thực trạng và định hướng bảo tồn trò chơi dân gian việt nam

56 5.4K 83
thực trạng và định hướng bảo tồn trò chơi dân gian việt nam

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

MỤC LỤC MỤC LỤC ……………………………………………………….……… …… Trang MỞ ĐẦU……………………………………………………………… ……… 3 1. Lí do chọn đề tài……………………………………………………………… 3 2. Mục đích nhiệm vụ nghiên cứu. …………………… ……………… ….4 3.Lịch sử vấn đề …………………………………………… …………………… 4 4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu …….……………………………………… 5 5. Phương pháp nghiên cứu. …………………………………… 5 6. Đóng góp của đề tài……………………………………………………………… 6 7. Cấu trúc đề tài. ………………………………………………………………….…6 NỘI DUNG………………………………………………………… … ….7 Chương 1: Khái quát chung về trò chơi dân gian Việt Nam. ………………… 7 1.1. Sự hình thành trò chơi dân gian Việt Nam……………………… 7 1.1.1. Khái niệm trò chơi dân gian Việt Nam …… ……………………………… 7 1.1.2. Nguồn gốc…………………………………………………………… 8 1.1.3. Quá trình hình thành phát triển………………………………………… 9 1.2. Đối tượng của trò chơi dân gian Việt Nam. ………………………… 10 1.3.Phân loại khảo tả trò chơi dân gian Việt Nam……………………………… 12 Chương 2. Trò chơi dân gian Việt Nam – nơi lưu giữ văn hóa dân tộc… 23 2.1. Đặc điểm của trò chơi dân gian Việt Nam. …………………………………… 23 2.1.1. Tính đa dạng, phong phú. ………………………………………………… 23 2.1.2. Tính gần gũi, giản tiện. …………………………………………………… 24 2.1.3. Tính thường xuyên, liên tục. ………………………………………… 26 2.1.4. Tính đặc trưng vùng miền………………………………………… 27 2.1.5. Trò chơi dân gian có mối quan hệ với lễ hội. ………………… 28 2.1.6. Trò chơi dân gian trẻ con thường đi kèm với đồng dao. …………………….28 2.1.7. Trò chơi dân gian người lớn gắn với tín ngưỡng phồn thực 30 1 2.2. Trò chơi dân gian lưu giữ phản ánh cuộc sống, văn hóa dân tộc 31 2.2.1. Phản ánh cốt cách, phong thái Việt 31 2.2.2. Phản ánh tính ngưỡng, văn hóa dân tộc 33 2.3. Tính giáo dục Trò chơi dân gian 34 2.3.1. Giúp trẻ lanh lợi, hoạt bát 35 2.3.2. Rèn luyện trí tuệ, tăng cường óc phán đoán 37 2.3.3. Tạo tư duy trừu tượng, sáng tạo 37 2.3.4. Tập cách cư xử, thích ứng 38 2.3.5. Giúp tạo lập một nhân cách tốt 39 Chương 3: Thực trạng định hướng bảo tồn trò chơi dân gian Việt Nam…… 41 3.1. Thực trạng trò chơi dân gian hiện nay. …………………………………….… 41 3.1.1 Tích cực………………………………………………………… ….…… 41 3.1.2. Tiêu cực. ……………………………………………………………… ….41 3.2. Định hướng bảo tồn phát triển. ………………………………………………43 3.2.1. Bảo tồn không tách rời giá trị……………………………………………… 45 3.2.2. Đánh thức sự quan tâm của xã hội từ phía các bậc cha mẹ………………45 3.2.3. Tạo khoảng không gian mới cho trò chơi dân gian………………………….47 3.2.4. Đưa trò chơi dân gian vào lễ tết, festival hiện đại………………………… 47 KẾT LUẬN……………………………………… 48 Phụ Lục Danh mục tài liệu tham khảo 2 MỞ ĐẦU 1.Lí do chọn đề tài Trò chơi dân gian là một trong những thành tố của nền văn hóa dân tộc, nó xuất hiện từ rất lâu đời gắn bó mật thiết với đời sống tinh thần của nhân dân ta. Bên cạnh lễ hội, trò chơi dân gian cũng là một hình thức vui chơi giải trí nhưng lại không đơn thuần chỉ là một “trò chơi”, nó là một thú vui nhưng cũng vừa là một giá trị văn hóa, một người bạn tinh thần, một phương thức hiệu quả để giáo dục nhân cách con người. Xét trên nhiều khía cạnh, trò chơi dân gian là một nét văn hóa có giá trị, ảnh hưởng tích cực cần thiết đối với đời sống tinh thần của nhân dân. Tuy nhiên, trong giai đoạn hiện nay, khi xã hội đang ngày càng phát triển thì con người lại có xu hướng quên mang theo những giá trị văn hóa đi cùng với sự phát triển của thời đại, những giá trị văn hóa tinh thần vì thế mà bị biến đổi dần mất đi không loại trừ trò chơi dân gian. Ngày nay, trò chơi dân gian trở nên hiếm thấy hiếm bắt gặp trong đời sống con người. Sự thiếu vắng đó không phải vì bản thân trò chơi dân gian mất đi giá trị mà vì xã hội đang dần quên đi giá trị hữu ích của nó. Con người đang phát triển thiên về vật chất, chạy đua với công nghệ nhưng lại quên mất rằng chính những giá trị văn hóa như trò chơi dân gian mới chính là gốc gác, là nền tảng cho sự phát triển bền vững, tồn tại lâu dài của họ. Là những con người đã từng sống trong giai đoạn hưng thịnh của trò chơi dân gian, trải qua cái thời kỳ mà trò chơi dân gian vẫn còn là niềm thích thú, say mê cả một cộng đồng người Việt, chúng tôi đã luôn dành một niềm yêu mến lớn lao đối với nó, coi nó là tuổi ấu thơ, là những điều đáng nhớ nhất trong cuộc sống của mình. Chúng tôi thật sự cảm thấy luyến tiếc khi một giá trị văn hóa đẹp như thế lại đang dần biến mất, lụi tàn trong cuộc sống hiện tại. Vì những lẽ đó, chúng tôi muốn đưa đề tài này ra nghiên cứu mong trò chơi dân gian sẽ được hệ thống lại đầy đủ phục hồi những gì là giá trị vốn có của nó. 3 2.Mục đích nhiệm vụ nghiên cứu Nghiên cứu trò chơi dân gian trong hoàn cảnh đang dần mất đi như ngày nay, chúng tôi muốn đi sâu vào giá trị của nó, làm rõ khẳng định những giá trị mà trò chơi dân gian mang lại cho cuộc sống, cho nền văn hóa dân tộc. Hệ thống lại những trò chơi dân gian Việt Nam đã đang tồn tại trong đời sống tinh thần của nhân dân ta, tạo cho thế hệ ngày nay thấy được những giá trị văn hóa dân tộc trong trò chơi dân gian có cái nhìn khách quan hơn về thực trạng của trò chơi dân gian để từ đó có ý thức, bảo tồn giữ gìn nó. Chúng tôi hy vọng rằng đề tài nghiên cứu này sẽ là nguồn tài liệu giúp ích cho những người quan tâm đến trò chơi dân gian có điều kiện hiểu thêm một khía cạnh khác của trò chơi dân gian. cũng mong rằng nó sẽ góp phần vào công cuộc giữ gìn, khôi phục các giá trị văn hóa truyền thống Việt. 3.Lịch sử vấn đề Trò chơi dân gian Việt Nam không phải là là một đề tài quá mới mẻ, nhất là khi nó là một giá trị văn hóa tồn tại từ rất lâu đời của dân tộc. Trước năm 1945 đã có một vài tài liệu viết về Trò chơi dân gian, những tài liệu này viết bằng Tiếng Pháp in trong tập san tạp chí Viễn Đông Bác Cổ, trong đó có một bài của Cố đạo Ca-đi-e (cadiere) một bài của tác giả Ngô Qúy Sơn (xuất bản năm 1944). [6,156] Từ đó cho đến nay trò chơi dân gian đã có nhiều người đề cập nghiên cứu hơn. Có thể kể đến công trình nghiên cứu của Mai văn Muôn- Trò chơi xưa nay, nhà xuất bản thể dục thể chất Hà Nội 1989. Lịch sử trò chơi -Thái Phong Minh, nhà xuất bản giáo dục năm 2004. 100 trò chơi dân gian Việt Nam- Nguyễn Hạnh xuất bản năm 2006, nhà xuất trẻ. Bùi Quang Thắng, trò chơi dân gian- những giá trị văn hóa độc đáo, báo văn hóa 1996. Hay tác giả Toan Anh với Nếp Cũ- Trẻ em chơi, một số bài viết khác nữa. Những công trình này đã thật sự mang đến sự sinh động, phong phú cho trò chơi dân gian Việt Nam ta, hướng tiếp cận của những bài nghiên cứu này đều có một điểm chung, đó là phần lớn đều nghiêng về sự tiếp cận khái quái quát sưu tầm. Bài viết của Cố đạo Ca-đi-e là công việc sưu tầm, liệt kê những hình thức vui chơi giải trí mà người Pháp nhìn thấy ở Việt Nam ta, bài của Ngô Qúy Sơn hay 100 Trò chơi dân gian của Nguyễn Hạnh cũng dựa trên tinh thần sưu tầm đó. Sau này, Lịch sử trò chơi của Thái Phong Minh đề cập đến quá trình lịch sử của trò chơi nhưng lại nghiêng nhiều về trò chơi 4 Trung Quốc, một phần ít nói về trò chơi dân gian Việt Nam. Tác giả Mai Văn Muôn thì lại đề cập đến trò chơi dân gian theo hướng “luật hóa” để trở thành một môn thể thao thi đấu. Đến Nếp Cũ- Trẻ em chơi của Toan Ánh thì đây là một công trình nghiên cứu về trò chơi dân gian của trẻ em, kể lại những trò chơi cách thức chơi mà ông từng biết. Như vậy, hầu hết những bài nghiên cứu này đều mang tính khái quát, thống kê sưu tầm dưới những con mắt cá nhân khác nhau. Lật tìm ở những trang viết, những bài nghiên cứu khác, nhiều người đã nhận thấy được giá trị của trò chơi dân gian Việt Nam. Với con mắt của những nhà giáo dục học thì trò chơi dân gian vừa là phương tiện phát triển toàn diện nhân cách vừa là hình thái tổ chức cuộc sống, do đó trò chơi dân gian là hoạt động chủ đạo trong giáo dục. Nguyễn Hạnh trong cuốn 100 Trò chơi dân gian Việt Nam đã nói “Trò chơi dân gian là vốn quí của dân tộc, đã từng gắn liền với đời sống lao động các cuộc hội hè, đình đám của nhân dân”. Bùi Quang Thắng cũng đã khẳng định rằng “trò chơi dân gian là những giá trị thể hiện nền văn hoá lâu đời của mỗi tộc người”. Có thể thấy, ai cũng cho là trò chơi dân gian có giá trị nhưng thực tế giá trị đó như thế nào thì lại chưa có nguồn tài liệu nào đi sâu vào nghiên cứu, chỉ Bùi Quang Thắng có đề cập đến vấn đề này trong trò chơi dân gian- những giá trị văn hóa độc đáo nhưng đây lại là một bài viết mang tính gợi mở vấn đề, tản mạn trên báo chí. Với mục đích tìm hiểu trò chơi dân gian theo hướng nghiêng về giá trị bảo tồn giá trị, chúng tôi sẽ cố gắng để làm sâu sắc hơn vấn đề này. 4. Đối tượng phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài này chính là trò chơi dân gian Việt Nam cả từ ngàn đời xưa cho đến thời đại ngày nay. Đây lại là một đối tượng rất rộng khi Việt Nam ta có đến 54 dân tộc với những nét đặc trưng khác nhau, bên cạnh đó Việt Nam lại nhiều vùng miền, mỗi vùng miền lại không kém phần đa dạng trong văn hóa ứng xử, cách sống, cách vui chơi giải trí. Sự nghiên cứu sẽ khó mà bao quát hết được trong một phạm vi lớn, do đó chúng tôi sẽ nghiên cứu vấn đề này trong phạm vi trò chơi dân gian của người Kinh. 5.Phương pháp nghiên cứu Nghiên cứu đề tài này, chúng tôi đã sử dụng nhiều phương pháp nghiên cứu khác nhau, trong đó có một vài phương pháp tiêu biểu như: 5 - PP Điền dã - PP Phân tích bình luận - PP Thống kê phân loại - PP So sánh đối chiếu 6. Đóng góp của đề tài Đi vào tìm hiểu trò chơi dân gian trên phương diện là một giá trị văn hóa, chúng tôi hy vọng rằng đề tài sẽ đóng góp một cái nhìn rõ hơn về giá trị của trò chơi dân gian Việt Nam. Bên cạnh đó, bảo tồn trò chơi dân gian là một vấn đề được nhiều người đề cập đến trong thời gian hiện nay, nghiên cứu đề tài này chúng tôi muốn góp thêm một tiếng nói trong việc khẳng định giá trị của trò chơi dân gian tính cấp thiết phải bảo tồn giá trị đó. 7. Cấu trúc đề tài Khảo cứu vấn đề này, bài nghiên cứu của chúng tôi sẽ có nội dung như sau: Chương 1: Khái quát chung về trò chơi dân gian Việt Nam Chương 2. Trò chơi dân gian – nơi lưu giữ văn hóa dân tộc Chương 3. Thực trạng định hướng bảo tồn trò chơi dân gian Việt Nam 6 NỘI DUNG Chương 1 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ TRÒ CHƠI DÂN GIAN VIỆT NAM 1.1. Sự hình thành trò chơi dân gian Việt Nam 1.1.1. Khái niệm trò chơi dân gian Việt Nam Trong đời sống tinh thần của nhân dân xưa, hằng ngày, trong các làng xóm, thôn bản, đường làng hay ngoài ruộng đồng luôn diễn ra những hoạt động tụm năm tụm bảy vui chơi của trẻ em hay những cuộc thi tài của người lớn. Những hoạt động này phong phú, muôn hình muôn vẻ, thu hút nhiều người tham gia luôn sôi nổi, hào hứng. Nhân dân ta quen gọi những hoạt động vui chơi như thế là trò chơi dân gian. Trong từ điển Bách Khoa Toàn Thư thế giới của Pháp (xuất bản 10/1988) thì cái gọi là “trò chơi” này “là một hoạt động thoát khỏi những toan tính kiếm sống, sinh lợi của đời thường”. Bên cạnh đó, cuốn Đại từ điển Bách Khoa Toàn thư của Liên Xô cũ (xuất bản 1922) cũng có viết rằng “trò chơi được coi là một hoạt động không tính lợi (phí sản xuất). Ở đó, động cơ hành động không nằm ở kết quả cuộc chơinằm ngay ở quá trình hoạt động (quá trình chơi)” [12,17]. Còn theo tác giả người Pháp Pancan thì “Trò chơi là một hình thức giải trí tốt nhất để giúp con người thoát khỏi những phiền muộn của cuộc sống”. Hay theo GS Tô Ngọc Thanh thì “trò chơi là một hoạt động dưới dạng trình diễn những tín hiệu thông qua quy luật sáng tạo nâng cao nhận thức của họ về tự nhiên, xã hội bản thân”. Hầu hết những khái niệm về “trò chơi” đều cho nó gắn với mục đích cốt yếu là sự vui chơi giải trí. Trò chơi dân gian Việt Nam cũng không nằm ngoài yếu tố đó nhưng để hiểu đúng về khái niệm trò chơi dân gian thì phải đặt nó trong đời sống của nhân dân. Nằm trong nền văn minh Phương Đông, Việt Nam ta là một nước nông nghiệp lúa nước lấy nông nghiệp làm nghề sinh sống, lao động chính. Sự khó khăn, cực nhọc là điều không thể tránh khỏi đối với người dân Việt. Điều kiện sinh sống kết hợp với lối tư duy biện chứng, 7 tổng hợp, tính cộng đồng to lớn đã tác động vào nhân dân, khiến nhân dân tạo ra nhiều hoạt động vui chơi giải trí khác nhau. Suy cho cùng trò chơi dân gian Việt Nam là những hoạt động vui chơi giải trí do quần chúng nhân dân Việt Nam sáng tạo ra được lưu truyền tự nhiên qua nhiều thế hệ. Trò chơi dân gian diễn ra mọi lúc, mọi nơi, không hạn định về mặt thời gian, không gian phản ánh đời sống tinh thần, văn hóa của dân tộc. Đây là một hình thức sinh hoạt cộng đồng được nhân dân tiếp cận gắn bó nhiều nhất. 1.1.2. Nguồn gốc Là sản phẩm của một cộng đồng, trò chơi dân gian là thứ tài sản chung của cả một xã hội, nó thuộc về toàn thể quần chúng nhân dân chứ không của riêng một cá nhân nào, trò chơi dân gian gắn liền với sự tồn tại, phát triển của một cộng đồng người trong nhiều chặng đường phát triển khác nhau. Do đó, để xác định rõ khoảng thời gian cho trò chơi dân gian ra đời quả thật không dễ, ngày nay vẫn chưa xác định được, chỉ biết từ thực tiễn cuộc sống, có thể thấy rằng trò chơi dân gian ra đời từ chính nguồn gốc là nhu cầu cần được vui chơi giải trí của các tầng lớp nhân dân trong xã hội. Cuộc sống nông nghiệp lúa nước đặt nhân dân Việt dưới bao nỗi cơ cực, khổ sở, nhu cầu cần được nghỉ ngơi, giải trí, bù đắp năng lượng tiêu hao trở thành một yếu tố thường xuyên liên tục đối với nhân dân. Với nhu cầu cần có một tinh thần thỏa mái, một tâm thái vui vẻ để nỗi cực nhọc cũ qua đi bắt đầu với khó khăn mới đã làm thúc đẩy tính sáng tạo của quần chúng nhân dân. Mặt khác, do điều kiện tự nhiên nên người nông dân Việt chỉ có hai mùa vụ trong một năm, xong mùa vụ thì thường rất nhàn rỗi: “ Tháng giêng là tháng ăn chơi, tháng hai cờ bạc, tháng ba rượu chè”, đây là khoảng thời gian mọi người đợi cho lúa được phơi khô, đợi nước về ruộng cũng là đợi cho sức khỏe bản thân được phục hồi sau một mùa vụ vất vả. Nhu cầu muốn nghỉ ngơi, vui chơi khi gặp được những khoảng thời gian rảnh lại càng tạo một điều kiện tốt để nhiều loại hình vui chơi giải trí ra đời phát triển, qua nhiều giai đoạn dài lịch sử, các hình thức vui chơi, giải trí đã đồng thời xuất hiện trong đó có trò chơi dân gian. Trò chơi dân gian xuất hiện trong xu thế chung bên cạnh rất nhiều hình thức vui chơi giải trí khác như hội hè, đình đám, lễ hội nhưng có thể nói trò chơi dân gian đã luôn giữ được chỗ đứng của mình bởi hội hè hay đình đám chỉ diễn ra trong những khoảng thời gian không gian nhất định trong năm trong khi đó trò chơi dân gian lại là một hình thức giải trí có thể diễn ra mọi lúc, mọi nơi, 8 quanh năm suốt tháng, bất cứ lúc nào rảnh rỗi, nghĩa là trò chơi dân gian đáp ứng rất tốt nhu cầu vui chơi giải trí của quần chúng nhân dân. Do vậy, đó chính là nguồn gốc cho sự ra đời của trò chơi dân gian Việt Nam. 1.1.3. Quá trình hình thành phát triển Không ra đời, phát triển theo phương hướng đột biến, vừa ra đời đã có ngay một hệ thống trò chơi hoàn chỉnh, trò chơi dân gian là kết quả của tự tích góp từ từ, liên tục từ óc sáng tạo, trí tuệ của nhân dân qua nhiều giai đoạn lịch sử. Sự sáng tạo, hình thành nên các trò chơi dân gian của ông cha ta đi từ ngẫu nhiên, tình cờ đến ý thức sáng tạo. Đầu tiên, trò chơi dân gian được hình thành một cách ngẫu nhiên trong đời sống sinh hoạt của nhân dân. Người Việt ta từ thuở hồng hoang đã mang trong mình tâm thức gắn bó cuộc sống của mình với thiên nhiên. Coi thiên nhiên ngang tầm với sự tồn tại, phát triển của con người. Đời sống nông nghiệp khiến người Việt gắn bó nhiều hơn với mặt đất, đất là nơi gieo trồng cũng là nơi nhân dân buông mình nghỉ ngơi sau những giờ lao động mệt nhọc. Gắn bó với mặt đất như vậy nên người Việt ta rất hay có thói quen cùng nhau viết hoặc vẽ trên mặt đất. Mặt đất lại trở thành nơi nuôi dưỡng những óc tưởng tượng, rất có thể việc bẻ một cành cây nhỏ, vẽ những nét ngoằn ngoèo vô thức trên mặt đất lại là cơ sở để quần chúng nhân dân sáng tạo ra những trò chơi dân gian đầu tiên. Từ thực tế, ta sẽ nhận thấy rằng rất nhiều trò chơi dân gian của người Việt ta đều được bố trí vẽ chơi trên mặt đất. Trò Lò cò trong ô, Lò cò suồn, Lò cò xoắn ốc đều phải vẽ hình trên mặt đất để chơi, đó là những đường kẻ hình vuông, hình xoắn ốc, ngoài ra còn có trò xây nhà bằng những đường kẻ trên đất, đó không thể là sự trùng hợp ngẫu nhiên. Có thể nói rằng trò chơi dân gian đã ra đời ngẫu nhiên, tình cờ từ đời sống sinh hoạt của nhân dân. Bên cạnh sự ngẫu nhiên qua thói quen, trò chơi dân gian Việt còn được hình thành, phát triển ngẫu nhiên qua dáng dấp của hoạt động nông nghiệp. Có thể thấy, trong đời sống nông nghiệp có gì thì trong trò chơi dân gian có cái đó. Chẳng hạn với trò đi Cà Kheo, đó là sự vận dụng công cụ mà nhân dân dùng để đi qua những trũng bùn, khe suối, khúc sông cạn, nhưng nó đã dần dần đã trở thành một trò chơi dân gian để tranh tài về sự khéo léo. Hoặc đối với Trò bắt cá chạch, bắt lươn, trò Bắt vịt trên cạn, dưới nước, trò đi Câu ếch, trò Giã gạo, Ném vòng cổ vịt, Thổi cơm nhiều trò chơi khác, đây là những trò chỉ nghe qua 9 tên gọi đã biết cách chơi vì đó chính là những hoạt động thường nhật của quần chúng nhân dân. Từ thực tiễn đó, ta có thể khẳng định rằng trò chơi dân gian đã ra đời, phát triển một cách ngẫu nhiên từ cuộc sống sinh hoạt đời thường của nhân dân. Nhưng qua thời gian, cùng với nhu cầu vui chơi giải trí tăng mạnh kết hợp với sự sáng tạo, trí tưởng phong phú của ông cha ta, trò chơi dân gian Việt dần dần thoát khỏi sự ngẫu nhiên, tình cờ đó tiến tới những bước phát triển cao hơn, nhiều trò chơi dân gian mang sự tinh nhuệ, nhanh nhẹn cần trí tuệ, óc phán đoán khác lần lượt được ra đời, như trò chơi Ô ăn quan, trò Tam cúc hay Cờ người v v, những trò chơi này có sự khác biệt so với với những trò chơi nói trên, người chơi luôn luôn phải cần đến trí tuệ, sự linh hoạt một óc phán đoán tốt. Trải qua một thời gian dài, cho đến nay hình thức của trò chơi dân gian đã rất đa dạng, phong phú muôn hình muôn vẻ. Sự hình thành, phát triển của trò chơi dân gian Việt đã đi từ ngẫu nhiên đến nhu cầu cần đủ. Từ đó, ta thấy được trí tuệ, trí tưởng tượng, trí óc của ông cha ta thể hiện qua các trò chơi dân gian, trò chơi dân gian trở thành một bộ phận không thể thiếu trong đời sống tinh thần Việt. 1.2. Đối tượng của trò chơi dân gian Việt Nam Là sản phẩm tinh thần của cả cộng đồng quần chúng nhân dân trò chơi dân gian được sinh ra bằng óc tưởng tượng của nhiều đối tượng người khác nhau trong xã hội, theo đó nó mang tính chất cộng đồng, chứa đựng những nhu cầu, nguyện vọng của nhân dân, ấy vậy mà nó phù hợp với nhiều đối tượng, thu hút rất nhiều đối tượng khác nhau trong xã hội có thể thỏa mãn tốt nhu cầu vui chơi, giải trí cho rất nhiều người. Tầng lớp bình dân là đối tượng được hướng đến nhiều nhất, cũng được coi là đối tượng chủ yếu. Người bình dân rất gắn bó với trò chơi dân gian, coi trò chơi dân gian là một người bạn tinh thần đối với họ. Những lúc làm mùa vụ, đồng áng, người bình dân vẫn kết hợp giữa làm việc chơi trò để giảm đi mệt nhọc, “vừa chơi vừa làm” nhưng công việc vẫn rất hiệu quả. Trong những năm bị đô hộ phương Bắc, Pháp rồi Mỹ, trong khi bọn thực dân đưa vào nước ta những trò chơi xa xỉ, cờ bạc, cá độ, gôn…,thì đại đa số quần chúng nhân dân ta vẫn say mê với trò chơi dân gian, vẫn coi trò chơi dân gian là món quà tinh thần quý báu mà ông cha ta để lại không dễ dàng gì từ bỏ. Cái chất mộc mạc, gần gũi đời thường trong trò chơi dân gian đã quyện lấy tâm tư tình cảm của những người 10 [...]... phong phú Nói đến trò chơi dân gian, ta vẫn thường nghe đến trò chơi dân gian ngày tết” hay trò chơi dân gian lễ hội”, những cụm từ nói trên đều đi ra từ khái niệm trò chơi dân gian nhưng không gian để tiến hành trò chơi là trong lễ hội hay vào dịp xuân, đó là một cách phân loại trò chơi theo không gian Nếu phân loại theo độ tuổi thì ta lại có trò chơi dân gian trẻ con, trò chơi dân gian người lớn,... trò chơi dân gian Ở đây, căn cứ vào nội dung hình thức biểu hiện của từng trò chơi ta có thể phân trò chơi dân gian ra nhiều loại hình khác nhau, cụ thể như: - Trò chơi luyến ái - Trò chơi phong tục 12 - Trò chơi chiến trận - Trò chơi trí tuệ - Trò chơi nghề nghiệp 1.3.1 Trò chơi luyến ái  Đặc điểm Là nhóm trò chơi mang tính chất thiên về tình yêu đôi lứa, như Ném còn, Đánh đu… Trong nhóm trò chơi. .. tượng tham gia chơi không bị quy định hạn chế Trò chơi dân gian đã biến hóa rất linh hoạt trong đời sống tinh thần của người Việt, thõa mãn đầy đủ nhu cầu vui chơi giả trí của mọi đối tượng trong xã hội 1.3 Phân loại khảo tả một số trò chơi dân gian Việt Nam Trò chơi dân gian Việt Nam ta xuất hiện từ rất lâu đời, qua nhiều thế hệ, nhiều giai đoạn lịch sử Cho đến nay, trò chơi dân gian đã có một... không giống nhau giữa trò chơi vùng miền đã tạo nên sự phong phú, muôn màu, muôn vẻ cho trò chơi dân gian Việt Nam 27 2.1.5 Trò chơi dân gian đi kèm với lễ hội Lễ hội cũng là một hình thức vui chơi giải trí, ra đời cùng xu hướng với trò chơi dân gian trong nhu cầu vui chơi giải trí Trò chơi dân gian có mối quan hệ với lễ hội, hay nói cách khác, trong lễ hội mà không có trò chơi dân gian thì lễ hội đó... gia trong trò chơi dân gian nhiều hay ít là phụ thuộc vào tính chất đặc trưng của từng trò chơi Tùy theo tính chất của từng loại trò chơi mà người tham gia trong trò chơi sẽ là một hay nhiều, thông thường thì trò chơi dân gian không quá quy định chặt chẽ về vấn đề này Trong trò chơi dân gian, những trò có số người chơi được quy định rất ít, số lượng người chơi trong đa số các trò chơi có thể được... hội Lễ hội gồm phần lễ phần hội, trong hội lại có lễ trong lễ lại có hội, hội trong lễ hội là phần quần chúng nhân dân được vui chơi, ca hát nó chủ yếu được cấu thành từ trò chơi dân gian, bởi thế nên mới có cụm từ trò chơi dân gian lễ hội”, trò chơi dân gian ngày tết” Trò chơi dân gian trong lễ hội, trong ngày tết không có gì xa lạ, hầu hết đều đi ra từ trò chơi dân gian “ruột, bì”, quen thuộc... sống của người Việt xưa biểu hiện qua trò chơi dân gian Không gian trong trò chơi dân gian là sông, là nước, là đồng ruộng, người Việt xưa sống dựa vào tự nhiên cũng lấy tự nhiên làm niềm vui chơi giải trí cho mình, trong trò chơi dân gian, những dụng cụ chơi cũng được lấy từ tự nhiên, trò “ xếp hình bằng lá”, một quả cà một vài cành cây cho trò “đánh đũa”, một nắm đất sắt cho trò “nặn hình”,... hỏi tập thể của trò chơi dân gian Người Việt xưa muốn tồn tại thì phải gắn bó, đoàn kết với nhau để cùng vượt qua những thiên tai cuộc sống, người Việt làm cùng làm, ăn cùng ăn vui chơi cũng như vậy Trong trò chơi dân gian, những trò chơi tập thể chiếm tỉ lệ lớn, nếu trò chơi dân gian có tỉ lệ là 100% thì trò chơi mang tính tập thể đã chiếm đến 80%, số lượng người càng đông thì trò chơi đó càng trở... hiểu những đặc điểm đó 2.1 Đặc điểm của trò chơi dân gian Việt Nam 2.1.1 Tính đa dạng phong phú Trò chơi dân gian luôn đáp ứng nhu cầu vui chơi giải trí của mọi đối tượng, mọi thành phần trong xã hội, điều này cho thấy bản thân trò chơi dân gian Việt Nam phải có nhiều hình thức đa dạng thể loại phong phú [17, 159] Đây là đặc điểm dễ nhận thấy, trò chơi dân gian mang trong mình nhiều sắc thái, hình... 1.3.4 Trò chơi trí tuệ  Đặc điểm Nhóm trò chơi trí tuệ chiếm một phần khá lớn trong trò chơi dân gian, nếu trò chơi trận chiến thể hiện sức mạnh, sự dẻo dai khéo léo thì nhóm trò chơi trí tuệ lại thể hiện rèn luyện trí óc, khả năng quan sát tư duy của người chơi Nó được nhiều thành phần 18 đối tượng người chơi ưa thích Một vài trò chơi trí tuệ như Ô ăn quan, Tổ tôm, Cờ chân chó  Một số trò . dân gian Việt Nam Chương 2. Trò chơi dân gian – nơi lưu giữ văn hóa dân tộc Chương 3. Thực trạng và định hướng bảo tồn trò chơi dân gian Việt Nam 6 NỘI DUNG Chương 1 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ TRÒ CHƠI. Đối tượng của trò chơi dân gian Việt Nam. ………………………… 10 1.3.Phân loại và khảo tả trò chơi dân gian Việt Nam …………………………… 12 Chương 2. Trò chơi dân gian Việt Nam – nơi lưu giữ văn hóa dân tộc… 23 2.1 38 2.3.5. Giúp tạo lập một nhân cách tốt 39 Chương 3: Thực trạng và định hướng bảo tồn trò chơi dân gian Việt Nam … 41 3.1. Thực trạng trò chơi dân gian hiện nay. …………………………………….… 41 3.1.1 Tích cực…………………………………………………………

Ngày đăng: 27/05/2014, 11:52

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan