1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Biện pháp quản lý giáo dục phòng, chống tệ nạn xã hội cho học sinh trường THPT chợ đồn tỉnh bắc kạn

148 1,5K 10
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 148
Dung lượng 379,43 KB

Nội dung

Rất rất hay !

Trang 1

DANH MỤC TỪ - CỤM TỪ VIẾT TẮT

Trang 2

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1 Quy mô trường lớp, cán bộ giáo viên, số học sinh năm học

2010 - 2011 49

Bảng 2.2 Cơ cở vật chất, phương tiện 51

Bảng 2.3 Tình hình học sinh 51

Bảng 2.4 Chất lượng hai mặt giáo dục 52

Bảng 2.5 Nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên về mục đích, ý nghĩa của công tác giáo dục, tuyên truyền, phòng, chống TNXH 54

Bảng 2.6 Nhận thức của phụ huynh học sinh về mục đích, ý nghĩa của công tác giáo dục, phòng, chống TNXH 56

Bảng 2.7 Nhận thức của học sinh về mục đích, ý nghĩa của công tác giáo dục, tuyên truyền, phòng, chống TNXH 57

Bảng 2.8 Nhận thức của học sinh về các tệ nạn xã hội qua các nguồn thông tin 59

Bảng 2.9 Mức độ nhận thức của học sinh về tác hại của các TNXH 61

Bảng 2.10 Đánh giá của cán bộ quản lý về mức độ nhận thức của học sinh về tác hại của các tệ nạn xã hội 62

Bảng 2.11 Đánh giá về các loại TNXH phổ biến trong học sinh hiện nay của nhà trường 63

Bảng 2.12 Đánh giá của cán bộ quản lý nhà trường về mức độ tệ nạn xã hội trong học sinh nhà trường hiện nay 65

Bảng 2.13 Đánh giá của cán bộ các ban ngành địa phương về mức độ tệ nạn xã hội trong học sinh nhà trường hiện nay 65

Bảng 2.14 Địa điểm mà các tệ nạn xã hội thường diễn ra 66

Bảng 2.15 Thái độ của học sinh đối với học sinh vi phạm tệ nạn xã hội 68

Bảng 2.16 Ý kiến của cán bộ quản lý về nguyên nhân học sinh rơi vào các tệ nạn xã hội 69

Trang 3

Bảng 2.17 Đánh giá của học sinh về tầm quan trọng của một số biện pháp

quản lý của nhà trường 72Bảng 2.18 Học sinh đánh giá về mức độ thực hiện một số biện pháp quản lý

nhằm giáo dục, phòng chống tệ nạn xã hội trong của nhà trường 76Bảng 2.19 Đánh giá của cán bộ quản lý, cán bộ Đoàn về mức độ thực

hiện một số biện pháp quản lý nhằm giáo dục, phòng chống tệnạn xã hội của nhà trường 78Bảng 2.20 Đánh giá của học sinh về biện pháp, nội dung hoạt động của nhà

trường trong việc giáo dục, phòng, chống các tệ nạn xã hội trongnhà trường 80Bảng 2.21 Mức độ tham gia của học sinh đối với các biện pháp quản lý

của nhà trường 81Bảng 2.22 Đánh giá của cán bộ quản lý về mức độ tham gia của học sinh

vào các biện pháp quản lý của nhà trường nhằm phòng chống tệnạn xã hội 82Bảng 2.2.3 Ý kiến của học sinh về các biện pháp xử lý đối với những học

sinh vi phạm vào các tệ nạn xã hội 84Bảng 2.24 Ý kiến của cán bộ quản lý về các biện pháp xử lý đối với

những học sinh vi phạm các tệ nạn xã hội 85Bảng 2.25 Đánh giá của các đồng chí cán bộ quản lý và giáo viên về hiệu

quả của các biện pháp mà nhà trường đã thực hiện 86Bảng 2.26 Ý kiến của cán bộ quản lý, giáo viên và học sinh về những

nguyên nhân ảnh hưởng tới kết quả thực hiện các biện phápquản lý của nhà trường 87Bảng 3.1: Đánh giá về tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp

quản lý, giáo dục, phòng chống tệ nạn xã hội ở trường trunghọc phổ thông Chợ Đồn 116

Trang 4

DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ

Sơ đồ 1.1 Chu trình quản lý 23

Sơ đồ 1.2 Sự tác động qua lại giữa các yếu tố trong quản lý 24

Trang 5

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hóa đã đưa nước ta thoát khỏinghèo nàn, lạc hậu, sánh vai với các cường quốc năm châu, chúng ta đã đạtđược nhiều thành tựu to lớn, vị thế đất nước ngày càng được nâng cao, đờisống nhân dân ngày càng được cải thiện Nhưng sự thành công đó có bềnvững hay không một phần tuỳ thuộc vào công tác đào tạo nguồn nhân lực, vào

sự nghiệp “trồng người” Đảng ta đã xác định: “Cùng với khoa học - công nghệ, giáo dục - đào tạo phải thật sự là quốc sách hàng đầu” Để làm được

điều đó đặt ra cho ngành giáo dục, mỗi trường học, đội ngũ thầy cô giáo, cán

bộ quản lý và mỗi nhà trường trách nhiệm rất nặng nề Trong việc thực hiện

sứ mệnh thiêng liêng đó, mỗi trường học phải là một tập thể đoàn kết phấnđấu nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức và chất lượng dạy học đích thực,đào tạo thế hệ trẻ thành những công dân có nhân cách toàn diện, có ý chí, cóhoài bão vươn lên không cam chịu nghèo hèn, phải làm giàu cho đất nước vàcho bản thân

Đứng trước sự đổi mới của xã hội, của quá trình hội nhập quốc tế,cùng với sự phát triển mạnh mẽ về nhiều mặt, những mặt trái của cơ chế thịtrường cũng bộc lộ, có tác động không nhỏ đến đời sống xã hội và len lỏi vàocác trường phổ thông, hiện tượng học sinh sa vào TNXH, vi phạm pháp luật,

sử dụng, buôn bán ma tuý, mại dâm, đánh nhau, trộm cắp, lưu hành ấn phẩmđồi trụy, đã trở lên phổ biến Hiện nay, hàng loạt các giải pháp của chínhphủ, của ngành giáo dục, của các đoàn thể nhằm nâng cao ý thức pháp luậtcho học sinh, từng bước ngăn chặn TNXH, nhưng chưa thật sự đồng bộ, chưavững chắc

Một số nơi ở tỉnh Bắc Kạn công tác phối hợp giữa cấp uỷ, chính quyền,hoạt động của các đoàn thể, giữa nhà trường, gia đình và xã hội còn có nhiều

Trang 6

hạn chế Một số trường học còn thiếu các biện pháp kiên quyết cho nên tìnhtrạng học sinh vi phạm TNXH còn khá phổ biển Công tác quản lí và thựchiện giáo dục pháp luật trong các nhà trường mới chỉ dựa trên các văn bảnhướng dẫn và kinh nghiệm riêng, quá trình quản lí và triển khai thực hiện giáodục pháp luật và giáo dục phòng, chống TNXH cho học sinh còn có phầnphiến diện, chưa sát thực tế, chưa thật hiệu quả.

Từ những lí do trên, là cán bộ quản lý của một trường THPT chúng tôi

chọn vấn đề: “Biện pháp quản lý giáo dục phòng, chống tệ nạn xã hội cho học sinh trường THPT Chợ Đồn - tỉnh Bắc Kạn” làm đề tài luận văn cao

học của mình

2 Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực trạng về quản lý các hoạt động

giáo dục phòng, chống tệ nan xã hội cho học sinh, luận văn đề xuất các biện

pháp quản lý có hiệu quả hoạt động giáo dục phòng, chống tệ nạn xã hội chohọc sinh trường THPT Chợ Đồn - tỉnh Bắc Kạn

3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu

3.1 Khách thể nghiên cứu

Hoạt động giáo dục phòng, chống TNXH cho học sinh các trườngTHPT tỉnh Bắc Kạn

3.2 Đối tượng nghiên cứu

Các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục phòng, chống TNXH cho học sinhtrường THPT Chợ Đồn - tỉnh Bắc Kạn

3.3 Khách thể điều tra

- Cán bộ quản lý trường THPT Chợ Đồn - tỉnh Bắc Kạn

Giáo viên, học sinh và phụ huynh học sinh trường THPT Chợ Đồn tỉnh Bắc Kạn

Trang 7

-4 Giả thuyết khoa học

Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục phòng, chống TNXH cho học sinhtrường THPT Chợ Đồn - tỉnh Bắc Kạn nếu được xây dựng phù hợp với thực tếcủa nhà trường, đặc điểm của địa phương, tận dụng và phát huy được sức mạnhcủa các tổ chức trong nhà trường và ngoài xã hội thì hiệu quả giáo dục tuyêntruyền, phòng, chống TNXH cho học sinh sẽ được nâng lên một bước

5 Nhiệm vụ nghiên cứu

5.1 Xây dựng cơ sở lý luận của việc đề xuất các biện pháp quản lý hoạtđộng giáo dục, phòng, chống TNXH cho học sinh trường THPT

5.2 Đánh giá thực trạng quản lý hoạt động giáo dục phòng, chốngTNXH cho học sinh trường THPT Chợ Đồn - tỉnh Bắc Kạn

5.3 Đề xuất và khảo nghiệm một số biện pháp quản lý hoạt động giáo dụcphòng, chống TNXH cho học sinh trường THPT Chợ Đồn - tỉnh Bắc Kạn

6 Giới hạn nghiên cứu

- Nghiên cứu và khảo sát thực trạng công tác quản lý hoạt động giáodục phòng, chống TNXH cho học sinh trường THPT Chợ Đồn - tỉnh Bắc Kạn(04 CBQL, 2 giáo viên phụ trách Đoàn, 50 giáo viên, 200 học sinh học sinh

và 10 phụ huynh học sinh, 10 cán bộ địa phương)

- Các biện pháp quản lý được đề xuất nhằm phục vụ cho hoạt động quản

lý của các chủ thể: Cán bộ quản lý, cán bộ phụ trách Đoàn, Đội và GVCN

- Thử nghiệm các biện pháp tại trường THPT Chợ Đồn - tỉnh Bắc Kạn

7 Phương pháp nghiên cứu

7.1 Các phương pháp nghiên cứu lí luận

- Phân tích các tài liệu, tạp chí có liên quan đến đề tài

- Nghiên cứu các văn bản pháp quy, những quy định của ngành Giáodục - Đào tạo có liên quan đến công tác quản lý giáo dục, quản lý nhà trường,quản lý hoạt động giáo dục pháp luật và giáo dục phòng, chống TNXH chohọc sinh trường THPT, chọn lọc thông tin cần thiết nhằm xây dựng cơ sởnghiên cứu cho đề tài

Trang 8

- Khái quát hóa các nội dung về lý luận giáo dục pháp luật và giáo dụcphòng, chống TNXH cho học sinh trường THPT

- Phân tích lý luận để làm rõ yêu cầu của chương trình giáo dục THPT

ở trường THPT Chợ Đồn về hoạt động giáo dục pháp luật và giáo dục phòng,chống TNXH

7.2 Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn

7.2.1 Phương pháp quan sát

Thu thập thông tin qua các hoạt động

7.2.2 Phương pháp điều tra

- Xây dựng các phiếu điều tra, phỏng vấn, trao tiếp các đối tượng:BGH, BTĐ trường, GVCN, HS, phụ huynh HS

- Thu thập số liệu qua các mẫu thống kê trên cơ sở kế hoạch giáo dụcphòng, chống TNXH cho học sinh của một số cán bộ quản lý, Giáo viên chủnhiệm và Bí thư Đoàn trường thuộc trường được khảo sát

- Xây dựng 4 loại phiếu điều tra dùng để xin ý kiến của HT, PHT, BTĐoàn; một loại lấy ý kiến của GVCN; một loại cho học sinh và một loại chophụ huynh học sinh

- Hệ thống câu hỏi trong mỗi loại phiếu điều tra được xây dựng trên cơ

sở khoa học quản lý, thực tiễn công tác và học tập của bản thân, hỏi ý kiếntham khảo của các thầy cô, các cấp quản lý, bạn bè đồng nghiệp có kinhnghiệm Các câu hỏi xây dựng gồm các câu hỏi đóng, trình bày rõ ràng, dễhiểu, thuận lợi cho đối tượng trả lời; phù hợp với mục đích nghiên cứu nhằmkhai thác những thông tin cần thiết phục vụ cho quá trình nghiên cứu

7.2.3 Phương pháp chuyên gia

Tham khảo ý kiến của các chuyên gia có trình độ cao thông qua traođổi với các nhà quản lý giáo dục, thu thập các thông tin cần thiết liên quanđến đề tài

Trang 9

7.2.4 Phương pháp tổng kết kinh nghiệm

Phân tích các điển hình giáo dục pháp luật, tổng kết các kinh nghiệm

7.2.5 Phương pháp khảo nghiệm

Đánh giá tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp giáo dục

7.3 Các phương pháp hỗ trợ

Đề tài sử dụng phương pháp toán thống kê, chương trình phần mềm để

xử lý các số liệu thu được qua điều tra và khảo nghiệm

8 Cấu trúc của luận văn

Luận văn được cấu trúc gồm 3 phần:

Phần 1 Mở đầu: Giới thiệu chung về đề tài nghiên cứu

Phần 2 Nội dung: gồm có 3 chương

Chương 1: Cơ sở lí luận về quản lí giáo dục phòng, chống tệ nạn xã hội

cho học sinh THPT

Chương 2: Thực trạng quản lý hoạt động giáo dục phòng, chống tệ nạn

xã hội cho học sinh trường THPT Chợ Đồn - tỉnh Bắc Kạn

Chương 3: Các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục phòng, chống tệ

nạn xã hội cho học sinh trường THPT Chợ Đồn - tỉnh Bắc Kạn

Phần 3 Kết luận và khuyến nghị

Tài liệu tham khảo để xây dựng đề cương

Phụ lục

Trang 10

Chương 1

CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA CÁC BIỆN PHÁP QUẢN LÍ

GIÁO DỤC PHÒNG, CHỐNG TỆ NẠN XÃ HỘI CHO

HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

1.1 Tổng quan vấn đề nghiên cứu

Từ năm 1986 dưới sự lãnh đạo của Đảng, nước ta đã tiến hành côngcuộc đổi mới toàn diện, 24 năm qua nền kinh tế - xã hội của nước ta pháttriển, đời sống của nhân dân ngày càng nâng cao, an ninh quốc gia và trật tự

an toàn xã hội được giữ vững Bên cạnh những thành quả đạt được, mặt tráicủa kinh tế thị trường đã tác động bằng nhiều cách đến đời sống xã hội,TNXH, mê tín dị đoan có những diễn biến phức tạp gây tác hại không nhỏđến thuần phong mỹ tục, làm băng hoại đạo đức, phẩm giá của con người.Những vấn đề TNXH đang là vấn đề nóng bỏng, nhức nhối, ảnh hưởng xấuđến đời sống xã hội, vi phạm pháp luật, đạo đức phong tục, tập quán tốt đẹpcủa dân tộc, phá vỡ hạnh phúc nhiều gia đình, đe dọa tương lai nòi giống củadân tộc, là nguyên nhân chủ yếu làm lây nhiễm HIV/AIDS Đây thực sự làmột hiểm họa của dân tộc trong thời mở cửa Trong tình hình đất nước mởrộng giao lưu quốc tế, vấn đề đấu tranh chống các TNXH và tội phạm đangtrở thành một trong những vấn đề quan trọng cấp bách có tính chất toàn cầu

và khu vực

Trước thực trạng đó, Đảng và Nhà nước ta đang tiến hành nhiềuphương pháp khác nhau để đấu tranh, kiên quyết nhằm ngăn chặn từng bước,tiến tới loại trừ các TNXH và tội phạm ra khỏi đời sống xã hội Trong đó thựcthi pháp luật có vai trò đặc biệt quan trọng, nhưng đến nay chưa thật hữu hiệu,bản thân nó lại chưa được đổi mới, chưa hoàn thiện cho phù hợp với đòi hỏicủa thực tiễn đã ảnh hưởng đến hiệu lực và hiệu quả trong cuộc đấu tranh này

Trang 11

Phòng chống TNXH, tội phạm nói chung, phòng chống ma tuý, mạidâm, cờ bạc, phòng chống tội phạm có tổ chức… nói riêng là những vấn đề

đã được các nhà khoa học trên thế giới quan tâm nghiên cứu

Trên thế giới, Liên hợp quốc, tổ chức Cảnh sát Hình sự quốc tếINTERPOL, tổ chức Y tế thế giới WHO, UNICEF và các tổ chức quốc tế đã

tổ chức nhiều hội nghị quốc tế và xuất bản nhiều ấn phẩm về phòng chốngTNXH, phòng chống tội phạm

Ở nước ta, trong những năm qua các cơ quan Nhà nước, các nhà nghiêncứu của Bộ Công an, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động Thương binh và

Xã hội, Trung tâm Khoa học Xã hội và Nhân văn đã nghiên cứu về TNXH,tội phạm dưới nhiều góc độ khác nhau, đã làm sáng tỏ các vấn đề lý luận vềbản chất của TNXH, các dấu hiệu dưới góc độ khoa học pháp lý, giáo dục, yhọc phục vụ cho công cuộc đấu tranh phòng, chống TNXH

Trong số này phải kể đến các công trình nghiên cứu như:

- Đề tài: Thực trạng và các giải pháp phòng ngừa các tệ nạn xã hội trong sinh viên hiện nay của Trần Quốc Thành 2000

- Luận án tiến sĩ luật học “Tăng cường đấu tranh phòng, chống tệ nạn

xã hội bằng pháp luật trong giai đoạn hiện nay” của Phan Đình Khánh

-2001- Học Viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh

- Đề tài: “Thử nghiệm các giải pháp phòng ngừa TNXH trong sinh viên hiện nay” Trần quốc Thành - 2004

- Đề tài KX 0414 “Nghiên cức thực trạng, nguyên nhân và giải pháp phòng chống tệ nạn xã hội và tội phạm” của Tổng cục Cảnh sát - Bộ Công an

Tuy nhiên các công trình trên chưa đề cập tới vấn đề quản lý giáo dụcphòng, chống TNXH cho học sinh trường THPT nhằm hạn chế và loại bỏ dần

tệ nạn xã hội ra khỏi nhà trường

Trang 12

1.2 Tệ nạn xã hội và đặc trưng của tệ nạn xã hội trong học đường

1.2.1 Khái niệm tệ nạn xã hội

TNXH là những thói hư, tật xấu, những hành vi sai lệch so với chuẩnmực xã hội

Chuẩn mực xã hội là tập hợp các yêu cầu hoặc sự mong đợi mà cộng

đồng xã hội (nhóm tổ chức, giai cấp, xã hội) đưa ra nhằm tạo lập các khuôn

mẫu hành vi và hành động cho các thành viên của mình Chuẩn mực xã hội có

thể được biểu hiện dưới dạng ngôn ngữ (pháp luật, nội quy, hương ước) hay không có văn bản (đạo đức, thuần phong mỹ tục) Khoa học xã hội chia chuẩn

mực xã hội thành:

- Chuẩn mực bắt buộc: là những chuẩn mực được phổ biến cho toàn xã

hội, bắt buộc mọi người phải thực hiện và gắn với hình phạt nếu ai đó viphạm, đó chính là các bộ luật

- Chuẩn mực mong đợi: là những chuẩn mực được phổ biến cho toàn

xã hội nhưng mang tính đặc thù cho các nhóm xã hội, đó chính là chuẩnmực đạo đức

Sai lệch xã hội là hành vi của cá nhân hay nhóm người nào đó không phù

hợp với những gì được coi là bình thường của cộng đồng, đi chệch những gì mà

số đông những người khác mong muốn trong những hoàn cảnh nhất định

Sai lệch chuẩn mực xã hội có thể được hiểu như là sự vi phạm các quy tắc

đã được xã hội chấp nhận Hành vi sai lệch chuẩn mực xã hội trái với sự mongđợi của cộng đồng, đối lập với những hành vi của những người bình thường

Tệ nạn xã hội là hiện tượng biểu hiện bằng những hành vi vi phạm

pháp luật và sai lệch chuẩn mực đạo đức, thuần phong mỹ tục, có tính lây lan,gây hậu quả nghiêm trọng cho đời sống kinh tế, văn hóa - xã hội, gây nguyhại cho cuộc sống của nhân dân

Trang 13

1.2.2 Đặc trưng của TNXH

1.2.2.1 TNXH là những hành vi vi phạm pháp luật có tính phổ biến

Pháp luật là hệ thống các văn bản quy phạm (quy tắc xử sự hành vi) do

Nhà nước đặt ra thể hiện ý chí của giai cấp nắm quyền lực chính trị, phù hợpvới thực tế của đời sống kinh tế xã hội, có tính chất bắt buộc chung nhằm điềuchỉnh các quan hệ xã hội và được thực hiện bằng các biện pháp tổ chức, giáodục, thuyết phục, cưỡng chế của bộ máy Nhà nước

Hành vi vi phạm pháp luật tức là các hành vi trái với các quy định trongquy phạm pháp luật, có thể khác nhau về mức độ và mức độ hậu quả do hành

1.2.2.3 TNXH là những hiện tượng nguy hiểm, lây lan nhanh, gây tâm trạng

xã hội nặng nề

Tính chất nguy hiểm của TNXH thể hiện ở việc lây lan nhanh và gây rathiệt hại về các mặt kinh tế, văn hóa, đạo đức, tâm lý xã hội…gây tâm trạngnặng nề trong xã hội

Thiệt hại do TNXH đem lại có khi là những thiệt hại về vật chất có thể

tính toán được và cả những thiệt hại khôn lường khó tính toán được (hậu quả

về chính trị, văn hóa, tư tưởng, tổ chức…) thậm chí làm tiêu mòn sinh lực xã

hội, đưa xã hội tới chỗ suy vong

Tệ nạn xã hội là các hành vi sai lệch chuẩn mực xã hội mang tính phổbiến, có xu hướng phát triển, lây lan theo diện rộng Đây là đặc trưng riêng

Trang 14

của TNXH để phân biệt với các hiện tượng vi phạm pháp luật khác, cho nênTNXH gây ra những nguy hiểm hơn nhiều so với một số hành vi vi phạmpháp luật khác.

1.2.2.4 TNXH phụ thuộc vào chế độ chính trị, điều kiện kinh tế xã hội và tùy thuộc vào quan điểm tiếp cận

TNXH là một hiện tượng xã hội tồn tại khách quan trong đời sống xãhội, nó phát sinh, phát triển gắn với những điều kiện kinh tế xã hội nhất định

Bản chất xã hội của sự sai lệch còn thể hiện tính tương đối, có nhữngvấn đề bị coi là sai lệch ở một quốc gia nhưng lại bị coi là không sai lệchtrong một xã hội khác Ngay trong một xã hội cụ thể, quan niệm về sự sai lệchcủa hành vi cũng có những thay đổi theo thời gian

TNXH có nguồn gốc trong đời sống xã hội, sự phát sinh và tồn tại củachúng gắn liền với những điều kiện nhất định của xã hội TNXH có mối quan

hệ tác động qua lại với các hiện tượng, các quá trình khác nhau trong đời sống

xã hội

TNXH là mặt trái của mỗi xã hội, TNXH không chỉ nảy sinh tồn tại vàphát triển trong thời kỳ kinh tế suy yếu của đất nước mà còn hiện diện ngaytrong cả giai đoạn kinh tế - xã hội phát triển Trong mỗi giai đoạn khác nhau,TNXH cũng tồn tại và phát triển ở những mức độ khác nhau Có nhữngTNXH tồn tại dai dẳng hàng thế kỷ, không thể loại trừ chúng trong một thờigian ngắn hay bằng một biện pháp đơn giản

TNXH là những hiện tượng có tính chất lịch sử có thể thay đổi cùngvới sự phát triển của xã hội Các loại TNXH và cách thức biểu hiện của chúngphụ thuộc vào sự phát triển và thay đổi của cơ cấu kinh tế - xã hội trong từnggiai đoạn Vấn đề là làm thế nào để hạn chế tới mức thấp nhất và tiến tới loại

bỏ dần ra khỏi đời sống xã hội

Trang 15

1.2.3 Các loại tệ nạn xã hội

1.2.3.1 Sử dụng, mua bán, tàng trữ ma túy

Ma túy là các độc dược được quy định trong Từ điển dược học

- Theo nghĩa rộng: Ma túy là chất khi đưa vào cơ thể sẽ làm thay đổi

chức năng của cơ thể (Tổ chức Y tế Thế giới - WHO)

- Theo nghĩa hẹp: Ma túy là chất tự nhiên hoặc tổng hợp khi đưa vào cơ

thể người dưới bất cứ hình thức nào sẽ gây ức chế hoặc kích thích mạnh hệthần kinh, làm giảm đau hoặc gây ảo giác

Ma túy khi xâm nhập vào cơ thể sẽ gây ra những phản ứng làm thay đổimột số chức năng trao đổi chất, gây những tổn thất lên hệ thần kinh gây nênnhững dấu ấn trong các trung tâm thần kinh của bán cầu đại não và tạo ratrong tâm lý con người một thói quen một nỗi khát khao, đam mê khó có thể

từ bỏ được

Ma túy là các chất “hướng thần” có tác dụng đặc hiệu lên hệ thần kinhgây nên những trạng thái tâm lý không bình thường, làm mất đi một số chứcnăng cơ bản vốn có của cơ thể, tạo thành những ảo giác, cảm giác mới lạ

Theo Liên Hiệp Quốc: “Ma túy là các chất hóa học có nguồn gốc tựnhiên và nhân tạo khi xâm nhập cơ thể con người sẽ có tác dụng làm thay đổitâm trạng, ý thức và trí tuệ, làm cho con người bị lệ thuộc vào chúng gây nênnhững tổn thương cho từng cá nhân và cộng đồng, do vậy, việc vận chuyển,mua bán, sử dụng chúng phải được quy định chặt chẽ trong các văn bản phápluật và chịu sự kiểm soát của các cơ quan bảo vệ pháp luật”

Tệ nạn ma túy bao gồm: + Sử dụng ma túy là nghiện hút

Trang 16

Các nhà xã hội học cho rằng: “Mại dâm là một dịch vụ kinh doanh nhằm cung cấp sự thỏa mãn tình dục cho cá nhân trong những trường hợp nhất định, nó cung cấp tình dục mang tính cách đồi trụy và tạo ra không khí

vô đạo đức đáng ngờ và nguy hiểm, tác dụng như thuốc kích thích đối với một

số người nhất định, nó cung cấp và đáp ứng như cầu tình dục cho những người không cần sự gắn bó về tình cảm”

Như vậy, một hành vi được coi là mại dâm khi có các dấu hiệu đặctrưng cơ bản là có sự quan hệ trao đổi tình dục ngoài hôn nhân và quan hệ đó

có bên mua và bên bán

Mại dâm bao gồm bên mua và biên bán:

Mua dâm là dùng vật chất để đổi lấy sự thỏa mãn tình dục cho bản thânmình Bán dâm là mang thân thể của mình làm thỏa mãn tình dục cho ngườikhác để kiếm tiền Hay nói cách khác đây là hành vi cho thuê thân thể củamình làm thỏa mãn tình dục cho người khác để được trả một giá trị vật chấtnhất định Điều 3, chương 1, Pháp lệnh phòng chống mại dâm của nước ta đãgiải thích rõ: “Mại dâm là hành vi mua dâm, bán dâm Vì vậy chống tệ nạnmại dâm là chống cả việc mua dâm, bán dâm và môi giới mại dâm”

Tệ nạn mại dâm làm băng hại đạo đức xã hội, có nguy cơ gây bệnh lâytruyền qua đường tình dục cho cả người bán dâm và người mua dâm

1.2.3.3 Cờ bạc

Theo Từ điển Tiếng Việt: Cờ bạc là các trò chơi ăn thua bằng tiền Hành vi đánh bạc được hiểu là bất kỳ hình thức nào được thua bằngtiền mặt hoặc dùng hiện vật để gán nợ, hiện vật có thể là tài sản, hàng hóanhư: vàng bạc, lợn gà, đồng hồ, điện thoại di động, nhà cửa… Các hình thứcđánh bạc có thể là: tổ tôm, sóc đĩa, đánh tú lơ khơ, cá cược bống đá…

Tệ nạn cờ bạc ở Việt Nam đã phát triển ở dạng tội phạm có tổ chức quy

mô lớn

Trang 17

1.2.3.4 Chơi số đề

Theo Từ điển tiếng Việt [19; 834] chơi số đề là cách đánh bạc dựa vàoviệc đoán trước hai số cuối của kết quả giải đặc biệt sổ xố kiến thiết của nhànước để ăn thua với tỉ lệ 1/ 70

Ngày nay số đề có nhiều cách thức khác nhau như: Căn cứ hai số cuốicủa giải nhất, căn cứ kết quả giải lô tô để đánh đề hoặc đánh lô Kẻ chơi số đềham mê đến mức căn cứ vào những giấc mơ của mình và những người khác,thậm chí còn tin cả vào những bài thơ đã được phát tán để tính toán, chọn sốghi đề

Số đề đã trở thành một TNXH gây tác hại to lớn về kinh tế - xã hội, gâymất trật tự an ninh xã hội, dẫn đến tan cửa nát nhà

1.2.3.5 Trò chơi điện tử ăn tiền

Trò chơi điện tử ăn tiền là cách đánh bạc với những chiếc máy tính được

cá cược bằng tiền hay chơi qua mạng Internet dùng tiền thật để đổi lấy tiền

ảo, đồ vật ảo

Những chiếc máy dưới dạng trò chơi điện tử (máy xèng) đang thu hútkhá đông học sinh tham gia.Trong những năm gần đây, cùng với sự phát triểncủa khoa học - công nghệ thông tin, trò chơi điện tử (chat, game) đã có mặt ởkhắp thành phố, len lỏi vào các làng quê ngõ xóm, đặc biệt là quanh cáctrường học

Điều đáng lo ngại là học sinh không chỉ chơi điện tử ăn tiền, chơi game,

mà còn buôn chuyện ảo, say mê những hình ảnh, truyện ngắn có nội dungkhêu gợi tình dục Phía sau bàn phím là biết bao chuyện buồn, là tệ nạn xãhội Việc học hành tu dưỡng rèn luyện giảm sút và dẫn đến chuyện bỏ học, bỏnhà, ăn cắp xe đạp, xe máy Có nhóm học sinh đã biến các trò chơi điện tửthành canh bạc để sát phạt nhau thâu đêm suốt sáng Trò chơi điện tử, internetkho tài nguyên trí tuệ của nhân loại đẫ bị biến tướng và trở thành một tệ nạntrong học sinh khi họ không được định hướng tốt

Trang 18

1.2.3.6 Trộm cắp

Trộm cắp là hành vi lấy của cải vật chất của người khác một cách lén lút

vụng trộm khi không có người hoặc người có của sơ hở không chú ý đến.Trộm cắp là một TNXH có từ xa xưa, với những kẻ lười biếng nhưnglại muốn giầu lên, hoặc những kẻ do ăn chơi quá đà không đủ chi tiêu nênsinh ra trộm cắp để trang trải nợ nần Hành vi trộm cắp ngày nay cũng tinh

vi hơn khi xã hội càng phát triển

Do vậy, giáo dục phòng, chống TNXH phải đồng thời với tất cả các tệnạn khác như: mại dâm, cờ bạc, số đề, trộm cắp, trò chơi điện tử

1.2.4 Tác hại của tệ nạn xã hội

1.2.4.1 Ảnh hưởng về mặt kinh tế

Việt nam trong những năm gần đây, TNXH có chiều hướng gia tăng vàphát triển ngày càng phức tạp Những thiệt hại về mặt kinh tế do TNXH gây

ra ở nước ta là rất lớn Mỗi con nghiện một ngày tiêu tốn hết vài chục ngànđồng, nếu là con nghiện hêrôin thì con số đó phải lên đến từ 300.000-400.000đồng Với gần 20 vạn người nghiện ma túy trong cả nước hiện nay, thiệt hại

về kinh tế một năm khoảng hơn 1000 tỷ So với nền kinh tế nước ta như hiệnnay thì con số này thật là khủng khiếp Phần lớn các con nghiện nằm trong độtuổi lao động, quỹ thời gian của họ giành phần lớn cho việc sử dụng ma túy

và xoay quanh việc tìm kiếm chất ma túy, sản phẩm họ làm ra góp phần vàonền kinh tế hầu như không có hoặc có rất ít Các gia đình có người nghiện đều

bị khuynh gia bại sản, kinh tế sa sút trầm trọng Ngoài việc cung cấp tiền chocon nghiện sử dụng ma túy, các gia đình phải chi tiêu để con nghiện chữa trịcác bệnh phát sinh do sử dụng ma túy, đặc biệt là viêm gan B, nhiễm vi rútHIV/AIDS

Nạn cờ bạc với nhiều biến tướng như hiện nay cũng đang phát triển cả

về quy mô lẫn hình thức tổ chức Ngoài những sòng bạc lớn có tính chuyên

Trang 19

nghiệp thì nạn cờ bạc cũng đang dần từng bước len lỏi vào trong từng gócphố, làng quê, lan cả tới những đối tượng là học sinh những người chủ củatương lai đất nước Song hành với nạn cờ bạc thì nạn số đề cũng đang nhưmột nạn dịch hoành hành tù địa phương này sang địa phương khác đã khiếnkhông ít gia đình bị khuynh gia bại sản, phải bán cả nhà cửa, vợ con.

TNXH đã khiến cho chính phủ phải chi một khoản ngân sách rất lớn vàocác hoạt động dự phòng: Tuyên truyền, giáo dục phòng chống TNXH, chi vàotrung tâm cai nghiện, trung tâm phục hồi nhân phẩm ảnh hưởng trực tiếpđến ngân sách của nhà nước

1.2.4.2 Ảnh hưởng về xã hội

Hầu hết tất cả các đối tượng TNXH ở nước ta đều phải gánh chịu nhữngtổn thương cả về thể xác lẫn tâm hồn Thân hình tiều tụy suy kiệt về sức khỏecủa người nghiện ma túy, cũng như dáng vẻ ốm yếu, gầy mòn bệnh tật của gáimại dâm Qua khám nghiệm y tế cho thấy ở nước ta 100% gái mại dâm mangtrong mình căn bệnh lây nhiễm qua đường tình dục Theo báo năm 2005 có103.000 người nhiễm HIV/AIDS trong đó có 6 - 8% do gái mại dâm lâytruyền cũng chính từ hoạt động mại dâm nhiễm qua khách làng chơi và bằngcác hoạt động tình dục không an toàn và lây truyền qua một số người khác Theo báo cáo của Bộ Công an và Bộ Lao động, Thương binh và Xã hộitính đến cuối năm 2006 trong cả nước có 160.226 người nghiện, trong đó cóxấp xỉ 63% ở độ tuổi thanh, thiếu niên

Bên cạnh tệ nạn ma túy thì tệ nạn mại dâm cũng đang là một vấn đềnhức nhối Tệ nạn mại dâm lan tràn không chỉ là nguyên nhân của căn bệnhthế kỷ HIV/AIDS mà nó còn phá hoại sức sống của mỗi cá nhân, làm xói mònđạo đức, suy thoái giống nòi và thuần phong mỹ tục tốt đẹp của dân tộc, làmtha hóa một bộ phận nhân dân, một số đảng viên, viên chức nhà nước Đặcbiệt nó còn gây ra một số bệnh xã hội như: Giang mai, lậu, hoa liễu Có tới

Trang 20

66% bệnh nhân điều trị tại bệnh viện Bạch Mai mắc bệnh hoa liễu là do sinhhoạt tình dục không an toàn với gái mại dâm Họ là những người ở độ tuổitrên dưới 30 Điều này chứng tỏ mại dâm đang là mối đe dọa đối với sức khỏethanh niên Càng nhức nhối hơn khi tỷ lệ gái mại dâm là trẻ em ở độ tuổi dưới

16 ngày càng tăng Vấn đề này đã để lại những hậu quả nghiêm trọng tới tìnhhình sức khỏe của thanh niên, ảnh hưởng tới chức năng duy trì và phát triểnnòi giống

1.2.4.3 Phá vỡ sự thăng bằng trong quan hệ gia đình và xã hội, làm băng hoại đạo đức xã hội

Với sự hoành hành của các tệ nạn xã hội như hiện nay, các giá trị truyềnthống thuần phong mỹ tục của dân tộc đang ngày càng bị đe dọa nghiêmtrọng Các mối quan hệ trong gia đình, quan hệ xã hội của các đối tượng tệnạn xã hội ngày càng trở nên tồi tệ hơn Biết bao gia đình lâm vào cảnh chacon vợ chồng không muốn nhận nhau, hạnh phúc gia đình tan nát, đâm chémnhau, cãi cọ xảy ra liên miên Theo số liệu điều tra ở nước ta có khoảng 27%

số người nghiện ma túy sống trong cảnh vợ chồng li tán, nhiều con nghiện matúy đẫ bị đuổi ra khỏi nhà hoạc tự bán hết nhà cửa để tiêm chích, hút hít, cuốicùng phải đi lang thang sống vạ vật nơi dầu đường cuối chợ…

Nạn nghiện ma túy ở nước ta trong những năm gần đây đã trở thành mộtvấn đề nóng bỏng Các thế hệ trẻ tương lai của đất nước, đặc biệt là các emhọc sinh đang ngồi trên ghế nhà trường, nhiệm vụ của các em là học tập tudưỡng và rèn luyện vì ngày mai lập nghiệp, cũng đang phải chịu những đedọa khá lớn Nếu như trước đây số người nghiện ma túy chủ yếu chỉ rơi vàonhững người già sống ở vùng cao, nơi có nhiều cây thuốc phiện với cách thức

sử dụng ma túy chủ yếu là hút thì ngày nay đáng lo ngại là số người nghiện

ma túy đại đa số lại là thanh thiếu niên Thực tế cho thấy rằng, tệ nạn mại dâmcũng là một trong những nguyên nhân làm băng hoại đạo đức xã hội, nhân

Trang 21

cách con người Việc kinh doanh kiếm lời trên thân thể người phụ nữ là mộthành vi phi đạo đức, trái với truyền thống tốt đẹp của dân tộc Coi phụ nữ làthú vui tiêu khiển, là đối tượng để thỏa mãn dục vọng là một việc làm xúcphạm đến nhân phẩm phụ nữ, chà đạp lên nhân cách con người Không chỉ cóthế, tệ nạn mại dâm còn góp phần làm gia tăng tội phạm, làm tăng nguy cơmắc HIV/AIDS, phá vỡ hạnh phúc gia đình, để lại nhiều hậu quả nghiêmtrọng, làm vẩn đục nếp sống lành mạnh trong xã hội vốn có truyền thốngthuần phong mỹ tục Chính vì những tác hại to lớn của tệ nạn này mà nhànước đã đề ra những chủ trương biện pháp phòng ngừa và làm hạn chế loại bỏdần các tệ nạn này từ nhiều năm qua Đây không chỉ là vấn đề của một cơquan chuyên biệt mà còn là trách nhiệm của mỗi cá nhân, gia đình, đoàn thể,cộng đồng và toàn xã hội.

1.2.4.4 Tăng nguy cơ mắc HIV/AIDS

Qua các số liệu điều tra cho thấy, hiện nay số người ở Việt nam bị nhiễmHIV/AIDS chủ yếu là do tiêm chích ma túy và quan hệ tình dục không antoàn Ở Việt nam đến tháng 8 năm 2007 có 128.367 người nhiễm HIV, 25.119chuyển sang giai đoạn AIDS và 14.042 chết do AIDS Trong khi 12/1990 mới

có 1 ca HIV ở việt nam Số học sinh sinh viên bị lây nhiễm HIV cũng tăngcao chiếm khoảng 30%, nguyên nhân chủ yếu là do tiêm chích ma tuý và hoạtđộng tình dục không an toàn

Bên cạnh hiểm họa ma túy, mại dâm cũng đang là mảnh đất màu mỡ chođại dịch AIDS có cơ hội phát triển nhanh chóng mang tới sự diệt chủng cho

cả một dân tộc Trong tương lai gần, theo dự báo số người bị nhiễm HIV sẽtăng vọt do lây lan ở phạm vi nông thôn (gia đình và công cộng) với đườnglây nhiễm chủ yếu qua đường tình dục và gái mại dâm sẽ là đối tượng bịnhiễm cao hơn cả Như vậy có thể nói, mại dâm có tác hại cực kỳ nguy hiểm,

“tiếp tay” cho căn bệnh AIDS nguy hiểm này

Trang 22

1.2.4.5 Mất trật tự an ninh xã hội

TNXH là một trong những nguyên nhân quan trọng gây mất trật tự antoàn trong xã hội Các đối tượng của TNXH đặc biệt là những đối tượng hoạtđộng mại dâm, ma túy đã hình thành nhiều băng nhóm hoạt động bất chấpluật pháp, thậm chí chúng dùng cả bạo lực để chống lại các lực lượng làmnhiệm vụ giữ gìn trật tự an ninh xã hội Chúng khống chế và uy hiếp nhữngnhân tố tích cực kể cả cá nhân, chính quyền cơ sở, làm cho nhân dân sốngtrong khu vực nơm nớp sợ hãi Theo kết quả điều tra của trung tâm giáo dụcdạy nghề Bình Triệu, số người nghiện ma túy trở thành tội phạm ăn cắp là100%, cướp giật 50%, giết người 2%, làm điếm 80% ở trung tâm cai nghiệnHải Phòng cũng có tới 70-80% con nghiện có tiền án tiền sự… họ sẵn sàngđâm thuê chém mướn phạm tội để có tiền mua thuốc phiện thỏa mãn cơnnghiện đang ra sức hoành hành Với những hoạt động như vậy của các loạiTNXH, cộng đồng xã hội không thể ổn định và phát triển lành mạnh được

1.2.4.6 Ảnh hưởng về chính trị

Ở Việt Nam, TNXH đã gây nên những ảnh hưởng trầm trọng về chínhtrị, mặc dù không đến mức làm đảo lộn nền tảng chính trị xã hội Nhưng cácTNXH như mại dâm, ma túy đã thực sự tạo nên những vết nhơ trên đất nước

ta Sự hoàn hành của nạn ma túy, của các tổ chức Maphia ma túy cũng như tệnạn mại dâm đã khiến cho nhiều nơi, nhiều lúc, quần chúng nhân dân mất điniềm tin vào một bộ phận cán bộ lãnh đạo của mình do một số người thoáihóa, biến chất Có khi họ bị bọn Maphia khống chế, mua chuộc và dần dần trởthành tay sai hoặc là một mắt xích trong đương dây hoạt động buôn lậu củachúng Cũng có khi họ bị sa đà vào hoạt động mại dâm hoặc dung túng chonhững hoạt động này dưới các hình thức hoặc bán công khai tại các nhà hàng,khách sạn, hoặc trá hình,… Không chỉ có một bộ phận những người lãnh đạo

bị thoái hóa như vậy mà còn có không ít những người khác trong quần chúng,

Trang 23

trong cán bộ công nhân viên nhà nước, thậm chí cả Đảng viên nhiều khi cũng

bị sa lầy trong vũng bùn nhơ nhuốc ấy Trên thực tế TNXH đã tạo ra một mốinguy hiểm đối với xã hội ta, đất nước ta, xét từ khía cạnh chính trị

Như vậy có thể nói, TNXH đã gây ra những ảnh hưởng về nhiều mặt đốivới sự phát triển của các quốc gia nói chung và của nước ta nói riêng Đối vớinước ta, trong thời kỳ hiện nay việc giải quyết các TNXH đã trở thành mộttrong những vấn đề nóng bỏng của chiến lược phát triển kinh tế- xã hội Đây

là một việc làm hết sức khó khăn, phức tạp và lâu dài, đòi hỏi sự cố gắng nỗlực của tất cả các thành viên trong xã hội Mỗi con người, mỗi gia đình, mỗicộng đồng đều phải có ý thức tự phòng vệ cho mình chống lại sự cám dỗ củacác TNXH Có như vậy công cuộc đấu tranh, phòng chống TNXH của chúng

ta mới thu được kết quả tốt

1.2.5 Tệ nạn xã hội trong trường học

TNXH trong nhà trường là những tệ nạn do học sinh mắc phải, làm ảnhhưởng đến kết quả học tập, rèn luyện của người học sinh cũng như kết quả giáodục đào tạo của nhà trường Đôi khi TNXH cũng có thể do giáo viên mắc phải,đây là một tệ nạn nghiệm trọng hơn vì nó có ảnh hưởng không chỉ đến cá nhânnhà giáo mà ảnh hưởng tới quá trình giáo dục học sinh trong nhà trường

TNXH trong trường học chính là những hành vi vi phạm pháp luật, saiphạm so với chuẩn mực đạo đức xã hội xảy ra trong trường học

- Những hành vi vi phạm pháp luật này không chỉ xuất hiện ở một số íthọc sinh vi phạm một lần mà có tính phổ biến, lặp đi lặp lại nhiều lần, có ởnhiều học sinh, nhiều nhóm học sinh và lan rộng gây tác hại trong nhà trườngmột cách nhanh chóng

- TNXH trong trường học gây ra những hậu quả nghiêm trọng, ảnhhưởng đến kết quả học tập của học sinh, dẫn đến thiệt hại to lớn cho cha mẹhọc sinh và nhà trường, làm mất trật tự trị an, an toàn trong nhà trường và khu

Trang 24

vực, phá vỡ truyền thống tốt đẹp của nhà trường, làm suy thoái về đạo đức,dẫn tới HIV-AIDS, trộm cắp cướp của, lừa đảo…

1.2.6 Nguyên nhân của tệ nạn xã hội và phạm pháp trong thanh niên học sinh

Trong những năm gần đây, hiện tượng TNXH trong học sinh không phải

là chuyện lạ Nhiều vụ gây lộn, cờ bạc, rượu chè sát phạt lẫn nhau, vẫn xảy

ra Có những nữ sinh đang học phải xin nghỉ để lo chuyện sinh đẻ, nhiềutrường hợp đi nạo hút thai Một số học sinh do rượu chè, la cà quán xá phảitrốn học vì nợ nần triền miên, chồng chất Vậy nguyên nhân của tình trạngtrên là do đâu? Phải chăng đó là hậu quả của một lối sống buông thả, xa hoa,trụy lạc, sống không có định hướng Có rất nhiều nguyên nhân khác nhaukhiến thanh thiếu nhiên phạm pháp và mắc các TNXH Có thể thống kê một

số nguyên nhân chính sau đây:

1.2.6.1 Nguyên nhân về tâm lý lứa tuổi

Theo kết quả điều tra của Viện Nghiên cứu Thanh niên về các nguyênnhân chủ yếu của các thanh thiếu niên phạm pháp và mắc các TNXH thìnguyên nhân về tâm lý lứa tuổi được xếp vào thứ hạng cao (87% ý kiến trả

lời) Trong các nhóm tuổi thuộc độ tuổi thanh thiếu niên (từ 14 đến dưới 30 tuổi) thì ở độ tuổi từ 16 đến đến dưới 18 tuổi thanh niên có nguy cơ cao nhất

vi phạm pháp luật và mắc các tệ nạn xã hội (chiếm 70% số người được hỏi).

Ngoài ra các đặc điểm của tuổi trẻ như ưa phiêu lưu mạo hiểm, tò mò, thíchcảm giác mạnh, liều lĩnh, thích cái mới lạ dẫn đến tính tự chủ kém, tự ý thứckém… là nguyên nhân dẫn đến phạm tội do không làm chủ được bản thân vàkhông được giáo dục thường xuyên kịp thời

1.2.6.2 Thiếu nhận thức pháp luật của thanh thiếu niên:

Do thiếu hiểu biết về tác hại của TNXH và mức độ nguy hiểm của nó,nhận thức về pháp luật còn hạn chế nên họ không ý thức được hành vi phạmtội của mình mà chỉ hành động theo cảm tính Có một số đối tượng khi bị bắtmới biết mình phạm tội

Trang 25

1.2.6.3 Nguyên nhân do thiếu ý thức tự rèn luyện

Do không được giáo dục và định hướng tốt nên một bộ phận thanh thiếu niênthiếu ý thức tự rèn luyện, tự giáo dục kém, bị lôi cuốn bởi bạn bè xấu, không chủđộng phòng tránh những nguy cơ tấn công ngày càng nhiều của TNXH

1.2.6.4 Nguyên nhân do ảnh hưởng của sách báo, phim ảnh độc hại

Trong thực tế có rất nhiều trường hợp thanh thiếu niên sau khi xem băng,sách báo, phim ảnh độc hại đã bị kích động tới cuồng loạn, hành động theobản năng, không kiểm soát được hành vi và suy nghĩ của mình

Như vậy, qua nghiên cứu cho thấy phần lớn những người sa vào con

đường TNXH là do môi trường xã hội và gia đình tác động mạnh đến sự pháttriển nhân cách Một nguyên nhân rất quan trọng làm phát sinh, phát triển tệnạn xã hội hiện nay là công tác giáo dục thanh, thiếu niên nói chung, giáo dục

về nhân cách định hướng cuộc sống, giáo dục đạo đức, lối sống văn minh chothanh niên nói riêng còn nhiều thiếu sót nên đã đưa thanh thiếu niên vào conđường TNXH

1.3 Khái niệm quản lý, giáo dục, phòng, chống tệ nạn xã hội

1.3.1 Khái niệm quản lý

Khái niệm quản lý đã được nhiều tác giả định nghĩa về quản lý như:

Tác giả Hà Sĩ Hồ đã định nghĩa: “Quản lý là một quá trình tác động có định

hướng (có chủ đích), có tổ chức, lựa chọn trong các tác động có thể có, dựa trên

các thông tin về thực trạng của đối tượng và môi trường, nhằm cho sự vận hànhcủa đối tượng được ổn định và làm cho nó phát triển tới mục đích đã định” Tác giả Đặng Vũ Hoạt và Hà Thế Ngữ cũng cho rằng: “Quản lý là mộtquá trình định hướng, quá trình có mục đích, quản lý có hệ thống là quátrình tác động đến hệ thống nhằm đạt được những mục tiêu nhất định.Những mục tiêu này đặc trưng cho trạng thái mới của hệ thống mà ngườiquản lý mong muốn”

Trang 26

Tác giả Nguyễn Văn Lê lại cho rằng: “Quản lý một hệ thống xã hội làkhoa học và nghệ thuật tác động vào hệ thống đó mà chủ yếu là vào conngười nhằm đạt hiệu quả tối ưu theo mục tiêu đề ra”.

Như vậy, khái niệm quản lý được các nhà nghiên cứu và phân tích bằngnhiều cách khác nhau nhưng về cơ bản có những điểm chung như:

- Quản lý là công tác phối hợp có hiệu quả của những người cộng sựkhác nhau trong cùng một tổ chức

- Quản lý là những tác động có mục đích lên một tập thể người, thành tố

cơ bản của hệ thống xã hội

- Quản lý là các hoạt động thực tiễn nhằm đảm bảo hoàn thành các côngviệc qua những nỗ lực của người khác

Tóm lại: Quản lý là có sự tác động có định hướng, có tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra của chủ thể quản lý để chỉ huy, điều khiển hướng dẫn các quá trình

xã hội, hành vi và hoạt động của con người nhằm đạt tới mục đích, đúng với ý chí của nhà quản lý, phù hợp với quy luật khách quan.

Để quản lý có hiệu quả nó phụ thuộc vào các yếu tố sau:

- Chủ thể quản lý: Là một cá nhân, một nhóm, hay một tổ chức

- Đối tượng quản lý: Là những con người cụ thể, họ rất có nhiều quan hệđan xen và đa dạng mà chủ thể quản lý phải sử lí khi thực hiện chức năngquản lý của mình Vì vậy, nhiệm vụ quản lý là biến các mối quan hệ trênthành các yếu tố tích cực tạo nên môi trường thuận lợi để hướng tới mục tiêuchung Đó là tính nghệ thuật của quản lý

- Công cụ quản lý là phương tiện tác động của chủ thể quản lý tới kháchthể quản lý Công cụ quản lý có thể là mệnh lệnh, quyết định, văn bản, chínhsách, chương trình, mục tiêu

- Phương pháp quản lý được xác định bằng nhiều cách khác nhau, phụthuộc vào nhiều hình thức lĩnh vực hoạt động và phong cách quản lý Muốn đạt

Trang 27

Tiền kế hoạch

Kế hoạch hoácông cụ quản lýThông tin

Chỉ đạo thực hiện

được mục tiêu trong quản lý, chủ thể quản lý phải biết được mục tiêu của tổchức mình trên cơ sở của sự hội nhập giữa các nhu cầu và mục đích của mỗi cánhân trong tổ chức, do vậy sự chia sẻ các mục tiêu tổ chức của khách thể quản

lý là một yếu tố quan trọng quyết định hiệu quả quản lý của một tổ chức

Mục tiêu quản lý là đích của chủ thể quản lý đặt ra cho tổ chức thực hiện.Chức năng Quản lý:

+ Chức năng kế hoạch hoá

+ Chức năng tổ chức

+ Chức năng chỉ đạo

+ Chức năng kiểm tra, đánh giá

Tất cả các chức năng quản lí tạo nên nội dung của quá trình quản lý.Trong một chu trình quản lý, các chức năng kế tiếp nhau và độc lập với nhauchỉ mang tính tương đối bởi vì một số chức năng có thể diễn ra đồng thờihoặc kết hợp với việc thực hiện các chức năng khác.Chu trình đó được thểhiện qua sơ đồ sau:

Sơ đồ 1.1 Chu trình quản lý

Trang 28

Kế hoạch hóa công cụ quản lý

Khách thể quản lý

Phương pháp quản lý

Mục tiêu quản lý

Chủ thể

quản lý

Ngày nay, trước sự phát triển của khoa học kỹ thuật và sự biến độngkhông ngừng của nền kinh tế - xã hội, quản lý được xem là một trong nămnhân tố phát triển kinh tế - xã hội (vốn- nguồn lực lao động- khoa học kỹthuật- tài nguyên và quản lý) trong đó quản lý đóng vai trò quyết định của sựthành bại của công việc Hoạt động quản lý tồn tại với 3 yếu tố cơ bản đó là

“Chủ thể quản lý, khách thể quản lý, mục tiêu quản lý" Các yếu tố này có

mối quan hệ qua lại chặt chẽ với nhau và cùng nằm trong môi trường quản lýđược thể hiện sơ đồ sau:

Sơ đồ 1.2 Sự tác động qua lại giữa các yếu tố trong quản lý

1.3.2 Giáo dục

1.3.2.1 Khái niệm Giáo dục

Giáo dục là hoạt động có mục đích được tổ chức có kế hoạch, được lựachọn về nội dung, phương pháp thực hiện có hệ thống nhằm tác động đến đốitượng nào đó, làm cho đối tượng đó dần dần có được những phẩm chất vànăng lực như yêu cầu đề ra

1.3.2.2 Các chức năng của giáo dục trong xã hội hiện nay

Giáo dục là một bộ phận của xã hội, luôn vận động và phát triển trongmối quan hệ biện chứng với các lĩnh vực khác, góp phần thúc đẩy sự pháttriển nhiều mặt của xã hội giáo dục có các chức năng sau:

Trang 29

* Chức năng văn hoá xã hội:

Giáo dục là yếu tố trực tiếp quan trọng nhất quyết định sự phát triển của

cá nhân và xã hội vì: Cá nhân mỗi người từ bé đến trưởng thành là quá trìnhphát triển cả về cơ thể (mặt sinh học, tự nhiên) lẫn nhận thức (mặt xã hội) Quátrình này chịu tác động của nhiều yếu tố trong đó giáo dục là yếu tố làm choquá trình phát triển diễn ra có hệ thống, nhanh chóng và hiệu quả

Sự phát triển về văn hoá, văn minh của loài người luôn gắn liền với vaitrò của giáo dục Giáo dục là phương thức cơ bản để bảo tồn và phát triển vănhoá nhân loại, tạo điều kiện cho sự giao lưu văn hoá giữa các thế hệ và giữacác nước…

Vậy giáo dục làm phát triển con người trong sự phát triển của xã hội vàphát triển con người để phát triển xã hội

* Chức năng kinh tế - sản xuất: Giáo dục đào tạo giữ vai trò quan trọng

trong việc đào tạo nguồn nhân lực phục vụ cho nền kinh tế - sản xuất.Giáo dụcđào tạo chuẩn bị cho thế hệ trẻ có đủ tri thức, kỹ năng, kỹ xảo, sử dụng được vàthích ứng với những kỹ thuật mới hiện đại giúp họ có khả năng lao động sảnxuất, phát triển quá trình sản xuất và quản lý sản xuất

Mặt khác sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật và cơ chế thịtrường đã đặt ra yêu cầu khách quan đối với thế hệ trẻ: Phải thích ứng và pháthuy được năng lực của mình trên những lĩnh vực khác nhau Vì thế GDĐT ởnước ta hiện nay phải thay đổi mục tiêu, nội dung, phương pháp đào tạo Nộidung chương trình phải gắn với nhu cầu phát triển kinh tế xã hội, giáo dục đàotạo phải giải quyết những vấn đề do kinh tế xã hội đặt ra Cơ cấu giáo dục phảigắn chặt với cơ cấu nhân lực, cơ cấu kinh tế xã hội và chịu sự chi phối của hailoại cơ cấu này Nội dung giáo dục phải coi trọng cả ba mặt: Mở rộng quy mô,nâng cao chất lượng và phát huy hiệu quả, đồng thời gắn chặt giáo dục với laođộng sản xuất, lý luận với thực tiễn, nhà trường với gia đình, xã hội

Trang 30

Nội dung giáo dục phải gắn với những tiến bộ khoa học công nghệ, giáodục đào tạo phải nhanh chóng đưa thành tựu khoa học công nghệ vào giảngdạy Nội dung giáo dục phải tiếp thu, ứng dụng một cách có chọn lọc nhữngtiến bộ khoa học công nghệ sao cho phù hợp với đặc điểm tình hình kinh tếnước ta.

* Chức năng chính trị - xã hội: Giáo dục góp phần truyền bá tư tưởng

chính trị, luật pháp và chuẩn mực đạo đức, chuẩn bị cho xã hội có những ngườicông dân khoẻ mạnh có cuộc sống hài hoà, có năng lực nghề nghiệp, lối sốngvăn hoá lành mạnh… Giáo dục góp phần ngăn chặn, uốn nắn những tư tưởnglạc hậu,hình thành thái độ đúng đắn cho người dân

Giáo dục mang tính giai cấp và phục vụ cho lợi ích của giai cấp Bác Hồ

đã nói: “Các thầy cô giáo là những chiến sĩ cách mạng trên mặt trận văn hoá xãhội” Ở nước ta, giáo dục phục vụ cho lợi ích của mọi tầng lớp nhân dân trong

đó có giai cấp công nhân và nhân dân lao động Tất cả các đường lối chính sáchgiáo dục của Đảng và Nhà nước đều hướng tới mục tiêu “Dân giàu, nướcmạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh” Nền giáo dục nước ta được tiếnhành dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng Sản Việt Nam, thực hiện một nền giáodục thống nhất bình đẳng tạo cơ hội và điều kiện cho tất cả mọi người đều được

đi học, đều được phát triển toàn diện về nhân cách của mình

1.3.3 Con đường giáo dục

Giáo dục được thực hiện chủ yếu qua hai con đường: hoạt động dạy họctrên lớp và các hoạt động ngoài giờ lên lớp hai hoạt động này có mối quan hệbiện chứng với nhau

1.3.3.1 Giáo dục thực hiện qua các giờ dạy chính khoá trên lớp

Nội dung các môn học văn hoá (tự nhiên và xã hội) giúp học sinh pháttriển cả về đức, trí, thể, mỹ, đặc biệt môn Văn, Sử, Giáo Dục Công Dân có vaitrò quan trọng trong việc giáo dục đạo đức cho học sinh, giúp học sinh hiểu biết

về pháp luật, hình thành ý thức cộng đồng

Trang 31

Mặt khác qua nhân cách của thầy cô, (kiến thức chuyên môn, năng lực sưphạm, tác phong lên lớp ) sẽ để lại trong lòng học sinh những hình ảnh đẹpcủa người thầy, và điều này sẽ ảnh hưởng rất lớn trong việc hình thành nhữngtình cảm đạo đức cho học sinh.

1.3.3.2 Giáo dục qua các hoạt động ngoài giờ lên lớp

- Giáo dục qua lao động: Có hai hình thức lao động là lao động tự phục

vụ và lao động công ích Qua lao động học sinh có điều kiện vận dụng nhữngđiều đã học trên lớp (học đi đôi với hành) phát huy tinh thần làm chủ tập thể,tính tự quản, giáo dục học sinh ý thức tổ chức kỷ luật…

- Giáo dục qua các hoạt động ngoại khoá: Như tham quan, du khảo, dựcác buổi nói chuyện chuyên đề, cắm trại, văn nghệ, TDTT… giúp học sinh mởmang kiến thức, củng cố cho những điều đã học trong sách vở, tăng cường tìnhđoàn kết tạo mối quan hệ bạn bè, giao tiếp xã hội Qua tham quan di tích lịch

sử, thắng cảnh, học sinh cảm thấy gần gũi với thiên nhiên, càng thêm yêu quêhương đất nước

Vậy hai con đường trên có quan hệ hỗ trợ với nhau, bổ sung cho nhau Đặcbiệt trong giáo dục đạo đức những giờ học chính khoá học sinh tiếp thu đượcnhững tri thức, những chuẩn mực đạo đức xã hội, và từ đó hình thành trong các

em tình cảm đạo đức, thì qua những hoạt động ngoại khoá sẽ tạo điều kiện chonhững tình cảm đạo đức được bộc lộ thể hiện qua hành vi đạo đức và hành vinày được lặp đi lặp lại nhiều lần sẽ thành những thói quen đạo đức…

1.3.4 Khái niệm quản lý giáo dục

Quản lý giáo dục là một bộ phận quan trọng của hệ thống quản lý xã hội.Với các cách tiếp cận khác nhau đã đưa ra nhiều khái niệm quản lý giáo dục

Đối với cấp vĩ mô: Quản lý giáo dục được hiểu là những tác động tự

giác (có ý thức, có mục đích, có kế hoạch, hợp quy luật) của chủ thể quản lýđến tất cả các mắt xích của hệ thống (từ cấp cao nhất đến các cơ sở giáo dục

là nhà trường) nhằm thực hiện có chất lượng và hiệu quả mục tiêu phát triểngiáo dục, đào tạo thế hệ trẻ mà xã hội đặt ra cho ngành giáo dục

Trang 32

Đối với cấp vi mô: Quản lý giáo dục được hiểu là hệ thống những tác

động tự giác (có ý thức, có mục đích, có kế hoạch, có hệ thống, hợp quy luật)của chủ thể quản lý đến tập thể giáo viên, công nhân viên, tập thể học sinh,cha mẹ học sinh và các lực lượng xã hội trong và ngoài nhà trường nhằm thựchiện có chất lượng và hiệu quả mục tiêu giáo dục của nhà trường

* Định nghĩa một cách chung nhất theo Phạm Minh Hạc: “Quản lý giáo dục là hệ thống tác động có mục đích, có kế hoạch, hợp quy luật của chủ thể quản lý nhằm cho hệ vận hành theo đường lối, nguyên lý giáo dục của Đảng trong phạm vi trách nhiệm của mình, tức là đưa nhà trường vận hành theo nguyên lí giáo dục tiến tới mục tiêu giáo dục, mục tiêu đào tạo đối với ngành giáo dục với thế hệ trẻ và với từng học sinh”.

* Giáo dục là một hoạt động đặc biệt của con người, là hoạt động có mục

đích, có chương trình, có kế hoạch có hai chức năng tổng quát: “Ổn định duy trì quá trình đào tạo đáp ứng nhu cầu hiện hành của nền KT-XH và đổi mới phát triển quá trình đào tạo đón đầu sự tiến bộ, phát triển KT-XH”.

Như vậy, quản lý giáo dục được hiểu là sự tác động của chủ thể quản lý

đến khách thể quản lý trong lĩnh vực giáo dục, nói một cách rõ ràng đầy đủhơn, quản lý là hệ thống những tác động có mục đính, có kế hoạch hợp quyluật của chủ thể quản lý trong hệ thống giáo dục quốc dân, các cơ sở giáo dụcnhằm thực hiện mục tiêu nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực và bồi dưỡngnhân tài Quản lý giáo dục là hoạt động điều hành, phối hợp các lực lượnggiáo dục nhằm đẩy mạnh công tác giáo dục theo yêu cầu phát triển của xã hội

1.3.5 Khái niệm quản lý nhà trường

1.3.5.1 Khái niệm nhà trường

Nhà trường là một thể chế xã hội - nhà nước, là một đơn vị tổ chức,một cơ quan giáo dục thực hiện chức năng giáo dục - đào tạo, chuẩn bị chothế hệ trẻ bước vào cuộc sống Nhà trường hiện thực hoá sứ mệnh của của nềngiáo dục trong đời sống kinh tế - xã hội

Trang 33

1.3.5.2 Khái niệm quản lý nhà trường

- Quản lý nhà trường là một phạm vi cụ thể của quản lý hệ thống giáodục Trường học là tổ chức giáo dục, là một đơn vị cấu trúc cơ sở của hệthống giáo dục quốc dân Do đó, xét về bản chất, trường học là tổ chức mangtính nhà nước - xã hội - sư phạm thể hiện bản chất giai cấp, bản chất xã hội vàbản chất sư phạm

- Theo Phạm Minh Hạc: “Quản lý nhà trường là thực hiện đường lốigiáo dục của Đảng trong phạm vi trách nhiệm của mình đưa nhà trường vậnhành theo nguyên lý giáo dục để tiến tới mục tiêu giáo dục thế hệ trẻ vớitừng học sinh”

Quản lý nhà trường là hệ thống những tác động có hướng đích của hiệu

trưởng đến con người (giáo viên, cán bộ nhân viên và học sinh), đến các nguồn lực (cơ sở vật chất, tài chính, thông tin,…) hợp quy luật (quy luật quản

lý, quy luật giáo dục, quy luật tâm lý…) nhằm đạt mục tiêu giáo dục

1.3.5.3 Bản chất của quản lý nhà trường

Bản chất của quản lý nhà trường là quản lý mọi hoạt động dạy học vàhoạt động giáo dục làm sao đưa hoạt động đó từ trạng thái này sang trạng tháikhác để dần dần tiến tới mục tiêu giáo dục Nhà trường có tổ chức dạy, học vàgiáo dục tốt mới cụ thể hoá được đường lối thành hiện thực, đáp ứng đượcyêu cầu của nhân dân và đất nước

Quản lý nhà trường bao gồm tập hợp những tác động tối ưu của chủ thểquản lý đến tập thể giáo viên, học sinh và và các cán bộ khác nhằm:

- Tận dụng các nguồn dự trữ do Nhà nước đầu tư lực lượng xã hội đónggóp và lao động xây dựng vốn tự có

- Hướng dẫn vào việc đẩy mạnh mọi hoạt động của nhà trường mà điểmhội tụ là đào tạo thế hệ trẻ

- Thực hiện có chất lượng mục tiêu, kế hoạch và đào tạo đưa nhà trườngtiến lên trạng thái mới

Trang 34

1.3.5.4 Chức năng của quản lý nhà trường

Chức năng của quản lý nhà trường trước hết phải thực hiện đầy đủ chứcnăng của quản lý nói chung Đồng thời ở nhà trường có chức năng cụ thể làquản lý quá trình dạy học và quá trình giáo dục Chức năng đó cần được cụthể hoá một cách chặt chẽ thông qua kế hoạch đào tạo Việc xây dựng nề nếpdạy học nhằm mục đích đảm bảo các kế hoạch quy chế đào tạo, xây dựng môitrường sư phạm lành mạnh, hấp dẫn với kỷ luật tự giác và tình cảm tráchnhiệm, xây dựng mối quan hệ cộng tác giúp đỡ, học hỏi lẫn nhau giữa giáoviên và học sinh… Mục tiêu cuối cùng của hoạt động này là nâng cao chấtlượng và hiệu quả của quá trình giáo dục và đào tạo trong nhà trường

1.3.5.5 Nội dung của quản lý nhà trường bao gồm

* Quản lý hoạt động dạy học:

Hoạt động dạy học là hoạt động trung tâm của nhà trường, nó chi phốimọi hoạt động giáo dục khác trong nhà trường Nó là con đường trực tiếp vàthuận lợi nhất để giáo dục thế hệ trẻ và thực hiện mục đích cao nhất của nhàtrường Vì vậy, có thể nói trọng tâm của quản lý nhà trường là quản lý quátrình dạy học, quản lý việc chấp hành các quy định về hoạt động giảng dạycủa giáo viên và hoạt động học tập của học sinh, đảm bảo cho các hoạt động

đó được tiến hành tự giác, có nền nếp ổn định, có chất lượng và hiệu quả cao

+ Quản lý hoạt động của thầy: Quản lý việc thực hiện chương trình,quản lý việc soạn bài và chuẩn bị lên lớp của giáo viên, quản lý việc dự giờthao giảng và tự bồi dưỡng của giáo viên, quản lý việc thực hiện công tácnghiên cứu khoa học của giáo viên

+ Quản lý hoạt động học tập của trò: Quản lý việc thực hiện giờ giấc họctập, tinh thần và ý thức học tập, phương pháp học tập…

* Quản lý hoạt động giáo dục:

Quản lý mọi hoạt động giáo dục của nhà trường đảm bảo đúng mục tiêugiáo dục của Đảng, Nhà nước đó là đào tạo nhân lực có phẩm chất chính trị, đạo

Trang 35

đức tốt, có kiến thức và năng lực thực hành tương xứng với trình độ đào tạothích ứng với việc làm trong xã hội.

* Quản lý hoạt động phối hợp

Trong trường THPT có nhiều bộ phận, mọi hoạt động trong nhà trườngnói chung đều là các hoạt động mang tính phối hợp Sự phối hợp nhịp nhànggiữa các bộ phận trong nhà trường góp phần làm cho các hoạt động đạt hiệuquả cao hơn

* Quản lý tài chính và cơ sở vật chất

- Quản lý cơ sở vật chất: Tài sản của nhà trường bao gồm đất đai, nhàcửa, công trình xây dựng, các hoạt động khoa học và công nghệ các trangthiết bị được Nhà nước giao cho trường quản lý và sử dụng hoặc do đầu tưmua sắm xây dựng và các hoạt động khác Quản lý tài sản nói chung và quản

lý cơ sở vật chất - kỹ thuật phục vụ cho quá trình đào tạo nói riêng phải đảmbảo được các yêu cầu liên quan mật thiết với nhau là: Đảm bảo đủ cơ sở vậtchất - kỹ thuật trong quá trình đào tạo, quản lý tốt cơ sở vật chất - kỹ thuậtcủa nhà trường

- Quản lý tài chính: Trong bất kỳ tổ chức đơn vị nào thì nguồn kinh phíđóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc duy trì các hoạt động Nếu nhàtrường tạo được nguồn kinh phí tốt và sử dụng đúng mục đích tức là đã quản

lý tốt nguồn tài chính của đơn vị mình

Tóm lại: Quản lý nhà trường chính là sự tác động có ý thức, có kế hoạch

và có mục đích của chủ thể quản lý đến tất cả các hoạt động trong nhà trường,nhằm đảm bảo sự vận hành tối ưu, hoạt động của nhà trường

1.3.6 Biện pháp quản lý

1.3.6.1 Biện pháp

Biện pháp là cách thức để giải quyết một vấn đề cụ thể nào đó nhằmđạt được hiệu qủa cao nhất trong các hoạt động

Trang 36

1.3.6.2 Biện pháp quản lý

Biện pháp quản lý là cách thức của chủ thể quản lý tiến hành sử dụngcác công cụ quản lý tác động vào việc thực hiện tựng khâu của chức năngquản lý nhằm tạo nên sức mạnh, năng lực thực sự của mục tiêu quản lý

1.3.7 Quản lý hoạt động giáo dục phòng, chống tệ nạn xã hội

Quản lý hoạt động giáo dục phòng, chống TNXH là những tác động cómục đích, có kế hoạch của nhà quản lý đến tập thể, cán bộ, giáo viên, họcviên và những lực lượng khác trong và ngoài trường nhằm huy động họ thamgia và quan tâm đến hoạt động để thực hiện có hiệu quả, mục tiêu, nhiệm vụgiáo dục, phòng chống TNXH đề ra, góp phần hình thành phát triển nhân cáchngười học một cách toàn diện

- Chủ thể quản lý giáo dục phòng, chống TNXH cho học sinh là hiệutrưởng, các tổ chuyên môn, các cán bộ giáo viên nhà trường, các tổ chức,đoàn thể khác trong và ngoài nhà trường

- Đối tượng quản lý là học sinh

Quá trình giáo dục phòng chống TNXH cho học sinh gồm:

+ Mục tiêu, nội dung, phương pháp hình thức, tổ chức giáo dục

+ Hoạt động của giáo viên, học sinh và của các đoàn thể

- Đối tượng quản lý giáo dục, phòng chống TNXH ở trường phổ thôngbao gồm:

+ Mục đích, nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức các hoạt độnggiáo dục, phòng chống TNXH cho học sinh

+ Các lực lượng tham gia giáo dục, phòng chống TNXH cho học sinh.+ Các nguồn lực phục vụ cho hoạt động giáo dục, phòng chống TNXHcho học sinh

Trang 37

- Kết quả của hoạt động giáo dục, phòng chống TNXH giữa các thành tốtrên có mối quan hệ mật thiết với nhau, vì vậy khi nghiên cứu hoạt động nàycần phải khai thác các mối quan hệ đó

- Khách thể quản lý là các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường

1.3.7.1 Mục đích quản lý giáo dục phòng, chống tệ nạn xã hội

Chuyển hóa những nguyên tắc, chuẩn mực đạo đức xã hội thành nhữngphẩm chất đạo đức nhân cách cho học sinh, hình thành ở học sinh thái độđúng đắn, ý thức tự giác thực hiện các chuẩn mực của xã hội, thói quen chấphành các quy định của pháp luật

Giúp học sinh nhận thức được các chủ trương, chính sách của Đảng, quyđịnh của pháp luật, chuẩn mực đạo đức của xã hội, sống và làm việc theopháp luật, sống có kỷ cương, nền nếp, có văn hóa, rèn luyện kỹ năng, hành vitheo các chuẩn mực đó và hình thành thái độ, ý thức trong học sinh

1.3.7.2 Chức năng quản lý, giáo dục phòng, chống tệ nạn xã hội

* Lập kế hoạch:

Lập kế hoạch là quyết định trước cái gì cần phải làm, làm như thế nào, khinào làm, và ai làm cái đó (Những vấn đề cốt yếu của quản lý Người dịchNguyễn Mạnh Quân, Nguyễn Đăng Dậu, NXB KHKT Hà Nội 1993)

Lập kế hoạch là một quá trình đòi hỏi có tri thức, xác định đường lối vàđưa ra các quyết định trên cơ sở mục tiêu, sự hiểu biết và những đánh giá thậntrọng Muốn kế hoạch có tính khả thi và hiệu quả cần phải đầu tư suy nghĩ đểhoạch định từ những vấn đề chung nhất đến những vấn đề cụ thể Từ nhữngvấn đề mang tính chiến lược đến những vấn đề mang tính chiến thuật trongmỗi giai đoạn Khi xây dựng kế hoạch giáo dục, phòng chống TNXH cho họcsinh, người Hiệu trưởng cần dựa trên những cơ sở sau:

+ Phân tích thực trạng giáo dục, phòng chống TNXH trong năm học.Thực trạng này thể hiện rõ trong bảng tổng kết năm học trước Qua đó thấy

Trang 38

được ưu và nhược điểm của công tác này, chỉ rõ những vấn đề gì còn tồn tại, từ

đó xếp ưu tiên từng vấn đề cần giải quyết Phân tích kế hoạch chung củangành, trường, từ đó xây dựng kế hoạch giáo dục, phòng chống TNXH Kếhoạch này phải cụ thể hóa về một mặt giáo dục quan trọng của nhà trường,trong đó thể hiện sự thống nhất giáo dục, phòng chống TNXH với các mặt giáodục khác phù hợp với điều kiện cụ thể của nhà trường

+ Tìm hiểu đặc điểm kinh tế, văn hoá,xã hội của địa phương Vì quá trìnhgiáo dục giáo dục, phòng chống TNXH thống nhất biện chứng với quá trình xãhội, với môi trường sống Tìm hiểu các chuẩn mực, giá trị đạo đức trong xã hộicủa chúng ta hiện nay và xu thế giá trị đạo đức trên thế giới để xây dựng nộidung giáo dục phòng chống TNXH cho học sinh

+ Xác định điều kiện giáo dục như cơ sở vật chất, tài chính, quỹ thời gian,

sự phối hợp với lực lượng giáo dục trong trường và ngoài trường

Những yêu cầu khi xây dựng kế hoạch giáo dục đạo đức:

+ Kế hoạch phải thể hiện được tính khoa học, kế thừa, toàn diện, cụ thể vàtrọng tâm trong từng thời kỳ

+ Kế hoạch phải phát huy những mặt mạnh, khắc phục những mặt yếukém, củng cố ưu điểm, vạch ra được chiều hướng phát triển trong việc hìnhthành đạo đức ở học sinh

+ Kế hoạch phản ảnh được mối quan hệ giữa mục đích, mục tiêu, nộidung, phương pháp, phương tiện, thời gian, hình thức tổ chức, biện pháp, kiểmtra, đánh giá

+ Kế hoạch thể hiện được sự phân cấp quản lý của Hiệu trưởng, bảo đảmtính thống nhất, đồng bộ và cụ thể

Do đó việc xây dựng kế hoạch giáo dục nói chung và đặc biệt là kế hoạchgiáo dục, phòng chống TNXH thì Hiệu trưởng cần quan tâm nhiều đến hiệuquả xã hội và động lực mục tiêu của nhà trường, đưa ra tầm nhìn mới và tuyên

Trang 39

truyền để làm biến đổi nhận thức và hành động của các thành viên trong nhàtrường Khi lập kế hoạch quản lý, cán bộ quản lý cần chú ý: Đảm bảo phối hợpchặt chẽ giữa kế hoạch đào tạo của nhà trường với kế hoạch giảng dạy trên lớp,

kế hoạch hoạt động ngoài giờ lên lớp (tổ chức các hoạt động ngoại khoá, hoạt động thực tế ở cơ sở, ) Lựa chọn nội dung, phương pháp, hình thức hoạt động

cho phù hợp cũng như cách thức phối hợp với lực lượng giáo dục trong trường

và ngoài trường để thực hiện được mục tiêu đề ra có hiệu quả

Khi lập kế hoạch có thể có một số loại kế hoạch như:

- Kế hoạch hoạt động ngoại khoá

- Kế hoạch hoạt động theo các môn học trong chương trình đào tạo cótính lồng ghép với nội dung giáo dục, phòng chống TNXH

- Kế hoạch hoạt động ngoài giờ lên lớp

- Kế hoạch hoạt động theo định kỳ

Trong kế hoạch phải chỉ rõ mục tiêu hoạt động, nhiệm vụ, thời gian hoạtđộng, người phụ trách, nguồn lực tham gia, thời gian thực hiện, thời gian hoànthành, kết quả đạt được

Bản kế hoạch được xây dựng xong vào tháng 7, tháng 8 Sau đó phổ biến,thảo luận, đóng góp ý kiến trong lãnh đạo, Chi bộ, Công đoàn, Đoàn thanhniên, các tổ trưởng và sau đó phổ biến cho toàn thể cán bộ, giáo viên, côngnhân viên vào tháng 9 thông qua hội nghị Công nhân viên chức

Việc thành lập kế hoạch không đơn thuần là quá trình lý thuyết nằm trênbàn giấy) mà phải thực hiện Do đó phải có yếu tố con người tham gia vào Vìvậy xây dựng kế hoạch không những được coi là quá trình tương tác giữa conngười với con người, con người với kế hoạch mà còn phải có sự giải thích,quyết định và lựa chọn

* Tổ chức thực hiện kế hoạch

Là xếp đặt một cách khoa học những yếu tố, những lượng người, nhữngdạng hoạt động của tập thể người lao động thành một hệ toàn vẹn, bảo đảm chocác hoạt đông thực hiện được mục tiêu

Trang 40

Tổ chức thực hiện giáo dục, phòng chống TNXH cho học sinh phải xuấtphát từ quan điểm phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh Học sinh làchủ thể của hoạt động nhận thức và rèn luyện phẩm chất đạo đức dưới sự tổchức và hướng dẫn của giáo viên Có như vậy thì những chuẩn mực giá trị đạođức của xã hội sẽ trở thành những phẩm chất riêng trong nhân cách của họcsinh Tổ chức thực hiện việc giáo dục, phòng chống TNXH cho học sinhTHPT có liên quan mật thiết đến việc tổ chức hoạt động học tập văn hoá trongnhà trường.

Quá trình tổ chức thực hiện kế hoạch gồm:

- Nhà trường cần thành lập ban chỉ đạo giáo dục, phòng chống TNXHcho học sinh

- Xây dựng lực lượng tham gia giáo dục, phòng chống TNXH Tổ chứcphối hợp các lực lượng làm tốt công tác giáo dục, phòng chống TNXH chohọc sinh Giải thích mục tiêu, yêu cầu, của kế hoạch giáo dục, thảo luận biệnpháp thực hiện kế hoạch Sắp xếp bố trí nhân sự, phân công trách nhiệm quản

lý, huy động cơ sở vật chất, kinh tế Khi sắp xếp bố trí nhân sự, hiệu trưởngphải biết được phẩm chất và năng lực của từng người, mặt mạnh, mặt yếu, nếucần có thể phân công theo từng “ê kíp”để công việc được tiến hành một cáchthuận lợi và có hiệu quả Định rõ tiến trình, tiến độ thực hiện Thời gian bắtđầu, thời hạn kết thúc.Trong việc tổ chức thực hiện, Hiệu trưởng cần tạo điềukiện cho người tham gia phát huy tinh thần tự giác, tích cực, phối hợp cùngnhau hoàn thành tốt nhiệm vụ

* Chỉ đạo thực hiện kế hoạch:

Chỉ đạo là hướng dẫn cụ thể theo một đường lối chủ trương nhất địnhChỉ đạo thực hiện kế hoạch giáo dục, phòng chống TNXH cho học sinhtrong nhà trường phổ thông là chỉ huy, ra lệnh cho các bộ phận trong nhàtrường thực hiện những nhiệm vụ để bảo đảm việc giáo dục đạo đức diễn ra

Ngày đăng: 18/05/2014, 20:59

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Ban Tư tưởng Văn hóa Trung ương (2004), Xây dựng môi trường văn hóa - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Xây dựng môi trường văn hóa -Một số vấn đề lý luận và thực tiễn
Tác giả: Ban Tư tưởng Văn hóa Trung ương
Năm: 2004
3. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2004), Nội dung cơ bản về phòng chống ma túy, Ban chỉ đạo giáo dục phòng chống AIDS, ma túy - Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nội dung cơ bản về phòng chống ma túy
Tác giả: Bộ Giáo dục và Đào tạo
Năm: 2004
4. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2005), Tài liệu giáo dục giới tính, phòng chống tệ nạn mại dâm cho HSSV các trường Đại học, CĐ và THCN, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tài liệu giáo dục giới tính, phòng chống tệnạn mại dâm cho HSSV các trường Đại học, CĐ và THCN
Tác giả: Bộ Giáo dục và Đào tạo
Năm: 2005
6. Bộ Y tế - Tổng cục Thống kê - Unicef - WHO (2005), Điều tra Quốc gia Vị thành niên và Thanh niên Việt Nam, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Điều tra Quốc giaVị thành niên và Thanh niên Việt Nam
Tác giả: Bộ Y tế - Tổng cục Thống kê - Unicef - WHO
Năm: 2005
9. Phạm Minh Hạc (1986), Một số vấn đề về giáo dục và khoa học giáo dục, NXB Giáo dục- Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số vấn đề về giáo dục và khoa học giáo dục
Tác giả: Phạm Minh Hạc
Nhà XB: NXB Giáo dục- Hà Nội
Năm: 1986
10.Bùi Minh Hiền - Vũ Ngọc Hải - Đặng Quốc Bảo (2006) - Quản lý giáo dục - NXB Đại học Sư phạm- Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản lý giáodục
Nhà XB: NXB Đại học Sư phạm- Hà Nội
11. Trần Kiểm (2006), Khoa học quản lý giáo dục - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn, NXB Giáo dục- Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Khoa học quản lý giáo dục - Một số vấn đề lý luận vàthực tiễn
Tác giả: Trần Kiểm
Nhà XB: NXB Giáo dục- Hà Nội
Năm: 2006
12. Trần Kiểm - Bùi Minh Hiền (2006), Quản lý và lãnh đạo nhà trường (Giáo trình cao học chuyên ngành QLGD), Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản lý và lãnh đạo nhà trường(Giáo trình cao học chuyên ngành QLGD)
Tác giả: Trần Kiểm - Bùi Minh Hiền
Năm: 2006
13.Lưu Xuân Mới, Phương pháp luận nghiên cứu khoa học. NXB Đại học Sư phạm Hà Nội 2002 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phương pháp luận nghiên cứu khoa học
Nhà XB: NXB Đại học Sưphạm Hà Nội 2002
14.Bùi Văn Quân (2007), Quản lý giáo dục - NXB Giáo dục - Hà Nội Các văn bản hướng dẫn về phòng, chống và kiểm soát ma túy Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản lý giáo dục
Tác giả: Bùi Văn Quân
Nhà XB: NXB Giáo dục - Hà Nội Cácvăn bản hướng dẫn về phòng
Năm: 2007
15.Trung tâm Từ điển học (1997), Từ điển Tiếng Việt, NXB Đà Nẵng Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển Tiếng Việt
Tác giả: Trung tâm Từ điển học
Nhà XB: NXB Đà Nẵng
Năm: 1997
17.Phạm Viết Vượng (2000), Phương pháp luận nghiên cứu khoa học, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phương pháp luận nghiên cứu khoa học
Tác giả: Phạm Viết Vượng
Nhà XB: NXBĐại học Quốc gia Hà Nội
Năm: 2000
18.Phạm Viết Vượng (2008), Giáo dục học, NXB Đại học sư phạm Hà Nội 19.Phạm Viết Vượng chủ biên (2010), Quản lý hành chính nhà nước và quảnlý ngành giáo dục và đào tạo, NXB Đại học sư phạm Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo dục học", NXB Đại học sư phạm Hà Nội 19.Phạm Viết Vượng chủ biên (2010), "Quản lý hành chính nhà nước và quản"lý ngành giáo dục và đào tạo
Tác giả: Phạm Viết Vượng (2008), Giáo dục học, NXB Đại học sư phạm Hà Nội 19.Phạm Viết Vượng chủ biên
Nhà XB: NXB Đại học sư phạm Hà Nội 19.Phạm Viết Vượng chủ biên (2010)
Năm: 2010
20.Nguyễn Xuân Yêm, Phạm Đình Khánh, Nguyễn Thị Kim Liên (2003), Mại dâm, ma túy, cờ bạc, tội phạm thời hiện đại, NXB Công an nhân dân - Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Mại dâm, ma túy, cờ bạc, tội phạm thời hiện đại
Tác giả: Nguyễn Xuân Yêm, Phạm Đình Khánh, Nguyễn Thị Kim Liên
Nhà XB: NXB Công an nhân dân -Hà Nội
Năm: 2003
2. Báo cáo tổng kết các năm học của trường THPT Chợ Đồn từ năm 2008 đến 2011 Khác
5. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Tạp chí Giáo dục năm 2009 - 2010 Khác
7. Các văn bản của các ban, ngành tỉnh Bắc Kạn về phòng, chống TNXH Khác
8. Công ước của Liên hợp quốc về kiểm soát ma túy. NXB Chính trị Quốc gia - Hà Nội, 1994 Khác
16.Ủy ban Quốc gia phòng, chống AIDS và phòng chống ma tuý, mại dâm - Chiến lược quốc gia phòng chống HIV/AIDS ở Việt Nam đến năm 2010 Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Sơ đồ 1.1. Chu trình quản lý - Biện pháp quản lý giáo dục phòng, chống tệ nạn xã hội cho học sinh trường THPT chợ đồn   tỉnh bắc kạn
Sơ đồ 1.1. Chu trình quản lý (Trang 25)
Sơ đồ 1.2. Sự tác động qua lại giữa các yếu tố trong quản lý - Biện pháp quản lý giáo dục phòng, chống tệ nạn xã hội cho học sinh trường THPT chợ đồn   tỉnh bắc kạn
Sơ đồ 1.2. Sự tác động qua lại giữa các yếu tố trong quản lý (Trang 26)
Bảng 2.2. Cơ cở vật chất, phương tiện - Biện pháp quản lý giáo dục phòng, chống tệ nạn xã hội cho học sinh trường THPT chợ đồn   tỉnh bắc kạn
Bảng 2.2. Cơ cở vật chất, phương tiện (Trang 53)
Bảng 2.4. Chất lượng hai mặt giáo dục (Theo báo cáo tổng kết năm học các năm của trường) - Biện pháp quản lý giáo dục phòng, chống tệ nạn xã hội cho học sinh trường THPT chợ đồn   tỉnh bắc kạn
Bảng 2.4. Chất lượng hai mặt giáo dục (Theo báo cáo tổng kết năm học các năm của trường) (Trang 54)
Bảng 2.6. Nhận thức của phụ huynh học sinh về mục đích, ý nghĩa - Biện pháp quản lý giáo dục phòng, chống tệ nạn xã hội cho học sinh trường THPT chợ đồn   tỉnh bắc kạn
Bảng 2.6. Nhận thức của phụ huynh học sinh về mục đích, ý nghĩa (Trang 58)
Bảng 2.7. Nhận thức của học sinh về mục đích, ý nghĩa của - Biện pháp quản lý giáo dục phòng, chống tệ nạn xã hội cho học sinh trường THPT chợ đồn   tỉnh bắc kạn
Bảng 2.7. Nhận thức của học sinh về mục đích, ý nghĩa của (Trang 59)
Bảng 2.11. Đánh giá về các loại  TNXH  phổ biến trong học sinh hiện nay của nhà trường - Biện pháp quản lý giáo dục phòng, chống tệ nạn xã hội cho học sinh trường THPT chợ đồn   tỉnh bắc kạn
Bảng 2.11. Đánh giá về các loại TNXH phổ biến trong học sinh hiện nay của nhà trường (Trang 65)
Bảng 2.12. Đánh giá của cán bộ quản lý nhà trường về mức độ - Biện pháp quản lý giáo dục phòng, chống tệ nạn xã hội cho học sinh trường THPT chợ đồn   tỉnh bắc kạn
Bảng 2.12. Đánh giá của cán bộ quản lý nhà trường về mức độ (Trang 66)
Bảng 2.13. Đánh giá của cán bộ các ban ngành địa phương về mức độ - Biện pháp quản lý giáo dục phòng, chống tệ nạn xã hội cho học sinh trường THPT chợ đồn   tỉnh bắc kạn
Bảng 2.13. Đánh giá của cán bộ các ban ngành địa phương về mức độ (Trang 67)
Bảng 2.14. Địa điểm mà các tệ nạn xã hội thường diễn ra - Biện pháp quản lý giáo dục phòng, chống tệ nạn xã hội cho học sinh trường THPT chợ đồn   tỉnh bắc kạn
Bảng 2.14. Địa điểm mà các tệ nạn xã hội thường diễn ra (Trang 68)
Bảng 2.15. Thái độ của học sinh đối với học sinh vi phạm tệ nạn xã hội - Biện pháp quản lý giáo dục phòng, chống tệ nạn xã hội cho học sinh trường THPT chợ đồn   tỉnh bắc kạn
Bảng 2.15. Thái độ của học sinh đối với học sinh vi phạm tệ nạn xã hội (Trang 69)
Bảng 2.16. Ý kiến của cán bộ quản lý về nguyên nhân học sinh - Biện pháp quản lý giáo dục phòng, chống tệ nạn xã hội cho học sinh trường THPT chợ đồn   tỉnh bắc kạn
Bảng 2.16. Ý kiến của cán bộ quản lý về nguyên nhân học sinh (Trang 71)
Bảng 2.17. Đánh giá của học sinh về tầm quan trọng - Biện pháp quản lý giáo dục phòng, chống tệ nạn xã hội cho học sinh trường THPT chợ đồn   tỉnh bắc kạn
Bảng 2.17. Đánh giá của học sinh về tầm quan trọng (Trang 74)
Bảng 2.18. Học sinh đánh giá về mức độ thực hiện một số biện pháp quản lý - Biện pháp quản lý giáo dục phòng, chống tệ nạn xã hội cho học sinh trường THPT chợ đồn   tỉnh bắc kạn
Bảng 2.18. Học sinh đánh giá về mức độ thực hiện một số biện pháp quản lý (Trang 78)
Bảng 2.19. Đánh giá của cán bộ quản lý, cán bộ Đoàn về mức độ thực hiện - Biện pháp quản lý giáo dục phòng, chống tệ nạn xã hội cho học sinh trường THPT chợ đồn   tỉnh bắc kạn
Bảng 2.19. Đánh giá của cán bộ quản lý, cán bộ Đoàn về mức độ thực hiện (Trang 80)
Bảng 2.20. Đánh giá của học sinh về biện pháp, nội dung hoạt động của nhà trường - Biện pháp quản lý giáo dục phòng, chống tệ nạn xã hội cho học sinh trường THPT chợ đồn   tỉnh bắc kạn
Bảng 2.20. Đánh giá của học sinh về biện pháp, nội dung hoạt động của nhà trường (Trang 82)
Bảng 2.2.3. Ý kiến của học sinh về các biện pháp xử lý đối với - Biện pháp quản lý giáo dục phòng, chống tệ nạn xã hội cho học sinh trường THPT chợ đồn   tỉnh bắc kạn
Bảng 2.2.3. Ý kiến của học sinh về các biện pháp xử lý đối với (Trang 85)
Bảng 2.24. Ý kiến của cán bộ quản lý về các biện pháp xử lý đối với - Biện pháp quản lý giáo dục phòng, chống tệ nạn xã hội cho học sinh trường THPT chợ đồn   tỉnh bắc kạn
Bảng 2.24. Ý kiến của cán bộ quản lý về các biện pháp xử lý đối với (Trang 87)
Bảng 3.1: Đánh giá về tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lý, - Biện pháp quản lý giáo dục phòng, chống tệ nạn xã hội cho học sinh trường THPT chợ đồn   tỉnh bắc kạn
Bảng 3.1 Đánh giá về tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lý, (Trang 119)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w