1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

nâng cao năng lực phục vụ nhân dân tại ủy ban nhân dân các cấp

43 564 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 43
Dung lượng 269 KB

Nội dung

“Một cửa” là cơ chế giải quyết công việc của tổ chức, công dân thuộc thẩm quyền của cơ quan hành chính nhà nước từ tiếp nhận, yêu cầu hồ sơ đến trả lại kết quả thông qua một đầu mối là “

Trang 1

PHẦN I BÁO CÁO TÌNH HÌNH THỰC TẬP

1 Mục đích thực tập

Thực tập cuối khóa là một trong những nội dung quan trọng trong khóahọc đào tạo cử nhân hành chính của Học viện Hành chính Hai tháng thực tập– một khoảng thời gian không dài để sinh viên có thể nắm bắt hết tình hìnhthực tế cũng như vận dụng được những kiến thức đã học vào thực tiễn Songđây là khoảng thời gian quý giá nhằm giúp sinh viên có cơ hội tìm hiểu về tổchức, hoạt động của Bộ máy Nhà nước và thể chế hành chính Nhà nước; nắmvững chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của cơ quan; nhiệm vụ,quyền hạn của cán bộ, công chức trong cơ quan nơi thực tập Trên cơ sở đó cóthể hình dung phần nào thực tiễn nền hành chính nước ta hiện nay và năng lựchoạt động của cơ quan nơi thực tập Nhưng hơn hết đây là cơ hội cho sinh

viên được “cọ xát” thực tế, tìm hiểu công việc cụ thể tại nơi thực tập để rèn

luyện các kỹ năng, nghiệp vụ quản lý hành chính, so sánh giữa lý thuyết vàthực tế để bổ sung và nâng cao kiến thức cũng như kinh nghiệm giúp sinh

viên tự tin hơn khi “bắt tay” vào công việc sau này

Trang 2

 Bổ sung và nâng cao kiến thức thực tiễn để phục vụ cho công việc sau này.

 Nộp tên đề tài báo cáo thực tập

 Làm quen công việc tại Tổ tiếp nhận và trả kết quả

Tuần

3 và 4

 Lập đề cương chi tiết cho bài báo cáo thực tập

 Giúp cán bộ Tổ tiếp nhận và trả kết quả thực hiệnnhiệm vụ được phân công như: tiếp nhận và trả hồ sơcho công dân, tổ chức, ghi sổ sách…

Trang 3

I KHÁI QUÁT ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN VÀ ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ - XÃ HỘI

1 Đặc điểm tự nhiên

Vị trí địa lý

Quận 3 là một trong những quận trung tâm của Thành phố Hố Chí Minh,

là địa bàn mang tính cư trú hành chính với diện thích 4.9 km2 chiếm 0.22%diện tích của Thành phố Quận 3 có vị trí tiếp giáp với các quận như sau:

+ Phía Đông giáp Quận 1(dài 4.285m);

+ Phía Nam giáp Quận 5 dài 50m;

+ Phía Tây giáp Quận 10 (dài 4.427m);

+ Phía Bắc giáp Quận Phú Nhuận (dài 2.276m)

Khí hậu – thủy văn

Nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa cận xích đạo, mang tính chất chung lànóng, ẩm với nhiệt độ cao và mưa nhiều

Chịu ảnh hưởng của bán nhật triều không đều trên sông Sài Gòn quakênh Nhiêu Lộc- Thị Nghè

2 Đặc điểm kinh tế - xã hội

Dân số: Tính đến năm 2008 là 201.122 người với 42.697 hộ Theo dự

kiến đến năm 2020 dân số toàn Quận 3 dao động khoảng 200.000-220.000người Đây là nguồn nhân lực dồi dào và cũng là nguồn tiêu thụ các sản phẩm

và dịch vụ Từ đó thúc đẩy sự phát triển của các thành phần kinh tế trên địabàn quận

Trên lĩnh vực kinh tế: Trên địa bàn Quận, hiện có hơn 12.998 cơ sơ sản

xuất - kinh doanh dịch vụ với hơn 65 ngàn lao động Giá trị tổng sản lượngnăm 2004 đạt 1000 tỷ đồng, doanh thu thương mại - dịch vụ đạt 9000 tỷ đồng,thu ngân sách nhà nước hàng năm đạt 430 tỷ đồng, thu nhập bình quân củamột người dân là 1.115.000đ/người/tháng

Trên lĩnh vực văn hóa, giáo dục, y tế, giáo dục thể thao: Quận 3 có 04

trường đại học đóng trên địa bàn, có 27 trường mầm non, 22 trường tiểu học,

17 trường phổ thông cơ sở, 01 trường cấp II, III và 01 trường trung học phổthông Nhiều trường của quận trở thành trường điểm của thành phố Quận 3cũng là nơi tập trung nhiều bệnh viện chuyên khoa lớn của Thành phố và

Trang 4

Trung ương Ngành Thể dục thể thao của Quận cũng có nhiều đóng góp chophong trào chung của Thành phố: 14 vận động viên, hai huấn luyện viên, 17trọng tài tham dự Seagames 22, đạt được hai huy chương vàng, 2 huy chươngbạc và 4 huy chương đồng tham dự Seagames 22.

II CƠ CẤU TỔ CHỨC, CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ CỦA UBND QUẬN 3

1 Vị trí và chức năng của Ủy ban nhân dân quận 3 trong hệ thống cơ quan hành chính nhà nước

Ủy ban nhân dân Quận 3 là cơ quan hành chính Nhà nước ở địa phương

Ủy ban nhân dân Quận 3 chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Ủy ban nhân dânThành Phố Hồ Chí Minh, sự lãnh đạo toàn diện của Quận Ủy Quận 3 Ủy bannhân dân Quận có trách nhiệm báo cáo toàn bộ hoạt động của mình với Ủyban nhân dân Thành Phố và Quận Ủy

Ủy ban nhân dân Quận thực hiện chức năng nhiệm vụ quản lý hành chínhNhà nước, nhiệm vụ quyền hạn theo quy định của Hiến pháp, Pháp lệnh vềnhiệm vụ, quyền hạn cụ thể của Ủy ban nhân dân mỗi cấp, các quy định kháccủa Chính Phủ và phân công, phân cấp quản lý của Ủy ban nhân dân ThànhPhố

Ủy ban nhân dân Quận là cơ quan hành chính cấp trên của Ủy ban nhândân cấp Phường

2 Cơ cấu tổ chức và hoạt động của Ủy ban nhân dân quận 3

2.1.Tổ chức của Thường trực của Ủy ban nhân dân quận

- Gồm 01 Chủ tịch và 03 Phó Chủ tịch:

+ Phó Chủ tịch quản lý Đô thị+ Phó Chủ tịch quản lý Văn xã+ Phó Chủ tịch quản lý Kinh tế

- Các Ủy viên Ủy ban nhân dân

Ủy ban nhân dân Quận có 12 Phòng ban chuyên môn tham mưu giúpviệc để thực hiện chức năng, nhiệm vụ và nâng cao năng lực phục vụ nhândân của Ủy ban

Trang 5

2.2 Nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dân quận và các thành viên của Ủy ban nhân dân quận

Ủy ban nhân dân làm việc theo chế độ tập thể và kết hợp cá nhân phụtrách do Chủ tịch Ủy ban nhân dân phân công điều hành thống nhất

Ủy ban nhân dân thảo luận tập thể và quyết định theo đa số đối vớinhững vấn đề sau:

 Chương trình làm việc của Ủy ban nhân dân;

 Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, dự toán ngân sách, quyết toán ngânsách hàng năm và quỹ dự trữ của địa phương;

 Đề án thành lập mới, sát nhập giải thể các Phòng - Ban chuyên mônthuộc Ủy ban nhân dân Quận và việc phân vạch, điều chỉnh địa giới hànhchính ở địa phương

3 Cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ quyền hạn của Văn phòng UBND Quận 3

3.1 Chức năng

Văn Phòng Ủy ban nhân dân là cơ quan chuyên môn trực thuộc Ủy ban

nhân dân Quận, hoạt động theo cơ chế “ một cửa” chịu sự lãnh đạo và quản lý

trực tiếp, toàn diện của Ủy ban nhân dân Quận, có chức năng tham mưu tổnghợp và tổ chức làm việc cho Ủy ban nhân dân Quận trong việc quản lý nhànước trên địa bàn Quận, đồng thời chịu sự hướng dẫn chuyên môn nghiệp vụcủa Văn phòng Ủy ban nhân dân Thành phố

và các chỉ đạo của Ủy ban nhân dân Quận

 Thực hiện công tác quản lý hành chính các văn bản của các cơ quanNhà nước gửi đến Ủy ban nhân dân Quận, xử lý sao y, sao lục, truyềnđạt các chủ trương, chính sách các văn bản chỉ đạo của Chính Phủ, Bộ

Trang 6

ngành Trung ương, Ủy ban nhân dân và các Sở, Ngành Thành Phố phuc

vụ công tác quản lý, chỉ đạo và điều hành của Ủy ban nhân dân Quận

 Đôn đốc các cơ quan, đơn vị thuộc Ủy ban nhân dân Quận chuẩn bị cácphương án, đề án, hồ sơ văn bản cần thiết phục vụ các hội nghị cuộchọp do Ủy ban nhân dân Quận chủ trì Tổ chức bộ phận thực hiệnnghiệp vụ hành chính công theo cơ chế “một cửa” để tiếp nhận, nghiêncứu thụ lý và phối hợp với các ngành chức năng giải quyết các hồ sơhành chính của công dân và các tổ chức

 Bảo đảm các điều kiện làm việc và phục vụ hậu cần của Ủy ban nhândân Quận

3.3 Thẩm quyền ký văn bản

- Chánh Văn phòng, Phó Văn phòng Ủy ban nhân dân Quận được kí cácthông báo kết luận cuộc họp, các văn bản truyền đạt chỉ đạo của Chủ tịch, PhóChủ tịch Ủy ban nhân dân Quận với tư cách thừa lệnh Ủy ban nhân dân Quậnhoặc thừa lệnh Chủ tịch Ủy ban nhân dân Quận, những văn bản này nhất thiếtphải được Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân phụ trách khối duyệtthông qua nội dung trước khi Chánh, Phó Văn phòng kí, văn bản do Ủy bannhân dân và đóng dấu Ủy ban nhân dân Quận

- Đối với các văn bản mang tính chất, nội dung công việc của Văn phòng

Ủy ban nhân dân thì Chánh, Phó Văn phòng ký theo chức năng phân công vàđóng dấu Văn phòng

C Đ Ơ

N V

Ị S

Ự N G H IỆ

P T R Ự

C T H U Ộ C

BAN BTGP MẶT BẰNG

THANH TRA XD

BQL CHỢ NGUYỄN VĂN TRỖI BQL CHỢ VƯỜN CHUỐI

Trang 7

3.4 Tổ chức bộ máy và hoạt động của Văn phòng Ủy ban nhân dân

P.GIÁO DỤC

P.LĐTB &XÃ HỘI P.KINH TẾ

P.TÀI NGUYÊN &

P.NỘI VỤ

P H Ò N

G B A

N Q L N N

TRUNG TÂM TDTT Q.3

BQL CHỢ BÀN CỜ

BQL CHỢ BÙI PHÁT

BẢO HIỂM

XÃ HỘI CÔNG AN Q.3

BAN CHỈ HUY QS QUẬN 3

ĐỘI KIỂM TRA THỊ TRƯỜNG 3B

CHI CỤC THUẾ QUẬN 3

P THỐNG KÊ

ĐỘI THI HÀNH ÁN DÂN SỰ

CƠ QU AN TH UỘ

C NG ÀN

H DỌ C

DN CÔ NG ÍCH CTY THƯƠNG MẠI VẬT TƯ

VĂN PHÒNG UBND UBND

P Y TẾ

P.VĂN HÓA - TT THỂ THAO

Trang 8

Văn phòng Ủy ban nhân dân tổ chức và hoạt động theo chế độ thủtrưởng, có tư cách pháp nhân, con dấu riêng.

3.4.1 Chánh Văn Phòng

Chịu trách nhiệm trước Chủ tịch Ủy ban nhân dân, Ủy ban nhân dânQuận và trước pháp luật về tổ chức thực hiện chức năng, nhiệm vụ, thẩmquyền được giao cho Văn phòng Ủy ban nhân dân Quận

Theo dõi, đôn đốc các cơ quan chuyên môn, cơ quan thuộc Ủy ban nhândân Quận, Ủy ban nhân dân Phường thực hiện các chương trình, kế hoạch,công tác của Ủy ban nhân dân Quận

Theo dõi, nắm tình hình hoạt động chung của Ủy ban nhân dân, tổ chứcviệc thu thập tổng hợp và cung cấp thông tin phục vụ chỉ đạo, điều hành của

Ủy ban nhân dân, Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân Quận

Trong điều hành hoạt động của cơ quan, Chánh Văn Phòng phụ tráchchung các tổ, các bộ phận, tổ chức mối quan hệ phối hợp giữa các tổ, bộ phậncủa Văn phòng Ủy ban nhân dân, điều hành thực hiện các yêu cầu nhiệm vụcông tác của cơ quan, phụ trách công tác tổ chức, tài vụ, chủ tài khoản, quản

lý kinh phí hoạt động của Văn phòng Ủy ban nhân dân

3.4.2 Phó Chánh Văn Phòng

Phó Chánh Văn phòng chịu trách nhiệm trước Chánh Văn phòng về cácnội dung công việc thuộc lĩnh vực được phân công, tham gia ý kiến với ChánhVăn phòng về những công việc chung của Văn phòng Ủy ban nhân dân Quận

và được thay mặt Chánh văn Phòng ký các văn bản, thư mời theo nội dungđược phân công phụ trách

PHẦN III BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ

Trang 9

CẢI CÁCH THỦ TỤC HÀNH CHÍNH THEO CƠ CHẾ “MỘT CỬA,

MỘT CỬA LIÊN THÔNG” TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN 3

CHƯƠNG I

CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA CƠ CHẾ “MỘT CỬA, MỘT CỬA

LIÊN THÔNG”

I.CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH

Cải cách hành chính là vấn đề được quan tâm ở hầu hết các nước trên thếgiới bởi nó được coi là đòn bẩy để nâng cao hiệu quả quản lý của Nhà nướctrong việc phát triển kinh tê, phát huy dân chủ và tiếng nói của người dântrong hoạt động của bộ máy công quyền, củng cố và tăng cường tiềm lực mọimặt cho đất nước

Theo nghĩa rộng, cải cách hành chính là hoạt động của Chính phủ căn cứ

vào yêu cầu phát triển kinh tế, chính trị của xã hội mà hiện đại hoá, khoa họchoá, hiệu suất hoá thể chế hành chính, cơ cấu tổ chức, chế độ công tác,phương thức quản lý để nâng cao năng suất và hiệu lực hành chính của Chínhphủ

Theo nghĩa hẹp, cải cách hành chính là sự cải tổ và điều chỉnh cơ cấu tổ

chức do đó dẫn đến sự thay đổi về chức năng, phương thức quản lý và cơ cấucủa nhân viên

Trong chương trình tổng thể cải cách hành chính giai đoạn 2001-2010 đã

đề ra mục tiêu của công cuộc cải cách hành chính giai đoạn này Đồng thời,chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2001-2010cùng đưa ra những nội dung cải cách hành chính như sau:

Cải cách thể chế: Thuật ngữ “ thể chế” được hiểu là hệ thống các văn

bản quy phạm pháp luật do các cơ quan nhà nước, các tổ chức chính trị,kinh tế xã hội có thẩm quyền ban hành Cải cách thể chế nhằm xây dựngmột hệ thống các

quy phạm pháp luật đồng bộ, phù hợp với điều kiện thực tiễn Trong đó,cải cách thủ tục hành chính được đặc biệt chú trọng bởi nó được coi là

Trang 10

“ khâu đột phá” trong tiến trình cảc cách hành chính.

Cải cách bộ máy hành chính nhà nước: bộ máy hành chính nhà nước

bao gồm hệ thống các cơ quan hành chính nhà nước từ trung ương đến địaphương Phương hướng cải cách cơ cấu tổ chức bộ máy là làm cho tinhgọn, kiện toàn tổ chức nền hành chính theo hướng quản lý nhà nước đangành, đa lĩnh vực bao quát các thành phần kinh tế, xã hội

Đổi mới, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức: đội ngũ cán

bộ công chức luôn là nhân tố quyết định sự thành công của công cuộc cảicách hành chính Vì vậy, cần tiến hành đổi mới công tác quản lý cán bộ,công chức; đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức; có chính sách cải cáchtiền lương và chế độ đãi ngộ thỏa đáng để nâng cao năng lực, trình độ vàphẩm chất đạo đức cho đội ngũ cán bộ công chức góp phần thúc đẩy côngtác cải cách hành chính mau lẹ và hiệu quả

Cải cách tài chính công: Đây là một nội dung rất quan trọng trong công

tác cải cách hành chính nhằm sử dụng hiệu quả ngân sách nhà nước; đảmbảo tính thống nhất của hệ thống tài chính quốc gia và vai trò chủ đạo củangân sách trung ương; đồng thời, phát huy tính năng động, chủ động, sángtạo và trách nhiệm của chính quyền địa phương và các ngành trong việcđiều hành tài chính và ngân sách; xóa bỏ cơ chế cấp phát tài chính theo

kiểu “ xin-cho”

II CƠ CHẾ “ MỘT CỬA, MỘT CỬA LIÊN THÔNG”

1 Khái niệm và mô hình cơ chế “ một cửa, một cửa liên thông”

1.1 Khái niệm.

1.1.1 “Một cửa” là cơ chế giải quyết công việc của tổ chức, công dân

thuộc thẩm quyền của cơ quan hành chính nhà nước từ tiếp nhận, yêu cầu hồ

sơ đến trả lại kết quả thông qua một đầu mối là “Bộ phận tiếp nhận và trả kếtquả” tại cơ quan hành chính nhà nước

Việc thực hiện cơ chế “một cửa” nhằm đạt được bước chuyển biến căn

bản trong quan hệ và thủ tục giải quyết công việc giữa cơ quan hành chínhnhà nước với tổ chức, công dân; giảm phiền hà cho tổ chức, công dân; chống

tệ quan liêu, tham nhũng cửa quyền của cán bộ, công chức; nâng cao hiệu lực,hiệu quả quản lý của Nhà nước

Thực chất, việc thực hiện mô hình “một cửa” để tập trung các đầu mối

Trang 11

giải quyết thủ tục hành chính từ các phòng ban chuyên môn về một đầu mối

tại Ủy ban nhân dân quận hay huyện thông qua “Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả” và thực hiện 3 công khai:

 Công khai các giai đoạn của từng thủ tục hành chính;

 Công khai thời gian và quy trình giải quyết đối với từng loại hồ sơ;

 Công khai lệ phí giải quyết hồ sơ

1.1.2 Cơ chế “một cửa liên thông” là cơ chế giải quyết công việc của tổ chức, cá nhân thuộc trách nhiệm, thẩm quyền của nhiều cơ quan hành chính nhà nước cùng cấp hoặc giữa các cấp hành chính từ hướng dẫn, tiếp nhận giấy tờ, hồ sơ, giải quyết đến trả kết quả được thực hiện tại một đầu mối là

Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của cơ quan hành chính nhà nước.

Hiện nay, các cơ quan hành chính thực hiện liên thông theo hai chiều:

+ Liên thông theo chiều dọc: là liên thông giữa các cấp hành chính trong

việc giải quyết thủ tục hành chính cho nhân dân trên các lĩnh vực

+ Liên thông theo chiều ngang: là sự phối hợp giữa các cơ quan chuyên

môn cùng cấp (thuộc quận- huyện hay xã – phường) trong việc giải quyết thủtục hành chính cho nhân dân

Lợi ích của việc thực hiện liên thông nhằm tạo ra sự phối hợp chặt chẽ giữacác cơ quan liên quan, đảm bảo tính thông suốt và giải quyết nhanh thủ tụchành cho nhân dân

Trang 12

MÔ HÌNH 1CỬA LIÊN THÔNG

2 Nguyên tắc thực hiện cơ chế “một cửa, một cửa liên thông”

 Thủ tục hành chính đơn giản, rõ ràng, đúng pháp luật;

Trang 13

 Công khai các thủ tục hành chính, mức thu phí, lệ phí, giấy tờ, hồ sơ

và thời gian giải quyết công việc của tổ chức, cá nhân;

 Nhận yêu cầu và trả kết quả tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả;

 Bảo đảm giải quyết công việc nhanh chóng, thuận tiện cho tổ chức,

 Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh;

 Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn;

 Các cơ quan tổ chức và quản lý theo hệ thống dọc đặt tại địaphương của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ

4 Tính ưu việt của mô hình cơ chế “một cửa, một cửa liên thông” so với mô hình cơ chế “ một cửa, một dấu” trước đây.

Thứ nhất, mang lại sự thuận tiện cho người dân:

Giải quyết công việc nhanh: Việc tiếp nhận hồ sơ được tổ chức tại Bộ

phận tiếp nhận và trả kết quả ở Ủy ban nhân dân, đặc biệt là việc tiếp nhận hồ

sơ tại Bộ phận này tại Ủy ban nhân dân các phường xã (trường hợp liên thônggiữa Ủy ban nhân dân Quận với Ủy ban nhân dân phường) đã giảm bớt sự đilại của nhân dân, hồ sơ được giải quyết nhanh chóng, kịp thời; số hồ sơ hànhchính giải quyết đúng hẹn đạt tỷ lệ cao

Thủ tục hành chính đơn giản: Thủ tục hành chính đơn giản, rõ ràng, đúng pháp luật được coi là nguyên tắc hàng đầu trong việc thực hiện cơ chế “một cửa, một cửa liên thông” Ngoài ra, phải công khai các thủ tục hành chính,

mức thu phí, lệ phí, giấy tờ, hồ sơ và thời gian giải quyết công việc của cánhân, tổ chức; nhiều loại thủ tục đã kiên quyết được loại bỏ

Thứ hai, đổi mới và nâng cao năng lực hoạt động của cơ quan hành chính Nhà nước:

Xác định rõ trách nhiệm của Thủ trưởng cơ quan các cấp và cán bộ,

Trang 14

công chức bao gồm: Trách nhiệm của các Bộ, cơ quan ngang Bộ,Chủ tịch Ủy

ban nhân dân cấp tỉnh, Thủ trưởng cơ quan cấp tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhândân cấp huyện, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã

Điều 11 Quy chế cũng quy định rõ trách nhiệm của cán bộ, công chứclàm việc tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả khi xem xét hồ sơ của cá nhân,

tổ chức:

 Trường hợp yêu cầu của tổ chức, cá nhân không thuộc thẩm quyền giảiquyết thì hướng dẫn để tổ chức, cá nhân đến cơ quan nhà nước có thẩmquyền;

 Trường hợp hồ sơ chưa đúng, chưa đủ theo quy định thì hướng dẫn cụ thểmột lần, đầy đủ để tổ chức, cá nhân bổ sung, hoàn chỉnh

Hiện đại hóa một bước công sở hành chính: Thực hiện cơ chế “một cửa,

một cửa liên thông” đã làm thay đổi căn bản bộ mặt của cơ quan hành chính

các cấp, nâng cao chất lượng hiện đại hóa công sở hành chính theo chủ trươngcủa Chính phủ

Thứ ba, nâng cao năng lực và trách nhiệm của cán bộ, công chức: Một

điểm mới đáng ghi nhận là Quy chế dành riêng một chương để quy định vềcác điều kiện khen thưởng và kỷ luật đối với cán bộ, công chức khi thực hiệnnhiệm vụ Theo đó, cá nhân nào hoàn thành tốt các nhiệm vụ sẽ được xem xétkhen thưởng hàng năm theo quy định của pháp luật về thi đua khen thưởng và

là nguồn cán bộ được quy hoạch được xem xét bổ nhiệm của cơ quan

Ngược lại, cơ quan, tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm các quy định

hoặc cản trở việc tổ chức thực hiện cơ chế “một cửa, một cửa liên thông” thì

được coi là không hoàn thành nhiệm vụ và tùy theo mức độ vi phạm sẽ bị xemxét, xử lý theo quy định của pháp luật (Điều 14)

5 Vai trò, ý nghĩa của cơ chế “một cửa, một cửa liên thông”

Hiệu quả của việc giải quyết hồ sơ theo cơ chế này đã làm cho nền hànhchính trở nên dân chủ, minh bạch, có tính chuyên nghiệp hơn; mang lại sựthuận tiện cho người dân Cụ thể là:

Thứ nhất, việc thực hiện cơ chế “một cửa, một cửa liên thông” đã góp phần nâng cao năng lực hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước:

Đối với tổ chức bộ máy cơ quan hành chính nhà nước: Sắp xếp tổ chức

Trang 15

bộ máy của Ủy ban theo hướng tinh gọn, hợp lý, hoạt động hiệu quả bằng việcxác định rõ trách nhiệm của Thủ trưởng cơ quan các cấp và của từng cán bộ,công chức;

Đổi mới phương thức hoạt động của Ủy ban: Mối quan hệ giữa các

phòng ban trong giải quyết công việc cho nhân dân ngày càng thắt chặt Việctiếp nhận, thụ lý và trả kết quả tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả đã ngănchặn tình trạng sách nhiễu nhân dân như trước đây Mặt khác, giúp các phòngban có điều kiện tập trung và chủ động giải quyết công việc thuộc thẩm quyềnchuyên môn nghiệp vụ

Thứ hai, đối với đội ngũ cán bộ, công chức: Thực hiện cơ chế “một

cửa, một cửa liên thông” góp phần tăng cường năng lực , trách nhiệm của cán

bộ, công chức; kỹ năng nghiệp vụ hành chính cũng như tinh thần, thái độ phục

vụ nhân dân của đội ngũ cán bộ, công chức được nâng cao nhằm hoàn thànhtốt nhiệm vụ được giao

Thứ ba, bước đầu tạo lập niềm tin của nhân dân vào cơ quan công quyền:

Sự đổi mới hoạt động của cơ quan hành chính và thái độ phục vụ thanthiện của cán bộ, công chức đã đem đến sự hài lòng cho nhân dân khi giảiquyết công việc

Sự công khai hóa mọi thủ tục hành chính , thời gian giải quyết và các loạiphí đã hạn chế tình trạng quan liêu, tham nhũng Đồng thời, đảm bảo cho mỗingười dân có thể tham gia vào hoạt động giám sát và quản lý hành chính nhànước

CHƯƠNG II TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CƠ CHẾ “MỘT CỬA, MỘT CỬA LIÊN

THÔNG” TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN 3

Trang 16

I QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN CƠ CHẾ “MỘT CỬA, MỘT CỬA LIÊN THÔNG” TẠI UBND QUẬN 3.

1 Biện pháp tổ chức thực hiện cơ chế “một cửa, một cửa liên thông”

1.1.Công tác chỉ đạo, tuyên truyền

Thực hiện Quyết định số 93/2007/QĐTTg ngày 22/06/2007 của Thủtướng chính phủ ban hành quy chế thực hiện cơ chế "một cửa, một cửa liênthông" tại cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương, Ủy ban nhân dân quận

3 đã ban hành kế hoạch số 101/KH/UBND.BCĐ CCHC ngày 12/10/2007 của

Ủy ban nhân dân Quận về tính thí điểm cơ chế "một cửa, một cửa liên thông”

Trên cơ sở đó, Ủy ban nhân dân dân quận đã chỉ đạo Ủy ban nhân dâncấp phường triển khai kế hoạch đến toàn thể cán bộ công nhân viên Ủy ban,tuyên truyền sâu rộng đến các ban ngành đoàn thể, ban điều hành khu phố, tổ

dân phố, nhân dân về việc thực hiện cơ chế "một cửa, một cửa liên thông” dưới

nhiều hình thức như: xe hoa lưu động, bản tin hàng tháng, niêm yết công khaitại trụ sở Ủy ban nhân dân phường, vế quy trình, thủ tục, phí và lệ phí giảiquyết các thủ tục hành chính, các buổi họp giao ban định kỳ

1.2 Công tác tập huấn và chuẩn bị

Về nhân sự: Bố trí những cán bộ trẻ có đủ tiêu chuẩn phụ trách bộ phận

Ngân sách: đã phân bổ dự toán thu chi ngân sách và thực hiện thẩm tra

phân bổ dự toán của các đơn vị sử dụng ngân sách để trả lương, phụ cấp vàkinh phí hoạt động trong toàn Ủy ban Đồng thời xây dựng các giải pháp điềuhành ngân sách cho các hoạt động nhằm đảm bảo cân đối thu, chi và sử dụngngân sách hiệu quả

1.3 Xây dựng quy chế làm việc và quy trình giải quyết thủ tục hành

Trang 17

Ủy ban nhân dân quận đã giao cho thường trực ban chỉ đạo cải cách hànhchính đôn đốc việc xây dựng Quy chế hành chính và các hoạt động của cácphòng ban dựa trên Quy chế mẫu của cơ sở ngành thành phố, Ủy ban nhândân đã chỉ đạo công tác xây dựng quy chế các phòng ban theo hướng mới, phùhợp với nhiệm vụ cải cách hành chính và tình hình thực hiện nhiệm vụ tạiquận.

1.4 Kiện toàn hành chính bộ máy, xây dựng và phát triển đội ngũ cán bộ

Căn cứ vào các quy trình về hành chính và quyết định về chức danh, Ủyban nhân dân Quận đả chỉ đạo sắp xếp lại bộ máy quận phường theo hướngtinh gọn, hiệu quả

Ủy ban nhân dân quận đã phối hợp tổ chức nhiều lớp đào tạo, bồi dưỡngnghiêp vụ cho cán bộ công chức Qua đó, trình độ cán bộ công chức đượcnâng lên, đáp ứng được yêu cầu công tác quy hoạch, bổ nhiệm cán bộ, đápứng yêu cầu thực tiễn của công tác quản lý nhà nước tại quận, phường

2 Quy trình thực hiện cơ chế “một cửa, một cửa liên thông”

2.1 Tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả

Khi có yêu cầu giải quyết hồ sơ hành chính có liên quan đến các lĩnh vực

thực hiện cơ chế “một cửa, một cửa liên thông”, cá nhân hoặc tổ chức nộp hồ

sơ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Ủy ban nhân dân phường (đối với

3 lĩnh vực đã liên thông với cấp phường) hoặc Bộ phận tiếp nhận và trả kếtquả của Ủy ban nhân dân cấp quận (đối với các lĩnh vực còn lại)

Nếu hồ sơ đầy đủ, hợp lệ thì bộ phận tiếp nhận và trả kết quả các cấp ghiphiếu biên nhận hồ sơ (theo mẫu) gồm các yếu tố như: Ngày nhận hồ sơ, ngàyhẹn trả hồ sơ, liệt kê các hồ sơ giấy tờ chứng thư hành chính, thư ký của ngườinhận hồ sơ

Sau đó, cán bộ ghi hồ sơ hành chính đã nhận vào sổ ghi rõ ngày nhận vàngày hẹn trả và nhanh chóng chuyển hồ sơ đến cho các bộ phận chuyên môngiải quyết

Trường hợp hồ sơ thuộc thẩm quyền của cấp phường thì sau khi tiếpnhận, bộ phận tiếp nhận và trả kết quả cấp phường chuyển hồ sơ cho các bộphận chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân phường thẩm định, xử lý và trình

Trang 18

lãnh đạo duyệt Sau đó trả hồ sơ cho bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Ủyban nhân dân quận để giải quyết.

2 2 Tại phòng ban chuyên môn

Sau khi nhận hồ sơ hành chính chuyển từ bộ phận tiếp nhận và trả kếtquả, lãnh đạo phòng ban chức năng có trách nhiệm phân công cán bộ thụ lý vàgiải quyết theo chức năng, thẩm quyền, đảm bảo giao trả hồ sơ đúng theo bộphận ghi trên phiếu biên nhận hồ sơ

Đối với một hồ sơ hành chính phải qua nhiều cơ quan chức năng giảiquyết thì Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả sẽ chuyển hồ sơ đến cơ quan cótrách nhiệm chính Cơ quan có trách nhiệm sao gửi hồ sơ để lấy ý kiến các cơquan chức năng có liên quan Các cơ quan liên quan cũng phải có quy địnhthời hạn trả lời theo quy định chung Khi chuyển hồ sơ, cơ quan chịu tráchnhiệm chính nhất thiết phải có phiếu chuyển

2.3 Trình ký

Sau khi đã thẩm định, xử lý, các phòng ban chuyên môn chuyển kết quảcho lãnh đạo phòng ban ký duyệt theo thẩm quyền và chuyển cho Bộ phậntiếp nhận và trả kết quả của Ủy ban nhân dân cấp quận Nếu lĩnh vực nàothuộc thẩm quyền giải quyết của Ủy ban nhân dân quận thì bộ phận chuyênmôn có trách nhiệm thẩm định trình lãnh đạo Ủy ban nhân dân quận phêduyệt

Sau khi lãnh đạo quận phê duyệt Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả quậntrả kết quả cho tổ chức cá nhân hoặc chuyển cho bộ phận tiếp nhận và trả kếtquả của cấp phường để trả kết quả cho tổ chức, cá nhân

Trong quy trình giải quyết các thủ tục hành chính theo cơ chế "một cửa, một cửa liên thông”, Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả được coi là "cầu nối" giữa

người dân, hành chính với càc phòng ban chuyên môn để giải quyết các thủtục hành chính, bộ phận này đóng vai trò hết sức quan trọng

3.1 Về tổ chức và trách nhiệm của Tổ tiếp nhận và trả kết quả

Tổ tiếp nhận và trả kết quả trực thuộc Văn phòng Ủy ban nhân dân quận

do Chánh Văn phòng trực tiếp phụ trách Bộ phận này gồm 02 đồng chí đảmnhiệm

Trang 19

Hiện nay, Tổ tiếp nhận và trả kết quả tại Ủy ban nhân dân quận tiếp nhận,thụ lý và giải quyết hồ sơ trên các lĩnh vực sau:

1 Đăng kí kinh doanh;

2 Đăng kí giao dịch đảm bảo;

3 Đăng bộ xây dựng;

4 Cấp giấy phép xây dựng;

5 Cấp giấy phép đào đường;

6 Cam kết bảo vệ môi trường;

7 Kiểm tra bản vẽ nội nghiệp;

8 Sao lục

Để bộ phận này hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình, Điều 11 của Quy chếban hành kèm theo Quyết định số 93/2007/QĐ-TTg về việc thực hiện cơ chế

“một cửa, một cửa liên thông” đã quy định rõ trách nhiệm của cán bộ, công

chức làm việc tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả khi xem xét hồ sơ của cánhân, tổ chức như sau:

Trường hợp yêu cầu của tổ chức, cá nhận không thuộc thẩm quyền giảiquyết thì hướng dẫn để tổ chức, cá nhân đến cơ quan nhà nước có thẩmquyền;

Trường hợp hồ sơ chưa đúng, chưa đủ theo quy định thì hướng dẫn cụ thểmột lần, đầy đủ để tổ chức, cá nhân bổ sung hoàn chỉnh

Đồng thời căn cứ vào tính chất công việc, Bộ phận tiếp nhận và trả kếtquả sẽ có trách nhiệm xem xét, xử lý theo quy trình sau:

Trình lãnh đạo trực tiếp để giải quyết theo trách nhiệm thẩm quyền;

Trực tiếp liên hệ với các cơ quan liên quan để giải quyết hồ sơ Các cơquan liên quan có trách nhiệm tiếp nhận hồ sơ, giải quyết theo thẩmquyền, đúng thời gian quy định;

Nhận kết quả, trả lại cho tổ chức, cá nhân, thu phí, lệ phí theo quy định củapháp luật

3.2 Quy chế tổ chức và hoạt động của Tổ tiếp nhận và trả kết quả

Quy chế tổ chức và hoạt động của Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả đượcxây dựng trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dân xã,thị trấn, huyện và những yêu cầu nội dung để thực hiện Chương trình tổng thể

Trang 20

cải cách hành chính của Chính phủ về mở rộng cơ chế “một cửa” và Quyết

định 93/2007/QĐ-TTg ngày 22/06/2007 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban

hành Quy chế thực hiện cơ chế “một cửa, một cửa liên thông" tại cơ quan hành

chính nhà nước ở địa phương trong việc giải quyết công việc của tổ chức,công dân trong cơ quan hành chính nhà nước các cấp

Tổ chức hoạt động theo cơ chế “một cửa, một cửa liên thông” từ cấp

phường đến cấp quận của bộ phận này đảm bảo 06 ngày làm việc/ 01 tuần,đảm bảo 08h/01 ngày làm việc:

Buổi sáng: từ 7h30 phút – 11h30 phút

Buổi chiều: từ 13h30 phút – 17h00 phút

3.3 Mối quan hệ giữa tiếp nhận và trả kết quả của Ủy ban nhân dân Quận với lãnh đạo, các phòng ban chuyên môn và Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Ủy ban nhân dân các phường

3.1.1 Mối quan hệ với Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân Quận

Tổ tiếp nhận và trả kết quả thuộc Văn phòng Ủy ban nhân dân Quận nênhoạt động dưới sự chỉ đạo của Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân quận

Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân quận quản lý Tổ tiếp nhận và trả kếtquả trên các mặt:

 Quản lý thời gian làm việc hàng ngày của cán bộ, công chức thuộc Tổ

tiếp nhận và trả kết quả;

 Theo dõi, nắm bắt tình hình tiếp nhận, giải quyết, trả hồ sơ của cán bộ,

công chức thuộc Tổ tiếp nhận và trả kết quả và phối hợp với cácTrưởng phong ban chuyên môn kịp thời giải quyết những vấn đề vướngmắc xảy ra, đặc biệt với những hồ sơ liên quan đến nội dung công việccủa nhiều phòng ban;

 Kiểm tra, đôn đốc, chấn chỉnh những sai sót trong quá trình làm việc

của cán bộ, công chức khi giao tiếp với tổ chức, công dân;

 Báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận về tình hình thực hiện công tác

của Tổ tiếp nhận và trả kết quả bằng văn bản theo định kỳ hàng tháng,quý, năm

3.1.2 Mối quan hệ với các phòng ban chuyên môn

Sau khi tiếp nhận hồ sơ do cá nhân, tổ chức, Tổ tiếp nhận và trả kết quả

Trang 21

chuyển hồ sơ đến phòng ban chuyên môn giải quyết Sau đó, phòng ban cóthẩm quyền giải quyết phải ghi vào sổ hồ sơ đã nhận.

Trưởng các phòng ban chuyên môn của Ủy ban nhân dân quận có tráchnhiệm giải quyết hồ sơ đúng thời gian hẹn, đúng pháp luật Trường hợp hồ sơliên quan đến nhiều phòng ban thì Trưởng phòng ban chuyên môn chịu tráchnhiệm chính phải phối hợp với các phòng ban chuyên môn khác để giải quyếttrước khi ký hay trình cấp có thẩm quyền xem xét

Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ theo quy định thì trong thời hạn 02 ngày

kể từ ngày nhận hồ sơ từ Tổ tiếp nhận và trả kết quả, các phòng ban chuyênmôn phải nhanh chóng có văn bản yêu cầu bổ túc hồ sơ gửi Tổ tiếp nhận vàtrả kết quả của Ủy ban nhân dân quận

Sau khi trình lãnh đạo ký, các phòng ban chuyên môn chuyển hồ sơ lạicho Tổ tiếp nhận và trả kết quả đúng thời gian quy định

Nếu hồ sơ không đủ điều kiện giải quyết hoặc giải quyết không đúng thờigian quy định thì phòng ban có trách nhiệm giải quyết phải có văn bản chuyểncho Tổ tiếp nhận và trả kết quả để giải thích cho dân rõ lý do và hẹn lại ngàytrả hồ sơ

Như vậy, trong toàn bộ quy trình giải quyết thủ tục hành chính từ khâutiếp nhận đến trả kết quả cho cá nhân, tổ chức thì Tổ tiếp nhận và trả kết quả

và các phòng ban có mối quan hệ chặt chẽ, mối quan hệ này ở mức độ nào sẽquyết định đến tiến độ giải quyết công việc cho người dân ở mức độ tươngứng Đây có thể coi là mối quan hệ đóng vai trò quan trọng nhất nhằm nhằm

thực hiện thành công mô hình cơ chế “một cửa, một cửa liên thông” hiện

Khi công dân, tổ chức nộp hồ sơ tại Ủy ban nhân dân phường, Bộ phậntiếp nhận và trả kết quả của Ủy ban nhân dân phường có nhiệm vụ:

+ Chuyển hồ sơ đã tiếp nhận đến Tổ tiếp nhận và trả kết quả của Ủy ban nhândân quậnđể bộ phận này chuyển đến các phòng ban chuyên môn giải quyết;

Ngày đăng: 27/05/2014, 11:45

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Đảng Cộng Sản Việt Nam. Văn kiện Hội nghị lần thứ VIII Ban chấp hành Trung ương Đảng (khóa VII). Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1995 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Hội nghị lần thứ VIII Ban chấp hành Trung ương Đảng (khóa VII)
Nhà XB: Nxb Chính trị Quốc gia
2. Đảng Cộng Sản Việt Nam. Văn kiện Hội nghị lần thứ VIII Ban chấp hành Trung ương Đảng (khóa VIII). Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1997 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Hội nghị lần thứ VIII Ban chấp hành Trung ương Đảng (khóa VIII)
Nhà XB: Nxb Chính trị Quốc gia
3. Học viện Hành chính Quốc gia – Viện nghiên cứu hành chính. Cải cách hành chính ở thành phố Hồ Chí Minh (1995-1999) thành tựu và bài học . Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2000 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cải cách hành chính ở thành phố Hồ Chí Minh (1995-1999) thành tựu và bài học
Nhà XB: Nxb Chính trị Quốc gia
4. Ts. Thang Văn Phúc (chủ biên). Cải cách hành chính Nhà nước – Thực trạng, nguyên nhân và giải pháp. Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2001 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cải cách hành chính Nhà nước – Thực trạng, nguyên nhân và giải pháp
Nhà XB: Nxb Chính trị Quốc gia
6. Chính phủ. Quyết định số 181/2003/QĐ-TTg ngày 04/09/2003 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Quy chế thực hiện cơ chế “một cửa” tại cơ quan hành chính Nhà nước ở địa phương Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quyết định số 181/2003/QĐ-TTg ngày 04/09/2003 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Quy chế thực hiện cơ chế “một cửa
7. Chính phủ. Quyết định số 93/2007/QĐ-TTg ngày 22/06/2007 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Quy chế thực hiện cơ chế “một cửa, một cửa liên thông” tại cơ quan hành chính Nhà nước ở địa phương Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quyết định số 93/2007/QĐ-TTg ngày 22/06/2007 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Quy chế thực hiện cơ chế “một cửa, một cửa liên thông
8. Ủy ban nhân dân quận 3. Kế hoạch số 101/KH-UBND-BCĐ CCHC ngày 12/10/2007 của Ủy ban nhân dân quận về việc thực hiện thí điểm cơ chế “một cửa, một cửa liên thông” tại Quận 3 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kế hoạch số 101/KH-UBND-BCĐ CCHC ngày 12/10/2007 của Ủy ban nhân dân quận về việc thực hiện thí điểm cơ chế “một cửa, một cửa liên thông
9. Ủy ban nhân dân quận 3. Kế hoạch số 88/KH-UBND ngày 20/08/2008 của Ủy ban nhân dân quận 3 về việc tiếp tục thực hiện cơ chế “một cửa, một cửa liên thông” tại UBND các phường trên địa bàn quận 3 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kế hoạch số 88/KH-UBND ngày 20/08/2008 của Ủy ban nhân dân quận 3 về việc tiếp tục thực hiện cơ chế “một cửa, một cửa liên thông
10. Một số báo cáo tổng kết triển khai thực hiện cơ chế “một cửa, một cửa liên thông” của UBND các phường năm 2009 Sách, tạp chí
Tiêu đề: một cửa, một cửa liên thông
5. Chính Phủ. Quyết định số 136/2001/QĐ-TTg ngày 17/9/2001 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình tổng thể Cải cách hành chính Nhà nước giai đoạn 2001-2010 Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

SƠ ĐỒ TỔ CHỨC BỘ MÁY CHÍNH QUYỀN QUẬN 3 UBND P.1UBNDP. 2UBNDP. 3UBNDP. 4UBND P. 8UBND P.9UBND P.10UBND P - nâng cao năng lực phục vụ nhân dân tại ủy ban nhân dân các cấp
3 UBND P.1UBNDP. 2UBNDP. 3UBNDP. 4UBND P. 8UBND P.9UBND P.10UBND P (Trang 7)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w