vận dụng kiến thức liên môn giải quyết tình huống tên tình huống làm thế nào để xây dựng bữa cơm gia đình hợp lý, tránh lãng phí gây ô nhiễm môi trường
Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 26 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
26
Dung lượng
330 KB
Nội dung
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THÀNH PHỐ HÀ NỘI PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO QUẬN LONG BIÊN BÀI DỰ THI VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN ĐỂ GIẢI QUYẾT CÁC TÌNH HUỐNG THỰC TIỄN CHO HỌC SINH TRUNG HỌC NĂM HỌC 2014 - 2015 Trường Trung học cơ sở Ái Mộ Địa chỉ: số 34 ngõ 298 đường Ngọc Lâm, quận Long Biên, thành phố Hà Nội Điện thoại: 0436501810 Email: C 2 aimo@gmail.com. Tên tình huống:“ Làm thế nào để xây dựng bữa cơm gia đình hợp lý, tránh lãng phí gây ô nhiễm môi trường . Các môn học được hợp: Văn học, Sinh học, Hóa học, Toán học, Công nghệ, Giáo dục công dân. Thông tin về học sinh Họ và tên : Đỗ Mạnh Thắng Ngày sinh: 5 - 10 - 2001 Lớp : 8C I. TÊN TÌNH HUỐNG: Làm thế nào để xây dựngcủa các bữa cơm gia đình hợp lý, tránh lãng phí gây ô nhiễm môi trường? Vận dụng kiến thức các môn học để nâng cao chất lượng và ý nghĩa tích cực của bữa ăn hàng ngày trong gia đình tránh tình trạng ăn quà ăn quà vặt của các bạn học sinh và lãng phí thực phẩm gây ô nhiễm môi trường Vận dụng kiến thức liên môn để các bạn học sinh cùng nắm được: * Về kiến thức: - Hiểu biết sâu sắc ý nghĩa của bữa cơm hàng ngày trong gia đình và biết cùng ông bà, bố mẹ biết tổ chức các bữa cơm của gia đình mình. - Hiểu biết tác hại của việc ăn quà ở vỉa hè, đường phố không hợp vệ sinh. - Một số qui định của pháp luật về an toàn thực phẩm. - Cách phòng chống khắc phục thực trạng ăn uống không hợp vệ sinh. * Về thái độ: - Đồng tình với chủ trương của Nhà nước và những qui định của pháp luật. - Xa lánh và tuyên truyền tác hại của hiện tượng bán hàng ăn rong không hợp vệ sinh. - Tham gia ủng hộ những hoạt động chống buôn bán thực phẩm không rõ nguồn gốc, không qua kiểm dịch và không có hạn sử dụng. - Phê phán những trường hợp ăn uống không hợp vệ sinh và gây ô nhiễm môi trường. - Xây dựng thói quen ăn uống khoa học, phù hợp với truyền thống của gia đình người Việt Nam. * Về kĩ năng: - Rèn luyện, tự kiểm soát hành vi của mình để không ăn uống mất vệ sinh đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. - Biết giúp đỡ mọi người lựa chọn thực phẩm an toàn, xây dựng thực đơn hợp lý và thực hiện các truyền thống văn hóa ẩm thực của người Việt. 2 II. MỤC TIÊU CỦA VIỆC GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG. - Nêu được nguyên nhân sự khác nhau về nhu cầu dinh dưỡng, thực phẩm ở các lứa tuổi khác nhau. - Phân biệt và đánh giá được giá trị dinh dưỡng của các loại thực phẩm khác nhau. - Nắm vững các bước thành lập khẩu phần ăn. Biết đánh giá mức đáp ứng nhu cầu của một khẩu phần ăn. Biết tự cách xây dựng khẩu phần ăn hợp lí cho bản thân và cho các thành viên khác trong gia đình. - Rèn luyện, củng cố kĩ năng phân tích, kĩ năng tính toán. - Rèn kĩ năng vận dụng kiến thức vào giải quyết được các tình huống thực tế trong đời sống. - Giáo dục, uốn nắn ý thức tiết kiệm, tránh lãng phí và bảo vệ sức khỏe, chống suy dinh dưỡng, bệnh béo phì và gây ô nhiễm môi trường. III. TỔNG QUAN VỀ CÁCH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG: Để có thể giải quyết tình huống một cách hiệu quả ta cần áp dụng những kiến thức liên môn sau: * Về sinh học: - Cấu tạo cơ thể người, hệ tiêu hóa, hệ hô hấp, hệ tuần hoàn, các giai đoạn phát triển của cơ thể người và những bệnh do ăn uống không hợp vệ sinh gây nên liên quan đến những cơ quan này.(Sinh học 8). - Ô nhiễm môi trường( Sinh học 9). * Về văn học: - Đọc hiểu tác phẩm : Một thứ quà của lúa non: Cốm( Văn học 7), Chân , tai,mắt, miệng( Ngữ văn 6). - Thành thạo cách làm bài văn nghị luận về một vấn đề (Ngữ văn 9), văn thuyết minh ( Ngữ văn 8). * Về hoá học: 3 - Những chất bảo quản thực phẩm, dư lượng thuốc trừ sâu trong thức ăn mất không sạch, không đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm cũng như cách tác dụng phụ của chúng lên cơ thể người. (Hoá học 8) * Về giáo dục công dân: - Tăng sự hiểu biết của mọi người trong việc tự bảo vệ sức khỏe và bảo vệ môi trường chống ô nhiễm. - Những phẩm chất đạo đức của người học sinh. - Có ý thức xây dựng gia đình, chấp hành đúng 5 điều Bác Hồ dạy. - Quy định xử phạt về việc buôn bán các loại thực phẩm không đảm bảo vệ sinh gây ảnh hưởng tới sức khỏe con người. * Về công nghệ: - Biết làm chế biến một số món ăn( Công nghệ 6). * Về thanh lịch văn minh: - Biết được cách ăn uống của người Hà Nội( lớp 6). IV. GIẢI PHÁP GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG: - Viết bài phân tích về ý nghĩa của bữa cơm gia đình và các món ăn mất vệ sinh cũng như tác hại của nó đối với tuổi học trò. - Sưu tầm tranh ảnh có nội dung liên quan đến tình huống. - Nắm được các biện pháp nâng cao chất lượng bữa ăn trong gia đình. - Đọc, tra cứu, tìm hiểu về các vấn đề liên quan trên sách, báo, mạng… - Chuẩn bị máy tính và dùng kiến thức toán học tính toán, phân tích lượng thức ăn và đánh giá xem khẩu phần ăn đó có đáp ứng bao nhiêu phần trăm nhu cầu về lượng và chất để điều chỉnh cho hợp lý trình thực hiện: * Tóm tắt các bước tiến hành: Xác định các ý chính Tìm hiểu văn hóa ẩm thực ở địa phương Trao đổi với bạn bè và thầy cô Viết bài. * Tư liệu sử dụng: Sách giáo khoa ngữ văn, sinh học, hoá học, giáo dục công dân, công nghệ từ lớp 6 đến lớp 9. * Ứng dụng CNTT: Phần mềm tìm kiếm google, báo mạng, Xác đinh các ý chính: 4 1 - Thực tế ở địa phương. 2 - Bữa cơm gia đình có ý nghĩa gì? 3 - Nguyên nhân ảnh hưởng đến chất lượng bữa cơm gia đình. 4- Tác hại việc ăn uống không hợp lý và mất vệ sinh tuổi học đường. 5 - Các cách xây dựng bữa ăn gia đình hợp lý. 6 - Những việc cần làm để gia tăng hiểu biết cho mọi người về hậu quả ô nhiễm môi trường do lãng phí thực phẩm. 1: Tìm hiểu ở địa phương Em đã đến phỏng vấn một em học sinh lớp 6 ở một trường THCS nằm trên địa bàn phường Gia Thụy về các bữa cơm trong ngày của gia đình em được tổ chức như thế nào? Và em và các bạn trong lớp thường được bố mẹ chăm sóc như thế nào? Em hào hứng kể ngay câu chuyện của lớp mình vừa xảy ra trong giờ sinh hoạt của lớp, em nói: Trong buổi sinh hoạt hôm đó, cô giáo chủ nhiệm lớp có nói: hôm nay chúng ta sinh hoạt về chủ đề hạnh phúc. Cô hỏi: trong lớp ta có bao nhiêu bạn thường xuyên ăn cơm trưa và tối có đầy đủ bố mẹ và anh, chị em? Lúc đó cả lớp em có 5 bạn giơ tay, mà lớp em có tất cả 45 bạn. Cô giáo bèn cho cả lớp 4 lựa chọn xem các em hiểu thế nào về hạnh phúc? A, Giàu có. B, Con cái học giỏi. C, Mọi người trong gia đình vui vẻ, hòa thuận. D, Bố mẹ làm chức to. Sau đó cô yêu cầu các bạn ghi vào phiếu để cô thu lại và thống kê thì có rất nhiều bạn chọn các phương án A, B, D mà rất ít bạn chon C. Em đã rất ngạc nhiên và cám ơn bạn học sinh đã kể cho mình nghe câu chuyện trong lớp học của em. Trên đường trở về nhà bằng chiếc xe đạp mà thỉnh thoảng em mói được bố mẹ cho ra ngoài chơi, mà lòng em có một suy nghĩ rất khó diễn đạt. Bởi vì em sinh ra trong một gia đình viên chức, hàng ngày được bố mẹ sáng, chiều đưa đón đi học ngày hai buổi và ăn cơm với bố mẹ mà không biết rằng ở thành phố này không phải gia đình nào cũng vậy và không phải tất cả các bạn học sinh đều được bố mẹ chăm sóc như em. Em đem câu chuyện của bạn 5 học sinh trên kể lại với bố mẹ thì được bố mẹ tâm sự rất nhiều. Đó là một thực tế của xã hội đang phát triển đặc biệt ở các đô thị mọi người đều rất bận rộn và nhiều bạn học sinh không có bữa cơm gia đình vào ngày thường. Sáng ra bố mẹ cho ăn sáng vội vã đâu đó ở ngoài đường hoặc căng tin nhà trường, buổi trưa ăn cơm ăn cơm ở trường, buổi chiều ăn tạm thứ gì đó rồi tiếp tục đến các trung tâm luyện thi các môn văn hóa hoặc năng khiếu. Nhiều gia đình bố mẹ bận rộn trong bộn bề lo toan của cuộc sống mà sao nhãng những khoảnh khắc ngắn ngủi nhưng vô cùng hạnh phúc như khoảng thời gian đưa đón con đi học, một bữa cơm đầy đủ các thành viên trong gia đình cùng chuẩn bị, một câu chuyện kể cho con nghe hoặc một điều tâm sự với con trước khi đi ngủ……. Em ý thức rằng bữa cơm gia đình là lúc mọi người chia sẻ cho nhau những câu chuyện xảy ra trong ngày chứ không phải chỉ là mọi người ngồi ăn chung với nhau. Và câu chuyện của bạn học sinh ở trên đã phần nào phản ánh sự mong muốn của người lớn ở chúng em, đó là mong muốn sai lệch trong giáo dục. 2- Bữa cơm gia đình có ý nghĩa gì? a. Khái niệm Bữa cơm gia đình là sinh hoạt vào một thời điểm nhất định trong ngày mà mọi thành viên cùng ngồi ăn với nhau ở một khoảng không gian nào đó theo lệ thường. Gia đình cổ truyền của người Việt thường tập trung nhiều thế hệ: tam đại đồng đường (ba thế hệ), tứ đại đồng đường (bốn thế hệ)… tạo nên sự gắn kết khăng khít giữa các thành viên trong một không gian sinh hoạt chung. Bữa cơm gia đỡnh, đặc biệt là bữa cơm gia đỡnh truyền thống đó phản ánh một cách rừ nột nhiều mặt đời sống vật chất cũng như đời sống tinh thần của người Việt Nam. Trong bữa cơm, các thành viên trong gia đình sẽ có dịp thể hiện tình cảm keo sơn gắn bó: “Râu tôm nấu với ruột bầu Chồng chan, vợ húp gật gù khen ngon”… 6 Bữa cơm gia đình. Ảnh : Nguồn Internet b. Bữa cơm gia đình trong trục giá trị văn hóa Để đánh giá được tầm quan trọng của bữa cơm gia đình trong văn hóa Việt Nam, chúng ta sẽ đặt bữa cơm gia đình trong trục giá trị văn hóa không gian, thời gian, chủ thể, để từ đó đó làm rõ giá trị văn hóa của bữa cơm trong tâm thức người dân Việt Nam từ xưa đến nay. Nhận diện được bữa cơm gia đình trong trục khụng gian khi so sánh giữa bữa cơm người Việt Nam với bữa cơm người phương Đông, người phương Tây; trong trục thời gian khi so sánh bữa cơm nông thôn và bữa cơm đô thị; trong trục chủ thể khi so sánh quan niệm giữa người già và người trẻ về tầm quan trọng bữa cơm gia đình. * Về không gian văn hóa.: Việc duy trì bữa cơm gia đình truyền thống rất quan trọng trong việc giữ gìn gia đình truyền thống, thể hiện bản sắc văn hóa riêng của từng nước. Chúng ta có thể làm một so sánh nhỏ giữa bữa ăn người Việt Nam và bữa ăn các nước 7 phương Đông: Người Việt Nam nông nghiệp với tính thiết thực cho rằng ăn uống hết sức quan trọng, do đó bữa ăn cũng mang tính quan trọng như thế. Các nước phương Đông coi trọng tính cộng đồng nên trong bữa ăn cũng thể hiện rõ nét tính cộng đồng, cả nhà quây quần sum họp. Ở các nước như Hàn Quốc, Trung Quốc, Nhật Bản, tuy quá trình đô thị hóa diễn ra nhanh và mạnh nhưng nhiều giá trị văn hóa truyền thống vẫn được giữ gìn, trong đó có bữa cơm gia đình. Trong xã hội Mỹ, thức ăn thừa mứa, vật chất đầy đủ nhưng trái lại thời giờ quá hạn chế, căng thẳng. Quá trình công nghiệp hoá đó ở mức cao nên thời gian dành cho bữa ăn không nhiều. Các thành viên trong gia đình ở các nước phương Tây ít có thời gian dành cho nhau vào ban ngày, phải đến bữa cơm tối mọi người mới có dịp quây quần sum họp, và cách thức ăn, tổ chức bữa ăn cũng khác ta. Giá trị văn hóa của bữa cơm gia đình trong từng quốc gia đó khác, trong mỗi vựng miền cũn phong phú và đa dạng hơn, bữa cơm miền Bắc, bữa cơm miền Trung, bữa cơm miền Nam với cách ăn, cơ cấu ăn khác nhau nhưng chung hết vẫn là cảnh đầm ấm, quây quần bên mâm cơm. Cho dù trên mâm cơm là đầy đủ thịt cá hay đơn giản chỉ là một dĩa rau muống thì tất cả đều chỉ nói lên một điều: đó chính là khung cảnh đầm ấm của gia đình, bất kể giàu hay ngheo, bất kể ở vựng nào, miền nào. Ở miền qu, trước mỗi bữa ăn, cả gia đình cùng dọn cơm ra trước sân, vừa ăn và trũ chuyện, vừa hứng gió mát từ ngoài thổi vào, tiếng cười của tất cả thành viên trong gia đình đó mang lại cho cả nhà một bữa cơm ngon về tinh thần. *Về chủ thể văn hóa, ngày xưa có những gia đình đông con, cả đại gia đình sống chung với nhau, ông bà, cha mẹ, con cái… đến bữa cơm hết sức đông vui. Những gia đình nhỏ (2-3 thành viên) rất dễ mất đi giá trị bữa cơm gia đình. Mang xu hướng gia đình hiện đại, đa số các thành viên đều bận rộn học hành, công việc. Khi có con cái thỡ sẽ có xu hướng bảo vệ bữa cơm gia đình hơn, nhất là với người phụ nữ. Còn đối với những gia đình lớn (gia đình truyền thống, bà cha mẹ con cỏi sống chung), người già (ông bà, cha mẹ) vẫn ở địa vị quan trọng, tiếng nói có trọng lượng, nên có thể hướng con cái về truyền thống với việc cả 8 nhà quây quần bên mâm cơm. Từ đây, ta xét thêm về hai loại chủ thể quan trọng, đó là người già và người trẻ để làm sáng rõ vấn đề hơn. Đối với người già, việc duy trỡ bữa ăn gia đình là một việc hết sức quan trọng để đảm bảo hạnh phúc gia đình. Những người già trước đây sống ở môi trường nông thôn, công cuộc đô thị hóa chưa diễn ra mạnh mẽ như hiện nay nên quan niệm của họ khác người trẻ. Họ coi việc duy trì bữa ăn là việc hết sức bình thường, đến bữa ăn phải có mặt đông đủ cả nhà nhà chuyện bình thường. Còn đối với người trẻ, có khá nhiều người cho rằng nên tìm cách thích nghi với đời sống công nghiệp hóa tất bật ngày nay bằng cách dung hòa cả quan niệm truyền thống lẫn hiện đại về bữa cơm gia đình. Họ tìm giải pháp là mỗi tuần chỉ nên nấu ăn tại nhà một lần. Theo họ, sự đa dạng cần được quan tâm, bởi nếu các gia đình hiện đại giờ đây có nhiều mô hình làm việc, học hành, giờ giấc khác nhau, tình huống khác nhau thì khó có một kiểu có một bữa cơm chung để phỏng theo. Mọi người có thể ăn chung trong một nhà, hay ăn chung ở nơi nghỉ dưỡng cuối tuần… Vấn đề là các thành viên trong gia đình phải quan tâm, yêu thương lẫn nhau. 9 Gia đình sum họp Nguồn: Internet 10 [...]... hay không bữa ăn gia đình truyền thống: giữ gìn bữa cơm gia đình, phương Tây hóa bữa cơm gia đình và cải biến bữa cơm gia đình *Quan niệm giữ gìn bữa cơm gia đình: Những năm gần đây, do có nhiều biến động trong đời sống ở thành thị cũng như nông thôn bởi những thay đổi quá nhanh về kinh tế và xã hội, nên quan niệm truyền thống về bữa cơm gia đình của người Việt đó có nhiều biến đổi Nhiều gia đình đó... lành, tình cảm và tiết kiệm 21 V Ý NGHĨA CỦA VIỆCGIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG: 1 Đối với thực tiễn học tập: - Bản thân em cảm thấy yêu thích các môn học hơn vì kiến thức giúp mình giải quyết được các tình huống gặp trong thực tiễn: học đi đôi với hành - Bản thân tham gia lập kế hoạch giải quyết tình huống đặt ra, được làm việc một cách khoa học, biết vận dụng được kiến thức của các môn học khác nhau để phục... Ngày Môi trường Thế giới được tổ chức bởi Chương trình Môi trường Liên hợp quốc (UNEP) và Tổ chức Nông lương Liên hợp quốc (FAO) Đây là một dịp để nâng cao nhận thức về tác động môi trường của cách lựa chọn thực phẩm của mỗi người và giúp mỗi người đưa ra được những lựa chọn thích hợp khi đã biết được những thông tin cần biết 25 Hãy nghĩ về môi trường trước khi tiêu thụ thực phẩm” Chủ đề Ngày Môi trường. .. hiệu suất cao nhất có thể Việc áp dụng các tiêu chuẩn ISO giúp tăng hiệu suất và giảm những lãng phí không cần thiết bằng các làm hài hòa những yêu cầu và tối ưu hóa các quá trình sản xuất Ngày Môi trường Thế giới được tổ chức bởi Chương trình Môi trường Liên hợp quốc (UNEP) và Tổ chức Nông lương Liên hợp quốc (FAO) Đây là một dịp để nâng cao nhận thức về tác động môi trường của cách lựa chọn thực phẩm... 4 bữa thì tỉ lệ % năng lượng là: Bữa 1 :bữa 2 :bữa 3 :bữa4 = 10:25:40:25; chế độ 3 bữa: Bữa sáng :bữa trưa: bữa tối= 30:45:25 + Người cao tuổi: tuổi càng cao thì sự tiêu tốn ượng càng giảm, do đó chế độ ăn uống thừa năng lượng sẽ không phù hợp: giảm tỉ lệ đường bột, dầu , mỡ; tránh ăn uống thức ăn mặn để tránh gây hại cho thận,tim… Tỉ lệ năng lượng cân đối cho 4 bữa : bữa sáng 1 :bữa sáng 2 :bữa trưa :bữa. .. hại Nhưng, mọi vấn đề luôn có hai mặt của nó, tích cực và tiêu cực, và ở đây ta sẽ xét mặt tiêu cực của quá trình ô thị hóa tới bữa cơm gia đình * Ảnh hưởng ô thị hóa tới môi trường tự nhiên: Không gian tự nhiên dần dần bị thu hẹp, thay vào đó là nhà cửa san sát, không còn khoảng không gian dành cho mảnh vườn, ao cá của gia đình Chính vì mất khoảng không gian đó mà người dân ô thị phải lệ thuộc hoàn... thích hợp khi đã biết được những thông tin cần biết “Hãy nghĩ về môi trường trước khi tiêu thụ thực phẩm” Chủ đề Ngày Môi trường thế giới năm nay là “Hãy nghĩ về môi trường trước khi tiêu thụ thực phẩm” (Think.Eat.Save) Mục tiêu của chiến dịch nhằm chống lãng phí thực phẩm, khuyến khích giảm thiểu tác động môi trường từ việc sử dụng thực phẩm (reduce foodprint) Theo Tổ chức Nông nghiệp và Lương thực Liên. .. dựng bữa ăn gia đình hợp lý - Vận dụng kiến thức của các môn học khác nhau như Sinh học, Toán học,Công nghệ, Giáo dục công dân để nâng cao chất lượng bữa ăn gia đỡnh nhằm ngăn chặn sự gia tăng những căn bệnh của thời đại công nghiệp nhất là những bệnh về chuyển hóa như béo phỡ, tiểu đường, cao huyết áp, tim mạch và hạn chế được tình trạng gia tăng các tệ nạn xã hội hiện nay - Thức ăn không chỉ đem... cho bữa ăn gia đình Tuy nhiên cũng cần linh hoạt mùa nào thức ấy và tình hình chợ búa để thay đổi cho phù hợp Mọi người nên dành thời gian tổ chức bữa ăn gia đình ngon miệng, an toàn để giảm căng thẳng trong ngày và các thành viên trong gia ình quan tâm, chia sẻ, chăm sóc lẫn nhau Người nội trợ nên hiểu biết về nhu cầu dinh dưỡng của từng đối tương lao động, giá trị dinh dưỡng của thức ăn để tổ chức bữa. .. trên toàn cầu đang bị lãng phí hoặc thất thoát Lãng phí lương thực cũng chính là lãng phí các nguồn tài nguyên thiên nhiên đồng thời cũng gây ra những ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường Chủ đề năm nay nhắc nhở các cá nhân hành động từ chính gia đình mình và sau đó huy động sức mạnh của tập thể để giảm lãng phí lương thực, tiết kiệm tài chính, hạn chế tối đa các tác động đến môi trường từ việc sản xuất . aimo@gmail.com. Tên tình huống: “ Làm thế nào để xây dựng bữa cơm gia đình hợp lý, tránh lãng phí gây ô nhiễm môi trường . Các môn học được hợp: Văn học, Sinh học, Hóa học, Toán học, Công nghệ, Giáo dục công. dân. Thông tin về học sinh Họ và tên : Đỗ Mạnh Thắng Ngày sinh: 5 - 10 - 2001 Lớp : 8C I. TÊN TÌNH HUỐNG: Làm thế nào để xây dựngcủa các bữa cơm gia đình hợp lý, tránh lãng phí gây ô nhiễm môi trường? Vận. phẩm gây ô nhiễm môi trường Vận dụng kiến thức liên môn để các bạn học sinh cùng nắm được: * Về kiến thức: - Hiểu biết sâu sắc ý nghĩa của bữa cơm hàng ngày trong gia đình và biết cùng ông bà,