sẽ do các công ty chứng khoán độc lập, chuyên môn hoá trong lĩnh vực chứng khoán đảm nhận Mô hình này giúp hạn chế rủi ro cho các ngân hàng và các tổ chức tài chính trên thị trường, tạo điều kiện cho sự phát triển tự do của thị trường.
PHÒNG BẢO LÃNH PHÁT HÀNH
Sơ đồ1.2: Mô hình CTCK chuyên doanh
1.1.3 Hình thức tổ chức pháp lý của công ty chứng khoán
Theo điều 59, Luật chứng khoán Việt Nam 2007: “Công ty chứng khoán được tổ chức dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty cổ phần theo quy định của Luật doanh nghiệp”.
Công ty cổ phần là một pháp nhân độc lập, các thành viên góp vốn gọi là các cổ đông Các cổ đông chịu trách nhiệm hữu hạn trên phần vốn góp của mình Dựa trên số lượng cổ phần nắm giữ mà Đại hội cổ đông bầu Hội đồng quản trị, Chủ tịch hội đồng quản trị và Ban giám đốc Giám đốc (Tổng giám đốc) có thể là thành viên hội đồng quản trị nhưng cũng có thể là người được thuê ngoài Giám đốc chịu trách nhiệm trước hội đồng quản trị về tình hình hoạt động của công ty.
- Công ty trách nhiệm hữu hạn Đây là loại công ty mà theo đó các thành viên góp vốn phải chịu trách nhiệm hữu hạn trên phần vốn mà họ đã góp Công ty trách nhiệm hữu hạn có hai loại hình chính là công ty TNHH một thành viên và công ty TNHH hai thành viên trở lên Tuỳ vào lượng vốn góp của các bên mà xác định chức Chủ tịch hội đồng quản trị. Ưu điểm của hai loại hình công ty này là Công ty chứng khoán có thể huy động vốn dễ dàng thông qua việc bổ sung vốn của các thành viên góp vốn hoặc huy động vốn trên thị trường chứng khoán thông qua việc phát hành cổ phiếu (đối với công ty cổ phần) và phát hành trái phiếu (đối với công ty TNHH).
1.1.4 Các nghiệp vụ kinh doanh của công ty chứng khoán
1.1.4.1 Nghiệp vụ môi giới chứng khoán
Môi giới chứng khoán là hoạt động trung gian, trong đó công ty chứng khoán tiến hành giao dịch chứng khoán nhân danh mình đại diện cho khách hàng Đây là nghiệp vụ chủ yếu của công ty chứng khoán, nghiệp vụ này bao gồm thực hiện lệnh giao dịch mua bán chứng khoán cho khách hàng, thanh toán và quyết toán các giao dịch Để thực hiện nghiệp vụ môi giới đòi hỏi công ty chứng khoán phải có tín nhiệm, phải được khách hàng tin cậy, phải có năng lực kinh nghiệm nghề nghiệp, phải có khả năng phân tích tài chính doanh nghiệp để tư vấn cho các khách hàng của mình
NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY CHỨNG KHOÁN
Cạnh tranh là khái niệm rất rộng Trong xã hội, ở rất nhiều lĩnh vực có sự tồn tại phát triển là có cạnh tranh Tuy nhiên cạnh tranh trong kinh tế là rõ nét hơn cả và những nghiên cứu về cạnh tranh trong lĩnh vực kinh tế cũng nhiều hơn.
Cạnh tranh là sự đối địch giữa các hãng kinh doanh trên cùng thị trường để giành được nhiều khách hàng hơn, thu hút được nhiều lợi nhuận hơn, thường là bằng cách bán giá thấp hơn hay cung cấp chất lượng hàng hoá cao hơn.
Cạnh tranh là môi trường và là động lực nhằm thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh phát triển Kết quả là thanh lọc, loại bỏ các doanh nghiệp yếu kém tạo cơ hội cho doanh nghiệp hoạt động phát triển tốt Đó cũng là quy luật kinh tế tất yếu. Để cạnh tranh được và thành công trên thị trường, các chủ thể cần có năng lực cạnh tranh.
Năng lực cạnh tranh (hay khả năng cạnh tranh) là khả năng, năng lực mà doanh nghiệp có thể duy trì vị trí của nó một cách lâu dài và có ý chí trên thị trường cạnh tranh, đảm bảo thực hiện một tỷ lệ lợi nhuận ít nhất bằng bằng tỷ lệ đòi hỏi tài trợ những mục tiêu của doanh nghiệp, đồng thời đạt được những mục tiêu mà doanh nghiệp đề ra Hay có thể hiểu đơn giản khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp là khả năng có thể đứng vững trên thị trường cạnh tranh, mở rộng thị phần và tăng lợi nhuận.
Ngành KDCK có những tính chất đặc thù riêng biệt, nó tuân thủ theo những tính đặc thù của ngành kinh doanh Tài chính Nhưng ngành KDCK có những nét đặc thù rất riêng, đó là của các tổ chức KDCK Vai trò quan trọng nhất của các tổ chức KDCK là vai trò huy động vốn, là một trong những trung gian tài chính có chức năng huy động vốn và điều hoà vốn một cách tự nhiên thông qua các hoạt động Tài chính Ngành KDCK có vai trò hình thành về giá cả Chứng khoán, vai trò thực thi tính hoán tệ của Chứng khoán giúp các nhà đầu tư dễ chuyển từ tiền sang CK và ngược lại Vai trò nữa là thực hiện tư vấn đầu tư thông qua việc cung cấp thông tin phục vụ khách hàng và công tác đầu tư.
Từ tính đặc thù riêng biệt của ngành KDCK mà chúng ta có thể đưa ra những chỉ tiêu đánh giá năng lực cạnh tranh của một công ty Chứng khoán.
Mức độ Chênh lệch nguồn vốn giữa năm nay và năm trước thay đổi về = x100 nguồn vốn Nguồn vốn năm trước
Tỷ lệ % số trích dự Số trích lập dự phòng giảm giá CK
1.2.2 Chỉ tiêu đánh giá năng lực cạnh tranh của CTCK
Vì ngành KDCK là một ngành mang tính đặc thù nên thị phần thị trường là một trong những yếu tố quyết định của một CTCK Một công ty chiếm thị phần lớn sẽ ảnh hưởng tới kết quả kinh doanh của công ty đó. Những công ty chứng khoán lớn như SSI, AGRICO, … đều chiếm thị phần khách hàng rất lớn Các công ty chứng khoán nếu muốn cạnh tranh được trên thị trường đều phải hoàn thiện về nhân sự, công nghệ, tiềm lực tài chính, dịch vụ …để có thể thu hút được các nhà đầu tư vì sự tin tưởng của các Nhà đầu tư tạo nên thị phần cho CTCK và mang lại doanh thu cho CTCK.
1.2.2.2 Chỉ tiêu đánh giá về kết quả hoạt động kinh doanh
Các chỉ tiêu đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh chính là cơ sở cho những nhà quản lý, nhà đầu tư và tất cả những người quan tâm đến CTCK, để đánh giá năng lực cạnh tranh của một CTCK chúng ta sẽ xem xét một số chỉ tiêu sau:
Chỉ tiêu đánh giá thay đổi nguồn vốn.
Mức độ thay đổi về nguồn vốn giữa năm nay và năm trước là một chỉ tiêu quan trọng, được sử dụng để xác định mức độ cải thiện hoặc giảm sút về khả năng tài chính của công ty chứng khoán trong năm và được tính bằng công thức:
Chỉ tiêu về số trích lập dự phòng giảm giá Chứng khoán
Chỉ tiêu về số trích lập dự phòng giảm giá phản ánh mức độ bảo đảm
SV : CAO MINH TIẾN 14 LỚP K43/17.01
Tỷ lệ % Chi phí hoạt động kinh doanh CK trong kì chi phí = x100 hoạt động Doanh thu thuần kinh doanh chứng khoán
Tỷ suất lợi Lợi nhuận sau thuế nhuận sau thuế = x100 nguồn dự trữ để bù đặp cho các khoản tổn thất do giảm giá chứng khoán Chỉ tiêu này được tính như sau:
Chỉ tiêu tỷ lệ chi phí hoạt động.
Tỷ lệ chi phí hoạt động là một trong những chỉ tiêu thể hiện khả năng cạnh tranh của công ty thông qua việc khống chế các chi phí ở mức hợp lý mà vẫn đảm bảo hiệu quả hoạt động kinh doanh Tỷ lệ chi phí cao hay thấp sẽ ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của công ty Tỷ lệ này được tính theo công thức:
1.2.2.3 Đánh giá qua nhóm chiêu tiêu sinh lời
Các chỉ tiêu sinh lời là cơ sở quan trọng để đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh trong một thời kỳ nhất định, là đáp số cuối cùng của hiệu quá hoạt động kinh doanh của công ty chứng khoán và là một luận cứ quan trọng để các nhà hoạch định đưa ra các quyết định tài chính tương lai của công ty Chỉ tiêu gồm:
*Chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu.
Chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên doanh thu phản ánh một đồng doanh thu đạt được bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế cụ thể:
SV : CAO MINH TIẾN 15 LỚP K43/17.01
Tỷ suất lợi Lợi nhuận sau thuế nhuận sau thuế = x100 trên vốn kinh doanh Vốn kinh doanh bình quân
Tỷ lệ thu nhập từ Thu nhập từ hoạt động đầu tư tự doanh đầu tư tự doanh trên= x100
TS đầu tư tự doanh Giá trị tài sản đầu tư tự doanh
* Chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận trên vốn kinh doanh.
Tỷ suất lợi nhuận vốn kinh doanh là chỉ tiêu đo lường mức độ sinh lợi của đồng vốn, công thức tính cụ thể:
* Chỉ tiêu đánh giá về chất lượng đầu tư tự doanh.
Chỉ tiêu này dùng để đánh giá hiệu quả hoạt động đầu tư tự doanh của công ty chứng khoán, một yếu tố đóng góp vào lợi nhuận chung của công ty.
Công thức tính như sau:
* Chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu.
Mục tiêu hoạt động của công ty là đem lại lợi nhuận ròng cho các chủ sở hữu đánh giá mức độ thực hiện mục tiêu này Chỉ tiêu này cho biết một đồng vốn chủ sở hữu sử dụng sinh ra được bao nhiêu đồng lời nhuận sau thuế.Công thức xác định như sau:
Tỷ suất Lợi nhuận sau thuế lợi nhuận trên = x100 vốn chủ sở hữu Vốn chủ sở hữu bình quân
Hệ số hiệu Mức thay đổi lợi nhuận sau thuế quả gia tăng vốn chủ sở hữu Mức thay đổi vốn chủ sở hữu
*Chỉ tiêu hiệu quả gia tăng vốn chủ sở hữu.
Chỉ tiêu này cho phép theo dõi đánh giá lợi nhuận ròng của số vốn chủ sở hữu tăng thêm cho hoạt động kinh doanh Chỉ tiêu này được tính như sau:
1.2.3 Nhân tố ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của công ty chứng khoán
THỰC TRẠNG VỀ KHẢ NĂNG CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN CHỨNG KHOÁN SÀI GÒN – HÀ NỘI (SHS)
SƠ LƯỢC VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN CHỨNG KHOÁN SHS
2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của công ty cổ phần chứng khoán SHS
Công ty cổ phần chứng khoán SHS tuy mới ra đời và tham gia hoạt động trên thị trường chứng khoán Việt Nam nhưng đã thu hút được một lượng lớn khách hàng và đã trở thành một trong những công ty chứng khoán có uy tín trên thị trường.
Theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 410400198 do sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hà Nội cấp ngày 11/11/2007 và giấy phép hoạt động kinh doanh 018/UBCK-GPHDKD do ủy ban chứng khoán nhà nước cấp ngày 15/11/2007 công ty có tên giao dịch chính thức là: công ty cổ phần chứng khoán Sài Gòn – Hà Nội (SHS)
-Vốn điều lệ ban đầu: 350 tỷ VNĐ
-Tên giao dịch tiếng Anh là: Sai Gon-Ha Noi Joint Stock Company -Tên viết tắt là: SHS
-Trụ sở chính đặt tại số 162-164 Thái Hà – Hà Nội
Nay chuyển trụ sở về số 9 Đào Duy Anh, Đống Đa, Hà Nội
-Website: www.shs.com.vn
Công ty được thực hiện tất cả các nghiệp vụ chủ yếu bao gồm: môi giới chứng khoán, tự doanh chứng khoán, tư vấn đầu tư chứng khoán, bảo lãnh chứng khoán, lưu lý chứng khoán và các hoạt động tư vấn tài chính khác.
Trong quá trình hoạt động, SHS đã không ngừng củng cố và phát triển về mọi mặt như nâng cao chất lượng phục vụ, đa dạng hóa các dịch vụ tiện ích nhằm thỏa mãn nhất các nhu cầu của khách hàng, nâng cao tính chuyên nghiệp của nhân viên, song song với việc củng cố hệ thống cung cấp thông tin để cung cấp nhanh chóng, chính xác nhất SHS đang dần khảng định vị thế của mình trên thị trường chứng khoán.
2.1.2 Cơ cấu tổ chức, cơ cấu nhân sự của công ty cổ phần chứng khoán SHS
Công ty cổ phần chứng khoán SHS được tổ chức và hoạt động theo mô hình công ty cổ phần, chịu sự điều chỉnh của luật doanh nghiệp năm 2005 và luật chứng khoán năm 2007 Cơ cấu tổ chức của công ty SHS bao gồm những nhân sự chủ chốt sau:
+ Ông Đỗ Quang Hiển - Chủ tịch hội đồng quản trị, ông được công nhận là doanh nhân tiêu biểu toàn quốc và thành phố Hà Nội, các năm 2001,
2002, 2003, 6 tháng đầu năm 2004 và đã nhận được nhiều danh hiệu, giải thưởng cao quý khác của các Bộ, ban, ngành liên quan.
+ Ông Nguyễn Văn Lê - Phó chủ tịch hội đồng quản trị Ông là một chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực tài chính ngân hàng.
+ Ông Phạm Hồng Thái - Phó chủ tịch hội đồng quản trị Ông đã nhận bằng Quản trị Doanh nghiệp của Đại học Michigan (Hoa Kỳ) và Thạc sỹ Quản trị Kinh Doanh – Đại học Quốc Gia Hà Nội.
+ Ông Trần Thoại - ủy viên hội đồng quản trị Ông được nhà nước tặng thưởng Huân Chương lao động hạng 3 và hạng 2 năm 2001, 2006.
+ Ông Nguyễn Công Sử - ủy viên hội đồng quản trị.
+ Bà Đinh Thị Tiểu Phương - ủy viên hội đồng quản trị.
+ Ông Phạm Ngọc Lâm - ủy viên hội đồng quản trị.
+ Ông Nguyễn Thế Minh - Tổng Giám Đốc.
+ Bà Bùi Thị Minh Tâm - Phó Tổng Giám Đốc.
Các phòng ban bao gồm:
- Phòng kế toán bao gồm 12 người
- Phòng môi giới bao gồm 38 người
- Phòng tư vấn bao gồm 18 người
- Phòng phân tích bao gồm 25 người
- Phòng hành chính bao gồm 12 người
- Phòng IT bao gồm 10 người
Bảng 2.1: Sơ đồ tổ chức công ty cổ phần chứng khoán SHS:
Th e linked image cann ot b e displayed The file may h ave been moved, renamed, or deleted Verify that the link points to th e correct file and location
2.1.3 Chức năng nhiệm vụ của một số phòng ban.
Phụ trách và quản lý các vấn đề phát sinh liên quan đến mảng kinh doanh chính của công ty, bao gồm các bộ phận giao dịch chứng khoán, tư vấn tài chính Chức năng chủ yếu của khối Kinh Doanh là thực hiện các hoạt động kinh doanh chứng khoán.
- Khối công nghệ thông tin:
Phụ trách và giải quyết các vấn đề có liên quan đến việc duy trì hệ thống hạ tầng công nghệ thông tin hiện tại Chủ yếu là bảo dưỡng và giải quyết các sự cố về máy móc, thiết bị máy tính, và hạ tầng mạng trong giao dịch.
Phụ trách giải quyết các vấn đề tài chính phát sinh, bao gồm bộ phận kế toán và lưu ký chứng khoán Có nhiệm vụ thanh toán tiền và các chứng khoán cho khách hàng, hạch toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh.
2.1.4 Những thuận lợi và khó khăn trong hoạt động kinh doanh của công ty SHS
Những thuận lợi của công ty
+Thuận lợi do thị trường đem lại:
Thuận lợi đầu tiên phải kể đến là sự phát triển mạnh mẽ của thị trường chứng khoán Việt Nam trong thời gian qua Có thể nói thị trường chứng khoán Việt Nam đã thực sự bùng nổ vào nửa cuối năm 2006 sau khi đón nhận hàng loạt thông tin tích cực cho sự phát triển của thị trường như: Việt Nam chính thức trở thành thành viên của tổ chức thương mại thế giới WTO, chính phủ đã ban hành những định hướng, chính sách tạo hành lang pháp lý cho thị trường (luật chứng khoán ra đời vào đầu năm
2007), tạo nguồn cung cấp cho thị trường bằng chủ trương thúc đẩy tiến trình cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước,…
Các doanh nghiệp đã từng bước nhận ra những lợi ích khi niêm yết trên thị trường chứng khoán nên số lượng các doanh nghiệp tìm đến giải pháp huy động vốn qua thị trường chứng khoán không ngừng tăng lên Năm 2007, tổng giá trị của thị trường của các công ty niêm yết đạt 500.000 tỷ VNĐ, bằng khoảng 43,7% GDP của năm Số lượng các công ty niêm yết tăng, mức vốn thị trường lớn là những cơ hội vô cùng thuận lợi để các công ty chứng khoán nói chung và SHS nói riêng triển khai hoạt động kinh doanh chứng khoán gắn liền với sự phát triển của thị trường chứng khoán Việt Nam.
Năm 2009 kinh tế Việt Nam đang gặp nhiều khó khăn, nhà nước đã có những tác động rất tích cực Đặc biệt là gói kích cầu trên 1 tỷ USD tương đương 17.000 tỷ VNĐ để góp phần tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp; đây cũng có thể coi nhu một tin vui với sự phát triển chung của thị trường chứng khoán Việt Nam.
+ Thuận lợi từ ngân hàng mẹ đem lại.
Công ty cổ phần chứng khoán SHS là công ty chứng khoán trực thuộc ngân hàng Sài Gòn- Hà Nội Ngân hàng cổ phần vừa tăng vốn điều lệ lên 4.500 tỷ VNĐ vào 27/3/2008, SHB cũng là một ngân hàng lớn trong hệ thống ngân hàng nên SHS được thừa hưởng những thuận lợi lớn từ ngân hàng mẹ như: Được ngân hàng mẹ tài trợ về vốn, kinh nghiệm tổ chức quản lý chuyên nghiệp, sự đầu tư đồng bộ toàn hệ thống của ngân hàng mẹ, những mối quan hệ khách hàng quen biết của ngân hàng Sài Gòn- Hà Nội…
+ Thuận lợi từ vị trí đặt trụ sở.
Sau một thời gian thành lập từ cuối năm 2007 với trụ sở chính đặt tại 162-164 Thái Hà, Hà Nội Thì ngày 22/12/2008 SHS chuyển trụ sở tới tầng 1 và 5 tòa nhà Đào Duy Anh Với việc chuyển trụ sở mới và đầu tư các trang thiết bị hiện đại phục vụ khách hàng được tốt nhất SHS đang cố gắng tận dụng lợi thế về vị trí là trung tâm thành phố, nơi tập trung nhiều nhất các công ty chứng khoán, để trở thành một công ty chứng khoán vững mạnh…
* Những khó khăn công ty thời gian qua.
+ Khó khăn từ phía thị trường đem lại
Thị trường chứng khoán phát triển cũng đồng nghĩa với việc có nhiều công ty chứng khoán đồng loạt ra đời, trong khi số lượng nhà đầu tư trên thị trường còn ít, chỉ chiếm khoảng 0.4% dân số quốc gia thì việc có quá nhiều công ty chứng khoán mới ra đời đã khiến cho mức độ cạnh tranh trên thị trường chứng khoán ngày càng trở lên gay gắt hơn, gây ảnh hưởng lớn tới các hoạt động kinh doanh của công ty thời gian qua.
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY CHỨNG KHOÁN SHS THỜI GIAN QUA
2.2.1 Các hoạt động của công ty chứng khoán SHS
Phòng môi giới chứng khoán SHS có một đội ngũ nhân viên trẻ, năng động, nhiệt tình trong việc tư vấn và hỗ trợ nhà đầu tư nắm bắt những thông tin nhanh chóng và kịp thời Các nhà đầu tư mới tham gia thị trường chứng khoán sẽ được nhân viên môi giới trực tiếp hướng dẫn các thông tin cần thiết giúp nhà đầu tư có thể tham gia và đầu tư hiệu quả Ngoài ra, định kỳ phòng môi giới tổ chức những buổi hội thảo theo chuyên đề dành cho nhà đầu tư SHS.
Công ty cổ phần chứng khoán SHS cung cấp cho các nhà đầu tư các dịch vụ tiện ích khác như:
- Bản tin HOSE, HASTC miễn phí mỗi ngày.
- Bản tin tuần miễn phí do SHS phát hành.
- Nhân viên hỗ trợ giao dịch.
- Mở tài khoản miễn phí.
- Nhận kết quả khớp lệnh qua SMS trong vòng 2 phút sau khi có kết quả.
- Website cung cấp thông tin tài chính miễn phí.
- Sàn giao dịch rộng rãi và tiện nghi.
Ngoài ra, công ty còn có các dịch vụ đi kèm theo nếu nhà đầu tư có nhu cầu như:
+ Dịch vụ ứng tiền trước tiền bán chứng khoán Nhà đầu tư có thể thực hiện ứng trước tiền bán chứng khoán khi có kết quả khớp lệnh.
Nhà đầu tư liên hệ nhân viên giao dịch điền vào “giấy đề nghị ứng trước tiền bán chứng khoán kiêm cam kết hoàn trả tiền tạm ứng” (3 bộ).
+ Dịch vụ cầm cố chứng khoán niêm yết.
Khi nhà đầu tư có nhu cầu cầm cố chứng khoán nhân viên giao dịch sẽ hướng dẫn nhà đầu tư điền theo mẫu của ngân hàng bao gồm:
- Giấy đề nghị vay vốn.
- Giấy đề nghị phong tỏa.
- Hợp đồng vay cầm cố chứng khoán.
- Giấy đề nghị giải tỏa (Khi nhà đầu tư trả nợ cầm cố).
- Tổng số tiền nhà đầu tư có thể cầm cố bằng tổng số lượng chi phí.
* Giá cầm cố của loại cổ phiếu đó (giá cầm cố cổ phiếu) do ngân hàng quy định.
- Nhà đầu tư khi cần lưu ký chứng khoán sẽ thực hiện các bước sau:
- Mở tài khoản chứng khoán tại SHS (miễn phí).
- Điền đầy đủ thông tin bào phiếu gửi chứng khoán (02 liên).
- Chuyển cho nhân viên lưu ký bảng chính các chứng chỉ chứng khoán hoặc giấy chứng nhận sở hữu chứng khoán.
- Nhân viên lưu ký sẽ nhận, kiểm tra và ký xác nhận trên phiếu gửi chứng khoán.
Sau gần 2 năm tham gia trên thị trường chứng khoán, bước đầu hoạt động môi giới đã đem lại thành công cho công ty, thể hiện ở việc ngày 25/3/2009 công ty cổ phần OTC Việt Nam (SANOTC) trao tặng giải thưởng
“công ty chứng khoán môi giới OTC tốt nhất 2008” Điều này đã chứng tỏ một phát triển về thương hiệu cho SHS.
Về giá trị doanh thu trong hoạt động môi giới đã tăng không ngừng. Theo dự kiến kế hoạch năm 2009 đạt khoảng 7.5 tỷ đổng Tức là năm 2009 tăng lên 579% so với năm 2008 Đây là con số ấn tượng đối với công ty chứng khoán mới thành lập như SHS Hiện nay trên thị trường chứng khoán Việt Nam, công ty SHS chiếm khoảng 6% thị trường môi giới và điều quan trong SHS tạo nên niềm tin cho các nhà đầu tư Đó cũng là thành quả đạt được của phòng môi giới chứng khoán SHS trong thời gian qua, và sẽ không ngừng phát triển và thành công hơn nữa.
Hoạt động tự doanh có thể được xem là hoạt động cứu cánh cho các công ty chứng khoán mới khi mà các hoạt động kinh doanh khác chưa có chỗ đứng trên thị trường và doanh thu tư hoạt động tự doanh chứng khoán cũng là nguồn thu chủ yếu của SHS. Đối với công ty cổ phần chứng khoán SHS, mức vốn điều lệ tương đối lớn 350 tỷ đồng khi mới thành lập, vào ngày 31/12/2008 vốn chủ SHS tăng lên gần 418 tỷ VNĐ Với doanh thu hoạt động tự doanh không ngừng tăng 8,8 tỷ năm 2008 và dự kiến đạt 47 tỷ VNĐ năm 2009 Doanh thu thuần từ hoạt động tự doanh luôn chiếm tỷ trọng lớn trong doanh thu chung của công ty, năm 2008 là 8,2% và dự kiến năm 2009 là 40,3% Tuy nhiên khi mà thị trường đang ảm đạm vào đầu năm 2009 thị trường luôn xác lập đáy mới và dao động trong khoảng 300 điểm thì việc đầu tư hoạt động tự doanh đòi hỏi SHS rất thận trọng để đạt được doanh thu dự kiến.
Dịch vụ tư vấn của công ty bao gồm tư vấn M&A và tư vấn IPOs.
+ Tư vấn M& A (Merger & Acquisition) của công ty là hoạt động tư vấn trong lĩnh vực mua bán, thâu tóm và sát nhập doanh nghiệp.
Nhóm tư vấn M&A của SHS gồm các thành viên có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn tài chính và quản trị doanh nghiệp và có những kỹ năng tư vấn tốt Bên cạnh đó, nhóm tư vấn còn có mạng lưới quan hệ rộng không chỉ với các định chế tài chính trong nước cũng như ngoài nước, mà còn với các hãng tư vấn luật, các cơ quan thuế vụ, các cơ quan định giá doanh nghiệp cũng như trọng tài kinh tế trên cả nước Điều đó giúp cho công tác tư vấn khách hàng trong quá trình mua bán doanh nghiệp hoặc tham gia vào các dự án đầu tư một cách có hiệu quả và an toàn nhất.
+ Tư vấn IOps bao gồm:
- Cổ phần hóa chuyển đổi doanh nghiệp.
Hiện nay, công ty có một đội ngũ chuyên gia phân tích tài chính được đào tạo phần lớn là ở nước ngoài, nhưng hoạt động tư vấn chưa thực sự đóng góp nhiều vào doanh thu chung của công ty.
Doanh thu trong hoạt động tư vấn năm 2008 đạt 116 triệu đồng dự kiến năm 2009 đạt 4,6 tỷ đồng Nhìn vào số liệu có thể thấy hoạt động này đóng góp không nhiều về doanh thu nhưng lại rất cần thiết cho các nghiệp vụ khác.
2.2.1.4 Bảo lãnh phát hành chứng khoán
Các dịch vụ về bảo lãnh phát hành mà doanh nghiệp thực hiện bao gồm:
- Đánh giá nhu cầu doanh nghiệp và tư vấn phương án phát hành.
- Tổ chức thăm dò thị trường về chứng khoán chào bán.
- Thu xếp tổ hợp bảo lãnh chứng khoán (nếu cần)
- Hỗ trợ chào bán chứng khoán và tổ chức bảo lãnh.
Hiện nay, tại SHS chưa có nghiệp vụ bảo lãnh phát hành chứng khoán.
Do công ty chưa đủ kinh nghiệm quản lý và nhiều yếu tố khác Dự kiến vào năm 2010 công ty sẽ mở thêm về hoạt động bảo lãnh phát hành Đây cũng có thể coi là hạn chế lớn trong kinh doanh chứng khoán của SHS.
Ngày 17/3/2009 công ty cổ phần chứng khoán SHS phối hợp với công ty cổ phần vàng phố Wall khai trương sàn giao dịch vàng SHS –phố wall tại tầng 1 tòa nhà Đào Duy Anh, Đống Đa, Hà Nội.
Về nguồn vốn = = 25.7% Cuối năm 2008 575.860.038.900 đ
Trong bối cảnh thị trường tài chính - chứng khoán - bất động sản gặp nhiều khó khăn, vàng trở thành một kênh đầu tư hấp dẫn có tính thanh khoản cao Sàn giao dịch vàng SHS phố wall ra đời góp phần đáp ứng nhu cầu kinh doanh đa dạng của nhiều tổ chức, cá nhân đặc biệt sẽ cung cấp cho các nhà đầu tư chứng khoán tại sàn chứng khoán SHS thêm một kênh đầu tư mới nhằm đa dạng hóa các loại hình đầu tư.
Như vậy SHS đã mạnh dạn đầu tư vào lĩnh vực kinh doanh mới mà theo dự kiến sẽ thu được doanh thu đạt 2,8 tỷ đồng vào năm 2009.
2.2.2 Một vài đánh giá về kết quả hoạt động của công ty chứng khoán SHS. Để có một cái nhìn khái quát tình hình tài chính của công ty, sau đây chúng ta sẽ tính toán một số chỉ tiêu để thấy được hiệu quả hoạt động của công ty cũng như khả năng sinh lời trên mỗi đồng vốn của công ty ra sao, từ đó, ta sẽ xem xét những mặt được và mặt chưa được của công ty Đồng thời kết quả này cũng giúp ta đánh giá được một phần khả năng cạnh tranh của công ty Bởi một công ty phải có kết quả hoạt động tốt thì mới có khả năng cạnh tranh trên thị trường.
2.2.2.1 Đánh giá qua nhóm chỉ tiêu hiệu quả hoạt động
Nhóm chỉ tiêu đánh giá về khả năng hoạt động bao gồm các chỉ tiêu sau:
2.2.2.1.1 Chỉ tiêu đánh giá thay đổi về nguồn vốn.
Tỷ lệ % số trích 8.180.579.788 đồng
CK trên nguồn vốn 775.860.038.900 đồng năm 2008
Công ty cổ phần chứng khoán SHS mới thành lập từ cuối năm 2007 và mới đại hội cổ đông vào ngày 27/3/2009 chỉ công bố thông tin về nguồn vốn chủ ban đầu, nguồn vốn năm 2008 và dự kiến năm 2009. Nguồn vốn năm 2007 là 575.860.038.900 đồng và nguồn vốn năm 2008 là 775.860.038.900 đồng
Mức độ thay đổi nguồn vốn dự kiến năm 2009 là 25,7% có nghĩa là tương ứng với 100 đồng vốn năm trước thì năm nay nguồn vốn tăng thêm 25,7 đồng Qua chỉ tiêu này cho ta thấy tốc độ tăng nguồn vốn là không cao. Như vậy tiềm lực tài chính của công ty cổ phần chứng khoán SHS trong thời gian tới cũng không phải quá mạnh để có thể cạnh tranh được với nhiều công ty chứng khoán khác Đây có thể coi như là một khó khăn của SHS.
2.2.2.1.2 Chỉ tiêu về số trích lập dự phòng giảm giá chứng khoán.
Chỉ tiêu về số trích lập dự phòng giảm giá phản ánh mức độ bảo đảm nguồn dự trữ để bù đắp cho các khoản tổn thất do giảm giá chứng khoán Chỉ tiêu này được tính như sau:
Chỉ tiêu về số trích dự phòng trong năm 2008 là tương đối lớn Điều này được lý giải là do thị trường chứng khoán năm 2008 liên tục đi xuống và luôn dự đoán giảm mạnh Chính vì vậy, công ty đã trích lập khoản dự phòng tương đối lớn để bù đắp các khoản giảm giá chứng khoán Nhưng năm 2009
Thuế trên DT 96.762.368.559 đồng thị trường sôi động trở lại thì công ty sẽ xem xét lại khả năng giảm tỷ lệ % số trích lập dự phòng giảm giá.
2.2.2.1.3 Chỉ tiêu tỷ lệ chi phí hoạt động.
KHẢ NĂNG CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY CHỨNG KHOÁN SHS TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM
KHOÁN SHS TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM Để đánh giá khả năng cạnh tranh của công ty chứng khoán được xác thực và chuẩn xác hơn, ta tiến hành đánh giá trên 3 phương diện Nhìn nhận chung về khả năng cạnh tranh của công ty trên thị trường, sau đó tiến hành đánh giá trong tương quan với các công ty chứng khoán về khả năng hoạt động qua những nghiệp vụ chính mà công ty thực hiện, cuối cùng nhìn nhận khả năng cạnh tranh của công ty qua những mặt mạnh, mặt còn hạn chế của công ty.
2.3.1 Khả năng cạnh tranh của SHS thời gian qua
Sau đây ta tiến hành đánh gía khả năng cạnh tranh của công ty chứng khoán SHS về tiềm lực tài chính, công nghệ, giá phí, và chất lượng phục vụ
Công ty chứng khoán SHS có một tiềm lực tài chính không phải là mạnh so với các công ty khác Từ ngày mới hoạt động và thành lập số vốn điều lệ của công ty SHS là 350 tỷ đồng thì nay đã tăng lên đến 412 tỷ đồng.Điều này chứng tỏ rằng SHS là công ty chứng khoán vừa và nhỏ Nếu so sánh với công ty chứng khoán như CTCK Sài Gòn (SSI), CTCK ngân hàngNông Nghiệp Việt Nam Agriseco, CTCK Ngân hàng đầu tư và phát triển(BSC)… thì SHS là một công ty chứng khoán nhỏ Dù phía sau SHS là ngân hàng mẹ SHB liên tục cấp vốn để mở rộng kinh doanh Có thể lý giải về điều này là do SHS mới thành lập được hơn 1 năm, lại thành lập vào giai đoạnCKVN đang đà đi xuống khi chỉ dao động trong khoảng 300 điểm Nên đòi hỏi những người lãnh đạo SHS hết sức thận trọng
Bảng2.2: Vốn điều lệ và kết quả kinh doanh một số công ty chứng khoán năm 2007
SSI 42.1 1120 STBS 17 1100 ACBS 87.3 1000 AGRISECO 24.6 700 BSC 18.7 700 EABS 46.8 500 SHS 23.19 350
Dự kiến của SHS là vào năm 2010 sẽ tăng vốn chủ sở hữu lên 1000 tỷ đồng Với việc mở sàn vàng phố Wall cũng là một tín hiệu cho thời gian tới SHS sẽ mở rộng mô hình kinh doanh rộng hơn Đồng thời từng bước SHS mở thêm những trụ sở ở các tỉnh và thành phố lớn, đầu tiên là TPHCM.
Việc tăng vốn, tạo điều kiện cho công ty có được một trụ sở mới tại tòa nhà Đào Duy Anh với các cơ sở vật chất kỹ thuật khang trang và hiện đại. Vốn mở rộng cũng giúp công ty thu hút được ngồn nhân lựu có chất lượng cao, những chuyên gia tài chính giỏi được đào tạo trong và ngoài nước với những chế độ lương bổng hấp dẫn và môi trường làm việc tốt nhất. Để tăng vốn tháng 2 năm 2009, SHS đã kí kết thỏa thuận hợp tác toàn diện với một số đối tác chiến lược là Tập đoàn công nghệ Than - Khoáng sảnViệt Nam, tập đoàn công nghệ cao Việt Nam (VRG), tổng công ty lắp máyViệt Nam (Lilama), Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội (SHB) và hiệp hộ các doanh nghiệp vừa và nhỏ Hà Nội (HASMEA) Nhân sự kiện này SHS tặng phí giao dịch đến 30 triệu/ tài khoản mới, đồng thời áp dụng mức phí giao dịch ưu đãi 0.15% cho tất cả các nhà đầu tư hiện tại
Có thể nói công nghệ là yếu tố quyết định và quan trọng tạo nên khả năng cạnh tranh của công ty trong lĩnh vực kinh doanh chứng khoán Bởi đặc trưng của lĩnh vực kinh doanh Chứng khoán là lĩnh vực kinh doanh giá trị và đem lại giá trị không ngừng tăng lên cho khách hàng.
Giao dịch chứng khoán được thực hiện không phải như quy trình mua bán các hàng hóa thông thường trên thị trường mà được thực hiện dựa trên hệ thống công nghệ truyền dẫn kết nối giữa SGDCK Thành phố HCM Với các công ty chứng khoán, sự kết hợp thanh toán của hệ thống ngân hàng thanh toán và trung tâm lưu kí Chứng khoán Trong tương lai không xa UBCKNN có chủ trương giao dịch không sàn từ xa nên đòi hỏi các CTCK phải không ngừng nâng cao công nghệ kết nối và truyền dẫn hiện đại hơn thì mới đáp ứng được Hệ thống kết nối truyền dẫn tới các Sở giao dịch càng tối tân hiện đại thì năng suất nhập lệnh của công ty chứng khoán càng cao, nếu trước kia thời gian nhập lệnh tính bằng phút thì nay chỉ còn được tính bằng giây.
Chất lượng dịch vụ là yếu tố cốt lõi trong vấn đề nâng cao khả năng cạnh tranh của các CTCK Chất lượng dịch vụ nâng cao khả năng cạnh tranh của các CTCK Chất lượng dịch vụ cũng là mối quan tâm hàng đầu và là mục tiêu xuyên suốt của SHS.
Chất lượng hoạt động môi giới của công ty được đánh giá khá tốt bởi các dịch vụ tiện ích miễn phí, dịch vụ đi kèm (Repo chứng khoán, cầm cố chứng khoán, ứng trước tiền bán chứng khoán) Mức phí hấp dẫn, tinh thần thái độ phục vụ của nhân viên môi giới với khách hàng rất thân thiện và nhiệt tình, đem lại cho các nhà đầu tư cảm giác an tâm và tin tưởng khi sử dụng dịch vụ của công ty.
Bên cạnh đó, dịch vụ tư vấn cũng đang dần được khẳng định uy tín trên thị trường Công ty có một đội ngũ chuyên gia giỏi trong lĩnh vực tài chính và những mối quan hệ tốt với các tổ chức định giá doanh nghiệp và các cơ quan thuế vụ, cơ quan tư vấn luật, giúp cho việc tư vấn cho khách hàng được hiệu quả và an toàn.
Dù SHS là một công ty mới thành lập, nhưng biểu phí về môi giới của công ty không phải là quá cao so với các công ty khác Ngoài ra SHS còn có những đợt khuyến mãi rất thu hút những Nhà đầu tư, như nhân kỉ niệm 1 năm thành lập SHS tặng 30 triệu đồng cho khách hàng mở tài khoản tại công ty … và còn nhiều những đợt khuyến mãi làm hài lòng khách hàng.
Bảng 2.3: Biểu phí môi giới của CTCK SHS từ ngày 1/1/2009
Giá trị tính phí Mức phí
Từ 200 triệu đồng đến 300 triệu đồng 0.25%
Từ 300 triệu đồng đến 500 triệu đồng 0.2%
Từ 500 triệu đồng đến 1 tỷ 0.18%
Từ 5 tỷ đồng trở nên 0.15%
2.3.2 Đánh giá về khả năng cạnh tranh của SHS
2.3.2.1 Đánh giá về môi trường cạnh tranh:
+ TTCK Việt Nam còn nhiều cơ hội để phát triển: Theo ông Vũ Bằng - Chủ tịch UBCKNN, TTCK hiện vẫn đang chịu những tác động và thách thức. Tuy nhiên hiện nay Chính phủ đã có những giải pháp cơ bản để ổn định kinh tế vĩ mô thực thi các giải pháp rất cụ thể, tình hình xã hội ổn định, dự trữ ngoại hối của Việt Nam tương đối tốt, các doanh nghiệp đã có những điều chỉnh, chính sách thích ứng với thị trường Việt Nam có thế mạnh của một nền kinh tế trẻ, một thị trường trẻ và vẫn có nhữung cơ hội để phát triển trong tương lai.
+ Năm 2008 cùng với sự suy giảm của nền kinh tế thế giới, TTCK Việt Nam cũng đã giảm xuống mức rất sâu, có nhiều cổ phiếu của các doanh nghiệp làm ăn hiệu quả đã giảm xuống dưới giá trị sổ sách, thậm chí còn giảm xuống dưới mệnh giá và đây chính là cơ hội tốt để các nhà đầu tư quay lại thị trường
+ Bên cạnh đó, cơ cấu dòng vốn đầu tư vào TTCK Việt Nam được cải thiện đáng kể, dòng vốn có nhiều rủi ro giảm mạnh Đây chính là tiền đề để thị trường phát triển ổn định, bền vững.
+ Cơ hội mở rộng chi nhánh: Theo lộ trình phát triển của TTCK ViệtNam, các CTCK có rất nhiều cơ hội để mở rộng chi nhánh hoạt động đến các tỉnh, thành phố trong cả nước Theo chiến lược phát triển TTCK Việt Nam từ năm 2006 đến năm 2010 của Chính phủ sẽ nâng mức đóng góp của TTCK vào GDP lên 10-15% Do đó tạo điều kiện cho các CTCK mở rộng thị phần.Đây chính là cơ hội lớn cho các CTCK.
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY CHỨNG KHOÁN SHS TRONG THỜI GIAN TỚI
ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN TTCK VIỆT NAM TỪ 2006 ĐẾN 2010
TTCK Việt Nam ra đời và đã chính thức đi vào hoạt động được hơn 8 năm, trong thời gian qua, thị trường đã đạt được những thành tựu và khẳng định bước phát triển hết sức quan trọng cùng với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế, cũng như với chính sách đổi mới của Đảng và Chính phủ.
Ngày 5/08/2003 Thủ tướng chính phủ phê duyệt đề án phát triển thị trường chứng khoán năm 2010 Với mục tiêu phát triển TTCK về quy mô và chất lượng hoạt động nhằm tạo ra kênh huy động vốn trung và dài hạn cho đầu tư, phát triển, góp phần phát triển TTCK Việt Nam; duy trì trật tự, an toàn, mở rộng phạm vi, tăng cường hiệu quả quản lý, giám sát thị trường nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư, từng bước nâng cao khả năng cạnh tranh và chủ động hội nhập thị trường tài chính quốc tế
Chiến lược cũng đã đề cập rõ quan điểm chỉ đạo và nguyên tắc phát triển TTCK Việt Nam là phát triển thị trường:’’ phù hợp với điều kiện và định hướng phát triển kinh tế xã hội của đất nước, với tiêu chuẩn và thông lệ quốc tế, từng bước hội nhập với thị trường tài chính khu vực và thế giới; nhà nước quản lý bằng pháp chế, tạo điều kiện để TTCK hoạt động, phát triển, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp, khuyến khích các chủ thể tham gia TTCK”. Định hướng phát triển TTCK Việt Nam đến năm 2010 như sau:
- Mở rộng quy mô của TTCK tập trung, phấn đấu đưa tổng giá trị thị trường đến năm 2010 đạt mức 30-35% GDP Tập trung phát triển thị trường trái phiếu, trước hết là trái phiếu chính phủ để huy động vốn cho Ngân sách Nhà nước và cho đầu tư phát triển Tăng số lượng các loại cổ phiếu niêm yết trên TTCK tập trung nhằm tăng quy mô về vốn cho các doanh nghiệp và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của các công ty niêm yết.
- Xây dựng và phát triển các TTGDCK, SGD, Trung tâm lưu ký chứng khoán nhằm cung cấp các dịch vụ giao dịch, đăng ký, lưu ký và thanh toán chứng khoán theo hướng hiện đại hoá Xây dựng thị trường giao dịch cổ phiếu của các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Hà Nội, chuẩn bị các điều kiện để sau năm 2010 chuyển thành thị trường giao dịch chứng khoán phi tập trung. Thành lập trung tâm lưu ký độc lập cung cấp các dịch vụ lưu ký chứng khoán, lưu ký và thanh toán cho hoạt động giao dịch chứng khoán của SGDCK và TTGDCK, mở rộng phạm vi lưu ký các loại chứng khoán chưa niêm yết.
- Phát triển các định chế tài chính trung gian cho TTCK Việt Nam. Tăng quy mô và phạm vi hoạt động nghiệp vụ của các CTCK Phát triển các CTCK theo hai loại hình: CTCK đa năng và CTCK chuyên doanh, nhằm tăng chất lượng cung cấp dịch vụ và khả năng chuyên môn hoá hoạt động nghiệp vụ Khuyến khích và tạo điều kiện để các tổ chức thuộc mọi thành phần kinh tế có đủ điều kiện thành lập CTCK, khuyến khích các CTCK thành lập các chi nhánh, phòng giao dịch, đại lý nhận lệnh ở các tỉnh, thành phố lớn, các khu vực đông dân cư trong cả nước Phát triển các công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán cả về quy mô và chất lượng hoạt động Đa dạng hoá các loại hình sở hữu dối với công ty quản lý quỹ đầu tư Thành lập một số định mức tín nhiệm để đánh giá, xếp loại rủi ro các loại chứng khoán niêm yết và định mức tín nhiệm của các doanh nghiệp Việt Nam.
- Phát triển các nhà đầu tư có tổ chức và các nhà đầu tư cá nhân. Thiếp lập hệ thống các nhà đầu tư có tổ chức bao gồm các NHTM, CTCK, công ty tài chính, công ty bảo hiểm…tạo điều kiện cho các tổ chức này tham gia thị trường với vai trò là nhà tạo lập thị trường Mở rộng và phát triển các loại hình quỹ đầu tư chứng khoán, tạo điều kiện cho các nhà đầu tư cá nhân tham gia vào TTCK thông qua góp vốn vào các CTCK.
3.1.2 Giải pháp thực hiện Để thực hiện được các mục tiêu trên, các giải pháp trước mắt cũng như lâu dài cần tập trung vào một số nội dung sau:
+ Hoàn thiện khung pháp lý, thể chế và chính sách Đẩy mạnh triển khai thực thi Luật Chứng khoán thông qua việc ban hành các văn bản hướng dẫn, xây dựng các văn bản về quản lý phát hành riêng lẻ của công ty đại chúng Nghiên cứu hoàn chỉnh các chính sách về thuế, phí và lệ phí áp dụng đối với các đối tượng tham gia TTCK Xây dựng cơ chế phối hợp giữa Bộ Tài Chính và NHNN trong việc trao đổi, cung cấp thông tin và giám sát, kiểm soát các rủi ro trên thị trường tiền tệ và TTCK.
+ Tăng cường số lượng và chất lượng cung - cầu trên TTCK
Về cung chứng khoán: Đẩy nhanh việc thực hiện kế hoạch cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước 2006-2010 theo Quyết định 1729/QĐ-TTg ngày 29/12/2006 của thủ tướng chính phủ, gắn chào bán cổ phiếu lần đầu của doanh nghiệp nhà nước cổ phần hóa với niêm yết trên TTCK theo lộ trình thích hợp Đẩy mạnh việc huy động vốn thông qua đấu thầu, bảo lãnh phát hành trái phiếu (đặc biệt là trái phiếu đô thị, trái phiếu đầu tư, trái phiếu công trình) và đưa vào giao dịch trên TTCK Thực hiện bán giảm bớt phần vốn nhà nước trong các doanh nghiệp đã cổ phần hoá mà nhà nước không cần nắm giữ cổ phần chi phối.
Về cầu chứng khoán: Xây dựng cơ sở nhà đầu tư, trong đó có nhà đầu tư tổ chức làm nòng cốt đảm bảo tính ổn định cho TTCK; khuyến khích tham gia của các định chế đầu tư chuyên nghiệp (ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm, quỹ đầu tư ) vào TTCK Xây dựng và công bố lộ trình hội nhập để nhà đầu tư nước ngoài chủ động tham gia TTCK phù hợp với luật pháp Việt Nam và các cam kết của WTO
Xây dựng đề án chuyển đổi các TTGDCK Hà Nội, trung tâm Lưu kí Chứng khoán sang mô hình công ty TNHH theo quy định của Luật chứng khoán Đẩy nhanh tiến độ nâng cấp hệ thống giao dịch để có thể tổ chức giao dịch từ xa đối với Sở GDCK và TTGDCK Triển khai xây dựng thị trường trái phiếu chuyên biệt tại TTGDCK Hà Nội Triển khai xây dựng hệ thống giao dịch cổ phiếu của công ty đại chúng chưa niêm yết theo hướng thị trường OTC tại TTGDCK Hà Nội.
+ Nâng cao năng lực hoạt động của các tổ chức trung gian
Nâng cao năng lực của các công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ theo tiêu chí mới (quy mô vốn, quản trị công ty, nhân lực, công nghệ, mạng lưới dịch vụ) để đáp ứng yêu cầu trong giai đoạn phát triển mới.
+ Nâng cao năng lực giám sát thị trường
Hoàn thiện bộ máy tổ chức, hoạt động của UBCKNN theo qui định của Luật chứng khoán, quyết định 63/2007/QĐ-TTg ngày 10/5/2007 về tổ chức bộ máy của UBCKNN và đặc biệt là năng lực giám sát, thanh tra và cưỡng chế thực thi Tăng cường giám sát hoạt động của các tổ chức kinh doanh dịch vụ chứng khoán; hoạt động giao dịch chứng khoán; thực hiện chế độ công bố thông tin trên TTCK, nâng cao tính minh bạch của TTCK.
+ Công tác công bố thông tin và tuyên truyền
Tiếp tục thực hiện công tác tuyên truyền, phổ cập kiến thức về TTCK đặc biệt là các doanh nghiệp, công chúng đầu tư Thực hiện cải cách toàn diện hệ thống đào tạo về nội dung giáo trình, giảng viên, chế độ thi cử, sát hạch.
+ Chuẩn bị tốt cho quá trình hội nhập quốc tế trong lĩnh vực chứng khoán
ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CÔNG TY CHỨNG KHOÁN GIAI ĐOẠN 2006-2010
Năm 2008, TTCK Việt Nam đã có tầm 100 công ty chứng khoán hoạt động Do cạnh tranh khốc liệt nên đã có một số công ty thua lỗ Trên 50% thị phần môi giới và giao dịch hàng ngày hiện thuộc về 3 đại gia hàng đầu là SSI, BVSC và ACBS Vì vậy, trong tương lai nhiều khả năng hình thành xu hướng giải thể và sáp nhập giữa các CTCK Theo ông Nguyễn Duy Hưng, chủ tịch HĐQT SSI, đến năm 2010, Việt nam có thể chỉ còn khoảng 20 CTCK tồn tại, đó là những công ty mạnh về vốn, công nghệ, nhân lực, uy tín, chiếm lĩnh phần lớn thị phần Vì vậy, để nâng cao năng lực cạnh tranh của CTCK chúng ta cần phải đưa ra chiến lược phát triển CTCK thật cụ thể và rõ ràng nhằm tạo ra một TTCK sôi động, hoạt động có hiệu quả Theo quyết định số 701/QĐ- UBCK ngày 20/11/2006 của UBCK Nhà nước thì chiến lược phát triển CTCK từ năm 2006 đến năm 2010 như sau:
- Xây dựng và ban hành văn bản hướng dẫn thực hiện Luật chứng khoán
+ Xây dựng và ban hành văn bản hướng dẫn thực hiện Luật chứng khoán về mức vốn pháp định đối với CTCK Theo đó, vốn pháp định để thực hiện các nghiệp vụ kinh doanh chứng khoán phải được nâng cao, đặc biệt nâng cao yêu cầu về vốn pháp định đối với những nghiệp vụ đòi hỏi vốn lớn như bảo lãnh phát hành chứng khoán, tự doanh chứng khoán Thực hiện yêu cầu về kiểm toán đối với pháp nhân góp vốn và kiểm toán tài sản đối với thể nhân góp vốn thành lập CTCK Đồng thời, thực hiện kiểm toán vốn định kỳ hàng năm và 6 tháng/lần đối với CTCK.
+ Xây dựng các quy định tiêu chuẩn tối thiểu về cơ sở vật chất phục vụ hoạt động kinh doanh chứng khoán như về mặt bằng giao dịch, hệ thống công nghệ thông tin, hệ thống kho kết bảo quản giấy tờ có giá của khách hàng, hệ thống an toàn, an ninh
+ Xây dựng và ban hành văn bản hướng dẫn các CTCK cung cấp dịch vụ mới, như giao dịch kỳ hạn chứng khoán, giao dịch vay( vay tiền để mua chứng khoán, vay chứng khoán để bán) Xây dựng lộ trình tăng vốn cho các CTCK đáp ứng yêu cầu của Luật chứng khoán.
- Nâng cao quy mô, năng lực và chất lượng dịch vụ cung cấp các công ty chứng khoán, áp dụng thông lệ tốt nhất về quản trị công ty.
+ Ban hành và áp dụng điều lệ mẫu đối với CTCK, xây dựng và ban hành bộ quy tắc đạo đức cho người hành nghề kinh doanh chứng khoán.
+ Xây dựng và áp dụng chương trình đào tạo chuyên sâu cho lãnh đạo và người hành nghề kinh doanh chứng khoán của các CTCK nhằm nâng cao năng lực và trình độ chuyên môn cho lãnh đạo và người hành nghề tại cácCTCK, đảm bảo 100% nhân viên làm việc tại CTCK phải có chứng chỉ hành nghề chứng khoán.
+ Khuyến khích các CTCK mở rộng mạng lưới hoạt động trên cơ sở liên kết với các ngân hàng được phép cung cấp dịch vụ lưu ký chứng khoán dưới hình thức đại lý nhận lệnh hoặc phòng giao dịch.
+ Hoàn thiện hệ thống thanh toán chứng khoán thông qua việc yêu cầu các CTCK lựa chọn ngân hàng thanh toán, cung cấp dịch vụ nhận, giữ, quản lý tiền mua chứng khoán và thực hiện các nghiệp vụ thanh toán chứng khoán, hỗ trợ khả năng thanh toán.
- Tăng cường công tác giám sát của các cơ quan quản lý CTCK.
+ Tăng cường công tác giám sát, thẩm định qua hồ sơ về điều kiện cấp phép kinh doanh chứng khoán của các tổ chức, cá nhân xin cấp phép Giám sát trước khi cấp phép kinh doanh chứng khoán trên cơ sở thẩm định về trình độ, năng lực, kinh nghiệm làm việc của Tổng giám đốc các CTCK theo quy định của pháp luật, đảm bảo CTCK ra đời và phát triển hoạt động với việc cung cấp dịch vụ có chất lượng cho khách hàng, đảm bảo CTCK có đủ năng lực về tài chính và nhân lực có trình độ chuyên môn cao, có uy tín mới được triển khai và cung cấp dịch vụ bảo lãnh phát hành chứng khoán, tư vấn tài chính và đầu tư chứng khoán.
+ Bổ sung, sửa đổi kế toán CTCK đảm bảo quản lý hoạt động KDCK một cách minh bạch, bảo vệ lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư.
+ Nghiên cứu áp dụng việc giám sát CTCK trong quá trình triển khai hoạt động trên cơ sở dựa vào các tiêu chí xác định rủi ro.
Theo định hướng phát triển TTCK Việt Nam từ nay đến năm 2010,trong thời gian tới, các CTCK sẽ được phép tự niêm yết cổ phiếu doanh nghiệp quy mô nhỏ Theo ông Sơn - Phó ban pháp chế phát triển thị trường -UBCKNN, hiện nay nhiều doanh nghiệp quy mô nhỏ có nhu cầu niêm yết cổ phiếu nhưng chưa có đủ điều kiện niêm yết tại SGDCK hoặc tại TTGDCK.
Việc cho phép các CTCK được tổ chức niêm yết sẽ giải quyết nhu cầu này.Ngoài việc giải quyết nhu cầu niêm yết nói trên, việc các CTCK tự tổ chức niêm yết sẽ góp phần khuyến khích các doanh nghiệp cổ phần tham giaTTCK tích cực hơn, năng động hơn trong huy động vốn và minh bạch hơn trong hoạt động tài chính.
MỘT SỐ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY CHỨNG KHOÁN SHS
Để giữ vững được vị thế cạnh tranh của công ty trong thời gian tới, SHS đã đề ra một số định hướng phát triển như sau:
- Củng cố vị thế hàng đầu trên các lĩnh vực con người, vốn và mạng lưới, tập trung nâng cấp tin học, mở rộng mối quan hệ đối ngoại và cơ sở khách hàng, củng cố khu vực 4 đô thị lớn, phát triển mạnh hệ thống Chi nhánh đẩy mạnh kinh doanh chứng khoán vốn (cổ phiếu), chuyển trọng tâm từ các doanh nghiệp sang các nhà đầu tư cá nhân nhỏ lẻ, đưa SHS lên tầm khu vực vào năm 2010 và quốc tế vào năm 2020
- Đẩy mạnh công tác đối ngoại, tìm nguồn vốn, nguồn nhân lực nước ngoài, mở rộng cơ hội kinh doanh, liên doanh, liên kết
- Niêm yết Thị trường chứng khoán Hồng Kông
- Khai thác và mở rộng công tác nguồn vốn theo hướng đa dạng hóa: phát hành cổ phiếu, trái phiếu, repo chứng khoán Trong đó tăng vốn điều lệ là trọng tâm Theo kế hoạch tăng vốn điều lệ lên 1000 tỷ vào năm 2010 và đến năm 2015 tăng vốn lên 2500 tỷ.
- Nâng cấp hệ thống tin học phục vụ cho giao dịch trực tuyến (online trading), củng cố hoạt động cung cấp dịch vụ tài chính thông qua các nghiệp vụ Rerepo, từng bước đưa Môi giới thành nghiệp vụ chủ lực
- Bổ sung chức năng và nghiệp vụ cho hệ thống mạng lưới, tiến tới độc quyền kinh doanh chứng khoán ở khu vực nông thôn.
- Nhằm phân tán và kiểm soát rủi ro cũng như tạo dựng cơ sở để tiến tới thành tập đoàn, SHS sẽ tiến hành thành lập các Công ty con dưới hình thức Công ty Cổ phần hoặc Công ty liên doanh Trong giai đoạn 2010 – 2015 trước mắt thành lập Công ty Đầu tư Tài chính và Công ty Liên doanh Quản lý quỹ.
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO KHẢ NĂNG CẠNH TRANH CỦA CÔNG
3.4.1 Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực
Một trong những cái thiếu của thị trường chứng khoán Việt Nam nói chung và của các công ty chứng khoán nói riêng là nguồn nhân lực có kỹ năng chuyên môn và khả năng Anh ngữ Đây là vấn đề thường gặp tại các thị trường mới nổi Thị trường chứng khoán Việt Nam đã trải qua giai đoạn bùng nổ những tháng cuối năm 2006, đầu năm 2007 - giai đoạn thiếu hụt trầm trọng nhân lực trong lĩnh vực chứng khoán Vào thời gian đó, nhân viên trong các công ty chứng khoán hầu hết không được đào tạo căn bản, họ chỉ được học về chứng khoán thông qua ba lớp chứng chỉ ngắn hạn của Trung tâm Nghiên cứu và Đào tạo Chứng khoán Thậm chí có nhiều người không thuộc lĩnh vực kinh tế mà từ các lĩnh vực khác như công nghệ thông tin, anh ngữ… chuyển sang.Tuy nhiên, trong giai đoạn hiện nay yêu cầu của các công ty chứng khoán về nhân viên của mình đã thay đổi Hiện nay, nhu cầu về nhân lực của thị trường chứng khoán vẫn còn khá lớn, nhưng chủ yếu tập trung vào nguồn nhân lực chất lượng cao Đây chính là cơ hội để các công ty chứng khoán củng cố và thanh lọc đội ngũ cán bộ của mình Để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực,công ty chứng khoán cần thực hiện một số biện pháp sau:
Xây dựng đội ngũ nhân viên có trình độ và kinh nghiệm
Trình độ chuyên môn là yêu cầu tối thiểu cần phải có để hành nghề chứng khoán Thị trường chứng khoán là thị trường bậc cao của nền kinh tế, nơi diễn ra việc trao đổi các chứng khoán Do đó, đội ngũ nhân viên hành nghề chứng khoán phải có kiến thức chuyên môn vững vàng, có kiến thức đa dạng trên nhiều lĩnh vực, kỹ năng nghiệp vụ giỏi Như vậy, để nâng cao trình độ của cán bộ nhân viên trong công ty, ta có thể thực hiện theo các hướng sau:
- Cử cán bộ đi học các khoá đào tạo của Trung tâm nghiên cứu khoa học và đào tạo chứng khoán để nâng cao trình độ và đảm bảo điều kiện hành nghề theo yêu cầu của UBCKNN.
- Thường xuyên tổ chức cập nhập kiến thức như phổ biến kiến thức cũng như phổ biến các văn bản pháp luật mới về chứng khoán và thị trường chứng khoán cho cán bộ nhân viên Có thể tổ chức các buổi hội thảo trao đổi kinh nghiệm và mời các chuyên gia kinh tế nước ngoài về giảng dạy cho nhân viên trong công ty
- Tổ chức sát hạch định kỳ về chứng khoán của cán bộ, nhân viên để kiểm tra trình độ.
- Trích một khoản quỹ khen thưởng phúc lợi thích hợp, cử nhân viên đi học các khoá học chuyên sâu về kiến thức tài chính kế toán như kế toán kiểm toán, định giá, tài chính doanh nghiệp hiện đại… nhất là đối với nhân viên phòng tư vấn và phân tích để nâng cao hơn trình độ nhân viên so với trong nước cũng như theo kịp trình độ thế giới.
- Nhu cầu hội nhập quốc tế của ngành chứng khoán cũng rất lớn vì vậy trình độ ngoại ngữ của nhân viên cũng cần phải được chú trọng và nâng cao.
Việc động viên và hỗ trợ học phí cho nhân viên tham gia các khoá học ngoại ngữ cũng rất quan trọng
Xây dựng đội ngũ nhân viên có đạo đức nghề nghiệp tốt
Trong bất cứ ngành nào, để tồn tại và phát triển, nhà lãnh đạo công ty phải duy trì và phát triển được khách hàng cho công ty mình Muốn vậy, không có con đường nào khác là phải tổ chức kinh doanh dựa trên sự tin cậy và tín nhiệm Ngành chứng khoán cũng vậy, do thị trường chứng khoán là thị trường của thông tin nên sự thành công của thị trường chủ yếu phụ thuộc vào lòng tin của công chúng về tính minh bạch, công bằng và toàn vẹn của thị trường
Bản chất của đạo đức nghề nghiệp nói chung là tính tin cậy Những người làm việc trong một ngành nghề nhất định được khẳng định là có đạo đức nghề nghiệp nghĩa là phải có độ tin cậy, họ sử dụng quyền hạn do tính chất nghề nghiệp mà có mang lại hiệu quả tốt nhất cho xã hội Trong kinh doanh chứng khoán các chủ thể phải tuân thủ những nguyên tắc đạo đức nghề nghiệp sau:
- Chủ thể kinh doanh chứng khoán phải hoạt động đúng pháp luật, chấp hành nghiêm các qui chế, tiêu chuẩn hành nghề liên quan đến hoạt động kinh doanh chứng khoán.
- Có năng lực chuyên môn, có tinh thần trách nhiệm và tận tuỵ với công việc.
- Giao dịch trung thực, công bằng, vì lợi ích của khách hàng, đặt lợi ích của khách hàng lên trên lợi ích của công ty Trong trường hợp có xung đột giữa lợi ích công ty và lợi ích khách hàng phải ưu tiên của khách hàng.
- Cung cấp đầy đủ, chính xác các thông tin cần thiết cho khách hàng, bảo vệ tài sản của khách hàng, giữ bí mật các thông tin về tài khoản của khách hàng trừ trường hợp khách hàng đồng ý bằng văn bản hoặc theo yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước
- Không được sử dụng các lợi thế của mình làm tổn thương đến khách hàng và làm ảnh hường xấu đến hoạt động chung của thị trường, không được thực hiện các hoạt động có thể làm khách hàng và công chúng hiểu nhầm về giá cả, giá trị và bản chất của chứng khoán Ví dụ, sử dụng thông tin nội gián để kinh doanh, thuyết phục khách hàng mua, bán chứng khoán quá nhiều…
- Không được làm các công việc có cam kết nhận hay trả những khoản thù lao ngoài khoản thu nhập thông thường.
Trong kinh doanh chứng khoán thì đạo đức nghề nghiệp lại là vấn đề vô cùng quan trọng Bởi yếu tố đầu tiên đo lường chất lượng các sản phẩm dịch vụ chứng khoán là uy tín của đơn vị cung cấp Nói rộng hơn đạo đức nghề nghiệp còn quyết định đến sự tồn tại và phát triển của nghành kinh doanh chứng khoán.
Nhận thức sâu sắc vấn đề này, công ty cần xây dung bộ Qui tắc đạo đức nghề nghiệp và bộ Qui tắc ứng xử riêng cho mình để điều tiết mọi hoạt động của tất cả nhân viên trong công ty Chẳng hạn, đối với nhân viên môi giới thì cần tuân theo các qui tắc đạo đức nghề nghiệp như:
- Tính bảo mật tài sản của khách hàng
- Ưu tiên lợi ích của khách hàng lên trên
- Không trục lợi riêng từ tài khoản của khách hàng
- Tính trung thực, công bằng và đáng tin cậy
Và một số qui tắc ứng xử nhân viên môi giới cần tuân thủ như :
- Tận tuỵ với công việc
- Ân cần, tươi cười, niềm nở với khách hàng
- Đón tiếp chu đáo, làm hài lòng khách hàng
Nâng cao tinh thần thái độ phục vụ khách hàng
Vấn đề này tưởng chừng đơn giản, dễ giải quyết nhưng rất đáng quan tâm chú trọng Trừ hoạt động tự doanh ra thì các hoạt động khác đều phải tiếp xúc với khách hàng.
KIẾN NGHỊ
3.5.1 Kiến nghị đối với Bộ Tài chính, Chính phủ
+ Xây dựng và hoàn thiện khung pháp lý: bất kỳ hoạt động nào của TTCK, thị trường tài chính cũng như hoạt động các CTCK cũng cần có sự điều chỉnh của hệ thống pháp luật Do đó, cùng với sự phát triển thị trường, xu thế hội nhập thì các cơ quan chức năng cần có sự thay đổi, bổ sung, chỉnh sửa khung pháp lý cho phù hợp với yêu cầu phát triển của thị trường Đặc biệt trong xu thế toàn cầu hoá, khung pháp lý cần phải được điều chỉnh để giúp TTCK và CTCK phát triển bền vững, hội nhập hiệu quả.
+ Đề nghị Chính phủ tiếp tục đẩy mạnh công tác tạo hàng hoá cho TTCK bằng cách sớm CPH và đưa lên sàn giao dịch một số công ty lớn như: công ty điện thoại di động vinaphone và Mobifone, ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam…nhằm thu hút vốn để đầu tư cơ sở hạ tầng của đất nước và để giúp cho các CTCK phát triển tốt hoạt động tư vấn của mình Phải gắn bó mật thiết lộ trình CPH với hoạt động tư vấn của CTCK từ khâu lập hồ sơ đến sau khi CPH Trong đó các CTCK phải thể hiện thật rõ vai trò của mình trong họat động tư vấn CPH Công việc này phải được tiến hành đồng đều ở tất cả các công ty trong nhiều lĩnh vực và luôn phải có sự hỗ trợ từ phía các trung gian tài chính Có như vậy thì TTCK Việt Nam mới có những hàng hoá tinh về chất lượng, đông đảo về số lượng
+ Chính phủ có những thay đổi về cơ chế lãi suất trái phiếu chính phủ cho phù hợp Đồng thời có những chính sách xác lập và hỗ trợ các tổ chức tạo lập thị trường cho trái phiếu chính phủ Điều này sẽ giúp tăng tình hấp dẫn cho trái phiếu chính phủ và tạo điều kiện thu hút được nhiều vốn hơn nữa để đầu tư phát triển
+ Bộ Tài Chính nên có văn bản hướng dẫn việc mua bán, sáp nhập đối với CTCK để tạo hành lang pháp lý cho hoạt động này vì chắc chắn trong thời gian tới xu hướng này sẽ diễn ra mạnh mẽ trong tương lai gần
+ Nhà nước cần đầu tư cơ sở hạ tầng cho TTCK Hiện tại, hệ thống phần mềm rất cũ và lạc hậu gây ách tắc trong giao dịch, thiệt hại đến quyền lợi cuả nhà đầu tư Khi mà số lượng các nhà đầu tư tham gia mua bán chứng khoán tăng quá nhanh thì việc đầu tư mở rộng mặt bằng chỉ là biện pháp cơ học tạm thời Các CTCK không thể đáp ứng được nhu cầu của nhà đầu tư bằng phương pháp mở rộng mặt bằng hay loại bớt khách hàng mà cách tốt nhất để đạt được hiệu quả đầu tư, nâng cấp công nghệ.
Hệ thống lưu ký, thanh toán bù trừ cần phải hiện đại hơn trên cơ sở nâng cấp hệ thống lưu ký đang vận hành Hiện nay, T+3 đối với giao dịch cổ phiếu và chứng chỉ quỹ là hơi dài, cần phải rút ngắn hơn để việc giao dịch cho nhà đầu tư được nhanh chóng hơn, giúp họ có thể quay vòng vốn nhanh hơn. + Đối với TTCK tổ chức đánh giá tín nghiệm có vai trò hết sức quan trọng Định mức tín nghiệm là việc đánh giá xếp hạng các doanh nghiệp, đo lường vị thế doanh nghiệp từ đó đưa ra các dự báo về triển vọng phát triển của doanh nghiệp trong tương lai Thông qua đó ta thấy được bức tranh tài chính của doanh nghiệp Kết quả định mức tín nghiệm này rất có ý nghĩa đối với hoạt động bảo lãnh phát hành, tự doanh, tư vấn đầu tư của công ty hiện nay Hiện nay, chúng ta chưa có một tổ chức định mức tín nghiệm uy tín nào có uyt ín Đây là một hạn chế rất lớn Vì vầy đề nghị Chính phủ cần khẩn trương thành lập một tổ chức định mức tín nghiệm chuyên nghiệp của Việt Nam hoặc liên doanh với nước ngoài để học hỏi kinh nghiệm quốc tế và tận dụng cơ hội đào tạo cán bộ, nhân viên trong lĩnh vực này Muốn vậy, chúng ta cần chuẩn bị môi trường pháp lý cho các tổ chức này, cần phải xây dựng đầy đủ: chế độ kế toán, kiểm toán, chế độ công bố thông tin, cơ chế hoạt động chi tiết cho các tổ chức này Đồng thời xây dựng các tiêu chuẩn xếp hạng doanh nghiệp trên cơ sở tham khảo của các nước khác, đào tạo những chuyên gia định mức tín nghiệm chuyên nghiệp.
+ Bên cạnh sự phát triển nhanh của TTCK cần có giảp pháp ngăn chặn sự phát triển quá “nóng”, giá cổ phiếu chưa sát với giá trị thực sẽ gây thiệt hại cho các nhà đầu tư và tác động xấu đến nề kinh tế vĩ mô của đất nước Do vậy, các cơ quan quản lý Nhà nước phải tăng cường công tác quản lý, có các giải pháp phù hợp trong từng thời điểm cụ thể để kiểm soát những biến động và không để đầu cơ gây ảnh hưởng đến nền kinh kế Bên cạnh đó cần kiểm soát luồng vốn bằng cách rà soát lại kênh dẫn vốn của ngân hàng vào thị trường để có con số đánh giá chính xác ,đẩy mạnh quản lý lại văn phòng đại diện công ty quản lý quỹ và áp dụng chế độ báo cáo, công bố thông tin theo quy định của Luật chứng khoán.
+ TTCK Việt Nam còn non trẻ nên việc cập nhật kiến thức, nâng cao sự hiểu biết về chứng khoán là vấn đề cần thiết Thực tế là phần lớn nhà đấu tư cá nhân nhỏ lẻ còn thiếu hiểu biết về chứng khoán và TTCK nên dễ đầu tưu theo yếu tố tâm lý Đối với các doanh nghiệp thì khá nhiều doanh nghiệp chưa hiểu rõ về lợi ích mà TTCK mang lại do đó còn ngần ngại và chưa muốn tham gia thị trường Vì vậy, cần phải mở rộng hệ thống đào tạo ở các trường đại học; tăng cường các lớp phổ cập kiến thức cho doanh nghiệp, công chúng đầu tư qua các lớp đào tạo ngắn hạn Mặt khác, nên tăng cường phổ biến kiến thức qua các phương tiện thông tin đại như báo chí, phát thanh, truyền hình, internet…
3.5.2 Kiến nghị đối với UBCKNN
+ Đẩy mạnh công tác giám sát thị trường đối với các thành viên tham gia trên TTCK
Tập trung vào giám sát việc tuân thủ pháp luật trong hoạt động tự doanh, cung cấp các dịch vụ chứng khoán, chấp hành chế độ báo cáo, giám sát và quy trình kiểm tra mở tài khoản, đặt lệnh và giao dịch tại các CTCK nhằm tăng cường giám sát, phát triển TTCK ổn định và bền vững.
Phải xử nghiêm các CTCK có hành vi vi phạm như biết giá sẽ xuống nên mua bán nhanh, thậm chí mua bán cả giấy phép Đồng thời, UBCKNN cần nhanh chóng ra chỉ thị cấm các CTCK tiếp tay cho đầu cơ ngắn hạn như tiến hành các dịch vụ mua khống chứng khoán T+3 và dùng chứng khoán đã mua nhưng chưa về tài khoản của nhà đầu tư làm tài sản đảm bảo để nhằm nâng mức tín dụng cho vay mua chứng khoán.
- Đối với các tổ chức niêm yết
Tập trung giám sát việc tuân thủ các quy định của pháp luật trong việc chấp hành các điều kiện niêm yết, chế độ báo cáo cung cấp thông tin của các tổ chức niêm yết.
Giám sát hoạt động giao dịch trên thị trường tập trung với các mục tiêu là phát hiện và xử lý các giao dịch có dấu hiệu thao túng, lũng đoạn thị trường, các giao dịch chứng khoán giả tạo.
+ Đẩy mạnh công tác công bố thông tin trên TTCK
Một trong những đòi hỏi quan trọng của TTCK là vấn đề thông tin, thông tin là yếu tố đầu vào quan trọng cho các hoạt động của CTCK và nhà đầu tư. Tuy nhiên, những quy định công bố thông tin của doanh nghiệp còn nhiếu bất cập dẫn đến thông tin thiếu chính xác ảnh hưởng tới chất lượng dịch vụ cung ứng Bên cạnh đó, TTCK Việt Nam nhỏ hẹp chưa có các trung gian cug cấp thông tin, dữ liệu giúp cho các CTCK có cơ sở để thực hiện các nghiệp vụ. Đây là một trong những điểm yếu của thị trường tài chính Việt Nam so với nước ngoài Vì vậy, cần xây dựng trung tâm lưu trữ và xử lý số liệu cho thị trường tài chính Việt nam, đây là nguồn cung cấp thông tin quan trọng cho các CTCK trong việc thực hiện các nghiệp vụ.
+ UBCKNN cần theo dõi sát mọi diễn biến của thị trường để phân tích đánh giá và nhận định cho phù hợp; đồng thời tham khảo các nước trong khu vực về công tác quản lý cũng như các quy luật thị trường nhằm hạn chế tối đa những rủi ro, tiếp tục phát triển TTCK nhanh và bền vững.
+ UBCKNN cần phối hợp với ngân hàng để chỉnh sửa những quy chế quản lý ngoại hối đối với hoạt động chứng khoán; phối hợp với Tổng cục
Thuế đưa ra hướng dẫn thực hiện luật Thuế thu nhập áp dụng đối với các đối tượng tham gia TTCK Nghiên cứu để hoàn chỉnh các quy chế kế toán trong các CTCK, công ty niêm yết; tiếp tục tham gia với Bộ kế hoạch và đầu tư đẩy mạnh CPH các doanh nghiệp nhà nước, hướng dẫn một số NHTM cổ phần hoá và niêm yết trên TTCK.