1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Biện pháp quản lý của hiệu trưởng đối với hoạt động dạy học theo hướng tích cực hoá ở các trường tiểu học huyện quế võ tỉnh bắc ninh

104 1K 7

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 104
Dung lượng 378,32 KB

Nội dung

Rất rất hay !

Trang 2

DANH MỤC CÁC BẢNG, SƠ ĐỒ

Bảng 1.1 Thời gian quy định cho từng môn học trong mỗi tuần lễ, cả bậc học được nêu dưới đây 14

Bảng 2.1 Thống kê số lớp và học sinh từ năm học 2007 - 2008 đến năm học 2009 - 2010 30

Bảng 2.2 Thống kê cán bộ quản lý huyện Quế Võ (năm học 2009 - 2010) .31

Bảng 2.3 Thống kê đội ngũ giáo viên trực tiếp giảng dạy ở các trường Tiểu học huyện Quế Võ (năm học 2009 - 2010) 32

Bảng 2.4 Thực trạng thực hiện phân phối chương trình tiểu học huyện Quế Võ 34

Bảng 2.5 Thực trạng về soạn bài chuẩn bị giảng dạy của giáo viên tiểu học huyện Quế Võ 35

Bảng 2.6 Thực trạng về việc đổi mới phương pháp dạy học của giáo viên tiểu học huyện Quế Võ được thể hiện trong bảng sau 37

Bảng 2.7 Thực trạng về việc sử dụng phương tiện dạy học của giáo viên tiểu học ở huyện Quế Võ 38

Bảng 2.8(a) Xếp loại hạnh kiểm và học lực năm học 2009 - 2010 39

Bảng 2.8(b) Thống kê chất lượng giáo dục tiểu học huyện Quế Võ trong 3 năm học (2007-2008 đến 2009 - 2010) 40

Bảng 2.9 Thực trạng việc quản lý phân công giảng dạy 43

Bảng 2.10 Thực trạng quản lý việc thực hiện nội dung chương trình 44

Bảng 2.11 Thực trạng quản lý việc soạn bài chuẩn bị giảng dạy 45

Bảng 2.12 Thực trạng quản lý việc đổi mới các phương pháp dạy học .47

Bảng 2.13 Thực trạng cơ sở vật chất, phương tiện và kỹ thuật dạy học các trường Tiểu học huyện Quế Võ 50

Bảng 2.14 Thực thực trạng quản lý việc kiểm tra đánh giá kết quả dạy học của các trường Tiểu học huyện Quế Võ 51

Bảng 2.15 Thực trạng quản lý việc bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên tiểu học huyện Quế Võ 53

Bảng 3.1 Tổng hợp kết quả khảo nghiệm về mức độ cần thiết và tính khả thi của các biện pháp 78

Trang 3

Sơ đồ 1: Cấu trúc chức năng của hoạt động dạy học 11

Trang 4

MỞ ĐẦU

1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

Bước sang thế kỷ XXI vấn đề toàn cầu hoá và hội nhập quốc tế, sự pháttriển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật và kinh tế tri thức đã tác động nhanhchóng, sâu sắc đến tất cả các lĩnh vực hoạt động xã hội toàn cầu, trong đó cógiáo dục Từ những yêu cầu mới về phát triển kinh tế xã hội trong nước, đòihỏi giáo dục phải đổi mới và phát triển để đáp ứng được với những biến đổitoàn diện của xã hội hiện nay

Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ IX đã khẳng định: “Phát triển giáo dục đào tạo là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, là điều kiện để phát huy nguồn lực con người - yếu

tố cơ bản để phát triển xã hội, tăng cường kinh tế nhanh và bền vững” Đại hội chủ trương “Tiếp tục nâng cao chất lượng toàn diện, đổi mới phương pháp dạy và học, hệ thống trường lớp, hệ thống quản lý giáo dục, thực hiện chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa… Trong đó, đổi mới công tác quản lý giáo dục được xem như một giải pháp quan trọng nhằm nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo” [8]

Đại hội X của Đảng Cộng Sản Việt Nam đã khẳng định: “Tạo đượcchuyển biến cơ bản về phát triển giáo dục và đào tạo” trên cơ sở “Ưu tiênhàng đầu cho việc nâng cao chất lượng dạy và học Đổi mới chương trình, nộidung, phương pháp dạy học, nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên và tăngcường cơ sở vật chất của nhà trường, phát huy khả năng sáng tạo và độc lậpsuy nghĩ của học sinh, sinh viên ” [10]

Giáo dục tiểu học có vai trò quan trọng trong việc xây dựng và hình thànhnhân cách là nền tảng cho các em tiếp tục học các cấp học cao hơn Hoạt độngdạy học là hoạt động vừa mang tính sư phạm vừa mang tính nghệ thuật cao,

do đó người thầy được đặt ra ở đây giữ vai trò quan trọng Để phát huy được

Trang 5

vai trò ấy của người thày thì đòi hỏi phải có biện pháp quản lý tốt của hiệutrưởng các trường

Thực tế những năm qua việc tổ chức quản lý của hiệu trưởng các trườngTiểu học trên địa bàn huyện Quế Võ có nhiều tiến bộ, nhất là trong giai đoạn

từ khi thay đổi chương trình sách giáo khoa ở bậc tiểu học đến nay Nhưngchúng ta thấy chất lượng vẫn chưa đạt yêu cầu theo mong muốn Công tácquản lý của hiệu trưởng đóng vai trò định hướng, là một trong những yếu tốmang tính đột phá và quyết định đến chất lượng và hiệu quả giáo dục Để chohoạt động dạy học đảm bảo chuẩn kĩ năng cho từng lớp học, phù hợp với đốitượng, kích thích được tính tích cực, sáng tạo ở học sinh thì người hiệu trưởngnhà trường và giáo viên phải nghiên cứu một cách đầy đủ, khách quan để từ

đó đưa ra những giải pháp phù hợp với yêu cầu nâng cao chất lượng giáo dụchiện nay

Xuất phát từ lý do và yêu cầu trên, tôi chọn nghiên cứu đề tài “Biện pháp quản lý của hiệu trưởng đối với hoạt động dạy học theo hướng tích cực hoá ở các trường Tiểu học huyện Quế Võ - Tỉnh Bắc Ninh”.

2 MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU

Nghiên cứu lý luận và thực tiễn dạy học và quản lý dạy học ở tiểu học đềxuất một số biện pháp quản lý hoạt động dạy học của hiệu trưởng các trườngTiểu học trên địa bàn huyện Quế Võ theo hướng tích cực hóa nhằm góp phầnnâng cao kết quả dạy học của giáo viên học sinh

3 KHÁCH THỂ VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU

3.1 Khách thể nghiên cứu

Hoạt động dạy học, hoạt động quản lý dạy học của hiệu trưởng ở cáctrường Tiểu học huyện Quế Võ - Tỉnh Bắc Ninh

3.2 Đối tượng nghiên cứu

Biện pháp quản lý hoạt động dạy học của hiệu trưởng các trường Tiểuhọc huyện Quế Võ - Tỉnh Bắc Ninh theo hướng tích cực hóa

Trang 6

4 GIẢ THUYẾT KHOA HỌC

Quản lý hoạt động dạy học ở các trường Tiểu học huyện Quế Võ - TỉnhBắc Ninh đã có những kết quả nhất định, song còn có những hạn chế Nếunắm được thực trạng quản lý hoạt động dạy học có thể đề xuất các biện phápquản lý của hiệu trưởng về hoạt động dạy học theo hướng tích cực hóa giúpcho việc khắc phục những hạn chế, góp phần nâng cao kết quả dạy học ở cáctrường Tiểu học trên địa bàn huyện Quế Võ

5 NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU

5.1 Nghiên cứu một số vấn đề lí luận về hoạt động dạy học và quản lý hoạtđộng dạy học ở trường Tiểu học theo hướng tích cực hóa

5.2 Khảo sát và đánh giá thực trạng dạy học ở các trường Tiểu học huyệnQuế Võ và thực trạng quản lý hoạt động dạy học của hiệu trưởng ở cáctrường Tiểu học trên địa bàn huyện Quế Võ trong 3 năm học từ 2007 -

2008, 2008 - 2009, 2009 - 2010

5.3 Đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động dạy học theo hướng tích cựchoá hoạt động dạy học của hiệu trưởng ở trường Tiểu học trên địa bànhuyện Quế Võ trong thời gian từ 2010 - 2015

6 PHẠM VI NGHIÊN CỨU

- Về nội dung: Đề tài nghiên cứu một số biện pháp quản lý hoạt động

dạy học ở các trường Tiểu học trên địa bàn huyện Quế Võ

- Về khách thể điều tra:

- Cán bộ lãnh đạo, chuyên viên Phòng Giáo dục và Đào tạo

- Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng, tổ (khối) trưởng, giáo viên các trườngTiểu học huyện Quế Võ

- Về địa bàn nghiên cứu: Đề tài khảo sát 13 trường Tiểu học trên địa

bàn huyện Quế Võ

1 Trường Tiểu học Cách Bi 8 Trường Tiểu học Phương Liễu

2 Trường Tiểu họcPhượng Mao 9 Trường Tiểu học Ngọc Xá

Trang 7

3 Trường Tiểu học Đào Viên 10 Trường Tiểu học Thị Trấn

4 Trường Tiểu học Yên Giả 11 Trường Tiểu học Quế Tân

5 Trường Tiểu học Bồng Lai 12 Trường Tiểu học Phù Lương

6 Trường Tiểu học Bằng An 13 Trường Tiểu học Việt Hùng 1

7 Trường Tiểu học Việt Hùng 2

7 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

7.1 Nhóm phương pháp nghiên cứu tài liệu lý luận, văn bản

Phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa, khái quát hóa các tài liệu lý luận cácvăn bản có liên quan đến đề tài

7.2 Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn

- Phương pháp quan sát: Phương pháp này thực hiện bằng cách dự họphội đồng sư phạm của nhà trường, dự giờ một số giáo viên để tìm hiểu thêm

về thực trạng dạy học và thực trạng quản lý hoạt động dạy học của hiệutrưởng trường Tiểu học huyện Quế Võ

- Phương pháp điều tra viết bằng phiếu trưng cầu ý kiến: Sử dụng hệthống bảng câu hỏi, các phiếu trưng cầu ý kiến đối với cán bộ chuyên mônPhòng Giáo dục, cán bộ quản lý và giáo viên ở các trường Tiểu học trên địabàn huyện Quế Võ

- Phương pháp chuyên gia: Tham khảo ý kiến một số chuyên gia nhằmthu thập ý kiến đánh giá, ý kiến, giải pháp và những thông tin khao học thôngqua phiếu điều tra mạn đàm

- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm: Đây là một trong những phươngpháp chủ yếu của đề tài, chọn điển hình để khái quát hóa, hệ thống hóa, kinnhnghiệm quản lý hoạt động dạy học

- Phương pháp phỏng vấn, phỏng vấn sâu: Phỏng vấn, trao đổi trực tiếpvới cán bộ quản lý, giáo viên và tham khảo ý kiến các chuyên gia với mụcđích tìm các kết luận thoả đáng trong việc đánh giá thực trạng công tác quản

lý hoạt động dạy học

Trang 8

- Phương pháp xử lí số liệu bằng thống kê toán học: Sau khi thu thập cácphiếu thăm dò ý kiến, dựa vào kết quả điều tra, tác giả sử dụng phần mềm SPSSfor windows để xử lý số liệu, tính điểm trung bình, độ lệch chuẩn, thứ bậc, tínhmột số mối tương quan và kiểm định độ tin cậy của các số liệu thu được

8 CẤU TRÚC LUẬN VĂN

Luận văn gồm phần mở đầu, ba chương, kết luận và kiến nghị, danhmục các tài liệu tham khảo, phụ lục

Chương 1 Một số vấn đề lý luận về quản lý hoạt động dạy học ở trường

tiểu học

Chương 2 Thực trạng hoạt động dạy học và quản lý hoạt động dạy học

của hiệu trưởng trường tiểu học trên địa bàn huyện Quế Võ - tỉnh Bắc Ninh

Chương 3 Đề xuất các biện pháp tăng cường quản lý của hiệu trưởng

theo hướng tích cực hóa hoạt động dạy học của giáo viên các trường tiểu họchuyện Quế Võ - tỉnh Bắc Ninh

Trang 9

Chương 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG

DẠY HỌC Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC1.1 Vài nét về lịch sử nghiên cứu vấn đề

Với quan điểm giáo dục cho tấy cả - tất cả cho giáo dục, các quốc giaphát triển trên thế giới luôn luôn thực hiện cải cách giáo dục khi mà nền kinh

tế xã hội có sự chuyển đổi Thực tiễn cải cách giáo dục (trong đó có đổi mớiquản lý giáo dục và đổi mới quản lý nhà trường) ở một số quốc gia phát triểncho thấy giáo dục đã đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế xã hội

Đó là việc thực hiện đổi mới về tư duy, phương thức và cơ chế quản lý nhàtrường Đổi mới quản lý nhà trường là ở chỗ quản lý lấy nhà trường làm cơ

sở Đây là một xu thế tất yếu của sự đổi mới quản lý nhà trường Chính vìvậy, đã có nhiều nhà khoa học, nhà quản lý giáo dục nghiên cứu về quản lýgiáo dục, quản lý trường học để tìm ra các biện pháp quản lý có hiệu quả

Mặc dù ở Việt Nam, khoa học quản lý tuy được nghiên cứu muộnnhưng cũng đạt được những thành tựu nhất định Trước hết phải nói đến quanđiểm về ủa các tư tưởng giáo dục tiên tiến và vận dụng sáng tạo phương phápluận của triết học Mác - Lê Nin, Người đã để lại cho chúng ta những nền tảng

lý luận về: vai trò của giáo dục, định hướng phát triển giáo dục, mục đích dạyhọc, các nguyên lý dạy học, các phương thức dạy học, vai trò của quản lý vàcán bộ quản lý giáo dục, Hệ thống tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh vềgiáo dục có giá trị rất cao trong quá trình phát triển lý luận dạy học, lý luậngiáo dục của nền giáo dục cách mạng Việt Nam

Trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác -Lê Nin và tư tưởng Hồ ChíMinh, làm kim chỉ nam cho các nhà KH Việt Nam tiếp cận QLGD, quản lýtrường học, quản lý HĐDH Bằng sự tổng hoà các tri thức của QLGD, Giáo

Trang 10

dục học, Tâm lý học, Xã hội học, Kinh tế học, các nhà khoa học đã thể hiệntrong các công trình nghiên cứu của mình một cách khoa học về các kháiniệm quản lý, QLGD, quản lý trường học, quản lý HĐDH cùng các chứcnăng, nguyên tắc, phương pháp quản lý,

Năm 2001, Viện Khoa học GD Việt Nam đã cho xuất bản tuyển tập Giáodục học - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn của tác giả Hà Thế Ngữ (1929-1990)[20] Qua việc trình bày về đối tượng nghiên cứu và cấu trúc của khoahọc QLGD, khái niệm cơ bản của lý luận QLGD, những nguyên tắc QLGD,quản lý nhà trường và những quy luật của giáo dục, tác giả Hà Thế Ngữ đã

để lại nhiều tri thức về phương pháp luận nghiên cứu có giá trị cao trongQLGD và quản lý HĐDH

Ngoài ra, còn rất nhiều công trình nghiên cứu, giáo trình, bài giảng vềquản lý, QLGD, quản lý HĐDH của các tác giả: Đặng Vũ Hoạt, Nguyễn Lân,Nguyễn Cảnh Toàn, Nguyễn Quang Uẩn, Đặng Quốc Bảo, Phạm Khắc Chương,

và một số luận văn của các đồng nghiệp đi trước

Trong thời gian gần đây, nhiều nhà khoa học đã quan tâm nghiên cứu vềchất lượng giảng dạy ở tiểu học và đã có một số chuyên đề, đề tài gần gũi với

đề tài chúng tôi nghiên cứu như:

Tác giả Nguyễn văn Lê và Đỗ Hữu Tài với chuyên đề “Quản lý trường học” nghiên cứu về việc nâng cao trình độ, nghiệp vụ quản lý của hiệu trưởng

các trường phổ thông, dạy nghề và trung học chuyên nghiệp [16]

Tác giả Nguyễn Thị Ân với chuyên đề “Giáo dục tiểu học: Thực trạng vàgiải pháp” nghiên cứu về thực trạng và giải pháp giảng dạy Tiếng Việt củađội ngũ giáo viên tiểu học…[1]

Trong các chuyên đề và đề tài nêu trên, các nhà nghiên cứu quan tâm đếnviệc nâng cao nghiệp vụ quản lý của hiệu trưởng, cán bộ quản lý các trườngphổ thông, dạy nghề, trung học chuyên nghiệp, cao đẳng và đưa ra các giải

Trang 11

pháp chung nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy Việc đưa ra các giải phápquản lý còn tùy theo điều kiện thực tế của mỗi vùng miền, của từng nhàtrường cụ thể thì mới có tính khả thi cao

1.2 Một số vấn đề lý luận về quản lý hoạt động dạy học ở tiểu học

1.2.1 Một số khái niệm cơ bản

1.2.1.1 Quản lý

Quản lý vừa là một khoa học, vừa là nghệ thuật trong việc điều khiển một

hệ thống xã hội Nó đóng vai trò vô cùng quan trọng trong đời sống con người.Thuật ngữ “Quản lý” được định nghĩa theo nhiều kiểu khác nhau trên cơ

Theo tác giả Đặng Vũ Hoạt và tác giả Hà Thế Ngữ thì: “Quản lý là mộtquá trình định hướng, quá trình có mục tiêu Quản lý là một quá trình tácđộng đến hệ thống nhằm đạt được những mục tiêu nhất định Những mục tiêunày đặc trưng cho trạng thái mới của hệ thống mà người quản lý muốn” [20]Trên cơ sở những định nghĩa nêu trên, ta có thể hiểu khái niệm quản lý như

sau: Quản lý là một quá trình đạt đến mục tiêu của tổ chức bằng cách vận dụng các hoạt động (chức năng) kế hoạch hóa, tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra

Trang 12

Theo tác giả Trần Kiểm “Quản lý giáo dục thực chất là những tác độngcủa chủ thể quản lý vào quá trình giáo dục( được tiến hành bởi tập thể giáoviên và học sinh, với sự hỗ trợ đắc lực của các lực lượng xã hội) nhằm hìnhthành và phát triển toàn diện nhân cách học sinh theo mục tiêu đào tạo củanhà trường” [13- tr38]

Từ những quan điểm nói trên có thể nêu định nghĩa về QLGD: QLGD là một quá trình tác động có định hướng, có kế hoạch của người làm công tác QLGD làm cho hệ thống GD -ĐT vận hành theo nguyên lý giáo dục của Đảng nhằm thực hiện đổi mới công tác GD-ĐT thế hệ trẻ đáp ứng với sự phát triển của xã hội.

1.2.1.3 Quản lý nhà trường

Theo tác giả Phạm Minh Hạc “Quản lý nhà trường là thực hiện đường lốilãnh đạo của Đảng trong phạm vi trách nhiệm của mình, tức là đưa nhà trườngvận hành theo nguyên lý giáo dục, để tiến tới mục tiêu giáo dục, mục tiêu đàotạo đối với ngành giáo dục, với thế hệ trẻ và với từng học sinh” [12]

Công tác quả lý giảng dạy là quản lý quá trình dạy của giáo viên và quátrình học của học sinh Đây là hai quá trình thống nhất gắn bó hữu cơ với nhau.Quản lý hoạt động dạy của giáo viên thực chất là việc thực hiện cácnhiệm vụ của đội ngũ giáo viên và của từng giáo viên

Quản lý nhà trường do chủ thể quản lý bên trong nhà trường bao gồmcác hoạt động: quản lý giáo viên, quản lý học sinh, quản lý quá trình dạy học -giáo dục, quản lý cơ sở vật chất trang thiết bị dạy học, quản lý tài chínhtrường học, quản lý mối quan hệ giữa nhà trường với cộng đồng

Như vậy, việc quản lý nhà trường phải quản lý tốt chất lượng nhằm đảmbảo được mục tiêu đào tạo ở cấp học, bậc học đó

1.2.1.4 Quản lý hoạt động dạy học

a) Khái niệm hoạt động dạy học

Hoạt động dạy học bao gồm hoạt động dạy của người thày và hoạt độnghọc của học sinh Hai hoạt động này có sự gắn kết chặt chẽ, mật thiết với

Trang 13

nhau, tồn tại cho nhau và vì nhau Hoạt động dạy học gồm hai hoạt động cơbản sau:

* Hoạt động dạy của giáo viên

Hoạt động dạy là hoạt động của thày tổ chức, điều khiển hoạt động họctập, giúp người học lĩnh hội tri thức, rèn luyện kĩ năng, kĩ xảo và những giá trịtheo mục tiêu giáo dục đề ra

Hoạt động dạy học bao gồm việc giáo viên tổ chức, điều khiển, hướngdẫn, đề ra các yêu cầu, điều chỉnh công việc truyền đạt, nhận thức học tập củahọc sinh, đảm bảo mối liên hệ ngược thông qua kiểm tra đánh giá kết quả

* Hoạt động học của học sinh

Hoạt động học là hoạt động đặc trưng của loài người, có ý thức, có đốitượng nhằm mục đích lĩnh hội tri thức, kĩ năng, kĩ xảo, những giá trị vàphương thức tự học, hành động và phát triển bản thân

Thực chất hoạt động học là quá trình người học lĩnh hội tri thức dưới sựhướng dẫn của thầy nhằm biến đổi bản thân, để hình thành và hoàn thiện nhâncách của mình

* Mối quan hệ biện chứng giữa hoạt động dạy và hoạt độnghọc

Hoạt động dạy học mang tính chất hai chiều, gồm hoạt động dạy và hoạtđộng học, là hai mặt của một quá trình có mối liên hệ ngược, tác động qua lại

và bổ sung cho nhau Do vậy chỉ có sự phối hợp thống nhất biện chứng giữangười dạy và người học thì hoạt động dạy mới đạt kết quả

b) Hoạt động dạy học diễn ra trong quá trình dạy học

Quá trình dạy học là một hệ thống toàn vẹn, cân bằng gồm các thành tốmục đích, nội dung phương pháp, hình thức tổ chức dạy học, các phương tiệnđiều kiện dạy học và kết quả dạy học Trong đó có ba thành tố quan trọng đólà: Khái niệm khoa học được truyền đạt (nội dung kiến thức), thông qua hoạtđộng dạy và hoạt động học Các thành tố ấy luôn tương tác với nhau, quy địnhlẫn nhau tạo nên cấu trúc chức năng quá trình dạy học toàn vẹn nhằm thựchiện nhiệm vụ dạy học Từ đó ta có sơ đồ:

Trang 14

Sơ đồ 1: Cấu trúc chức năng của hoạt động dạy học

Nhìn vào sơ đồ 1 ta thấy: quá trình dạy học có ba thành tố:

- Khái niệm khoa học: Là nội dung bài dạy, chương trình, sách giáo khoa

là mục tiêu phải đạt - đầu vào

- Hoạt động dạy gồm hai chức năng là điều khiển và truyền đạt có vai tròchủ đạo (khoa học, sáng tạo)

- Hoạt động học gồm hai chức năng đó là: tự điều khiển và lĩnh hội Cóvai trò chủ động (tự giác, tích cực, tự lực, sáng tạo) là kết quả - đầu ra

Hoạt động dạy học diễn ra trong quá trình dạy học: đi từ mục đích dạy học,nội dung chương trình dạy học, hình thức tổ chức, phương pháp dạy học, cácphương tiện điều kiện dạy học và cuối cùng là sản phẩm của quá trình dạy học

Ở trường Tiểu học, công việc chính của giáo viên là dạy học, là giáo dụchọc sinh Để thực hiện tốt nhiệm vụ của người giáo viên, đồng thời giúp họlàm tròn nhiệm vụ của mình thì công tác quản lý được đặt ra ở đây như mộttất yếu khách quan

c) Quản lý hoạt động dạy học

Quản lý hoạt động dạy học là quá trình truyền thụ kiến thức của đội ngũgiáo viên và quá trình lĩnh hội kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo của học sinh và quản

lý các điều kiện vật chất, kỹ thuật, phương tiện phục vụ hoạt động dạy học

Trang 15

Trước hết quản lý hoạt động dạy học là phải quản lý tốt hoạt động dạycủa người thày thể hiện ở các khâu thực hiện chương trình, các loại hồ sơ, bàisoạn, bài giảng, dự giờ thăm lớp, rút kinh nghiệm, thực hiện đánh giá kết quảdạy học thông qua việc chấm chữa bài, cho điểm theo hướng dẫn của các cơquan giáo dục cấp trên.

Bên cạnh đó quản lý hoạt động học tập của trò là một yêu cầu không thểthiếu trong quản lý quá trình dạy học nhằm tạo ra ý thức tốt trong học tập đểlĩnh hội kiến thức, hình thành kỹ năng, kỹ xảo trên cơ sở đó xây dựng nền nếphọc tập và phương pháp học tập đúng đắn nhằm đạt chất lượng và hiệu quảcao nhất

1.2.2 Quản lý hoạt động dạy học ở tiểu học

1.2.2.1 Hoạt động dạy học ở tiểu học

a) Trường Tiểu học

Trên cơ sở là cấp học nền tảng đặt cơ sở ban đầu cho sự hình thành pháttriển toàn diện nhân cách con người, đặt nền tảng vững chắc cho giáo dục phổthông và cho toàn bộ hệ thống giáo dục quốc dân

Trường Tiểu học là đơn vị cơ sở của hệ thống giáo dục quốc dân nướcCộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam trực tiếp đảm nhiệm việc giáo dục từlớp 1 đến lớp 5 cho trẻ em từ 6 đến 10 tuổi nhằm hình thành ở học sinh cơ sởban đầu cho sự phát triển toàn diện nhân cách con người Việt Nam Xã hộiChủ Nghĩa theo mục tiêu giáo dục đã đề ra Trường Tiểu học có tư cách phápnhân và có con dấu riêng, có nhiệm vụ và quyền hạn:

Tổ chức giảng dạy, học tập các hoạt động giáo dục khác theo chương trìnhgiáo dục tiểu học do Bộ trưởng Bộ giáo dục và đào tạo quyết định ban hành.Huy động trẻ em đúng độ tuổi vào học lớp một, vận động trẻ em bỏ họcđến trường, thực hiện kế hoạch phổ cập giáo dục tiểu học và tham gia xóa mùchữ trong phạm vi cộng đồng

Phối hợp với gia đình người học và các cá nhân trong cộng đồng tổ chứcthực hiện các hoạt động giáo dục

Trang 16

Tổ chức cho giáo viên, nhân viên và học sinh tham gia các hoạt động xãhội trong phạm vi cộng đồng.

Thực hiện các nhiệm vụ và quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.Trường tiểu học có thể tổ chức nội trú, bán trú cho một phần hoặc toàn thểhọc sinh, tùy theo yêu cầu và khả năng của nhà trường, của cha mẹ học sinh

b) Mục tiêu, nội dung và phương pháp dạy học tiểu học

* Mục tiêu giáo dục tiểu học

Tại Điều 27 của Luật giáo dục có quy định mục tiêu giáo dục tiểu học:

“Giáo dục tiểu học nhằm giúp cho học sinh hình thành những cơ bản ban đầucho sự phát triển đúng đắn lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và kỹnăng cơ bản để học sinh tiếp tục học trung học cơ sở” [30, tr 32]

Học xong bậc tiểu học, học sinh cần đạt được các yêu cầu:

Có kiến thức cơ bản về tự nhiên, xã hội, con người và thẩm mỹ, có kỹnăng cơ bản nghe, nói, đọc, viết và tính toán, có thói quen rèn luyện thân thể,giữ gìn vệ sinh và bảo vệ sức khỏe

Biết cách học tập, biết tự phục vụ, biết sử dụng một số đồ dùng trong giađình và công cụ lao động thông thường, biết vận dụng và làm một số việc nhưchăn nuôi, trồng trọt giúp gia đình

Tôn trọng và thực hiện đúng Pháp luật, đúng quy định của nhà trường ;sống hồn nhiên mạnh dạn tự tin, trung thực

* Nội dung dạy học tiểu học

Nội dung dạy học tiểu học hiện hành được cấu trúc theo hai giai đoạnhọc tập gồm có:

- Mục tiêu và kế hoạch dạy học tiểu học

- Chương trình từng môn học, nội dung chủ yếu của từng lớp

- Các yêu cầu cơ bản cần đạt đối với học sinh tiểu học từng lớp

Nội dung chương trình không áp dụng cứng nhắc mà được vận dụng linhhoạt theo đặc điểm từng vùng miền và từng đối tượng học sinh

Trang 17

* Số môn học

Ở các lớp 1,2,3 có 6 môn học: Tiếng việt, Toán, Đạo đức, Tự nhiên và

xã hội, Nghệ thuật, Thể dục (môn nghệ thuật gồm 3 môn: Hát, Vẽ, Thủ công)

Ở các lớp 4,5 có 9 môn học: Tiếng việt, Toán, Đạo đức, Khoa học, Lịch

sử và Địa lý, Kỹ thuật, Âm nhạc, Mỹ thuật, Thể dục

* Phân bố thời gian dạy học

Tiểu học có 5 năm học (từ lớp 1 đến lớp 5), mỗi năm có 35 tuần học,mỗi tuần lễ có 5 ngày học Dạy học các môn bắt buộc trong mỗi ngày kéo dàikhông quá 4 giờ (tức 240 phút), chia thành các tiết học Mỗi tiết kéo dài 35phút Mỗi buổi học có 25 phút nghỉ vui chơi và tập thể dục

Bộ Giáo Dục và Đào Tạo khuyến khích các trường tiểu học dạy 2buổi/ngày Riêng các trường có điều kiện dạy học nhiều hơn 5 buổi trongtuần, thì tổ chức dạy tin học, ngoại ngữ không bắt buộc

Bảng 1.1 Thời gian quy định cho từng môn học trong mỗi tuần lễ, cả

bậc học được nêu dưới đây

* Phương pháp dạy học tiểu học

Một số phương pháp dạy học cơ bản ở tiểu học:

Trang 18

- Nhóm phương pháp dùng lời.

- Phương pháp nêu vấn đề

- Phương pháp trực quan (quan sát, trình bày trực quan)

- Phương pháp thông báo - tái hiện

- Phương pháp biểu mẫu - bắt trước

- Phương pháp thực hành

- Phương pháp kiểm tra đánh giá kết quả dạy học

* Những yêu cầu đổi mới Phương pháp dạy học ở tiểu học

Đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực hoá là nội dung hếtsức quan trọng trong việc nâng cao chất lượng dạy học hiện nay Đổi mớiphương pháp dạy học theo hướng tích cực hoá là đổi mới cách tiến hành cácphương pháp, đổi mới các phương tiện và hình thức triển khai phương pháptrên cơ sở khai thác triệt để ưu điểm của các phương pháp cũ và vận dụng linhhoạt một số phương pháp mới nhằm phát huy tối đa tính tích cực, chủ động vàsáng tạo của người học

Như vậy mục đích của đổi mới phương pháp dạy học là làm cho học sinhphải thực sự tích cực, chủ động tự giác, luôn trăn trở tìm tòi, suy nghĩ và sángtạo trong quá trình lĩnh hội tri thức

* Những định hướng chính trong việc đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực hoá ở tiểu học

- Đổi mới PPDH theo hướng phát huy cao độ tính tích cực chủ độngsáng tạo của học sinh trong quá trình lĩnh hội tri thức: Phải biến yêu cầu củachương trình dạy học thàh nhu cầu nhận thức của người học bằng cách tạodựng các tình huống nhận thức, đưa học sinh đến đỉnh điểm của những mâuthuẫn chứa đựng những khó khăn vừa sức đối với học sinh Phải dạy cách học

và tạo điều kiện cho học sinh vươn lên

Trong quá trình dạy học giáo viên là chủ thể tổ chức, điều khiển và họcsinh là chủ thể hoạt động học tích cực chủ động và sáng tạo

Trang 19

- Đổi mới phương pháp dạy học theo hướng kết hợp nhuần nhuyễn vàsáng tạo các phương pháp dạy học sao cho vừa đạt được mục tiêu dạy họcvừa phù hợp với đối tượng và điều kiện thực tiễn của cơ sở.

- Đổi mới phương pháp theo hướng phát triển khả năng tự học của học sinh.Cần hình thành cho học sinh phương pháp tự học, tăng cường các hoạtđộng tự tìm kiếm tri thức hay ứng dụng tri thức vào cuộc sống

Giáo viên cần hướng dẫn học sinh phương pháp tự học như tự lực suy nghĩgiải quyết vấn đề, cách ghi nhớ, tâm thế thi đua, vượt thử thách… Như vậy, khảnăng tự học được rèn luyện ngay cả khi học trên lớp và khi học ở nhà

- Đổi mới phương pháp theo hướng kết hợp hoạt động cá nhân với hoạtđộng nhóm và phát huy khả năng của cá nhân

Giáo viên phải biết khai thác lợi thế của tập thể để phát triển từng cánhân Phải quan tâm đến hứng thú, xu hướng, khả năng của từng người trongmôi trường tập thể cũng như trong tự học

- Đổi mới phương pháp theo hướng sử dụng phương tiện kỹ thuật hiệnđại vào dạy học Sử dụng phương tiện kỹ thuật phải đúng quy tắc sư phạm,không lạm dụng nó Đồng thời, sử dụng đa dạng phương tiện trong dạy họcgiúp học sinh hứng thú và tính tích cực trong giờ học

- Đổi mới phương pháp dạy học theo hướng đổi mới cả phương phápkiểm tra và đánh giá kết quả học tập của học sinh

Đổi mới phương pháp dạy học sẽ phải đổi mới cách thức kiểm tra vàđánh giá Không đổi mới kiểm tra và đánh giá thì đổi mới phương pháp dạyhọc chỉ là hình thức Trong đánh giá giáo viên lưu ý giúp học sinh tự đánh giákết quả học tập và rèn luyện của bản thân

- Đổi mới phương pháp theo hướng đổi mới cách soạn giáo án, lập kếhoạch bài học và xây dựng mục tiêu bài học

Khi soạn giáo án và thiết kế bài giảng, giáo viên cần quán triệt tất cả cácthành tố liên quan

Trang 20

Trong giáo án, mục đích và mục tiêu của bài học phải đề rõ ràng, có thểlượng hoá, từ đó có thể đo được và đánh giá được kết quả một cách khách quan.

* Hình thức tổ chức dạy học ở trường Tiểu học

Tùy theo từng môn, từng bài dạy, giáo viên có phương pháp và hình thức

tổ chức dạy học phù hợp Các hình thức tổ chức dạy học có thể sử dụng: Dạyhọc đồng loạt cả lớp, dạy học theo nhóm, dạy học cá nhân bằng phiếu giaoviệc, tổ chức hoạt động trò chơi trong dạy học trong dạy học toán…

Như vậy trong dạy học ở tiểu học, tùy theo từng nội dung, từng chủ đề củamôn học giáo viên cần vận dụng phối hợp và linh hoạt các hình thức dạy học

* Một số kỹ thuật dạy học hiện đại

Việc vận dụng các kỹ thuật dạy học vào hoạt động dạy học có ý nghĩaquan trọng trong việc phát huy sự tham gia tích cực, sự sáng tạo của học sinh.Một số kỹ thuật dạy học có thể sử dụng:

- Động não(Sử dụng trong thảo luận nhóm): Người điều phối dẫn nhậpvào chủ đề và xác định rõ một vấn đề, các thành viên đưa ra ý tưởng của mìnhrồi lựa chọn sơ bộ các suy nghĩ theo khả năng ứng dụng rồi đánh giá và rút rakết luận hành động

- Kỹ thuật 635: Mỗi nhóm 6 người, mỗi người viết ra 3 ý kiến trên một

tờ giấy trong vòng 5 phút về cách giải quyết một vấn đề và tiếp tục chuyểncho người bên cạnh Tiếp tục như vậy cho đến khi tất cả mọi người đều viếthết ý kiến của mình, có thể lặp lại vòng khác Sau khi thu thập ý kiến thì tiếnhành thảo luận, đánh giá các ý kiến

- Kỹ thuật “bể cá”: Một nhóm học sinh ngồi giữa lớp và thảo luận, cònnhững học sinh khác trong lớp ngồi xung quanh ở vòng ngoài theo dõi cuộcthảo luận đó Trong nhóm thảo luận có thể có một vị trí không có người ngồi.Học sinh tham gia nhóm quan sát có thể ngồi vào chỗ đó và đóng góp ý kiếnvào cuộc thảo luận

Trang 21

- Kỹ thuật “3 lần 3”: Học sinh được yêu cầu cho ý kiến phản hồi về mộtvấn đề nào đó (Nội dung buổi thảo luận, phương pháp tiến hành thảo luận, ).Mỗi người cần viết ra: 3 điều tốt, 3 điều chưa tốt, 3 điều đề nghị cải tiến.Saukhi thu thập ý kiến thì xử lý và thảo luận về các ý kiến phản hồi.

- Kỹ thuật tia chớp(Dùng trong thảo luận nhóm): Lần lượt từng ngườinói suy nghĩ của mình về một câu hỏi thảo luận (Mỗi người chỉ nói ngắn gọn1,2 câu ý kiến của mình) và chỉ thảo luận khi mọi người nói xong ý kiến

- Kỹ thuật khăn trải bàn (hoạt động theo nhóm 4 người): Mỗi người ngồivào một vị trí như hình vẽ minh họa, tập trung vào câu hỏi(hoặc chủ đề…),viết vào ô mang số của bạn câu trả lời hoặc ý kiến của bạn (về một chủ đề…).Mỗi cá nhân làm việc độc lập trong khoảng thời gian vài phút Khi mọi ngườiđều đã xong, chia sẻ và thảo luận các câu trả lời Viết những ý kiến chung của

cả nhóm vào ô giữa tấm khăn trải bàn

1.2.2.2 Hoạt động giảng dạy của giáo viên tiểu học

a) Khái niệm về giáo viên tiểu học

Giáo viên tiểu học là viên chức chuyên môn trực tiếp giảng dạy và giáodục học sinh trường Tiểu học Thực hiện theo quy định của luật giáo dục vàđiều lệ của nhà trường, nhằm giúp học sinh hình thành những cơ sở ban đầucho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ vàcác kỹ năng cơ bản để học sinh tiếp tục học trung học cơ sở

b) Nhiệm vụ của giáo viên tiểu học

Giảng dạy các môn học theo mục tiêu, kế hoạch đào tạo bậc học vàchương trình lớp học được phân công

Thực hiện đầy đủ, nghiêm túc quy chế, nội quy và các quy định khác củangành giáo dục và đào tạo như: soạn bài, giảng dạy, chấm bài, phụ đạo, coithi, chấm thi, đánh giá xếp loại học sinh, tham gia các hoạt động của tổchuyên môn…

Trang 22

- Tham gia công tác phổ cập giáo dục tiểu học ở địa phương.

- Rèn luyện đạo đức, học tập văn hoá, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ

để nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục, giảng dạy

- Thực hiện nghĩa vụ công dân, các quy định của pháp luật, các quyếtđịnh của hiệu trưởng; nhận nhiệm vụ do hiệu trưởng phân công, chịu sự kiểmtra của hiệu trưởng và các cấp quản lý giáo dục

- Giữ gìn phẩm chất, danh dự, uy tín của nhà giáo; gương mẫu, thươngyêu, tôn trọng, đối xử công bằng với học sinh,… đoàn kết giúp đỡ các bạnđồng nghiệp

- Chủ động phối hợp với các tổ chức đoàn thể trong và ngoài nhà trường,với gia đình học sinh để giáo dục học sinh

- Đối với giáo viên tổng phụ trách Đội được bồi dưỡng về công tác ĐộiTNTP Hồ Chí Minh, sao nhi đồng Hồ Chí Minh; có nhiệm vụ tổ chức cáchoạt động của Đội thiếu niên và sao nhi đồng ở nhà trường

c) Đặc điểm hoạt động dạy học của giáo viên tiểu học

Lao động của giáo viên tiểu học vừa mang tính nghiệp vụ vừa mang tínhnghệ thuật

Giáo viên là chủ thể của hoạt động dạy học có nhiệm vụ tái tạo ở trẻnhững khái niệm khoa học, những tri thức và kỹ năng đã nằm trong nền vănminh nhân loại đã được các nhà sư phạm, các nhà khoa học “tinh chế” đưavào nhà trường

Hoạt động dạy học giúp học sinh nắm vững tri thức khoa học một cách

có hệ thống, cơ bản, phát triển tư duy độc lập, sáng tạo, biết tìm ra vấn đề mới

từ vấn đề cũ; hình thành năng lực nhận thức và hành động, biết vận dụngnhững điều đã học vào cuộc sống

1.2.3 Quản lý hoạt động dạy học của hiệu trưởng ở trường Tiểu học theo hướng tích cực hóa

Trang 23

1.2.3.1 Người hiệu trưởng trường Tiểu học

a) Khái niệm người hiệu trưởng Tiểu học

Điều lệ trường Tiểu học, Chương II Điều 18 quy định rõ:

Hiệu trưởng Tiểu học là người chịu trách nhiệm tổ chức, quản lý cáchoạt động và chất lượng giáo dục của nhà trường Hiệu trưởng chỉ được giaoquản lý một trường Tiểu học

Sau mỗi năm học, Hiệu trưởng trường Tiểu học được cấp có thẩmquyền đánh giá về công tác quản lý các hoạt động và chất lượng giáo dụccủa nhà trường

Người Hiệu trưởng trường Tiểu học phải là giáo viên có thời gian dạy ítnhất 3 năm ở cấp tiểu học, đã hoàn thành chương trình bồi dưỡng cán bộ quản

lý, có uy tín về phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống, chuyên môn, nghiệp vụ;

có năng lực quản lý trường học và có sức khoẻ Trường hợp đặc biệt, ngườiđược bổ nhiệm hoặc công nhận làm Hiệu trưởng có thể có thời gian dạy học íthơn theo quy định [6]

b) Nhiệm vụ, quyền hạn và vai trò của hiệu trưởng trườngTiểu học

Điều lệ trường Tiểu học, Chương II Điều 18 quy định rõ:

- Xây dựng quy hoạch phát triển nhà trường; lập kế hoạch và tổ chức

thực hiện kế hoạch dạy học, giáo dục từng năm học; báo cáo, đánh giá kết quảthực hiện trước hội đồng nhà trường và các cấp có thẩm quyền

- Thành lập các tổ chuyên môn, tổ văn phòng và các tổ tư vấn rong nhàtrường; bổ nhiệm tổ trưởng, tổ phó Đề xuất các thành viên của hội đồngtrường trình cấp có thẩm quyền quyết định

- Phân công, quản lý, đánh giá, xếp loại; tham gia quá trình tuyển dụng,thuyên chuyển; khen thưởng, thi hành kỷ luật đối với giáo viên, nhân viêntheo quy định

- Quản lý hành chính; quản lý sử dụng có hiệu quả các nguồn tài chính,tài sản của nhà trường

Trang 24

- Quản lý học sinh và tổ chức các hoạt động giáo dục của nhà trường.

- Dự các lớp bồi dưỡng chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ quản lý; thamgia giảng dạy bình quân 2 tiết trong một tuần; được hưởng chế độ phụ cấp vàcác chính sách ưu đãi theo quy định

- Thực hiện quy chế dân chủ cơ sở và tạo điều kiện cho các tổ chứcchính trị xã hội trong nhà trường hoạt động

- Thực hiện xã hội hóa giáo dục, phát huy vai trò của nhà trường đối vớicộng đồng

Đối với bản thân, hiệu trưởng có nhiệm vụ tự bồi dưỡng để trở thànhngười quản lý giỏi

Đề nghị với trưởng Phòng Giáo dục - Đào tạo về quyết định tuyển dụng,thuyên chuyển đề bạt giáo viên, nhân viên của trường, khen thưởng, thi hành

kỷ luật đối với giáo viên, nhân viên theo quy định của nhà nước

Tổ chức thực hiện quy chế dân chủ trong nhà trường

Quản lý học sinh và các hoạt động của học sinh do nhà trường tổ chức

Tổ chức các hoạt động và các hình thức thi đua để bồi dưỡng thái độ,kiến thức kỹ năng nghề nghiệp cho đội ngũ giáo viên, tạo điều kiện thuận lợicho giáo viên được bồi dưỡng thường xuyên

Quản lý nguồn nhân lực bằng cách chăm lo đời sống và phân côngnhiệm vụ cho giáo viên, nhân viên một cách hợp lý

Đảm bảo sự liên lạc giữa nhà trường với chính quyền địa phương

Chủ động phối hợp thường xuyên và chặt chẽ với gia đình và ban đạidiện cha mẹ học sinh

c) Chức năng quản lý của hiệu trưởng trường Tiểu học

* Chức năng kế hoạch hoá

Chức năng lập kế hoạch là quá trình xác định các mục tiêu phát triển củanhà trường và quyết định những biện pháp tốt nhất để thực hiện mục tiêu đó.Đây là chức năng quan trọng cho nên người hiệu trưởng cần phải hoạch định

Trang 25

được các mục tiêu phát triển, nhiệm vụ đào tạo và kế hoạch nâng cao chấtlượng của trường theo mục tiêu ngành giáo dục đào tạo.

* Chức năng tổ chức thực hiện

Chức năng tổ chức là quá trình phân phối và sắp xếp nguồn nhân lực theonhững cách thức nhất định để đảm bảo thực hiện tốt các mục tiêu đã đề ra

Hiệu trưởng phải biết thiết lập bộ máy tốt, xây dựng bộ mối quan hệ hữu

cơ, tác động lẫn nhau, phối hợp chặt chẽ giữa các bộ phận trong nhà trườngthành một hệ thống vận động một cách đồng bộ

Hiệu trưởng có định hướng thành lập các hội đồng chuyên môn, hội đồngthi đua khen thưởng, hội đồng kỷ luật gồm những người thạo việc, công tâm.Khi thực hiện chức năng này, hiệu trưởng cần chú ý đến nguyên tắc tậptrung dân chủ và nguyên tắc năng lực và sở trường

* Chức năng chỉ đạo

Chức năng chỉ đạo là quá trình tác động ảnh hưởng tới hành vi, thái độcủa những người khác nhằm đạt tới các mục tiêu với chất lượng cao Với vaitrò là thủ trưởng đơn vị người hiệu trưởng hướng dẫn, vạch ra những phươngthức cụ thể, liên kết giữa các cá nhân và các bộ phận để tạo sự đồng bộ trongviệc thực hiện mục tiêu, kế hoạch

* Chức năng kiểm tra

Chức năng kiểm tra là quá trình đánh giá và điều chỉnh nhằm đảm bảocho các hoạt động đạt tới các mục tiêu của tổ chức

Kiểm tra nhằm giúp cho hiệu trưởng nắm được tình hình thực hiện kếhoạch, theo dõi việc thực hiện kế hoạch giảng dạy, chương trình và nội dungquy định để kịp thời điều chỉnh hoặc có biện pháp để thực hiện tốt nhiệm vụ

1.2.3.2 Nội dung quản lý hoạt động dạy học của hiệu trưởng Tiểu học

a) Quản lý thực hiện mục tiêu dạy học ở Tiểu học

Mục tiêu dạy học tiểu học là phát triển những đặc tính tự nhiên tốt đẹpcủa trẻ em, hình thành ở học sinh lòng ham hiểu biết và những đức tính, kỹnăng cơ bản đầu tiên để tạo hứng thú học tập và học tập tốt Củng cố và nâng

Trang 26

cao thành quả phổ cập tiểu học trong cả nước, tăng tỉ lệ huy động trẻ trong độtuổi đến trường 100%.

Giáo dục tiểu học nhằm giúp học sinh hình thành những cơ sở ban đầucho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ vàcác kỹ năng cơ bản để học sinh tiếp tục học trung học cơ sở

b) Quản lý thực hiện chương trình nội dung dạy học

Trường Tiểu học thực hiện chương trình giáo dục, kế hoạch dạy học do

Bộ trưởng bộ giáo dục và đào tạo quyết định ban hành Quản lý việc thực hiệnchương trình dạy học của giáo viên Tiểu học là quản lý việc dạy đúng và đủchương trình dạy học Tiểu học theo quy định của Bộ giáo dục và đào tạo Do

đó hiệu trưởng là người hướng dẫn cho giáo viên nắm vững chương trình, có

ý thức cao trong việc thực hiện chương trình, không được tuỳ tiện thay đổi,thêm bớt hoặc làm sai lệch nội dung chương trình dạy học

c) Quản lý việc đổi mới phương pháp dạy học Tiểu học

Quản lý việc thực hiện đổi mới phương pháp dạy học tiểu học là mộttrong những nhiệm vụ trọng tâm của hiệu trưởng Trước hết hiệu trưởng cầnnắm vững bản chất của đổi mới phương pháp dạy học tiểu học và làm chogiáo viên hiểu đổi mới phương pháp dạy học là đổi mới cách tiến hành cácphương pháp, đổi mới các phương tiện và hình thức triển khai các phươngpháp trên cơ sở khai thác triệt để ưu điểm của các phương pháp cũ và vậndụng linh hoạt một số phương pháp mới nhằm phát huy tối đa tính tích cực,chủ động và sáng tạo của người học

d) Quản lý chất lượng dạy và học

Chất lượng dạy và học là vấn đề quan trọng nhất, quyết định đến thươnghiệu của nhà trường và nó cũng phản ánh trình độ quản lý, trình độ giảng dạy

của đội ngũ thầy cô giáo, ý thức, nề nếp học tập của học sinh trong nhà trường e) Quản lý hoạt động bồi dưỡng giáo viên

Trang 27

Giáo viên là nhân tố quyết định chất lượng dạy và học, vì vậy cần quantâm thực hiện bồi dưỡng thường xuyên, chuẩn hoá đội ngũ giáo viên.

- Tạo điều kiện tinh thần và vật chất cho giáo viên tự học hỏi để nângcao trình độ chuyên môn nghiệp vụ

- Bản thân hiệu trưởng phải là tấm gương tự học, gương mẫu trong việchọc tập, bồi dưỡng để mọi người noi theo

g) Quản lý cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học

Trong quá trình dạy học phương pháp dạy học bao giờ cũng gắn chặt vớiphương tiện dạy học Phương tiện dạy học là một bộ phận của phương phápdạy học vì nó là cái thể hiện phương pháp dạy học Phương tiện dạy học sẽtrở nên vô nghĩa khi không chứa đựng phương pháp

Do đó người hiệu trưởng phải quản lý tốt cơ sở vật chất, trang thiết bịphục vụ dạy học sẽ tác động mạnh mẽ đến chất lượng dạy học

h) Quản lý việc kiểm tra, đánh giá kết quả dạy học

Kiểm tra, đánh giá có tác dụng phát hiện thực trạng dạy và học giúp chohiệu trưởng điều chỉnh, cải tiến kế hoạch quản lý cho phù hợp nhằm nâng caochất lượng dạy và học Kiểm tra, đánh giá là động lực thúc đẩy tích cực hoạtđộng dạy học và giúp giáo viên luôn đổi mới phương pháp dạy học Để việckiểm tra, đánh giá trở thành động lực thúc đấy mọi hoạt động trong nhàtrường phát triển thì nó phải được thực hiện một cách nghiêm túc, chính xác,khách quan và công bằng

Như vậy, quản lý việc kiểm tra, đánh giá phải có kế hoạch cụ thể vàđược thực hiện một cách thường xuyên, chặt chẽ, đồng thời giải quyết triệt đểnhững nảy sinh, vướng mắc ảnh hưởng đến chất lượng dạy và học

1.2.3.3 Các phương pháp cơ bản quản lý của hiệu trưởng trường Tiểu học

a) Phương pháp hành chính tổ chức: là phương pháp mà chủ thể quản lý

dùng quyền lực trực tiếp để đưa ra các mục tiêu nhiệm vụ, các yêu cầu để đốitượng quản lý thực hiện Phương pháp này có mặt tích cực và tiêu cực trongviệc vận dụng

Trang 28

b) Phương pháp giáo dục: là phương pháp mà chủ thể quản lý tác động

trực tiếp hay gián tiếp (đến đối tượng) đến thái độ, nhận thức và hành vi nhằmtạo ra hiệu quả hoạt động của tổ chức, của các cá nhân

c) Phương pháp tâm lý - xã hội: là phương pháp mà chủ thể quản lý vận

dụng các quy luật tâm lý - xã hội tác động vào đối tượng quản lý nhằm tạonên môi trường tâm lý - xã hội tích cực

d) Phương pháp kinh tế: là phương pháp mà chủ thể quản lý tác động vào

lợi ích kinh tế của khách thể quản lý nhằm tạo ra hiệu quả hoạt động tối ưu

1.2.4 Mối quan hệ giữa hiệu trưởng với các bộ phận liên quan trong việc quản lý hoạt động dạy học

a) Hiệu trưởng với chuyên viên Phòng Giáo dục - Đào tạo

Hiệu trưởng phối hợp với chuyên viên phòng Giáo dục - Đào tạo trong việc:

- Lập kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng giáo viên nhằm nâng cao trình độchuyên môn nghiệp vụ

- Tổ chức các kỳ thi ở tiểu học theo chỉ đạo và quy định của ngành cấp trên

- Tổ chức hội thi, thao giảng về việc đổi mới phương pháp dạy học

b) Hiệu trưởng với phó hiệu trưởng, tổ trưởng, giáo viên

- Trong qúa trình quản lý giảng dạy của giáo viên, điều quan trọng nhất

là hiệu trưởng phải phối hợp chặt chẽ với phó hiệu trưởng và tổ trưởng các tổchuyên môn để:

- Theo dõi, đôn đốc việc thực hiện kế hoạch và chương trình dạy họctheo thời khoá biểu và các quy định hiện hành về dạy học của giáo viên

- Theo dõi, hướng dẫn việc hoàn thiện các hồ sơ sổ sách, giấy tờ chuyênmôn, nghiệp vụ của giáo viên

- Chỉ đạo tổ chức sinh hoạt tổ chuyên môn và theo dõi việc thực hiện đổimới phương pháp dạy học của giáo viên

c) Hiệu trưởng với Công đoàn, Đoàn thanh niên

Hiệu trưởng phối hợp với Công đoàn và Đoàn Thanh niên tổ chức cácphong trào thi đua mừng các ngày lễ lớn như thi đua dạy tốt học tốt

Trang 29

1.2.5 Biện pháp quản lý hoạt động dạy học của hiệu trưởng trườngTiểu học

1.2.5.1 Khái niệm

a) Biện pháp: là cách làm, cách thức tiến hành một vấn đề cụ thể nào đó b) Biện pháp quản lý: là tổ hợp nhiều cách thức tiến hành của chủ thểnhằm tác động đến đối tượng quản lý, làm cho hệ vận hành đạt mục tiêu màchủ thể quản lý đề ra phù hợp với quy luật khách quan

c) Biện pháp quản lý hoạt động dạy học của hiệu trưởng là những cáchthức tiến hành của hiệu trưởng để tác động đến những lĩnh vực trong quản lýhoạt động dạy học nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động này và nhằm thực hiệnmục tiêu giáo dục của nhà trường

d) Biện pháp quản lý hoạt động dạy học của hiệu trưởng theo hướng tíchcực hóa: là cách thức tiến hành của hiệu trưởng tác động đến những lĩnh vựctrong quản lý hoạt động dạy học làm cho nhiệm vụ dạy học trở thành nhu cầudạy và học một cách tự giác, tích cực, chủ động sáng tạo nhằm nâng cao chấtlượng dạy và học

* Một số biện pháp quản lý hoạt động dạy học của hiệu trưởng tiểu học

- Biện pháp 1: Quán triệt cho cán bộ giáo viên về chủ trương của Đảng,Nhà nước, các nội quy quy định của ngành, của nhà trường

- Biện pháp 2: Tổ chức tham gia tích cực các cuộc vận động thi đua dongành, nhà trường phát động

- Biện pháp 3: Xây dựng đội ngũ cán bộ cốt cán đảm bảo thực hiện tốtnhiệm vụ của nhà trường

- Biện pháp 4: Coi trọng việc bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ sư phạmcho giáo viên, khuyến khích giáo viên học tập nâng cao trình độ

- Biện pháp 5: Quản lý hoạt động dạy học theo hướng đổi mới và cải tiếnkiểm tra, đánh giá

- Biện pháp 6: Tăng cường quản lý hoạt động học tập của học sinh, rènhọc sinh phương pháp học tập và thói quen tự học

- Biện pháp 7: Làm tốt công tác xã hội hóa giáo dục…

Trang 30

1.2.5.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động dạy học của người hiệu trưởng ở Tiểu học theo hướng tích cực hóa

* Các yếu tố chủ quan từ phía hiệu trưởng

Quản lý nặng về hành chính ở các trường Tiểu học đã được duy trì nhiềunăm, cùng với bệnh thành tích của toàn ngành giáo dục đã làm cho các biệnpháp quản lý trở nên cứng nhắc Chính những điều này làm cho một bộ phậnhiệu trưởng Tiểu học nhận thức chưa đúng về việc cần thiết phải đổi mới quản

lý trong trường học

Mức độ đổi mới quản lý hoạt động dạy học của người hiệu trưởng theohướng tích cực hoá còn phụ thuộc vào năng lực, trình độ và sự tiên quyếttrong quản lý chỉ đạo của người hiệu trưởng

*Các yếu tố khách quan

Chủ trương và xu thế đổi mới quản lý nhà trường và quản lý dạy học, đãđặt ra đối với toàn thể đội ngũ cán bộ, giáo viên phải đổi mới Sự chỉ đạo củacác cấp lãnh đạo và sự quan tâm của các lực lượng xã hội có ảnh hưởng rấtlớn đến quản lý hoạt động dạy học Ý thức tự giác, tích cực của giáo viên, các

em học sinh và cơ sở vật chất là những yếu tố quan trọng quyết định đến chấtlượng dạy và học

Kết luận chương 1

Quản lý dạy học là một đặc thù mang tính sư phạm cao, đặc biệt ở đây,quản lý hoạt động chuyên môn thực chất là quản lý hoạt động dạy học Đốivới các trường Tiểu học của huyện lại càng cụ thể và quan trọng hơn, vì đây

là bậc học nền tảng trong hệ thống giáo dục quốc dân Công tác quản lý nhàtrường tiểu học thực chất là công tác quản lý hoạt động dạy và học Công tácquản lý giảng dạy của hiệu trưởng các trường Tiểu học vô cùng khó khăn,phức tạp đòi hỏi người cán bộ quản lý phải am hiểu, quán xuyến công việc,biết dự kiến và tính toán công việc, có trình độ và kỹ năng nghiệp vụ để chỉđạo, hướng dẫn công việc cho các thành viên trong nhà trường đạt được mụctiêu giáo dục

Trang 31

Chương 2 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC VÀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CỦA HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG TIỂU HỌC TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN QUẾ VÕ -

TỈNH BẮC NINH 2.1 Vài nét chung về các trường tiểu học huyện Quế Võ

2.1.1 Tình hình phát triển giáo dục tiểu học của huyện

Huyện Quế Võ trong những năm gần đây đã có những chuyển biến nhấtđịnh về công tác giáo dục Cả huyện có 20 xã và 1 thị trấn nhưng có 22trường Tiểu học nằm đều khắc ở các xã trong huyện Chất lượng cán bộ quản

lý và giáo viên được nâng lên đạt chuẩn và trên chuẩn sư phạm

Công tác Đảng, Đoàn, Đội trong nhà trường được quan tâm thực hiện

Tỷ lệ học sinh ra lớp hàng năm đều đạt chỉ tiêu kế hoạch đề ra Tỷ lệ học sinhhọc sinh khá giỏi ở các khối lớp đều tăng 100% các trường tiểu học có đủgiáo viên theo quy định và có giáo viên dạy các môn năng khiếu, tiếng Anh,tin học

Việc tổ chức học 2 buổi/ ngày của các trường Tiểu học trên địa bànhuyện được đẩy mạnh Cơ sở hạ tầng được đầu tư xây dựng theo hướng đạtchuẩn quốc gia xanh - sạch - đẹp, quản lý tốt việc dạy thêm, học thêm

Nhiều năm liên tục huyện phấn đấu hoàn thành các tiêu trí thi đua củangành, nhiều mặt hoạt động giáo dục có chiều hướng tăng như chất lượng đạitrà, học sinh giỏi, vở sạch chữ đẹp,…

Công tác phổ cập được củng cố và duy trì, kết quả phổ cập đúng độ tuổiđạt tỷ lệ cao:

- Trẻ 6 tuổi vào lớp 1: 1991/1991 đạt tỷ lệ 100%

- Trẻ từ 6 tuổi đến 14 tuổi đi học: 10107/10107 dạt tỷ lệ 100%, trên 99%học sinh học hết bậc tiểu học vào lớp 6

Trang 32

2.1.2 Những thuận lợi và khó khăn đối với giáo dục tiểu học huyện Quế Võ

a) Những thuận lợi

Công tác giáo dục của địa phương luôn được sự quan tâm sâu sắc của cáccấp chính quyền Các trường Tiểu học trên địa bàn huyện Quế Võ trongnhững năm gần đây đã có những chuyển biến nhất định về công tác giáo dục

Cả huyện có 20 xã và 1 thị trấn nhưng có 22 trường Tiểu học nằm đều khắc ởcác xã trong huyện 100% các trường có đủ giáo viên theo quy định và cógiáo viên dạy các môn năng khiếu, tiếng Anh, tin học Cơ sở hạ tầng được đầu

tư xây dựng theo hướng kiên cố hóa Một số trường có đủ phòng chức năng,nhà đa năng phục vụ cho việc học tập và hoạt động ngoại khóa cho học sinh Công tác xã hội hóa được thực hiện mạnh mẽ, các ngành, nhân dân ngàycàng quan tâm hơn tới việc học tập của con em mình nói riêng và sự nghiệpgiáo dục nói chung

Đội ngũ cán bộ, giáo viên đảm bảo đủ số lượng, có trình độ chuyên môn,nhiệt tình trong công tác, có tinh thần trách nhiệm trong công việc

Quy mô, mạng lưới trường lớp tiểu học được phát triển đều khắp ở các

xã, đáp ứng được nhu cầu học tập của mọi trẻ em trong độ tuổi đến trường

b) Những khó khăn:

Quế Võ là huyện còn nhiều khó khăn nên ảnh hưởng không nhỏ đếncông tác giáo dục, một số đơn vị đi lại còn gặp rất nhiều khó khăn

Một số xã bố mẹ đi làm ăn xa và ở nhà với ông bà…nên việc quản lý con

em chưa được chú ý Thu nhập của người dân địa phương nói chung còn thấp

do đó cũng ảnh hưởng đến đầu tư cho giáo dục

Cơ sở hạ tầng đã được đầu tư hơn so với những năm học trước nhưngvẫn chưa đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của sự nghiệp giáo dục.Việcmua sắm trang thiết bị hiện đại chưa nhiều, hầu hết còn thiếu nhiều phòng

Trang 33

chức năng phục vụ cho hoạt động dạy học vì thế ảnh hưởng đến chất lượngdạy học nói chung, chất lượng giáo dục tiểu học nói riêng.

Đội ngũ giáo viên tuy đã cơ bản đảm bảo số lượng nhưng không đồng bộ

2.1.3 Quy mô trường lớp, đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên tiểu học Quế Võ

2.1.3.1 Quy mô trường lớp

Năm học 2009 - 2010, bậc tiểu học huyện Quế Võ có:

- 22 Trường Tiểu học, trong đó có 4 trường đạt chuẩn quốc gia giai đoạn

2 và 18 trường chuẩn quốc gia giai đoạn 1

- 368 lớp và 10107 học sinh giảm so với năm học trước (2008 - 2009) là

246 em

- 22/22 trường dạy ngoại ngữ (tiếng Anh) từ khối lớp 3 đến khối lớp 5

- 9/22 trường dạy tin học cho học sinh với 2490 học sinh đạt tỷ lệ 23,7%

- Huy động số trẻ khuyết tật ra lớp học hòa nhập đạt 100%, không có họcsinh bỏ học

- Tổng số học sinh hoàn thành chương trình tiểu học: 2062/2062 họcsinh đạt tỷ lệ 100%

Bảng 2.1 Thống kê số lớp và học sinh từ năm học 2007 - 2008 đến năm

học 2009 - 2010 Năm học 2007- 2008 Năm học 2008 - 2009 Năm học 2009 - 2010

Bảng thống kê cho thấy, số lượng học sinh toàn huyện từ năm học

2007-2008 đến năm học 2009 - 2010 có chiều hướng giảm Số học sinh giảm khôngphải là do tuyển sinh lớp 1 không đạt hết mà thực chất chính là công tác vậnđộng tuyên truyền cán bộ nhân hiểu và thực hiện tốt công tác kế hoạch hóagia đình

Trang 34

2.1.3.2 Về chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên các trường Tiểu học huyện Quế Võ

a) Cán bộ quản lý

Huyện Quế Võ có 22 trường Tiểu học Tính đến thời điểm tháng 5 năm

2011 Toàn huyện có 55 đồng chí là cán bộ quản lý ở các trường (Hiệutrưởng, phó hiệu trưởng) Số liệu cán bộ quản lý các trường Tiểu học đượctổng hợp thông qua bảng dưới đây:

Bảng 2.2 Thống kê cán bộ quản lý huyện Quế Võ (năm học 2009 - 2010 )

29,1

Qua bảng số liệu cho thấy:

- Số cán bộ quản lý có độ tuổi dưới 35 là 16 chiếm tỷ lệ 29,1% Đây là độingũ trẻ nhiệt tình, năng động và sáng tạo nhạy bén trong công tác điều hànhquản lý và đổi mới phương pháp dạy học nhưng chưa có nhiều kinh nghiệm

- Số cán bộ quản lý có độ tuổi từ 35 đến 49 là 37 chiếm 67,3 % Ở độtuổi này người cán bộ quản lý có những suy nghĩ chín chắn, có nhiều kinhnghiệm thực tế nên việc chỉ đạo giải quyết các công việc đều tốt

- Số cán bộ từ 50 trở lên là 2 chiếm tỷ lệ 3,6% Do tuổi cao nên một sốcán bộ quản lý thường dựa vào kinh nghiệm, thiếu sự năng động trong việctiếp cận, xây dựng mô hình quản lý mới

- Số cán bộ quản lý có trình độ trung học sư phạm là 3 chiếm tỷ lệ 5,5%.Đây là đội ngũ cán bộ quản lý được bổ nhiệm từ những giáo viên giỏi, cónhiều kinh nghiệm trong giảng dạy và giáo dục

Trang 35

- Số cán bộ quản lý có trình độ cao đẳng và đại học là 52 chiếm tỷ lệ94,5% Đội ngũ này có trình độ đào tạo cao hơn nên việc thực hiện các chứcnăng quản lý của người hiệu trưởng có nhiều thuận lợi hơn.

b) Về đội ngũ giáo viên

Bảng 2.3 Thống kê đội ngũ giáo viên trực tiếp giảng dạy ở các trường

Tiểu học huyện Quế Võ (năm học 2009 - 2010)

Bảng thống kê trên cho thấy:

Ở huyện Quế Võ không có giáo viên tiểu học nào dưới chuẩn điều đócho thấy công tác chuẩn hóa đội ngũ giáo viên được các cấp quản lý giáo dụcquan tâm và tạo điều kiện thuận lợi để giáo viên học tập nâng cao trình độ

- Số lượng giáo viên tiểu học có độ tuổi dưới 35 là 103 chiếm tỷ lệ18,6% Đa số những giáo viên có trình độ trong tỷ lệ trên chuẩn (78,1%) Đây

là lực lượng giáo viên trẻ, có sức khỏe, lòng nhiệt tình cao Phần lớn được đàotạo chính quy, có kiến thức, có hiểu biết phong phú và năng lực chuyên mônrất cơ bản, có khả năng tiếp thu cái mới Tuy nhiên, đội ngũ giáo viên nàychưa có chiều sâu và bề dày kinh nghiệm về giảng dạy cũng như xử lý cáctình huống sư phạm trong giảng dạy nên cần bồi dưỡng về kiến thức cũng nhưcác kỹ năng tổ chức, giao tiếp sư phạm, hoạt động xã hội Vẫn còn một bộphận nhỏ giáo viên mặc dù có trình độ trên chuẩn nhưng ý thức tự giác họctập bồi dưỡng trao đổi chuyên môn nghiệp vụ còn hạn chế, chưa thực sự toàntâm toàn ý với sự nghiệp giáo dục

Trang 36

- Số giáo viên có độ tuổi từ 35 đến 49 là 416 chiếm 74,9% Ở độ tuổi nàygiáo viên đã có kinh nghiệm giảng dạy, có kinh nghiệm thực tế phong phú,khéo léo giải quyết các tình huống sư phạm Tuy vậy, cũng có một số giáoviên khá bảo thủ về nhiều mặt.

- Số giáo viên có trình độ đạt chuẩn chỉ chiếm 21,9% Đa số những giáoviên này là những người có tuổi đời cao Do vậy, khi tiếp cận với việc đổimới phương pháp, nâng cao chất lượng dạy học, giáo dục toàn diện cho họcsinh thì một bộ phận lớn trong giáo viên này gặp khó khăn trong việc tiếp cậnchương trình sách giáo khoa mới Riêng ở những buổi tập huấn về việc sửdụng đồ dùng dạy học, về đổi mới phương pháp dạy học,… hiệu quả tiếp thucủa họ không cao làm ảnh hưởng đến chất lượng học sinh

2.2 Thực trạng hoạt động dạy học ở các trường Tiểu học huyện Quế Võ

Để tìm hiểu về thực trạng về giảng dạy của giáo viên tiểu học ở huyệnQuế Võ chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu hồ sơ sổ sách giáo viên, các báo cáotổng kết năm học của phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Quế Võ và của cáctrường Tiểu học; quan sát trường lớp và trò chuyện cùng với giáo viên, cán bộquản lý trường; sử dụng phiếu hỏi ý kiến dành cho hiệu trưởng, giáo viên.Các phiếu hỏi ý kiến đánh giá theo thang điểm 3 bậc (tốt hoặc thườngxuyên…: 3 điểm, trung bình hoặc thỉnh thoảng : 2 điểm, chưa tốt hoặc ítkhi…: 1 điểm)

2.2.1 Thực trạng hoạt động dạy của giáo viên

2.2.1.1 Thực trạng về thực hiện mục tiêu, nội dung chương trình dạy học bậc tiểu học

Việc thực hiện tốt mục tiêu, nội dung, chương trình là quy định của BộGiáo dục và Đào tạo Kết quả khảo sát 13 trường Tiểu học huyện Quế Võ vềviệc thực hiện nội dung chương trình dạy học được thể hiện qua bảng sau:

Trang 37

Bảng 2.4 Thực trạng thực hiện phân phối chương trình tiểu học

bình

Chưa tốt

2.2.1.2 Thực trạng việc soạn bài chuẩn bị giảng dạy của giáo viên

Việc chuẩn bị bài lên lớp là khâu rất quan trọng góp phần quyết định chấtlượng dạy học Việc soạn bài chuẩn bị giảng dạy phải theo đúng phân phốichương trình của Bộ Giáo dục - Đào tạo, phải đúng theo mục tiêu chương

Trang 38

trình giảng dạy, phải thể hiện được những kiến thức trọng tâm và những kỹnăng cần thiết

Bảng 2.5 Thực trạng về soạn bài chuẩn bị giảng dạy

của giáo viên tiểu học huyện Quế Võ

Nội dung Nhóm đánh

Mức độ thực hiện

X Tốt Trung

bình

Chưa tốt

1 Bài soạn phải đúng

theo mục tiêu, nội dung

chương trình giảng dạy

3 Nghiên cứu kỹ nội

dung bài dạy và những

kiến thức liên quan

b Việc soạn bài giải quyết tốt vấn đề kiến thức trọng tâm và kỹ năng cầnthiết được giáo viên và CBQL tiểu học đánh giá nội dung này từ mức độ tốttrở lên là (96,6%; 97,1%) mức độ trung bình là (3,4%; 2,9%) và giá trị trung

Trang 39

bình chung là (2,965) Qua kết quả đánh giá của giáo viên tiểu học và CBQLcho thấy đa số giáo viên tiểu học thực hiện tốt việc soạn bài giải quyết tốt vấn

đề kiến thức trọng tâm và kỹ năng cần thiết, tuy nhiên vẫn còn một số giáoviên thực hiện nội dung này ở mức độ trung bình (3,4% và 2,9%)

c Việc nghiên cứu kỹ nội dung bài dạy và kiến thức liên quan được cácgiáo viên và CBQL tiểu học đánh giá từ mức độ tốt là (98,4%; 97,1%) mức

độ trung bình là (1,6%; 2,9%) và giá trị trung bình chung là (2,975) Qua đánhgiá của giáo viên tiểu học và CBQL cho thấy đa số giáo viên tiểu học thựchiện tốt việc soạn bài, nghiên cứu kỹ nội dung bài dạy và kiến thức liên quan,chỉ một số ít giáo viên tiểu học thực hiện tiêu chí này ở mức độ trung bình

d Việc chuẩn bị những phương tiện, đồ dùng dạy học cần thiết đượcgiáo viên tiểu học và CBQL đánh giá từ mức độ tốt là(79,9%; 80%) mức độtrung bình là (20,1%; 20%) và giá trị trung bình chung là (2,795)

Qua đánh giá của giáo viên tiểu học và CBQL cho thấy các trường tiểuhọc đánh giá việc thực hiện nội dung này từ mức độ tốt trở lên với tỷ lệ %không cao(79,9%; 80%) và các giá trị trung bình chung đạt dưới mức độ tốt(2,795) nên đa số giáo viên tiểu học chưa thực hiện tốt việc chuẩn bị nhữngphương tiện, đồ dùng dạy học cần thiết cho bài dạy Do đó các giáo viên cầnphải cố gắng thực hiện tốt nội dung này

2.2.1.3 Thực trạng đổi mới phương pháp giảng dạy của giáo viên tiểu học huyện Quế Võ

Đổi mới phương pháp dạy học là yếu tố quyết định đến chất lượng dạyhọc và làm cho học sinh học tập thích thú, nhanh chóng phát hiện ra kiến thứcmới hơn so với cách dạy truyền đạt Thực trạng về việc đổi mới phương phápdạy học của giáo viên tiểu học huyện Quế Võ được thể hiện trong bảng sau:

Bảng 2.6 Thực trạng về việc đổi mới phương pháp dạy học của giáo viên

tiểu học huyện Quế Võ được thể hiện trong bảng sau

Nội dung Nhóm đánh

giá

TS Mức độ thực hiện X

Tốt Trung Chưa

Trang 40

2 Cải tiến PPDH nhằm tăng cường khả năng tự học của học sinh là mộttrong những định hướng đổi mới PPDH ở tiểu học được các giáo viên đánhgiá mức độ thực hiện tốt là 78,7%, mức độ trung bình trở xuống là 21,3% vàgiá trị trung bình là 2,7 và CBQL đánh giá việc thực hiện nội dung này mức

độ tốt là 68,6% mức độ trung bình là 31,4% và giá trị trung bình là 2,6

Qua đánh giá của giáo viên tiểu học và CBQL cho thấy các giá trị trungbình chung chưa cao (2,65) Điều này cho thấy vẫn còn tình trạng giáo viêntiểu học chưa thực hiện tốt việc cải tiến PPDH nhằm tăng cường khả năng tựhọc của học sinh

2.2.1.4 Thực trạng sử dụng phương tiện, kỹ thuật vào dạy học của giáo viên tiểu học huyện Quế Võ

* Sử dụng phương tiện dạy học

Ngày đăng: 18/05/2014, 20:58

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Vũ Thị Ân (2002), “Giáo dục tiểu học: Thực trạng và giải pháp”, kỉ yếu hội thảo khoa học,1 (1), tr1-8 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo dục tiểu học: Thực trạng và giải pháp
Tác giả: Vũ Thị Ân
Năm: 2002
2. Ban bí thư Trung ương Đảng (2004), Chỉ thị 40 - CT. TW về việc xây dựng nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục Hà Nội Khác
3. Đặng Quốc Bảo (1997), Một số khái niệm quản lý giáo dục Trường cán bộ quản lý giáo dục và đào tạo Khác
4. Bộ Giáo dục và đào tạo (2004), Hướng dẫn thanh tra toàn diện trường Phổ thông về thanh tra hoạt động sư phạm của giáo viên phổ thông, thông tư 07/2004/TT - BGD&ĐT - Hà Nội Khác
5. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2007), Quyết định ban hành quy định về chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học số 14/2007 QĐ - BGD&ĐT ngày 4/5/2007 - Hà Nội Khác
6. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2007), Điều lệ trường tiểu học (Ban hành kèm theo Quyết định số 51/2007/QĐ - BGD&ĐT ngày 31/08/2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo) Khác
7. Chính phủ mới Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2002), Chiến lược phát triển giáo dục 2001- 2010 (ban hành kèm theo Quyết định số 201/QĐ- TTg ngày 28/12/2001 của Thủ tướng Chính phủ) Khác
8. Nguyễn Bá Dương (1999), Tâm lý học quản lý dành cho người lãnh đạo, nhà xuất bản Chính Trị Quốc gia Hà Nội Khác
9. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội, đại biểu toàn quốc lần thứ IX, nhà xuất bản Chính Trị Quốc gia Hà Nội Khác
10. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội, đại biểu toàn quốc lần thứ X, nhà xuất bản Chính Trị Quốc gia Hà Nội Khác
11. Vũ Ngọc Hải (2007), Tập bài giảng Quản lý Nhà nước về giáo dục - viện chiến lược và chương trình giáo dục Hà Nội Khác
12. Phạm Minh Hạc (1986), Một số vấn đề về giáo dục và khoa học giáo dục, nhà xuất bản Hà Nội Khác
13. Trần Kiểm (2004), Khoa học quản lý giáo dục - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn - Nhà xuất bản Giáo dục Khác
14. Nguyễn Kỳ (1996), Mô hình dạy học tích cực lấy người học làm trung tâm, trường quản lý cán bộ Hà Nội Khác
15. Các Mác, Ph Ăng ghen (1993), Toàn tập, bản Tiếng Việt, Đảng Cộng sản Việt Nam (2001) - Văn kiện Đại hội, đại biểu toàn quốc lần thứ IX, X, nhà xuất bản Chính Trị Quốc gia Hà Nội Khác
16. Nguyễn Văn Lê(1997), Chuyên đề quản lý trường học,t2, Nxb Giáo dục Khác
17. Hồ Chí Minh (1972), Bàn về công tác Giáo dục, nhà xuất bản sự thật, Hà Nội Khác
18. Phạm Thanh Nghị (1999), người lãnh đạo - người xây dựng văn hóa tổ chức, tạp chí Phát triển Giáo dục, số 3/1999 Khác
19. Hoàng Đức Nhuận (1995), Nhà trường hiện đại trên thế giới, Hà nội Khác
20. Hà thế Ngữ (2001), Giáo dục học, một số vấn đề về lý luận và thực tiễn, nhà xuất bản Đại học Quốc Gia Hà Nội Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Sơ đồ 1: Cấu trúc chức năng của hoạt động dạy học - Biện pháp quản lý của hiệu trưởng đối với hoạt động dạy học theo hướng tích cực hoá ở các trường tiểu học huyện quế võ   tỉnh bắc ninh
Sơ đồ 1 Cấu trúc chức năng của hoạt động dạy học (Trang 13)
Bảng 1.1. Thời gian quy định cho từng môn học trong mỗi tuần lễ, cả  bậc học được nêu dưới đây - Biện pháp quản lý của hiệu trưởng đối với hoạt động dạy học theo hướng tích cực hoá ở các trường tiểu học huyện quế võ   tỉnh bắc ninh
Bảng 1.1. Thời gian quy định cho từng môn học trong mỗi tuần lễ, cả bậc học được nêu dưới đây (Trang 16)
Bảng 2.2. Thống kờ cỏn bộ quản lý huyện Quế Vừ (năm học 2009 - 2010 ) - Biện pháp quản lý của hiệu trưởng đối với hoạt động dạy học theo hướng tích cực hoá ở các trường tiểu học huyện quế võ   tỉnh bắc ninh
Bảng 2.2. Thống kờ cỏn bộ quản lý huyện Quế Vừ (năm học 2009 - 2010 ) (Trang 33)
Bảng 2.4. Thực trạng thực hiện phân phối chương trình tiểu học  huyện Quế Vừ - Biện pháp quản lý của hiệu trưởng đối với hoạt động dạy học theo hướng tích cực hoá ở các trường tiểu học huyện quế võ   tỉnh bắc ninh
Bảng 2.4. Thực trạng thực hiện phân phối chương trình tiểu học huyện Quế Vừ (Trang 36)
Bảng 2.5. Thực trạng về soạn bài chuẩn bị giảng dạy  của giỏo viờn tiểu học huyện Quế Vừ - Biện pháp quản lý của hiệu trưởng đối với hoạt động dạy học theo hướng tích cực hoá ở các trường tiểu học huyện quế võ   tỉnh bắc ninh
Bảng 2.5. Thực trạng về soạn bài chuẩn bị giảng dạy của giỏo viờn tiểu học huyện Quế Vừ (Trang 37)
Bảng 2.7. Thực trạng về việc sử dụng phương tiện dạy học của giáo viên  tiểu học ở huyện Quế Vừ - Biện pháp quản lý của hiệu trưởng đối với hoạt động dạy học theo hướng tích cực hoá ở các trường tiểu học huyện quế võ   tỉnh bắc ninh
Bảng 2.7. Thực trạng về việc sử dụng phương tiện dạy học của giáo viên tiểu học ở huyện Quế Vừ (Trang 40)
Bảng 2.8(a). Xếp loại hạnh kiểm và học lực năm học 2009 - 2010 - Biện pháp quản lý của hiệu trưởng đối với hoạt động dạy học theo hướng tích cực hoá ở các trường tiểu học huyện quế võ   tỉnh bắc ninh
Bảng 2.8 (a). Xếp loại hạnh kiểm và học lực năm học 2009 - 2010 (Trang 41)
Bảng 2.8(b). Thống kờ chất lượng giỏo dục tiểu học huyện Quế Vừ trong  3 năm học (2007-2008 đến 2009 - 2010) - Biện pháp quản lý của hiệu trưởng đối với hoạt động dạy học theo hướng tích cực hoá ở các trường tiểu học huyện quế võ   tỉnh bắc ninh
Bảng 2.8 (b). Thống kờ chất lượng giỏo dục tiểu học huyện Quế Vừ trong 3 năm học (2007-2008 đến 2009 - 2010) (Trang 42)
Bảng 2.11. Thực trạng quản lý việc soạn bài chuẩn bị giảng dạy - Biện pháp quản lý của hiệu trưởng đối với hoạt động dạy học theo hướng tích cực hoá ở các trường tiểu học huyện quế võ   tỉnh bắc ninh
Bảng 2.11. Thực trạng quản lý việc soạn bài chuẩn bị giảng dạy (Trang 46)
Bảng 2.12. Thực trạng quản lý việc đổi mới các phương pháp dạy học Nội dung Nhóm đánh - Biện pháp quản lý của hiệu trưởng đối với hoạt động dạy học theo hướng tích cực hoá ở các trường tiểu học huyện quế võ   tỉnh bắc ninh
Bảng 2.12. Thực trạng quản lý việc đổi mới các phương pháp dạy học Nội dung Nhóm đánh (Trang 48)
Bảng 2.13. Thực trạng cơ sở vật chất, phương tiện và kỹ thuật dạy học  cỏc trường Tiểu học huyện Quế Vừ - Biện pháp quản lý của hiệu trưởng đối với hoạt động dạy học theo hướng tích cực hoá ở các trường tiểu học huyện quế võ   tỉnh bắc ninh
Bảng 2.13. Thực trạng cơ sở vật chất, phương tiện và kỹ thuật dạy học cỏc trường Tiểu học huyện Quế Vừ (Trang 51)
Bảng 2.15. Thực trạng quản lý việc bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên  tiểu học huyện Quế Vừ - Biện pháp quản lý của hiệu trưởng đối với hoạt động dạy học theo hướng tích cực hoá ở các trường tiểu học huyện quế võ   tỉnh bắc ninh
Bảng 2.15. Thực trạng quản lý việc bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên tiểu học huyện Quế Vừ (Trang 53)
Bảng số liệu trên cho thấy: - Biện pháp quản lý của hiệu trưởng đối với hoạt động dạy học theo hướng tích cực hoá ở các trường tiểu học huyện quế võ   tỉnh bắc ninh
Bảng s ố liệu trên cho thấy: (Trang 54)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w