1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

vận dụng kiến thức liên môn giải quyết tình huống giữ gìn và phát huy nghề nón làng chuông

9 448 1

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 9
Dung lượng 234 KB

Nội dung

Cuộc thi Vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống thực tiên dành cho học sinh trung học - Sở giáo dục và Đào tạo thành phố Hà Nội - Phòng giáo dục và Đào tạo huyện Thanh Oai - Trường: trung học cơ sở Phương Trung - Điện thoại: 0985124781 - Tên tình huống: Giữ gìn và phát huy nghề nón làng Chuông - Môn học chính được học sinh vận dụng trong giải quyết tình huống: môn Văn (lớp 8). - Thông tin về học sinh 1. Họ và tên: Phạm Hồng Anh 2. Ngày sinh: 4-6-200 lớp 9a1 I.Tên tình huống : Giữ gìn và phát huy nghề nón làng Chuông. II. Mục tiêu giải quyết tình huống Tìm hiểu về chiếc nón làng Chuông- huyện Thanh Oai. Từ đó đưa ra các giải pháp giữ gìn và phát huy giá trị truyền thống nơi đây. III. Tổng quan về các nghiên cứu liên quan đến việc giải quyết tình huống 1.Tìm hiểu ở bài giữ gìn và phát huy giá trị truyền thống văn hóa(GDCG lớp 9) 2. Tìm hiểu về nón Chuông qua bài: đề văn thuyết minh và cách làm bài văn thuyết minh( Văn 9) 3. Phương pháp phân tích tổng hợp số liệu. 4. Môn toán: Tình tổng thu nhập từ nghề nón. IV. Giải pháp giải quyết tình huống - Tiến hành nghiên cứu thực tế - Tổng hợp kết quả, đánh giá nghiên cứu từ đó đưa ra các giải pháp khắc phục V.Thuyết minh tiến trình giải quyết tình huống: 1.Giới thiệu vài nét về làng Chuông - Xã Phương Trung- Huyện Thanh Oai- Hà Tây ( nay thuộc thành phố Hà Nội) có vị trí phía Bắc giáp với xã Kim Thư, phía Nam giáp với xã Dân Hoà, phía Tây giáp với xã Văn Võ, phía Đông giáp với xã Đỗ Động. Giáp trung tâm Hà Nội cách thành phố Hà Đông khoảng chừng hơn 20km. Xã có tám thôn với nghề chính là làm nón. Làng Chuông nhỏ bé cùng với các làng nghề khác đã góp phần thay đổi diện mạo của huyện Thanh Oai tạo nên một nét đẹp văn hoá trong đời sống văn hóa của các làng nghề Việt Nam (tích hợp môn địa lí) 2. Giới thiệu lịch sử làng nghề Làng Chuông còn gọi là làng Phương Trung, là một ngôi làng cổ còn rất nhiều những ngôi nhà xưa cũ, nghề làm nón có lẽ cũng có từ khi ấy. Làng Chuông đất đai vốn khô cằn nên người làng đã làm thêm nghề phụ là nghề làm nón. Xưa kia, làng Chuông sản xuất nhiều loại nón, dùng cho nhiều tầng lớp như nón ba tầm cho các cô gái, nón nhô, nón long, nón dấu, nón chóp cho các chàng trai và những người đàn ông sang trọng. Nhưng từ năm 1940 đến nay, những người thợ làng Chuông chỉ còn làm duy nhất một loại nón. Người làng Chuông không biết ai là ông tổ của nghề nón, chỉ nghe tổ tiên kể lại chiếc nón ra đời và gắn bó với mảnh đất Chuông giàu văn hóa tự thủa nào. Những chiếc nón trắng đặc trưng của làng từ thời phong kiến đã từng được dùng cung tiến hoàng hậu, công chúa trong cung cấm.Theo lịch sử ghi lại thì ông Hai Cát – một nghệ nhân giờ đã hơn 80 tuổi là người có công mang nón Xuân Kiều còn gọi là nón Ba Đồn về làng sản xuất thay thế cho các loại nón cổ. Trong hoàn cảnh nền kinh tế khủng hoảng, cả làng rơi vào tình trạng sa sút về kinh tế, người làng bỏ đi hết, cái làng gần một trăm nóc nhà vậy mà chỉ còn lưa thưa mấy ông bà già. Cái đói khiến cho họ không còn tha thiết với làng Chuông và muốn quên hẳn cái nghề làm nón quai thao mặc dù chính nó đã nuôi cái làng này hơn 500 năm có lẻ. Chàng trai Hai Cát cũng bỏ làng đi ra chốn kinh kì mang theo nghiệp làm nón quê nhà. Khốn nỗi, nơi Hà thành nón nhiều khủng khiếp, nhất là phố Hàng Nón, mốt cách tân áo dài lại càng làm cho nón Huế lên ngôi. Trong đầu chàng trai trẻ Hai Cát đã lóe lên ý nghĩ “ sao ta không làm nón kiểu Huế ngay tại Hà thành này?” Và rồi anh quyết định thực hiện bằng được. Với đôi bàn tay của người thạo nghề cùng với chút sáng tạo của tuổi trẻ lại thêm cái đói thúc đẩy, Hai Cát dốc toàn bộ vốn liếng mua nguyên liệu về làm nón Huế. Lúc bấy giờ Bắc kì không có lá gồi, ông dùng lá cọ, vốn làng Chuông vẫn dùng để làm nón quai thao. Sau bao lần thí nghiệm thất bại, chiếc nón ông làm tuy đã đẹp nhưng vẫn vàng khè so với nón Huế. Không ngần ngại, ông đã vào tận Quảng Trị để mua lá gồi rồi mang ra làm lại từ đầu. Và lòng kiên trì đã dẫn tới thành công. Năm 1930, ở hội chợ Trường Đấu Xảo- Hà Đông, nón của ông Hai Cát đã được đánh giá rất cao và chính quyền sở tại đã cấp giấy hành nghề, hiệp hội Hàng nón chứng nhận chất lượng cao hơn nón Huế và ông đã trở về bản quán với nghề làm nón mới cùng với 6 cái giấy phéo dạy nghề làm nón xuyên suốt từ Hà Đông, Hà Nội, Hải Dương, Hải Phòng. Làng Chuông đã điêu tàn lắm, người dân li tán gần hết nhưng rồi nhờ tài năng và danh tiếng của Hai Cát sau một năm, số người làng quay về ngày một đông, hồi sinh lại làng Chuông sau 30 năm tưởng sẽ không bao giờ làm nón nữa. Làng Chuông với nghề làm nón giờ đã nổi tiếng khắp trong và ngoài nước. - Người làng Chuông là những con người hiền lành, mến khách, những con người lao động cần cù, chăm chỉ. Với bàn tay khéo léo và tình yêu gắn bó với nghề họ đã làm ra những chiếc nón lá xinh xắn, bền chắc. Những chiếc nón lá không chỉ có tác dụng che mưa che nắng mà nó còn tạo nên nét duyên dáng đáng yêu cho người phụ nữ Việt Nam. 3. Quy trình làm nón: Ngôi làng nhỏ bé luôn tấp nập khách ra vào. Khách đến làng không chỉ để đặt hàng mà còn để thăm quan tận mắt chứng kiến các công đoạn làm nón: Để làm ra một chiếc nón phải trải qua rất nhiều công đoạn công phu Từ khâu chuẩn bị nguyên vật liệu( Hầu hết các nguyên vật liệu đều được nhập khẩu từ các nơi khác): - Lá nón phải trắng, phơi khô( Nghệ An) - Dây cước dùng để khâu (được trở từ các tỉnh miền Nam) - Khuân nón bằng tre do người thôn Võ Lăng( Dân Hoà-Thanh Oai) làm ra - Vòng nón làm bằng tre vót nhỏ và cũng được lấy từ các làng xung quanh Các bước làm nón: Những chiếc nón xinh xinh được làm nên bởi bàn tay khéo léo của người dân làng Chuông qua rất nhiều công đoạn + Đầu tiên là việc chọn lá- là lá cho phẳng Lá khi được mua về sẽ được vò trong cát để lá mềm. Đây là công việc khá vất vả, do chính trai làng khỏe mạnh đảm nhiệm Sau đó mới đem phơi khoảng hai, ba nắng cho đến khi màu xanh của lá chuyển thành màu bạc trắng. Lá được ủ cho mềm, đem ra rẽ cho phẳng. Lá được lót dưới tấm giẻ, dùng lưỡi cày đã qua sử dụng lâu năm đã mòn, nhẵn, đốt nóng rồi miết nhanh cho lá phẳng mà không bị giòn và rách. + Tiếp theo là công đoạn bứt vòng quay nón Mỗi chiếc nón có 16 lớp vòng giúp nón có độ bền chắc nhưng vẫn mềm mại. Con số 16 là kết quả của sự nghiên cứu, lựa chọn qua nhiều năm, cho đến nay đã trở thành một nguyên tắc không thay đổi. Chúng đã tạo cho những chiếc nón Chuông có được dáng thanh thoát, không quá ngắn, không xùm xụp. Vòng nón sau khi được hoàn thành sẽ được xếp vào khuôn, sau đó sẽ xếp từng lá vào vòng nón. Lá sẽ có hai lớp, một lớp ngoài cùng sau đó là một lớp mo tre và ngoài cùng là một lớp lá nữa Và tiếp theo là công đoạn khâu. + Khâu nón : Đây là một công đoạn rất khó, đòi hỏi sự khéo léo của mỗi người bởi không khéo là rách lá ngay Người khâu nón cũng được ví như người thợ thêu. Bàn tay người thợ cầm kim đưa nhanh thoăn thoắt mềm mại từng mũi khâu thẳng đều từ vòng trong ra vòng ngoài. Những mũi kim khâu được ước lượng mà đều như đo. Những sợi móc dùng để khâu thường có độ dài, ngắn khác nhau. Và cái tài của người thợ làng Chuông là các múi nối sợi móc được dấu kín, khiến khi nhìn vào chiếc nón chỉ thấy tăm tắp những mũi khâu mịn màng Làm nón điều quan trọng là cẩn thận, tỉ mỉ và phải có tính kiên trì. Các công đoạn làm nón đã được chuyên nghiệp hóa từ xưa. Thời gian và công sức tạo nên một chiếc nón càng thể hiện ý nghĩa và giá trị văn hóa lớn lao của nó. + Cuối cùng là khâu sửa nón sao cho chiếc nón thật sự xinh xắn. Trong lúc sửa nón, các cô gái làng Chuông thường không quên tìm cách trang trí thêm cho chiếc nón hấp dẫn. Đơn giản nhất là họ dán vào lòng nón những hình hoa lá bằng giấy nhiều màu sắc thường được in sẵn và bán ở các phiên chợ Chuông. Tinh tế hơn, các cô còn dùng chỉ màu khâu giăng mắc ở hai điểm đối diện trong lòng nón để từ đó có thể buộc quai nón bằng những giải lụa mềm mại, đủ màu sắc, làm tôn thêm vẻ đẹp khuôn mặt các cô gái dưới vành nón. Sự khác biệt giữa nón làng Chuông với nón của các làng lân cận ở chỗ: dáng nón bao giờ trông cũng bay, thanh, phẳng mà vẫn chắc chắn. * Nguồn nhân lực làm nón: Nghề nón được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Đã là người làng Chuông thì ai cũng có thể làm nón.Từ những em bé 8 tuổi cho đến cụ già 80 tuổi đều có thể làm được nón. Con rể, con dâu nơi khác đến cũng nhanh chóng học được nghề. Nhưng không phải ai cũng đạt độ chuẩn mực nên chiếc nón cũng bị phân ra làm nhiều loại : đẹp, trung bình và non. Người trẻ tinh mắt, khéo tay thắt những mũi thắt đều đặn làm cho chiếc nón càng có giá trị. Nón Chuông là một sản phẩm được nhiều người biết đến trong hàng trăm năm qua và cho tới ngày nay với những kĩ thuật tỉ mỉ khéo léo chiếc nón vẫn mang những nét đẹp riêng mà chỉ có người dân làng Chuông mới có thể làm được. 4. Nón Chuông đối với đời sống con người Chiếc nón bình dị quê em không chỉ có tác dụng che mưa che nắng mà nó còn góp phần tạo việc làm cho người dân những lúc nông nhàn, cải thiện đời sống, nâng cao thu nhập góp phần phát triển kinh tế của xã Phương Trung ngày càng giàu đẹp. Nón Chuông dùng làm tặng phẩm, quà biếu có giá từ 50000 đồng – 100000 đồng. Nón đội thường giá từ 25.000 đồng đến 35.0000 đồng. Nón dùng để đi làm đồng thì có giá 15.000 đồng. Trung bình một người lao động bình thừờng mỗi ngày có thể làm ra được 2 chiếc nón (giá trung bình là 20.000đ/chiếc - tiền lãi). Trong làng Chuông có khoảng 400 hộ làm nón, mỗi hộ có 4-> 5 người làm. Vậy trung bình một ngày tổng thu nhập là của người dân làng Chuông là 64.000.000- >80.000.000đ. Nếu tính cả năm (300 ngày) trừ những ngày lễ tết tổng thu nhập của Làng Chuông( chỉ tính làm nón) ứơc đạt 1.920.000.000 ->2.400.000.000đ( tích hợp môn toán). Chính nhờ nghề làm nón mà kinh tế của địa phương đã được phát triển . Chợ Chuông được xem là chợ quê có quy mô rộng nhất, thu hút nhiều người dân từ các làng lân cận đến mua bán. Chiếc nón trắng xinh xinh không chỉ là biểu tượng duyên dáng của cô gái Việt Nam mà nó còn là món quà lưu niệm cho các du khách đến thăm làng Chuông nói riêng và Việt Nam nói chung. Đã từ lâu chiếc nón đã đi vào thơ ca, nhạc hoạ, là một trong những đạo cụ không thể thiếu cho các nghệ sĩ biểu diễn nghệ thuật truyền thống. Chiếc nón đã làm nên nét văn hoá đặc trưng của quê hương Phương Trung. Hẳn ai đã đến làng Chuông thì đều biết đến câu ca dao: " Muốn ăn cơm trắng cá trê Muốn đội nón đẹp thì về làng Chuông" Ngày nay khoa học kĩ thuật phát triển, Một số làng nghề dần bị thu hẹp hoặc mất đi . Để thuận tiện cho việc sinh hoạt người ta đã thay thế chiếc nón lá bằng mũ, ô…Vậy nón chuông có còn được tồn tại mãi mãi trong đời sống con người ngày nay? 5. Những khó khăn trong công việc làm nón: + Thu nhập của người dân làm nón còn thấp chưa đáp ứng đủ nhu cầu cuộc sống bình thường . Một số người dân còn chưa mặn mà với nghề làm nón. + Thị trường tiêu thụ sản phẩm còn hạn chế. Chủ yếu mới ở các chợ thôn quê. + Sản phẩm chưa được quảng bá rộng rãi trong và ngoài nước. + Trình độ công nghệ còn thấp ( Sản phẩm làm nón hoàn toàn là thủ công). + Vốn đầu tư hạn chế, nguồn vốn còn gặp khó khăn. + Sự quan tâm giúp đỡ của cơ quan nhà nước còn ở mức độ nhất định. + Vấn đề ô nhiễm môi trường, chặt phá rừng bừa bai, đốt nương rẫy… cũng ảnh hưởng lớn đến công việc sản xuất sản phẩm, làm đình trệ sự phát triển của làng nghề.( nhiều nguyên liệu làm nón được lấy từ thiên nhiên như lá cọ,mo, tre …đang hiếm dần) V. Giải pháp để giữ gìn và phát huy nghề làm nón. Đây là trăn trở của không ít những người dân tâm huyết với nghề làm nón. Muốn vậy cần: + Khơi dậy tình yêu làng nghề trong mỗi người dân Phương Trung + Động viên, khuyến khích người dân tiếp tục giữ gìn và phát huy nghề truyền thống từ lâu đời, đặc trưng riêng của người dân làng Chuông. + Phát triển thêm nhiều mẫu mã, kiểu cách để phù hợp với nhu cầu khách hàng. + Các cơ quan chức năng cần có sự đầu tư và những chính sách khuyến khích cao cho sự phát triển của các làng nghề. + Cần mở rộng thị trường tiêu thụ.( Hiện nay địa phương đã chú trọng mở rộng quy mô chợ, phân khu cho các mặt hàng rõ ràng: quy định chỗ ngồi bán lá, bán mo, bán vòng, bán cước, bán khuôn, bán nón…) + Quảng bá rộng rãi sản phẩm bằng nhiều hình thức khác nhau như tăng cường các hội trợ triểm lãm các sản phẩm của nón. + Kết hợp chặt chẽ quá trình tổ chức sản xuất và tiêu thụ sản phẩm với quy mô mở rộng + Liên hệ với các trung tâm dạy nghề của Huyện mở ra những lớp tập huấn để nâng cao tay nghề cho người làm nghề. IV. Ý nghĩa của việc giải quyết tình huống. - Qua việc nghiên cứu và tìm hiểu về nghề nón em thấy rất tự hào vì mình là người con của Phương Trung - nơi có làng nghề mang đậm nét văn hoá truyền thống. Mảnh đất đã sinh ra những con người cần cù, khéo léo giàu tinh thần đoàn kết. Họ chính là những nghệ nhân đem lại những giá trị tinh hoa cho quê hương. - Với bài tìm hiểu này em mong có một mong muốn nho nhỏ góp phần khơi dậy trong tim những người dân làng Chuông nói riêng và người dân Việt Nam nói chung ý thức trân trọng, giữ gìn và phát huy những giá trị bản sắc, những truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc.

Ngày đăng: 28/08/2015, 19:41

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w