MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG Ở VIỆT NAM
Chương 2 – Tổng quan về tình hình xuất khẩu lao động ở Việt Nam.
Chương 3 – Một số giải pháp nhằm tăng cường công tác xuất khẩu lao động ở Việt Nam.
Nội dung của 3 chương trên được thể hiện bằng các hình thức diễn giải,phân tích kết hợp với các số liệu thống kê và các ví dụ thực tế để làm rõ vấn đề.Phương pháp nghiên cứu của chúng tôi là phương pháp thống kê, phân tích và đi đến tổng hợp.
CHƯƠNG 1 – MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG Ở VIỆT NAM
1.1 – Vai trò của xuất khẩu lao động.
1.1.1 – Khái niệm về xuất khẩu lao động
Trong thời đại toàn cầu hóa kinh tế và kinh tế thị trường mở rộng, các dòng di chuyển lao động qua biên giới phức tạp và ngày càng mang đậm chất toàn cầu hóa Theo cách đánh giá của tổ chức di dân quốc tế (IOM) có khoảng
185 triệu người, tức gần 3% dân số thế giới đang ở ngoài lãnh thổ quốc gia mình, trong số đố có 85 triệu người di chuyển vì mục đích làm việc (Theo tạp chí lao động và xã hội số 319) Tuy tất cả những người di chuyển qua biên giới để làm việc đều được coi là lao động, nhưng căn cứ vào danh nghĩa và tính chất thì việc di chuyển theo những con đường chính thức và hợp pháp có 3 dạng chính sau:
Dạng thứ nhất là xuất khẩu lao động Đây là dạng di chuyển lao động từ một nước này sang nước khác theo sự thu xếp chính thức giữa hai quốc gia để tham gia vào thị trường lao động ở nước đó căn cứ để quyết định số lao động, ngành nghề, thậm chí giới tính, độ tuổi là từ nhu cầu về thị trường lao động của các nước đến Lao động Việt Nam đang làm việc tại Malaysia, Đài Loan, Hàn Quốc thuộc đối tượng này Những người này làm việc có thời hạn và về nguyên tắc sẽ trở về nước sau khi hết hạn hợp đồng Trong nhiều năm nữa, về cơ bản, Việt Nam vẫn tiếp tục là nước xuất khẩu lao động chứ chưa là nước nhập khẩu lao động.
Dạng thứ hai là di chuyển lao động tự do trong một thị trường lao động thống nhất của một khối nước Để có được thị trường thống nhất thì cần phải có sự nhất thể hoá về không gian kinh tế giữa các nước Quá trình nhất thể hóa này cần thực hiện qua 5 bước Thứ nhất là các nước trong khối dành cho nhau ưu đãi thương mại, thứ hai là xây dựng một khu vực mậu dịch tự do, thứ ba là tiến hành liên minh hải quan, thứ tư là thành lập thị trường chung và cuối cùng là thành lập liên minh kinh tế Hiện nay, EU là khối duy nhất đã đạt được mức độ nhất thể hóa kinh tế đến bước thứ tư là thành lập thị trường chung, nghĩa là tất cả các thị trường bao gồm cả thị trường lao động của các nước thành viên đã trở thành thị trường chung, thống nhất, được điều chỉnh bởi một hệ thống luật pháp chung áp dụng cho toàn khối Di chuyển lao động dạng này chỉ có trong nội khối kinh tế nào đó, còn trong WTO không có cam kết nào liên quan tới dạng di chuyển lao động này Như vậy, dù Việt Nam đã gia nhập WTO thì loại di chuyển theo kiểu này vẫn là tương lai xa.
Dạng thứ ba là di chuyển thể nhân để thực hiện thương mại dịch vụ Đây là một trong những cam kết bắt buộc khi gia nhập WTO, vấn đề không phải là có hay không có cam kết đối với loại di chuyển thể nhân mà là mức độ cam kết
“mở” của ta là bao nhiêu và theo lộ trình nào? Đây chính là câu chuyện nóng nhất liên quan tới di chuyển lao động giữa ta và tây trong các năm tiếp theo Vấn đề khó nhất có lẽ là làm thế nào phân biệt được ai là diện xuất khẩu lao động và ai là diện di chuyển thể nhân? Đó chính là công việc của những nhà làm chính sách Một đối tượng được điều chỉnh bởi “luật chơi” về lao động còn đối tượng kia được điều chỉnh bởi “luật chơi” về thương mại Hai đối tượng này không thể nhập làm một vì mục đích, tính chất, cương vị di chuyển qua biên giới quốc gia của họ là khác nhau, nên cũng không thể có một “luật chơi” chung cho cả hai đối tượng trên Vì vậy khi bàn về xuất khẩu lao động cần lưu ý phân biệt hai hiện tượng di chuyển này.
Quan điểm về xuất khẩu lao động ở những nước khác nhau cũng có những nét riêng Với Việt Nam, xuất khẩu lao động xét về mặt kinh tế là một loại hình dịch vụ cung cấp loại hàng hóa đặc biệt đó là sức lao động Nó chứa đựng đầy đủ tính chất, yêu cầu của loại hàng hóa đặc biệt đó là hoạt động của con người, tổng hòa các mối quan hệ xã hội Giá cả của sức lao động này phụ thuộc vào chất lượng của lao động trước hết là các yếu tố về trình độ chuyên môn, tay nghề được đào tạo, mức độ giao tiếp về ngôn ngữ, văn hóa, phẩm chất của cá nhân như tính cần cù, kỹ năng, tinh xảo, khéo léo và khả năng hội nhập, giao lưu với các nền văn hóa, tôn giáo khác Bên cạnh đó, giá cả của sức lao động còn phụ thuộc vào nhu cầu của nước nhập khẩu lao động Xuất khẩu lao động về mặt chính trị là tiến hành hợp tác góp phần hỗ trợ, xây dựng, phát triển kinh tế - xã hội của nước nhập khẩu lao động Khác với các loại hình hàng hóa dịch vụ khác,đối với người đi xuất khẩu lao động, ngoài yếu tố cơ bản về phẩm chất cá nhân, trình độ chuyên môn, trình độ văn hóa, ngoại ngữ, thì khả năng hòa đồng cũng hết sức quan trọng để đảm bảo cho tương lai của người lao động Việt Nam ở nước ngoài. Bởi vậy, người lao động cần phải thực sự tôn trọng luật pháp và hòa hợp tốt với cộng đồng dân cư nước sở tại Điều đó sẽ bảo đảm cho vị trí cá nhân được khẳng định, được quý mến, góp phần nâng cao uy tín, vị thế quốc gia, góp phần củng cố, tăng cường tình hữu nghị, đoàn kết, thân thiện cộng đồng quốc tế giữa hai nước.
Xuất khẩu lao động là một hoạt động hết sức nhạy cảm vì nó liên quan trực tiếp đến con người Cho nên vấn đề về xuất khẩu lao động cũng gây ra một số quan điểm bất đồng Tùy theo những quan niệm và cách tiếp cận khác nhau mà những ý kiến đánh giá về vấn đề này cũng khác nhau Ở đề tài này chúng tôi xem xét xuất khẩu lao động theo quan điểm “xuất khẩu lao động là một loại hình dịch vụ cung cấp loại hàng hoá đặc biệt đó là sức lao động Nó chứa đựng đầy đủ tính chất, yêu cầu của loại hàng hóa đặc biệt đó là hoạt động của con người, tổng hoà các mối quan hệ xã hội” và xuất khẩu lao động là một kênh giải quyết việc làm rất hữu hiệu, và là một nguồn để thu lượng ngoại tệ cho đất nước trong những thời gian tới.
1.1.2 – Xuất khẩu lao động - những điểm tích cực và tiêu cực
Một trong những vấn đề thời sự sôi động và nóng bỏng nhất thuộc lĩnh vực kinh tế - xã hội ở Việt Nam hiện nay trước hết phải kể đến vấn đề “xuất khẩu lao động” - vấn đề tìm kiếm công ăn việc làm cho người lao động ở nước ngoài.
Từ cả thập niên nay, nhất là trong giai đoạn hiện nay: sau khi nhà nước ta mở cửa hội nhập vào đời sống kinh tế toàn cầu, Việt Nam chính thức được tiếp nhận vào tổ chức thương mại thế giới (WTO), là thành viên khối ASEAN, hơn nữa lại được chính phủ Mỹ tuyên bố muốn tuyển chọn một số công nhân Việt Nam sang làm việc tại Mỹ, và được chính nhà nước khuyến khích nên vấn đề xuất khẩu lao động càng bùng nổ dữ dội hơn Trong những ngày tháng này,tại nhiều thành phố trong cả nước, đặc biệt là Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, người ta không ngạc nhiên khi trông thấy hàng trăm thanh niên tuổi từ 19 đến 30 chen chúc trước các văn phòng dịch vụ trung gian “giới thiệu việc làm” mà nhiều nhất là làm việc ở nước ngoài tức là “xuất khẩu lao động” Có không ít người phải ăn chực nằm chờ suốt đêm hay từ sáng tinh mơ trước các văn phòng dịch vụ với hy vọng mình sẽ may mắn có được một công việc ở nước ngoài Bởi hầu hết các thanh niên này đều mang trong mình một hoài bão, một mục đích là bằng mọi giá phải xây dựng cho mình một tương lai tươi sáng hơn cha mẹ của mình Bởi cảnh sống nông nghiệp truyền thống ở nông thôn làm nhiều mà được ăn ít, có khi còn không đủ ăn Hơn nữa do quá trình đô thị hóa đang diễn ra mạnh mẽ ở nhiều địa phương trong nước nên đất canh tác cũng bị thu hẹp, thêm vào đó là các công ty lớn nhỏ đua nhau mở các cơ sở sản xuất kinh doanh mới nên người dân cũng đua nhau bán đất để kiếm ít vốn để ra thành phố lập nghiệp chứ không chịu cảnh “con trâu đi trước chiếc cày theo sau” Còn những người ở thành thị cũng cảm thấy tương lai không được triển vọng hơn là bao nhiêu vì: đời sống thì giá cả ngày càng leo thang vùn vụt, đắt đỏ tốn kém đủ bề mà đi làm cho các công ty trong nước thì tiền công quá rẻ Do đó, lối thoát tốt hơn là tìm cách để được xuất khẩu đi làm việc ở nước ngoài Vì ai nấy đều tin rằng ở ngoại quốc lương thưởng dù có thấp đi chăng nữa thì cũng còn cao hơn ở trong nước Chính vì vậy mà rất nhiều người đổ xô đến các trung tâm giới thiệu việc làm để mong có cơ hội được làm việc ở nước ngoài Chúng ta sẽ xem xét một cách khách quan về vấn đề đã được nêu ở trên đó là vấn đề “xuất khẩu lao động” để xem xét đâu là những điểm tích cực và đâu là những điểm tiêu cực.
Xuất khẩu lao động là một diễn biến kinh tế hết sức bình thường trên thế giới Đây là hoạt động mang tính kinh tế - xã hội cao Nó góp phần giải quyết nhiều vấn đề tồn tại trong nền kinh tế hiện nay như: thất nghiệp, cải thiện mức sống, tăng cường quan hệ ngoại giao Hiện tượng này cũng đã từng xảy ra tạiChâu Âu: Sau trận Thế chiến II, tuy nước Ðức bị thua trận và bị bom đạn đồng minh phá tan tành, nhưng nhờ chương trình viện trợ kinh tế Marchal của Hoa Kỳ,nhất là nhờ có tiềm năng kinh tế sẵn có, ý chí sắt đá của người dân và có được các nhà lãnh đạo tài ba và liêm khiết, mà điển hình nhất là: thủ tướng KonradAdenauer, bộ trưởng kinh tế Ludwig Erhard, v.v…, những người đã “làm phép lạ kinh tế” tại Ðức, và vì thế hàng triệu nhân công từ các nước nghèo khác như Ý,
Tân Ban Nha, Bồ Ðào Nha, Nam Tư, Thổ Nhĩ Kỳ, đã đổ xô vào Ðức kiếm công ăn việc làm Và dĩ nhiên hoàn cảnh sống cụ thể xưa kia của những công nhân ngoại kiều này không hề may mắn hơn Tuy thiếu thốn vất vả, nhưng so với tình trạng đói khổ ở quê hương họ lúc bấy giờ, cảnh sống “ăn nhờ ở đậu” tại Ðức vẫn tốt hơn gấp bội Họ cũng đóng góp một phần rất lớn vào nền kinh tế thịnh vượng nước Ðức cũng như nền kinh tế phồn thịnh của quê hương họ mà chúng ta chứng kiến ngày nay Giữa hai lựa chọn- hoặc ở nhà để nhìn cả gia đình và quê hương đói khổ hay đi làm kinh tế ở nước ngoài dù cơ cực, vất vả, nhưng ít nhất còn có chút điều kiện để cải thiện được phần nào đời sống gia đình, và qua đó phát triển nền kinh tế quê hương - đương nhiên chúng ta sẽ chọn cái có lợi hơn Ðể chờ một ngày không xa sau đó, khi nền kinh tế ở trong nước đã ổn định và tiến cao, bấy giờ lực lượng lao động không cần phải xuất khẩu nữa Từ trên, ta thấy được rằng xuất khẩu lao động đã diễn ra từ khá lâu và có xu hướng ngày càng tăng nhiều hơn nữa tại các nước trong thời gian tới Bởi xuất khẩu lao động có những đóng góp tích cực cho nền kinh tế
Trước hết, Xuất khẩu lao động là kênh giải quyết việc làm cho lực lượng lao động ở các quốc gia đặc biệt là những nước nghèo, chậm phát triển Mặc dù, nền kinh tế toàn cầu tăng trưởng mạnh trong những năm gần đây, tuy nhiên tỷ lệ thất nghiệp toàn cầu vẫn còn khá cao Theo một báo cáo của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) công bố vào tháng 01/2007 cho thấy số người thất nghiệp trên thế giới vẫn cao, tới 195,2 triệu người Vì vậy giải quyết việc làm nhằm giảm tỷ lệ thất nghiệp đang là vấn đề rất bức xúc hiện nay Và xuất khẩu lao động là 1 trong những kênh giải quyết việc làm có thể nói là hữu hiệu Theo báo cáo hàng năm của Ngân hàng Thế giới (WB) cho thấy trong 20 năm qua số lao động nhập cư trên thế giới đã tăng gần gấp đôi, từ 105 triệu người trong năm 1985 lên 200 triệu người trong năm 2005, điều này đã làm giảm bớt phần nào công ăn việc làm cho người lao động hàng năm Và chắc chắn rằng trong thời gian tới xuất khẩu lao động còn có nhiều đóng góp lớn cho vấn đề này.
Hơn thế nữa, nguồn thu nhập từ lực lượng lao động xuất khẩu đang đóng vai trò ngày càng lớn cho nền kinh tế Nguồn thu nhập này là một công cụ để đấu tranh chống đói nghèo bởi số tiền trên đã góp phần trang trải một phần chi phí học hành của trẻ em, mua sắm nhà cửa, xây dựng đường xá và là một phần đóng góp vào GDP hàng năm của các nước nói trên Ngoài việc giúp cải thiện tình trạng đói nghèo, nguồn thu của lao động xuất khẩu còn có vai trò thúc đẩy đầu tư, giảm bớt sự lệ thuộc vào các khoản vay từ các tổ chức tài chính quốc tế, cũng như viện trợ của các nước phát triển Theo số liệu thống kê của Ngân hàng Thế giới, từ năm 2001 đến năm 2005, thu nhập do lao động xuất khẩu của các nước đang phát triển ở khu vực Đông Á và Thái Bình Dương đã gia tăng gấp đôi và lên tới hơn 43 tỷ USD Tại khu vực Nam Á con số này là 32 tỷ USD, tăng 67% so với những năm trước đó
ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG Ở VIỆT
3.1 - Định hướng phát triển XKLĐ
3.1.1 - Quan điểm của Đảng và nhà nước
Xuất khẩu lao động ra nước ngoài thực ra đã được nhà nước ta quan tâm từ lâu Ngay vào đầu thập niên 80, Việt Nam bắt đầu thực hiện các hoạt động xuất khẩu lao động Trong giai đoạn 10 năm đầu (1980-1990) chương trình được thực hiện theo cơ chế ban cấp thông qua các hiệp định ký song phương với các nước XHCN Từ cuối năm 1991 đến nay, cùng với chính sách đổi mới và mở rộng quan hệ quốc tế với bên ngoài, hoạt động xuất khẩu lao động đã chuyển sang cơ chế thị trường với quy mô lớn hơn Đảng và nhà nước ta đã và đang có nhiều chương trình, dự thảo nhằm tăng cường công tác XKLĐ Mới đây, dự thảo Luật gồm 8 Chương, 62 Điều và so với những quy định hiện hành đã thể hiện được chủ trương của Đảng và Nhà nước; quy định rõ quyền và nghĩa vụ của của doanh nghiệp, tổ chức đưa người đi làm việc ở nước ngoài, của người lao động đi làm việc ở nước ngoài; bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động làm việc ở nước ngoài; trách nhiệm quản lý nhà nước của các cấp; quy định chế tài xử lý các vi phạm Theo Ban soạn thảo, dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài là loại dịch vụ có tác động trực tiếp đến người lao động và có những yếu tố đặc thù khác nhau: địa điểm làm việc ở nước ngoài, các quan hệ lao động đều có yếu tố nước ngoài Để bảo vệ quyền lợi của người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài thì không nên cho phép các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được hoạt động dịch vụ này Khi soạn thảo Luật, Ban soạn thảo cũng đã có tham khảo một số nước, tiêu biểu là Trung Quốc, cũng có quy định không cho phép doanh nghiệp có vốn nước ngoài tham gia hoạt động trong lĩnh vực này Dự thảo Luật cũng quy định giấy phép hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài được cấp cho doanh nghiệp có đủ điều kiện theo quy định của Luật này tương tự như giấy phép hoạt động của một số loại dịch vụ có điều kiện khác (giấy phép hành nghề khám chữa bệnh, khai thác khoáng sản…) Doanh nghiệp cũng có thể bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền thu hồi,7 tước quyền sử dụng trong những trường hợp nhất định như: doanh nghiệp ngừng hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài, hoạt động không hiệu quả hoặc vi phạm pháp luật về đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài.
Chính phủ Việt Nam luôn coi trọng việc thực hiện các giải pháp để phát triển hoạt động đưa người Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài một cách bền vững, trong đó tập trung vào những giải pháp trọng tâm sau:
- Hoàn thiện hệ thống pháp luật về đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài Từ năm 1996 đến nay, Chính phủ đã lần lượt ban hành 4 Nghị định, đặc biệt năm 2006, Quốc hội đã ban hành Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng và đã có hiệu lực từ ngày 1/7/2007 Với luật này, hoạt động đưa người Việt Nam đi làm việc tại nước ngoài có một khung pháp lý vững chắc và đầy đủ để phát triển trong thời gian tới.
- Đàm phán với các nước nhận lao động Việt Nam để ký kết các thoả thuận và hợp tác trong lĩnh vực tiếp nhận lao động Việt Nam sang làm việc Cho đến nay, Việt Nam đã ký các hiệp định với các nước Hàn Quốc, Malayxia, Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào, Ô-man, Qatar; đang đàm phán và chuẩn bị ký kết các hiệp định với Các tiểu Vương quốc Arập Thống Nhất, Ba-ranh, Libi, Liên bang Nga… Đối với các nước nhận lao động Việt Nam nhưng chưa có hiệp định hoặc thoả thuận, chúng ta đã tiếp xúc, đàm phán và tạo ra sự hợp tác chính thức với Chính phủ các nước trên thực tế nhằm phối hợp quản lý, bảo vệ quyền lợi của người lao động Việt Nam.
- Coi trọng công tác quản lý, giám sát hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài Bộ LĐ-TB&XH cùng các bộ, ngành liên quan và Chính quyền địa phương thường xuyên theo dõi, phát hiện và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực này, gây ảnh hưởng đến quyền lợi đến quyền lợi người lao động.
- Tổ chức bảo vệ quyền lợi người lao động làm việc ở nước ngoài Chính phủ Việt Nam giao cho các đại diện Việt Nam ở nước ngoài bảo vệ quyền lợi và lợi ích hợp pháp của người lao động Tại các các nước có nhiều lao động ViệtNam làm việc, đã thành lập các Ban Quản lý lao động trong cơ quan đại diện để thực hiện nhiệm vụ này Ngoài ra, luật pháp Việt Nam cũng quy định các doanh8 nghiệp làm dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài phải có trách nhiệm cử đại diện ở các nước nhận lao động để bảo vệ quyền lợi cho người lao động.
- Hỗ trợ người lao động có đủ năng lực và kiến thức cần thiết để có thể tự bảo vệ quyền lợi của mình khi làm việc ở nước ngoài Mọi người đi làm việc ở nước ngoài được đào tạo, bồi dưỡng về tay nghề, kiến thức pháp luật, phong tục tập quán, các ứng xử trong công việc và cuộc sống của nước sẽ đến làm việc.
- Xây dựng lộ trình sắp xếp, phát triển doanh nghiệp xuất khẩu lao động theo định hướng, tiêu chí của Luật Đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, đặc biệt là đầu tư phát triển cơ sở đào tạo của doanh nghiệp để chủ động tạo nguồn lao động có chất lượng theo yêu cầu của thị trường, xây dựng thương hiệu, tăng năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Có cơ chế biện pháp cụ thể để hỗ trợ người lao động, người nghèo vay vốn, học nghề, làm thủ tục xuất khẩu lao động.
3.1.2 - Mục tiêu trong những năm tới
Với quy mô, dân số Việt Nam đứng thứ 14 trên thế giới, trong đó có khoảng 46 triệu người đang trong độ tuổi lao động Số lượng người từ 15 tuổi trở lên chiếm 70% dân số, trong đó số lao động trẻ chiếm 45,6% Đây là lợi thế rất lớn, là tiềm năng quan trọng để chúng ta xây dựng và phát triển đất nước Mỗi năm, lực lượng lao động của Việt Nam được bổ sung thêm 1 triệu lao động trẻ.Những năm gần đây, bình quân mỗi năm giải quyết công ăn việc làm cho khoảng1,1 triệu - 1,2 triệu người Kết quả là, tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị hiện chỉ còn5,1% Mục tiêu, từ năm 2007 trở đi, mỗi năm cố gắng tạo ra việc làm mới cho khoảng 1,6 triệu lao động Tạo việc làm mới ở đây phải hiểu là ngoài việc làm mới ở trong nước, còn tạo việc làm mới ở nước ngoài mà cụ thể là cố gắng đẩy nhanh việc xuất khẩu lao động Xuất khẩu lao động cũng đã và đang có những hướng phát triển mới Theo nhận định của các doanh nghiệp xuất khẩu lao động,năm 2008 các thị trường truyền thống sẽ tiếp tục khó khăn: Đài Loan vẫn tiếp tục đóng cửa đối với lao động Việt Nam trong lĩnh vực giúp việc nhà, Nhật Bản số lượng tăng nhanh không đáng kể (năm 2007 là 5.517 người) Chỉ tiêu 85.000 lao động chỉ có thể trông chờ một phần vào thị trường Hàn Quốc theo chương trình9
EPS và các thị trường mới trong đó có CH Séc và Trung Đông Với thị trường Trung Đông, Bộ lao động – thương binh và xã hội chỉ đạo các doanh nghiệp tập trung khai thác các hợp đồng nhận lao động có tay nghề cao, thu nhập khá và tổ chức tốt công tác quản lý, bảo vệ quyền lợi cho người lao động Thị trường Séc chính thức khai thông năm 2007 được nhận định là thị trường tiềm năng nhất trong 2008 Hiện các doanh nghiệp đã đưa được trên 400 lao động sang làm việc tại Séc với mức thu nhập ổn định khoảng 500-700 USD/tháng Trong thời gian tới, Bộ lao động thương binh và xã hội cho biết sẽ phối hợp chặt chẽ với Đại sứ quán để chọn ra một số doanh nghiệp Séc có khả năng và kinh nghiệm để hợp tác, tìm kiếm, ký kết hợp đồng đưa lao động đi Bộ này nhấn mạnh rằng sẽ chỉ đạo chặt chẽ công tác tuyển chọn lao động phù hợp và tổ chức tốt công tác quản lý lao động tại Séc đồng thời sẽ đàm phán để đề nghị Đại sứ quán Séc tại Hà Nội cải tiến quy trình thủ tục cấp visa cho lao động một cách công khai, minh bạch. Trong những năm tới mục tiêu đặt ra cho các doanh nghiệp xuất khẩu lao động là phải phấn đấu đưa 85.000 lao động đi làm việc ở nước ngoài đồng thời với chỉ tiêu về chất lượng như tăng tỷ trọng lao động có nghề, tăng số lượng lao động đến các thị trường có thu nhập khá và thu nhập cao, giảm thiểu rủi ro cho cả người lao động và doanh nghiệp, nâng cao uy tín của từng đơn vị và cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam trên thị trường lao động quốc tế Để đạt mục tiêu này, các doanh nghiệp xuất khẩu lao động nước ta phải vượt qua nhiều thách thức từ cả thị trường trong nước và ngoài nước Đối với thị trường ngoài nước
Sự cạnh tranh giữa công ty các nước cung ứng lao động ngày càng trở nên gay gắt hơn, trong đó về cơ bản và lâu dài vẫn là sự cạnh tranh về chất lượng, thể hiện ở hai khía cạnh.
Một là, đòi hỏi kỹ năng nghề, ngoại ngữ và tính kỹ luật của người lao động ngày càng cao Doanh nghiệp nào, quốc gia nào có được nguồn lao động chất lượng cao hơn sẽ có nhiều hợp đồng hơn, chi phí môi giới thấp hơn và thu nhập của người lao động cao hơn.
Hai là, tính chuyên nghiệp của đội ngũ cán bộ, tâm huyết, trách nhiệm cao0 của họ trong công việc đem lại chất lượng dịch vụ tốt của doanh nghiệp đối với đối tác nước ngoài.
Cả hai yếu tố đó đều không thể thiếu, chúng bổ sung cho nhau và trên thực tế đang là thách thức từ thị trường ngoài nước, đòi hỏi doanh nghiệp phải vượt qua. Đối với thị trường trong nước.
Nguồn lao động kỹ năng nghề cao, ngoại ngữ khá chưa có đủ để tuyển chọn cho cả thị trường trong nước và ngoài nước Đặc biệt, với thị trường ngoài nước, người lao động không những cần đạt được yêu cầu về kỹ năng nghề, ngoại ngữ mà còn phải hội đủ nhiều yếu tố khác như: sức khoẻ, hoàn cảnh gia đình, tiền vốn…mới có thể tham gia vào thị trường ngoài nước, nên việc tìm kiếm, tuyển chọn ngày càng khó hơn Từ góc nhìn này, sẽ không sai khi nói rằng, nhiều doanh nghiệp không thiếu “thị trường và hợp đồng cao” – cao về thu nhập, điều kiện làm việc và đãi ngộ mà lại thiếu chính cái mà mình phải có - đó là nguồn lao động có chất lượng