1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

vận dụng kiến thức liên môn giải quyết tình huống phát triển và bảo tồn trò chơi dân gian

6 958 6

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 6
Dung lượng 445,5 KB

Nội dung

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THÀNH PHỐ HÀ NỘI PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO QUẬN HAI BÀ TRƯNG TRƯỜNG THCS TRƯNG NHỊ ____________ CUỘC THI VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN ĐỂ GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG THỰC TIẾN DÀNH CHO HỌC SINH TRUNG HỌC Thông tin chung: Địa chỉ: 30 Hương Viên, phường Đồng Nhân, quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội Điện thoại: (04) 3 943 1210 Email: phuonglovely_227@yahoo.com.vn Tên tình huống: Bảo vệ và phát triển trò chơi dân gian Môn học chính được vận dụng: Môn văn Các môn học tích hợp: Toán, Lý, Sinh, Sử, Công Nghệ, Tiếng Anh Thông tin về học sinh: Họ và tên: Nguyễn Thị Hà Phương Ngày sinh: 22.07.2000 Lớp 9B – Trường THCS Trưng Nhị, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội. Họ và tên: Nguyễn Thị Hà Tú Ngày sinh: 24.4.2000 Lớp 9B - Trường THCS Trưng Nhị, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội. Hà Nội _ 2014 1. Tên tình huống: Phát triển và bảo tồn trò chơi dân gian. 2. Mục tiêu giải quyết tình huống: - Nước ta đang phát triển, những tòa cao ốc, những nhà máy, xí nghiệp mọc lên như nấm, kèm theo đó là sự tràn lan của mạng intenet khiến cho trẻ em thường dành cả ngày đi học và ở nhà với cái máy tính mà quên mất những trò chơi dân gian. - Để góp phần giúp trẻ em có cơ hội hiểu rõ hơn về những trò chơi truyền thống của nhân dân ta, đồng thời góp phần bảo tồn và nâng cao giá trị của những trò chơi ấy trong cuộc sống hiện đại, chúng em sẽ vận dụng kiến thức các môn đã học để PHÁT TRIỂN VÀ BẢO TỒN TRÒ CHƠI DÂN GIAN. 3. Tổng quan về nghiên cứu liên quan đến việc giải quyết tình huống: Dự án mà nhóm chúng em làm là phát triển sân chơi cho trẻ em. Vì vậy, chúng em sẽ vận dụng kiến thức của các môn học ở trường. Cụ thể là : Môn Vật lý: - Tất cả các trò chơi đều phải được dựng trên một mặt phẳng thoáng, không có chỗ trũng. (VD: ô ăn quan có thể chơi trên những miếng gỗ lớn, Ném còn có thể được chơi ở những bãi cỏ trong công viên, …) Môn Toán: Vận dụng để tạo ra một số trò chơi đơn giản : - Ô ăn quan: Bàn chơi được kẻ thành một hình chữ nhật rồi chia hình chữ nhật đó thành mười ô vuông, mỗi bên có năm ô đối xứng nhau. Ở hai cạnh ngắn hơn của hình chữ nhật, kẻ hai ô hình bán nguyệt hoặc hình vòng cung hướng ra phía ngoài. Các ô hình vuông gọi là ô dân còn hai ô hình bán nguyệt hoặc vòng cung gọi là ô quan. - Ném còn: Sân ném còn dựng một cây tre dài từ 15-20m. Trên ngọn cột tre có một vòng tre đường kính khoảng 40cm, có quấn giấy đỏ. Vòng tròn dán giấy đỏ này coi như là tâm điểm để các đội thi nhau ném. Môn Công Nghệ: - Để chuẩn bị cho trò chơi ném còn phải chuẩn bị khâu quả còn trước vài tháng. Quả còn được khâu bằng vải, hình trái còn to bằng quả cam lớn, bên trong có nhồi bông, cỏ mềm, vải vụn, hoặc hạt của cây bông. Bên ngoài còn được trang điểm bằng rua ngũ sắc trông sặc sỡ. - Chuẩn bị cho trò chơi nhảy dây tập thể phải dùng nhiều sợ dây ngỏ bện thành một sợi dây lớn. Môn Sinh : - Tìm hiểu về cơ thể con người, từ đó đưa ra những khuyến cáo cho sức khỏe của người chơi. (VD: Trẻ em dưới 14 tuổi không chơi đánh đu; người bị đau vai không nên chơi ném còn, …) Môn Lịch sử: Tìm thông tin về nguồn gỗ của các trò chơi, ví dụ : - Ô ăn quan: lấy cảm hứng từ những cánh đồng lúa nước. Ô ăn quan đã từng phổ biến ở khắp ba miền Bắc, Trung, Nam của Việt Nam nhưng những năm gần đây chỉ còn được rất ít trẻ em chơi. Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam có trưng bày, giới thiệu và hướng dẫn trò chơi này. - Đánh đu: từ thế kỷ XIII đã ghi nhận sự thịnh hành của trò chơi đánh đu - Ném còn:vua Hùng đã sáng chế ra trò chơi ném còn để nhân dân cùng vui chơi. Từ đó, trò chơi ném còn trở nên rất phổ biến đối với người Thái. Môn Mĩ thuật: - Tổ nhức những cuộc thi vẽ tranh, chụp ảnh về những trò chơi dân gian. - Vận động học sinh vẽ tranh cổ động để bảo tồn những trò chơi dân gian. Môn Văn: - Vận động những cuộc thì viết nói về những trò chơi dân gian cũng như cách bảo vệ những trò chơi đó. - Vào những tiết học về chương trình địa phương, các thầy cô giáo có thể cho học sinh thảo luận về vấn đề bảo vệ và phát triển những trò chơi dân gian, giúp học sinh hiểu và thêm yêu văn hóa dân tộc. - Dựa vào những bài học về phương pháp làm bài văn thuyết minh về một trò chơi dân gian có trong chương trình Ngữ văn, ta có thể giới thiệu và thuyết minh về trò chơi này cho tất cả mọi người, góp phần vào việc bảo vệ các trò chưi dân gian của dân tộc đang ngày càng bị mai một. Môn Anh: - Giới thiệu, thuyết minh về những trò chơi dân gian này bằng tiếng Anh cho khách du lịch để góp phần quảng bá cho các trò chơi dân gian của dân tộc ta cũng như bảo vệ chúng theo thời gian 4+5. Giải pháp giải quyết tình huống và thuyết minh tiến trình giải quyết tình huống - Sân chơi không nhất thiết phải làm trên một diện tích đất quá rộng nhưng không gian khu đất phải thoáng. Có thể cải tạo những chỗ đất bị bỏ hoang, những chỗ đất rộng như trong công viên để dựng sân chơi. Ngoài ra có thể tổ chức riêng những trò chơi này trong trường, trong những giờ ngoại khóa và giờ thể dục, giúp các em học sinh vừa được thư giãn, vừa được học về truyền thống của dân tộc. Các em học sinh trường Thượng Hà chơi ô ăn quan - Có rất nhiều trò chơi có thể được tổ chức ở khuôn viên các trường học như ô ăn quan, bịt mắt bắt dê, chơi truyền, …Ví dụ như trò chơi ô ăn quan, chỉ cần lấy một viên phấn, vẽ lên một mặt phẳng ( như tấm gỗ, sân trường, …) hình chữ nhật có 2 hình bán nguyệt ở hai đầu, sau đó chia hình chữ nhật đó ra làm 10 ô, mỗi ô để 5 viên sỏi ( hoặc hạt nhãn, viên kẹo, …) hai hình bán nguyệt để 2 viên sỏi lớn. Hoặc như trò chơi bịt mắt bắt dê, nhảy dây, bắn bi… cũng rất dễ dàng để chơi. Như vậy, chỉ với những thứ rất dễ dàng kiếm được, chúng ta đã có một sân chơi vừa lành mạnh vừa bổ ích cho các em. - Một số trò chơi như ném còn, đánh đu không thể chơi một số khuôn viên trường do vấn đề diện tích, chúng ta có thể tổ chức ở những nơi có diện tích rộng hơn như công viên, những bãi đất trống, những khu tham quan cho học sinh… - Cách để tạo ra trò chơi cũng rất đơn giản và dễ dàng. Trò chơi ném còn chỉ cần một thân tre to cao khoảng 15 – 20m (có thể thấp hơn) để làm trụ, trên đỉnh có một vòng tròn cuốn giấy đỏ. Những quả còn làm từ vải và bông, có tua rua sẽ được ném qua vòng tròn. Như vậy chúng ta sẽ có trò chơi ném còn vừa hay vừa tốt cho sức khỏe. Quả còn được làm thủ công - Bên cạnh đó, một số trò chơi có thể được “ cải tiến” để phù hợp với diện tích khuôn viên trường, vẫn có thể tại điểu kiện cho các em học sinh và cả thầy cô có thể chơi. Vó dụ như trò chơi ném còn, nếu không dùng thân tre, ta có thể treo những vòng tròn trên một sơi dây cách mặt đất 10 – 15m. Như vậy vẫn đảm bảo chất lượng trò chơi mà lại không tốn diện tích. ( Ảnh minh họa) - Phát tờ rơi, vận động những thanh niên tình nguyện, sinh viên đại học,… để tạo ra một sân trò chơi dân gian vừa đơn giản, vừa ý nghĩa. Thanh niên tình nguyện tham gia làm sân chơi vừa có thể hiểu biết nhiều hơn, có thêm kiến thức, vừa có thể hướng dẫn các em nhỏ chơi những trò chơi dân gian cũng như bảo đảm an toàn cho các em khi thâm gia trò chơi. - Bên cạnh mỗi trò chơi, chúng ta có thể để biển thuyết minh về lịch sử của trò chơi, cũng như cách chơi và khuyến cáo dành cho người chơi. Thêm vào đó cũng có thể dịch thêm thành tiếng Anh để người nước ngoài cũng có thể tham gia và hiểu thêm về những trò chơi dân gian của Việt Nam. 6. Ý nghĩa việc giải quyết tình huống - Ngày nay, sự phát triển như vũ bão của công nghệ hiện đại đã dần dần khéo các em nhỏ vào các trò chơi điện tử trên máy tính, điện thoại thông minh. Điều này đã khiến cho thế hệ trẻ của chúng ta phát triển lệch lạc về mặt thể chất cũng như tinh thần, khiến các em ngày càng xa những truyền thống tốt đẹp của dân tộc. - Chúng em nhận thấy được vấn đề đó và trên đây là những biện phápđể giải quyết vấn đề mà chúng em đã tìm hiểu và kết hợp những kiến thức đã học của nhiều môn học khác nhau mà tổng kết lại. Cách giải quyết này vừa hiệu quả, vừa dễ dàng và có thể áp dựng trên nhiều địa bàn, vùng miền khác nhau. - Trên đây là một số học hỏi của bản thân chúng em về những trò chơi dân gian và những hiểu biết dựa trên những gì đã được học. Em mong rằng các biện pháp trên sẽ được áo dụng vào thực tiễn và góp phần bảo vệ những trò chơi dân gian – tinh hoa văn hóa dân tộc. Mong rằng với dự án này, mọi người sẽ hiểu và yêu mến những trò chơi truyền thống của cha ông ta. Bên cạnh đó góp một phần nhỏ vào cộng cuộc bảo vệ những trò chơi đang ngày một mất dần – những nét văn hóa đẹp – của ông cha ta.

Ngày đăng: 28/08/2015, 19:44

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w