Rất rất hay !
Trang 1DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Cụm từ viết tắt Diễn giải
GD&ĐT Giáo dục và đào tạoGDTC Giáo dục thể chất
UBND Uỷ ban nhân dân
Trang 2DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Số lượng và chất lượng giáo viên thể dục của các trường
THCS thị xã Bắc Kạn 40Bảng 2.2: Số lượng tiết học thể dục của các trường THCS năm học
2009 - 2010 41Bảng 2.3: Nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên, học sinh và phụ
huynh học sinh về vai trò của GDTC đối với việc phát triểnthể chất cho học sinh THCS 43Bảng 2.4: Tình hình sân bãi tập thể dục của các trường THCS trên thị
xã Bắc Kạn 44Bảng 2.5: Tình hình trang bị thiết bị, dụng cụ phục vụ cho hoạt động
giảng dạy và học tập thể dục của các trường THCS năm học
2009 - 2010 45Bảng 2.6: Hứng thú học môn thể dục chính khoá và tham gia các hoạt
động thể thao ngoại khoá của học sinh (n=500) 47Bảng 2.7: Kết quả học tập môn thể dục của các học sinh rất hứng thú và
hứng thú tham gia các hoạt động thể thao ngoại khoá 48Bảng 2.8: Nội dung, hình thức hoạt động thể thao ngoại khoá thường
xuyên của các học sinh THCS (n=500) 49Bảng 2.9: Ý kiến của cán bộ quản lý về xây dựng kế hoạch quản lý GDTC
51Bảng 2.10: Phân phối chương trình thể dục các lớp bậc học THCS 53Bảng 2.11: Ý kiến của cán bộ quản lý về nội dung quản lý hoạt động ngoại
khoá môn thể dục ở các trường THCS 55Bảng 2.12: Ý kiến của cán bộ quản lý về điều kiện đảm bảo chất lượng cho
hoạt động GDTC 57Bảng 2.13: Ý kiến của cán bộ quản lý về nguyên nhân dẫn đến các yếu
kém trong GDTC trường THCS 62Bảng 3.1: Kết quả đánh giá mức độ cần thiết của các biện pháp đề xuất 91Bảng 3.2: Kết quả đánh giá mức độ khả thi của các biện pháp đề xuất 92
Trang 3Bảng 3.3: Tổng hợp ý kiến đánh giá về tính cần thiết và tính khả thicủa
Trang 4ĐẶT VẤN ĐỀ
1 Lý do chọn đề tài
1.1 Sức khoẻ là vốn quý nhất của mỗi con người Người có sức khoẻ
thì có hàng trăm, hàng ngàn ước mơ, còn người không có sức khoẻ chỉ có mộtước mơ duy nhất đó là: Có sức khoẻ Một tâm hồn lành mạnh, một tư duysáng suốt chỉ có thể có ở trong một cơ thể cường tráng, đầy sinh lực Muốn cómột sức khoẻ tốt để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, ngoài yếu tố tư chất bẩmsinh, vấn để rèn luyện để nâng cao sức khoẻ là yếu tố vô cùng quan trọng
Lý tưởng về phát triển con người toàn diện được Các Mác và Ăng-ghenxác định rõ nội dung cụ thể và gắn liền nó với thực tiễn đấu tranh cách mạng,nhằm xây dựng một xã hội mới theo nguyên lý của chủ nghĩa cộng sản Họcthuyết về giáo dục toàn diện của Các Mác và Ăng-ghen được Lênin đi sâu
và phát triển sáng tạo Đặc biệt, Lênin quan tâm sâu sắc đến tương lai củathế hệ trẻ, đến cuộc sống của họ Người nhấn mạnh: “Thanh niên đặc biệtcần sự yêu đời và sảng khoái, cần có thể thao lành mạnh, thể dục, bơi lội,tinh thần học tập phân tích, nghiên cứu và cố gắng phối hợp tất cả các hoạtđộng ấy với nhau” V.I.Lênin: “Bàn về thanh niên” Nhà xuất bản Thanh niênCận vệ - 1935, trang 189
1.2 Ngay sau khi cách mạng Tháng tám thành công năm 1945, Đảng
và Hồ Chủ Tịch đã rất quan tâm đến thể dục thể thao, coi đó là một mục tiêuquan trọng trong sự nghiệp giáo dục cộng sản chủ nghĩa cho thanh thiếu niên.Ngày 30/01/1946, Hồ Chủ tịch đã ký sắc lệnh thành lập Nha Thể dục Trungương thuộc Bộ Thanh niên; Nha Thể dục có nhiệm vụ liên kết chặt chẽ với Bộ
Y tế và Bộ Giáo dục để nghiên cứu phương pháp thể dục Việt Nam và thựchiện một chương trình thể dục riêng trong toàn quốc, hợp với hoàn cảnh vànền kinh tế xã hội lúc bấy giờ Đó là một văn kiện lịch sử về thể dục thể thao
Trang 5rất quý giá Ngay sau đó, ngày 27/3/1946 Hồ Chủ Tịch lại ra lời kêu gọi
“Toàn dân tập thể dục” Trong thư, lần đầu tiên Người chỉ cho nhân dân tathấy rằng: “Giữ gìn dân chủ, xây dựng nước nhà, gây đời sống mới, việc gìcũng cần có sức khoẻ mới thành công” Và Người cũng chỉ rõ muốn có sứckhoẻ thì: “nên tập luyện thể dục” và coi đó là “bổn phận của mỗi người dânyêu nước” Tư tưởng của Bác đã, đang và vẫn luôn được cụ thể hoá trong cácchỉ thị và nghị quyết của Đảng, chính phủ về nâng cao chất lượng GDTC chongười dân Việt Nam mà đặc biệt là thế hệ trẻ - những chủ nhân tương lai củađất nước
Hiến pháp Nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 tạiđiều 41 quy định: “Nhà nước thống nhất quản lý sự nghiệp phát triển thể dụcthể thao, quy định chế độ GDTC bắt buộc trong trường học, khuyến khích vàgiúp đỡ phát triển các hình thức tổ chức thể dục thể thao tự nguyện của nhândân, tạo điều kiện cần thiết để không ngừng mở rộng các hoạt động thể dụcthể thao quần chúng, chú trọng hoạt động thể thao chuyên nghiệp, bồi dưỡngcác tài năng thể thao” Chỉ thị 17-CT/TW ngày 23/10/2002 của Ban Bí thưTrung ương Đảng (khoá IX) nêu rõ: “Đẩy mạnh hoạt động thể dục thể thao ởtrường học Tiến tới bảo đảm mỗi trường học đều có giáo viên thể dục chuyêntrách và lớp học thể dục đúng tiêu chuẩn, tạo điều kiện nâng cao chất lượnggiáo dục thể chất; xem đây là một tiêu chí xét công nhận trường chuẩn quốcgia” Luật Thể dục, Thể thao số 77/2006/QH11 được Quốc Hội Nước Cộnghoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XI thông qua ngày 29/11/2006 quy định:
“Giáo dục thể chất là môn học chính khoá thuộc chương trình giáo dục nhằmcung cấp kiến thức, kỹ năng vận động cơ bản cho người học thông qua cácbài tập và trò chơi vận động, góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục toàndiện”
Trang 61.3 Bắc Kạn là một tỉnh vùng cao miền núi với địa hình chia cắt, giao
thông đi lại khó khăn, dân cư sống phân tán, kinh tế chậm phát triển, đời sốngnhân dân còn ở mức thấp… Trong những năm gần đây, dưới sự nỗ lực, quyếttâm của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc tỉnh Bắc Kạn, bộ mặtkinh tế - xã hội của tỉnh đã có nhiều chuyển biến tích cực, tuy nhiên, là mộttỉnh nghèo nên mức độ đầu tư phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng nói chungcũng như mức độ đầu tư cho sự nghiệp GD&ĐT của tỉnh còn có nhiều hạnchế Riêng trong lĩnh vực GDTC ở các cấp học trong toàn tỉnh Bắc Kạn còn
có nhiều khó khăn về mọi mặt như: Hệ thống cơ sở vật chất, trang thiết bịphục vụ cho việc học tập thiếu thốn; thiếu sân bãi tập luyện cho học sinh; độingũ giáo viên còn thiếu cả về số lượng và chất lượng… chính vì vậy mà chấtlượng và hiệu quả của công tác GDTC trong trường học nói chung cũng như
ở các trường THCS thị xã Bắc Kạn nói riêng còn có những hạn chế nhất định,chưa đáp ứng tốt yêu cầu giáo dục toàn diện cho học sinh
Hiện nay, vấn đề quản lý GDTC ở các trường phổ thông nói chung và ởcác trường THCS trên địa bàn thị xã Bắc Kạn, tỉnh Bắc Kạn nói riêng cònchưa được quan tâm nghiên cứu đúng mức Vì vậy, để góp phần nâng caochất lượng công tác GDTC cũng như tăng cường hiệu quả của hoạt động quản lýcông tác GDTC ở các trường THCS trên địa bàn thị xã Bắc Kạn nói riêng và tỉnh
Bắc Kạn nói chung, tôi lựa chọn nghiên cứu vấn đề: “Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục thể chất ở các trường THCS thị xã Bắc Kạn, tỉnh Bắc Kạn”
để làm đề tài nghiên cứu khoa học
2 Mục đích nghiên cứu
Đề xuất biện pháp quản lý hoạt động GDTC nhằm nâng cao chất lượngGDTC cho học sinh các trường THCS của thị xã Bắc Kạn, góp phần nâng caochất lượng GDTC học sinh THCS hiện nay
3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu
Trang 73.1 Khách thể nghiên cứu: Quản lý GDTC ở các trường THCS.
3.2 Đối tượng nghiên cứu: Biện pháp quản lý hoạt động GDTC cho
học sinh các trường THCS thị xã Bắc Kạn, tỉnh Bắc Kạn
4 Giới hạn đề tài nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu các biện pháp quản lý hoạt động GDTC cho họcsinh THCS trên địa bàn thị xã Bắc Kạn và khảo sát số liệu trên 5 trườngTHCS của thị xã Bắc Kạn
5 Giả thuyết khoa học
Chất lượng GDTC ở các trường THCS thị xã Bắc Kạn sẽ được nângcao nếu áp dụng đồng bộ các biện quản lý hoạt động GDTC như: Nâng caonhận thức về vai trò, trách nhiệm đối với công tác GDTC cho học sinh; tăngcường bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ giáo viên giảng dạythể dục; đa dạng hoá các loại hình tập luyện và thi đấu thể dục thể thao chohọc sinh; huy động các lực lượng giáo dục (gia đình, nhà trường, xã hội)tham gia tích cực vào công tác GDTC cho học sinh ở các trường THCS củathị xã Bắc Kạn
6 Nhiệm vụ nghiên cứu
6.1 Nghiên cứu cơ sở lý luận về quản lý hoạt động GDTC cho học sinh
7 Phương pháp nghiên cứu
7.1 Nhóm các phương pháp nghiên cứu lý luận: Bao gồm các phương
pháp phân tích tổng hợp các tài liệu, các văn bản chủ trương, chính sách củaĐảng và Nhà Nước có liên quan đến quản lý GD&ĐT và quản lý hoạt độngGDTC cho học sinh nói chung và học sinh THCS nói riêng
Trang 87.2 Nhóm các phương pháp nghiên cứu thực tiễn
- Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi nhằm thu thập thông tin về thựctrạng quản lý hoạt động GDTC cho học sinh THCS trên địa bàn thị xã Bắc Kạn
- Phương pháp quan sát
- Phương pháp phỏng vấn
- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm quản lý giáo dục
- Phương pháp chuyên gia
7.3 Phương pháp thống kê toán học để xử lý kết quả nghiên cứu
8 Cấu trúc luận văn
Cấu trúc của luận văn gồm phần mở đầu, kết luận và 3 chương
Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý hoạt động GDTC cho học sinh ở
Trang 10Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG
GIÁO DỤC THỂ CHẤT Ở CÁC TRƯỜNG THCS
1.1 Sơ lược lịch sử nghiên cứu vấn đề
Trong thời kỳ mới của cách mạng Việt Nam trước hết phải nói đếnquan điểm phát triển giáo dục của Chủ tịch Hồ Chí Minh (1890- 1969) Bằngviệc kế thừa những tinh hoa của các tư tưởng giáo dục tiên tiến và việc vậndụng sáng tạo phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, Người đã để lạicho chúng ta nền tảng lý luận về vai trò của giáo dục, định hướng phát triểngiáo dục, mục đích dạy học, các nguyên lý dạy học, các phương thức dạyhọc, vai trò của quản lý và cán bộ quản lý giáo dục, phương pháp lãnh đạo
và quản lý Thực tiễn đã khẳng định rằng: Hệ thống các tư tưởng của Chủtịch Hồ Chí Minh về giáo dục có giá trị cao trong quá trình phát triển lý luậndạy học, lý luận giáo dục của nền giáo dục cách mạng Việt Nam
Gần đây, có nhiều công trình khoa học quản lý của các nhà nghiên cứu,giảng viên đại học viết dưới dạng giáo trình, sách tham khảo, phổ biến kinhnghiệm đã dược công bố, đó là các sách, giáo trình của: Phạm Thành Nghị,Đặng Bá Lãm, Đặng Hữu Đạo, Nguyễn Tiến Dũng, Nguyễn Chân, Nguyễn
Bá Dương, Nguyễn Gia Quý, Bùi Trọng Tuân, Nguyễn Đình Am Các côngtrình nghiên cứu trên đã giải quyết được những vấn đề lý luận cơ bản về khoahọc quản lý như: Khái niệm quản lý; bản chất của hoạt động quản lý; cácthành phần cấu trúc, các giai đoạn của hoạt động quản lý… đồng thời chỉ racác phương pháp và nghệ thuật quản lý Tuy nhiên, những thành tựu đó cũngchỉ dừng lại ở mức độ lý luận, sử dụng làm tài liệu giảng dạy
Có nhiều tác giả nghiên cứu về lý luận về quản lý giáo dục, các giải pháp,kinh nghiệm quản lý rút ra từ thực tiễn của giáo dục Việt Nam Tiêu biểu là các
Trang 11tác giả: Hà Thế Ngữ, Nguyễn Ngọc Quang, Bùi Minh Hiền, Vũ Ngọc Hải,Nguyễn Quốc Chí, Nguyễn Mĩ Lộc.
Về phạm trù GDTC trong nhà trường, trong cuốn Tuyển tập nghiên cứukhoa học giáo dục thể chất, y tế trường học (Bộ GD&ĐT, NXB TDTT năm2006), đã công bố công trình nghiên cứu của các tác giả trong lĩnh vực GDTC
và y tế trường học Trong số các nghiên cứu này có thể kể đến công trình củaNgũ Duy Anh và Vũ Đức Thu trong đề tài Định hướng chiến lược tăng cườngGDTC, bảo vệ, chăm sóc sức khoẻ học sinh trong nhà trường phổ thông cáccấp đến năm 2010 Trong đề tài này, các tác giả đã đưa ra mục tiêu địnhhướng lâu dài, mục tiêu trước mắt 2003 - 2010 và đồng thời đưa ra các giảipháp chiến lược nhằm thực hiện để đạt được mục tiêu đề ra Trong nghiêncứu khoa học của tác giả Ngũ Duy Anh và Trần Văn Lam với nội dungNghiên cứu thực trạng và giải pháp nâng cao công tác GDTC trường học cáctác giả đã đánh giá thực trạng về các hoạt động GDTC đồng thời vạch ranhững khó khăn yếu kém và đề ra mục tiêu, giải pháp để khắc phục nhữnghạn chế còn tồn tại Phạm vi nghiên cứu đề tài này thực hiện trên các địaphương cả nước do đó nó thể hiện được bức tranh tổng thể công tác GDTC.Nhưng hạn chế của nó là chưa thể hiện được sự khác biệt giữa các vùng miền,địa phương và các giải pháp tương ứng Trong các đề tài tiếp theo có thể kểđến công trình nghiên cứu của tác giả Hoàng Công Dân với đề tài Nghiên cứubiện pháp phát triển thể chất cho học sinh các trường trung học phổ thông dântộc nội trú khu vực miền núi phía bắc Đề tài đã đánh giá được thực trạng pháttriển thể chất của học sinh các trường dân tộc nội trú gồm các tỉnh Lào Cai,Hoà Bình, Cao Bằng, Bắc Kạn và cũng đề ra các biện pháp nhằm tăng cườngthể chất cho đối tượng học sinh này Biện pháp chủ yếu là bám sát nội dungchương trình dạy học để tăng cường thể lực, trang bị kỹ năng cho học sinh tốthơn
Trang 12Theo Nguyễn Kim Minh [11, tr 277], từ năm 1991 đến 2005, trong số
32 luận án tiến sĩ về TDTT, đã có 19 luận án nghiên cứu về GDTC Ví dụ:Nghiên cứu hiệu quả của GDTC đối với sự phát triển tố chất thể lực của namhọc sinh phổ thông (lứa tuổi 8 - 17 tuổi) ở Thành phố Hồ Chí Minh củaNguyễn Anh Tuấn (năm 1988); Nghiên cứu sự phát triển thể chất của học sinh
nữ tiểu học (từ 7 - 11 tuổi) ở Thành phố Hồ Chí Minh của Huỳnh Trọng Khải(năm 2000); Nghiên cứu đặc điểm phát triển thể chất và nhu cầu hoạt độngTDTT của học sinh các dân tộc lứa tuổi 11 đến 14 ở An Giang của Âu Xuân Đôn(năm 2001); Nghiên cứu nâng cao năng lực thể chất của học sinh THCS (12-
15 tuổi) của Tạ Hồng Hải (năm 2002); Nghiên cứu sự phát triển thể chất củahọc sinh Tiểu học ở Đồng bằng Bắc Bộ của Trần Đình Thuận
Các tác giả đã nghiên cứu thực trạng GDTC, nghiên cứu lý luận vềGDTC, đưa ra các tiêu chí đánh giá GDTC, xây dựng một số biện pháp tácđộng, đánh giá kết quả các biện pháp Đây là những công trình nghiên cứu cóchiều sâu về lý luận và phần thực trạng, đưa ra các biện pháp, thực nghiệmcông phu Nhìn chung các tác giả đã nghiên cứu đề cập đến lĩnh vực GDTCsong chủ yếu mang tính tổng quát trên phạm vi rộng hoặc các biện pháp ápdụng cho việc vận dụng phương pháp, sử dụng các bài tập cụ thể Việcnghiên cứu để đề xuất các hoạt động quản lý hoạt động GDTC cho cấp họcTHCS nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động GDTC là chưa được đề cậpnhiều Đặc biệt với các trường miền núi, vùng cao - nơi có nhiều khác biệt vềGDTC so với các tỉnh vùng đồng bằng Đây là một vấn đề cần được nghiêncứu để tiếp tục góp phần nâng cao chất lượng công tác GDTC trong cáctrường phổ thông
Các thành quả nghiên cứu nêu trên của các nhà khoa học trong và ngoàinước là những tri thức làm cơ sở cho việc nghiên cứu lý luận và thực tiễnquản lý GDTC trong trường THCS
1.2 Một số khái niệm cơ bản của đề tài
1.2.1 Khái niệm giáo dục thể chất
Trang 13Theo từ điển thể thao Nga Việt của Nguyễn Văn Hiếu chủ biên (2000)thì “GDTC được hiểu là một loại hình giáo dục lấy nhiệm vụ chủ yếu là pháttriển thể lực tăng cường thể chất làm chính, thông qua tham gia các môn thểthao để thực hiện” [26, tr 198].
Nô vi cốp và Mát vê ép thì cho rằng “GDTC là hoạt động cơ bản cóđịnh hướng TDTT trong xã hội, là một quá trình tổ chức để truyền thụ và tiếpthu những giá trị của TDTT trong hệ thống giáo dục, giáo dưỡng chung ở nhàtrường các cấp” [18]
Còn các nhà lý luận TDTT của Việt Nam như Nguyễn Toán, Phạm DanhTốn thì cho rằng do bắt nguồn từ gốc hán nên có người gọi tắt GDTC là thểdục theo nghĩa tương đối hẹp vì theo nghĩa rộng của từ Hán cũ Thể dục còn cónghĩa là TDTT Bởi vậy theo hai tác giả trên thì GDTC là một trong nhữnghình thức hoạt động cơ bản có định hướng rõ của TDTT trong xã hội, một quátrình có tổ chức để truyền thụ và tiếp thu những giá trị của TDTT trong hệ
thống giáo dục và giáo dưỡng chung (chủ yếu trong các nhà trường Trong quá trình GDTC ngoài giáo dưỡng thể chất thì việc giáo dục phẩm chất đạo đức và phòng cách TDTC cho người học cũng hết sức quan trọng [29, tr 32].
Cũng theo hai tác giả trên thì đặc trưng cơ bản và chuyên biệt thứ nhấtcủa giáo dưỡng thể chất là dạy học vận động và đặc trưng thứ hai là sự tácđộng có chủ đích đến sự phát triển theo định hướng các tố chất thể lực nhằmnâng cao sức vận động của con người Từ đó hai tác giả đã đưa ra định nghĩa:
“GDTC là một loại hình giáo dục mà nội dung chuyên biệt là dạy họcvận động (động tác) và phát triển có chủ đích các tố chất vận động của conngười” [29, tr 24]
Theo chúng tôi, giáo dục thể chất là một quá trình được tổ chức mộtcách có mục đích, có kế hoạch thực hiện với chức năng chuyên biệt nhằmphát triển các kỹ năng vận động, các tố chất vận động và phát triển thể lựccho người học
Trang 14Giáo dục thể chất là một trong những nội dung giáo dục toàn diện nhâncách người học trong các nhà trường nói chung và trường THCS nói riêng, nó
có thể được tiến hành bằng nhiều con đường, trong đó con đường dạy họcmôn thể dục là con đường cơ bản và quan trọng nhất
1.2.2 Quản lý, quản lý giáo dục, quản lý hoạt động GDTC
1.2.2.1 Khái niệm Quản lý
Trước khi đi đến khái niệm về quản lý giáo dục, chúng ta cần thốngnhất về khái niệm quản lý
Khi con người bắt đầu hình thành các tổ, nhóm để thực hiện những mụctiêu khác nhau mà họ không đạt được với tư cách là những cá nhân đơn lẻ thìquản lý ra đời như một yếu tố tất yếu để phối hợp những nỗ lực cá nhânhướng tới những mục tiêu chung
Các Mác trong cuốn Tư bản luận đã viết: Bất cứ một lao động xã hộinào hay một cộng đồng trực tiếp nào được thực hiện ở quy mô tương đối lớnđều cần một chừng mực nhất định của sự quản lý [16, tr 192]
Quản lý xác lập sự tương hợp giữa các công việc cá thể và hoàn thànhchức năng chung xuất hiện trong sự vận động các bộ phận riêng rẽ của nó.Như vậy bản chất của quản lý là một loại lao động để điều khiển lao động và
xã hội ngày càng phát triển, các loại hình lao động phong phú, phức tạp thìhoạt động quản lý càng cần thiết và càng có vai trò quan trọng
Theo các nhà khoa học quản lý Trung Quốc Trần Hiếu Tân, Chu NghiêmKiệt (1988) thì quản lý gồm hai quá trình tích hợp vào nhau, quá trình “Quản”
và quá trình “Lý”
Quá trình “quản” gồm sự coi sóc, giữ gìn, duy trì hệ ở trạng thái ổnđịnh, còn quá trinh “lý” gồm sự sửa sang, sắp xếp đưa vào thế phát triển Bởivậy người quản lý nếu chỉ lo việc “quản” thì tổ chức đó trì trệ, còn nếu chỉ loviệc “lý” mà không đặt nên móng ổn định thì hệ phát triển không bền vững
Do đó trong “quản” phải có “lý” và trong “lý” phải có “quản” làm sao cho
Trang 15- Quản lý là biết được chính xác điều bạn muốn người khác làm và sau
đó thấy được rõ ràng họ đã hoàn thành công việc một cách tốt nhất và rẻ nhất
- Quản lý là tác động có mục đích, có kế hoạch của chủ thể quản lý đếntập thể những người lao động nói chung là khách thể quản lý nhằm thực hiệnđược mục tiêu dự kiến
Từ cách tiếp cận trên, ta có thể đi đến khái niệm về quản lý là:
“Quản lý là quá trình tác động có mục đích, có kế hoạch của chủ thể quản lý đến khách thể quản lý nhằm đạt được các mục tiêu quản lý”
Cũng theo các nhà khoa học quản lý trong và ngoài nước như TrầnHiếu Tân (1998), Nguyễn Ngọc Quang (1989), Nguyễn Minh Đạo (1997) thìhoạt động quản lý vừa có tính khoa học vừa có tính nghệ thuật, vừa có tínhgiai cấp, vừa có tính kỷ luật, vừa có tính pháp luật Nhà nước, vừa có tính xãhội rộng rãi… Đó là những mặt đối lập trong một thể thống nhất và đó cũngchính là bản chất của hoạt động quản lý Quản lý là một hoạt động cần thiếtcho tất cả các lĩnh vực của đời sống con người
Quá trình tác động của chủ thể quản lý phụ thuộc vào công cụ quản lý
và phương pháp quản lý quá trình này có thể được biểu diễn bằng sơ đồ số 1:
Trang 16Hình 1.1: Sơ đồ cấu trúc hệ thống quản lý
1.2.2.2 Khái niệm Quản lý giáo dục
Theo các chuyên gia về quản lý giáo dục trong và ngoài nước thì quản
lý giáo dục là một bộ phận quan trọng của hệ thống quản lý xã hội Quản lýgiáo dục được xuất hiện cùng lúc với sự ra đời của hoạt động giáo dục Vớicách tiếp cận khác nhau, các nhà khoa học quản lý đã đưa ra khái niệm quản
lý giáo dục như sau:
“Quản lý giáo dục là hệ thống những tác động có mục đích, có kếhoạch hợp quy luật của chủ thể quản lý nhằm làm cho hệ vận hành theođường lối nguyên lý giáo dục của Đảng, thực hiện các chính sách của nhàtrường XHCN Việt Nam mà mục tiêu, điểm hội tụ là quá trình dạy học, giáodục thế hệ trẻ đưa hệ giáo dục tới mục tiêu dự kiến”
Quản lý giáo dục có một số đặc trưng cơ bản sau đây:
Quản lý giáo dục là tổ chức điều hành phối hợp các lực lượng giáo dụcnhằm thúc đẩy công tác giáo dục thế hệ trẻ theo đúng nguyên lý giáo dục,đúng mục tiêu đào tạo và phù hợp với yêu cầu phát triển của xã hội
Quản lý giáo dục với đặc trưng cơ bản là quản lý con người nên đòi hỏitính khoa học và tính nghệ thuật cao trong quá trình quản lý Hiệu quả củaquản lý giáo dục được đo lường bằng kết quả thực hiện các mục tiêu quản lý,trong đó mục tiêu giáo dục là cơ bản
Quản lý giáo dục là một quá trình luôn luôn biến đổi, đòi hỏi chủ thểquản lý phải có tri thức, kinh nghiệm quản lý, năng động sáng tạo và luônluôn thích nghi với những biến đổi của môi trường và sự phát triển của đốitượng quản lý Mục tiêu của quản lý giáo dục là mục tiêu của hệ thống giáodục và mục tiêu giáo dục của nhà trường
Trang 17Ở cấp quản lý giáo dục nhà trường, mục tiêu của quản lý giáo dục thựchiện mục tiêu giáo dục, đào tạo của nhà trường và không ngừng cải tiến đểnâng cao chất lượng giáo dục nhà trường.
Nội dung quản lý đa dạng và phong phú, bao gồm: Quản lý hoạt độngdạy học, quản lý hoạt động giáo dục, quản lý xây dựng phát triển đội ngũ
Quản lý giáo dục nhà trường bao giờ cũng gắn với bốn chức năng củaquản lý: Lập kế hoạch quản lý, tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra, đánh giá
1.2.2.3 Khái niệm Quản lý hoạt động GDTC
Với cách tiếp cận Quản lý TDTT nói chung và quản lý GDTC nóiriêng là một bộ phận không thể thiếu được của quản lý xã hội Xã hội chủnghĩa nhằm thực hiện các mục tiêu xã hội của Đảng và Nhà nước, các nhàquản lý học TDTT của Liên Xô cũ và Trung Quốc như Nôvicốp, Mátvê ép(Liên Xô cũ), Dụ Kế Anh, Chu Nghiêm Kiệt (Trung Quốc) đã đi đến kháiniệm về quản lý TDTT trong đó có quản lý TDTT trường học tức GDTCtrường học như sau:
“Quản lý GDTC là sự tác động liên tục mang tính mục đích, có kế hoạch của chủ thể quản lý lên khách thể quản lý nhằm thực hiện các mục tiêu GDTC đã đề ra” [30; tr 27].
Còn các nhà nghiên cứu quản lý học TDTT ở nước ta với cách tiếp cậnquản lý TDTT hướng vào hoạt động có ý thức, có tổ chức của con người nhằmkhông ngừng phát triển sự nghiệp TDTT và sự nghiệp GDTC cho học sinh,sinh viên trường học các cấp, góp phần đào tạo con người phát triển toàn diệnđức, trí, thể, mỹ phục vụ cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc XHCN
Với cách tiếp cận nghiên cứu của đề tài luận văn, chúng tôi chọn khái
niệm sau đây làm khái niệm công cụ: “Quản lý GDTC là sự tác động liên tục mang tính mục đích, tính kế hoạch của người quản lý (chủ thể quản lý) lên khách thể quản lý (chương trình, kế hoạch giảng dạy, quá trình dạy học của giáo viên, học sinh, cơ sở vật chất phục vụ giảng dạy) nhằm thúc đẩy và nâng
Trang 18cao chất lượng công tác giáo dục thể chất cho học sinh sinh viên theo đúng nguyên lý giáo dục, đúng mục tiêu đào tạo và phù hợp với yêu cầu phát triển của xã hội” [2; tr 5].
Từ khái niệm về quản lý GDTC của các học giả trong và ngoài nước, ta
có thể khái quát về quản lý GDTC như sau:
- Quản lý GDTC là tổ chức điều hành phối hợp các lực lượng GDTCnhằm thúc đẩy công tác GDTC cho thế hệ trẻ theo đúng nguyên lý giáo dục,đúng mục tiêu đào tạo và phù hợp với yêu cầu phát triển của xã hội
- Quản lý GDTC với đặc trưng cơ bản là quản lý con người nên đòi hỏiphải có tính khoa học, tính nghệ thuật, tính kỹ thuật cao Trong quá trình quản
lý hiệu quản GDTC được đo lường bằng kết quả thực hiện các mục tiêu quản
lý, trong đó mục tiêu phát triển thể chất và kỹ năng vận động là cơ bản
1.3 Giáo dục thể chất ở trường THCS
1.3.1 Trường THCS trong hệ thống giáo dục quốc dân
Giáo dục THCS nằm trong hệ thống giáo dục phổ thông, là cấp học tiếptục củng cố và phát triển những kết quả giáo dục tiểu học Học sinh đượctrang bị học vấn phổ thông ở trình độ cơ sở, những hiểu biết ban đầu về kỹthuật và hướng nghiệp để tiếp tục học THPT, trung cấp chuyên nghiệp, họcnghề hoặc đi vào cuộc sống lao động
Giáo dục THCS được thực hiện trong 4 năm từ lớp 6 đến lớp 9 Thunhận học sinh đã hoàn thành chương trình tiểu học, có độ tuổi trongkhoảng 11-15
Học sinh THCS được học 12 môn từ lớp 6 đến lớp 9 Riêng môn hóahọc chỉ học ở lớp 8 và lớp 9; được học các môn tự chọn: Tin học, ngoại ngữ 2
và nghề phổ thông; Có kế hoạch thời gian cho các hoạt động: giáo dục tập
Trang 19thể; giáo dục ngoài giờ lên lớp; giáo dục hướng nghiệp chương trình thể dụcchính khóa được phân phối đều từ lớp 6 đến lớp 9, mỗi tuần 2 tiết.
Căn cứ vào điều lệ trường THCS cho thấy nhiệm vụ và quyền hạn củatrường THCS bao gồm:
- Tổ chức giảng dạy, học tập và các hoạt động giáo dục khác của chươngtrình giáo dục phổ thông
- Quản lý giáo viên, cán bộ, nhân viên; tham gia tuyển dụng và điềuđộng giáo viên, cán bộ, nhân viên
- Tuyển sinh và tiếp nhận học sinh, vận động học sinh đến trường, quản
lý học sinh theo quy định của Bộ GD&ĐT
- Thực hiện kế hoạch phổ cập giáo dục trong phạm vi cộng đồng
- Huy động, quản lý, sử dụng các nguồn lực cho hoạt động giáo dục.Phối hợp với gia đình học sinh, tổ chức và cá nhân trong hoạt động giáo dục
- Quản lý, sử dụng và bảo vệ cơ sở vật chất, trang thiết bị theo quy địnhcủa nhà nước
- Tổ chức cho giáo viên, nhân viên, học sinh tham gia hoạt động xã hội
- Tự đánh giá chất lượng giáo dục và chịu sự kiểm định chất lượng giáodục của cơ quan có thẩm quyền kiểm định chất lượng giáo dục
- Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật
1.3.2 Mục tiêu, nhiệm vụ và nội dung GDTC ở trường THCS
1.3.2.1 Mục tiêu GDTC trong trường THCS
GDTC với tư cách là một mặt giáo dục giữa chức năng của “khoa họcgiáo dục cơ thể, rèn luyện cơ thể” nhằm mục đích chính là bảo vệ, bồi dưỡngsức khỏe cho học sinh Nó được thể hiện qua các tiêu chuẩn sau:
Trang 20- Có tinh thần lạc quan, nghị lực kiên cường, ý chí dũng cảm.
- Thích nghi dễ dàng với môi trường sống
- Góp phần phát triển con người toàn diện, chuận bị cho học sinh đi vàocuộc sống lao động, sáng tạo và bảo về Tổ quốc
* Chương trình giáo dục phô thông cấp THCS đề cập đến mục tiêu, yêu cầu GDTC như sau:
- Kiến thức:
+ Biết phương pháp đơn giản rèn luyện sức nhanh, sức bền Hiểu một
số chiến thuật, luật thi đấu đá cầu và môn tự chọn
+ Có kiến thức sơ bộ về đặc điểm cấu tạo, sinh lý cơ thể người; bướcđầu hiểu được cơ sở khoa học của khẩu phần ăn và các biện pháp vệ sinh, rènluyện cơ thể và phòng chống bệnh tật
- Kỹ năng: Thực hiện cơ bản đúng các kỹ năng đội hình đội ngũ, bàithể dục phát triển chung liên hoàn, kỹ thuật chạy nhanh 60m, chạy địa hình tựnhiên; nhảy xa kiểu “ngồi”; nhảy cao kiểu “bước qua”, một số bài tập kỹ thuật
đá cầu và môn thể thao tự chọn bước đầu có kỹ năng rèn luyện sức khỏe vàcác biện pháp vệ sinh phòng chống bệnh tật
- Thái độ: Tích cực tham gia các hoạt động tập thể, hoạt động xã hộiphù hợp với khả năng; có ý thức rèn luyện thân thể, giữ gìn vệ sinh bảo vệmôi trường
1.3.2.2 Nhiệm vụ của GDTC trong trường THCS
Đảm bảo cho cơ thể không ốm đau, lớn lên theo đúng độ tuổi, có sứcchống đỡ những ảnh hưởng có hại đến từ môi trường xung quanh, chuẩn bị tốtcác phẩm chất vận động toàn diện
Hình thành trong học sinh những thói quen gìn giữ vệ sinh, rèn luyệnthân thể, lao động vừa sức, tổ chức sinh hoạt có khoa học trên cơ sở nắmvững những kiến thức khoa học cơ bản và những kỹ năng, kỹ xảo chủ yếu
Trang 21Góp phần phát hiện năng khiếu, tạo điều kiện bồi dưỡng nhân tài thểdục, thể thao cho đất nước.
Giáo dục phẩm chất đạo đức, ý chí và thẩm mĩ cùng các mặt giáo dụckhác thúc đẩy phát triển thí lực
Để hiểu đúng đắn và thực hiện tốt nhiệm vụ đề ra trên đây, nhà trườngcần nắm vững mấy nguyên tắc sau đây của GDTC:
Phải nhằm mục tiêu chính là nâng cao sức khỏe
Phải gắn mục tiêu chính với yêu cầu học tập, sản xuất và chiến đấu.Phải phát triển đồng thời cả thể chất và tinh thần, tuổi nào cũng rènluyện các tố chất cơ thể
Phải lôi cuốn mọi thành viên giáo dục trong xã hội vào việc GDTC chohọc sinh
1.3.2.3 Nội dung của GDTC trong trường THCS
Nội dung của GDTC được xác định trên cơ sở phân tích tác dụng củacác nhân tố hàng ngày ảnh hưởng đến cơ thể học sinh
Người ta xếp 4 nhân tố chính: Vệ sinh, TDTT, các chế độ sinh hoạt(học tập, lao động, nghỉ ngơi, vui chơi) và dinh dưỡng
Nhà trường làm tốt công tác vệ sinh nghĩa là:
Giáo dục cho học sinh có tình cảm, ý thức, hiểu biết vệ sinh tối thiểunhư: Vệ sinh thân thể, vệ sinh đồ dùng cá nhân, vệ sinh hoàn cảnh, vệ sinhhọc tập, vệ sinh lao động, vệ sinh rèn luyện, vệ sinh tinh thần, vệ sinh phòngbệnh, phòng dịch Cần giáo dục liên tục gắn với thực tế, xây dựng thành thóiquen và nếp sống
Tạo điều kiện cho học sinh học tập và lao động hợp vệ sinh Trườnglớp đúng quy cách, đủ ánh sáng, thông khí tốt, mát về mùa hè, ấm về mùađông, bàn ghế vừa tầm có công trình nước sạch, nhà vệ sinh đúng quy cách
Có sân chơi bãi tập, môi trường xanh, sạch đẹp
Trang 22Nhà trường phải là đơn vị tiên tiến trong phong trào tiêm chủng, dập tắtsớm các dịch bệnh lan vào trường, chữa bệnh sớm cho học sinh, tuyên truyền
vệ sinh trong phụ huynh học sinh Ngăn ngừa các tệ nạn nghiện hút, xâmnhập vào nhà trường
Nhà trường tổ chức sinh hoạt hợp lý cho học sinh có nghĩa là:
Nghiêm chỉnh chấp hành các qui chế giảng dạy và học tập về khốilượng, nội dung chương trình về thời gian quy định cho tiết học, buổi học,tuần học, học kỳ năm học Luôn luôn cải tiến phương pháp giảng dạy và họctập giúp cho học sinh học một cách tự giác, đễ hiểu, nhớ lâu
Tổ chức cho học sinh lao động vừa sức: Hình thái hợp lý, dụng cụ nhỏnhẹ, cường độ thích hợp, an toàn tuyệt đối
Trả đủ thời gian nghỉ thực tế cho học sinh (khi nghỉ chuyển tiết, nghỉ rachơi, ngày chủ nhật…) tôn trọng thời gian ngủ
Hướng dẫn học sinh vui chơi giải trí lành mạnh và thoải mái ở trong vàngoài trường bằng nhiều hình thức, trong vui chơi có học tập, song chủ yếu đểgiải trừ mệt mỏi, gây hưng phấn thần kinh
Học sinh là những người tuyên truyền vận động gia đình cải tạo môitrường không khí, nước sạch, xây dựng các công trình vệ sinh khoa học trongđiều kiện có thể có được Biết tự bảo vệ sức khỏe cá nhân, đề phòng các bệnhthông thường
Nâng cao dẫn mức dinh dưỡng theo đà phát triển kinh tế xã hội Phụhuynh lo việc này là chính, nhà trường thông qua chức năng của mình để giáodục học sinh ăn uống sạch sẽ, hợp lý nhằm giúp các em triệt để tận dụng dinhdưỡng, không mắc bệnh vì thiếu vệ sinh
Chống ý nghĩ cho rằng dinh dưỡng thiếu, không tập được thể dục Thực
tế đã chứng minh tập thể dục trong hoàn cảnh nào cũng có lợi, miễn là tập
Trang 23luyện vừa sức, môn tập thích hợp, tập ở mọi nơi không khí trong lành, tậptheo đúng phương pháp khoa học…
Nhà trường làm tốt thể dục, thể thao nghĩa là:
- Nghiêm túc giảng dạy thể dục, thể thao theo một chương trình hệthống, liên tục các năm học, gồm các môn: Đội hình đội ngũ, trò chơi vậnđộng, thể dục tay không, thể dục có dụng cụ đơn giản, điền kinh, bơi lội Họcnội khóa phải có rèn luyện ở nhà như bất cứ bộ môn văn hóa nào khác
- Hướng dẫn học sinh rèn luyện ngoài giờ bằng nhiều cách: Thể dụcbuổi sáng, thể dục trước giờ học, thể dục giữa giờ, thể dục một phút, thamquan du lịch, hành quân cắm trại, các môn bóng…
Mở rộng thi đấu để kiểm tra kết quả rèn luyện thân thể, dần dần tiêuchuẩn rèn luyện thân thể sẽ được áp dụng để làm chỉ tiêu đánh giá sức khỏecủa học sinh
1.3.3 Đặc điểm của học sinh THCS và vai trò của GDTC trong nhà trường
1.3.3.1 Đặc điểm học sinh và GDTC cho học sinh THCS
Học sinh THCS nằm trong lứa tuổi từ 11 đến 14, đây là lứa tuổi có đặcđiểm các chức năng bộ phận trong cơ thể đang phát triển mạnh cả về lượng vàchất Việc tác động các bài tập hợp lý đến cơ thể các em có ý nghĩa rất lớnđến quá trình hoàn thiện một cơ thể cân đối hài hòa Không những phát triển
về thể chất mà các em ở giai đoạn này còn đang hoàn thiện cả về nhận thứcthế giới Do vậy việc hình thành ở các em những kiến thức về vệ sinh thânthể, môi trường, dinh dưỡng cũng có vai trò quan trọng trong việc định hìnhgiá trị trong bản thân các em Sự phát triển ở học sinh THCS một cơ thể cânđối, hài hòa các chức năng, bộ phận và có một thế giới quan chuẩn mực về vaitrò của sức khỏe và vệ sinh để có sức khỏe sẽ hình thành và định hình rõ nétnếu việc thực hiện các nhiệm vụ GDTC được diễn ra một cách bài bản vàđúng trọng tâm
Trang 24* Đặc điểm tâm sinh lý GDTC học sinh THCS
Để công tác GDTC có hiệu quả đối với học sinh THCS, các hoạt độngGDTC của nhà trường phải được các em yêu thích, các bài tập cùng với khốilượng và cường độ được áp dụng phải phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý lứatuổi học sinh THCS
Đa số các em học sinh THCS có độ tuổi từ 11 đến 14, ở lứa tuổi này, cảnam và nữ bắt đầu vào tuổi dậy thì (nam từ 12 đến 14 tuổi, nữ từ 10 đến 13tuổi), đây là khoảng thời gian mà sự phát triển của cơ thể diễn ra mạnh mẽ, cótính quyết định đến trình độ thể chất của các em ở lứa tuổi trưởng thành saunày Đây cũng là lứa tuổi mà hình thành được nhiều những phản xạ có điềukiện, năng lực tổng hợp cao, phát triển khả năng tư duy, tiếp thu nhanh các kỹxảo vận động quan trọng, hình thành các năng kiếu vận động Đây cũng làthời kỳ phát triển học sinh nhậy cảm, mạnh mẽ, có những thay đổi hết sứcquan trọng (đột biến) về các chức năng trong cơ thể như: Hệ thần kinh - tâm
lý, hệ tuần hoàn, hệ hô hấp, hệ vận động, hệ sinh dục Công tác GDTC phảitác động tích cực, chủ động tận dụng thời cơ thúc đẩy quá trình phát triển củacác em nhanh, mạnh và hoàn thiện hơn, đôi khi còn giúp các em chữa đượcmột số bệnh tật do bẩm sinh hoặc do điều kiện sống đã tạo nên
- Về tâm lý, học sinh THCS còn mang nặng đặc điểm tâm lý nhận thức
và phương pháp học ở tiểu học Nhất là những lớp đầu cấp (lớp 6, lớp 7) Lứatuổi 13-15, học sinh đã biết phân biệt giới tính, nhất là học sinh nữ, cho nên
sự chững chạc hơn của em nữ thường rõ ràng hơn các em nam, thể hiện quaphong cách đi đứng, giao tiếp, ứng xử, đặc biệt giao tiếp giữa học sinh nam và
nữ không còn tự nhiên như ở bậc tiểu học Trong giai đoạn này, học sinh dễhình thành và tiếp thu nhanh hơn kỹ năng, kỹ xảo vận động phù hợp với độngtác kỹ thuật, kỹ năng cơ bản cần được lặp đi lặp lại nhiều lần
Trang 25- Hệ vận động: Do còn đang ở giai đoạn phát dục và trưởng thành nênthành phần của xương có sự thay đổi lớn, hàm lượng các chất vô cơ nhiều,thành phần nước, sụn xương và độ dẻo của xương giảm đi: Diện khớp tươngđối dày, các bao khớp nhỏ và dài cho phép biên độ hoạt động của khớp lớnhơn người trưởng thành, song độ vững chắc của khớp tương đối yếu nên rễ bịtrật khớp Khi giảng dạy GDTC cần cần chú ý sử dụng lượng vận động mộtcách hợp lý, thích hợp, thông thường nên sử dụng lượng vận động nhỏ và cácbài tập các tần xuất vừa phải Nếu dùng hàm lượng vận động quá lớn sẽ thúcđẩy xương cốt hoá sớm - ảnh hưởng đến sự phát triển chiều cao của cơ thể.Trong lứa tuổi này, các nhóm cơ đều phát triển, điều này giúp cho học sinhthực hiện được nhiều loại động tác khác nhau Song sự phát triển của cơ (độdài và thiết diện) còn chưa đồng bộ Khi các cơ gia tăng nhiều về chiều dài vàsức mạnh và sức bền của cơ bị hạn chế Do vậy, ở giai đoạn này các emthường vụ về, động tác đôi khi còn lóng ngóng Các bài tập GDTC cần chútrọng phát triển sức nhanh, sự khéo léo linh hoạt.
- Hệ tuần hoàn: Sự tạo máu ở lứa tuổi này rất quan trọng nhằm đáp ứngyêu cầu phát triển của cơ thể, do vậy lượng hồng cầu và tiểu cầu tương đươngvới người bình thường
Huyết áp và mạnh đập tăng cao do tim phát triển, các tuyến nội tiết(đặc biệt là tuyến giáp) phát triển mạnh trong khi đó các huyết quản lại pháttriển chậm Các nhà sinh lý gọi đây là “hiện tượng huyết áp cao thanh niên”thường gặp ở những em phát triển mạnh về chiều cao Đặc điểm của hiệntượng này là huyết áp tối đa tăng (không vượt quá 150mk/Hg), huyết áp tốithiểu bình thường Hiện tượng này bắt đầu từ lứa tuổi 11-12 và tăng dần theolứa tuổi, cao nhất ở tuổi 15-16 sau đó giảm dần và ổn định
Khi hướng dẫn tập luyện cho đối tượng học sinh, người giáo viên thểdục cần phải nắm vững đặc điểm trên để phân biệt với các trường hợp bệnh lý
Trang 26Hệ hô hấp: Dung tích nhỏ, nhịp thở tăng nhanh, khả năng nợ oxy, nănglực hoạt động yếm khí thấp hơn người thường Do vậy, khi cho học sinh chạybền cần quan tâm dạy cách thở trong khi chạy cho học sinh.
* Đặc điểm về GDTC cho học sinh THCS
Trong sinh hoạt hàng ngày, khi lao động kéo dài thì sự tiêu hao nănglượng tăng, đến một lúc nào đó xuất hiện mệt mỏi, sau đó mệt mỏi tăng dần
và dẫn đến khả năng làm việc giảm dần Chỉ sau khi nghỉ ngơi và bổ sung
“nguyên liệu” thì khả năng làm việc của cơ thể dần dần khôi phục Tuy nhiênqua nhiều kết quả nghiên cứu khoa học, người ta thấy sự khôi phục khôngchức dừng lại khi đạt mức ban đầu, mà còn có giai đoạn hồi phục vượt mức -trong một khoảng thời gian nhất định
(Sơ đồ của GX V Phôbơn và N.N Iacôplép)
Lao động hay
luyện tập
Đặc điểm trên có ý nghĩa đặc biệt trong GDTC, bằng một loạt các bàitập được tính toán khoa học phù hợp với sức khoẻ của mối người theo chế độphù hợp chặt chẽ giữ tập luyện với nghỉ ngơi và ăn uống hợp lý thì sức khoẻcủa người tập không ngừng được nâng cao
Nếu buổi tập thứ 2 tiến hành cách buổi tập thứ nhất quá xa hoặc nhữngbuổi tập có khối lượng quá nhỏ thì kết quả của quá trình tập luyện cũng hạn chế
Nghỉ ngơi và nạp "nhiên liệu"
Trang 27Do vậy, tập luyện thường xuyên là yêu cầu cần thiết đối với việcGDTC cho học sinh trong nhà trường Việc này liên quan đến thời lượng củamôn học thể dục trong thời gian chính khoá, hoạt động ngoại khoá và vấn đề
tự giác rèn luyện hàng ngày của học sinh Người giáo viên thể dục khôngnhững cần dạy tốt giờ học nội khoá mà còn cần làm cho học sinh ham thíchluyện tập TDTT trên cơ sở phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường, giađình và xã hội
Trong trường THCS, việc GDTC cho học sinh được thực hiện bằngnhiều hình thức hoạt động (giảng dạy thể dục nội khoá và đặc biệt là công tácngoại khoá) Hoạt động ngoại khoá gồm: Luyện tập, thi đấu thể thao và nhiềumặt khác như: Vệ sinh thân thể, vệ sinh môi trường, vệ sinh ăn uống, phòngchống bệnh tật
1.3.3.2 Vai trò của GDTC cho học sinh trường THCS
GDTC có một vị trí vai trò vô cùng quan trọng của một quốc gia, gópphần tích cực tạo nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổquốc Do đó, việc đầu tư phát triển TDTT trường học là nhu cầu tất yếu Tuynhiên, việc làm này đòi hỏi trách nhiệm, sự quan tâm và phối hợp đồng bộkhông phải của riêng ngành nghề nào, đơn vị nào mà là của mọi tầng lớptrong xã hội
GDTC là một trong mục tiêu giáo dục toàn diện của Đảng và Nhà nước
ta, và nằm trong hệ thống giáo dục quốc dân GDTC được hiểu là: “Quá trình
sư phạm nhằm giáo dục và đào tạo thế hệ trẻ, hoàn thiện về thể chất và nhân cách, nâng cao khả năng làm việc, và kéo dài tuổi thọ của con người”
GDTC cũng như các loại hình giáo dục khác, là quá trình sư phạm vớiđầy đủ đặc điểm của nó, có vai trò chủ đạo của nhà sư phạm, tổ chức hoạtđộng của nhà sư phạm phù hợp với học sinh với nguyên tắc sư phạm GDTCchia thành hai mặt tương đối độc lập: Dạy học động tác (giáo dưỡng thể
Trang 28chất) và giáo dục tố chất thể lực Trong hệ thống giáo dục nội dung đặctrưng của GDTC được gắn liền với giáo dục, trí dục, đức dục, mỹ dục vàgiáo dục lao động.
GDTC là một lĩnh vực TDTT xã hội với nhiệm vụ là: “Phát triển toàndiện các tố chất thể lực, và trên cơ sở đó phát triển các năng lực thể chất, bảođảm hoàn thiện thể hình, củng cố sức khoẻ, hình thành theo hệ thống và tiếnhành hoàn thiện đến mức cần thiết các kỹ năng và kỹ xảo quan trọng cho cuộcsống” Đồng thời chương trình GDTC trong các trường Đại học, Cao đẳng vàTrung học chuyên nghiệp nhằm giải quyết các nhiệm vụ giáo dục đó là:
“Trang bị kiến thức, kỹ năng và rèn luyện thể lực cho học sinh”
- GDTC giữ vai trò quan trọng trong mục tiêu giáo dục phổ thông vàgiáo dục THCS: “Mục tiêu của giáo dục phổ thông là giúp học sinh phát triểntoàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản nhằmhình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xây dựng tư cách
và trách nhiệm công dân, chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộcsống lao động, tham gia xây dựng và bảo vệ tổ quốc” (Điều 23 Luật Giáo dục)
Mục tiêu GD&ĐT liên quan đến sức khoẻ của thế hệ Trẻ Việt Nam Mục tiêu của GD&ĐT của chúng ta là: Nâng cao dân trí, bồi dưỡngnhân lực, đào tạo nhân tài Muốn thực hiện mục tiêu đó, không thể coi thườngsức khoẻ và thể chất của thế hệ trẻ Muốn cho trẻ em cùng với cộng đồng cótrình độ dân trí tốt ngay từ nhỏ thì phải đảm bảo cho trẻ em có sức khoẻ tốt đểcác em học hành, phấn chấn trong học tập, phát huy được trí thức mà các thầygiáo truyền thụ cho các em
Mục tiêu tạo nguồn nhân lực càng cần có sức khoẻ tốt Nguồn nhân lựclao động của chúng ta hiện nay cơ bản là lao động phổ thông chứ chưa cónhiều nguồn lao động có trình độ, có tay nghề Với lao động phổ thông, ngườilao động cũng còn bị hạn chế nhiều về thể lực Thể lực của người Việt Nam
Trang 29nói chung và của trẻ em Việt Nam nói riêng cò ở mức rất thấp Ba chỉ tiêu:Sức nhanh, sức bền, sức mạnh của thiếu niên Việt Nam vào loại thấp so vớicác nước trong khu vực.
Với mục tiêu đào tạo nhân tài càng cần có sức khoẻ Có một số em đithi Toán Quốc tế về không học tiếp lên đại học được một cách hoàn chỉ vì sứckhoẻ kém Nhiều em học lớp năng khiếu, nhưng người nhỏ bé mắt cận thị,hoạt động chập chạp
GDTC cho học sinh ở các trường THCS, bao gồm nhiều hoạt động:Giảng dạy nội khoá, hoạt động ngoại khoá, thể dục giữa giờ, tập luyện và thiđấu thể thao, vệ sinh thân thể, vệ sinh môi trường, ăn uống Như vậy, quản
lý hoạt động GDTC là quản lý các hoạt động nên trên
1.4 Quản lý hoạt động GDTC ở trường THCS
1.4.1 Các chủ thể quản lý hoạt động GDTC cho học sinh ở trường THCS
1.4.1.1 Quản lý GDTC của hiệu trưởng trường THCS
Công tác quản lý GDTC trong nhà trường THCS của hiệu trưởng baogồm các nội dung chính sau:
- Quản lý toàn bộ cơ sở vật chất và thiết bị GDTC của nhà trường nhằmphục vụ tốt nhất cho việc giảng dạy, học tập và giáo dục học sinh Quản lý tốt
cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động GDTC nhà trường không chỉ đơn thuần
là bảo quản tốt, mà phải phát huy tốt giá trị của chúng cho dạy học và giáodục Quản lý tốt còn làm sao để có thể thường xuyên bổ sung thêm nhữngthiết bị mới, có giá trị sử dụng cao
- Quản lý tốt nguồn tài chính phục vụ cho hoạt động GDTC của nhàtrường theo đúng nguyên tắc quản lý tài chính của Nhà nước và của ngành giáodục, đồng thời biết động viên, thu hút các nguồn tài chính khác nhằm xây dựng
cơ sở vật chất, mua sắm thiết bị phục vụ các hoạt động GDTC của nhà trường
Trang 30- Tổ chức đội ngũ giáo viên nói chung, giáo viên thể dục nói riêng vàcán bộ, nhân viên, tập thể học sinh thực hiện tốt nhiệm vụ GDTC trongchương trình công tác của nhà trường Động viên, giáo dục tập thể sư phạmthành một tập thể đoàn kết, thống nhất trong việc thực hiện công tác GDTCtrong nhà trường Giáo dục học sinh tích cực phấn đấu, tu dưỡng, rèn luyệnthân thể…
- Chỉ đạo tốt các hoạt động chuyên môn về GDTC theo chương trìnhgiáo dục của Bộ, của các cấp chỉ đạo Thực hiện nghiêm túc chương trìnhnăm học, phương pháp giáo dục luôn được cải tiến… từ đó góp phần nângcao chất lượng công tác GDTC
- Chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho đội ngũ giáo viên thể dục.Chỉ khi nào đời sống vật chất của giáo viên được đảm bảo, tinh thần phấnkhởi thì hiệu quả của công tác GDTC sẽ được nâng lên và công tác quản lýcủa người hiệu trưởng mới có thể nói là hiệu quả Cần tạo thành một phongtrào thi đua phấn đấu liên tục trong nhà trường, thầy dạy tốt, trò học tốt, cảtrường hướng tới một chất lượng GDTC tốt
- Quản lý tốt việc học tập, việc rèn luyện thân thể của học sinh theo quichế của Bộ GD&ĐT Quản lý GDTC đối với học sinh bao gồm cả quản lýthời gian và chất lượng GDTC, quản lý tinh thần, thái độ và phương pháp rènluyện thể chất Quản lý tốt việc rèn luyện thể chất của học sinh là nội dungquan trọng của quản lý hoạt động GDTC trong nhà trường
1.4.1.2 Vai trò của giáo viên chủ nhiệm
Lớp học là đơn vị hành chính cơ bản của nhà trường phổ thông Cáchoạt động giáo dục và dạy học của nhà trường chủ yếu diễn ra theo đơn vị lớphọc, vì vậy, sự trưởng thành của lớp học gắn liền với sự trưởng thành và pháttriển của mỗi thành viên trong lớp học cũng như sự trưởng thành, lớn mạnhcủa mỗi nhà trường
Trang 31Do tầm quan trọng của mỗi lớp học đối với sự hình thành và phát triểnnhân cách của học sinh mà mỗi lớp học đều cần phải có một giáo viên chủnhiệm Giáo viên chủ nhiệm là người chịu trách nhiệm quản lý và giáo dục,điều khiển và phối hợp mọi hoạt động của các thành viên trong lớp học cũngnhư tổ chức mối quan hệ giữa lớp học với nhà trường, gia đình và xã hội.
Trong công tác quản lý hoạt động GDTC của nhà trường, giáo viên chủnhiệm có một số vai trò chính như sau:
- Thay mặt Ban giám hiệu nhà trường thực hiện nhiệm vụ quản lý, giáodục học sinh trong lớp học và chịu trách nhiệm về chất lượng giáo dục toàndiện nói chung và chất lượng GDTC nói riêng của học sinh trong lớp học đó
Là cầu nối, giữ mối liên lạc thường xuyên giữa các lực lượng giáo dục trongnhà trường, giữa giáo dục nhà trường với gia đình và các tổ chức xã hội khác
- Nắm bắt tâm tư, nguyện vọng cũng như các diễn biến tư tưởng củahọc sinh, phát hiện và định hướng cho các em phát huy những tiềm năng củabản thân, phát huy những tố chất vận động và phát triển tài năng thể thao củacác em
- Là người thay mặt và đại diện cho quyền lợi chính đáng của tập thểhọc sinh trong việc phản ánh và đề đạt nhu cầu về việc nâng cao chất lượngGDTC của các giờ học môn thể dục, nhu cầu tổ chức và tham gia các hoạtđộng thể thao ngoại khoá trong và ngoài nhà trường
- Là người tổ chức, phối hợp và thống nhất các lực lượng giáo dụctrong và ngoài nhà trường để tổ chức các hoạt động GDTC nói chung và đặcbiệt là việc tổ chức các hoạt động ngoại khoá về TDTT cho học sinh
Tóm lại, giáo viên chủ nhiệm là người vừa thay mặt hiệu trưởng, thaymặt nhà trường để quản lý và giáo dục toàn diện học sinh, vừa là cầu nối giữacác lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường để tổ chức các hoạt động
Trang 32GDTC cho học sinh, đồng thời cũng là người đại diện cho quyền lợi và nghĩa
vụ của tập thể học sinh
1.4.1.3 Vai trò của các đoàn thể
Các đoàn thể trong nhà trường có một vai trò rất quan trọng trong côngtác giáo dục toàn diện cho học sinh Đối với công tác GDTC, các đoàn thểtrong nhà trường có một số vai trò chủ yếu sau đây:
- Phát động các phong trào thi đua nói chung và phong trào rèn luyệnthân thể nói riêng cho học sinh thông qua các hoạt động chủ điểm chào mừngcác ngày kỷ niệm, ngày lễ của đất nước với các hoạt động thiết thực, bổ íchnhư hoạt động trại hè, hoạt động dã ngoại, hoạt động thi đấu thể thao…
- Tổ chức các hoạt động ngoại khoá TDTT, hoạt động giao lưu mangtính chất vận động trong và ngoài nhà trường cho học sinh
- Phối hợp với Ban giám hiệu nhà trường, gia đình học sinh tổ chứctuyên truyền, vận động các tổ chức, cá nhân hảo tâm tích cực tham gia đónggóp, ủng hộ kinh phí phục vụ cho các hoạt động GDTC của nhà trường
- Thông qua việc tổ chức các hoạt động chủ điểm nhằm góp phần giáodục truyền thống, GDTC và giáo dục toàn diện cho học sinh
1.4.2 Các nội dung của quản lý hoạt động GDTC cho học sinh THCS
1.4.2.1 Quản lý giảng dạy môn thể dục
* Quản lý hồ sơ chuyên môn của giáo viên giảng dạy:
Quản lý hồ sơ chuyên môn của giáo viên giảng dạy là phương tiện giúpngười quản lý nắm chắc được tình hình thực hiện nhiệm vụ chuyên môn củacác giáo viên giảng dạy trong nhà trường, đồng thời hồ sơ chuyên môn của cácgiáo viên giảng dạy là một trong những cơ sở pháp lý để đánh giá việc thựchiện nề nếp chuyên môn của họ Tùy theo quy định cụ thể của mỗi trường mà
số lượng, chủng loại hồ sơ chuyên môn của giáo viên giảng dạy có khác nhau,song về cơ bản hồ sơ chuyên môn của giáo viên giảng dạy gồm có:
- Kế hoạch cá nhân
Trang 33- Chương trình, kế hoạch phân môn được phân công giảng dạy.
- Tập bài soạn
- Sổ dự giờ
- Hồ sơ tự học, tự bồi dưỡng (bao gồm: kế hoạch, nội dung và tài liệuhọc tập)
* Quản lý hoạt động giảng dạy của giáo viên thực hiện nhiệm vụ GDTC:
- Quản lý giờ lên lớp và việc vận dụng phương pháp, sử dụng phươngtiện dạy học
- Xây dựng và giám sát chặt chẽ việc thực hiện giờ lên lớp và đảm bảotiến độ về nội dung, chương trình, kế hoạch dạy học
- Tổ chức thao giảng, dự giờ và đề ra những biện pháp cụ thể nhằmthực hiện tốt việc vận dụng phương pháp dạy học, nhất là việc vận dụng cảitiến, đổi mới phương pháp dạy học bộ môn
- Xây dựng kế hoạch trang bị các phương tiện dạy học, quản lí tốt việc
sử dụng phương tiện dạy học trong các giờ lên lớp
Việc đào tạo cơ bản về thể chất, thể thao cho học sinh THCS là nhiệm
vụ cần thiết, nên trước hết phải có nội dung thích hợp để phát triển các tố chấtthể lực và phối hợp vận động cho học sinh THCS Đồng thời, giúp các em cótrình độ nhất định để tiếp thu được các kỹ thuật động tác TDTT
Với mục tiêu chính của việc đào tạo cơ bản về thể chất và thể thaotrong trường học là: “Xúc tiến quá trình đào tạo năng lực đạt thành tích trongthể chất và thể thao của học sinh, phát triển các tố chất thể lực, phát triển nănglực tâm lý, tạo ý thức tập luyện thể dục thể thao thường xuyên, giáo dục đượcđức tính cơ bản và lòng nhân đạo cho học sinh”
Bản thân giờ học thể dục có ý nghĩa quan trọng nhiều mặt đối với việcquản lý và giáo dục con người trong xã hội Việc học tập các bài tập thể dục,các kỹ thuật động tác là điều kiện cần thiết để con người phát triển cơ thể một
Trang 34cách hài hoà, bảo vệ và củng cố sức khoẻ, hình thành năng lực chung vàchuyên môn cho học sinh
1.4.2.2 Quản lý hoạt động ngoại khoá môn thể dục
Ngoại khóa môn học là nhu cầu và ham thích của học sinh với mụcđích và nhiệm vụ là góp phần phát triển năng lực, thể chất một cách toàn diện,đồng thời góp phần nâng cao thành tích thể thao của học sinh Giờ học ngoạikhóa nhằm củng cố và hoàn thiện các bài học chính khóa và được tiến hànhvào giờ tự học của học sinh, hay dưới sự hướng dẫn của giáo viên thể dục,của hướng dẫn viên Ngoài ra còn các hoạt động thể thao quần chúng ngoàigiờ học bao gồm: Luyện tập trong các câu lạc bộ, các giải thi đấu trong vàngoài trường được tổ chức hàng năm, các bài tập thể dục vệ sinh chống mệtmỏi hàng ngày, cũng như giờ tự luyện tập của học sinh, phong trào tự tậpluyện rèn luyện thân thể Hoạt động ngoại khóa với chức năng là động viênlôi kéo nhiều người tham gia tập luyện các môn thể thao yêu thích, góp phầnnâng cao sức khỏe phục vụ học tập và sinh hoạt
Tác dụng của GDTC và các hình thức hoạt động TDTT có chủ định ápdụng trong các trường học là toàn diện, là phương tiện để hợp lý hóa chế độhoạt động, nghỉ ngơi tích cực, giữ gìn và nâng cao năng lực hoạt động, họctập của học sinh trong suốt thời kỳ học tập trong nhà trường, cũng như đảmbảo chuẩn bị thể lực chung và chuẩn bị thể lực chuyên môn phù hợp vớinhững điều kiện của nghề nghiệp trong tương lai
Quản lý hoạt động ngoại khóa bộ môn là hình thức tổ chức học tậpngoài giờ lên lớp có kế hoạch có phương hướng xác định được học sinh tiếnhành theo nguyên tắc tự nguyện ở ngoài giờ lên lớp chính khóa, dưới sự điềukhiển, hướng dẫn của giáo viên, nhằm bổ sung, củng cố, mở rộng và nâng caokiến thức, kỹ năng bộ môn đã được học trong chương trình chính khóa, đồngthời góp phần giáo dục học sinh một cách toàn diện
Trang 35Bởi vì, có một cơ thể khỏe mạnh mới giúp các em đủ sức khoẻ để tiếpthu một cách tốt nhất các kiến thức và tăng sức sáng tạo Hầu hết các trườngbậc THCS ở nước ta hiện nay đều bắt đầu quan tâm đến việc phát triển songsong giữa kiến thức và thể chất cho các em Đây là một điều đáng ghi nhậnnhưng GDTC và hoạt động ngoại khóa như thế nào là đủ và hợp lý cũng làmột vấn đề cần quan tâm đặc biệt Tuy nhiên, cũng không nên quá sa đà vàoviệc tham gia các hoạt động ngoại khóa bởi điều đó dễ khiến các em nảy sinhtâm trạng chán nản khi quay lại với việc học chính khóa Nếu sắp xếp khônghợp lý các tiết học ngoại khóa, GDTC sẽ khiến các em cảm thấy mệt mỏi.
Để qu¶n lý hoạt động ngoại khoá, tăng cường thể chất phát huy đượcđúng và hết tác dụng của nó thì phụ huynh cũng như mỗi nhà trường cần phảixác định được việc giáo dục cho trẻ nhỏ không phải là nhồi nhét vào đầu họcsinh điểm chác, danh hiệu Để các em tham gia các lớp ngoại khoá là để pháthiện khả năng của mỗi em, từ đó có hướng đầu tư đúng đắn chứ không phải
ép buộc bắt trẻ tham gia vào các lớp này
Tâm hồn của trẻ mẫn cảm và tươi mới thì hãy để chúng hồn nhiên và
vô tự học hành, nô đùa Chúng cần được phát triển bình thường, toàn diện,cần được bình đẳng và thậm chí, chúng còn phải được đề cao, trân trọng ởmức tối đa
Với cách hiểu như trên, ngoại khóa bộ môn được xem là một hình thức
tổ chức dạy học quan trọng, là một trong những con đường để thực hiện đổimới phương pháp dạy học theo định hướng
Nhiều năm gần đây thị xã Bắc Kạn thường xuyên tổ chức phong tràohoạt động ngoại khóa thể dục thể thao theo chủ đề của nhà trường như 20/11,22/12, 26/3, thi đấu các môn thể thao giữa các khối lớp, các trường với nhautạo không khí vui tươi lành mạnh và bổ ích cho các em, hơn nữa phòng Giáodục định kỳ tổ chức Hội khỏe Phù Đổng cấp trường, cấp phòng và tham giacấp tỉnh, Qua đó đã góp phần thúc đẩy tốt các môn học khác, tạo điều kiện
Trang 36tốt cho các hoạt động giáo dục và đào tạo con người mới xã hội chủ nghĩatheo mục tiêu của Đảng đề ra.
1.4.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý GDTC cho học sinh THCS
1.4.3.1 Các yếu tố chủ quan
Hiệu quả quản lý hoạt động GDTC chịu sự ảnh hưởng rất lớn của yếu
tố chủ quan của chủ thể quản lý
Các yếu tố chủ quan ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động quản lý GDTCbao gồm:
- Nhận thức về tầm quan trọng của công tác GDTC đối với việc giáodục toàn diện cho học sinh:
+ Nếu nhà quản lý nhận thức đúng và đầy đủ về công tác giáo dục sẽ cóhành vi quản lý sâu sát và quan tâm đầy đủ tới sự chuẩn bị đầy đủ các yếu tốtrong công tác GDTC như chương trình, giáo trình, sân bãi, phương tiện dạyhọc, quá trình dạy học của giáo viên và quá trình học tập của học sinh Côngtác bồi dưỡng giáo viên, công tác nghiên cứu khoa học, công tác kiểm trađánh giá… Ngược lại, nếu nhận thức chưa đầy đủ hoặc có ý thức coi nhẹcông tác GDTC thì sẽ làm giảm hiệu quả quản lý
+ Nhận thức của lãnh đạo các cấp, các ngành và lãnh đạo địa phươngđối với lợi ích, tác dụng và vai trò của GDTC trong giáo dục toàn diện chohọc sinh chưa thực sự sâu sắc Nếu hoạt động GDTC được cấp uỷ, chínhquyền và lãnh đạo ngành giáo dục của địa phương coi trọng thì sẽ được đầu tưtoàn diện cả nhân lực, vật lực, tài lực cho công tác GDTC, từ đó giúp cho hiệuquả quản lý công tác này tốt hơn; ngược lại sẽ làm cho công tác quản lý hoạtđộng GDTC gặp khó khăn, từ đó ảnh hưởng xấu tới hiệu quả quản lý
+ Nhận thức của học sinh đối với hoạt động GDTC chưa thực sự đầy
đủ Nước ta là một nước đang phát triển, lịch sử nước ta trải qua nhiều năm
Trang 37dưới chế độ phong kiến nửa thuộc địa, bị chiến tranh tàn phá, bởi vậy hoạtđộng GDTC chưa có lịch sử phát triển lâu dài như các nước phát triển Bêncạnh đó, kinh tế của nước ta còn nhiều khó khăn, đặc biệt là các vùng nôngthôn, vùng sâu, vùng xa… nên điều kiện tham gia các hoạt động GDTC, hoạtđộng TDTT cũng như điều kiện tìm hiểu về ý nghĩa, lợi ích tác dụng của hoạtđộng GDTC đối với sức khoẻ con người còn hạn chế Với điều kiện như vậy,việc chưa có được các nhận thức đúng đắn về GDTC để tạo ra được động cơ,tinh thần tự giác tích cực trong hoạt động GDTC cũng là điều hiển nhiên Đâycũng chính là rào cản, là nhân tố khách quan ảnh hưởng tới hiệu quả quản lýhoạt động GDTC trong các nhà trường.
- Năng lực và kinh nghiệm quản lý của người quản lý các trường THCS:+ Năng lực quản lý là khả năng sử dụng đúng và kịp thời các công cụquản lý và phương pháp quản lý tác động lên đối tượng quản lý nhằm giảiquyết một công việc hoặc sự việc quản lý có hiệu quả
+ Kinh nghiệm quản lý là những bài học kinh nghiệm rút ra từ công tácquản lý trong quá khứ đã ứng dụng và xử lý tốt các sự việc, công việc quản
lý
Nếu chủ thể quản lý có năng lực và kinh nghiệm quản lý sẽ có thể sửdụng các biện pháp quản lý hữu hiệu để nâng cao hiệu quả quản lý nói chung
và quản lý công tác GDTC nói riêng trong trường THCS
- Yếu tố trình độ năng lực của người thầy
Trong quản lý hoạt động GDTC thì yếu tố trình độ năng lực của ngườithầy ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả công tác quản lý hoạt động GDTC
Người thầy ngoài việc cần có phẩm chất đạo đức, tác phong gươngmẫu, chuẩn mực thì cần phải có năng lực trình độ tốt, đáp ứng cho việc dạytốt môn GDTC trong trường THCS
Trang 38Trình độ, năng lực của người thầy thể hiện ở trình độ học vấn, năng lựcthực hành, năng lực sư phạm và năng lực tổ chức điều hành hoạt động dạyhọc, hoạt động thi đấu các môn thể thao trong trường học.
Do khoa học kỹ thuật TDTT không ngừng phát triển, do phương phápdạy học không ngừng cải tiến, người thầy cần phải thường xuyên được tiếptục đào tạo bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ để đáp ứngyêu cầu không ngừng nâng cao chất lượng hoạt động GDTC và chất lượngquản lý hoạt động GDTC trong nhà trường
1.4.3.2 Các yếu tố khách quan
Kết quả quản lý hoạt động GDTC ở các trường THCS ngoài chịu ảnhhưởng chủ quan của chủ thể quản lý còn chịu tác động và ảnh hưởng rất lớnbởi các yêu tố khách quan
Các yếu tố khách quan ảnh hưởng tới kết quả quản lý hoạt động GDTC
ở các trường học nói chung và trường THCS nói riêng bao gồm:
- Điều kiện cơ sở vật chất:
Trong hoạt động GDTC, từ việc giảng dạy chính khoá trên lớp đếnngoại khoá cho học sinh, từ việc đổi mới phương pháp dạy học tới việc nghiêncứu khoa học của giáo viên… đều cần phải có đủ diện tích sân bãi và dụng cụtập luyện đáp ứng cho học sinh tập luyện Chính vì vậy, điều kiện cơ sở vậtchất, trang thiết bị kĩ thuật phục vụ cho hoạt động GDTC có ý nghĩa và tầmquan trọng hết sức to lớn, ảnh hưởng đến chất lượng và hiệu quả của hoạt độngGDTC trong nhà trường
Ở các nước phát triển, người ta quy định diện tích, số lượng dụng cụ…cho mỗi học sinh, trong khi đó ở nước ta, nhiều trường diện tích sân bãi tậpluyện quá ít và công tác quản lý quá trình dạy học của các giáo viên thể dục
- Nguồn kinh phí đầu tư cho hoạt động GDTC:
Trang 39Như chúng ta đã biết, muốn hoạt động GDTC ở các trường THCS đạtđược chất lượng và hiệu quả cao thì cần phải có hệ thống cơ sở vật chất khôngnhững đầy đủ mà còn ngày càng được hoàn thiện theo hướng hiện đại hóa Do
đó, vấn đề đầu tư kinh phí cho công tác này từ các nguồn kinh phí khác nhau làviệc làm hết sức cần thiết
- Cơ chế chính sách đối với đội ngũ giáo viên thể dục:
Giáo dục thể chất là một trong các nội dung giáo dục toàn diện trong nhàtrường/ Tuy nhiên, đội ngũ giáo viên thể dục - những người trực tiếp tiến hànhhoạt này phải chịu nhiều vất vả do đặc thù nghề nghiệp của như điều kiện thiênnhiên khắc nghiệt Chính vì thế, nếu có được các chính sách thỏa đáng đối vớiđội ngũ giáo viên thể dục sẽ góp phần nâng cao được chất lượng và hiệu quảcủa hoạt động GDTC trong các nhà trường
- Sự phối hợp đồng bộ giữa các lực lượng giáo dục (nhà trường, giađình và xã hội):
Từ thực tiễn và lý luận giáo dục đã chỉ ra rằng, muốn tạo nên nhữngthành quả giáo dục tốt nhất cho mỗi học sinh thì cần có sự phối kết hợp giữa 3lực lượng giáo dục Trong hoạt động giáo dục thể chất cho học sinh cũng vậy,việc chăm sóc, bảo về và phát triển thể chất cho học sinh được thực hiện ởtrong gia đình, nhà trường và ngoài xã hội Vì vậy, sự phối hợp đồng bộ giữacác lực lượng giáo dục sẽ góp phần nâng cao chất lượng GDTC cho học sinhtrong các nhà trường
- Tính khoa học và tính tiếp cận hiện đại của chương trình môn học GDTC:Chất lượng công tác quản lý hoạt động GDTC còn phụ thuộc vào việcđảm bảo tính khoa học và tính tiếp cận hiện đại của chương trình Bởi lẽchương trình và tài liệu môn học là một bản thiết kế cho trình độ phát triển thểchất của học sinh, trong đó mục tiêu yêu cầu đào tạo đã mô hình hoá các kiếnthức và trình độ thể chất của học sinh sau khi hoàn thành môn học Đồng thời
Trang 40chương trình cũng đã nêu lên các nội dung, phương pháp và phân bổ các nộidung và thời gian học tập trong các học kỳ, chỉ tiêu thi và kiểm tra…
Chương trình và tài liệu mang tính khoa học tiếp cận hiện đại thì sẽgiúp cho các giáo viên thực hiện được các mô hình giáo dục, đảm bảo chấtlượng GDTC Ngược lại, nếu chương trình giáo dục lạc hậu sẽ ảnh hưởng xấutới kết quả của công tác GDTC trong các nhà trường