Đề cương sơ bộ 1 LỜI MỞ ĐẦU 1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Nền kinh tế Việt Nam đang bước những bước đi chập chững trên con đường dẫn đến nền kinh tế thị trường Năm 1986 là mốc đánh dấu cho sự thay đổi c[.]
CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC NÂNG CAO SỨC CẠNH
KHÁI LUẬN VỀ CẠNH TRANH VÀ SỨC CẠNH TRANH
1.1.1.1 Nguồn gốc và các quan điểm về cạnh tranh
Cạnh tranh là một quy luật kinh tế, nó tồn tại khách quan cùng với nền kinh tế hàng hoá, cùng với tự do kinh tế Nhưng đến nửa sau thế kỷ XVIII cạnh tranh mới xuất hiện, xuất phát từ tự do kinh tế mà Adam Smith đã phát hiện Nền kinh tế tự do đã tạo ra hai điều kiện cơ bản: (i) phân công lao động, (ii) chủ thể lợi ích đa nguyên, qua đó cạnh tranh ra đời và tồn tại
Phân công lao động là sản phẩm tất yếu của xã hội loài người khi phát triển đến một giai đoạn nhất định Phân công lao động xã hội đã tạo ra tính độc lập tương đối về kinh tế, từ đó mà có tự do kinh doanh, có tự chủ giữa các chủ thể kinh tế, có thị trường, có cạnh tranh C Mác có viết: “sự phân công lao động trong xã hội đặt những người sản xuất hàng hoá độc lập đối diện với nhau, những người này không thừa nhận một uy lực nào khác ngoài uy lực cạnh tranh, ngoài sự cưỡng chế mà áp lực của những lợi ích giữa họ với nhau đã gây ra đối với họ”.
Sự tồn tại của chủ thể lợi ích đa nguyên quyết định mỗi chủ thể của nền kinh tế có các lợi ích khác nhau Trong nền kinh tế tự do, các chủ thể hoạt động nhằm thoả mãn tối đa lợi ích kinh tế của mình Đối với người sản xuất kinh doanh thì lợi ích của họ là lợi nhuận Đối với người tiêu dùng thì lợi ích tiêu dùng từ sản phẩm là cái họ theo đuổi Sự theo đuổi lợi ích riêng ấy tạo nên động lực cạnh tranh.
Như vậy sẽ không có cạnh tranh khi không tồn tại sự độc lập tương đối về kinh tế và các chủ thể kinh tế không hoạt động vì mục đích kinh tế riêng của mình.
Từ khi cạnh tranh xuất hiện, đã có rất nhiều nhà kinh tế học khác nhau quan tâm và cũng có nhiều quan điểm khác nhau về cạnh tranh.
Theo trong kinh tế học chính trị Mác – Lênin thì cạnh tranh được coi là một động lực, là một trong những nguyên tắc cơ bản, tồn tại khách quan, không thể thiếu được của nền sản xuất hàng hoá Cạnh tranh là sự ganh đua, sự đấu tranh về kinh tế giữa các chủ thể tham gia sản xuất kinh doanh với nhau nhằm giành những điều kiện thuận lợi trong sản xuất – kinh doanh, tiêu thụ hàng hoá và dịch vụ để thu được nhiều lợi ích nhất cho mình.
Trong từ điển kinh doanh của Anh, cạnh tranh là sự ganh đua, kình địch giữa các nhà kinh doanh trên thị trường nhằm tranh giành cùng một loại tài nguyên sản xuất hoặc cùng một loại khách hàng về phía mình Còn trong từ điển bách khoá Việt Nam (tập 1) thì cạnh tranh trong kinh doanh là hoạt động ganh đua giữa những người sản xuất, các thương nhân hay các nhà kinh doanh chịu sự chi phối bởi quan hệ cung – cầu nhằm giành điều kiện sản xuất, tiêu thụ thuận lợi để chiếm một vị thế trên thị trường.
Các nhà kinh tế học thuộc truờng phái tư sản cổ điển quan niệm: cạnh tranh là một quá trình bao gồm các hành vi phản ứng Quá trình này tạo ra cho mỗi thành viên trong thị trường một dư địa hoạt động nhất định và mang lại cho mỗi thành viên một phần xứng đáng tương ứng với khả năng của mình Theo quan niệm này, cạnh tranh chủ yếu là cạnh tranh về giá, vì thế lý thuyết về giá cả gắn chặt với lý thuyết cạnh tranh.
Qua các các quan niệm trên ta có thể hiểu cạnh tranh là thuật ngữ dùng để chỉ những hành động ganh đua của các chủ thể tham gia trong nền kinh tế nhằm giành lấy lợi ích, lợi nhuận lớn nhất, bảo đảm cho sự tồn tại và phát triển của mình.
1.1.1.2 Bản chất của cạnh tranh
Như trên đã làm rõ, các chủ thể tham gia trong nền kinh tế cạnh tranh với nhau, ganh đua với nhau nhằm đem lại lợi ích lớn nhất cho bản thân mình.Trong nền kinh tế thị trường để nâng cao khả năng cạnh tranh của mình thì các doanh nghiệp phải cung ứng cho khách hàng những sản phẩm có chất lượng tốt,giá cả hợp lý, dịch vụ tốt… nhằm nâng cao sức cạnh tranh của mình Để có được sức cạnh tranh tốt thì các doanh nghiệp phải thường xuyên áp dụng thành tựu công nghiệp kỹ thuật vào sản xuất, quản lý và phân phối sản phẩm Như vậy bản chất kinh tế của cạnh tranh thể hiện ở mục đích lợi nhuận và chi phối thị trường.
Thực chất, cạnh tranh là mối quan hệ giữa con người với con người trong việc giải quyết vấn đề lợi ích kinh tế Nên ngoài bản chất kinh tế, cạnh tranh còn mang bản chất xã hội Bản chất xã hội của cạnh tranh thể hiện ở đạo đức kinh doanh và uy tín kinh doanh của mỗi chủ thể cạnh tranh với các chủ thể khác, tức là trong quan hệ với người lao động trực tiếp, với người tiêu dùng và cả đối với các đối thủ cạnh tranh khác.
Cạnh tranh là một một quy luật kinh tế, vì thế nó chịu sự chi phối của quan hệ sản xuất giữ vị trí thống trị trong xã hội Do đó, bên cạnh bản chất kinh tế, bản chất xã hội, cạnh tranh còn có bản chất chính trị.
1.1.1.3 Các lý thuyết cạnh tranh
Lý thuyết cạnh tranh của trường phái cổ điển
Xuất hiện cùng với sự ra đời và phát triển của nền sản xuất hàng hóa, nhưng phải đến cuối thế kỷ XVIII cạnh tranh mới được xem như một hiện tượng kinh tế, mới được xem xét và phân tích
Là người đại biểu cho giai cấp tư sản công nghiệp, Smith chủ trương tự do cạnh tranh Theo Ông cạnh tranh có thể phối hợp kinh tế một cách nhịp nhàng, có lợi cho xã hội Cạnh tranh có thể điều tiết quan hệ giữa cung và cầu để sản xuất xã hội thích ứng với nhu cầu xã hội Ông chỉ ra rằng: “trong điều kiện cạnh tranh, do có nhiều người cùng cung ứng sản phẩm nên họ không những phải thường xuyên theo dõi, chú ý sự biến động ngẫu nhiên của tình hình cầu, mà còn phải thường xuyên theo dõi, chú ý tình hình cạnh tranh hoặc sự biến động còn lớn hơn nhiều, thường xuyên hơn nhiều của tình hình cung tùy theo sự biến động của tình hình cầu, rồi dùng mánh lới khôn khéo và năng lực phán đoán chính xác làm cho số lượng các loại hàng hóa có thể thích ứng với tình hình thay đổi của cung cầu và của cạnh tranh” 1
Smith để lại tư tưởng tự do cạnh tranh, còn sang cuối thể kỷ XIX, các nhà kinh tế học cổ điển mới như A.Marshall, L.Walras… đã để lại lý luận về cạnh tranh hoàn hảo Lý luận này dựa trên giả định rằng, nền kinh tế phát triển cân đối, ổn định và bền vững, do đó mà có trật tự, có thể dự đoán được, có thể phân tích một cách khoa học được Với giả định như vậy, giá cả hàng hóa và các yếu tố sản xuất do cung cầu trên thị trường quyết định Như vậy, về phía cầu, người tiêu dùng tìm mọi cách để thỏa mãn tối đa lợi ích tiêu dùng, về phía cung, người sản xuất hành động chạy theo lợi nhuận tối đa Giá cả biến động làm cho cung cầu cân bằng Do vậy mà lý luận này được xây dựng trên cơ sở cạnh tranh hoàn hảo.
Lý thuyết cạnh tranh không hoàn hảo và mang tính độc quyền
Nhận thấy rằng: sự tồn tại tất cả các nhân tố hoàn hảo của thị trường là điều gần như không tưởng, thực tế của nền kinh tế tư bản lúc đó là xung đột khắp nơi, kinh tế suy thoái, thất nghiệp và lạm phát triền miên nên không bao giờ có thể tồn tại cạnh tranh hoàn hảo Vào đầu thế kỷ XX, nhiều nhà kinh tế học tiêu biểu là E.Chamberlin (người Mỹ) và J.Robinson (người Anh) đã nghiên cứu tách bạch hai thái cực của cạnh tranh độc quyền thuần túy và cạnh tranh hoàn hảo, các ông đã xây dựng mô hình cạnh tranh không hoàn hảo hay cạnh tranh mang tính độc quyền là phạm trù thứ ba giữa hai thái cực độc quyềnvà cạnh tranh hoàn hảo.
KHÁI QUÁT CHUNG VỀ NHÓM HÀNG TCMN
1.2.1 Khái niệm về hàng TCMN
Sản phẩm TCMN truyền thống ở Việt Nam rất phong phú và đa dạng.Nhiều sản phẩm có lịch sử ra đời cách đây hàng nghìn năm Chưa có một định nghĩa chính thức về hàng TCMN, tuy nhiên, khái niệm hàng TCMN truyền thống có thể được hiểu như sau: “Mặt hàng TCMN truyền thống là mặt hàng có quy trình sản xuất thủ công là chủ yếu, được truyền từ đời này qua đời khác, vừa có giá trị sử dụng, vừa có giá trị thẩm mỹ và thể hiện được nét văn hóa đặc sắc của dân tộc”
Hiện nay ở nước ta, việc sản xuất hàng TCMN được tập trung ở các làng nghề, phân bố khắp nơi trong cả nước, được tập trung nhiều nhất ở vùng đồng bằng sông Hồng Việc phân loại các nhóm hàng TCMN tương đối khó khăn, nó chỉ mang tính tương đối, bởi vì một số sản phẩm có thể vừa thuộc nhóm này song cũng có thể vừa thuộc nhóm khác Mặt khác, một số sản phẩm đối với địa phương được coi là nghề truyền thống nhưng trên phạm vi vĩ mô có thể chưa được gọi là sản phẩm truyền thống Có nhiều cách phân loại hàng TCMN truyền thống, tuy nhiên có thể tham khảo một số cách sau:
Phân loại theo trình độ kỹ thuật
Hàng thủ công có kỹ thuật giản đơn như: Đan lát, chế biến lương thực thực phẩm, làm gạch, nung vôi,… Những mặt hàng này có tính chất thông dụng, rất phù hợp với nền kinh tế tự cấp tự túc.
Hàng thủ công có kỹ thuật phức tạp như các nghề: Kim hoàn, đúc đồng, làm gốm, chạm khảm, dệt lụa, thêu thùa…Các sản phẩm này không chỉ đòi hỏi kỹ thuật công nghệ phức tạp, mà còn đòi hỏi ở người thợ sự sáng tạo và khéo léo Sản phẩm vừa mang tính kinh tế có giá trị kinh tế, vừa mang tính văn hóa có giá trị nghệ thuật cao Do vậy sản phẩm không chỉ tiêu thụ ở trong nước mà còn có thể xuất khẩu đi nhiều nước trên thế giới.
Phân loại theo tính chất kinh tế
Sản phẩm phụ thuộc vào nền kinh tế nông nghiệp tự nhiên, đây là kết quả của nghề phụ tại hầu hết gia đình nông dân, sản phẩm ít mang tính hàng hóa, chủ yếu phục vụ nhu cầu tại chỗ như: chế biến nông sản, sản xuất công cụ cày bừa, liềm hái,…
Sản phẩm độc lập với quá trình sản xuất nông nghiệp Những sản phẩm này được phát triển bởi sự tiến bộ của trình độ sản xuất, kỹ thuật công nghệ và trình độ tay nghề của người thợ Sản phẩm thể hiện tài năng sáng tạo và sự khéo léo của người thợ, đặc biệt sản phẩm tạo ra trở thành hàng hóa, đem lại thu nhập cao cho người sản xuất, tiêu biểu là: nghề dệt, gốm sứ, kim hoàn,…
Phân loại theo chức năng của sản phẩm
Các sản phẩm thủ công mỹ nghệ như gốm sứ mỹ nghệ, sơn mài, thêu ren, thảm, khảm, chạm khắc gỗ, kim hoàn, mây tre đan,
Các sản phẩm thủ công thông thường như rèn sắt, làm cày bừa, nông cụ, mộc hàn, đan rổ rá, chế biến lương thực thực phẩm
Phân loại theo giá trị sử dụng của sản phẩm
Dựa vào giá trị sử dụng sản phẩm, có thể phân loại cụ thể mặt hàng thủ công truyền thống của Việt Nam theo 11 nhóm nghề thủ công chính: cói, sơn mài, mây tre đan, gốm sứ, thêu ren, dệt, gỗ, đá, giấy, tranh dân gian, kim khí.
1.2.3 Đặc điểm khác biệt của hàng TCMN có ảnh hưởng đến sức cạnh tranh của hàng hóa
Tính đồng nhất của sản phẩm
Việc sản xuất sản phẩm thủ công truyền thống chủ yếu dựa vào đôi bàn tay khéo léo của người thợ Cho tới nay vẫn chỉ có một số mặt hàng có khả năng cơ giới hóa được một số công đoạn sản xuất Nhưng có thể nói, chính đặc điểm này đã đem lại sự quý hiếm cho các sản phẩm TCMN truyền thống Khác với các mặt hàng công nghiệp sản xuất hàng loạt bằng máy móc, giá trị của hàng TCMN truyền thống chính là ở lao động thủ công, ở tâm hồn và sự sáng tạo của người thợ được thể hiện trong chính mỗi sản phẩm.
Tuy nhiên, chính vì là sản phẩm của quá trình lao động thủ công nên tính đồng nhất của các sản phẩm TCMN truyền thống chưa cao Chất lượng của các sản phẩm TCMN truyền thống được quyết định chủ yếu dựa vào tay nghề của người lao động Trình độ tay nghề của người lao động không đồng đều, thêm vào đó, dù các sản phẩm đều do một lao động làm ra thì chất lượng của chúng cũng không thể đồng đều nhau hết được Vì vậy, chính sự không đồng đều của sản phẩm TCMN truyền thống đã gây nhiều ảnh hưởng tới sức cạnh tranh của chúng trên thị trường.
Các mặt hàng thủ công mỹ nghệ truyền thống trong thời gian đầu đều dựa vào nguồn nguyên liệu sẵn có tại các địa phương Một số mặt hàng TCMN như sản phẩm sơn mài, chạm khắc gỗ, đá, vàng bạc cũng có thể khai thác được các nguồn nguyên vật liệu trong nước ở các địa phương lân cận
Nguồn nguyên liệu chủ yếu làm nên các sản phẩm TCMN đều xuất phát từ thiên nhiên, do vậy các sản phẩm TCMN truyền thống đều mang tính chất hài hòa, thân thiện với môi trường và với con người, không như các sản phẩm công nghiệp khác có thể gây hại đến sức khỏe của con người Vì vậy, các sản phẩm TCMN truyền thống đều tạo được một sự thiện cảm, sự ưa chuộm từ phía người tiêu dùng
Sản phẩm hàng TCMN của các làng nghề truyền thống đều là sự kết giao giữa phương pháp thủ công tinh xảo với sự sáng tạo nghệ thuật Các sản phẩm đều mang tính cá biệt và có sắc thái đặc trưng riêng của mỗi một làng nghề. Cùng là đồ gốm sứ, nhưng người ta vẫn có thể phân biệt được đâu là gốm sứ Bát Tràng (Hà Nội), Thổ Hà (Bắc Ninh) với Đông Triều (Quảng Ninh).
Các sản phẩm hàng TCMN vừa có giá trị sử dụng vừa có giá trị thẩm mỹ cao, vì thế nhiều loại sản phẩm vừa phục vụ nhu cầu tiêu dùng, vừa là vật dụng trang trí Sản phẩm TCMN truyền thống tự thân đã là sản phẩm hàng hóa, nó mang giá trị kinh tế, nhưng đậm nét mỹ thuật, mỹ nghệ duyên dáng, thanh thoát bởi đó là sự kết hợp khéo léo, nhuần nhị vẻ đẹp nghệ thuật cổ với vẻ đẹp cách tân hiện đại, vừa sâu lắng, tinh tế lại vừa bóng bẩy Từ đó, đã tạo nên một sự hấp dẫn, lôi cuốn sự quan tâm đặc biệt từ phía những người tiêu dùng.
Chi phí đầu tư máy móc công nghệ sản xuất sản phẩm thấp
Các mặt hàng TCMN truyền thống chủ yếu được sản xuất thủ công, từ những bàn tay khéo léo của những nghệ nhân, những lao động thủ công lành nghề, do đó nó không đòi hỏi quá nhiều chi phí đầu tư cho máy móc công nghệ sản xuất Chính vì chi phí đầu tư ban đầu không quá lớn, nên thu hút nhiều người tham gia vào sản xuất, đầu tư các tổ hợp sản xuất, doanh nghiệp sản xuất,thu gom các sản phẩm để rồi xuất khẩu Từ đó đem lại nguồn lợi kinh tế lớn cho đất nước, cho doanh nghiệp cũng như cho người thợ ở các làng nghề.
SỰ CẦN THIẾT PHẢI NÂNG CAO SỨC CẠNH TRANH CỦA NHÓM HÀNG TCMN VIỆT NAM TRÊN THỊ TRƯỜNG MỸ
NHÓM HÀNG TCMN VIỆT NAM TRÊN THỊ TRƯỜNG MỸ
1.3.1 Vai trò của xuất khẩu nhóm hàng TCMN
1.3.1.1 Đối với nền kinh tế Việt Nam
Mỗi quốc gia thường nhập khẩu nhứng thứ mà quốc gia mình thiếu và xuất khẩu đi những thứ mà quốc gia mình dồi dào, sẵn có, sử dụng không hết Nhưng nhìn chung quốc gia nào cũng muốn xuất khẩu hơn là nhập khẩu bởi hoạt động xuất khẩu sẽ giúp quốc gia đó thu được ngoại tệ, làm cho cán cân thương mại thặng dư, nền kinh tế vận hành tốt hơn Khoản thu nhập này sẽ được các quốc gia đưa vào đầu tư cơ sở hạ tầng, đầu tư phát triển sản xuất trong nước…hơn nữa TCMM là một trong mười mặt hàng xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam hiện nay Tuy trị giá xuất khẩu không lớn nhưng nó cũng mang lại cho nền kinh tếViệt Nam những lợi ích đáng kể
Xuất khẩu TCMN đã và đang mang về một khoản ngoại tệ không nhỏ cho đất nước, giúp cho cán cân thương mại của nền kinh tế chuyển biến theo hướng thuận lợi hơn, nền kinh tế có thêm vốn để tái đầu tư giúp tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ hơn, bền vững hơn.
Việt Nam là một nước có tỉ trọng nông nghiệp cao, bởi vậy xuất khẩu TCMN giúp tạo thêm công ăn việc làm cho họ vào những thời điểm nông nhàn, giúp cho họ có thêm thu nhập xoá đói giảm nghèo cho các vùng nông thôn, giảm số lượng người đổ về đô thị làm cho việc quản lý trật tự trị an bớt khó khăn và giảm mức độ ô nhiễm ở các đô thị
Xuất khẩu TCMN thúc đẩy quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá của Việt Nam diễn ra nhanh chóng hơn, mạnh mẽ hơn thông qua lượng ngoại tệ thu về.
Hơn thế nữa, nâng cao sức cạnh tranh nhóm hàng TCMN giúp nhóm hàng này có sức tiêu thụ lớn trên thị trường cũng là một cách giúp Việt Nam gìn giữ và phát triển bản sắc văn hoá của dân tộc
1.3.1.2 Đối với các doanh nghiệp Việt Nam
Cũng như các doanh nghiệp khác, các doanh nghiệp sản xuất hàng TCMN luôn muốn tìm cho mình một thị trường rộng lớn để tiêu thụ sản phẩm, thu được nhiều lợi nhuận và lại tiếp tục đầu tư để mở rộng sản xuất Hoạt động xuất khẩu là một trong những hoạt động hiệu quả giúp doanh nghiệp đưa sản phẩm của mình ra thị trường thế giới và thu về nhiều lợi nhuận TCMN là một mặt hàng đang được thế giới ưa chuộng, bởi vậy các doanh nghiệp Việt Nam cần phải tích cực nâng cao sức cạnh tranh cho sản phẩm của mình để xuất khẩu được nhiều hơn và thu được nhiều lợi nhuận hơn.
1.3.2 Nhằm khai thác những lợi thế cạnh tranh của Việt Nam trong việc sản xuất và xuất khẩu nhóm hàng TCMN
1.3.2.1 Những lợi thế đứng từ góc độ vĩ mô
Quan hệ ngoại giao giữa hai nước Việt Nam và Hoa Kỳ đã được thiết lập từ năm 1995 và không ngừng phát triển trong thời gian qua Đầu tiên là phải kể đến Hiệp định thương mại Việt Mỹ được ký vào tháng 12/2000 đã tạo cơ sở pháp lý quan trọng cho việc thúc đẩy kinh tế thương mại và đầu tư giữa hai nước nói chung và hoạt động xuất khẩu hàng TCMN nói riêng Từ sau khi hiệp định có hiệu lực (12/2001) thuế nhập khẩu hàng hóa từ Việt Nam vào Mỹ giảm từ 30- 40% tạo điều kiện làm tăng tính cạnh tranh cho hàng hóa Việt Nam trên thị trường này.
Sự kiện 7/11/2006, Việt Nam trở thành thành viên thứ 150 của tổ chức thương mại thế giới (WTO) đã nâng vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế cũng như quan hệ hợp tác kinh tế giữa Việt Nam và Mỹ lên một tầm cao mới.
Nó giúp cho môi trường kinh doanh, đầu tư trong nước trở nên thông thoáng hơn, minh bạch hơn, giúp cho các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam tiếp cận dễ dàng hơn với thị trường thế giới rộng lớn mà không bị phân biệt đối xử.
1.3.2.2 Những lợi thế đứng từ góc độ vi mô
Việt Nam là một nước có dân số trẻ chính vì vậy mà nhân công khá dồi dào và chi phí nhân công tương đối rẻ so với các nước trong khu vực Điều này rất thuận lợi cho những ngành mà sử dụng nhiều lao động tăng tính cạnh tranh cho sản phẩm nói chung và nhóm hàng TCMN nói riêng về mặt giá cả Người dân Việt Nam lại vốn chăm chỉ, khéo léo, chịu khó học hỏi nên rất phù hợp với ngành TCMN đòi hỏi một sự tỉ mỉ, cần mẫn.
TCMN là mặt hàng sử dụng những nguyên vật liệu mà Việt Nam sẵn có như tre, trúc, dang, mây, đất sét… cho nên tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp sản xuất cũng như xuất khẩu mặt hàng này ra thị trường thế giới nói chung và thị trường Mỹ nói riêng.
Bên cạnh đó, Việt Nam có các làng nghề truyền thống về TCMN đã tồn tại và phát triển từ rất lâu, sản xuất ra những sản phẩm nổi tiếng cho nên họ có rất nhiều kinh nghiệm mà các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh TCMN có thể sử dụng cho mình.
1.3.3 Xu thế hội nhập kinh tế quốc tế đòi hỏi nâng cao sức cạnh tranh hàng hóa xuất khẩu nói chung và nhóm hàng TCMN nói riêng
Hội nhập kinh tế quốc tế là một xu hướng tất yếu khách quan mang lại cho các quốc gia nhiều cơ hội mà cũng nhiều thách thức Việt Nam cũng vậy cần phải nắm bắt xu thế đó, tận dụng những cơ hội từ quá trình hội nhập kinh tế quốc tế đó để nâng cao vị thế cho mình và có những biện pháp khắc phục những thách thức sẽ gặp phải Môi trường kinh doanh quốc tế có tính cạnh tranh gay gắt giữa các quốc gia, giữa các doanh nghiệp đòi hỏi các quốc gia, các doanh nghiệp phải luôn tìm cách giảm chi phí sản xuất, nâng cao chất lượng, kiểu dáng mẫu mã cho sản phẩm của mình để nâng cao sức cạnh tranh cho sản phẩm của mình trên thị trường quốc tế Nếu không sản phẩm của doanh nghiệp, của quốc gia đó sẽ bị đào thải khỏi thị trường.
Các quốc gia luôn cố gắng đưa các sản phẩm của mình ra thị trường quốc tế nhưng không phải sản phẩm nào cũng thành công TCMN là một trong những mặt hàng xuất khẩu lớn của Việt Nam khi bán ra thị trường thế giới cũng gặp phải sự cạnh tranh gay gắt từ các quốc gia khác như Trung Quốc, Thái Lan… Bởi vậy để đối mặt với sự cạnh tranh khắc nghiệt đó, tạo ra chỗ đứng vững chắc cho nhóm hàng TCMN chúng ta cần phải đánh giá và có các biện pháp cụ thể nhằm nâng cao sức cạnh tranh cho mặt hàng này Có như thế nhóm hàng TCMN của Việt Nam mới tìm được chỗ đứng cho mình trên thị trường quốc tế nói chung và thị trường Mỹ nói riêng.
Tóm lại, chương 1 đã luận giải các vấn đề về cạnh tranh và sức cạnh tranh của hàng hóa Qua đó, chúng ta có thể thấy được các nhân tố nào ảnh hưởng đến sức cạnh tranh của hàng hóa, cũng như để đánh giá một hàng hóa có sức cạnh tranh hay không thì ta phải dựa trên các chỉ tiêu nào Chương 1 cũng luận giải về các doanh nghiệp xuất khẩu hàng TCMN Việt Nam thấy rằng việc nâng cao sức cạnh tranh của hàng TCMN trên thị trường Mỹ là một đòi hỏi tất yếu nhằm đem lại lợi nhuận cao cho doanh nghiệp Chương 2 sẽ vận dụng các lý thuyết về cạnh tranh này để phân tích thực trạng sức cạnh tranh nhóm hàngTCMN Việt Nam trên thị trường Mỹ.
THỰC TRẠNG SỨC CẠNH TRANH CỦA NHÓM HÀNG
KHÁI QUÁT VỀ NHÓM HÀNG TCMN XUẤT KHẨU CỦA VIỆT NAM
2.1.1 Lịch sử ra đời của nhóm hàng TCMN Việt Nam
Nhóm hàng gốm sứ mỹ nghệ
Gốm là một trong những phát minh quan trọng của tổ tiên ta và gắn bó mật thiết với đời sống nhân dân ta từ ngàn đời nay Với trí sáng tạo và đôi bàn tay khéo léo của người thợ gốm, gốm cổ Việt Nam đã trở thành một loại hình nghệ thuật mang tính dân gian sâu sắc và truyền lại từ đời này sang đời khác
Gốm cổ truyền Việt Nam đã có cách đây sáu, bảy ngàn năm, xuất hiện trong những di chỉ thuộc thời kỳ hậu đồ đá mới Phùng Nguyên, Đồng Đậu, Gò Mun Qua từng giai đoạn lịch sử, gốm cổ truyền Việt Nam đã có những bước phát triển cao và phong phú, con người đã biết sử dụng bàn xoay và chế tạo ra men để phủ ngoài, tăng thêm vẻ đẹp cho đồ gốm Trong lịch sử Việt Nam, tập I, trang 38 có ghi: “Trong giai đoạn Phùng Nguyên những loại hình đồ gốm (nồi, bát, cốc, vò ) có hình dáng đẹp, khỏe, chắc phần nhiều đã được chế tạo từ đôi bàn tay con người Mặt ngoài đồ gốm phủ đầy hoa văn trang trí với những đường vạch sắc sảo, những nét cong uyển chuyển mềm mại, được phối khí đối xứng hài hòa Đó là một biểu hiện về óc thẩm mỹ khá cao của người Việt Nam lúc bấy giờ ” Đến thời Lý – Trần, đất nước thái bình, quân sự vững mạnh, kinh tế văn hóa phát triển, nghề gốm đã phát triển cực thịnh Theo tài liệu giới thiệu “Lịch sử gốm ở Thổ Hà” của sở Văn hóa Thông tin Bắc Ninh, và tài liệu “Tìm hiểu nghề gốm ở Bát Trang”, tư liệu của Viện Mỹ thuật, năm 1964, cho biết: Vào khoảng thời Lý – Trần có ba người đỗ Thái học sinh, được cử đi sứ nhà Tống là Hứa Vĩnh Kiều, người làng Bồ Bát, Thanh Hóa; Đào Trí Tiến, người làng Thổ Hà,
Hà Bắc; Lưu Phong Tú, người làng Kẻ Sặt, Hải Dương Cả ba ông này khi đi sứ đã học được nghề gốm Lúc trở về ba ông chọn ngày lành tháng tốt, lập đàn ở bên sông Hồng làm lễ truyền nghề cho dân làng và phân công:
+ Ông Kiều làng Bồ Báy dạy dân làng chuyên chế các hàng gốm sắc trắng + Ông Tiến về Thổ Hà dạy dân làng chuyên chế các hàng sắc gốm đỏ; + Ông Tú về Phù Lãng dạy dân làng chuyên chế các hàng gốm sắc vàng thẫm.
Cho đến nay, đồ gốm được sản xuất ở khắp nơi trong cả nước, sản phẩm ở mỗi vùng có kỹ nghệ sản xuất riêng và đặc trưng cho từng địa phương ấy, tiêu biểu là: gốm Bát Tràng ( là một xã thuộc Gia Lâm, Hà Nội do làng Bồ Bát chuyển về); gốm Thổ Hà, Phù Lãng (Bắc Ninh); gốm Hương Canh (Vĩnh Phú); gốm Quế Huyền (Hà Nam); gốm Mường Chanh (Mai Châu, Sơn La); gốm, sứ Vĩnh Long; gốm, sứ Bình Dương (ở hai huyện Tân Phước Khánh – Tân Uyên) Trong số các loại trên, gốm sứ Bát Tràng, Đồng Nai, Bình Dương, Vĩnh Long là mặt hàng xuất khẩu giá trị cao, nổi tiếng không chỉ ở trong nước mà còn cả ở nước ngoài Những mặt hàng gốm sứ này có mẫu mã đa dạng, men phủ có nhiều loại như: men ngọc, men hoa lam, men rạn và đã được xuất khẩu sang nhiều nước trên thế giới, đưa về một số lượng ngoại tệ lớn cho đất nước.
Nhóm hàng mây tre đan, cói lá thảm
Trong số các đồ dùng sinh hoạt quen thuộc từ lâu đời của nhân dân Việt Nam có đồ gốm và đồ mây tre đan Một trong những cái nôi của nghề đan tre nứa của nước ta phải kể đến là xã Ninh Sở, huyện Thường Tín, tỉnh Hà Tây Nói là nghề đan tre Ninh Sở, nhưng thật ra rất ít mặt hàng đan bằng nan tre mà bằng nan nứa, giang, cật, sậy những thứ cây này đều là họ tre, nứa Do cây tren quen thuộc với con người và làng quê Việt Nam, nên người ta gọi là nghề tre đan cho thêm gần gũi và thân thương.
Nghề tre đan còn phát triển ở rất nhiều địa phương khác trong cả nước như: xã Đông Phương Yên, xã Lam Điền, huyện Chương Mỹ; xã Phú Túc, huyện PhúXuyên, tỉnh Hà Tây; xã Hoàng Thịnh, huyện Hoàng Hóa, tỉnh Thanh Hóa.
Ngoài ra, còn có nghề mây song, nghề dệt chiếu cói Nghề mây song ban đầu phát triển ở Từ Sơn, Bắc Ninh Sau đó phát triển ở một số địa phương khác như: xã Phú Nghĩa, huyện Chương Mỹ, tỉnh Hà Tây; xã Hoàng Đông, huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam; xã Quảng Phong, huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa; huyện Duy Sơn (Quảng Nam); huyện Nhạn Tháp (Bình Định) Nghề đan các sản phẩm bằng cói phát triển ở huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa; huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình; huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương Các sản phẩm đan bằng lá như nón làng Chuông, xã Phương Trung, huyện Thanh Oai (Hà Tây) cũng rất nổi tiếng trong cả nước và gần đây cũng đã được thị trường thế giới ưa chuộng.
Nhóm hàng dệt thổ cẩm, thêu ren
Một trong những quê hương của hàng thổ cẩm là Cao Bằng (huyện Hòa An và Hòa Quảng) Nghề dệt thổ cẩm Cao Bằng đã có từ hai ba trăm năm nay nhưng người dân ở đây chỉ mới ý thức dệt thổ cẩm để xuất khẩu từ những năm
1960 khi các công ty xuất khẩu và ngành thủ công nghiệp tỉnh chú ý và có chủ trương cụ thể để phát triển
Ngoài Cao Bằng, nghề dệt thổ cẩm còn phát triển ở các địa phương như: làng Triều Khúc, xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, Hà Nội; huyện Sapa, tỉnh Lào Cai; huyện Mỹ Nghiệp (Ninh Thuận) và một số huyện thuộc tỉnh Nam Định
Còn nghề thêu ren phát triển ở Hoa Lư (Ninh Bình), Thanh Liêm (Hà Nam),
Mỹ Nghiệp (Ninh Thuận) và một số huyện thuộc tỉnh Thái Bình, Nam Định, Thanh Hóa, Hà Nội, Hải Phòng, Hải Dương, Bắc Ninh và thành phố Hồ Chí Minh
Trong những năm gần đây, các sản phẩm thêu ren, thổ cẩm của ta đã được thị trường nước ngoài ưa thích và đã đem về kim ngạch xuất khẩu đáng kể cho đất nước.
Chất liệu chính dùng trong ngành sơn mài là nhựa từ vỏ cây sơn, ở nước ta cây sơn được trồng nhiều trên những triền đồi đất vùng trung du Bắc Bộ.
Nhựa cây sơn có nhiều đặc tính độc đáo nên đã sớm được sử dụng từ thời xa xưa trong các việc thông thường trong đời sống hàng ngày Do có độ dính cao và rất bền chắc, nhựa sơn được dùng như một thứ keo để gắn gỗ, tre nứa, hàng thúng mủng đựng nước Do chịu được độ ẩm cao, người ta dùng nhựa sơn quét lên đồ đạc bằng gỗ như bàn, ghế, tủ, giường, rương vừa bóng lại vừa đẹp, vừa tăng độ bền cho gỗ.
Theo các tài liệu, nghề sơn mài Việt Nam phát triển nhất vào thời Lê, đời vua Lê Hiến Tông, cụ Trần Lư, còn có tên là Lương, tự là Tu Khê, sinh năm Canh Dần (1470) đỗ đồng Tiến sỹ khoa Nhâm Tuất (1502) niên hiệu Cảnh Thống thứ năm, hiệu Trần Thượng Công được tôn làm bậc thầy đầu tiên về ngành nghề này Để tưởng nhớ công ơn của ông thầy dạy nghề đầu tiên, các môn đệ đã lập đề thờ cụ Trần Thượng Công ở làng Bình Vọng, quê cụ, nay thuộc huyện Thường Tín (Hà Tây).
VÀI NÉT VỀ TÌNH HÌNH SẢN XUẤT VÀ XUẤT KHẨU NHÓM HÀNG TCMN VIỆT NAM
Trong những năm qua, xuất khẩu thủ công mỹ nghệ của Việt Nam không ngừng tăng lên Kim ngạch xuất khẩu năm 2002 là 331 triệu USD, năm 2003 là
367 triệu USD, năm 2004 có bước tăng trưởng mạnh mẽ, kim ngạch xuất khẩu đạt 516 triệu USD Tiếp đó, sang năm 2005 kim ngạch xuất khẩu TCMN Việt Nam đạt 569 triệu USD, năm 2006 là 630,4 triệu USD Kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng thủ công mỹ nghệ của Việt nam (tính cả mặt hàng gốm sứ dùng trong lĩnh vực xây dựng) đạt 742 triệu USD, tăng 17,7% so với năm 2006 Như vậy, so với mục tiêu phấn đấu đạt 820 triệu USD trong năm 2007, thì kim ngạch xuất khẩu hàng TCMN của Việt Nam đã không đạt được kỳ vọng Tuy nhiên, so với tốc độ tăng trưởng 10,8% của năm 2006, thì tiến độ xuất khẩu của hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam đã khả quan hơn (Xem hình 2.1)
Hình 2.1.Kim ngạch xuất khẩu TCMN Việt Nam năm 2002-2007
Trên thế giới, hầu như quốc gia nào cũng có những mặt hàng thủ công mỹ nghệ truyền thống của riêng mình Đặc biệt, các nước phát triển lại là những nước có lịch sử phát triển các mặt hàng này từ rất lâu và rất thịnh vượng Đấy chính là thời kỳ đầu các cuộc cách mạng tư sản ở phương tây, khi mà các công trường thủ công ra đời cùng với phương thức sản xuất tư bản thay thế cho phương thức sản xuất phong kiến Cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, các nước này liên tục ứng dụng các tiến bộ khoa học công nghệ mới trong sản xuất và thay thế lao động của con người bằng máy móc Cho đến nay, các sản phẩm thủ công mỹ nghệ lại được sản xuất nhiều ở các nước có nền kinh tế phát triển chậm hơn Việt Nam là một trong những nước đó.
Trong số các mặt hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam, có nhiều nhóm mặt hàng xuất khẩu chủ lực, tuy nhiên trong phạm vi đề tài chỉ xin đề cập đến 4 nhóm hàng là: hàng mây tre đan; hàng gốm sứ mỹ nghệ; hàng thêu ren và hàng sơn mài.
Bảng 2.1 Cơ cấu xuất khẩu nhóm hàng TCMN Việt Nam theo các năm Đơn vị: triệu USD
STT Mặt hàng Năm 2000 Năm 2002 Năm 2004
3 Mây tre đan, cói lá thảm 29,231 12,4 44,256 13,4 72,765 17,5
Hàng gốm, sứ mỹ nghệ Đây là nhóm hàng có khả năng phát triển nhanh Nếu không kể đến đồ gỗ gia dụng thì kim ngạch xuất khẩu của hàng gốm sứ mỹ nghệ luôn chiếm gần 50% kim ngạch xuất khẩu Hàng gốm sứ có nhiều loại, không kể gốm sứ xây dựng và kỹ thuật, các loại gốm sứ dân dụng và mỹ nghệ có nhu cầu ngày càng tăng ở thị trường trong nước và quốc tế Trong sản xuất gốm, sứ mỹ nghệ dù có ứng dụng một số quy trình công nghệ và sử dụng các thiết bị máy móc hiện đại ở một số khâu nhất định thì sản phẩm của ngành hàng này vẫn mang đậm nét của sản phẩm thủ công truyền thống có tính văn hóa và mỹ thuật cao Vù vậy nhóm hàng gốm sứ mỹ nghệ cần được sự khuyến khích và hỗ trợ ưu đãi mạnh mẽ của Nhà nước để biến triển vọng tốt đẹp của ngành này thành hiện thực trong một tương lai gần.
Năm 2007, tổng kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng gốm sứ mỹ nghệ và gia dụng của Việt Nam đạt 192,7 triệu USD, tăng 16,2% so với năm 2006 Đáng chú ý là trong 3 tháng cuối năm, kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng gốm sứ mỹ nghệ và gia dụng của Việt Nam liên tục tăng Như vậy, sau khi giảm sút trong năm 2006 (giảm 6,2%), thì sang năm 2007, kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng gốm sứ mỹ nghệ và gia dụng của Việt Nam đã khởi sắc trở lại.
Hàng thêu ren, khăn thêu trải bàn, ga trải giường, áo gối thêu, áo thêu trước đây ta cũng xuất khẩu một khối lượng tương đối lớn vào thị trường Liên Xô cũ và Đông Âu Sau khi các thị trường này bị thu hẹp thì kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này cũng giảm nhiều Trong những năm gần đây, còn nhiều tỉnh, thành vẫn còn duy trì được ngành nghề xuất khẩu này như Thái Bình, Nam Định, Thanh Hóa, Hà Nội, Hải Phòng, Hải Dương, Bắc Ninh, thành phố Hồ Chí Minh
Hàng mây tre, cói lá, thảm và sơn mài:
Trong những thời kỳ trước năm 1990, nhóm hàng này được phát triển và xuất khẩu với khối lượng tương đối lớn Sang những năm đầu của thập kỷ 90, do thị trường Liên Xô cũ và Đông Âu bị thu hẹp đối với xuất khẩu của ta, nên sản xuất và xuất khẩu các loại hàng này bị đình trệ, giảm sút đáng kể Trong thời gian gần đây, mặt hàng này dần đã được khôi phục lại và đã gia tăng kim ngạch xuất khẩu nhanh chóng Tuy nhiên, các doanh nghiệp cần phải tập trung đổi mới mẫu mã, bám trụ các thị trường truyền thống cũng như xâm nhập các thị trường tiềm năng.
Kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng mây, tre lá, thảm và sơn mài của Việt Nam trong năm 2007 đạt 219,1 triệu USD, tăng 14,4% so với năm 2006 Như vậy, so với tốc độ tăng trưởng 4% của năm 2005 và 6,3% của năm 2006, thì tốc độ tăng trưởng của năm 2007 là rất khả quan.
Bảng 2.2 Cơ cấu các chủng loại hàng mây tre lá, thảm, sơn mài xuất khẩu năm 2007 Đơn vị : %
4 Lục bình, lá buông đan 16,1
12 Mây tre, lá kết hợp 11,4
Thị trường xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam trong những năm qua có nhiều thay đổi tích cực Cơ cấu thị trường hàng thủ công mỹ nghệ xuất khẩu có chiều hướng phát triển tốt, theo hướng đa dạng hóa, mở rộng được nhiều thị trường mới Hiện nay, hàng thủ công mỹ nghệ của ta đã có mặt trên
100 nước và ở cả trên 5 châu lục Trong đó, có thể thấy thị trường Mỹ, Nhật Bản, EU là ba thị trường lớn.
Thị trường EU là một thị trường rộng lớn và có nhiều tiềm năng trong xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam Kim ngạch xuất khẩu hàng TCMN Việt Nam sang thị trường này tăng rất nhanh, chiếm tỉ trọng lớn trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam Đây cũng là thị trường ta xuất khẩu được nhiều loại hàng thủ công mỹ nghệ và có nhiều triển vọng mở rộng và đẩy mạnh tiêu thụ một số mặt hàng mà ta có khả năng phát triển.
Hàng gốm sứ mỹ nghệ là một nhóm hang đang tiêu thụ mạnh tại thị trường này Thông qua hội chợ Frankfurt hàng năm tại Đức, nhiều doanh nghiệp của ta đã thành công trong việc nắm bắt nhu cầu của khách hàng, ký được hợp đồng xuất khẩu gốm sứ mỹ nghệ Đặc biệt, hàng gốm sứ Việt Nam đã được nhiều khách hàng ưa chuộng.
Các mặt hàng như mây, tre, lá đan , các sản phẩm bàn ghế, trang trí nội thất bằng nguyên liệu song mây, hàng thêu ren, cũng được thị trường này ưa chuộng Việt Nam hiện đang thực hiện xuất khẩu khối lượng đáng kể các mặt hàng mây tre sang Tây Âu; thảm cói, đệm cói sang Hà Lan, Tây Ban Nha,Italy hàng thêu ren, thảm dệt sang thị trường Pháp, Italy, Thụy Sỹ, áo, Đức,
Nhật Bản là thị trường gần và có nhu cầu lớn về nhiều loại hàng thủ công mỹ nghệ xuất khẩu của ta Nhật Bản cũng là thị trường tiêu thụ lớn đối với nhiều chủng loại hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam Hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản luôn chiếm từ 10-29% tổng kim ngạch xuất khẩu thủ công mỹ nghệ của Việt Nam.
Thị trường Nhật Bản có nhu cầu cao về hàng gốm sứ Trong những năm gần đâu nhập khẩu mặt hàng này của Nhật tăng mạnh Tuy nhiên, thị phần gốm sứ Việt Nam trên thị trường Nhật chiếm tỉ trọng rất nhỏ Theo đánh giá chung của cơ quan thương vụ, kim ngạch xuất khẩu mặt hàng gốm sứ của Việt Nam vào Nhật trong những năm qua chỉ đạt khoảng 5-6 triệu USD/năm.
Không chỉ có mặt hàng gốm sứ mà các mặt hàng thủ công mỹ nghệ khác như đồ gỗ mỹ nghệ, đồ mây tre lá, thảm các loại và hàng thêu ren cũng là những mặt hàng ngày càng được các khách hàng Nhật Bản ưa chuộng.
ĐÁNH GIÁ SỨC CẠNH TRANH CỦA HÀNG THỦ CÔNG MỸ NGHỆ VIỆT NAM TRÊN THỊ TRƯỜNG MỸ
NGHỆ VIỆT NAM TRÊN THỊ TRƯỜNG MỸ
Trên cơ sở các phân tích tình hình cạnh tranh, sức cạnh tranh của nhóm hàng TCMN Việt Nam trên thị trường Mỹ thời gian qua, chúng ta có thể rút ra những nhận xét đánh giá về sức cạnh tranh và những nỗ lực của Việt Nam trong việc nâng cao sức cạnh tranh của nhóm hàng này
2.4.1 Ưu điểm về sức cạnh tranh của nhóm hàng TCMN Việt Nam trên thị trường Mỹ
Sức cạnh tranh của nhóm hàng TCMN Việt Nam trên thị trường Mỹ đã có chuyển biến theo chiều hướng tích cực Nó thể hiện ở kim ngạch xuất khẩu của hàng TCMN của Việt Nam vào thị trường Mỹ là tăng những năm gần đây. Trong đó, năm 2007 mặt hàng sơn mài, gốm sứ, mây tre cói lá tăng, chỉ có mặt hàng thêu ren là giảm xuống so với năm 2006 Khách hàng Mỹ cũng dần biết đến hàng TCMN của Việt Nam.
Các doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu nhóm hàng TCMN Việt Nam đã có ý thức nâng cao sức cạnh tranh cho sản phẩm của mình Mẫu mã, kiểu dáng sản phẩm mà họ đưa ra trên thị trường Mỹ đã đa dạng, phong phú hơn phù hợp hơn với nhu cầu tiêu dùng của người Mỹ.
Nhóm hàng TCMN Việt Nam đã bắt đầu chú ý đến việc xây dựng thương hiệu cho mình Điển hình như thương hiệu Ba Nhất với một số mẫu đan đay, cói, lục bình, dây chuối; công ty Haprosimex Saigon với sản phẩm lọ đựng muối, tiêu trong nhà bếp làm bằng gốm bán sứ Các doanh nghiệp cố gắng đưa ra những sản phẩm độc đáo, riêng có của doanh nghiệp mình được khách hàng đánh giá cao và để cho họ những ấn tượng tốt đẹp về sản phẩm cũng như doanh nghiệp của mình
Sự ra đời của Hiệp hội xuất khẩu hàng TCMN Việt Nam (Vietcraft)-cầu nối cho xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ ngày vào ngày 10/5/2007 theo quyết định của Bộ Nội Vụ với mục đích xây dựng các mối quan hệ mang tầm khu vực và thế giới để nâng cao hình ảnh và tính cạnh tranh của ngành hàng TCMN Việt Nam cho thấy nỗ lực cải thiện sức cạnh tranh của hàng TCMN Việt Nam của cả nhà nước và doanh nghiệp.
2.4.2 Những tồn tại về sức cạnh tranh của hàng TCMN Việt Nam trên thị trường Mỹ
Bên cạnh những thành tựu đạt được trong việc nâng cao sức cạnh tranh của nhóm hàng TCMN Việt Nam trên thị trường Mỹ, vẫn còn những tồn tại sau:
Mặc dù các doanh nghiệp đã cố gắng đa dạng mẫu mã, thiết kế sản phẩm tuy nhiên nó vẫn còn chưa đáp ứng được nhu cầu của người Mỹ, chưa phù hợp với sở thích, mong muốn, cái yếu tố thời trang của họ Thay vào đó đối thủ của chúng ta là Trung Quốc lại nắm bắt rất tốt điều này.
Mặc dù Việt Nam có nguồn nhân công dồi dào, tương đối rẻ hơn so với các nước trên thế giới nhưng hàng TCMN của Việt Nam bán ra trên thị trường
Mỹ lại cao hơn các quốc gia khác Điều này làm mất tính cạnh tranh của hàng TCMN đặc biệt là thị trường Mỹ-những người có lối sống thực dụng.
Chất lượng là một công cụ cạnh tranh rất hiệu quả nhưng hàng TCMN Việt Nam chưa biết sử dụng công cụ này Hàng TCMN Việt Nam có chất lượng chưa đồng đều khiến cho khách hàng lo ngại không muốn kí kết hợp đồng.
Năng lực sản xuất của các doanh nghiệp kinh doanh hàng TCMN của Việt Nam còn kém, không có khả năng cạnh tranh với đối thủ Trung Quốc, họ có khả năng sản xuất lớn, có thể đáp ứng được các đơn đặt hàng lớn đặc biệt là các đơn đặt hàng của khách hàng Mỹ.
Các nhà kinh doanh hàng TCMN Việt Nam đã bắt đầu chú ý đến việc xây dựng thương hiệu nhưng vẫn còn yếu Đa số các sản phẩm TCMN Việt Nam lại được bán sang thị trường Mỹ dưới những thương hiệu của các ty nước ngoài.
2.4.3 Nguyên nhân của những tồn tại
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến những điểm yếu trong sức cạnh tranh của nhóm hàng TCMN Việt Nam nhưng chủ yếu là do những nguyên nhân sau đây:
2.4.3.1 Nguyên nhân từ phía doanh nghiệp
Cơ sở sản xuất của các doanh nghiệp còn manh mún, quy mô nhỏ thường là các công ty trách nhiệm hữu hạn, hợp tác xã và các hộ gia đình từ các làng nghề truyền thống Sự hợp tác giữa các doanh nghiệp lại yếu kém Điều này gây khó khăn trong việc đáp ứng các đơn đặt hàng có số lượng tương đối lớn và thời gian giao hàng nhanh cần có sự hợp tác giữa các doanh nghiệp với nhau.
Đội ngũ thiết kế mẫu mã kiểu dáng sản phẩm của doanh nghiệp còn thiếu và yếu Sản phẩm làm ra chủ yếu là do các nghệ nhân của các làng nghề sáng tạo ra dựa vào kinh nghiệm lâu năm hoặc chủ yếu dựa vào mẫu mã của người mua Những sản phẩm này thường mang tính nghệ thuật cao chứ không mang tính thương mại Các doanh nghiệp chưa nghiên cứu đến những giá trị nghệ thuật và đặc tính văn hóa của các dân tộc sống ở Mỹ để lồng ghép vào sản phẩm xuất khẩu sang thị trường này Cho nên các sáng tạo mẫu mã của nhóm hàng TCMN Việt Nam chưa phù hợp với thị hiếu người Mỹ.
CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC ĐỐI VỚI XUẤT KHẨU HÀNG TCMN VIỆT NAM VÀO THỊ TRƯỜNG MỸ
số kiến nghị với Nhà nước.
3.1 CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC ĐỐI VỚI HÀNG TCMN VIỆT NAM TRÊN THỊ TRƯỜNG MỸ
3.1.1 Triển vọng phát triển của thị trường TCMN Mỹ
Mỹ là một thị trường lớn và có nhu cầu nhiều về hàng TCMN Sau khi hiệp định thương mại Việt Mỹ có hiệu lực thì thị trường Mỹ đã trở thành thị trường mục tiêu của hàng hóa xuất khẩu Việt Nam Năm 2006, Việt Nam trở thành thành viên chính thức của tổ chức thương mại thế giới WTO, đã mở ra một cơ hội lớn cho các doanh nghiệp xuất khẩu nói chung và xuất khẩu hàng TCMN Việt Nam nói riêng thâm nhập thị trường Mỹ, tuy nhiên cơ hội nhiều và thách thức cũng nhiều.
Mặc dù hoạt động xuất khẩu hàng TCMN chưa mang lại kim ngạch xuất khẩu lớn nhưng hoạt động này có vai trò quan trọng trong việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông thôn, thu hút một lượng lớn lao động và góp phần vào xóa đói giảm nghèo ở các địa phương Theo thống kê thì hiện nay trên cả nước có hơn2.000 làng nghề TCMN, thu hút trên 13 triệu lao động; 1,4 triệu hộ gia đình và khoảng 1.000 doanh nghiệp tham gia vào hoạt động sản xuất – xuất khẩu Bởi vậy, đây cũng là nhóm hàng được chính phủ quan tâm tạo điều kiện phát triển sản xuất – xuất khẩu Chính phủ dành nhiều ưu đãi cho các doanh nghiệp khi đầu tư vào sản xuất các mặt hàng truyền thống như ưu đãi về giá thuê đất, hỗ trợ một phần chi phí đào tạo nhân sự, ưu đãi về thuế… để khuyến khích gia tăng hoạt động sản xuất hàng TCMN, tạo nguồn hàng xuất khẩu Bên cạnh đó, nhóm hàng TCMN là một trong bốn nhóm hàng được chính phủ cho vay tín dụng xuất khẩu ưu đãi Mức vay tín dụng lãi suất là 8,7%/năm thay thế cho 9%/năm, đối với vay ngoại tệ tự do chuyển đổi thì lãi suất tín dụng xuất khẩu thấp hơn chỉ 6,9%/năm, và mức vốn vay tối đa là 85% giá trị hợp đồng xuất khẩu Đây là những thuận lợi lớn cho các doanh nghiệp sản xuất hàng TCMN có đủ nguồn tài chính để thực hiện các đơn đặt hàng từ nước ngoài.
Người tiêu dùng hiện nay trên toàn thế giới đang có xu hướng thích sử dụng các sản phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên, đặc biệt là những người tiêu dùng
Mỹ Hàng TCMN là một trong các lựa chọn tối ưu Với việc sử dụng nguyên liệu như mây, tre, đất, gỗ… hàng TCMN ngày càng chiếm được cảm tình của người tiêu dùng Mỹ Có thể thấy rõ qua nhu cầu nhập khẩu mặt hàng này của
Mỹ trong các năm vừa qua Đối với bốn mặt hàng đề tài xem xét thì nhu cầu của thị trường Mỹ hầu như tăng liên tục từ năm 2000 đến 2007, từ 1,19 tỷ USD lên 1,6 tỷ USD tăng khoảng 34% và đang ngày càng có xu hướng tăng mạnh hơn.
Ngày nay, hàng TCMN Việt Nam được rất nhiều người tiêu dùng trên thế giới biết đến không chỉ có nỗ lực của các doanh nghiệp sản xuất – xuất khẩu, mà còn có sự đóng góp không nhỏ của các tổ chức xúc tiến thương mại trong và ngoài nước Các tổ chức xúc tiến thương mại là nơi cung cấp nguồn thông tin quan trọng về thị trường nước ngoài cho các doanh nghiệp Qua các tổ chức này các doanh nghiệp sẽ có hiểu biết về người tiêu dùng, về các chính sách, về tình hình thị trường của nước ngoài Ngoài ra, việc mở các hội chợ về mặt hàng TCMN của các tổ chức này cũng đóng góp một phân không nhỏ trong việc quảng bá hàng TCMN Việt Nam với người tiêu dùng trên toàn thế giới.
Tuy có nhiều cơ hội cho hàng TCMN Việt Nam ở thị trường nước ngoài nói chung và thị trường Mỹ nói riêng, nhưng để tạo dựng được một vị thế cạnh tranh trên thị trường Mỹ thì còn rất nhiều thách thức đối với hàng TCMN Việt Nam.
Với điều kiện sản xuất như hiện tại thì hàng TCMN Việt Nam khó có thể đáp ứng được các yêu cầu của thị trường Mỹ Hiện nay ở Việt Nam, sản xuất hàng TCMN tập trung phần lớn ở các làng nghề phân bố rải rác ở khắp các tỉnh thành Ở Hà Tây cũng có làng nghề sản xuất các sản phẩm mây tre đan, ở Thanh Hóa, Bình Dương… cũng có Quá trình sản xuất bị phân tán, các cơ sở sản xuất thì nhỏ lẻ nền không tạo ra được một nguồn hàng tập trung có số lượng lớn, không đáp ứng được các đơn đặt hàng của bên Mỹ Ngoài ra, tình hình tài chính của các cơ sở sản xuất cũng là một thách thức không nhỏ Mặc dù là nhóm hàng hóa được vay tín dụng xuất khẩu ưu đãi nhưng do thủ tục hành chính có nhiều bất cập nên không phải lúc nào hình thức này cũng phát huy được tác dụng.
Việc đáp ứng nhu cầu chất lượng, số lượng, mẫu mã trên thị trường Mỹ đã là một cản trở lớn thì khi sản phẩm TCMN Việt Nam lưu hành trên thị trường này còn gặp phải sự cạnh tranh gay gắt từ các quốc gia như Trung Quốc, TháiLan, Ấn Độ Do có điều kiện kinh tế xã hội tương đồng nền hầu hết những sản phẩm của Việt Nam có mẫu mã tương tự như các nước khác, đặc biệt là TrungQuốc Hàng TCMN Việt Nam sẽ còn chịu nép vế trên thị trường Mỹ đầy tiềm năng này cho đến khi các doanh nghiệp sản xuất TCMN Việt Nam thay đổi phương thức sản xuất, nâng cao chất lượng, cải tiến mẫu mã sản phẩm.
PHƯƠNG HƯỚNG NÂNG CAO SỨC CẠNH TRANH HÀNG TCMN VIỆT NAM TRÊN THỊ TRƯỜNG MỸ
Hiện nay, nhóm hàng TCMN được đánh giá là nhóm hàng có tiềm năng xuất khẩu cao Theo định hướng đến năm 2010 thì kim ngạch xuất khẩu TCMN của Việt Nam sẽ đạt hơn 1,5 tỷ USD.
Bảng 3.1: Dự báo kim ngạch xuất khẩu hàng TCMN Việt Nam
Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Giai đoạn 2006-2010
KN Tăng (%) KN Tăng (%) KN Tăng (%) KN Tăng (%)
(Nguồn: Đề án phát triển xuất khẩu giai đoạn 2006 - 2010, Bộ Thương Mại) Để đạt được mục tiêu này, mặt hàng TCMN cần phải tạo được cho mình một khả năng cạnh tranh cao.
Nhìn chung, việc nâng cao sức cạnh tranh của các mặt hàng TCMN Việt Nam trên thị trường Mỹ đang là mối quan tâm của rất nhiều doanh nghiệp trong nước Muốn nâng cao được khả năng cạnh tranh trên thị trường tiềm năng này thì các doanh nghiệp cần phải chú ý hơn đến sản phẩm của mình và cách tiếp thị sản phẩm đó với người tiêu dùng Mỹ.
Như ở trên đã viết, người tiêu dùng Mỹ là những vị khách rất quan tâm đến chất lượng và nguồn gốc của sản phẩm Do vậy khi xuất khẩu sản phẩm sang
Mỹ các doanh nghiệp cần phải đảm bảo sản phẩm có chất lượng tốt, tương đồng nhau, không hư hỏng…bên cạnh đó còn phải đặc biệt chú ý đến vấn đề nhãn hiệu của sản phẩm Nhãn hiệu là yếu tố quan trọng giúp người tiêu dùng nhận biết được sản phẩm, cung cấp cho người tiêu dùng những thông tin cần thiết như nơi sản xuất, ngày sản xuất, điều kiện bảo quản, thành phần cấu tạo lên sản phẩm… Để lôi kéo được khách hàng sử dụng sản phẩm của mình thì phải hiểu khách hàng, có như vậy kinh doanh mới thành công được Thiếu xót rất lớn của các doanh nghiệp TCMN Việt Nam là cung ứng cái mình có mà không cung ứng cái khách cần Điều này không phải là các doanh nghiệp của ta không thấy rõ, mà nguyên nhân phần lớn là do không đủ nguồn lực để nghiên cứu thị trường Nên các doanh nghiệp Việt Nam cần phải tìm và thiết lập mối quan hệ kinh doanh chiến lược với các đối tác Mỹ, những người có khả năng thiết kế, tiêu thụ sản phẩm và cũng đang có ý định tìm đối tác sản xuất ở nước ngoài Các doanh nghiệp sản xuất TCMN của ta cũng có thể liên kết với các nhà tạo mẫu là Việt Kiều sinh sống ở Mỹ lâu năm, đây là hướng đi phù hợp với tình hình hiện tại của các doanh nghiệp trong nước.
Dưới sự hỗ trợ của Chính phủ, các tổ chức xúc tiến trong và ngoài nước, các doanh nghiệp Việt Nam khi tham gia hội trợ, triển lãm mang tính quốc tế nên có một mục đích hợp lý để quảng bá sản phẩm của mình với khách hàng tương lai. Các doanh nghiệp nên hướng vào mục đích là tìm kiếm đối tác, giới thiệu khả năng sản xuất hơn là giới thiệu mẫu mã để khách hàng chọn mua và ký hợp đồng Vì mẫu mã sản phẩm TCMN Việt Nam ít có sự thay đổi nền cần phải tìm các đối tác liên minh chiến lược có khả năng tạo sức cạnh tranh cho sản phẩm TCMN không chỉ thông qua kênh phân phối mà còn qua mẫu mã tạo sản phẩm độc đáo.
Trên đây là phương hướng chung nhằm nâng cao sức cạnh tranh mặt hàng TCMN nói chung Ngoài ra Đối với các mặt hàng gốm sứ: Với bản tính mới, lạ nên mặt hàng gốm sứ
Việt Nam rất được ưa chuộng trên thị trường Mỹ Tuy nhiên giá cả các sản phẩm gốm sứ đang là một bất lợi đối với mặt hàng nay Nguyên vật liệu để sản xuất sản phẩm chủ yếu là có sẵn trong nước, chi phí nhân công thấp cũng không giải quyết được vấn đề giá cả mặt hàng gốm sứ của Việt Nam vẫn cao hơn một số đối thủ cạnh tranh Nguyên nhân chính là do khâu đóng gói chưa hợp lý làm chi phí vận chuyển cao Ngoài ra các sản phẩm cũng cần phải cải tiến mẫu mã, thay đổi màu sắc cho phù hợp với thị hiếu người Mỹ. Đối với mặt hàng làm từ mây, tre, cói, lá: Trung Quốc hiện đang là quốc gia đứng đầu về kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này vào Mỹ Hàng Việt Nam có mẫu mã tương tự so với hàng Trung Quốc và các nước châu Á khác nhưng lại không có khả năng cạnh tranh bằng giá cả Vì vậy, để gia tăng kim ngạch xuất khẩu mặt hàng làm từ mây, tre, cói, lá hiện đang chiếm trên 30% kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng TCMN thì phải giúp cho các sản phẩm này sức cạnh tranh thông qua việc tạo mẫu mã độc đáo, tinh xảo và có kênh phân phối riêng. Đối với mặt hàng sơn mài: Nhu cầu mặt hàng sơn mài trên thị trường Mỹ còn yếu nhưng luôn có xu hướng tăng Có lẽ vì vậy mà nhiều quốc gia ít xuất khẩu các sản phẩm sơn mài sang thị trường Mỹ, tiêu biểu là Trung Quốc Các doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu sản phẩm sơn mài cần phải có các chiến lược hợp lý, khẩn trương tạo vị thế vững chắc trên thị trường tiền năng này. Đối với mặt hàng thêu: Trung Quốc và các nước khác nắm giữ một thị phần lớn về mặt hàng thêu máy với giá cả phải chăng trên thị trường Mỹ Về mặt hàng này, khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam còn rất yếu.Theo kinh nghiệm của Thái Lan, để tránh cạnh tranh trực tiếp bằng giá vớiTrung Quốc, Thái Lan đã chuyển sang sản xuất các mặt hàng tinh xải hơn Vậy phải chăng khi đang khó có thể cạnh tranh với Trung Quốc về hàng thêu máy thìViệt Nam có thể cạnh tranh ở mặt hàng thêu tay chất lượng cao.
CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO SỨC CẠNH TRANH HÀNG TCMN VIỆT NAM TRÊN THỊ TRƯỜNG MỸ
Trong thời gian qua, hoạt động nâng cao sức cạnh tranh của hàng TCMNViệt Nam trên thị trường Mỹ đã có nhiều ưu điểm song vẫn còn nhiều tồn tại ảnh hưởng tới hoạt động xuất khẩu chung của ngành Những nguyên nhân của các tồn tạo này xuất phát cả từ phía doanh nghiệp, Hiệp hội làng nghề và Nhà nước, vì vậy các giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của hàng TCMNViệt Nam cũng phải được xây dựng dựa trên cơ sở sự kết hợp từ ba phía doanh nghiệp, Hiệp hội làng nghề và Nhà nước Qua quá trình nghiên cứu thực trạng của ngành TCMN Việt Nam, thực trạng xuất khẩu của ngành TCMN, tác giả xin đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao sức cạnh tranh của hàng TCMN ViệtNam trên thị trường Mỹ như sau:
3.3.1 Các giải pháp từ phía doanh nghiệp Để nâng cao khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp, ngoài việc nắm vững, khai thác có hiệu quả và phối hợp với các cơ quan chức năng Nhà nước thực hiện tốt các chính sách liên quan đến ngành nghề TCMN, các doanh nghiệp TCMN Việt Nam cần tập trung vào các vấn đề sau:
3.3.1.1 Nâng cao năng lực sản xuất
Như đã phân tích ở trên, các doanh nghiệp TCMN thường có quy mô nhỏ, xuất phát từ các hộ gia đình ở các làng nghề, các hợp tác xã hoặc các công ty trách nhiệm hữu hạn Hơn nữa, sự hợp tác sản xuất giữa các doanh nghiệp TCMN Việt Nam hiện nay là chưa cao Trong khi đó, những nhà nhập khẩu Mỹ có nhu cầu nhập khẩu rất lớn, mỗi đơn hàng họ đặt thường có số lượng rất lớn. Để có thể đáp ứng được các đơn hàng đó, đáp ứng được thời gian giao hàng, các doanh nghiệp TCMN không còn cách nào khác là phải chủ động hợp tác, chia xẻ, đoàn kết với nhau
Ngoài ra, vì có quy mô nhỏ nên các doanh nghiệp bị hạn chế về nguyên vật liệu, về nhân lực sản xuất Vấn đề đặt ra là các doanh nghiệp phải xây dựng được mối quan hệ với những nhà cung cấp nguyên liệu, xây dựng một chiến lược khai thác, sử dụng, tìm kiếm nguyên liệu hợp lý và bền vững
3.3.1.2 Chú trọng đầu tư máy móc, phát triển trình độ công nghệ sản xuất
Các doanh nghiệp sản xuất hàng TCMN đều là các doanh nghiệp nhỏ, nguồn vốn hạn hẹp; do đó không có điều kiện để đầu tư các công nghệ xử lý nguyên vật liệu, hoàn thành sản phẩm, hoặc nếu có đầu tư thì đều là đầu tư nhỏ giọt công nghệ theo từng khâu, chưa đầu tư có chiều sâu Hiện nay, việc sản xuất chủ yếu bằng phương pháp thủ công cho nên năng lực sản xuất còn thấp, chất lượng chưa đồng đều Sự hiện đại, hoàn thiện của máy móc thiết bị ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng sản phẩm cũng như uy tín của doanh nghiệp Do đó, để nâng cao sức cạnh tranh của hàng TCMN Việt Nam trên thị trường Mỹ, các doanh nghiệp cần phải ứng dụng các công nghệ mới, hiện đại hóa trang thiết bị sản xuất Để có nguồn vốn thực hiện các giải pháp về máy móc, thiết bị, công nghệ này, các doanh nghiệp có thể áp dụng các hình thức khai thác và huy động vốn một cách linh hoạt qua các kênh sau:
- Huy động mọi nguồn lực tự có trong doanh nghiệp như khấu hao cơ bản, lợi nhuận sau thuế, vốn có được bằng việc cho thuê các tài sản không dùng đến, giải phóng hàng tồn kho hay huy động từ cán bộ công nhân viên trong công ty.
- Đa dạng hóa hình thức đầu tư nước ngoài vào ngành TCMN như đầu tư gián tiếp, liên doanh, liên kết, đặc biệt với các doanh nhân đến từ Mỹ
- Huy động các nguồn vốn nhàn rỗi trong dân, vốn Việt kiều
- Vay vốn từ Quỹ hỗ trợ phát triển và các ngân hàng thương mại.
- Vay tín dụng trả chậm từ các nhà cung cấp hay các tổ chức ngân hàng, thuê tài chính, vay thương mại, vay dài hạn nước ngoài với lãi suất thấp và có sự bảo lãnh của Chính phủ.
3.3.1.3 Phát triển, đào tạo người lao động
Con người là yếu tố quan trọng trong quá trình sản xuất để tạo ra sản phẩm có chất lượng cao và đáp ứng tốt nhu cầu thị hiếu của người tiêu dùng Như đã phân tích ở trên, ngành TCMN Việt Nam đang thiếu nguồn nhân lực có trình độ, kỹ thuật tay nghề cao Yếu tố này ảnh hưởng to lớn đến hiệu quả, sự ổn định trong sản xuất cũng như chất lượng sản phẩm, thời gian giao hàng, từ đó ảnh hưởng đến sức cạnh tranh của sản phẩm gỗ Việt Nam Trước thực tiễn như vậy, các doanh nghiệp cần có các biện pháp để nâng cao và đồng đều hóa trình độ của nhân công thông qua các hoạt động cụ thể như:
- Tổ chức tự đào tạo tại chỗ cho nhu cầu lao động tại doanh nghiệp
- Cần có một bộ phận chuyên trách của phòng tổ chức chịu trách nhiệm về vấn đề này, hướng dẫn trực tiếp người lao động về lý thuyết cũng như vận dụng thực hành.
- Tổ chức huấn luyện bồi dưỡng nâng cao tay nghề, nâng cao kỹ năng vận hàng và xử lý công việc của người lao động
- Tự đào tạo gắn liền với chính sách đào tạo của Nhà nước, vận dụng triệt để những hội thảo chuyên đề, những khóa tập huấn kỹ năng nghiệp vụ của Nhà nước, Hiệp hội
3.3.1.4 Nâng cao khả năng quản lý
Thực tế hiện nay công tác quản lý của ta còn nhiều yếu kém cả về quản lý nhân lực cũng như quản lý kỹ thuật Điều này làm ảnh hưởng đến năng suất lao động, giá thành sản phẩm, cũng như uy tín doanh nghiệp Ngoài việc đầu tư chiều sâu cho công nghệ hiện đại, đào tạo nhân công, các doanh nghiệp cần chú trọng đến nâng cao năng lực quản lý và con người Cụ thể có những biện pháp sau:
- Nghiên cứu, triển khai áp dụng theo mô hình quản lý tiên tiến hiện đại nhằm nâng cao hiệu quả điều hành
- Tập trung đào tạo và xây dựng một đội ngũ đồng bộ từ cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật, chuyên môn nghiệp vụ (phòng sản xuất, phòng thiết kế, phòng kinh doanh, phòng tổ chức ) đến công nhân lành nghề dưới nhiều hình thức khác nhau
- Tiến hành cải tiến hệ thống quản lý hợp lý và khoa học
- Tổ chức các khóa đào tạo về bồi dưỡng kỹ năng nghiệp vụ nâng cao năng lực của cán bộ Các nhà quản lý doanh nghiệp tìm cách trau dồi nâng cao vốn ngoại ngữ để có thể trực tiếp giao dịch với người mua, tìm kiếm thông tin về thị trường Mỹ để có thể tiếp cận tốt hơn, sát hơn với thị hiếu người tiêu dùng Mỹ.
3.3.1.5 Tăng cường công tác thiết kế mẫu mã, kiểu dáng sản phẩm
Vấn đề sống còn với các doanh nghiệp TCMN Việt Nam chính là khâu thiết kế sản phẩm Tình trạng phổ biến ở nhiều doanh nghiệp hiện nay là làm hàng chủ yếu theo mẫu mã, kiểu dáng của đơn đặt hàng nước ngoài Theo nhận xét của khách hàng, 90% mẫu hàng TCMN hiện nay dựa trên đặt hàng từ người mua và các sản phẩm thủ công Việt nam đều có vẻ bề ngoài khá giống nhau Điều này dẫn tới việc thụ động về sản xuất của các doanh nghiệp, đồng thời làm giảm khả năng cạnh tranh của sản phẩm TCMN Việt Nam trên thị trường Mỹ Để tăng cường công tác thiết kế mẫu mã, kiểu dáng sản phẩm, có các giải pháp cụ thể sau: