1. Trang chủ
  2. » Khoa Học Tự Nhiên

THU NHẬN ENZYME PECTINASE TỪ VI SINH VẬT

16 2,5K 32

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 16
Dung lượng 200 KB

Nội dung

THU NHẬN ENZYME PECTINASE TỪ VI SINH VẬT tài liệu, giáo án, bài giảng , luận văn, luận án, đồ án, bài tập lớn về tất cả...

Trang 1

THU NHẬN ENZYME PECTINASE TỪ VI

SINH VẬT

Chương I.TỔNG QUAN:

I Bản chất của enzyme pectinase :

Enzyme pectinse là một nhóm enzyme thủy phân pectin , sản phẩm của quá trình này là axit galcturonic , galactose , arabinose , methanol … đây là một nhóm ezymw được ứng dụng rộng rãi trong công nghiệp chỉ đứng sau amylase và protease Enzyme này ban đầu được phát hiện trong các dịch chiết trái cây như cà rốt , cà chua hay đại mạch Đầu tiên phải kể đến là phất hiện của E.fremi ( 1840 ) trên đối tượng cà rốt

1) Phân loại và danh pháp quốc tế

Enzyme pectinase được chia thành những loại enzyme khác nhau Việc phân loại enzyme pectinase dực vào tính đặc hiệu , cơ chế tác dụng , kiểi phản ứng , pH tối ưu của enzyme Năm 1996 , Koller và Neukom chia enzyme pectinase thành hai nhóm chủ yếu :

a) Hydrolase : Xúc tác cho quá trình thủy phân

bao gồm pectimetylesterase ( pectinehydrolase , mã

số EC 3.1.1.11) và polygalacturonase ( plygalacturonit – gluconohydrolase , mã số EC 3.2.1.15 ) :

 Pectimetylesterase , là các enzyme xúc tác sự thủy phân lien kết este trong phân tử pectine hoặc axit pectinic ( các axit polygalacturonic được este hóa nhờ rượu metylic ở mức thấp)

 Polygalacturonase , là các enzyme xúc tác sự thủy phân lien kết 1-4 glucozit trong phân tử pectine

Có nhiều polygalacturonase có tính đặc hiệu rất khác nhau : Polymetyl galacturonase tác dụng chủ yếu lên các este metylic của các axit polygalacturonase Các enzyme này được chia thành hai nhóm :

 Endo – glucozidaze – polymetylgalacturonase I : Xúc tác sự thủy phân các lên kết gucozit nội mạch của các phân tử axit polygalacturonase được este hóa mức độ cao

 Exo- glucozidaze – polymetylgalacturonase III: Xúc tác sự thuỷa phân các lien kết glucozit ở đầu mạch để tách từng gốc axit galacturonic ra khỏi phân tử pectine , bắt đầu từ đầu không khử Polygalacturonase là các enzyme tác dụng chủ yếu lên các axit pectine ( axit polygalacturonic không bị este hóa ) và các axit polygalactoronic bị este hóa ở mức độ thấp ) Các enzyme này cũng được chia thành hai nhóm :

 Endo- glucozide – polygalacturonase II : xúc tác sự thủy oha6n các liên kết glucozit ở giữa mạch của các phân tử axit pectine hoặc axit pectinic

Trang 2

 Exo- glucozide – polygalacturonase IV : xúc tác sữ thủy phân các liên kết glucozit ở đầu mạch cùa các phân tử axit hoặc axit pectinic

b) Transeliminase ( TE ) : cũng chia làm hai

nhóm pectine – transeliminase và polygalacturonase – transeliminase

 Pectine – transeliminase ( PTE ) có tên hệ thống là poly α – 1,4 galacturonit methyleste glucanoliase và có mã số EC.4.2.99.8 nhóm này lại được chia thành hai kiểu :

 Kiểu I : Endo – pectinetranseliminase viết tắt là endo- PTE- I

 Kiểu III : Exo- pectinetranseliminase viết tắt exo -PTE – III

 Polygalacturonat -transeliminase(PGTE) có tên hệ thống là poly

α – 1,4 D galacturonit glucanoliase và có mã số EC 4.2.99.3 , nhóm enzyme này chia thanh hai kiểu :

 Kiểu II : Endopolyglacturonat – transeliminase viết tắt exe- PGTE- II

 Kiểu IV : Exo- polygalacturonat – transeliminase viết tắt exo – PATE- IV

2) Cấu tạo hóa học và cấu trúc không gian :

Enzyme pectinase cũng như hầu hết các enzyme khác là chất xúc tác sinh học có bản chất là protein , co khả năng xúc tác đặc hiệu cơ chất cao Các ezyme này thường có cấu trúc rất phức tạp và để đảm bảo tính tác thì chúng có cấu trúc bậc

IV Trong cấu trúc bậc IV hình thành nên trung tâm hoạt động enzyme pectinase chứa một vùng

8-10 vòng xoắn kép Người ta nhận thấy rằng trung tâm hoạt động chứa 2 axit amin là aspartate va lysine

3) Pectine và cơ chế tác dụng của enzyme pectinase

a Cấu tạo pectin

Pectin là polysaccharide dị thể , chủ yếu là một mạch chính , gồm các gốc axit – α – D – 1,4 galacturonic , liên kết với nhau bằng liên kết 1,4 – O , glucozit ; còn gọi là axit polygalacturonic hay axit pectic Pectine hòa tan trong tự nhiên là ester metylic của axit pectic , dang tổng quát là :

Trang 3

Trong thực tế không phải bao giờ, tất cả các nhóm –COOH ở C6 của đường

galacto cũng bị metyl hóa (tạo ester metylic), mà đôi khi một số nhóm –COOH bị

decacboxyl hóa (khử CO2), một số nhóm –COOH d9u7o75v thay thế -H bằng

kim loại, cũng co lúc giữ nguyên dạng –COOH … Người ta cho rằng

protopectine là hợp chất giữa pectine và araban, galacto hay tinh bột

b) Cơ chế tác dụng của enzyme pectinase:

 Pectinemathyllestarase [mã số E.C.3.1.1.11] là các enzyme xúc tác sự

thủy phân lien kết este trong phân tử pectine hay axit pectinic Khi toàn bộ

các nhóm metoxyl đều bị tách ra khỏi cơ chất thì sản phẩm tạo thành là

H

OH

H H

OH H COOH

OH

H H

OH H COOH

OH

H

H

H OH

COOH

H

O O

O

Phân tử axit - polygalacturonic

n OH

H H

OH H

COOCH

O

O O

3

Phân tử ester – metylic của axit pectic

OH

Trang 4

methanol và các axit polygalacturonic Sự thủy phân chỉ xảy ra ở các lien kết este trong phân tử pectine và axit polygalacturonic có thể bị thủy phân một phần hoặc hoàn toàn

 Polygalacturonase [mã số E.C.3.2.1.15] là các enzyme xúc tác sự thủy phân liên kết 1-4 glucozit trong phân tử pectine.có nhiều

polygalacturonase có tính đặc hiệu rất khác nhau:

 Polymethulgalacturonase: là enzyme tác dụng trên axit polygalacturonic

đã được metoxyl hóa.chia làm 2 dạng nhỏ:

 Endo-glucosidase-polymethylesterase kiểu I xúc tác sự thủy phân liên kết glucozit nội mạch của các phân tử axit polygalacturonic được este hóa ở mức độ cao

 Exo-glucosidase-polymethylesterase kiểu III: xt thủy phân liên kết glucozit

ở đầu mạch để tách từng gốc axit galacturonic ra khỏi phân tử pectine ,bắt đầu từ không khử Enzyme nay có ái lực với gốc galacturonic đã metoxyl hóa

 Polygalactuironase là các enzyme tácdụng chủ yếu lên các axit pectic(axit polygalacturonic không bị este hóa) và axit pectinic(các axit

polygalactironic bị este hóa ở mức độ thấp) và các enzyme này cũng chia thành 2dạng nhỏ :

 Endo –glucosidase-polygalacturonase kiểu II:xúc tác sự thủy phân liên kết glucozit ở giữa mạch các phân tử axit pectic và axit pectinic Các enzyme này tác dụng ở vị trí liên kết đầu nhóm cacboxyl tự do

 Exo- glucosidase- polygalacturonase kiểu IV: xúc tác sự thủy phân các liên kết glucozit ở đầu mạch của axit pectic và axit pectinic Enzyme này

có ái lực với các liên kết glucozit ở đầu mạch gần với nhóm cacboxyl tự do

Ngoài các enzyme chủ yếu kể trên, tham gia sự phân giải các hợp chất pectine còn có: enzyme protopectinase xúc tác sự thủy pâhn protopectine không tan thành pectine hòa tan và enzyme transeliminase xúc tác sự pâhn cắt các hợp chất pectine bằng con đường khác con đường thủy phân tạo thành galacturonit mạch ngắn hơn với các liên kết kép ở giữa C4 và C5

NGUỒN THU NHẬN

Từ thực vật:

Pectinase có nhiều trong lá, than, củ và quả thực vật như: củ khoai tây, củ cà rốt, trong quả cafê, quả táo, vỏ cam, vỏ bưởi… nhưng ở thực vật người ta chỉ thấy enzyme pectinsterase

Từ vi sinh vật

Nếu ở thực vật người ta chỉ thấy có một loại enzyme thì ở vi sinh vật là một loại enzyme rất phong phú.Vi sinh vật phân giải pectine hầu như có mặt ở các đại diện nấm mốc, nấm men, vi khuẩn như:

Nấm mốc: Asp.niger, Asp oryase, Asp.terreus, Asp.saito, Asp.japonicus…

Nấm men: sac.ellipsoideus, sac.fragilis, sac.ludwigii …

Vi khuẩn: Bac.polymixa, Bac.felseneus, Clostridium roseum…

II Ứng Dụng:

Trang 5

Trên thế giới người ta đã sử dụng rộng rãi nhiều enzym khác nhau, trước hết là amilase, protease và pectinase

Riêng pactinase ở Liên xô đã sản xuất 10.7%, ở Mỹ 1.33% so với tổng số enzym

đã sản xuất và sử dụng.Đặc biệt ở Mỹ có công ty Rohn and Hoas độc quyền sản xuất pectinase.Ở Pháp có hãng Rapadase sản xuất pectinase ở dạng xirô đóng trong hộp kim lọai hoặc túi polietylen để tiện dùng và xuất khẩu

Nhiều nước cũng sản xuất pectinase từ Asp.niger sử dụng trong sản xuất nước quả

Pectinase là tên gọi chung của phức hợp enzym có khả năng phân giải pectin, một gluxit cao phân phân tử chứa nhiều ở thực vật

Pectinase là enzym có ứng dụng lớn thử 3 sau amilase và protease trong công nghiệp, đặc biệt là trong công nghiệp thực phẩm Nó được dùng nhiều để tăng hiệu suất ép và làm trong dịch quả,rượu quả Pectinase cũng được sản xuất bột

cà phê hòa tan,dễ tách lớp chất nhớt chứa nhiều pectin ở hạt.Pectinase do vi sinh vật tiết ra có tác dụng trong quà trình ngâm đay,gai để dễ tách các sợi xenluloza nhưng không phá hủy sợi

Để tăng số emzym dựa vào sử dụng trong công nghiệp nước ta đồng thời đáp ứng yêu cầu của cơ sở sản xuất, chúng tôi đã nghiên cứu phân lập nhiều chủng nấm mốc có họat tính pectinase từ các nguồn khác nhau và chọn được 1 số chủng Asp.niger có họat tính pectinase cao Trong số đó đáng chú ý nhất là chủng Asp.niger 72-32 Chế phẩm pectinase thô và tinh thu từ chủng này đã được sử dụng làm trong một số nước quả và để khử pectin trong quá trình trích

ly một số dược liệu đông y

1) Sử dụng pectinase để làm trong nước quả:

Xirô quả nhanh đóng cục là do chứa 1 hàm lượng pectinase đáng kể.Qua phân tích hàm lượng pectinase trong 1 số quả như sau:

• Cirô mơ:0,107%

• Xirô mận:0.153%

• Nước mận:0.452%

Lượng pectin này làm cho xirô quả bị keo và đục,có độ nhớt khó lọc,nhất là khi quả có độ axit và hàm lượng đường cao như các lọai xirô kể trên

Để làm trong nước trong chúng,nên sử dụng chế phẩm enxyme có họat độ 1,950đvhđ/ 1g canh trường(theo phương pháp Cu-pectat) hoặc 0,768 đvhđ/ 1g canh trường(theo phương pháp so màu)

2) Sử dụng pectinase để trích ly dược liệu đông y:

Mục đích để khử pectin có trong dược liệu tạo điều kiện trích lt nội chất nhanh hơn và trích ly sau thời gian bào quản không bị vẫn đục

Đựoc liệu đựoc phân phân lọai theo hàm lượng pectin đáng kể:

• Nhiều nhất: 51,24%

• Ít nhất: 3,8%

• Trung bình: 10-30%

B.PHƯƠNG PHÁP NUÔI CẤY:

I.Phương Pháp Nuôi Cấy Bề Mặt:

Trang 6

Nuôi cấy nấm mốc và một số vi khuẩn theo phương pháp bề mặt để sản xuất enzim thường dung môi trường rắn, đôi khi dung môi trường lỏng

Môi trường rắn thường là các nguyên liệu tự nhiên:cám mì, cám gạo, ngô mảnh, bột đậu tương… Môi trường lỏng thường là các mật rỉ đường, dịch thủy phân từ thóc mầm, nước bã rượu… có pha thêm muối khoáng Môi trường lỏng ít dung

để nuôi cấy nấm mốc theo phương pháp này

Môi trường rắn thường dùng nhất là cám, đặt biệt trong cám mì có tương đối đầy

đủ các chất dinh dưỡng và khi làm ẩm sẽ tạo ra cấu trúc cần thiết cho nấm mốc phát triển, sinh ra nhiều enzim Muốn nâng cao hoạt tính một số enzim cần thêm vào cám các chất cảm ứng như bã củ cải đường giàu pectin

1 Năng lượng 350–

426Kcal

3 Protein thô 10 – 12% 9 Photpho 4,5 – 4,6mg

4 Lipit 20 – 22,7% 10 Sắt 10 – 14mg

5 Gluxit tổng số 40,3 – 42% 11 Vitamin B1 0,96 – 1 mg

6 Cellulose 6,3 – 7%

Bảng : thành phần dinh dưỡng của cám

Trong nhiều trường hợp, để tạo khả năng thoáng khí tốt hơn, người ta thường cho thêm trấu với lượng khoảng 20 – 30%

Để đảm bảo đủ các chất dinh dưỡng trong môi trường người ta có thể bổ sung nguồn nitơ, photpho, kali hoặc các chất dinh dưỡng (như mầm mạ, nước khoai tây, cao ngô…)

Môi trường rắn cần được làm ướt tới độ ẩm 60% Độ ẩm 58 – 60% là độ ẩm tương đối thích hợp với nhiều mốc nuôi bề mặt trên khay hở, nếu độ ẩm trên 60% vi khuẩn dễ dàng phát triển, dễ gây tạp nhiễm, khó thông khí, còn trường hợp độ ẩm môi trường là 45 – 50% thì khi nuôi cấy môi trường sẽ khô nhanh, sinh bào tử mạnh và làm giảm hoạt tính của enzim tạo thành Trong thời gian nuôi cấy nên giữ độ ẩm của môi trường ở 50 – 60%, muốn vậy độ ẩm không khí phòng nuôi cần khỏang 90 – 100%

Trong sản xuất cần phải thanh trùng môi trường rắn ở 1 – 1,5 atm bằng hơi nóng trong 45 – 60’ Nếu môi trường trước khi thanh trùng được trộn với axit clohydric hoặc sunfuric đến pH thích hợp, hay thêm một ít focmalin họăc một chất sát trùng khác thì chỉ cần thanh trùng dưới áp lục hơi 0,2 – 0,3atm Thêm axit giữ môi trường ở pH nhất định sẽ giúp cho một vài enzim tạo thành được nhiều hơn Môi trường được trải mỏng ra các khay đã được thanh trùng với lớp dày khoảng

2 – 2,5cm và để nguội đến 30*C thì tiến hành cấy giống Giống được nhân giống cũng theo phương pháp bề mặt họăc bằng bào tử thu được theo phương phát tách bào tử khỏi môi trường nhân giống và chứa vào các bình nút kín hoặc trong các túi PE Khi nuôi cấy nhân giống thường để cho mốc mọc già đến khi sinh ra nhiều bào tử Tỉ lệ nhân giống vào khỏang 0,2 – 2% Mỗi gam bào tử mốc có thể cấy vào 10kg môi trường

Các khay có môi trường đã cấy mốc được đặt vào phòng nuôi có sẳn các giá Phòng nuôi có thể điều chỉnh được nhiệt độ, độ ẩm và được thổi gió

Trang 7

Nhiệt độ thích hợp với đa số mốc là 30 – 32*C nến nhiệt độ xuống dưới 24*C nấm mốc phát triển chậm, sinh bào tử yếu, thời gian nuôi cấy dài dẫn đến làm giảm khả năng sinh tổng hợp enzim

Qúa trình nuôi cấy nấm mốc trên bề mặt môi truờng được chia

thành 3 thời kì:

1) Khoảng 10 – 14h đầu: bào tử trương nở bắt đầu nảy mầm Thời kì này

chưa hình thành enzim, không đòi hỏi phải thông khí nhiều chỉ cần làm thoáng khoảng 2 – 3 thể tích không khí / thể tích phòng / giờ Giống rất nhạy cảm với nhiệt độ ở giờ này, nhiệt độ buồng nuôi cần giữ ở 29 – 31*C

2) Thời kì giữa léo dài khoảng 14 – 18h: mốc phát triển nhanh, hô hấp

mạnh, sợi nấm có thể quan sát bằng mắt thường, lúc đấu là lớp long tơ màu trắng – xám và ngày càng rõ, làm môi trường kết bánh lại Có thể phải lật môi trường, bẻ nhỏ ra để sợi nấm mọc tốt hơn

Các chất dinh dưỡng trong môi trường tiêu hao nhanh để phục vụ cho các quá trình trao đổi chất trong tế bào và giống hô hấp mạnh tỏa ra môi trường chung quanh 80 – 90kcal/giờ Làm nhiệt độ môi trường có thể tăng lên đến 37 – 40*C hoặc lâu hơn nữa Thời kì này cần phải thông khí mạnh tới 60 thể tích khí/1thể tích phòng/giờ để cung cấp O2 cho mốc thở và đuổi CO2 ra khởi môi trường, đồng thời làm giãm nhiệt độ buồng nuôi Nhiệt độ buồng nuôi ở giai đoạn này cần giữ ở 28 – 29*C và độ ầm trong vòng khoảng 100%

3) Thời kì thứ 3 kéo dài trong khoảng 10 – 20h: Thời gian này các quá

trình trao đổi chất vẫn tiếp tục nhưng yếu dần, lượng nhiệt tạo ra giảm và việc tạo thành enzim của tế bào vẫn tiếp tục lượng nhiệt tỏa ra khoảng 15 – 30kcal/kg/giờ Thông khí không quá 20 – 25thể tích không khí/thể tích phòng/giờ, giữ nhiệt độ buồng nuôi ở 30*C

Tùy thuộc vào đặc tính sinh lí của từng giống mốc, thời gian nuôi cấy có thể kết thúc tại điểm mà lượng enzim tạo thành tối đa

Môi trường sau khi nuôi cấy được sấy khô tới độ ẩm dưới 12%, nghiền nhỏ, đựng trong các bao polyetylen hoặc giấy chống ẩm Sản phẩm này là chế phẩm enzim thô

II.Phương Pháp Nuôi Cấy Chìm:

Trong nhiều môi trường nuôi cấy chìm, nguồn cacbon thường là tinh bột, các loại bột khác nhau, đôi khi còn dung một số nguyên liệu khác nữa Các nguồn nitơ hữu cơ thường dung là cao ngô, nước chiết từ mầm mạ, dịch tự phân nấm men… Nhưng khi cho thêm các chất này phải thận trọng, vì hỗn hợp các

axitamin sẽ có tác dụng nâng cao sinh tổng hợp amylaza ở Asperrgillus, nhưng lại có tác dụng xấu đối với các enzim khác

Thành phần khoáng trong môi trường cũng có ý nghĩa to lớn Trong môi trường nuôi cấy A.oryzae 3 – 9 – 15 có tinh bột và nitrat, cần phải thêm MnSO4 khi không thêm MnSO4 mốc phát triển bình thường, nhưng amylaza hòan toàn không tạo thành, vì trong thành phần phân tử amylaza có chứa những axit amin mang lưu hùynh và mangan Môi trường được thanh trùng trong thiết bị riêng

Trang 8

hoặc trong thùng lên men dưới áp lực của hơi nóng trực tiếp ở 118 – 125*C trong khoảng 45 – 60’

Sau khi làm nguội môi trường đến nhiệt độ thích hợp sẽ tiến hành tiếp giống Giống được cấy từ ống nghiệm qua các bình tam giác, đặt trên máy lắc, rồi nuôi

ở thùng nhân giống có thể tích bằng 5- 10% thể tích thùng lên men trong khoảng

24 – 36h Cấy giống mốc bào tử theo phương pháp chìm sẽ kéo dài thời gian nảy mầm và cũng kéo dài toàn bộ quá trình nuôi cấy Môi trường nhân giống có thể dung các hợp chất nitơ dễ tiêu hóa đối với vi sinh vật mà trong quá trình nuôi cấy vẫn nâng cao được họat lục sinh tổng hợp Tỷ lệ giống nằm trong khoảng 2 – 5%, nhưng đối với một số chủng tỷ lệ này cón giảm hơn nhiều, có khi tới 0,5 – 0,6%

Sinh tổng hợp enzim theo phương pháp chìm trong các thùng lên men có khí thổi và khuấy liên tục kéo dài trong khoảng 2 – 4ngày Đa số các enzim thủy phân do nấm mốc, xạ khuẩn tạo thành được vào môi trường xung quanh, phần còn lại trong hệ sợi sau 3ngày nuôi cấy khoảng 10 – 15%

Sơ đồ công nghệ của việc nuôi cấy vi sinh vật theo phương pháp chìm trong sản xuất enzim về nguyên lí giống như quá trình sản xuất các chế phẩm sinh học khác (axit amin, vitamin, chất kháng sinh …) Quá trình tách chế phẩm sau khi lên men có thể khác nhau, nhưng quá trình lên men với các thiết bị và qui định

về theo dõi các chế độ lên men là rất giống nhau

Trong quá trình nuôi cấy nấm mốc sinh enzim theo phương pháp chìm pH môi trường có một ý nghĩa rất lớn Chỉ số pH thích hợp cho sinh tổng hợp pectinase

là 7 – 8 Trong môi trường khi dùng các muối amon làm nguồn nitơ môi trường

sẽ bị kiềm hóa Để điều chỉnh pH trong quá trình nuôi cấy người ta dùng NaOH

và H2SO4

Sự súc khí không những ảnh hưởng đến sinh trưởng của vi sinh vật mà còn ảnh hưởng đến sự tạo thành enzim

Ảnh hưởng của chất cảm ứng và nguốn cacbon

Nhóm enzyme pectinase một mặt là các enzyme bản thể, nhưng mặt khác cũng

là các enzyme cảm ứng.Do đó, một trong những yếu tố quan trọng của sự sinh tổng hợp enzyme pectinase là phải có cơ chất đặc hiệu.Ví dụ pectine được thêmvào môi trường sẽ cảm ứng để tổng hợp h65 enzyme pectinase

Ảnh hưởng của nguồn nitơ

Nguồn nitơ cũng có vai trò rất quan trọng trong sự tăng tổng hợp enzyme

pectinase bởi vi sinh vật Người ta thêm nitơ vào môi trường dưới dạng muối nitrat và muối amôn

Ảnh hưởng của các yếu tố khác

Ngoài cacbon và nitơ,các yếu tố vô cơ cũng ảnh hưởng tới sự sinh tổng hợp các enzyme pectinase của vi sinh vật Trong đó phốt pho là cấu tử vô cơ cần thịết của môi trường.Nói chung hàm lượng phốt pho trong môi trường phải không được ít hơn 8- 10 mg (tính theo %)

Các yếu tố khác như pH của môi trường nuôi cấy, nhiệt độ nuôi cấy và điều kiện nuôi cấy … đều ảnh hưởng đến sự sinh tổng hợp enzyme pectinase

C.TÁCH VÀ LÀM SẠCH CHẾ PHẨM ENZIM TỪ MÔI TRƯỜNG

NUÔI CẤY BỀ MẶT:

Trang 9

I.TÁCH VÀ LÀM SẠCH:

Để chiết rút enzim từ môi trường rắn người ta dùng nước, các dung dịch muối trung tính, các dung môi hữu cơ (cồn, axeton) Nhiều kết quả thí nghiệm cho thấy dùng nước trong mục đích này có kết quả tốt và dể được dùng rộng rãi trong sản xuất Theo phương pháp khuếch tán bằng nước có thể chiết được lượng enzim trên 90 – 95% và trong nước chiết không chứa các tạp chất không tan Nước thường dung khuếch tán ở nhiệt độ 25 – 28*C Để tránh tạp nhiễm nên thêm vào nước một ít focmalin hoăc chất sát trùng khác Dịch chiết thu được

có màu nâu sẫm, khá trong, chứa 10 – 15% chất khô hòa tan và được làm lạnh kịp thời xuống 10 – 12*C

Phương pháp tách chiết và làm sach enzim được sử dụng rộng rãi nhất hiện nay

là phương pháp kết tủa enzim bằng dung môi hữu cơ (etanol, izopropanol và axeton) Các dung môi hữu cơ này làm giãm hằng có điện môi của môi trường như ta đã biết, lực hút tĩnh điện tỉ lệ nghịch với hằng số điện mới vì vậy các enzim, các chất protein cũng như các chất có phân tử thấp trong hệ dung dịch nước – dung môi hữu cơ sẽ tủa và lắng xuống

Độ hòa tan cùa enzim vào dung dịch cồn – nước phụ thuộc vào nồng độ cồn, nhiệt độ, lực hút ion của dung dịch và tính chất protein của enzim Để tránh mất họat tính của enzim tất cả phải được làm lạnh xuống 3 – 5*C khi trộn phải khuấy mạnh, khi các enzim kết tủa và lắng xuống dưới cần tách ly ngay

Trang 10

SƠ ĐỒ TINH SẠCH ENZYME TỪ CANH TRƯỜNG NẤM MỐC

II.XÁC ĐỊNH HỌAT ĐỘ ENZYME:

1) Phương pháp nhớt kế:

Xác định độ họat đông pectinase của canh trường theo phương pháp độ nhớt của dung dịch pectin 1% bằng nhớt kế Ot-van

2) Phương pháp đông chung(Cu-pectat):

Nguyên tắc: thủy phân pectin dưới tác dụng pectinase.Sau đó dùng CuS04 5% để kết tủa axit pectin dưới dạng đồng

pectat(Cu-pectat).Hòa tan kết tủa bằng NH4OH 25% Xác địng lượng đồng nhờ iốt

Một đơn vị họat động pectinase theo phương pháp này là một lượng emzym có khả năng xúc thủy phân hết 1 mg pectin trong thời gian 1giờ ở điều kiện tiêu chuẩn

3) Phương pháp so màu: Theo phương pháp này:Một đơn vị họat động pectinase là một lượng emzym có khả năng xúc thủy phân

xác định họat độ pectinase

Canh trường nấm mốc

(nuôi theo phương pháp bề mặt)

Khuấy trộn

Trích ly

lọc

Bã xác định họat độ pectinase

Cô đặc

Kết tủa bằng ethanol

Ly tâm

Sấy khô xác định họat độ pectinase

Bảo quản

Ngày đăng: 24/05/2014, 11:08

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng : thành phần dinh dưỡng của cám Trong nhiều trường hợp, để tạo khả năng thoáng khí tốt hơn, người ta thường  cho thêm trấu với lượng khoảng 20 – 30%. - THU NHẬN ENZYME PECTINASE TỪ VI SINH VẬT
ng thành phần dinh dưỡng của cám Trong nhiều trường hợp, để tạo khả năng thoáng khí tốt hơn, người ta thường cho thêm trấu với lượng khoảng 20 – 30% (Trang 6)
SƠ ĐỒ TINH SẠCH ENZYME TỪ CANH TRƯỜNG NẤM MỐC - THU NHẬN ENZYME PECTINASE TỪ VI SINH VẬT
SƠ ĐỒ TINH SẠCH ENZYME TỪ CANH TRƯỜNG NẤM MỐC (Trang 10)
Bảng 7. Ảnh hưởng của hàm lượng và nguyên liệu chứa pectin khác nhau đến - THU NHẬN ENZYME PECTINASE TỪ VI SINH VẬT
Bảng 7. Ảnh hưởng của hàm lượng và nguyên liệu chứa pectin khác nhau đến (Trang 13)
Bảng 8. Ảnh hưởng của amon sunfat đến sinh tổng hợp pectinase của Asp.niger - THU NHẬN ENZYME PECTINASE TỪ VI SINH VẬT
Bảng 8. Ảnh hưởng của amon sunfat đến sinh tổng hợp pectinase của Asp.niger (Trang 13)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w