SƠ LƯỢC VỀ BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ, VỤ THẨM ĐỊNH VÀ GIÁM SÁT ĐẦU TƯ
Bộ kế hoạch và đầu tư
Theo dòng lịch sử, chúng ta có thể điểm lại các mốc quan trọng trong quá trình xây dựng và trưởng thành của ngành Kế hoạch và Đầu tư và Bộ Kế hoạch và Đầu tư:
Ngày 14/5/1950, Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà ra Sắc lệnh số 68-SL thành lập Ban Kinh tế Chính phủ(thay cho Uỷ ban nghiên cứu kế hoạch kiến thiết) Ban Kinh tế Chính phủ có nhiệm vụ nghiên cứu, soạn thảo và trình Chính phủ những đề án về chính sách, chương trình, kế hoạch kinh tế hoặc những vấn đề quan trọng khác.
Cùng với thời gian, qua các thời kỳ phát triển kinh tế – xã hội của đất nước, Chính phủ đã có hàng loạt các Nghị định quiy định và bổ sung chức năng cho uỷ ban Kế hoạch Nhà nước.
Ngày 27/11/1986 Hội đồng Bộ trưởng có Nghị định số 151/HĐBT giải thể uỷ ban phân vùng kinh tế Trung ương, giao công tác phân vùng kinh tế cho uỷ ban kế hoạch Nhà nước.
Ngày 1/1/1993, uỷ ban Kế hoạch Nhà nước tiếp nhận Viện nghiên cứu Quản lý kinh tế TW, đảm nhận nhiệm vụ xây dựng chính sách, luật pháp kinh tế phục vụ công cuộc đổi mới Ngày 1/11/1995 Chính phủ đã ra quyết định số 75/CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Bộ
Kế hoạch và Đầu tư trên cơ sở hợp nhất uỷ ban Kế hoạch Nhà nước và uỷ ban Nhà nước về hợp tác và đầu tư
1.2 Chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức
Bộ kế hoạch và đầu tư là cơ quan của chính phủ, thực hiện chức năng quản lý nhà nước về kế hoạch và đầu tư, bao gồm: tham mưu tổng hợp về chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội chung của cả nước, về cơ chế, chính sách quản lý kinh tế chung và một số lĩnh vực cụ thể, về đầu tư trong nước, ngoài nước, khu công nghiệp, khu chế xuất, về quản lý nguồn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) thầu, doanh nghiệp, đăng kí kinh doanh trong phạm vi cả nước; quản lý nhà nước các dịch vụ công trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của bộ theo quy định của pháp luật.
Theo nghị định này, bộ kế hoạch và đầu tư có những nhiệm vụ chủ yếu sau a) Tổ chức nghiên cứu xây dựng chiến lược và quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội của cả nước và các quy hoạch phát triển kinh tế- xã hội theo ngành, vùng lãnh thổ. b) Trình chính phủ các dự án luật, pháp lệnh, các văn bản pháp quy có liên quan đến cơ chế chính sách về quản lý kinh tế, khuyến khích đầu tư trong và ngoài nước nhằm thực hiện cơ cấu kinh tế phù hợp với chiến lược, quy hoạch, kế hoạch để ổn định và phát triển kinh tế – xã hội. c) Tổng hợp các nguồn lực của cả nước kể cả nguồn lực từ nước ngoài để xây dựng trình chính phủ các kế hoạch dài hạn, trung hạn, ngắn hạn về phát triển kinh tế – xã hội và các cân đối chủ yếu của nền kinh tế quốc dân. d) Hướng dẫn các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc chính phủ, ubnd tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trong việc thực hiện quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội. e) Làm chủ tịch các hội đồng cấp nhà nước: Xét duyệt định mức kinh tế – kĩ thuật, xét thầu quốc gia, giám sát, đánh giá đầu tư thành lập doanh nghiệp nhà nước; điều phối quản lý và sử dụng nguồn ODA; cấp giấy phép đầu tư cho các dự án hợp tác, liên doanh. f) Trình thủ tướng chính phủ quyết định việc sử dụng quỹ dự trữ nhà nước
CÁC THỨ TRƯỞNG(7 THỨ TRƯỞNG)
CÁC TỔ CHỨC GIÚP BỘ TRƯỞNG THỰC HIỆN CHỨC NĂNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC(20TỔ CHỨC) CÁC TỔ CHỨC SỰ NGHIỆP THUỘC BỘ(6 TỔ CHỨC )
CÁC ĐỒNG CHÍ NGUYÊN LÃNH ĐẠO BỘ(3 Đ/C)
VỤ THẨM ĐỊNH VÀ GIÁM SÁT ĐẦU TƯ g) Tổ chức nghiên cứu dự báo, thu thập xử lý các thông tin về phát triển kinh tế – xã hội. h) Tổ chức đào tạo lại và bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn cho đội ngũ công chức, viên chức trực thuộc bộ quản lý. i) Thực hiện hợp tác quốc tế trong lĩnh vực chiến lược phát triển chính sách kinh tế, quy hoạch và kế hoạch hoá phát triển.
Ta có mô hình cơ cấu tổ chức của Bộ kế hoạch và Đầu tư như sau:
Vụ thẩm định và giám sát đầu tư – Bộ kế hoạch và Đầu tư
2.1 Chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức
Vụ thẩm định và giám sát đầu tư thuộc Bộ kế hoạch và Đầu tư giúp bộ trưởng thực hiện chức năng quản lý nhà nước trong việc giám sát, đánh giá đầu tư dự án và giám sát đầu tư.
2.1.2.1 Chủ trì tổ chức thực hiện công tác giám sát, đánh giá đầu tư các quy hoạch phát triển ngành, quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội vùng lãnh thổ, các dự án đầu tư trong nước, đầu tư trực tiếp nước ngoài do thủ tướng chính phủ quyết định và cho phép đầu tư và các dự án đầu tư thuộc thẩm quyền cấp phép của bộ trưởng bộ kế hoạch và đầu tư Tham gia với các vụ liên quan trong bộ xem xét để bộ có ý kiến đối với các dự án đầu tư, các dự án quy hoạch thuộc thẩm quyền quyết định của các bộ, ngành, địa phương và doanh nghiệp.
2.1.2.2 Làm nhiệm vụ thường trực của hội đồng giám sát, đánh giá đầu tư nhà nước về các dự án đầu tư; tổ chức giám sát, đánh giá đầu tư các dự án đầu tư quan trọng quốc gia theo quy chế làm việc hội đồng.
2.1.2.3 Làm đầu mối tổ chức thực hiện công tác giám sát tổng thể đầu tư trong phạm vi toàn quốc, giám sát, đánh giá các dự án đầu tư trong nước do thủ tướng chính phủ quyết định đầu tư, cho phép đầu tư hoặc thủ tướng giao; phối hợp với các đơn vị trong bộ thực hiện đánh giá tổng thể đầu tư của nền kinh tế quốc dân.
2.1.2.4 Tham gia nghiên cứu, soạn thảo các văn bản quy phạm pháp luật về đầu tư; chủ trì soạn thảo các văn bản quy phạm cụ thể trong lĩnh vực giám sát,đánh giá đầu tư và giám sát đầu tư; hướng dẫn nghiệp vụ giám sát, đánh giá đầu tư, giám sát đầu tư cho các bộ, ngành và địa phương.
2.1.2.5 Tổng kết, đánh giá, báo cáo về công tác giám sát, đánh giá đầu tư, giám sát các dự án đầu tư; cung cấp thông tin cần thiết cho mạng thông tin của Bộ.
2.1.2.6 Phối hợp với văn phòng bộ quản lý và sử dụng lệ phí giám sát, đánh giá đầu tư theo quy định của nhà nước.
2.1.2.7.Thực hiện các nhiệm vụ khác do bộ trưởng bộ kế hoạch và đầu tư giao.
Ngoài ra, vụ còn thực hiện nhiều nhiệm vụ khác theo sự phân công của bộ như tham gia xây dựng luật pháp, chế độ chính sách, thanh tra trong bộ và liên ngành.
2.1.3 Cơ cấu tổ chức Đầu năm 2005 tổng số cán bộ có 25 người, trong đó gồm 4 lãnh đạo, 21 chuyên viên(có 3 cán bộ tập sự, 2 công chức dự bị) Trong năm đã có một số thay đổi nhân sự, cụ thể là:
- 3 cán bộ về nghỉ hưu;
- 1 chuyển đi cơ quan khác
- 1 cán bộ được thông báo về nghỉ hưu Đến thời điểm cuối năm đơn vị có 21 người, gồm 4 đồng chí lãnh đạo vụ (vụ trưởng và 3 vụ phó), 17 chuyên viên(2 là công chức dự bị, 1 cán bộ được nghỉ chế độ)
Ta có sơ đồ cơ cấu tổ chức của vụ như sau:
Trong năm có 5 cán bộ tham gia các khoá học dài hạn về chuyên môn, lý luận chính trị và quản lý nhà nước (theo hình thức tại chức); 5 cán bộ học khoá đào tạo ngắn hạn tiền công chức (3 tháng).
Số lượng chuyên viên trực tiếp xử lý công việc là 17 người trong đó có
5 đồng chí mới tuyển dụng So với năm 2004, lực lượng cán bộ giảm đáng kể, đặc biệt là số cán bộ có kinh nghiệm giảm nhiêu Tính bình quân theo quỹ thời gian làm việc thực tế chỉ có 3 cán bộ và 14 chuyên viên làm việc thực tế.
2.2 Một số hoạt động chủ yếu của Vụ thẩm định và giám sát đầu tư
Qua một năm công tác, tổng hợp các nhiệm vụ được giao và các công việc đã hoàn thành có thể đánh giá những kết quả của vụ như sau:
Trong năm vụ TĐ & GSĐT đã thực hiện một khối lượng công việc khá lớn Riêng công tác giám sát, đánh giá đầu tư dự án, đã xem xét 460 hồ sơ dự án, trong đó đã hoàn thành trình lãnh đạo bộ thông qua gần trên 400 hồ sơ (kể cả hồ sơ xin đăng ký kinh doanh dịch vụ trò chơi điện tử có thưởng dành cho người nước ngoài) Như vậy, tính bình quân mỗi chuyên viên trực tiếp xử lý gần 15 hồ sơ/năm (tính bình quân số lượng chuyên viên trong năm là 14 người) và tham gia đóng góp ý kiến trên 200 hồ sơ do các vụ chuyên ngành
Vụ phó Vụ phó Vụ phó
(17 người) chủ trì xử lý Như vậy, bình quân 1 chuyên viên xử lý khoảng 33 hồ sơ (cao hơn mức đạt được năm 2004).
Công tác thẩm tra, giám sát, đánh giá đầu tư dự án theo yêu cầu quản lý đầu tư hiện hành đòi hỏi ngày càng chặt chẽ, nghiêm ngặt về pháp lý và các nội dung kinh tế kỹ thuật, vì vậy nhiều vấn đề cần được kiểm tra, xem xét kỹ lưỡng, đòi hỏi nhiều thời gian nghiên cứu, chuẩn bị báo cáo Các bước công việc đều được thực hiện theo quy trình, quy chế chung của bộ và quy chế làm việc của vụ, theo sự chỉ đạo của lãnh đạo bộ và đơn vị Chất lượng công tác nói chung đã đáp ứng được yêu cầu, không có sai sót, các đề xuất, kiến nghị và những ý kiến tham mưu được lãnh đạo bộ chấp thuận; phần lớn ý kiến giám sát, đánh giá đầu tư do vụ đề xuất để lãnh đạo bộ kiến nghị được thủ tướng chính phủ chấp nhận.
NỘI DUNG GIÁM SÁT, ĐÁNH GIÁ ĐẦU TƯ; PHƯƠNG THỨC THỰC HIỆN GIÁM SÁT, ĐÁNH GIÁ ĐẦU TƯ; BÁO CÁO VỀ GIÁM SÁT, ĐÁNH GIÁ ĐẦU TƯ; CHI PHÍ GIÁM SÁT, ĐÁNH GIÁ ĐẦU TƯ
Nội dung giám sát, đánh giá đầu tư
1.1 Đánh giá tổng thể đầu tư Đánh giá tổng thể đầu tư bao gồm a) đánh giá tổng thể đầu tư của nền kinh tế, ngành, địa phương, vùng lãnh thổ
- Tổng hợp, phân tích, đánh giá tình hình và kết quả đầu tư của nền kinh tế, ngành, địa phương theo các chỉ tiêu phản ánh quy mô, tốc độ, cơ cấu, tiến độ, cơ cấu đầu tư
- Đánh giá mức độ đạt được so với quy hoạch được duyệt, nhiệm vụ kế hoạch hoặc so với mức đạt được của kỳ trước.
- Xác định các yếu tố, nguyên nhân ảnh hưởng tới tình hình và kết quả đầu tư; đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư trong kỳ hoặc giai đoạn kế hoạch sau; đánh giá tính khả thi của các quy hoạch, kế hoạch được duyệt. Đánh giá tổng thể toàn bộ nền kinh tế do bộ kế hoạch và đầu tư phối hợp với các bộ, ngành tổng hợp thực hiện hàng năm, 5 năm hoặc theo yêu cầu của chính phủ. Đánh giá tổng thể đầu tư của ngành, địa phương do bộ quản lý ngành và ubnd cấp tỉnh thực hiện hàng năm và trong từng thời kỳ kế hoạch (thường là 5 năm). b) Đánh giá tổng thể về quản lý đầu tư Đánh giá tổng thể về quản lý đầu tư nhằm đánh giá tình hình thực hiện các quy định về quản lý đầu tư ở các bộ, ngành, địa phương, phát hiện những sai phạm, những vướng mắc để kịp thời chấn chỉnh hoạt động đầu tư ở các bộ, ngành, địa phương và xử lý kịp thời về mặt cơ chế, chính sách cho thích hợp với tình hình thực tế, gồm:
- Đánh giá tình hình triển khai của các bộ, ngành, địa phương và các cấp về việc:
+ Thực hiện các quy định trong công tác chuẩn bị đầu tư: trình tự lập, thẩm tra, giám sát, đánh giá đầu tư, phê duyệt dự án đầu tư; sự phù hợp với chiến lược, quy hoạch, kế hoạch của nhà nước trong việc ra quyết định đầu tư
+ thực hiện các quy định trong quá trình thực hiện đầu tư: quản lý sử dụng đất đai, đền bù giải phóng mặt bằng, huy động các nguồn vốn, trình tự xây dựng cơ bản (lập, phê duyệt thiết kế, tổng dự toán…)
- Phân tích các nguyên nhân thực hiện tốt và chưa tốt quy chế quản lý đầu tư ở các bộ, ngành, địa phương; phát hiện các vấn đề chưa phù hợp với tình hình thực tế và đề xuất các giải pháp xử lý kể các kiến nghị bổ sung sửa đổi các quy định hiện hành.
Giám sát, đánh giá tổng thể về quản lý đầu tư do bộ quản lý ngành và UBND cấp tỉnh thực hiện 6 tháng một lần.
1.2 Giám sát, đánh giá dự án đầu tư
Giám sát, đánh giá dự án đầu tư theo các giai đoạn gồm:
1.2.1 Giám sát chuẩn bị đầu tư
Giám sát chuẩn bị đầu tư là việc theo dõi, kiểm tra của cơ quan quản lý cấp trên đối với cấp dưới về quá trình chuẩn bị và ra quyết định đầu tư của dự án Giám sát, đánh giá chuẩn bị đầu tư được thực hiện trong quá trình nghiên cứu, khảo sát lập dự án đến khi có quyết định đầu tư, gồm các nội dung sau:
- Kiểm tra sự đảm bảo các quy định về pháp lý trong việc chuẩn bị đầu tư(lập, thẩm tra, giám sát, đánh giá đầu tư, phê duyệt dự án); kiểm tra nội dung quyết định đầu tư theo quy định nêu tại điều 30 nghị định 52/cp; đánh giá sự phù hợp của quyết định đầu tư với quy hoạch, kế hoạch, chương trình đầu tư của ngành, địa phương; thẩm quyền và trình tự ra quyết định đầu tư đối với dự án. Đối với dự án sử dụng vốn thuộc sở hữu của doanh nghiệp và các nguồn vốn huy động khác của doanh nghiệp chỉ xem xét và đánh giá về sự phù hợp của quyết định đầu tư với quy hoạch của ngành và địa phương.
- Đánh giá tổng thể về tính khả thi của quyết định đầu tư theo những yếu tố chủ yếu của dự án (mục tiêu, quy mô, công nghệ, tiến độ, vốn, nguồn vốn, môi trường và hiệu quả đầu tư); làm rõ những mâu thuẫn (nếu có) giữa quyết định đầu tư và nội dung dự án. Đối với những dự án sử dụng vốn thuộc sở hữu của doanh nghiệp và các nguồn vốn huy động khác của doanh nghiệp chỉ xem xét, đánh giá về mục tiêu, quy mô và bảo đảm môi trường của dự án.
- Đánh giá về năng lực của chủ đầu tư (năng lực về tài chính và chuyên môn, kinh nghiệm quản lý dự án)
1.2.2 Giám sát, đánh giá quá trình thực hiện dự án đầu tư
Giám sát, đánh giá quá trình thực hiện dự án là việc theo dõi, kiểm tra, xác định mức độ đạt được của quá trình thực hiện dự án theo quyết định đầu tư.
Nội dung giám sát đánh giá quá trình thực hiện đầu tư bao gồm:
- Theo dõi, kiểm tra thường xuyên quá trình thực hiện dự án gồm:
+ Việc chấp hành các quy định về lập, giám sát, đánh giá đầu tư và phê duyệt thiết kế, tổng dự toán; công tác đấu thầu; điều kiện khởi công xây dựng…
+ Việc bố trí kế hoạch huy động và sử dụng vốn của dự án; việc thanh toán trong quá trình thực hiện dự án
+ Việc thực hiện tiến đô, tổ chức quản lý dự án; các yêu cầu về bảo vệ môi trường.
- Kiểm tra việc áp dụng và chấp hành các chính sách, chế độ quy định của nhà nước, của ngành và địa phương áp dụng đối với dự án.
- Đánh giá năng lực của ban quản lý dự án theo phương thức thực hiện đầu tư đã lựa chọn.
- Đánh giá mức độ hoàn thành các chỉ tiêu chủ yếu (khối lượng, tiến độ, chất lượng, giải ngân), ảnh hưởng về môi trường và xã hội trong quá trình thực hiện đầu tư.
- Trên cơ sỏ theo dõi, kiểm tra, đánh giá quá trình thực hiện dự án phát hiện những vấn đề phát sinh (thay đổi thiết kế, dự toán, nguồn vốn, các điều kiện khác để thực hiện dự án), các sai phạm hoặc bất hợp lý, những khó khăn, vướng mắc về cơ chế, chính sách cần giải quyết.
- Đề xuất các giải pháp, kiến nghị người có thẩm quyền quyết định đầu tư hoặc cơ quan liên quan xem xét, giải quyết, để đảm bảo tiến độ đầu tư. Đối với dự án sử dụng vốn huy động của doanh nghiệp và các nguồn vốn khác, giám sát, đánh giá thực hiện đầu tư chỉ bao gồm một số nội dung sau:
+ Kiểm tra, đánh giá việc thực hiện tiến độ; các yêu cầu về bảo vệ môi trường, sử dụng đất đai.
+ Kiểm tra việc áp dụng và chấp hành các chính sách, chế độ quy định của nhà nước, của ngành và địa phương áp dụng đối với dự án. Đối với dự án đầu tư sử dụng nhiều nguồn vốn, nội dung giám sát, đánh giá được áp dụng theo nguồn vốn sử dụng đầu tư cho từng hạng mục trong trường hợp có thể tách riêng được nguồn vốn cho từng hạng mục, hoặc theo nguồn vốn có tỷ trọng lớn nhất trong trường hợp không tách riêng được nguồn vốn sử dụng cho từng hạng mục, hoặc theo phương thức quản lý áp dụng cho dự án đã được thoả thuận của các thành viên với các dự án sử dụng vốn góp của nhiều thành phần.
Phương thức thực hiện giám sát, đánh giá đầu tư
2.1 Tổ chức theo dõi, tổng hợp, phân tích tình hình
Các cơ quan thực hiện nhiệm vụ theo dõi, phân tích, đánh giá tình hình thực hiện đầu tư và quản lý hoạt động đầu tư trên cơ sở các thông tin, báo cáo định kỳ theo hệ thống và chế độ quy định.
Các cơ quan thực hiện giám sát, đánh giá đầu tư các bộ, ngành và địa phương cần tổ chức mạng thông tin liên thông để thu thập và cập nhật thông tin, phối hợp theo dõi đánh giá đầu tư.
2.2 Kiểm tra, xem xét thường xuyên
Các cơ quan nhà nước thực hiện giám sát, đánh giá đầu tư thực hiện nhiệm vụ giám sát, đánh giá đầu tư bằng việc kiểm tra, xem xét thường xuyên hoạt động đầu tư thuộc phạm vi trách nhiệm của mình.
Trong trường hợp phát hiện có những dấu hiệu vi phạm các quy định về quản lý đầu tư, những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện dự án hoặc có những vấn đề chưa rõ trong báo cáo giám sát, đánh giá đầu tư của chủ đầu tư thì các cơ quan, đơn vị thực hiện giám sát, đánh giá đầu tư có thể yêu cầu chủ đầu tư báo cáo hoặc tiến hành giám sát tại chỗ về vấn đề cần tìm hiểu.
Các cơ quan nhà nước thực hiện giám sát, đánh giá đầu tư có thể thực hiện nhiệm vụ giám sát, đánh giá đầu tư tại các cơ quan quản lý đầu tư các cấp của các bộ, ngành, địa phương, tại hiện trường của dự án.
Việc giám sát tại chỗ chỉ tiến hành khi thấy cần thiết phải trao đổi, tiếp xúc với các cơ quan, đơn vị quản lý đầu tư hoặc quan sát trực tiếp đối tượng đầu tư Trường hợp có yêu cầu thực hiện giám sát, đánh giá đầu tư tại chỗ, cơ quan thực hiện giám sát, đánh giá đầu tư cần báo cáo và phải được người có thẩm quyền quyết định Việc thực hiện giám sát tại chỗ phải có kế hoạch, chương trình làm việc cụ thể và thông báo trước ít nhất là 5 ngày làm việc cho cơ quan, đơn vị liên quan biết.
2.3 Tổ chức đánh giá về hoạt động đầu tư
Ngoài việc đánh giá tổng thể đầu tư và tình hình thực hiện dự án đầu tư theo định kỳ, các cơ quan giám sát, đánh giá đầu tư các cấp có thể thực hiện nhiệm vụ đánh giá tổng thể đầu tư hoặc đánh giá dự án gọi chung là đánh giá đầu tư vào thời điểm cần thiết theo yêu cầu của cơ quan cấp trên hoặc của người quyết định đầu tư như đã nêu ở phần nội dung giám sát, đánh giá đầu tư Nhiệm vụ, nội dung và thời điểm đánh giá tổng thể đầu tư hoặc đánh giá dự án đầu tư do cơ quan cấp trên hoặc người có thẩm quyền quyết định đầu tư xem xét quyết định.
Cơ quan, đơn vị được giao nhiệm vụ đánh giá tổng thể đầu tư hoặc đánh giá dự án đầu tư có thể mời các tổ chức tư vấn, chuyên gia có đủ năng lực chuyên môn về các lĩnh vực liên quan tham gia Các tổ chức tư vấn và chuyên gia thực hiện đánh giá đầu tư trên cơ sở hợp đồng với đơn vị được giao nhiệm vụ này Khi có nhu cầu thuê các tổ chức tư vấn hoặc chuyên gia thực hiện đánh giá đầu tư, các đơn vị được giao thực hiện đánh giá đầu tư phải có kế hoạch trình người có thẩm quyền xem xét, quyết định.
Báo cáo về giám sát, đánh giá đầu tư
- Các cơ quan, đơn vị thực hiện giám sát, đánh giá đầu tư các cấp (các bộ, ngành, địa phương, chủ đầu tư) thực hiện chế độ báo cáo quy định như sau:
Bộ kế hoạch và đầu tư báo cáo thủ tướng chính phủ về đánh giá tổng thể đầu tư hàng năm và từng thời kỳ kế hoạch theo yêu cầu của chính phủ; tổng hợp báo cáo về giám sát tổng thể đầu tư 6 tháng một lần; báo cáo tổng hợp giám sát, đánh giá dự án nhóm A trong phạm vi toàn quốc một quý một lần.
- Các bộ, ngành, địa phương định kỳ báo cáo thủ tướng chính phủ về giám sát, đánh giá tổng thể đầu tư 6 tháng một lần, đồng thời gửi đến bộ kế hoạch và đầu tư để tổng hợp Các đơn vị trực thuộc bộ, ngành, tỉnh, thành phố trực thuộc tw thực hiện chế độ báo cáo thường xuyên theo quy định của các ngành và địa phương.
- Chủ đầu tư thực hiện báo cáo quý, 6 tháng và năm cho cơ quan đầu mối thực hiện giám sát, đánh giá đầu tư của bộ, ngành, tỉnh chủ quản của mình; chủ đầu tư dự án của các bộ, ngành đồng thời gửi báo cáo cho cơ quan đầu mối thực hiện giám sát, đánh giá đầu tư của địa phương nơi thực hiện dự án.
Riêng chủ đầu tư dự án nhóm A ngoài việc lập và gửi báo cáo giám sát, đánh giá đầu tư dự án đến cơ quan đầu mối thực hiện giám sát, đánh giá đầu tư của các bộ, ngành và địa phương, đồng thời gửi đến bộ kế hoạch và đầu tư báo cáo quý, 6 tháng, năm để tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ. Đối với các dự án hoàn thành đưa vào hoạt động chủ đầu tư phải lập báo cáo đánh giá kết thúc quá trình đầu tư không chậm hơn 6 tháng kể từ khi hoàn thành dự án đưa dự án vào khai thác sử dụng theo nội dung quy định và gửi đến các cơ quan thực hiện giám sát, đánh giá đầu tư của các bộ, ngành, địa phương trực thuộc và Bộ kế hoạch và Đầu tư (đối với dự án nhóm A).
Các chủ đầu tư chịu trách nhiệm báo cáo đánh giá quá trình khai thác, vận hành dự án theo nội dung quy định gửi đến các cơ quan thực hiện giám sát, đánh giá đầu tư của các bộ, ngành, địa phương trực thuộc và đồng thời gửi đến Bộ kế hoạch và Đầu tư (đối với dự án nhóm A).
- Ban quản lý dự án thực hiện báo cáo giám sát, đánh giá đầu tư do mình quản lý theo quy định của Chủ đầu tư.
Gửi báo cáo quý về giám sát, đánh giá đầu tư đến các cơ quan đầu mối thực hiện giám sát, đánh giá đầu tư của Bộ, ngành và địa phương và Bộ kế hoạch và Đầu tư để tổng hợp (đối với dự án nhóm A) trong thời gian 5 ngày đầu của quý sau.
Các Bộ, ngành và địa phương:
Báo cáo Thủ tướng Chính phủ về giám sát, đánh giá tổng thể đầu tư trong thời gian 10 ngày đầu tháng 7 (đối với báo cáo 6 tháng) và 15 ngày đầu tháng 1 năm sau (đối với báo cáo năm)
Bộ kế hoạch và Đầu tư :
Báo cáo Thủ tướng Chính phủ về đánh giá tổng thể đầu tư hàng năm trong tháng 2 năm sau.
Báo cáo quý về giám sát, đánh giá đầu tư nhóm A trong tháng đầu của quý sau.
Các cơ quan thực hiện giám sát, đánh giá đầu tư có thể báo cáo bất thường khi cần thiết.
Chi phí giám sát, đánh giá đầu tư
4.1 Khái lược chi phí giám sát
Chi phí giám sát, đánh giá đầu tư là toàn bộ chi phí cần thiết để tổ chức thực hiện giám sát, đánh giá các hoạt động đầu tư của nền kinh tế quốc dân, ngành, lĩnh vực, địa phương (gọi chung là giám sát, đánh giá tổng thể đầu tư) và giám sát, đánh giá dự án đầu tư.
4.2 Nội dung chi phí giám sát
Chi phí giám sát, đánh giá đầu tư bao gồm các chi phí có liên quan đến công tác giám sát, đánh giá đầu tư ở các cấp, bao gồm: chi phí cho công tác giám sát, đánh giá tổng thể đầu tư được sử dụng bằng nguồn kinh phí sự nghiệp của cơ quan thực hiện nhiệm vụ này. chi phí cho công tác giám sát, đánh giá dự án đầu tư được tính trong tổng mức đầu tư của dự án.
Việc quản lý, sử dụng chi phí giám sát, đánh giá dự án đầu tư thực hiện theo hướng dẫn của Bộ tài chính.
4.3 Nguồn vốn cho chi phí giám sát
Chi cho công tác giám sát, đánh giá tổng thể đầu tư do cấp có thẩm quyền phê duyệt và được cân đối vào dự toán chi ngân sách Nhà nước hàng năm của cơ quan giám sát, đánh giá đầu tư.
Chi cho công tác giám sát, đánh giá dự án đầu tư được cấp có thẩm quyền phê duyệt và được tính vào tổng mức vốn đầu tư của dự án.
4.4 Định mức chi phí giám sát Định mức chi phí giám sát, đánh giá đầu tư do Bộ xây dựng quy định Trường hợp thuê tư vấn thực hiện công tác giám sát, đánh giá đầu tư, mức chi được tính bằng mức chi tối đa theo quy định.
Các cơ quan, đơn vị nhà nước được giao nhiệm vụ thực hiện công tác giám sát, đánh giá đầu tư được tính mức chi phí bằng 60% chi phí theo quy định.
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC GIÁM SÁT, ĐÁNH GIÁ ĐẦU TƯ TẠI VỤ THẨM ĐỊNH VÀ GIÁM SÁT ĐẦU TƯ
Thực trạng giám sát, đánh giá đầu tư năm 2003-2005
2.1 Tình hình thực hiện công tác giám sát, đánh giá đầu tư năm 2003 2.1.1 Tình hình triển khai thực hiện giám sát, đánh giá đầu tư trong thời gian qua
2.1.1.1 Triển khai công tác giám sát, đánh giá đầu tư ở các Bộ, Ngành và Địa phương:
Sau khi ban hành Thông tư số 03/2003/TT-BKH, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã có các văn bản số 3474 BKH/VPTĐ ngày 12/6/2003 và số 6167 BKH/TĐ&GSĐT ngày 8/10/2003 gửi các UBND tỉnh, thành phố, các Bộ, cơ quan ngang Bộ và các Tổng Công ty 91 đề nghị lập và gửi báo cáo tổng hợp giám sát đánh giá 6 tháng và 9 tháng đầu năm 2003 các dự án đầu tư nhóm B,
C thuộc quyền quản lý; đồng thời đề nghị chỉ đạo chủ đầu tư, các Ban quản lý dự án nhóm A thuộc quyền triển khai giám sát, đánh giá và gửi báo cáo theo quy định. Để đôn đốc thực hiện công tác giám sát, đánh giá dự án, Bộ Kế hoạch và Đầu tư có các văn bản các bộ, các cơ quan ngang bộ, các tỉnh thành phố trực thuộc trung ương, các tổng công ty 91 báo cáo giám sát đấnh giá tổng thể đầu tư (văn bản số 3681 BKH/VPTĐ ngày 19/6/2003 yêu cầu báo cáo 6 tháng và văn bản số 6167 BKH/TĐ&GSĐT ngày 8/10/2003 yêu cầu báo cáo 9 tháng) Đã có nhiều địa phương, Bộ, Ngành gửi Báo cáo giám sát, đánh giá đầu tư Tuy nhiên, nhìn chung tình hình gửi báo cáo chậm so với chế độ báo cáo đã quy định
- Về báo cáo giám sát, đánh giá đầu tư 6 tháng: Có 21 tỉnh, thành phố gửi báo cáo (chiếm tỷ lệ chưa tới 34% số các tỉnh, thành cả nước); 17 Bộ và TCty 91 (chưa đến 30% tổng số các cơ quan cần báo cáo).
- Về báo cáo giám sát, đánh giá đầu tư 9 tháng: Có 20 tỉnh, thành phố gửi báo cáo (chiếm tỷ lệ chưa tới 30% số các tỉnh, thành cả nước); 14 Bộ và TCty 91 (khoảng 25% tổng số các cơ quan cần báo cáo).
Kèm theo Báo cáo này có Danh sách các cơ quan đã gửi báo cáo.
Ngoài ra, số các dự án thực hiện giám sát, đánh giá đầu tư còn ít: Tổng hợp báo cáo của các Bộ, Địa phương, 6 tháng đầu năm chỉ có 1.830 dự án trên tổng số 6.564 dự án nhóm B, C đang triển khai thực hiện đầu tư ở các địa phương và đơn vị gửi báo cáo (chiếm 27,4% số dự án) Báo cáo 9 tháng số liệu còn sơ lược hơn, chỉ có 1.033 dự án (kể cả các dự án thuộc nhóm A, B, C) có gửi báo cáo giám sát đánh giá trên tổng số 3.827 dự án, đạt tỷ lệ 27%. Đối với việc giám sát, đánh giá các dự án nhóm A, Bộ Kế hoạch và Đầu tư có các văn bản yêu cầu các chủ đầu tư và ban quản lý các dự án báo cáo công tác giám sát, đánh giá đầu tư các dự án (van bản số 4092BKH/VPTĐ ngày 08/7/2003 nhóm A yêu cầu báo cáo 6 tháng đầu năm, văn bản số 6166 BKH/TĐ&GSĐT ngày 8/10/2003 yêu cầu báo cáo 9 tháng).
Các chủ đầu tư và ban quản lý dự án được yêu cầu báo cáo nêu trên là thuộc các dự án trọng điểm có tỷ trọng sử dụng vốn ngân sách nhà nước cao trong tổng mức đầu tư dự án (số dự án này chiếm khoảng 50% tổng số dự án nhóm A đang triển khai thực hiện) Chỉ có có 40 dự án (chiếm khoảng 60% số dự án có công văn yêu cầu) có báo cao 6 tháng đầu năm và 45 dự án (khoảng 30% số Chủ đầu tư và ban quản lý dự án được yêu cầu báo cao) có báo cáo 9 tháng.
Theo quy định tại Nghị định 07/2003/NĐ-CP và Thông tư 03, các chủ đầu tư các dự án nhóm A phải gửi báo cáo giám sát, đánh giá định kỳ hàng quý theo quy định (không cần có văn bản yêu cầu của cơ quan chủ trì tổ chức giám sát, đánh giá), tuy nhiên, các việc này chưa được thực hiện nghiêm túc. Báo cáo của các chủ đầu tư dự án nhóm A nhìn chung chưa đạt yêu cầu theo quy định nêu trong Thông tư hướng dẫn, các số liệu chủ yếu mang tính chất thống kê, chưa có các phân tích, làm rõ các nguyên nhân cụ thể ảnh hưởng đến việc thực hiện dự án, chưa làm rõ trách nhiệm của các cá nhân, đơn vị liên quan; Các kiến nghị còn chung chung.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã có báo cáo Thủ tướng Chính phủ về tình hình giám sát đánh giá đầu tư 9 tháng (văn bản số 6406 BKH/ TĐ&GSĐT ngày 21/10/2003).
2.1.1.2 Nhận xét chung về tình hình thực hiện công tác giám sát, đánh giá đầu tư trong thời gian qua:
- Công tác giám sát, đánh giá đầu tư đã có một bước chuyển biến so với những năm trước đây Các Bộ, Ngành, địa phương và chủ đầu tư đã quan tâm đến công tác giám sát, đánh giá đầu tư Tuy nhiên, theo quy định của Nghị định 07/CP về quản lý đâù tư và xây dựng nói chung và thực hiện công tác giám sát đánh giá đầu tư nói chung là chưa đáp ứng yêu cầu Nhiều bộ, ngành, địa phương và các chủ đầu tư chưa hoàn thành trách nhiệm theo quy định (chỉ có 30% số các tỉnh, thành phố; khoảng 25% tổng số các bộ, tổng công ty; và chưa đến 20% chủ đầu tư dự án nhóm A có báo cáo theo chế độ quy định).
Qua báo cáo giám sát và đánh giá đầu tư đã thấy rằng còn nhiều Bộ, Ngành, địa phương chưa thực sự quan tâm tới việc tổng kết về công tác quản lý đầu tư ở các cấp, các đơn vị trong phạm vi quản lý của mình Điều đó thể hiện sự lỏng lẻo trong quản lý đầu tư Đây chính là nguyên nhân của những vấn đề tồn tại trong đầu tư (phân tán, chậm tiến độ, kém hiệu quả…).
- Việc thực hiện công tác giám sát, đánh giá đầu tư và báo cáo nhìn chung chưa đầy đủ và kịp thời theo quy định, nhiều Bộ, Ngành, địa phương chưa có báo cáo như nhận xét ở phần trên Nhiều báo cáo chưa phản ảnh đầy đủ các nội dung quy định, nên một số nội dung chưa tổng hợp được như: Quá trình chuẩn bị đầu tư, tình hình thanh quyết toán.
Do số lượng báo cáo thiếu và nội dung một số báo cáo chưa đạt yêu cầu, còn sơ lược (trong số 22 tỉnh, thành phố gửi báo cáo về Bộ Kế hoạch và Đầu tư có 4 tỉnh mới chỉ thông báo về tình hình triển khai hoặc tình hình chung trong tỉnh), nhiều tỉnh chưa tổng hợp theo mẫu biểu đã hướng dẫn thống nhất, nên các thông tin hạn chế, các nhận xét, đánh giá của các đơn vị chưa đầy đủ, sâu sắc và toàn diện.
- Các báo cáo chưa được gửi kịp thời: Đầu tháng 7/2003 là thời hạn phải gửi báo cáo, nhưng đến cuối tháng 8/2003 một số cơ quan mới gửi báo cáo Báo cáo 9 tháng cũng trong tình trạng tương tự.
- Về báo cáo giám sát đầu tư 6 tháng: Báo cáo của các địa phương có thống kê bảng biểu và phân tích tương đối đầy đủ theo yêu cầu là: TP Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Hà Nam, Long An Báo cáo 6 tháng đầu năm của một số ít tỉnh về cơ bản đáp ứng các yêu cầu theo quy định, trong đó báo cáo của TP Hồ Chí Minh khá chi tiết Song đại đa số báo cáo của các đơn vị còn thiếu các phân tích, đánh giá tình hình theo yêu cầu, như các tỉnh: Bình Dương, Hà Giang, Bình Phước.
- Báo cáo 9 tháng: Các tỉnh có báo cáo và phân tích tương đối chi tiết là CàMau, Hưng Yên, Lạng Sơn, Cần Thơ, Bình Định, Vĩnh Phúc, Bình Thuận.Tuy nhiên, một số tỉnh, thành phố lớn và các Bộ, Ngành có nhiều dự án nhóm
ĐÁNH GIÁ VỀ CÔNG TÁC GIÁM SÁT, ĐÁNH GIÁ ĐẦU TƯ NĂM 2003-2005
Những kết quả đạt được
1.1 Hiệu quả đầu tư được nâng cao
Thực hiện tốt công tác giám sát, đánh giá đầu tư đảm bảo cho hoạt động đầu tư chung và từng dự án cụ thể đem lại hiệu quả kinh tế xã hội cao, phù hợp với mục tiêu, định hướng phát triển kinh tế xã hội và tiến hành theo đúng khuôn khổ pháp luật, chính sách của Nhà nước.
Ngoài ra thực hiện công tác giám sát, đánh giá đầu tư tốt còn giúp cơ quan quản lý đầu tư các cấp nắm sát và đánh giá đúng tình hình, kết quả hoạt động đầu tư, tiến độ thực hiện đầu tư và những tồn tại, khó khăn trong quá trình đầu tư để có biện pháp điều chỉnh thích hợp, phát hiện và ngăn chặn kịp thời những sai phạm và tiêu cực gây thất thoát, lãng phí vốn trong quá trình thực hiện đầu tư.
Giúp các cơ quan hoạch định chính sách có tư liệu thực tế để nghiên cứu về cơ cấu đầu tư và chính sách thúc đẩy đầu tư cho từng thời kỳ
1.2 Nội dung báo cáo ngày càng đầy đủ
Chất lượng công tác giám sát, đánh giá đầu tư thông qua các báo cáo ngày càng đầy đủ mấy năm gần đây, Vụ đã thực hiện giám sát tổng thể tình hình đầu tư trong cả nước và thực hiện giám sát một số dự án nhóm A, trong đó có những dự án quan trọng quốc gia Báo cáo định kỳ giám sát tổng thể đầu tư được quan tâm chỉ đạo thực hiện theo quy định; số lượng dự án nhóm
A được theo dõi, giám sát nhiều hơn.
1.3 Trình độ cán bộ thực hiện công tác giám sát, đánh giá đầu tư nâng cao
Sau nhiều năm thực hiện công tác giám sát, đánh giá đầu tư, cán bộ giám sát, đánh giá đầu tư đã tích luỹ được nhiều kinh nghiệm và thông tin để đánh giá dự án Việc giám sát, đánh giá đầu tư dự án không chỉ dựa vào các quy định, chính sách của Nhà nước mà còn phải dựa vào kiến thức, kinh nghiệm của các cán bộ giám sát, đánh giá đầu tư Nhờ đó mà đánh giá một cách tương đối chính xác các nội dung trong dự án làm căn cứ quan trọng trong việc ra quyết định hay cấp phép đầu tư Trình độ chuyên môn của cán bộ được nâng lên làm cho việc giám sát, đánh giá đầu tư tiến hành nhanh hơn.
Tiến độ thực hiện liên tục được cải thiện, thời hạn liên tục được rút ngắn, do vậy khối lượng công tác giám sát, đánh giá đầu tư đã tăng lên đáng kể.
1.4 Sử dụng có hiệu quả hơn các nguồn lực của xã hội
Như chúng ta đã biết hoạt động đầu tư nói chung là sự hy sinh các nguồn lực ở hiện tại để tiến hành các hoạt động nào đó nhằm thu về các kết quả nhất định trong tương lai lớn hơn các nguồn lực đã bỏ ra để đạt được các kết quả đó Như vậy mục tiêu của mọi công cuộc đầu tư la đạt được các kết quả lớn hơn so với những hy sinh về nguồn lực mà người đầu tư phải gánh chịu khi tiến hành đầu tư Và nguồn lực chi phí cho một công cuộc đầu tư là rất lớn, thời gian cần hoạt động của các kết quả đầu tư để có thể thu hồi vốn đã bỏ ra hoặc để các lợi ích thu được tương xứng và lớn hơn những hy sinh về nguồn lực mà nền kinh tế bỏ ra Do đó, để sử dụng các nguồn lực đã chi cho công cuộc đầu tư một cách tiết kiệm nhất nhằm đạt được những kết quả đã dự kiến hoặc để sử dụng các nguồn lực đã xác định cho công cuộc đầu tư nhằm đạt kết quả nhiều nhất, thì làm tốt công tác giám sát, đánh giá đầu tư là một trong những yếu tố góp phần sử dụng tốt hơn các nguồn lực của xã hội.
1.5 Giúp cho việc tổng hợp các hoạt động có liên quan đến đầu tư và quản lý hoạt động đầu tư
Việc thực hiện giám sát, đánh giá đầu tư đã đạt được kết quả bước đầu, cả giám sát tổng thể cũng như giám sát dự án kết quả giám sát tổng thể đã góp phần phản ảnh, cung cấp thêm thông tin tình hình quản lý đầu tư của các
Bộ, ngành, địa phương làm cơ sở để tìm kiếm giải pháp chấn chỉnh kịp thời
Kết quả giám sát đầu tư đã được phản ảnh trong các báo cáo quan trọng của Bộ trình Chính phủ và Quốc hội nhiều dự án nhóm A sau khi thực hiện giám sát, đánh giá đã phát hiện những vấn đề cần xử lý, đề xuất các biện pháp tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy tiến độ nhằm đảm bảo hiệu quả đầu tư.
Trên cơ sở các báo cáo này mà các cán bộ giám sát xử lý, phân tích và dự báo được xu thế đầu tư trong tương lai Đây là công việc rất cần thiết và thiết thực vì hiện nay công tác dự báo trong hầu hết các ngành kinh tế của ta còn nhiều yếu kém Để có được những dự báo chính xác trong tương lai,ngoài việc cần có những chuyên gia giỏi, nhạy bén, việc cung cấp số liệu chính xác, kịp thời là điều rất quan trọng Việc chất lượng các báo cáo ngày càng được nâng cao đã góp phần tích cực cho công tác tổng hợp, dự báo.
Những hạn chế và nguyên nhân
2.1 Hạn chế còn tồn tại
2.1.1 Về nhận thức và tổ chức thực hiện
Về nhận thức: Chưa quan tâm đúng mức đến công tác này, tổ chức bộ máy chưa tương xứng với yêu cầu cần có và chưa tổng kết đánh giá thường xuyên công tác này.
Về tổ chức bộ máy thực hiện:
- Năng lực chủ dầu tư, cán bộ giám sát còn thiếu kinh nghiệm tổ chức công việc Đây là điểm yếu chung vì công tác này còn mới, đồng thời chưa nhận được việc chấp hành nghiêm chỉnh của các chủ đầu tư, Ban quản lý dự án.
2.1.2 Thực hiện chưa tốt chế độ báo cáo
Thiếu phương tiện, thiết bị, chưa hình thành được cơ sở dữ liệu phục vụ giám sát, đánh giá đầu tư và tổ chức theo dõi, cập nhật thông tin nên còn lúng túng trong việc báo cáo và chưa báo cáo đủ các thông tin cần thiết.
Mặc dù số lượng báo cáo và chất lượng báo cáo qua các năm có cải tiến rõ rệt, nhưng điều này không có nghĩa là chất lượng báo cáo đã hoàn hảo.
Một số báo cáo còn sơ sài, dẫn đến hiệu quả thực tế của công tác giám sát, đánh giá đầu tư chưa đạt yêu cầu đề ra Báo cáo giám sát đầu tư mới chỉ chủ yếu phản ánh sơ lược về tình hình thực hiện đầu tư, chưa đi sâu phân tích những mặt được, chưa được Đặc biệt là chưa có báo cáo các nội dung về thất thoát, lãng phí hiệu quả đầu tư.
Báo cáo chưa đáp ứng yêu cầu về thời gian và nội dung báo cáo.
Một số trường hợp chuyên viên chưa có kế hoạch cụ thể, nghiên cứu tài liệu, báo cáo chưa kĩ, chưa thu thập đủ thông tin để phân tích đánh giá sâu và có cơ sở, xem xét chưa toàn diện, ít tính toán kiểm tra, không có các đề xuất kiến nghị hoặc có nhưng ít giá trị, nội dung và hình thức văn bản chuẩn bị chưa cẩn thận, có nhiều lỗi in ấn…
Chưa chủ động, sáng tạo trong khi xử lý công việc (để đảm bảo tiến độ); thiếu kinh phí; vướng mắc về thủ tục.
Phối hợp giữa các bộ, ngành chưa tốt, nhiều yêu cầu triển khai công tác giám sát chưa được sự quan tâm của các bộ, ngành và chủ đầu tư.
2.1.3 Thực hiện giám sát chưa thường xuyên, còn thụ động
Việc giám sát, đánh giá đầu tư trong Vụ chưa thường xuyên, chưa rà soát công việc theo kế hoạch, chưa chủ động xử lý hoặc báo cáo kịp thời xin ý kiến xử lý những vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện nhiệm vụ; trong quá trình giải quyết vấn đề còn chưa thật sự tập trung thực sự vào công việc, máy móc thụ động.
2.1.4 Chưa thực hiện tốt nhiệm vụ đánh giá dự án
Việc đánh giá dự án nói chung thực hiện còn chậm, một số trường hợp chất lượng chưa tốt (chưa chặt chẽ, chưa sâu, chưa rõ) Công tác đánh giá chưa có khuôn mẫu thống nhất, thiếu tiêu chí, tiêu chuẩn chung và thích hợp với tính chất, yêu cầu công việc (giám sát, đánh giá dự án, điều chỉnh dự án, góp ý đối với các bộ, ngành, địa phương, đối với từng loại dự án); xem xét chưa toàn diện, ít tính toán kiểm tra, không có các đề xuất kiến nghị cụ thể
Tuy xác định nhiệm vụ giám sát, đánh giá đầu tư là công tác trọng tâm, nhưng chưa tập trung đi sâu vào việc thực hiện công tác này nên kết quả còn hạn chế: nội dung báo cáo giám sát tổng thể chưa sâu, chưa cụ thể, chưa chủ động trong việc giám sát các dự án nhóm A (chưa xây dựng được cơ sở dữ liệu về các dự án cần theo dõi, giám sát); số lượng giám sát các dự án nhóm A còn ít, chất lượng báo cáo chưa tốt.
2.1.5 Về kinh phí thực hiện công tác giám sát, đánh giá đầu tư
Chưa có quy định cụ thể về chi phí giám sát, đánh giá đầu tư Hiện nay,
Bộ Xây dựng chưa có hướng dẫn về chi phí cho công tác giám sát, đánh giá đàu tư theo quy định tại NĐ 07/2003/NĐ-CP mặc dù Bộ Tài chính đã có hướng dẫn về việc sử dụng chi phí giám sát, đánh giá đầu tư.
CHƯƠNG II: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC GIÁM SÁT, ĐÁNH GIÁ ĐẦU TƯ TẠI VỤ THẨM ĐỊNH VÀ
PHƯƠNG HƯỚNG HOẠT ĐỘNG CÔNG TÁC GIÁM SÁT, ĐÁNH GIÁ ĐẦU TƯ NHỮNG NĂM TỚ
Phương hướng, nhiệm vụ của vụ giám sát, đánh giá đầu tư và giám sát đầu tư
2.1 Bối cảnh hoạt động năm 2006
Năm 2006, hoạt động của vụ TĐ & GSĐT có một số điểm mới:
2.1.1 Trong bối cảnh chung của đất nước kết thúc kế hoạch 5 năm; đại hội Đảng lần thứ X sẽ có những chủ trương, đường lối, chính sách đổi mới, phát triển kinh tế và về cơ chế quản lý kinh tế Đây là những điều kiện thuận lợi nhưng đồng thời cũng là những yêu cầu mới cần được nhận thức đầy đủ và vận dụng trong công việc cụ thể của Vụ.
2.1.2 Năm 2006 là năm đầu tiên thực hiện các luật mới liên quan đến hoạt động đầu tư (luật Doanh nghiệp, luật Đầu tư, luật Đấu thầu) nên sẽ có những thay đổi nhất định trong quản lý đầu tư ảnh hưởng trực tiếp đến công tác giám sát, đánh giá đầu tư và giám sát đầu tư Đồng thời năm 2006 Chính phủ và Quốc hội sẽ tiếp tục chỉ đạo đẩy mạnh thực hiện công tác giám sát đầu tư; bộ sẽ giao nhiệm vụ nặng nề hơn về công tác giám sát, đánh giá đầu tư.
2.1.3 Tổ chức của vụ ổn định, lực lượng cán bộ của Vụ được bổ sung dần theo yêu cầu nhiệm vụ, trình độ chuyên môn và kinh nghiệm công tác đã được nâng cao một bước
Trong hoàn cảnh nêu trên, Vụ TĐ & GSĐT xác định phương hướng công tác năm 2006 như trình bày dưới đây.
2.2 phương hướng của Vụ giám sát, đánh giá đầu tư và giám sát đầu tư năm 2006
Phương hướng chung công tác năm 2006 của Vụ là tổ chức công việc để tập trung thực hiện công tác giám sát, đánh giá đầu tư, chuẩn hoá quy trình tiêu chuẩn đối với các công việc chính của Vụ (giám sát, đánh giá đầu tư, thẩm tra dự án và giám sát đầu tư); nâng cao chất lượng công tác, đáp ứng kịp thời nhu cầu quản lý đầu tư trong tình hình mới.
Với phương hướng nêu trên, Vụ TĐ & GSĐT thực hiện những nhiệm vụ chủ yếu sau:
- Xây dựng kế hoạch hoạt động theo từng lĩnh vực công tác, trong đó xác định rõ phạm vi và trách nhiệm trong từng công việc cụ thể để tổ chức thực hiện đầy đủ nội dung và trách nhiệm của từng cán bộ, chuyên viên Hoàn thành dứt điểm việc xây dựng các đề án công tác được Bộ giao, đặc biệt là Nghị định ban hành quy chế quản lý đầu tư vốn nhà nước; tham gia đào tạo hệ thống cán bộ giám sát, đánh giá đầu tư và giám sát đầu tư theo kế hoạch của Bộ.
- Hoàn thiện quy trình mẫu thực hiện các công tác giám sát, đánh giá đầu tư, giám sát đầu tư theo yêu cầu quy định (có tiêu chí, tiêu chuẩn, mẫu hoá các loại văn bản, báo cáo)
- Thực hiện đúng quy trình, tăng cường công tac quản lý tiến độ (chỉ đạo theo dõi, kiểm tra, đôn đốc), chủ động phối hợp chặt chẽ với các đơn vị trong và ngoài cơ quan để đẩy nhanh tiến độ giám sát, đánh giá đầu tư dự án.- Tích cực, chủ động triển khai công tác giám sát đầu tư trên tất cả các mặt
- Tiếp tục hoàn thiện cơ sở dữ liệu về các dự án đầu tư cần theo dõi, giám sát (thiết lập phần mềm quản lý và thu thập thông tin); xây dựng mạng thông tin về công tác giám sát, đánh giá đầu tư.
- Phân công trách nhiệm rõ ràng cho cán bộ, chuyên viên về theo dõi, giám sát các dự án đầu tư.
- Lập kế hoạch và tổ chức thực hiện công tác giám sát đầu tư thường xuyên (giám sát các dự án nhóm A) và chế độ báo cáo định kỳ theo quy định; đưa công tác giám sát đầu tư đi vào nền nếp.
- Tổ chức nghiên cứu, trao đổi kinh nghiệm với các bộ, ngành và địa phương về giám sát và đánh giá đầu tư; phối hợp với các bộ, ngành, địa phương tổ chức các lớp tập huấn, bồi dưỡng cán bộ về công tác giám sát đầu tư.
- Đề xuất trình lãnh đạo Bộ và triển khai đề án giám sát tổng thể đầu tư toàn quốc và một vài ngành điểm.
- Tăng cường hợp tác, phối hợp với các cơ quan đơn vị trong và ngoài cơ quan, trao đổi, rút kinh nghiệm trong các lĩnh vực nghiệp vụ để rút ngắn thời gian và nâng cao chất lượng công tác.
Thực hiện cải cách hành chính, rút ngắn thời hạn thực hiện công việc, thực hiện nghiêm túc quy chế làm việc của Vụ; tăng cường sinh hoạt dân chủ nội bộ đơn vị, kiểm điểm, rút kinh nghiệm các hoạt động của Vụ, chấn chỉnh kịp thời cac thiếu sót.
Vụ tiếp tục thực hiện các công tác khác có liên quan đến hoạt động chung của Vụ như bồi dưỡng nâng cao trình độ lý luận, chuyên môn, nghiệp vụ; bồi dưỡng, hướng dẫn đào tạo nghiệp vụ cho các địa phương.
Thực hiện nghiêm túc nội quy làm việc của Vụ, có biện pháp chống và ngăn chặn kịp thời các hành vi sách nhiễu, gây phiền hà đối với các tổ chức và cá nhân trong quan hệ công tác; thực hiện thực hành tiết kiệm và chống lãng phí trong hoạt động của Vụ. Đẩy mạnh phong trào thi đua trong nội bộ đơn vị để hoàn thành tốt hơn nhiệm vụ được giao.
MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VÀ GIẢI PHÁP
Một số giải pháp
1.1 Nhóm giải pháp về mặt pháp lý
1.1.1 Nâng cao chất lượng công tác giám sát, đánh giá đầu tư, rà soát và chấn chỉnh các khâu trong hoạt động đầu tư và xây dựng coi trọng chất lượng giám sát và giải pháp khắc phục nhằm nâng cao hiệu quả, chống thất thoát.
Rà soát lại các quy hoạch, thực hiện giám sát ngay từ khâu bố trí đầu tư đảm bảo tuân thủ theo quy hoạch, đánh giá tổng thể đầu tư, bố trí kế hoạch tập trung và rà soát lại từng dự án để đảm bảo hiệu quả, thực hiện giám sá thường xuyên trong tất cả các khâu của quá trình đầu tư (chuẩn bị đầu tư, phê duyệt TKKH, tổng dự toán, đấu thầu, quản lý vốn, ký hợp đồng, thanh quyết toán,
…), tìm các biện pháp nâng cao hiệu quả đầu tư kế hoạch năm năm, kịp thời rút kinh nghiệm và chấn chỉnh công tác quản lý đầu tư
Khi xem xét dự án, kiên quyết không phê duyệt dự án đầu tư nếu chưa làm rõ và đảm bảo tính khả thi về nguồn vốn; không ghi kế hoạch vốn đối với các công trình chưa đảm bảo thủ tục đầu tư đối với các dự án đầu tư trong quá trình thực hiện giám sát đầu tư phát hiện những yếu tố thay đổi so với dự án ban đầu hoặc những vấn đề mới phát sinh phải báo cáo kịp thời và nhất thiết phải đánh giá lại tính khả thi và hiệu quả của dự án trước khi quyết định điều chỉnh hoặc tiếp tục thực hiện
1.1.2 Về kế hoạch triển khai
Có kế hoạch giám sát, đánh giá đầu tư cụ thể và có kế hoạch phối hợp tổ chức kiểm tra thường xuyên công tác này, trong đó cần tập trung kiểm tra các dự án trọng điểm và các dự án có nhiều vấn đề tồn tại
1.1.3 Kiện toàn bộ máy và đào tạo cán bộ Để có bước chuyển biến rõ rệt trong công tác giám sát, đánh giá đầu tư, cần nhanh chóng kiện toàn bộ máy tổ chức các đơn vị đầu mối thực hiện, có kế hoạch bồi dưỡng đội ngũ cán bộ chuyên môn, tăng cường vai trò của cộng đồng trong việc giám sát đầu tư và xây dựng các đơn vị đầu mối khẩn trương xây dựng cơ sở dữ liệu về hoạt động đầu tư thuộc phạm vi mình quản lý trên cơ sở sử dụng công nghệ tin học các bộ, ngành, địa phương chỉ đạo việc tổ chức, bố trí cán bộ, đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật cho các đơn vị đầu mối để trở thành trung tâm giám sát, đánh giá đầu tư có khả năng cung cấp dữ liệu, phân tích, đánh giá thường xuyên về tình hình đầu tư trong phạm vi quản lý của mình, đảm bảo kinh phí cho hoạt động đầu tư của các đơn vị này
Bộ kế hoạch và Đầu tư phối hợp với các bộ, ngành và địa phương có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cho cán bộ giám sát, đánh giá đầu tư trong phạm vi toàn quốc.
1.1.4 Đẩy mạnh và tổ chức công tác giám sát cộng đồng
Bộ kế hoạch và Đầu tư phối hợp với các cơ quan liên quan đang soạn thảo văn bản công tác giám sát của cộng đồng theo quy định
1.1.5 Hoàn thiện thể chế, chính sách liên quan đến giám sát, đánh giá đầu tư
Bộ kế hoạch và Đầu tư đã trình Thủ tướng Chính phủ nghị định về quản lý các quy hoạch làm cơ sở cho việc xây dựng và hoàn chỉnh hệ thống quy hoạch ngành và lãnh thổ làm tiền đề cho việc xây dựng sự án, bố trí kế hoạch và căn cứ pháp lý thực hiện giám sát, đánh giá đầu tư.
Rà soát lại các tiêu chuẩn, định mức áp dụng cho giám sát, đánh giá đầu tư Đề nghị Bộ xây dựng sớm ban hành quy định cụ thể về định mức chi phí giám sát, đánh giá đầu tư theo quy định tại Nghị định 07/CP.
- Về chế tài thực hiện: Thủ tướng Chính phủ giao Bộ kế hoạch và Đầu tư phới hợp với các bộ, ngành và địa phương nghiên cứu, đề xuất các chế tài cụ thể để đảm bảo thực hiện nghiêm túc công tác giám sát, đánh giá đầu tư trình Chính phủ ban hành Ngoài các chế tài cung quy định trách nhiệm của các cơ quan,cần có các quy định về trách nhiệm cá nhân, hình thức và mức độ xử lý các vi phạm đồng thời có biện pháp xử lý nghiêm những đơn vị, cá nhân không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nhiệm vụ giám sát, đánh giá đầu tư; các chủ đầu tư, các ban quản lý dự án để xảy tình trạng chậm trễ tiến độ, gây thất thoát, lãng phí trong quá trình chuẩn bị, triển khai thực hiện và khai thác vận hành các dự án đầu tư.
1.1.6 Phối hợp chặt chẽ giữa các ngành các cấp và cộng đồng
Thực hiện phối hợp chặt chẽ giữa các ngành các cấp và cộng đồng để thực hiện giám sát, đánh giá đầu tư và xử lý các vấn đề phát sinh, ngăn chặn kịp thời ảnh hưởng hoặc hậu quả tiêu cực góp phần chống lãng phí và thất thoát trong đầu tư và xây dựng
1.1.7 Ban hành định mức chi phí giám sát chung, đầy đủ thống nhất giữa các bộ
Năm 2005 Bộ tài chính đã có Thông tư về việc hướng dẫn quản lý sử dụng chi phí giám sát, gồm có: Sơ lược về chi phí giám sát; nguồn vốn cho chi phí giám sát; đánh giá đầu tư; nội dung chi phí giám sát, đánh giá đầu tư; định mức chi phí giám sát, đánh giá đầu tư; Lập dự toán chi phí giám sát, đánh giá đầu tư (Dự toán chi phí giám sát, đánh giá tổng thể đầu tư; dự toán chi phí giám sát, đánh giá dự án đầu tư); thanh toán và tạm ứng chi phí giám sát đầu tư (thanh toán và tạm ứng chi phí giám sát tổng thể đầu tư, thanh toán và tạm ứng chi phí giám sát dự án đầu tư); kiểm tra và quyết toán chi phí đầu tư; trách nhiệm của các cơ quan.
1.1.8 Quy định cụ thể về việc xử lý các vi phạm đối với công tác giám sát, đánh giá đầu tư
1.1.8.1 Xử lý vi phạm các quy định về giám sát, đánh giá đầu tư
Trong thời hạn quy định mà các Bộ, ngành, địa phương không gửi báo cáo giám sát, đánh giá đầu tư thì Bộ kế hoạch và Đầu tư sẽ báo cáo Thủ tướng Chính phủ và kiến nghị các hình thức xử lý thích hợp.
Các đơn vị trực thuộc bộ, ngành, và UBND cấp tỉnh, các chủ đầu tư không thực hiện đầy đủ chế độ báo cáo thì cơ quan thực hiện giám sát, đánh giá đầu tư cần báo cáo cấp có thẩm quyền và kiến nghị các hình thức xử lý về hành chính hoặc đề nghị ngừng thực hiện dự án
Chủ đầu tư chịu trách nhiệm về những vấn đề phát sinh liên quan trong trường hợp phải ngừng thực hiện dự án do không báo cáo kịp thời
Các cấp có thẩm quyền không được phép điều chỉnh đầu tư đối với các dự án không thực hiện giám sát, đánh giá đầu tư theo quy định
Các dự án sẽ không được ghi vốn kế hoạch năm sau nếu không có đầy đủ báo cáo giám sát, đánh giá đầu tư năm trước Dự án chỉ phê duyệt quyết toán vốn đầu tư khi thực hiện đầy đủ các quy định giám sát, đánh giá đầu tư 1.1.8.2 Xử lý các vi phạm về quản lý đầu tư và xây dựng trong quá trình giám sát, đánh giá đầu tư
Các cơ quan thực hiện giám sát, đánh giá đầu tư báo cáo kịp thời các cấp có thẩm quyền những trường hợp vi phạm Quy chế quản lý đầu tư và xây dựng trong các hoạt động đầu tư thuộc cấp mình quản lý để xử lý theo quy định.
Kiến nghị
2.1 Làm rõ nguyên nhân, trách nhiệm của các đơn vị liên quan
2.2 Thực hiện nghiêm túc việc lập và gửi báo cáo giám sát, đánh giá đầu tư
2.3 Các bộ, địa phương chỉ đạo khắc phục những tồn tại trong đầu tư, xây dựng
2.4 Thành lập cơ quan chuyên trách giám sát, đánh giá đầu tư…
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC GIÁM SÁT, ĐÁNH GIÁ ĐẦU TƯ ĐỐI VỚI
CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƯ TẠI VỤ THẨM ĐỊNH VÀ GIÁM SÁT ĐẦU TƯ 1
I SƠ LƯỢC VỀ BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ, VỤ THẨM ĐỊNH VÀ GIÁM SÁT ĐẦU TƯ 1
1 Bộ kế hoạch và đầu tư 1
1.2 Chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức 1
2 Vụ thẩm định và giám sát đầu tư – Bộ kế hoạch và Đầu tư 4
2.1 Chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức 4
2.2 Một số hoạt động chủ yếu của Vụ thẩm định và giám sát đầu tư 6
II NỘI DUNG GIÁM SÁT, ĐÁNH GIÁ ĐẦU TƯ; PHƯƠNG THỨC THỰC HIỆN GIÁM SÁT, ĐÁNH GIÁ ĐẦU TƯ; BÁO CÁO VỀ GIÁM SÁT, ĐÁNH GIÁ ĐẦU TƯ; CHI PHÍ GIÁM SÁT, ĐÁNH GIÁ ĐẦU TƯ. 7
1 Nội dung giám sát, đánh giá đầu tư 7
1.1 Đánh giá tổng thể đầu tư 7
1.2 Giám sát, đánh giá dự án đầu tư 8
1.2.1 Giám sát chuẩn bị đầu tư 8
1.2.2 Giám sát, đánh giá quá trình thực hiện dự án đầu tư 9
1.2.3 Đánh giá sau thực hiện dự án đầu tư 11
2 Phương thức thực hiện giám sát, đánh giá đầu tư 12
2.1 Tổ chức theo dõi, tổng hợp, phân tích tình hình 12
2.2 Kiểm tra, xem xét thường xuyên 12
2.3 Tổ chức đánh giá về hoạt động đầu tư 13
3 Báo cáo về giám sát, đánh giá đầu tư 13
4 Chi phí giám sát, đánh giá đầu tư 15
4.1 Khái lược chi phí giám sát 15
4.2 Nội dung chi phí giám sát 15
4.3 Nguồn vốn cho chi phí giám sát 16
4.4 Định mức chi phí giám sát 16
III THỰC TRẠNG CÔNG TÁC GIÁM SÁT, ĐÁNH GIÁ ĐẦU TƯ TẠI VỤ THẨM ĐỊNH VÀ GIÁM SÁT ĐẦU TƯ 16
1 Về thực hiện quy định giám sát, đánh giá đầu tư 16
2 Thực trạng giám sát, đánh giá đầu tư năm 2003-2005 16
2.1 Tình hình thực hiện công tác giám sát, đánh giá đầu tư năm 2003 16
2.1.1 Tình hình triển khai thực hiện giám sát, đánh giá đầu tư trong thời gian qua 16
2.1.2 Một số vấn đề về quản lý đầu tư nhìn nhận từ giác độ giám sát, đánh giá đầu tư trong thời qua 21
2.2 Tình hình thực hiện công tác giám sát, đánh giá đầu tư năm 2004 27
2.2.1 Khái lược về tình hình thực hiện công tác giám sát, đánh giá đầu tư 27
2.2.2 Giám sát, đánh giá đầu tư các dự án nhóm A 33
2.3 Tình hình thực hiện công tác giám sát, đánh giá đầu tư năm 2005 36
2.4 Kinh nghiệm quốc tế về đánh giá dự án 38
3 Ví dụ minh hoạ về công tác giám sát, đánh giá đầu tư: dự án cải tạo và mở rộng hệ thống cấp nước hà nội giai đoạn IV 42
3.1 Các chỉ tiêu chủ yếu theo quyết định đầu tư 42
3.1.3 Địa điểm, diện tích sử dụng: Hà Nội 42
3.1.5 Nguồn vốn, tiến độ thực hiện: 1999 - 2003 43
3.1.6 Đánh giá tổng thể về tính khả thi của quyết định đầu tư 43
3.1.7 Đánh giá về năng lực của chủ đầu tư 43
3.2 Tình hình thực hiện dự án 43
3.2.1 Kế hoạch chi tiết về tiến độ thực hiện dự án 43
3.2.3 Tình hình thực hiện dự án, nhận xét chung 44
3.3 Đánh giá tình hình thực hiện dự án 48
3.1.2 Quy mô đầu tư của dự án so với các quy hoạch liên quan khác 48
3.3.3 Nguyên nhân chậm tiến độ và biện pháp khắc phục 52
IV ĐÁNH GIÁ VỀ CÔNG TÁC GIÁM SÁT, ĐÁNH GIÁ ĐẦU TƯ NĂM 2003-2005 53
1 Những kết quả đạt được 53
1.1 Hiệu quả đầu tư được nâng cao 53
1.2 Nội dung báo cáo ngày càng đầy đủ 54
1.3 Trình độ cán bộ thực hiện công tác giám sát, đánh giá đầu tư nâng cao 54
1.4 Sử dụng có hiệu quả hơn các nguồn lực của xã hội 55
1.5 Giúp cho việc tổng hợp các hoạt động có liên quan đến đầu tư và quản lý hoạt động đầu tư 55
2 Những hạn chế và nguyên nhân 56
2.1 Hạn chế còn tồn tại 56
2.1.1 Về nhận thức và tổ chức thực hiện 56
2.1.2 Thực hiện chưa tốt chế độ báo cáo 56
2.1.3 Thực hiện giám sát chưa thường xuyên, còn thụ động 57
2.1.4 Chưa thực hiện tốt nhiệm vụ đánh giá dự án 57
2.1.5 Về kinh phí thực hiện công tác giám sát, đánh giá đầu tư 57
I PHƯƠNG HƯỚNG HOẠT ĐỘNG CÔNG TÁC GIÁM SÁT, ĐÁNH GIÁ ĐẦU TƯ NHỮNG NĂM TỚI 58
1 Định hướng công tác giám sát, đánh giá đầu tư trong cả nước 58
2 Phương hướng, nhiệm vụ của vụ giám sát, đánh giá đầu tư và giám sát đầu tư 58
2.1 Bối cảnh hoạt động năm 2006 58
2.2 phương hướng của Vụ giám sát, đánh giá đầu tư và giám sát đầu tư năm 2006 59
II MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VÀ GIẢI PHÁP 60
1.1 Nhóm giải pháp về mặt pháp lý 60
1.1.1 Nâng cao chất lượng công tác giám sát, đánh giá đầu tư, rà soát và chấn chỉnh các khâu trong hoạt động đầu tư và xây dựng .61 1.1.2 Về kế hoạch triển khai 61
1.1.3 Kiện toàn bộ máy và đào tạo cán bộ 61
1.1.4 Đẩy mạnh và tổ chức công tác giám sát cộng đồng 62
1.1.5 Hoàn thiện thể chế, chính sách liên quan đến giám sát, đánh giá đầu tư 62
1.1.6 Phối hợp chặt chẽ giữa các ngành các cấp và cộng đồng 63
1.1.7 Ban hành định mức chi phí giám sát chung, đầy đủ thống nhất giữa các bộ 63