MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ HÀNG NÔNG SẢN, THƯƠNG MẠI HÀNG NÔNG SẢN VÀ TỔNG QUAN VỀ QUAN HỆ THƯƠNG MẠI VIỆT NAM - EU 4 I Một số vấn đề về hàng nông sản
Khái niệm hàng nông sản
Hiện nay có nhiều quan điểm về khái niệm hàng nông sản Việt Nam Dưới đây xin trích dẫn một số quan niệm thông dụng nhất tại Việt Nam cũng như trên thế giới
Trước tiên là quan niệm về nông sản của Việt Nam: Nông sản là những sản phẩm hoặc bán thành phẩm của ngành sản xuất hàng hóa thông qua gây trồng và phát triển của cây trồng Sản phẩm nông nghiệp bao gồm nhiều nhóm hàng thực phẩm, tơ sợi, nhiên liệu, nguyên vật liệu, dược phẩm và ma túy bất hợp pháp (thuốc lá, cần sa), các sản phẩm độc đáo đặc thù Ngày nay, nông sản còn hàm nghĩa những sản phẩm từ hoạt động làm vườn và thực tế nông sản thường được hiểu là những sản phẩm hàng hóa được làm ra từ tư liệu sản xuất là đất [ 13, tr 2]
Còn theo FAO, nông sản hoặc các sản phẩm có nguồn gốc nông nghiệp là các sản phẩm hay mặt hàng ở dạng thô hoặc đã được chế biến được đem ra bán để phục vụ tiêu dùng của con người hoặc để làm thức ăn cho súc vật [14, tr 2]
Riêng EU không có định nghĩa cụ thể về nông sản nhưng lại đưa ra danh sách các mặt hàng được coi là nông sản Các nhóm nông sản chủ yếu là
- Thịt và phụ phẩm dạng thịt ăn được sau giết mổ
- Các sản phẩm có nguồn gốc động vật
- Cây sống và các loại cây trồng khác
- Rau, rễ và củ, thân củ có thể ăn được
- Quả và quả hạch có thể ăn được
- Cà phê, chè, phụ gia và các loại gia vị
- Các sản phẩm xay xát
- Hạt và quả có dầu
- Nhựa cánh kiến đỏ; gôm, nhựa cây, các chất nhựa
- Mỡ và dầu động vật hoặc thực vật
- Các chế phẩm từ thịt
- Đường và các loại kẹo đường…
- Ca cao và các chế phẩm từ ca cao
- Chế phẩm từ ngũ cốc, bột, tinh bột
- Các chế phẩm từ rau, hoa quả, quả hạch và thực vật
- Các phụ gia có thể ăn được hỗn tạp
- Đồ uống, rượu mạnh và giấm
- Phần còn lại và phần bỏ đi từ ngành công nghiệp thực phẩm
- Thuốc là và các sản phẩm tương tự
- Các sản phẩm khác không cho trong các chương từ 1 đến 24
Chi tiết các nhóm hàng được liệt kê trong phụ lục 1 [ 15, tr 2]
Xét về mức độ chi tiết thì mặc dù không có định nghĩa cụ thể nhưng quan niệm về nông sản của EU đã đưa ra chi tiết các mặt hàng được coi là nông sản Do vậy, dựa vào quan niệm này, việc nghiên cứu nông sản nói chung và các nhóm hàng chính nói riêng trở nên dễ dàng và cụ thể hơn Do đó, trong các phần tiếp theo của luận văn, tôi sử dụng quan niệm về nông sản của EU.
Đặc điểm hàng nông sản
Giá cả: Giá nông sản bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố: chi phí sản xuất ra chính sản phẩm, chi phí nhân công, chi phí quảng cáo, chi phí vận tải, chi phí bảo hiểm, chi phí bảo quản, chi phí lưu kho bãi Đối với doanh nghiệp, giá sản phẩm phải đảm bảo bù đắp đủ chi phí sản xuất đồng thời vẫn đem lại lợi nhuận cho doanh nghiệp Còn đối với người tiêu dùng, giá cả phải hợp lý, tương xứng với giá trị của sản phẩm Ngoài sự hợp lý, sự ổn định của giá cả cũng làm tăng năng lực cạnh tranh cho hàng nông sản trên thị trường quốc tế Nâng cao chất lượng, hạ giá thành sản phẩm là bài toán hóc búa đối với doanh nghiệp song lại là yếu tố căn bản để tăng năng lực xuất khẩu, tăng khả năng thâm nhập và chiếm lĩnh thị trường của sản phẩm Các yếu tố quyết định giá nông sản có thể kể đến là:
Chất lượng sản phẩm: Chất lượng sản phẩm là yếu tố được khách hàng quan tâm hàng đầu Hàng nông sản phần lớn là để phục vụ nhu cầu ăn uống nên yêu cầu về chất lượng lại càng quan trọng, nhằm đảm bảo sức khỏe người tiêu dùng Tiêu chuẩn chất lượng thường do khách hàng quy định, căn cứ trên những quy định quốc tế đôi với mặt hàng cụ thể Mỗi dân tộc, mỗi người tiêu dùng ở quốc gia khác nhau lại có quy định riêng về kích thước, khẩu vị Ví dụ với gạo, người dân khu vực Đông Nam Á, Trung Động, châu Âu thích hạt gạo dài trong khi người Nhật, Hàn Quốc thích hạt gạo tròn. Hoặc do điều kiện trưng bày hay tồn trữ mà kích thước sản phẩm cũng phải thay đổi. Nếu kích thước không đạt, sản phẩm sẽ khó mà được chấp nhận Người tiêu dùng cũng rất tinh tế trong việc lựa chọn màu sắc, độ tươi và mùi vị của hàng hóa Do đó, công nghệ bảo quản hết sức quan trọng trong việc đảm bảo chất lượng của hàng nông sản. Công nghệ bảo quản nhiều trái cây của Việt Nam nưh xoài, vải thiều, vú sữa nếu được nâng cao thì chất lượng sản phẩm sẽ đảm bảo khi xuất khẩu sang thị trường thế giới và do đó giá trị sẽ cao hơn Thành phần sinh hóa học của mỗi sản phẩm, nhất là sản phẩm chế biến, cần được lưu ý khi sản phẩm xuất vào các thị trường khó tính và phải ghi rõ đầy đủ nhãn hiệu Ngày nay, rất nhiều nước quan tâm đến vấn đề này và rất nhiều tiêu chuẩn được đặt ra như không được pha chế hay dùng những hóa chất trong danh sách cấm nhập khẩu của những nước này ( kháng sinh, vết lưu tồn thuốc trừ sâu ) Vệ sinh thực phẩm là điều kiện khách hàng quan tâm nhiều nhất Nhiều nước nhập khẩu quy định khắt khe vấn đề kiểm dịch động thực vật Trước tiên được cơ quan kiểm tra động thực vật, cơ quan y tế thực phẩm và môi trường chấp nhận công ty nhập khẩu mới được đưa vào nước họ Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng của hàng nông sản có thể kể đến các yếu tố sau: Điều kiện sản xuất vốn có : Điều kiện sản xuất vốn có là tiền đề quan trọng để tạo nên khả năng cạnh tranh của hàng hóa đặc biệt là hàng nông sản Điều kiện sản xuất vốn có bao gồm các nhân tố chính như tài nguyên thiên nhiên, lực lượng lao động, vị trí địa lý, điều kiện thời tiết khí hậu, tài nguyên thiên nhiên. Đối với sản xuất nông nghiệp thì nguồn đất, nguồn nước là hết sức cần thiết Nếu có nguồn đất đai, nước ngọt dồi dào thị sẽ thuận lợi để phát triển nông nghiệp, giúp giảm đi một phần chi phí sản xuất Đây là yếu tố sử dụng nguồn nguyên liệu tại chỗ
Lực lượng lao động: Sản xuất nông ngihệp so với các ngành khác yêu cầu một lực lượng lao động tương đối nhiều hơn, đặc biệt đối với những nước chưa được cơ giới hóam hiện đại hóa trong sản xuất nông nghiệp Nếu lực lượng lao động dồi dào, giá rẻ có nghĩa là giá thành lao động giảm thì chi phí sản xuất tạo ra một sản phẩm sẽ giảm đáng kể.
Vị trí địa lý : Đây là yếu tố tác động lớn đến điều kiện và chi phí vận tải Nếu nằng ở chi phí các cảng, điểm giao lưu quốc tế thuận lợi sẽ tạo điều kiện cho việc giao lưu hàng hóa giữa các nước trở nên dễ dàng, đôi khi còn góp phần tiết kiệm thời gian, giảm chi phí vận tải. Điều kiện thời tiết khí hậu : Cho dù khoa học kỹ thuật đã phát triển vượt bậc thì các sản phẩm nông nghiệp vẫn không thể nào tránh khỏi sự chi phối của thời tiết khí hậu Chính đặc điểm của khí hậu tạo nên sự độc đáo riêng có của sản phẩm Ví dụ như các nước Trung Á có thể trồng rất nhiều cây ô liu và điều kienẹ thích hợp trong khi không phát triển được cây lúa, ngô Các nước nhiệt đới tạo ra được rất nhiều sản phẩm độc đào mang đặc điểm của vùng khí hậu như xoài, cam.
Sau khi đã có chọn lựa cho mình những sản phẩm phù hợp với điều kiện tự nhiên khí hậu thì việc quyết định giống đóng vai trò quan trọng đến chất lượng của nông sản. Đối với bất kỳ một nhà sản xuất nào thì việc chọn được giống khỏe, tốt, có khả năng kháng bệnh cao, đem lại năng suất cao là điều kiện không thể thiếu để đảm bảo chất lượng nông sản Với sự tiến bộ của khoa học công nghệ, công nghệ cấy ghép, lai tạo đã tạo ra nhiều giống cây, con đem lại năng suất cao đáp ứng đựợc nhu cầu ngày càng cao của thị trường Khoa học công nghệ cũng giúp giảm bớt tác động của điều kiện tự nhiên đến nông sản Ví dụ như trước đây, nhiều giống cây, con chỉ được nuôi trồng ở vùng khí hậu ôn đới thì nay, sau khi lai tạo, chúng vẫn có thể thích nghi được với khí hậu nhiệt đới
Thu hoạch và chế biến có lẽ là khâu quan trọng nhất để tạo sự khác biệt trong các mặt hàng nông sản Bất kỳ loại cây nông sản nào cũng tuân theo chu kỳ: gieo trồng- phát triển- ra hoa kết trái- thu hoạch Thời gian thu hoạch được tiến hành rất ngắn, diễn ra trong một vài tháng Nếu thu hoạch quá sớm hoặc quá muộn đều làm ảnh hưởng đến chất lượng và nông sản của loại hàng hóa đó Trong khi đó, các mặt hàng nông sản đều chịu ảnh hưởng rất nhiều của thời tiết, khí hậu, nếu như thu hoạch không đúng thời vụ mà gặp mưa gió thì coi như không đảm bảo hiệu quả sản xuất kinh doanh Do vậy, muốn đảm bảo giữ được chất lượng hàng hóa cần phải thu hoạch đúng thời vụ, nhanh chóng tiết kiệm Đặc biệt, sau khi thu hoạch hàng nông sản vẫn tiếp tục hoạt động sống của nó như thở, bốc hơi, tỏa nhiệt ( đặc biệt là hàng rau quả) Vì vậy, các biện pháp thao tác kỹ thuật và công nghệ hiện đại áp dụng cho khâu sau thu hoạch đảm bảo duy trì chất lượng hàng nông sản đóng vai trò rất quan trọng.
Trong điều kiện khoa học kỹ thuật đang phát triển hết sức mạnh mẽ, giá các loại hàng hóa chế biến ngày một cao và càng có xu hướng cách biệt xa so với hàng sơ chế.Cho dù giống tốt, thu hoạch đúng thời vụ, nhưng nếu các mặt hàng nông sản không có điều kiện chế biến tốt thì không thể xâm nhập vào các thị trường xa và khói tính được, không đảm bảo điều kiện vệ sinh và thời gian tiêu dùng lâu quá được Do đó giá xuất khẩu cũng không thể cao, hiệu quả thấp Điều này sẽ làm giảm khả năng cạnh tranh của hàng nông sản.
Tóm lại, nếu thực hiện tốt thời gian thu hoạch và hiện đại hóa được công nghệ bảo quản sau thu hoạch thì sẽ góp phần tạo ra khả năng cạnh tranh cho hàng nông sản thông qua việc nâng cao chất lượng
Bao bì, bao gói, bảo quản, vận chuyển: Bao bì, bao gói không chỉ đơn thuần mang ý nghĩa bảo vệ hàng hóa mà còn là nhãn hiệu để quảng cáo hàng hóa, hướng dẫn tiêu dùng Đây cũng chính là yếu tố dùng để đánh giá giá trị nông sản ngoài chất lượng sản phẩm
Bao bì cung cấp cho người tiêu dùng các thông tin liên quan đến sản phẩm như nhà sản xuất, nơi sản xuất, các thành phần tạo nên sản phẩm, ngày sản xuất, hạn sử dụng, công dụng của sản phẩm, cách sử dụng bảo quản Ngày nay, chức năng của bao bì sản phẩm không chỉ dừng lại ở việc là hình thức, vỏ ngoài bao bọc sản phẩm mà nó còn là biểu tượng của doanh nghiệp đó, là sức hút của sản phẩm đối với người tiêu dùng.
Kiểu dáng sản phẩm là mẫu mã bên ngoài của sản phẩm: Kiểu dáng phải phù hợp với tính năng, công dụng của sản phẩm, phù hợp với thị hiếu tiêu dùng trên mỗi thị trường, thu hút được sự chú ý của khách hàng, làm khách hàng có mong muốn mua sản phẩm đó Đối với một số sản phẩm, kiểu dáng còn mang tính thời trang, nghệ thuật.Năng lực cạnh tranh của sản phẩm sẽ cao hơn nếu nó có kiểu dáng đẹp, đa dạng, tiện dụng, được người tiêu dùng ưa chuộng Do đó, để nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm, doanh nghiệp phải không ngừng nghiên cứu, thiết kế, cải tiến mẫu mã, bao bì cho phù hợp với thị hiếu của từng thị trường trong từng giai đoạn nhất định.
Giới thiệu về Liên minh châu Âu
1 Đặc điểm nền kinh tế EU
Liên minh châu Âu là một liên minh chính trị và kinh tế bao gồm 27 thành viên, nằm chủ yếu ở châu Âu Lịch sử của Liên Minh Châu Âu bắt đầu từ chiến tranh thế giới lần thứ II Có thể nói rằng nguyện vọng ngăn ngừa chiến tranh tàn phá tái diễn đã đẩy mạnh sự hội nhập châu Âu Bộ trưởng Ngoại giao Pháp Robert Schuman là người đã nêu ra ý tưởng và đề xuất lần đầu tiên trong một bài phát biểu nổi tiếng ngày 9 tháng 5 năm
1950 Cũng chính ngày này là ngày mà hiện nay được coi là ngày sinh nhật của EU và được kỉ niệm hàng năm là "Ngày Châu Âu" Ban đầu, EU bao gồm 6 quốc gia thành viên là: Bỉ, Đức, Italia, Luxembourg, Pháp, Hà Lan Năm 1973, tăng lên thành gồm 9 quốc gia thành viên Năm 1981, tăng lên thành 10 Năm 1986, tăng lên thành 12 Năm
1995, tăng lên thành 15 Năm 2004, tăng lên thành 25 Năm 2007 tăng lên thành 27.
Sau đây là danh sách 27 quốc gia thành viên của Liên minh châu Âu xếp theo năm gia nhập.
1957: Bỉ, Đức, Italy, Luxembourg, Pháp, Hà Lan
1986: Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha
1995: Áo, Phần Lan, Thụy Điển
Ngày 1/5/2004: Séc, Hungary, Ba Lan, Slovakia, Slovenia, Litva, Latvia, Estonia, Malta, Cộng hòa Síp
Có thể tóm tắt sự hình thành liên minh châu Âu qua các mốc thời gian chính sau:
Hiệp ước Paris (1951) đưa đến việc thành lập Cộng đồng Than Thép châu Âu(ECSC).
Hiệp ước Roma (1957) đưa dến việc thành lập Cộng đồng Nguyên tử lượng (Euratom) và thành lập Cộng đồng Kinh tế châu Âu (EEC).
Từ năm 1967 cơ quan điều hành của các cộng đồng trên được hợp nhất và gọi là Hội đồng châu Âu.
Năm 1987, EU bắt đầu triển khai kế hoạch xây dựng "Thị trường nội địa thống nhất Châu Âu"
Hiệp ước Liên hiệp Châu Âu, hay còn gọi là Hiệp ước Maastricht, ký vào tháng
12 năm 1991 thảo luận tại Maastricht Hà Lan nhằm mục đích:
- Thành lập liên minh kinh tế và tiền tệ vào cuối thập niên 1990, với một đơn vị tiền tệ chung và một ngân hàng trung ương độc lập,
- Thành lập một liên minh chính trị bao gồm việc thực hiện một chính sách đối ngoại và an ninh chung để tiến tới có chính sách phòng thủ chung, tăng cường hợp tác về cảnh sát và luật pháp
Với gần 500 triệu công dân, EU chiếm khoảng 30% tổng sản phẩm thế giới EU đã phát triển thị trường chung thông qua hệ thống luật tiêu chuẩn hóa, áp dụng cho tất cả các quốc gia thành viên, đảm bảo sự tự do di chuyển của công dân, hàng hóa, dịch vụ và vốn Hệ thống này bao gồm các chính sách thương mại chung, chính sách nông và ngư nghiệp, và chính sách phát triển của từng khu vực 16 thành viên đã chấp nhận sử dụng đồng tiền chung thống nhất Đồng tiền này đã phát triển vai trò quan trọng trong chính sách nước ngoài, đại diện cho các thành viên của nó trong WTO, tại Hội nghị thượng đỉnh G8 và Liên hiệp quốc
EU hoạt động thông qua một hệ thống kết hợp giữa các quốc gia và khu vực.Trong một vài lĩnh vực nhất định, nó dựa trên sự đồng thuận giữa các thành viên Tuy nhiên, nó cũng là một thực thể mang tính chất khu vực, có thể đưa ra quyết định mà không cần có sự thống nhất hoàn toàn giữa tất cả các chính phủ thành viên
Hiện nay, EU có diện tích là 4.422.773 km² với dân số là 496 triệu người (2007) ; với tổng GDP là 11.6 nghìn tỉ euro ( khoảng 15.7 nghìn tỉ USD) trong năm 2007.
Hầu hết các quốc gia châu Âu đều đang là thành viên của Liên minh châu Âu Vẫn còn
22 quốc gia gồm Albania, Andorra, Armenia, Azerbaijan, Belarus, Bosnia & Herzegovina, Croatia, Georgia, Iceland, Liechtenstein, Macedonia, Moldova, Monaco, Montenegro, Na Uy, Nga, San Marino, Serbia, Thổ Nhĩ Kỳ, Thụy Sĩ, Ukraine, và Vatican chưa gia nhập Liên minh châu Âu.
Trong những năm gần đây, tốc độ tăng trưởng kinh tế của EU so với Hoa Kỳ vàNhật Bản thì tương đối ổn định hơn, giao động từ 1% đến 3%/năm Từ năm 2002 đến năm 2009, tốc độ tăng trưởng kinh tế của EU tăng liên tục và khá ổn định Năm 2007,mặc dù thị trường tài chính quốc tế có biến động tiêu cực vào mùa hè 2007, khu vực EU với 27 thành viên vẫn có mức GDP tăng 2.9% Cũng trong năm này, mức tăng trưởng của Hoa Kỳ 2.0% và của Nhật Bản là 2.4%, do đó có thể nhận xét rằng năm 2007, EU có mức tăng trưởng nhanh hơn 2 siêu cường quốc còn lại Tuy nhiên, đến năm 2008, tăng trưởng kinh tế ở khu vực đồng Euro cũng như trên toàn EU trong năm 2008 đã suy giảm,đặc biệt từ cuối tháng 9 và đầu tháng 10/2008 Năm 2008, tăng trưởng GDP của EU là0,9% Của Mỹ là 1,1%, Nhật Bản là -0,6 % Đây là sự giảm sút tăng trưởng nghiêm trọng nhất trong nhiều năm tăng trưởng kinh tế liên tục của châu Âu.
Biểu đồ 1: Tốc độ tăng trưởng của EU so với US, Nhật bản (đơn vị: %)
Nguồn: http://epp.eurostat.ec.europa.eu/tgm/table.do? tab=table&init=1&plugin=1&language=en&pcode=tsieb020
Sự giảm sút của tăng trưởng kinh tế tại khu vực EU do ảnh hưởng của nhiều nhân tố sau:
Khủng hoảng nhà đất ở một số nước châu Âu như Anh, Ailen, Tây Ban Nha, Ý, Pháp đã ảnh hưởng lớn đến tăng trưởng kinh tế ở những nước này Khủng hoảng nhà đất đã làm giảm đáng kể giá đất, dẫn tới giảm thu nhập và tài sản của dân cư, do đó giảm cầu đầu tư cũng như cầu tiêu dùng Giá nhà đất giảm cũng làm đóng băng ngành xây dựng ở những nước này, trong khi đó, ngành xây dựng lại thường có đóng góp lớn vào GDP.
Khủng hoảng tài chính châu Âu đã ảnh hưởng nghiêm trọng tới tăng trưởng kinh tế của khu vực Từ khi cơn chấn động tài chính diễn ra ở Mỹ vào cuối tháng9/2008, với sự sụp đổ của hàng loạt ngân hàng và tập đoàn ngân hàng lớn nhất nước Mỹ, với sự sụt giảm thảm hại của giá chứng khoán trên phố Wall vào ngày15/09/2008, khủng hoảng tài chính ngân hàng đã thực sự lan sang châu Âu Một cách trực tiếp, khủng hoảng tài chính châu Âu làm cho các ngân hàng lâm vào tình trạng thiếu tiền và thiếu tính thanh khoản, làm giảm sút đáng kể khả năng cho vay của các ngân hàng và cũng đồng thời làm cho các ngân hàng thắt chặt hơn nữa các điều kiện cho vay, tất cả đều dẫn tới cản trở đầu tư và từ đó cản trở tăng trưởng kinh tế Một cách gián tiếp, khủng hoảng làm mất lòng tin của các nhà đầu tư vào triển vọng tăng trưởng kinh tế, do đó cầu đầu tư trong nước và ngoài nước đều sụt giảm.
Cho tới trước tháng 10/2008, mức giá cao của dầu mỏ và một số loại nguyên liệu cơ bản cũng như các loại thực phẩm chủ yếu đã làm đóng băng nhu cầu của người sản xuất cũng như của người tiêu dùng trong khu vực đồng Euro cũng trong EU nói chung. Sản xuất công nghiệp của châu Âu đã tụt giảm đáng kể Từ tháng 7/2008, sản xuất của nhiều ngành công nghiệp như xây dựng đã bị chững lại, các đơn đặt hàng trở nên rất khan hiếm.
Khủng hoảng tài chính đã khiến hàng loạt ngân hàng tại châu Âu lâm vào cảnh vỡ nợ Chính phủ các nước phải chi hàng trăm tỉ USD để mua lại cổ phần của các ngân hàng cũng như tăng tính thanh khoản cho thị trường tiền tệ Tình hình tiếp tục có những diễn biến phức tạp vào các tháng cuối năm, khi nguy cơ lạm phát đã cơ bản được đẩy lùi thì EU lại chuyển sang rơi vào nguy cơ suy thoái kinh tế (một số nước như Ý, Tây Ban Nha, Đức đã chính thức bị suy thoái) cũng như sự suy giảm trong các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng Để đối phó với tình hình này, Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) và một số ngân hàng quốc gia thành viên đã liên tục hạ lãi suất cơ bản với các mức cắt giảm mạnh mẽ Bên cạnh đó, ngày 11 và 12/12, tại kỳ họp thượng đỉnh cuối cùng trong năm 2008 của Hội đồng châu Âu, các nước EU đã nhất trí thông qua gói kế hoạch trị giá 200 tỉ Euro (tương đương gần 260 tỉ USD) với các mục tiêu kích thích tiêu dùng và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế toàn khối Từng nước thành viên EU cũng đã công bố những kế hoạch cứu nguy nền kinh tế của riêng mình trị giá hàng chục tỉ USD Về phần mình, Uỷ ban châu Âu (EC) cũng vừa công bố một kế hoạch trị giá 5 tỉ Euro(tương đương 6,4 tỉ USD) từ ngân sách chung của khối để nâng cao khả năng cạnh tranh của các nền kinh tế thành viên EU thông qua đẩy mạnh đầu tư cho ngành năng lượng và hệ thống Internet Các chuyên gia kinh tế EU cho rằng, đầu tư nhiều hơn cho xây dựng cơ sở hạ tầng, bao gồm các lĩnh vực: khí đốt, điện và Internet băng thông rộng sẽ giúp châu Âu đảm bảo an ninh năng lượng và nâng cao khả năng cạnh trạnh cho nền kinh tế các quốc gia thành viên trong môi trường kinh tế khắc nghiệt như hiện nay
Về thương mại quốc tế, xu thế từ nhiều năm nay là EU nhập siêu đối với hầu hết các nước, trừ Mỹ, vẫn đang tiếp tục Trong đó, nhập siêu từ Trung Quốc luôn lớn nhất, chiếm gần 60% tổng nhập siêu của EU.
Do có trình độ phát triển khoa học kỹ thuật và công nghệ cao, những mặt hàng mà các nước EU có thế mạnh và có tính cạnh tranh cao hầu hết thuộc các ngành công nghiệp cơ khí, chế tạo, hoá chất, giao thông vận tải, hàng không, dược phẩm, mỹ phẩm cao cấp, thực phẩm, đồ uống và dịch vụ có hàm lượng chất xám và giá trị gia tăng lớn…Nhu cầu nhập khẩu của EU phần lớn là nguyên, nhiên vật liệu, hàng thủ công mỹ nghệ,giày dép, may mặc, thuỷ sản, nông sản, lương thực…
Biểu đồ 2: Tình hình xuất nhập khẩu và thặng dư thương mại của EU với các nước ngoài liên minh giai đoạn 2005-2008 (đơn vị: tỉ euro)
Cán cân thương mại giữa EU và các nước bên ngoài liên minh năm 2007 thâm hụt 17,6 tỉ trong khi con số này năm 2006 là 10,05 tỉ euro Năm 2008, thâm hụt thương mại giữa EU và các quốc gia ngoài liên minh có giảm đi so với năm 2007 xuống mức 10,3744 tỉ euro.
Theo số liệu của Eurostat, tính chung trong 9 tháng đầu năm 2008, trao đổi thương mại của EU với hầu hết các đối tác lớn đều tăng so với cùng kỳ năm 2007 Trong
Khái quát về quan hệ thương mại Việt Nam – EU
Việt Nam đã thiếp lập được mối quan hệ gắn bó chặt chẽ với EU trong một thời gian dài Quan hệ hợp tác song phương giữa Việt Nam và EU bắt đầu từ năm 1989 với chương trình hỗ trợ sự hoà nhập trở lại của người tị nạn
Hiệp định hợp tác EC-Việt Nam đã được ký kết vào năm 1995 và có hiệu lực vào năm 1996 Hiệp định này khẳng định ngay từ chương 1 là “tôn trọng nhân quyền và các yếu tố dân chủ là nền tảng cho sự hợp tác giữa các bên và là nhân tố quan trọng nhất của hiệp định này” Hiệp định Hợp tác Việt Nam -EU ký 7/1995, tạo bước ngoặt trong tiến trình phát triển quan hệ hợp tác kinh tế, thương mại giữa hai bên Đây là Hiệp định khung dài hạn, nhằm 4 mục tiêu:
- Đảm bảo các điều kiện cần thiết thúc đẩy phát triển quan hệ thương mại, đầu tư trên cơ sở cùng có lợi và dành cho nhau quy chế tối huệ quốc;
- Trợ giúp phát triển kinh tế bền vững ở Việt Nam và đặc biệt chú trọng đến việc cải thiện đời sống cho các tầng kớp nhân dân nghèo;
- Hỗ trợ các nỗ lực của Việt Nam trong việc cơ cấu lại nền kinh tế theo cơ chế thị trường;
- Trợ giúp nhằm bảo vệ môi trường và sử dụng lâu dài nguồn tài nguyên thiên nhiên theo hướng phát triển bền vững
2 Lợi thế so sánh của hai nước - cơ sở của hoạt động thương mại hai chiều Việt Nam – EU
Việt Nam nằm vị trí thuận lợi cho hoạt động xuất nhập khẩu Việt Nam là một quốc gia nằm trên bán đảo Đông Dương, ven biển Thái Bình Dương Việt Nam có đường biên giới trên đất liền dài 4.550 km tiếp giáp với Trung Quốc ở phía Bắc, với Lào và Căm-pu-chia ở phía Tây; phía Đông giáp biển Đông Việt Nam có ba mặt Đông, Nam và Tây-Nam trông ra biển với bờ biển dài 3.260 km, từ Móng Cái ở phía Bắc đến HàTiên ở phía Tây Nam Phần Biển Đông thuộc chủ quyền Việt Nam mở rộng về phía Đông và Đông Nam, có thềm lục địa, các đảo và quần đảo lớn nhỏ bao bọc Chỉ riêng Vịnh Bắc Bộ đã tập trung một quần thể gần 3.000 hòn đảo trong khu vực Vịnh Hạ Long, Bái Tử Long, các đảo Cát Hải, Cát Bà, đảo Bạch Long Vĩ Xa hơn là quần đảo Hoàng
Sa và Trường Sa Phía Tây - Nam và Nam có các nhóm đảo Côn Sơn, Phú Quốc và Thổ Chu Vì có đường bờ biển dài, nên nước ta có khá nhiều cảng và một số cảng lớn là: cảng Hải Phòng, Cái Lân, Sài Gòn, Đà Nẵng, Nha Trang.
Việt Nam có nguồn lao động dồi dào, rẻ nên giá cả nông sản sẽ cạnh tranh hơn so với các quốc gia trong khu vực Cả nước năm 2006 ước tính 84,11 triệu người, tăng 1,21% so với dân số năm 2005 (năm 2005 tăng 1,31%) Dân số thành thị 22,82 triệu người, tăng nhanh do tốc độ đô thị hoá những năm gần đây và chiếm 27,1% dân số năm 2006; dân số nông thôn 61,29 triệu người Hơn nữa, lực lượng lao động trẻ của Việt Nam hiện nay đang rất dồi dào và càng ngày càng được nâng cao về trinh độ chuyên môn và các kỹ năng làm việc
Việt Nam hiện đang tiếp thu nhiều công nghệ chuyển giao từ nước ngoài thông qua các dự án đầu tư, các chương trình hỗ trợ kỹ thuật khi Việt Nam tham gia các tổ chức quốc tế với tư cách là một nước nghèo và chậm phát triển, hay các chương trình hợp tác khoa học song phương Thông qua việc thu hút FDI từ nước ngoài, chúng ta không những tiếp thu được nhiều công nghệ tiến bộ trên thế giới mà còn giúp nâng cao trình độ cán bộ công nhân viên chức do học hỏi được các kỹ năng quản lý và làm việc của các công ty nước ngoài.
EU là khu vực có thế mạnh về khoa học công nghệ Với lịch sử phát triển lâu năm, EU hiện đang đứng ở vị trí nhất nhì thế giới về các tiến bộ công nghệ Điều này giúp các doanh nghiệp EU tạo ra được các sản phẩm có chất lượng cao với chi phí sản xuất ngày càng giảm Đồng thời trong nông nghiệp, EU cũng là một trong những khu vực tiên phong trong việc tạo ra các sản phẩm có giống cây con có chất lượng cao, năng suất cao. Đây cũng là khu vực có các tiêu chuẩn chất lượng khá gắt gao và nghiêm khắc. Điều này đồng nghĩa với việc các sản phẩm từ EU có chất lượng khá cao, có tính cạnh tranh cao trên thị trường thế giới Đồng thời công nghệ chế biến bảo quản cao của EU cũng luôn đạt những tiêu chuẩn khắt khe của thế giới do đó chất lượng nông sản sản xuất từ EU cao hơn các khu vực khác
Bao gồm rất nhiều các nước phát triển, EU cũng là một khu vực có đội ngũ nhân viên chất lượng cao Nguồn nhân lực của EU luôn được đánh giá cao về kỹ năng quản lý cũng như các kỹ năng cần thiết khác trong quá trình làm việc Đây cũng là khu vực giáp với biển Đại Tây Dương với vị trí địa lý thuận lợi trong việc xuất nhập khẩu Với đường bờ biển dài, EU hiện đang sở hữu rất nhiều cảng lớn với quy mô quốc tế ở Bỉ, Pháp, Đức, Hi Lạp, Thụy Điển, Phần Lan, Hà Lan.
3 Thực trạng quan hệ thương mại giữa hai nước từ khi thiết lập quan hệ
Từ năm 1995 đến nay, trao đổi thương mại của Việt Nam với các nước thành viên
EU tăng hàng năm khoảng 15 - 20% và EU đã trở thành một trong những đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam
Theo số liệu của Eurostat , trong 5 tháng đầu năm 2008, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam vào EU đạt 3,4 tỷ Euro, tăng 5,5% so với cùng kỳ năm 2007, nhập khẩu của Việt Nam từ EU đạt 1,4 tỷ Euro, giảm 6,9% Như vậy, Việt Nam xuất siêu 2,0 tỷ Euro Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam vào EU 4 tháng đầu năm 2008 đứng thứ 5 trong khối ASEAN, sau Thái Lan (5,531 tỉ Euro), Malaysia (5,497 tỉ Euro), Singapore (5,329 tỉ Euro), Indonesia (4,348 tỉ Euro).
Tính đến hết tháng 7/2007, giày dép tiếp tục là mặt hàng có giá trị xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam vào EU với gần 1,3 tỷ USD, tăng 11% Tiếp theo là hàng dệt may với
795 triệu USD (tăng 16,6%), hải sản: 502 triệu USD (tăng 26,3%), gỗ và các sản phẩm gỗ: hơn 360 triệu USD (tăng 16%).
Việc Việt Nam gia nhập WTO đã có tác động mạnh đến nhập khẩu từ EU Xu hướng nhập khẩu từ EU tăng nhanh hơn xuất khẩu sang EU của Việt Nam có thể sẽ còn tiếp tục trong năm tới
Các mặt hàng nhập khẩu chính của Việt Nam từ EU là máy móc thiết bị, nguyên phụ liệu dệt may, tân dược, hoá chất, phương tiện vận tải…
Là thị trường xuất khẩu quan trọng hàng đầu của hầu hết các nước đang phát triển có sản phẩm tương tự Việt Nam nên thị trường EU là nơi cạnh tranh thực sự gay gắt. Tuy trong thời gian qua, chính sách thương mại của EU đối với Việt Nam đã có nhiều chuyển biến tích cực nhưng vẫn còn kém ưu đãi hơn so với nhiều nước đang phát triển khác, kể cả các nước ASEAN: Thái Lan, Singapore, Indonesia, Malaysia và Philippines. Nguồn cung hàng hoá dồi dào với giá rẻ và chất lượng không kém từ các nước này là thách thức lớn đối với hàng xuất khẩu Việt Nam
Do chưa được EU công nhận có nền kinh tế thị trường nên hàng hoá của Việt Nam chưa được hưởng hoàn toàn lợi ích của việc là thành viên WTO và phần nào bị đối xử kém thuận lợi so với một số nước khác, đặc biệt là trong các vụ kiện bán phá giá
Thời gian qua, EU đã áp thuế chống bán phá giá đối với một số hàng hóa của Việt Nam, như: năm 1998 áp thuế 16,8% đối với mỳ chính; năm 2003 áp thuế 28% đối với oxit kẽm; năm 2004 áp thuế 51,2% – 78,8% đối với vòng khuyên kim loại, 15,8% - 34,5% đối với xe đạp, 7,7% đối với chốt cài inox, 66,1% đối với đèn huỳnh quang; năm 2006 áp thuế 10% đối với giày mũ da
HOẠT ĐỘNG XUẤT NHẬP KHẨU NÔNG SẢN GIỮA VIỆT NAM VÀ EU
Hoạt động xuất khẩu nông sản từ Việt Nam sang EU
1 Nhu cầu nhập khẩu nông sản của EU
Trong những năm gần đây, tổng giá trị thương mại nông sản của EU không ngừng tăng trưởng Tổng giá trị thương mại các sản phẩm nông sản vào năm 2007 là 153 tỉ euro, trong đó nhập khẩu từ các nước ngoài khối là 77,4 tỉ euro và xuất khẩu là 75,1 tỉ.
Từ khi EU mở rộng số thành viên, nhập khẩu đã tăng gần 55% và xuất khẩu tăng 68%. Trong các năm, thâm hụt thương mại đã giảm từ hơn 10 tỉ euro năm 1988 xuống 5 tỉ vào năm 1995 với mức thấp nhất là vào năm 2005 với 27 triệu euro Vào năm 2006, lần đầu tiên, EU thặng dư thương mại nông sản 4,5 tỉ nhưng cán cân thương mại lại quay trở lại thâm hụt vào năm 2007 với mức thâm hụt là 2,4 tỉ EU là nhà xuất khẩu và nhập khẩu nông sản lớn nhất trên thế giới Do vậy, cũng có thể cho rằng đây cũng là một trong những nhà nhập khẩu nông sản lớn nhất, đặc biệt đối với các nước đang phát triển
Mặc dù tổng giá trị thương mại không ngừng tăng nhưng tỷ trọng của thương mại nông sản trong tổng giá trị thương mại của EU lại có xu hướng giảm đi Vào năm 2007,thương mại nông sản thô và đã chế biến của EU chiếm khoảng 6% tổng thương mại hàng hóa của EU với các quốc gia bên ngoài Con số này vào năm 1995 là 9% và nông sản đã giảm nhanh vị trí của mình trong tổng giá trị thương mại của EU Xu hướng này chủ yếu là do sự tăng mạnh (gần 150%) trong thương mại các sản phẩm công nghiệp trong 20 năm gần đây trong khi đó, giá trị thương mại sản phẩm nông sản chỉ tăng 60%
Biểu đồ 4: Tổng giá trị thương mại của EU từ năm 1995 ( Đơn vị: tỉ euro)
Nguồn: trade.ec.europa.eu/doclib/html/129093.htm
Xét về khía cạnh nhập khẩu, trong nhiều năm EU luôn là nhà nhập khẩu thức ăn.Thậm chí nếu ngày nay tổng thương mại nông sản của toàn EU cân bằng, nhiều nhóm sản phẩm của EU vẫn phải nhập khẩu Liên minh châu Âu là thị trường nhập khẩu nông sản lớn nhất trên thế giới với kim ngạch nhập khẩu năm 2007 là 78,399 tỉ Euro, chiếm khoảng 25 % tổng kim ngạch nhập khẩu của cả thế giới Trong những năm gần đây, kim ngạch nhập khẩu nông sản của EU tăng chậm nhưng đều, từ 59,245 tỉ Euro năm 2003 lên đến 79,540 tỉ Euro năm 2007 Tốc độ tăng trưởng đều với mức tăng trung bình là78,399% và mức tăng cao nhất là vào năm 2007 với mức tăng hơn 9% so với năm 2006.Điều này cho thấy sự phát triển khá ổn định của thị trường nông sản EU.
Biểu đồ 5: Kim ngạch nhập khẩu nông sản của EU năm 2003-2008 (đơn vị: tỉ euro)
Nguồn: Europe in finger – Eurostat year book 2008
Tỷ trọng của nhập khẩu nông sản trên tổng giá trị nhập khẩu của EU trong giai đoạn 2003-2008 dao động ở mức 5,13% – 6,33% Mặc dù giá trị nhập khẩu nông sản tăng nhưng tỷ trọng lại giảm đều từ năm 2003-2006 Sở dĩ như vậy là do EU là một thị trường gồm nhiều nước công nghiệp phát triển, do vậy tỉ trọng hàng nông nghiệp nhập khẩu với tổng kim ngạch nhập khẩu sẽ có xu hướng giảm đi trong khi đó hàng công nghiệp và dịch vụ lại có xu hướng ngược lại Điều này cũng phù hợp với tình hinh phát triển chung của EU cũng như toàn thế giới Tuy nhiên 2 năm trở lại đây, tỷ trong hàng nông nghiệp trong tổng kim ngạch nhập khẩu có tăng lên đáng kể Một phần là do những tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế nên nhu cầu nhập khẩu những mặt hàng công nghiệp và dịch vụ với giá trị cao giảm đi ở EU, trong khi đó, các mặt hàng nông sản đều là những sản phẩm thiết thực, giá cả lại cũng không phải là cao Do đó, trong khi nền kinh tế đang suy thoái, người dân sẽ cắt giảm chi tiêu mọi mặt hàng, tuy nhiên các mặt hàng nông sản có xu hướng bị cắt giảm ít hơn, do đó tỉ trọng của nông sản trong tổng kim ngạch nhập khẩu sẽ tăng lên.
Thị trường EU nhập khẩu một số mặt hàng nông sản chính sau đây: trái cây và các loại đậu, cà phê, chè, gia vị và các loại khác, đồ uống và rượu mạnh, ngũ cốc, hạt và quả có dầu, thuốc lá … Trong tổng kim ngạch nhập khẩu nông sản thì rau quả là sản phẩm được nhập khẩu nhiều nhất, chiếm khoảng 25% trong tổng kim ngạch nhập khẩu hoa quả Sau đó là cà phê, chè, ca cao và gia vị và hạt và quả có dầu.
EU chuyên nhập khẩu các sản phẩm thô với thâm hụt thương mại khoảng 25 tỉ euro Các sản phẩm nhiệt đới là các sản phẩm nhập khẩu chủ yếu của EU với mức thâm hụt khoảng 14 tỉ euro , sau đó là các hạt có dầu và dầu 10,4 tỉ thâm hụt và rau quả thâm hụt 7,8 tỉ euro Mặc khác EU trao đổi ngũ cốc và vật nuôi cân bằng, trong khi đó sữa lại là sản phẩm có cán cân thương mại thặng dư.
Giá trị nhập khẩu của đa số các mặt hàng đều tăng nhẹ hoặc không đáng kể trong vài năm gần đây, ngoại trừ một số mặt hàng có mức tăng khá cao như rau quả tăng từ 15,070 tỉ Euro vào năm 2003 lên 20,499 tỉ vào năm 2007, cà phê, chè, cacao và gia vị tăng từ 7,447 tỉ năm 2003 lên 9,742 năm 2007, chất béo và mỡ động thực vật tăng từ 3,273 tỉ năm 2003 lên 5,611 tỉ năm 2007 Hầu hết các mặt hàng đều giảm nhập khẩu vào năm 2008 do ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính ngoại trừ cà phê, chè, cacao và gia vị, ngũ cốc, thức ăn chăn nuôi , phụ gia, hạt và quả có dầu, cao su, phân bón, dầu mỡ động thực vật.
Trong các quốc gia xuất khẩu nông sản vào EU thì các quốc gia Nam Mỹ là những quốc gia xuất khẩu nhiều nhất vào EU chiếm trên 30% tổng kim ngạch nhập khẩu nông sản vào EU với các quốc gia xuất khẩu chủ yếu sang EU Các khu vực xuất khẩu chủ yếu sang EU khác là các nước nằm trong khu vực châu Âu nhưng chưa gia nhập EU và các quốc gia châu Á Thái Bình Dương, châu Phi và Bắc Mỹ Nếu xét trên phương diện quốc gia thì Brazil trong năm 2008 hiện đang là quốc gia xuất khẩu nhiều nông sản nhất vào EU với tỉ trọng là 13,76%, sau đó là Hoa Kỳ, Achentina và Trung Quốc.
Biểu đồ 6: Cơ cấu bạn hàng nhập khẩu của EU năm 2008
Nguồn: Số liệu hải quan Tuy nhiên, đối với mỗi mặt hàng nông sản khác nhau EU lại nhập khẩu từ những thị trường khác nhau Ví dụ, Canada dẫn đầu về xuất khẩu ngũ cốc vào EU với kim ngạch nhập khẩu là 327 triệu euro hay 1,761 triệu tấn (chiếm 15% thị phần) năm 2006, tiếp đến là Hoa Kỳ với 210 triệu euro.
Về mặt hàng gạo, Ấn Độ là quốc gia xuất khẩu gạo lớn nhất vào EU Trong năm
2006, Ấn Độ đã xuất khẩu vào thị trường này 137 triệu euro, chiếm khoảng 31,1% thị trường gạo vào EU Theo thống kê, riêng 6 nước xuất khẩu gạo chính vào EU đã chiếm khoảng 91% tổng kim ngạch nhập khẩu gạo của EU Tuy nhiên, xét về khối lượng thì Thái Lan mới là nước xuất khẩu gạo nhiều nhất với 304.000 tấn vào EU năm 2006 (25% thị phần) Tổng khối lượng gạo nhập khẩu của EU là 1.204.000 tấn hơn gấp 8 lần khối lượng xuất khẩu của khối này.
Về các loại rau, tổng giá trị nhập khẩu của khối này năm 2006 là 1417 triệu euro.
EU nhập khẩu chủ yếu từ các quốc gia Maroc ( 351 triệu euro hay 423.000 tấn) và Isarel
(174 triệu euro hay 118.000 tấn) Cũng trong năm này, EU nhập khẩu hoa quả nhiều gấp
4 lần xuất khẩu, với tổng giá trị nhập khẩu đạt 7337 triệu Trong đó, Hoa Kỳ là đối tác quan trọng nhất khi xuất khẩu 1.287 triệu euro (17,5%) vào EU, đứng thứ 2 là Nam Phi
(911 triệu euro) Tuy nhiên, xét về khối lượng thì 2 vị trí đứng đầu lần lượt thuộc về Nam Phi (949.000 tấn) và Chilê (626.000 tấn).
Các chất béo và dầu thực vật EU nhập khẩu từ 3 thị trường chính, đó là Ucraina, Brazil và Indonexia Ucraina xuất khẩu sang EU 703.000 tấn mặt hàng này với giá trị là
345 triệu euro, trong khi đó Brazil và Indonexia xuất khẩu sang EU với khối lượng tương đương nhau lần lượt là 656.000 tấn và 642.000 tấn Còn về mặt hàng đường, năm
2006 nguồn nhập khẩu lớn nhất của EU là Mauritius với kim ngạch là 262 triệu euro.
2 Thực trạng xuất khẩu nông sản của Việt Nam sang EU
2.1 Kim ngạch xuất khẩu nông sản của Việt Nam sang EU
Từ năm 1995 đến nay, trao đổi thương mại của Việt Nam với các nước thành viên
EU tăng hàng năm khoảng 15 - 20% và EU đã trở thành một trong những đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam
Hiện EU vẫn là thị trường xuất khẩu lớn thứ 2 (chỉ sau Mỹ), đồng thời cũng là 1 trong 4 thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam Năm 2007, xuất khẩu vào khu vực
GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY THƯƠNG MẠI NÔNG SẢNVIỆT NAM – EU 80 I.Định hướng phát triển hoạt động thương mại nông sản hai chiều Việt Nam – EU
Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng nông sản từ Việt Nam sang EU
1 Những giải pháp vĩ mô
1.1 Tăng cường vai trò của nhà nước trong việc đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu hàng nông sản sang EU
Vai trò của nhà nước rất quan trọng trong việc tạo ra mối quan hệ thương mại giữa Việt Nam và EU Chính phủ Việt Nam cần nâng cao sự hợp tác kinh tế ở cấp độ quốc gia Điều này đồng thời cũng tạo ra cơ hội ký kết các hợp đồng kinh tế giữa các doanh nghiệp Việt Nam và EU Để tăng cường khả năng hợp tác giữa hai bên, nhà nước cần:
- Tăng cường công tác ngoại giao và tiếp xúc với các chính phủ thuộc EU, các tổ chức kinh tế quốc tế Công tác ngoại giao không chỉ tạo ra mối quan hệ chính trị hòa hảo giữa hai bên mà còn tạo nền tảng cho các hợp đồng xuất nhập khẩu nông sản.
- Tiến hành đàm phán trực tiếp với các nước xuất nhập khẩu hàng nông sản thuộc EU để có thể ký kết các hợp đồng liên chính phủ Tranh thủ cơ hội giao tiếp quốc tế thông qua các hội nghị lớn như Hội nghị Thượng đỉnh lương thực thế giới, Hội nghị kinh doanh hàng nông sản, diễn đàn hợp tác Á–Âu ASEM… Thông qua các hội nghị này, nhà nước có thể quảng bá thương hiệu nông sản Việt Nam cho các bạn hàng ở EU.
- Liên kết quốc tế trong sản xuất và xuất nhập khẩu nông sản So với một số nnước trong khu vực Đông Nam Á, Việt Nam có điều kiện tự nhiên và cơ cấu sản xuất nông nghiệp khá tương đồng, song các nước này lại có lợi thế hơn Việt Nam ở trình độ khoa học – công nghệ và kinh nghiệm trong hoạt động thương mại quốc tế Do vậy, để nâng cao hiệu quả của việc xuất nhập khẩu đồng thời nâng cao khả năng cạnh tranh của nông sản, Việt Nam cần coi trọng việc mở rộng quan hệ liên kết quốc tế trong sản xuất và xuất nhập khẩu bằng cách:
- Phối hợp trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học để tạo ra các giống cây trồng, vật nuôi mới có năng suất cao hơn, giá trị cao hơn và có khả năng cạnh tranh cao hơn trên thị trường nông sản thế giới.
- Phối hợp xây dựng hệ thống dịch vụ kiểm dịch động thực vật xuất nhập khẩu theo tiêu chuẩn quốc tế
- Liên kết dưới hình thức Hiệp hội theo từng ngành hàng để phối hợp hành động theo tình hình biến động trên thị trường quốc tế
Chẳng hạn đối với gạo, Việt Nam có thể hợp tác với Thái Lan để học hỏi kinh nghiệm xuất khẩu gạo, và quan trọng hơn cả là học tập công nghệ lai tạo giống mới, công nghệ chế biến và kinh nghiệm thị trường Đối với các mặt hàng như cà phê, hạt điều, hạt tiêu, Việt Nam có thể tham gia Hiệp hội cà phêm Hiệp hội hạt điều thế giới… để ổn định giá và phòng ngừa rủi ro Có như thế hàng nông sản chúng ta mới tránh được sự biến động của thị trường xuất khẩu và đạt được hiệu quả cao hơn
1.2 Tạo môi trường pháp luật hoàn thiện và môi trường kinh doanh thuận lợi cho xuất nhập khẩu nông sản với EU
Các luật lệ, quy định ban hàng đối với việc xuất nhập khẩu nông sản nói chung sẽ tạo ra một hành lang pháp lý cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu nông sản sang EU hoạt động hiệu quả đồng thời cũng ngăn chặn những doanh nghiệp xuất khẩu sang EU có hành vi đầu cơ, chộp giật hoặc thao túng thị trường, ảnh hưởng tiêu cực đến hình ảnh của hàng nông sản Việt Nam cũng như ngăn chặn việc các mặt hàng nông sản của EU chất lượng kém xâm nhập vào Việt Nam Đối với các giải pháp này, Việt Nam cần:
- Ban hành các quy định bắt buộc đối với việc kiểm dịch hàng nông sản xuất nhập khẩu đặc biệt là khi xuất khẩu sang các thị trường khó tính như EU, đảm bảo cho hàng nông sản của chúng ta khi xuất nhập khẩu luôn đáp ứng các tiêu chuẩn quốc gia, các tiêu chuẩn của nước nhập khẩu hoặc của quốc tế.
- Nhà nước tạo điều kiện cho các doanh nghiệp bằng các cơ chế chính sách và tạo hành làng pháp lý để họ hoạt động xuất nhập khẩu đạt hiệu quả hơn Việc giảm các thủ tục hành chính hay ban hành hệ thống thuế xuất nhập khẩu linh hoạt và theo lô trình cam kết của WTO Có như vậy thì các giải pháp này mới được phổ biến rộng rãi đối với nhiều doanh nghiệp.
1.3 Tăng cường hỗ trợ xuất khẩu nông sản từ phía nhà nước nhà nước
1.3.1 Hỗ trợ xúc tiến thương mại
Hiện tại, hàng nông sản của Việt Nam xuất khẩu sang EU chịu sự cạnh tranh gay gắt của các mặt hàng cùng loại đến từ Thái Lan, Trung Quốc … chưa kể đến các nước phát triển khác Chính vì thế mà công tác hỗ trợ xúc tiến thương mại đặc biệt quan trọng để giúp các doanh nghiệp có một định hướng rõ ràng trước khi xuất khẩu thậm chí trước khi sản xuất hàng nông sản đồng thời cũng giúp Việt Nam tìm được các nguồn hàng chất lượng ở EU Tuy nhiên các doanh nghiệp xuất nhập khẩu nông sản của Việt Nam đa số là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, do đó không đủ tiềm lực để có thể thực hiện các biện pháp xúc tiến thương mại, do đó Nhà nước phải giúp đỡ các doanh nghiệp trong ngành bằng cách:
+ Thực hiện các chuyến đi khảo sát EU cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu với sự hỗ trợ thông tìn từ phía chính phủ, khai thác thông tin một cách hiệu quả từ các đại sứ quán,lãnh sự quán, đồng thời cần tích cực chủ động tổ chức các triển lãm, hội chợ giới thiệu hàng nông sản Việt Nam ở các nước thuộc khối EU, qua đó, các doanh nghiệp có cơ hội hợp tác với các doanh nghiệp xuất nhập khẩu nông sản của EU.
+ Tăng cường vai trò của cục xúc tiến thương mại (Vietrade) để hỗ trợ cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu trong việc tìm kiếm các đối tác thuộc EU, khuyến khích đầu tư, trao đổi thông tin khoa học và công nghệ, tuyên truyền đến các bạn hàng những ưu điểm của nông sản Việt Nam thông qua các cơ hội giới thiệu sản phẩm và tìm hiểu thông tin về nông sản của EU như: hội chợ triển lãm ở các nước EU, các hội nghị quốc tế, các diễn đàn hợp tác khu vực và quốc tế Có như vậy, hàng nông sản Việt Nam mới được nhiều quốc gia tại EU biết đến hơn
+ Đặt thêm các đại diện thương mại ở các nước EU để tìm hiểu các khả năng thâm nhập thị trường, thực hiện đàm phán ký kết các hiệp định thương mại ở các cấp độ khác nhau nhằm đảm bảo quan hệ thương mại ổn định và lâu dài.
+ Trợ giúp nâng cao năng lực thị trường cho các chủ thể xuất nhập khẩu nông sản Hiện nay trình độ nhận thức của các chủ thể này mà đặc biệt là người nông dân về thị trường vẫn còn hạn chế Họ chủ yếu sản xuất cái mình có mà chưa nắm bắt được nhu cầu của thị trường thế giới cũng như thị trường EU Do đó, chính phủ cần phải hỗ trợ người nông dân trong việc tiếp cận các kiến thức về thị trường để nâng cao sự nhạy bén với thị trường từ đó có thể chủ động hơn trong việc cung cấp nông sản, điều chỉnh giá cả.
1.3.2 Hỗ trợ phát triển khoa học công nghệ
Trong những năm gần đây, Việt Nam xuất khẩu sang EU một lượng lớn các mặt hàng nông sản nhưng chủ yếu dưới dạng thô và giá trị không cao Cần chuyển mạnh cơ cấu xuất khẩu hàng nông sản của Việt Nam sang thị trường EU theo hướng: tăng tỷ trọng hàng chế biến và giảm tỷ trọng hàng thô Phát triển công nghiệp chế biến sẽ làm nâng cao giá trị gia tăng của nông sản, hạn chế tình trạng xuất khẩu sản phẩm thô và thúc đẩy việc xuất khẩu các sản phẩm nông sản đã qua chế biến với giá trị và hiệu quả kinh tế cao Việc phát triển công nghiệp chế biến còn tạo nên thị trường nội địa to lớn và ổn định cho sản xuất nông nghiệp.