1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Khóa luận tốt nghiệp: Văn hóa doanh nghiệp tại công ty tem Việt Nam - thực trạng và giải pháp

85 3,3K 14

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 85
Dung lượng 1,8 MB

Nội dung

Khóa luận tốt nghiệp: Văn hóa doanh nghiệp tại công ty tem Việt Nam - thực trạng và giải pháp

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH CHUYÊN NGÀNH KINH DOANH QUỐC TẾ *** KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Đề tài: Văn hoá doanh nghiệp tại Công ty Tem Việt Nam - Thực trạng giải pháp Họ tên sinh viên : Nguyễn Thị Minh Ngọc Lớp : Anh 6 Khóa : 45 Giáo viên hướng dẫn : ThS Đặng Thị Lan Hà Nội - 11/2010 -1- MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU 5 CHƢƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ VĂN HÓA DOANH NGHIỆP 8 I. KHÁI NIỆM VĂN HÓA DOANH NGHIỆP 8 1. Văn hóa 8 2. Văn hóa doanh nghiệp 9 II. CHỨC NĂNG CỦA VĂN HÓA DOANH NGHIỆP 10 1. Chức năng chỉ đạo 10 2. Chức năng ràng buộc 11 3. Chức năng liên kết 11 4. Chức năng khuyến khích 11 5. Chức năng lan truyền 12 III. CẤP ĐỘ CẤU TRÚC CỦA VĂN HÓA DOANH NGHIỆP 12 1. Các giá trị hữu hình 13 2. Các giá trị đƣợc chấp nhận (Epoused valuses) 16 3. Các giá trị nền tảng (Beliefs and assumptions) 17 IV. CÁC MÔ HÌNH VĂN HÓA DOANH NGHIỆP 18 1. Lƣới đánh cá (tên lửa điều khiển) 19 2. Đội bóng (Lò ấp trứng) 20 3. Gia đình 20 4. Tháp Eiffel 21 V. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VĂN HÓA DOANH NGHIỆP 22 1. Nhà lãnh đạo 22 1.1. Sáng lập viên 23 1.2. Các nhà lãnh đạo kế cận 24 2. Những giá trị văn hóa học hỏi đƣợc 25 2.1. Những kinh nghiệm, giá trị tập thể 25 2.2. Những giá trị học hỏi được từ doanh nghiệp khác 26 2.3. Những giá trị văn hóa được tiếp cận từ nền văn hóa khác, các xu hướng trào lưu xã hội mới 26 -2- CHƢƠNG II: THỰC TRẠNG VĂN HÓA DOANH NGHIỆP TẠI CÔNG TY TEM VIỆT NAM 28 I. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY TEM 28 1. Lịch sử hình thành phát triển 28 2. Các mốc lịch sử đánh dấu quá trình phát triển của công ty 29 3. Các lĩnh vực hoạt động chính của Công ty Tem 30 4. Mô hình tổ chức của Công ty Tem 31 5. Hoạt động sản xuất của Công ty Tem 32 II. THỰC TRẠNG VĂN HÓA DOANH NGHIỆP TẠI CÔNG TY TEM VIỆT NAM 33 1. Những nét đặc trƣng Văn hóa doanh nghiệp trực quan 33 1.1. Kiến trúc 33 1.2. Nghi lễ 36 1.3. Giai thoại 45 1.4. Nhân vật quan trọng 46 1.5. Bài ca Công ty Tem: Con tem sáng ngời 47 1.6. Ấn phẩm nội bộ 48 1.7. Đồng phục nhân viên 49 1.8. Biểu tượng của công ty 50 2. Những đặc trƣng văn hóa phi trực quan 51 2.1. Sứ mệnh các mục tiêu cơ bản 51 2.2. Hệ thống giá trị 51 2.3. Định hướng, tầm nhìn chiến lược 53 2.4. Hệ thống văn bản quản lý 54 2.5. Hành vi giao tiếp, ứng xử trong nội bộ doanh nghiệp 55 2.6. Phong cách lãnh đạo 56 2.7. Tinh thần tương thân tương ái 58 III. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ KẾT QUẢ TỒN TẠI TRONG VĂN HÓA DOANH NGHIỆP TẠI CÔNG TY TEM 59 1. Những kết quả mà Công ty Tem đã đạt đƣợc 59 2. Những tồn tại trong hoạt động Văn hóa doanh nghiệpCông ty Tem 62 3. Nguyên nhân 64 3.1. Từ phía doanh nghiệp 64 -3- 3.2. Từ phía nhà nước 65 CHƢƠNG III: MỘT SỐ ĐỀ XUẤT NHẰM XÂY DỰNG VĂN HÓA DOANH NGHIỆP CỦA CÔNG TY TEM VIỆT NAM 65 I. ĐỊNH HƢỚNG CHIẾN LƢỢC CỦA CÔNG TY TEM VIỆT NAM 66 1. Các chỉ tiêu trọng tâm 66 2. Mục tiêu trong giai đoạn 2010 66 II. ĐỀ XUẤT NHẰM XÂY DỰNG VĂN HÓA DOANH NGHIỆP TẠI CÔNG TY TEM VIỆT NAM 68 1. Giải pháp từ phía doanh nghiệp 68 1.1. Nâng cao sự nhận thức về Văn hóa doanh nghiệp 69 1.2. Tăng cường đầu tư cho xây dựng Văn hóa doanh nghiệp 69 1.3. Chú ý xây dựng triết lý kinh doanh cho doanh nghiệp 70 1.4. Nâng cao hình ảnh người lãnh đạo 72 1.5. Phát huy nhân tố con người trong việc xây dựng Văn hóa doanh nghiệp 73 1.6. Tăng cường sự tham gia của nhân viên 75 1.7. Thiết kế khẩu hiệu 76 1.8. Quy định đồng phục 77 2. Đề xuất đối với Nhà nƣớc 78 KẾT LUẬN 82 TÀI LIỆU THAM KHẢO 83 -4- DANH MỤC BẢNG HÌNH Bảng1: Kết quả sản xuất – kinh doanh của Công ty Tem từ năm 2005 đến năm 2008 32 Bảng 2: Chỉ tiêu kế hoạch doanh số lợi nhuận của Công ty Tem 54 Hình 1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Công ty Tem 31 Hình 2: Trụ sở công ty Tem tại 14 Trần Hưng Đạo 34 Hình 3: Thang máy tại tầng 1 công ty Tem 34 Hình 4: Văn phòng tại tầng 2 35 Hình 5: Văn phòng tại tầng 3 35 Hình 6: Hội thi bóng bàn tại Công ty Tem 38 Hình 7: Lễ tổng kết đề tài nghiên cứu khoa học 38 Hình 8, 9: Lễ trao bằng tốt nghiệp khóa đào tạo thiết kế đồ họa trên máy tính tại Hà Lan cho hai họa sỹ của Công ty Tem. 40 Hình 10: Lễ tổng kết công tác, tuyên dương cá nhân xuất sắc tại Công ty Tem 41 Hình 11: Lễ kỉ niệm ngày 8-3 cho chị em phụ nữ tại Công ty Tem 42 Hình 12: Ngày hội văn hóa đầu tiên tại tầng 4 trụ sở Công ty Tem 43 Hình 13: Ngày hội văn hóa Công ty Tem được tổ chức dại di tích Đá Chông 44 Hình 14: Ngày hội văn hóa được tổ chức tại Rừng quốc gia Cúc Phương 44 Hình 15: Các ấn phẩm nội bộ của Công ty Tem 49 Hình 16: Logo Công ty Tem. 50 Hình 17: Lễ gặp mặt các cán bộ hưu trí của Công ty Tem nhân dịp đầu năm mới 58 Hình 18, 19: Công ty Tem tới thăm Mẹ Việt Nam anh hung Trần thị Tâm tại tỉnh Trà Vinh 59 -5- LỜI MỞ ĐẦU 1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Việt Nam gia nhập WTO đã được 2 năm, điều này mang lại cho chúng ta không chỉ những cơ hội là những thách thức không nhỏ. Một trong những thách thức đó là sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong ngoài nước ngày càng gay gắt, khốc liệt. Điều này đòi hỏi các nhà quản lý phải có tư duy cách tiếp cận mới để nâng cao hiệu quả của doanh nghiệp. Văn hoá doanh nghiệp là một trong những cách tiếp cận đó, giúp doanh nghiệp có thể đáp ứng được những yêu cầu trong giai đoạn mới. Tuy nhiên, mặc dù đã thoát khỏi thời kì bao cấp nhưng cơ chế quan liêu bao cấp đã hằn sâu thậm chí trở thành nếp vận hành của toàn bộ đời sống xã hội khiến cho nhiều doanh nghiệp chưa xây dựng được một văn hoá phù hợp với đặc điểm của doanh nghiệp mình. Công ty Tem Việt Nam là một doanh nghiệp nhà nước, kinh doanh trong các lĩnh vực cung ứng tem cước phí trên mạng, tem chơi, phong bì tem, bưu thiếp có tem, phong bì tiêu chuẩn. Doanh nghiệp này đã có sự quan tâm nhất định đến văn hoá doanh nghiệp Vậy thực trạng Văn hóa doanh nghiệp tại Công Ty Tem như thế nào? ảnh hưởng của Văn hóa doanh nghiệp đến hiệu quả hoạt động của Công Ty Tem ra sao? Với mong muốn tìm hiểu sâu vấn đề này tác giả xin mạnh dạn đề xuất đề tài: “Văn hoá doanh nghiệp tại Công ty Tem Việt Nam, thực trạng giải pháp” Ngoài việc tìm thông tin làm cơ sở cho việc xây dựng hoàn thiện Văn hóa doanh nghiệp của Công Ty Tem, đề tài còn góp phần giúp Ban giám đốc thể hiện sự quan tâm đến sự phát triển lâu dài của doanh nghiệp thông qua Văn hóa doanh nghiệp. Đề tài cũng là cơ hội để cá nhân tôi áp dụng củng cố những kiến thức được học ở trường. Từ việc khảo sát lần này tôi hy vọng việc -6- làm này được thực hiện định kì như là một phần công việc của chính sách quản lí doanh nghiệp. 2. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI Đề tài nhằm tìm hiểu thực trạng Văn hóa doanh nghiệp tại Công Ty Tem, đồng thời làm rõ những điểm mạnh cũng như những điểm yếu còn tồn tại trong nền văn hóa công ty. Trên cơ sở đó đề tài đề suất một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của Công Ty Tem thông qua xây dựng Văn hóa doanh nghiệp 3. PHẠM VI CỦA ĐỀ TÀI Đề tài được thực hiện trong phạm vi Công Ty Tem tại trụ sở chính tại Hà Nội. Thời gian thực hiện từ ngày 16/2/2010 đến ngày 16/5/2010. Đề tài giới hạn ở việc tìm thông tin về Văn hóa doanh nghiệp giải pháp nhằmm nâng cao Văn hóa doanh nghiệp tại Công Ty Tem. 4. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Để giải quyết những vấn đề có liên quan đến đề tài, khóa luận đã sử dụng kết hợp nhiều phương pháp như phương pháp thu thập thông tin (thông qua các nguồn giáo trình, sách báo, luận án, Internet…), phương pháp phân tích – tổng hợp, phương pháp đối chiếu – so sánh… 5. BỐ CỤC CỦA ĐỀ TÀI Ngoài lời nói đầu, kết luận, phụ lục, bảng biểu danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của đề tài gồm 3 chương như sau: Chƣơng 1: Những vấn đề cơ bản về văn hóa doanh nghiệp. Chƣơng 2: Thực trạng văn hóa doanh nghiệp tại công ty Tem Việt Nam. -7- Chƣơng 3: Một số đề xuất nhằm nâng cao văn hóa doanh nghiệp tại Công ty Tem. Tôi xin bày tỏ lời cảm ơn đặc biệt tới Thạc sỹ Đặng Thị Lan, cô đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình thực hiện đề tài khoá luận này. Tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám đốc cùng toàn thể nhân viên Công ty Tem Việt Nam đã tạo điều kiện cho tôi tiến hành nghiên cứu văn hoá doanh nghiệp của Văn phòng. Do có sự hạn chế về mặt thời gian, tài liệu kiến thức nên trong quá trình thực hiện đề tài này chắc chắn không thể tránh khỏi những sai sót. Tôi rất mong nhận được sự cảm thông góp ý của quý vị. Hà Nội, tháng 5 năm 2010 Ngƣời thực hiện đề tài Sinh viên Nguyễn thị Minh Ngọc Lớp A6 - K45 – QTKD Đại học Ngoại Thương Hà Nội -8- CHƢƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ VĂN HÓA DOANH NGHIỆP I. KHÁI NIỆM VĂN HÓA DOANH NGHIỆP 1. Văn hóa Edgar H. Schein, một nhà quản trị nổi tiếng người Mỹ đã nói: “Văn hoá doanh nghiệp gắn với văn hoá xã hội, là một bước tiến của văn hoá xã hội, là tầng sâu nhất của văn hoá xã hội”. Vì vậy để có thể hiểu được thế nào là văn hoá doanh nghiệp một cách rõ ràng nhất, trước hết chúng ta tìm hiểu khái niệm về văn hoá xã hội. Văn hoá xã hội (văn hoá) gắn liền với sự ra đời của nhân loại là một vấn đề đa dạng, phức tạp đã được các nhà nhân chủng học, các nhà xã hội học, các nhà lịch sử học các triết gia thảo luận từ hàng nghìn năm nay, cho đến nay đã có rất nhiều định nghĩa được thừa nhận một cách rộng rãi như là: Định nghĩa văn hóa đầu tiên được chấp nhận rộng rãi là định nghĩa do nhà nhân chủng học E.B Tylor đưa ra: “Văn hóa là một tổng thể phức tạp bao gồm các kiến thức, tín ngưỡng, nghệ thuật, đạo đức, luật lệ, phong tục toàn bộ những kỹ năng thói quen mà con người đạt được với tư cách là thành viên của xã hội” 1 ; Định nghĩa này nêu lên khá đầy đủ các khía cạnh của văn hóa tinh thần, nhưng lại ít quan tâm đến văn hóa vật chất, một bộ phận khá phong phú trong kho tàng văn hóa nhân loại. Có một định nghĩa khác dễ hiểu hơn sát hơn với bản chất của văn hóa, ngày nay nhiều người tán thành với định nghĩa của Ferderico Mayor, nguyên tổng giám đốc UNESCO: “Văn hóa bao gồm tất cả những gì làm cho dân tộc này khác với dân tộc khác, từ những sản phẩm tinh vi, hiện đại nhất cho đến 1 Edward. Tylor 1920[1871]. Primitive Culture. New York: J.P> Putnam‟s Sons. Pp1( Bản tiếng việt của Huyền Giang (2000), tạp chí văn hóa nghệ thuật. tr 13 -9- tín ngưỡng, phong tục, tập quán, lối sống lao động”[1] Định nghĩa này đã được cộng đồng văn quốc tế chấp nhận tại hội nghị liên chính phủ về các chính sách văn hóa năm 1970 tại Venise. 2. Văn hóa doanh nghiệp Khái niệm về văn hoá trong một doanh nghiệp cũng tương tự như khái niệm về văn hoá trong xã hội, cũng rất đa dạng, phong phú. Sau đây là một số khái niệm về văn hoá doanh nghiệp mang tính phổ biến: Theo Tổ chức lao động quốc tế ILO – International Labour Organization: “Văn hoá doanh nghiệp là một tập hợp các giá trị, các tiêu chuẩn, thói quen truyền thống, những thái độ ứng xử lễ nghi mà toàn bộ chúng là duy nhất đối với một tổ chức đã biết” [2]. Theo Denison (1990): “Văn hoá đề cập đến những niềm tin, giá trị, nguyên tắc ngầm định tạo thành cơ sở cho việc quản lý một tổ chức cũng như cho tập hợp các hành động quản lý, hành vi quản lý, cả hai điều đó làm gương điển hình tăng cường các nguyên tắc cơ bản ấy”[3]. Theo Georges de Saite Marie, chuyên gia người Pháp về doanh nghiệp vừa nhỏ: “Văn hoá doanh nghiệp là tổng hợp các giá trị, các biểu tượng, huyền thoại, nghi thức, các điều cấm kỵ, các quan điểm triết học, đạo đức tạo thành nền móng sâu xa của doanh nghiệp”[2]. Tóm lại, văn hoá doanh nghiệp hay văn hoá tổ chức được hiểu là một hệ thống hữu cơ các giá trị, các chuẩn mực, các quan niệm hành vi do các thành viên trong doanh nghiệp đó sáng tạo tích luỹ trong quá trình tương tác với môi trường bên ngoài hội nhập bên trong tổ chức, nó đã có hiệu lực được coi là đúng đắn, do đó, được chia sẻ phổ biến rộng rãi giữa các thế hệ thành viên như một phương pháp chuẩn mực để nhận thức, tư duy cảm nhận trong mối quan hệ với các vấn đề mà họ phải đối mặt [7]. [...]... năng sử dụng máy tính Internet của mình Điều này tất yếu sẽ làm thay đổi những thói quen, tập quán làm việc trong doanh nghiệp -2 7- CHƢƠNG II: THỰC TRẠNG VĂN HÓA DOANH NGHIỆP TẠI CÔNG TY TEM VIỆT NAM I GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY TEM Tên giao dịch thương mại: Công ty Tem Việt Nam Tên giao dịch quốc tế: Cotevina Địa chỉ trụ sở chính: 14 Trần Hưng Đạo- Hà Nội Website: www.vietnamstamp.com.vn Quy mô:... mà công ty đạt được [9] Đạt được mức lợi nhuận này không chỉ do Ban lãnh đạo Công ty đã có nhiều nỗ lực trong việc kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo hoạt động sản xuất, mà còn do đội ngũ cán bộ công nhân viên chức trong Công ty Tem luôn nhiệt tình, chăm chỉ với những công việc được giao, phối hợp chặt chẽ giữa các phòng ban với nhau -3 2- II THỰC TRẠNG VĂN HÓA DOANH NGHIỆP TẠI CÔNG TY TEM VIỆT NAM Văn hóa doanh. .. doanh nghiệp có vị trí rất quan trọng trong sự phát triển của mỗi doanh nghiệp Chính vì vậy, Ban lãnh đạo công ty Tem luôn có sự chú trọng đến việc xây dựng văn hóa Công ty Tem với những bản sắc riêng Là thành viên của Tập đoàn bưu chính viễn thông Việt Nam, văn hóa doanh nghiệp của Công ty Tem được xây dựng dựa trên nền tảng văn hóa của tập đoàn Bưu chính viễn thông Việt Nam Cũng như các công ty khác... đoàn, Công ty Tem chứa đựng trong mình nét văn hóa riêng biệt của ngành bưu chính nói chung những nét văn hóa đặc thù của bản thân công ty nói riêng Chính vì thế Công ty Tem theo thời gian đã từng bước tạo lập, nỗ lực bồi dưỡng, xây dựng vun đắp, kế thừa thêm nét văn hóa của chính mình 1 Những nét đặc trƣng Văn hóa doanh nghiệp trực quan 1.1 Kiến trúc Trụ sở của công ty Tem Việt Nam tọa lạc tại. .. kinh doanh Tuy gặp nhiều khó khăn nhưng ngay trong năm đầu tiên, Công ty Tem đã quyết tâm vượt lên chính mình để hoàn thành các chỉ tiêu hoạt động kinh doanh [10] -2 8- Giai đoạn 2 (198 2- 1990) Năm 1982, Công ty Tem hợp tác sản xuất kinh doanh tem Bưu chính Việt Nam với công ty Coprefil của Cộng hòa Cu Ba Công ty lần đầu tiên đăng kí tên giao dịch quốc tế là Cotevina (lấy các chữ đầu Công ty Tem. .. thành phát triển Trước năm 1977 hoạt động sản xuất cung cấp tem thuộc Ban tem, từ năm 1963 Ban tem được chuyển thành phòng tem trực thuộc Cục Bưu chính cho đến khi Công ty Tem được thành lập Công ty Tem được thành lập vào ngày 1/7/1977 Xét về góc độ tổ chức công tác, lịch sử phát triển của công ty được chia làm 4 giai đoạn: Giai đoạn 1 (197 7-1 981) Từ ngày đầu thành lập Công ty đến 1981, Công ty. .. Văn hóa doanh nghiệp thể hiện ở chỗ, những nội dung văn hóa tinh thần như ý thức của tập thể; dư luận xã hội; phong tục, tập quán của cộng đồng trong doanh nghiệp tạo nên áp lực động lực mạnh mẽ đối với tâm lý hành động của từng cá thể tập thể doanh nghiệp 3 Chức năng liên kết Văn hóa doanh nghiệp có chức năng liên kết vì, sau khi được cộng đồng trong doanh nghiệp tự giác chấp nhận, Văn hóa. .. Hình 1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Công ty Tem [10] -3 1- 5 Hoạt động sản xuất của Công ty Tem Hoạt động sản xuất, kinh doanh cuả Công ty Tem hiện tại tập trung vào bốn lĩnh vực chính đó là: cung ứng tem cước phí trên mạng; kinh doanh tem chơi trong nước; kinh doanh tem chơi xuất khẩu kinh doanh các sản phẩm, dịch vụ khác Nhìn chung, Công ty Tem kinh doanh tương đối ổn định, với mức lợi nhuận đạt từ... sự khác nhau nhất định về cách diễn đạt phạm vi biểu hiện của văn hóa doanh nghiệp Song điểm chung nhất, các khái niệm đều khẳng định Văn hóa doanh nghiệp thuộc phạm trù tinh thần, thể hiện sự phát triển ở bậc cao hơn của doanh nghiệp II CHỨC NĂNG CỦA VĂN HÓA DOANH NGHIỆP Văn hóa doanh nghiệp có vị trí rất quan trọng đối với sự phát triển bền vững của doanh nghiệp Vị trí quan trọng đó là do những... Văn hóa doanh nghiệp trở thành chất kết dính, tạo ra khối đoàn kết nhất trí trong doanh nghiệp Nó trở thành động lực giúp từng cá nhân tham gia vào hoạt động của doanh nghiệp Trên thực tế, Văn hóa doanh nghiệp là ý thức tập thể được tạo nên bởi sự sáng tạo của toàn bộ thành viên trong doanh nghiệp Văn hóa doanh nghiệp đã đặt ra lý tưởng, hy vọng yêu cầu đối với các thành viên trong doanh nghiệp

Ngày đăng: 26/05/2014, 13:16

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w