Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Du lịch là một ngành kinh tế tổng hợp, có tốc độ tăng trưởng cao hơn so với nhiều ngành kinh tế khác, mang nội dung văn hóa sâu sắc, có tính liên ngành liên vùng và xã hội hoá cao Đây là ngành kinh tế quan trọng vì có khả năng đóng góp lớn vào tổng sản phẩm quốc nội (GDP), góp phần tạo ra việc làm đối với các ngành liên quan khác như vận tải, tài chính, nông nghiệp ; giúp xóa đói giảm nghèo, cải thiện đời sống cho người dân Trong thời đại toàn cầu hóa, du lịch đang trở thành nhịp cầu kết nối, giải quyết những bất đồng về ngôn ngữ, văn hóa và tôn giáo của các dân tộc trên toàn thế giới Tại Việt Nam, du lịch đã được Đảng và Nhà nước xác định là ngành kinh tế mũi nhọn Du lịch Việt Nam đã góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trong nhiều năm qua Năm 2000, tổng thu từ khách du lịch mới chỉ đạt 17,4 nghìn tỷ đồng thì đến năm 2019 con số này đã đạt xấp sỉ 755 nghìn tỷ đồng [Tổng cục Du lịch] Tuy nhiên, dịch bệnh COVID-19 diễn ra năm 2020 đã tác động mạnh đến nền kinh tế Việt Nam, trong đó, ngành Du lịch bị ảnh hưởng rất nặng nề Theo Tổng cục Thống kê, năm 2020 khách quốc tế đến Việt Nam chỉ đạt 3,8 triệu lượt người, giảm 78,7% so với năm trước; doanh thu du lịch lữ hành đạt 17,9 nghìn tỷ đồng, giảm 59,5% so với năm trước Tuy nhiên, Việt Nam hiện đang có nhiều lợi thế khi là một quốc gia kiểm soát thành công dịch COVID-19, được các nước trên thế giới đánh giá cao Đây là lợi thế để Việt Nam nâng cao hình ảnh du lịch Việt Nam an toàn, hấp dẫn Mục tiêu trong Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2030 là đưa ngành Du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, tạo động lực cho sự phát triển các ngành khác, phấn đấu năm
2025 đón 35 triệu lượt khách quốc tế, tổng thu du lịch 1.700-1.800 tỷ đồng, đóng góp 12-14% GDP Trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19 vẫn tiếp tục tác động trên toàn cầu, đặt ra vấn đề về công tác quản lý nhà nước về du lịch cần được đổi mới, định hướng cho sự phục hồi và phát triển của cả ngành du lịch trong tình hình mới.
Các khu du lịch quốc gia (KDLQG) có vai trò to lớn đối với các địa phương và quốc gia, thể hiện ở các mặt kinh tế, xã hội và môi trường tạo ra tính bền vững tại những khu vực này Sự phát triển KDLQG góp phần thu hút đầu tư, cải thiện cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật, tạo điều kiện phát triển kinh tế của địa phương nơi có KDLQG như tạo công ăn việc làm cho chính người dân sinh sống trong phạm vi khu du lịch, giúp cho họ tăng thêm thu nhập cải thiện và dần nâng cao chất lượng cuộc sống Đồng thời môi trường tại KDLQG cũng được quan tâm nhiều hơn, tài nguyên du lịch được đảm bảo khai thác một cách hiệu quả đảm bảo gìn giữ và phát triển bền vững Phát triển các KDLQG nhằm cung ứng tốt hơn cho khách du lịch và đem lại lợi ích ngày càng cao cho các đối tượng liên quan khác (như chính quyền địa phương, công ty du lịch và cộng đồng dân cư), từ đó đảm bảo mang lại hiệu quả kinh tế và phát triển bền vững cho chính KDLQG và địa phương có KDLQG đó Vì vậy, quản lý KDLQG có ý nghĩa quan trọng trong việc đảm bảo chất lượng các sản phẩm dịch vụ du lịch, nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch, bảo vệ môi trường tự nhiên và đảm bảo khu du lịch phát triển theo đúng định hướng, quy hoạch của Nhà nước.
Theo Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, hiện tại, Việt Nam có 49 địa điểm tiềm năng phát triển KDLQG trên địa bàn 43 tỉnh, thành phố Trong đó, có 28 địa điểm đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch phát triển tổng thể KDLQG; 6 địa điểm được công nhận chính thức là KDLQG bao gồm: KDLQG Hồ Tuyền Lâm (tỉnh Lâm Đồng), KDLQG Sa Pa (tỉnh Lào Cai), KDLQG Núi Sam (tỉnh
An Giang), KDLQG Trà Cổ (tỉnh Quảng Ninh), KDLQG Mũi Né (tỉnh Bình Thuận) và KDLQG Đền Hùng (tỉnh Phú Thọ).
Vùng du lịch Trung du và Miền núi phía Bắc (TD&MNPB) bao gồm 14 tỉnh
Hà Giang, Cao Bằng, Lào Cai, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Tuyên Quang, Yên Bái, Thái Nguyên, Phú Thọ, Bắc Giang, Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Hòa Bình Đây là khu vực có tài nguyên tự nhiên độc đáo và hệ sinh thái có giá trị, có nhiều di tích lịch sử gắn liền với truyền thống văn hóa và quá trình đấu tranh giữ nước của dân tộc Các dân tộc sinh sống nơi đây còn lưu giữ và bảo tồn nền văn hóa lâu đời với nhiều lễ hội truyền thống độc đáo cùng nhiều trò chơi dân gian hấp dẫn Với nhiều tiềm năng, lợi thế cả về tài nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên du lịch văn hóa, vùng du lịch TD&MNPB là điểm đến du lịch hấp dẫn du khách muốn tìm hiểu đất nước Việt Nam. Vùng du lịch TD&MNPB có 2 khu đã được công nhận là khu du lịch quốc gia, đó là KDLQG Sa Pa (Quyết định số 1927/QĐ-TTg ngày 01/12/2017 về việc công nhận khu du lịch quốc gia Sa Pa, tỉnh Lào Cai) và KDLQG Đền Hùng (Quyết định số3040/QĐ-BVHTTDL ngày 22/10/2020 về việc công nhận Khu du lịch Quốc gia ĐềnHùng, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ); Và 10 khu du lịch được quy hoạch trở thànhKDLQG bao gồm KDL Cao nguyên đá Đồng Văn (Hà
Giang), KDL thác Bản Giốc (Cao Bằng), KDL Mẫu Sơn (Lạng Sơn), KDL Hồ Ba
Bể (Bắc Kạn), KDL Tân Trào (Tuyên Quang), KDL Hồ Núi Cốc (Thái Nguyên), KDL
Hồ Thác Bà (Yên Bái), KDL Mộc Châu (Sơn La), KDL Điện Biên Phủ-Pá Khoang (Điện Biên), KDL Hồ Hòa Bình (Hòa Bình) Chính những khu du lịch quốc gia đó đã tạo động lực phát triển du lịch cho vùng thời gian qua Công tác quản lý KDLQG trong vùng là rất cần thiết để góp phần phát triển du lịch bền vững.
Thực tiễn cho thấy trong thời gian vừa qua, ngành Du lịch các tỉnh vùng du lịch TD&MNPB tuy có sự tiến bộ và phát triển, ngoại trừ biến động bất khả kháng do dịch bệnh COVID-19; nhưng vẫn chưa tương xứng với tiềm năng du lịch hiện có Công tác quản lý các KDLQG còn bộc lộ những bất cập hạn chế như: Công tác quản lý quy hoạch và đầu tư chưa có sự đồng bộ và thiếu tính liên kết giữa các địa phương trong vùng du lịch và trong phạm vi lân cận; Việc quản lý và phát triển sản phẩm du lịch cũng như phát triển thương hiệu du lịch còn nhiều hạn chế, hệ thống sản phẩm du lịch đơn điệu, khả năng cạnh tranh không cao, thiếu hấp dẫn với các nhà đầu tư; Công tác quảng bá và xúc tiến du lịch chưa được quan tâm đúng mức; có nơi, có địa phương còn chưa thực hiện tốt công tác quản lý khai thác và bảo vệ tài nguyên du lịch nên vẫn còn để xảy ra nhiều hiện tượng vi phạm; Công tác quản lý, đào tạo và phát triển nhân lực du lịch của vùng vẫn chưa có những chiến lược phát triển cụ thể, rõ ràng Mối quan hệ giữa Ban Quản lý các KDLQG với cộng đồng dân cư và các doanh nghiệp du lịch chưa được thống nhất và chặt chẽ… Vấn đề này có nhiều nguyên nhân cả khách quan và chủ quan cần được khắc phục để có thể thúc đẩy du lịch tại các KDLQG vùng TD&MNPB phát triển trong giai đoạn tới Do đó, hoàn thiện công tác quản lý các KDLQG trong vùng là yêu cầu cần thiết và cấp bách.
Cho đến nay đã có nhiều công trình nghiên cứu khoa học, các đề tài trong và ngoài nước nghiên cứu về sự phát triển du lịch tại các vùng du lịch nói chung và tại vùng TD&MNPB nói riêng Những công trình nghiên cứu này đã cung cấp cơ sở lý luận và quan điểm, cách tiếp cận về sự phát triển du lịch tại đây, những vấn đề lý luận về KDL, tình hình phát triển du lịch vùng TD&MNPB Từ đó có thể khẳng định, việc nghiên cứu quản lý KDLQG vùng du lịch TD&MNPB là rất quan trọng, có ý nghĩa và cần được quan tâm nghiên cứu.
Từ những đánh giá, nhận định trên, nghiên cứu sinh (NCS) đã chọn đề tài
“Quản lý các khu du lịch quốc gia vùng du lịch Trung du và Miền núi phía
Bắc” làm đề tài luận án tiến sĩ kinh tế, với mong muốn góp phần nhỏ bé vào việc phát triển du lịch vùng du lịch TD&MNPB.
Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu: Mục tiêu nghiên cứu của đề tài luận án là đề xuất những giải pháp khả thi nhằm hoàn thiện công tác quản lý các KDLQG vùng du lịch TD&MNPB.
Nhiệm vụ nghiên cứu: Với mục đích nghiên cứu nêu trên thì trong nội dung luận án này, nhiệm vụ nghiên cứu chính là:
- Tổng quan tình hình nghiên cứu và xác định phương pháp nghiên cứu của luận án.
- Hệ thống hóa và làm rõ lý luận về khu du lịch quốc gia, về quản lý khu du lịch quốc gia tại vùng du lịch.
- Nghiên cứu kinh nghiệm quản lý một số khu du lịch trên thế giới và tại Việt Nam, rút ra bài học vận dụng đối với các KDLQG vùng du lịch TD&MNPB.
- Phân tích, đánh giá thực trạng quản lý các khu du lịch quốc gia vùng du lịch TD&MNPB, rút ra những thành công, hạn chế và nguyên nhân.
- Kiến nghị và đề xuất một số giải pháp khả thi nhằm hoàn thiện quản lý các khu du lịch quốc gia vùng du lịch TD&MNPB đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030.
Các câu hỏi nghiên cứu của luận án
Xuất phát từ mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu, luận án tập trung trả lời các câu hỏi nghiên cứu sau:
- Khu du lịch quốc gia là gì? Quản lý KDLQG tại vùng du lịch bao gồm những nội dung nào?
- Thực trạng quản lý các khu du lịch quốc gia vùng du lịch TD&MNPB đạt được những thành công và còn tồn tại những hạn chế nào trong giai đoạn 2015 - 2019? Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý khu du lịch quốc gia vùng du lịch TD&MNPB như thế nào?
- Quan điểm hoàn thiện quản lý các khu du lịch quốc gia như thế nào? Cần phải có những giải pháp nào nhằm hoàn thiện quản lý các khu du lịch quốc gia vùng du lịch TD&MNPB đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030?
Những điểm mới của luận án
Luận án đã có những đóng góp mới quản lý khu du lịch quốc gia trên cả 2 phương diện lý luận và thực tiễn, cụ thể:
* Về mặt lý luận: Luận án đã hệ thống hóa và làm rõ một số lý luận về quản lý
KDLQG tại vùng du lịch, bao gồm các khái niệm về quản lý KDLQG, những nội dung của quản lý KDLQG, các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý các KDLQG tại vùng du lịch.
Thứ nhất, luận án rút ra được những bài học kinh nghiệm cho vùng du lịch TD&MNPB trong quản lý KDLQG thông qua việc nghiên cứu kinh nghiệm quản lý về khu du lịch trong và ngoài nước;
Thứ hai, luận án đánh giá thực trạng quản lý các KDLQG vùng du lịchTD&MNPB Việt Nam Nội dung quản lý KDLQG gồm: 1) Quản lý công tác quy hoạch và đầu tư phát triển; 2) Quản lý hoạt động kinh doanh dịch vụ du lịch và hoạt động của hướng dẫn viên du lịch; 3) Quản lý đầu tư, khai thác và bảo vệ tài nguyên du lịch; 4) Quản lý bảo đảm an toàn cho khách du lịch; bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, bảo vệ môi trường trong khu du lịch; 5) Quản lý xây dựng và cung cấp hệ thống thông tin về khu du lịch quốc gia phục vụ du khách; 6) Quản lý xây dựng và phát triển hình ảnh thương hiệu khu du lịch quốc gia; và 7) Quản lý truyền thông marketing dịch vụ du lịch; và phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới quản lý KDLQG theo tiếp cận quản lý nhà nước địa phương.
Thứ ba, luận án đề xuất giải pháp hoàn thiện quản lý các KDLQG vùng du lịch TD&MNPB nhằm mục tiêu phát triển kinh tế du lịch của vùng TD&MNPB.
Kết quả nghiên cứu là cơ sở khoa học để cung cấp thông tin hữu ích cho các nhà quản lý về du lịch nói chung và các nhà quản lý của các địa phương vùng TD&MNPB nói riêng, các nhà quản trị kinh doanh đang hoạt động hoặc chuẩn bị tham gia kinh doanh du lịch tại các KDLQG vùng du lịch TD&MNPBViệt Nam Cụ thể:
- Đối với cơ quan quản lý nhà nước về du lịch: Đề tài có thể được sử dụng để hỗ trợ công tác quản lý và khai thác, bảo vệ TNDL và hoạch định các chính sách tại các KDLQG của các vùng du lịch ở Việt Nam để phát triển du lịch.
- Đối với chính quyền địa phương tại vùng du lịch TD&MNPB: Đề tài đưa ra các định hướng giúp chính quyền địa phương quản lý KDLQG tại địa phương có các quyết sách nhằm phát triển du lịch bền vững, đồng thời mang lại hiệu quả kinh tế cao.
- Đối với công ty kinh doanh dịch vụ du lịch: Đề tài đưa ra các gợi ý giúp công ty xây dựng, khai thác và phát triển các SPDL mới, mang tính lâu dài và hiệu quả tại vùng du lịch TD&MNPB.
- Đối với các trường đại học, cao đẳng có đào tạo về du lịch: Đề tài có thể dùng làm tài liệu tham khảo, nghiên cứu về quản lý KDLQG tại các vùng du lịch.
Kết cấu của luận án
Nội dung chính của luận án được kết cấu thành 4 chương như sau:
Chương 1 Tổng quan tình hình nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu của đề tài
Chương 2 Cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý các khu du lịch quốc gia Chương 3 Thực trạng quản lý các khu du lịch quốc gia vùng du lịch Trung du và Miền núi phía Bắc
Chương 4 Quan điểm và giải pháp hoàn thiện quản lý các khu du lịch quốc gia vùng du lịch Trung du và Miền núi phía Bắc đến năm 2025, tầm nhìn đến năm2030
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI
Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài
1.1.1 Các công trình nghiên cứu liên quan đến quản lý nhà nước về du lịch
Quản lý nhà nước là việc tác động của Nhà nước tới các cá nhân và tổ chức bằng quyền lực của Nhà nước thông qua các công cụ như: pháp luật, chính sách, chủ trương định hướng làm cho kinh tế, xã hội có thể phát triển theo một trật tự, quỹ đạo với mục tiêu phát triển bền vững Đối với ngành Du lịch cũng vậy, là một ngành kinh tế có vai trò chủ đạo và có những tác động tương đối lớn đối với sự phát triển của kinh tế xã hội, thì cũng rất cần có những chính sách phù hợp làm động lực cho sự phát triển cả về chiều rộng và chiều sâu để đóng góp nhiều hơn nữa cho nền kinh tế xã hội nước nhà.
Thời gian vừa qua đã có nhiều tác giả nghiên cứu về vai trò và công cụ để Nhà nước quản lý ngành Du lịch Những công trình này đã phần nào hệ thống hóa được những khái niệm, cơ sở lý luận và phân tích thực trạng quản lý nhà nước về du lịch để từ đó đưa ra những giải pháp.
Trong đó, nghiên cứu cơ sở lý luận về quản lý nhà nước đối với du lịch có các công trình tiêu biểu như:
Nguyễn Trùng Khánh (2012), “Phát triển dịch vụ lữ hành du lịch trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế: Kinh nghiệm của một số nước Đông Á và gợi ý chính sách cho Việt Nam”, Luận án Tiến sĩ Kinh tế, Viện Khoa học Xã hội Việt
Nam, Hà Nội Tác giả luận án đã phân tích thực trạng phát triển ngành du lịch của Việt Nam, chỉ ra những thành tựu, hạn chế và nguyên nhân trong lĩnh vực dịch vụ lữ hành du lịch Từ đó, đề xuất một số giải pháp cơ bản và kiến nghị về chính sách phát triển dịch vụ lữ hành du lịch cho Việt Nam trong điều kiện HNKTQT hiện nay.
Nguyễn Anh Tuấn (2010), “Năng lực cạnh tranh điểm đến của du lịch Việt
Nam”, Luận án Tiến sĩ Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội Tác giả luận án đã tập trung nghiên cứu khái quát một số vấn đề lý luận cơ bản về cạnh tranh điểm đến trong phát triển du lịch như: cạnh tranh, năng lực cạnh tranh, điểm đến và năng lực cạnh tranh điểm đến Đề xuất 4 quan điểm nâng cao năng lực cạnh tranh điểm đến của ngành du lịch Việt Nam xác đáng và phù hợp với thực tiễn Việt Nam: 1) Ngành Du lịch phải trở thành một trong những ngành kinh tế hàng đầu, đóng góp quan trọng vào sự thịnh vượng quốc gia; 2) Môi trường chính sách phải tạo thuận lợi cho du lịch phát triển; 3) Ngành Du lịch phải được phát triển theo hướng năng động, thích ứng nhanh và ứng phó kịp thời với những thay đổi; 4) Ngành Du lịch phải được phát triển theo hướng chất lượng, hiệu quả, bền vững Trên cơ sở các quan điểm này và kết quả nghiên cứu lý luận, thực tiễn, tác giả luận án đã đề xuất 7 nhóm khuyến nghị về chính sách và giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh điểm đến của ngành du lịch Việt Nam với những luận cứ chặt chẽ, toàn diện và có tính khả thi. Trương Sĩ Quý (2002), Phương hướng và một số giải pháp để đa dạng hóa loại hình và sản phẩm du lịch ở Quảng Nam Đà Nẵng, Luận án Tiến sĩ Kinh tế, Đại học
Kinh tế quốc dân, Hà Nội Luận án hướng vào nghiên cứu hệ thống hóa và phát triển một số vấn đề lý luận cơ bản về đa dạng hóa loại hình và sản phẩm du lịch Trên cơ sở phân tích rõ những yêu cầu và căn cứ để xác định phương hướng, giải pháp cũng như các mục tiêu cụ thể đặt ra với việc phát triển ngành du lịch của Quảng Nam Đà Nẵng trong thời gian tới, luận án đã đưa ra các nhóm giải pháp, kiến nghị quan trọng về nội dung của việc đa dạng hóa loại hình du lịch, cũng như nội dung của đa dạng hóa các dịch vụ, chương trình du lịch ở Quảng Nam Đà Nẵng trong thời gian tới.
Hoàng Thị Ngọc Lan (2007), Thị trường du lịch tỉnh Hà Tây, Luận án Tiến sĩ Kinh tế, Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội Nội dung luận án hướng vào phân tích hàng hóa, cung, cầu và các bộ phận cấu thành, cơ chế vận hành thị trường du lịch Trong đó, xác định cầu du lịch là bộ phận nhu cầu xã hội có khả năng thanh toán về dịch vụ hàng hóa, đảm bảo sự đi lại, lưu trú tạm thời của du khách ngoài nơi ở thường xuyên của họ nhằm mục đích du lịch Cung về du lịch là toàn bộ các hàng hóa, dịch vụ du lịch được người bán đưa ra thị trường nhằm thỏa mãn nhu cầu có khả năng thanh toán của du khách trong một thời gian nhất định Trên cơ sở phân tích tiềm năng và thực trạng phát triển thị trường du lịch trên địa bàn tỉnh
Hà Tây, tác giả luận án đã đề xuất phương hướng và các giải pháp chủ yếu nhằm phát triển thị trường du lịch trên địa bàn tỉnh Hà Tây trong thời gian tới.
Trần Sơn Hải (2010), “Phát triển nguồn nhân lực ngành Du lịch khu vực
Duyên hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên”, Luận án tiến sĩ kinh tế, Học viện
Hành chính Trong đó tác giả luận án đã nghiên cứu những vấn đề cơ bản về nguồn nhân lực du lịch, phát triển nguồn nhân lực, QLNN đối với phát triên nguồn nhân lực Thông qua phân tích thực trạng phát triên nguồn nhân lực ngành du lịch các tỉnh khu vực Duyên Hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên và đề xuất 3 nhóm giải pháp nhằm phát triển nguồn nhân lực ngành Du lịch các tỉnh khu vực Duyên Hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên.
Nguyễn Tấn Vinh (2008), “Hoàn thiện QLNN về du lịch trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng”, Luận án Tiến sĩ kinh tế, Trường Đại học kinh tế quốc dân, Hà Nội Luận án đã hệ thống hóa những lý luận và thực tiễn về du lịch, thị trường du lịch, phát triên du lịch; QLNN về du lịch trên địa bàn cấp tỉnh Luận án đã đánh giá thực trạng QLNN về du lịch trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng, từ đó dự báo phát triên du lịch tỉnh Lâm Đồng đến năm 2020, đề xuất phương hướng (quan tâm xây dựng chiến lược thị trường cho phát triển du lịch, hoàn thiện hệ thống chính sách phát triển du lịch, tổ chức điều hành, kiểm tra, kiểm soát hoạt động du lịch), biện pháp đảm bảo thực hiện phương hướng, kiến nghị hoàn thiện QLNN về du lịch (chuẩn bị nguồn nhân lực, khai thác nguồn vốn đầu tư, cải cách thủ tục hành chính, xã hội hóa một số lĩnh vực trong hoạt động du lịch ).
Sherap Bhutia (2014), The Role of Tourism for Human Resource Development in
Darjeeling District of West Bengal, India, Journal of Tourism and Hospitality
Management, Vol 2, No 1, pp 113-128 Trong bài viết này, tác giả cho thấy du lịch là một trong những hoạt động kinh tế quan trọng nhất và là ngành công nghiệp không khói trên thế giới hiện nay vì nó trực tiếp tạo ra các dịch vụ, sản phẩm, ngoại tệ, việc làm và đầu tư Đây là một trong những ngành trọng điểm toàn cầu đòi hỏi nhiều lao động và tạo ra nhiều lợi ích Kết luận chính xuất phát từ nghiên cứu này là điều đặc biệt quan trọng để thúc đẩy du lịch là một công cụ cho phát triển nguồn nhân lực trong khu vực Ngành Du lịch ở Darjeeling là một lĩnh vực rộng lớn và đa dạng và mang lại những cơ hội nghề nghiệp đầy thử thách và hấp dẫn cho người dân trong khu vực này của đất nước Với những phát hiện này, tác giả mong rằng sẽ tạo ra sự quan tâm mạnh mẽ đến các cơ quan chính phủ, các bên liên quan trong phát triển du lịch, các nhà nghiên cứu và các phương tiện truyền thông.
Xu Xeng (2015) “Quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh du lịch của
Trung Quốc”, Báo Điện tử, tại trang http://en.people.cn, [truy cập ngày 12/5/2015 Bài viết đã nói đến vấn đề quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh du lịch là công tác quản lý nhà nước đối với toàn bộ những vấn đề liên quan đến các hoạt động của các cá nhân, tổ chức diễn ra trong quá trình này Trong nền kinh tế toàn cầu hiện nay,thị trường du lịch ngày một sôi động và khốc liệt, kéo theo sự phát triển của lĩnh vực kinh doanh du lịch đồng thời song song với nó là những vấn đề đáng quan tâm và những thách thức nặng nề trong lĩnh vực này Vấn đề đặt ra là làm thế nào để quản lý hoạt động kinh doanh du lịch một cách có hiệu quả giữa bộn bề thách thức đó Bài viết đã giới thiệu vài nét tổng quan về Du lịch và hoạt động Kinh doanh du lịch ở các tỉnh của Trung Quốc Tác giả cũng đã đưa ra một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh du lịch trong thời kỳ hội nhập như: Ban hành và thực hiện pháp luật về du lịch cần được khắc phục từ khâu ban hành văn bản quy phạm pháp luật nói chung, tổ chức bộ máy nhà nước về du lịch cần được kiện toàn, ổn định nhanh chóng, xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch và chính sách phát triển du lịch cần chú trọng đến công tác đào tạo nguồn nhân lực du lịch, công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm trong hoạt động kinh doanh du lịch cần hướng đến việc làm trong sạch môi trường du lịch và áp dụng công nghệ thông tin trong hệ thống quản lý du lịch.
Ngoài ra có thể kể đến như: Trịnh Đăng Thanh (2004), “Quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với hoạt động du lịch ở Việt Nam hiện nay", Luận án tiến sĩ luật học, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh; Hà Minh Tuấn (2007),
"Kinh nghiệm quản lý nhà nước về du lịch của Thái Lan", Tạp chí du lịch Việt Nam, (55), tr.1-3;
1.1.2.Các công trình nghiên cứu liên quan đến khu du lịch, khu du lịch quốc gia
Cùng với sự phát triển kinh tế của Việt Nam, đời sống của người dân ngày càng được nâng cao đã khiến cho nhu cầu du lịch ngày càng nhiều Cùng với đó là việc hội nhập ngày càng sâu rộng vào nền kinh tế thế giới đã giúp cho lượng khách du lịch quốc tế đến Việt Nam ngày càng nhiều Nhiều khu du lịch mới được hình thành và đi vào hoạt động đã góp phần thúc đẩy sự tăng trưởng của ngành du lịch trong nền kinh tế quốc dân Với những tiềm năng to lớn, từ năm 2001, du lịch Việt Nam đã được Chính phủ quy hoạch định hướng phát triển trở thành ngành kinh tế mũi nhọn Mặc dù
“Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam 2001 – 2010” có vài chỉ tiêu không đạt được.
Từ năm 2011 “Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020 tầm nhìn đến năm 2030” đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt ngày 30/12/2011 để tiếp nối.
Với chiến lược phát triển này thì các khu du lịch sẽ thu hút được nhiều hơn nữa lượng đầu tư để thúc đẩy phát triển, đặc biệt là các khu du lịch quốc gia Mặc dù đã có nhiều thành công và tốc độ phát triển tương đối mạnh, song vẫn còn có rất nhiều ý kiến cho rằng trong thực tiễn chúng ta còn cần phải nỗ lực hơn nữa để ngành du lịch thật sự trở thành “mũi nhọn” và từ đó có “tiềm năng” trở thành có “khả năng”.
Phương pháp nghiên cứu đề tài
1.2.1 Phương pháp thu thập dữ liệu
1.2.1.1 Thu thập dữ liệu thứ cấp
Luận án sử dụng dữ liệu từ nhiều nguồn bao gồm:
- Về dữ liệu thứ cấp nghiên cứu, tổng hợp lý luận cơ sở, NCS đã thu thập, tổng hợp, xử lý và phân tích thông tin từ nghiên cứu tài liệu, các công trình nghiên cứu khoa học, các số liệu thống kê đã công bố, các sách, báo, các website, tạp chí trong và ngoài nước có liên quan đến nội dung luận án bao gồm: Quản lý nhà nước tại các khu điểm đến du lịch và các khu du lịch quốc gia, các bài học kinh nghiệm về quản lý khu du lịch quốc gia, vườn du lịch quốc gia tại một số điển hình trong và ngoài nước.
- NCS cũng đã tìm hiểu, thu thập thông tin về các văn bản pháp quy (Quy định, Nghị quyết, Quyết định, Chỉ thị, Thông tư….) của Chính phủ và của các địa phương trong vùng du lịch TD&MNPB có liên quan đến phạm vi nghiên cứu của đề tài Tra cứu một số Quy hoạch tổng thể và Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, Quy hoạch du lịch vùng TD&MNPB… Các số liệu thực trạng về doanh thu, về lượt khách đến và đi trong giai đoạn từ năm 2015 đến năm 2019 từ các cơ quan quản lý địa phương và từ Tổng cục Du lịch, Tổng cục Thống kê… Với những dữ liệu đó NCS có thể phân tích, đánh giá khái quát được thực trạng quản lý khu du lịch quốc gia của các tỉnh vùng du lịch TD&MNPB Đây là căn cứ để đề xuất những giải pháp, kiến nghị phù hợp.
Dữ liệu thứ cấp sau khi được thu thập sẽ được chắt lọc, phân loại để đảm bảo có được những số liệu phù hợp với nội dung nghiên cứu của luận án mà NCS đang thực hiện.
1.2.1.2 Thu thập dữ liệu sơ cấp
Luận án sử dụng 2 phương pháp gồm phỏng vấn sâu và điều tra xã hội học đối với các doanh nghiệp và cán bộ quản lý tại các địa phương trong phạm vi nghiên cứu của đề tài luận án.
1) Phỏng vấn sâu: Để làm rõ về nghiên cứu thực trạng quản lý các khu du lịch quốc gia vùng du lịch TD&MNPB, NCS đã phỏng vấn sâu với các chuyên gia là những người nghiên cứu và làm việc trực tiếp hoặc liên quan đến lĩnh vực du lịch tại: Trường Đại học Thương mại, Trường Đại học Tây Bắc, Sở Du lịch ở các địa phương như: Sở VHTTDL Lào Cai, Sơn La, Điện Biên, Yên Bái, HòaBình, Bắc Kạn, Hà Giang, Thái Nguyên, Ban Quản lý Du lịch tỉnh Lào Cai, BanQuản lý khu Di tích lịch sử Đền Hùng, Ban Quản lý KDLQG Mộc Châu.
Thời gian phỏng vấn từ tháng 8/2019 đến tháng 12/2019, thời gian phỏng vấn khoảng 20 – 30 phút/chuyên gia.
Nội dung phỏng vấn tập trung vào các vấn đề: 1) Thực trạng quản lý KDLQG tại địa phương và định hướng để tiếp tục phát triển; 2) Thực trạng về kết cấu hạ tầng du lịch, cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch; chất lượng NNL; công tác xúc tiến, quảng bá du lịch ở địa phương; 3) Biện pháp kiểm soát và những khó khăn đối với quản lý KDLQG của địa phương; 4) Những giải pháp theo quan điểm cá nhân để hoàn thiện quản lý nhà nước đối với du lịch tại địa phương trong giai đoạn tới.
Cách thức thực hiện: Phỏng vấn được tiến hành thông qua các cuộc hẹn gặp trực tiếp hoặc phỏng vấn qua điện thoại Nội dung các buổi phỏng vấn được NCS ghi âm (có xin phép) và ghi lại trên sổ để tập hợp nghiên cứu (kịch bản cho buổi phỏng vấn được NCS chuẩn bị sẵn để đảm bảo chu tất cho buổi phỏng vấn và được thể hiện trong phần phụ lục).
2) Điều tra xã hội học: Phương pháp điều tra xã hội học được tiến hành thông qua phiếu khảo sát dành cho Ban quản lý các KDLQG và các doanh nghiệp tại các KDLQG vùng du lịch TD&MNPB.
Thời gian thực hiện từ tháng 8/2019 đến 12/2019.
Thiết kế khảo sát căn cứ nội dung nghiên cứu của đề tài Luận án sử dụng thang đo Likert 5 mức độ.
Phiếu khảo sát được thiết kế làm 2 phần: phần 1 là thông tin chung, phần 2 tập trung vào các yếu tố có tác động đến quản lý nhà nước đối với các khu du lịch quốc gia vùng du lịch TD&MNPB, với nội dung khảo sát tập trung vào các vấn đề như: 1) Quản lý công tác quy hoạch và đầu tư phát triển; 2) Quản lý hoạt động kinh doanh du lịch hoạt động của hướng dẫn viên; 3) Quản lý hoạt động đầu tư khai thác và bảo vệ tài nguyên; 4) Quản lý hoạt động đảm bảo an toàn cho khách du lịch, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, bảo vệ môi trường trong khu du lịch; 5) Quản lý xây dựng hệ thống biển bảo, biển chỉ dẫn cung cấp thông tin cho du khách; 6) Quản lý xây dựng thương hiệu và hình ảnh của khu du lịch; 7) Quản lý truyền thông marketing du lịch;
8) Các yếu tố ảnh hưởng tới quản lý khu du lịch quốc gia (Phụ lục 3 và Phụ lục 4).Phương pháp chọn mẫu nghiên cứu: Do NCS không có điều kiện thu thập được danh sách và địa chỉ liên lạc của tất cả các đối tượng trong tổng thể và cũng không đủ điều kiện khảo sát tất cả, cho nên mẫu nghiên cứu của đề tài này được chọn theo phương pháp lấy mẫu xác xuất thuận tiện, tức là chọn mẫu dựa trên khả năng có thể tiếp cận được tới các đối tượng nghiên cứu một cách thuận tiện nhất (Nguyễn VănThắng, 2015).
Trong luận án, NCS xác định kích thước của mẫu dựa theo yêu cầu của phân tích nhân tố khám phá EFA (Exploratory Factor Analysis) Cụ thể, theo Hair và các tác giả (2006), kích thước mẫu tối thiểu để sử dụng EFA là 50, tốt hơn là 100 và tỷ lệ số quan sát/biến đo lường là 5:1, nghĩa là 1 biến đo lường cần tối thiểu 5 quan sát.
Số quan sát hiểu một cách đơn giản là số phiếu khảo sát đủ điểu kiện cần thiết; biến đo lường đơn giản là một câu hỏi đo lường trong bảng khảo sát Công thức chọn mẫu là: n = 5 x m.
Trên cơ sở đó, với 52 biến trong phiếu khảo sát (Phụ lục 03) đối với các KDLQG thuộc vùng du lịch TD&MNPB, số lượng phiếu tối thiểu cần điều tra là: n = 5 x 52 260 Kích thước mẫu này lớn hơn kích thước tối thiếu (50 hoặc 100), vì vậy cỡ mẫu này đã đảm bao yêu cầu nghiên cứu.
Bảng 1.1 Số lượng phiếu khảo sát tại các KDLQG vùng du lịch TD&MNPB
TT Khu du lịch Tỉnh
Số lượng phiếu khảo sát phát ra
Số lượng phiếu khảo sát thu về đủ điều kiện
1 Khu du lịch Cao nguyên đá Đồng Văn Hà Giang 30 19
2 Khu du lịch thác Bản Giốc Cao Bằng 30 20
3 Khu du lịch Mẫu Sơn Lạng Sơn 30 22
4 Khu du lịch Hồ Ba Bể Bắc Kạn 30 21
5 Khu du lịch Tân Trào Tuyên
6 Khu du lịch Hồ Núi Cốc Thái
7 Khu du lịch Sa Pa Lào Cai 75 67
8 Khu du lịch Hồ Thác Bà Yên Bái 30 22
9 Khu du lịch Đền Hùng Phú Thọ 75 57
10 Khu du lịch Mộc Châu Sơn La 30 26
11 Khu du lịch Điện Biên Phủ
12 Khu du lịch Hồ Hòa Bình Hòa Bình 30 24
(Nguồn: Kết quả tổng hợp của NCS)
NCS đã tiến hành phát ra 450 phiếu bằng phương pháp ngẫu nhiên để có thể thu thập và có thêm thông tin đối với các KDLQG vùng TD&MNPB Trong 12 khu du lịch và quy hoạch KDLQG thuộc vùng TD&MNPB thì có 2 khu đã được công nhận là khu du lịch quốc gia là KDLQG Sa Pa và KDLQG Đền Hùng thì NCS tiến hành gửi mỗi khu 75 phiếu khảo sát; còn lại các khu du lịch quốc gia khác NCS gửi mỗi khu 30 phiếu Sau khi sàng lọc các phiếu trả lời, NCS đã loại bỏ 98 phiếu không đủ điều kiện phân tích (do điền thiếu thông tin) còn lại 352 phiếu đủ điều kiện phân tích được sử dụng để nhập làm căn cứ xử lý dữ liệu với cơ cấu khá đồng nhất với quy mô tổng thể do đó có tính đại diện.
Kết quả thu được 352 phiếu, số phiếu này đáp ứng được yêu cầu tối thiểu là 50 quan sát theo Hair & ctg (2009) Hơn nữa, số mẫu 352 cũng thỏa mãn tiêu chí mà Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008) đưa ra (ta có 52 biến quan sát trong mô hình, 52 * 5 = 260 quan sát < 352 quan sát).
1.2.2 Phương pháp xử lý và phân tích dữ liệu
1) Phương pháp phân tích dữ liệu thứ cấp
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ KHU DU LỊCH QUỐC GIA
Khái luận về khu du lịch quốc gia và quản lý khu du lịch quốc gia
2.1.1 Khu du lịch và khu du lịch quốc gia
2.1.1.1 Khu du lịch a Khái niệm khu du lịch: Khu du lịch là một trong những sáng tạo văn hóa có giá trị nhất của xã hội Nguồn gốc loại hình tương tự như một khu du lịch đã được phát triển từ khoảng 4000 năm trước (Jones và Wills, 2005) Các khu vực này chỉ dành cho các nhà lãnh đạo, các nhà chính trị, quý tộc; đến nay, các khu vực này vẫn tồn tại sau hàng thiên niên kỷ Trong thời đại công nghiệp phát triển, các khu du lịch cũng được phát triển nhằm cung cấp cho dân cư đô thị địa điểm nghỉ ngơi và tái tạo sức lao động (Sheail, 2010).
Khi mức sống của người dân ngày càng được cải thiện, nhu cầu du lịch, nghỉ dưỡng của người dân ngày càng nâng cao, kéo theo đó là nhu cầu về cơ sở hạ tầng dần tăng theo Người dân không chỉ đơn thuần du lịch nghỉ dưỡng trong thời gian ngắn mà còn kéo dài nhiều ngày, chính vì vậy nhu cầu về chỗ ở, đường xá, sân bay, trung tâm khách truy cập và thông tin cũng gia tăng Với sự gia tăng đó, các điều kiện cần thiết như bãi đậu xe, xử lý nước thải, quản lý chất thải rắn, khu cắm trại, khu dã ngoại, biển báo, nhà ở của nhân viên và các cơ sở bảo dưỡng được xây dựng (Trzyna,
2014) Từ đó tạo thành các khu vực chứa nhiều dịch vụ, đảm bảo đáp ứng mọi nhu cầu của người dân.
Theo Ryan (2003), khu du lịch là sản phẩm của khách du lịch tiêu dùng, bao gồm các thành phần chính của ngành du lịch và được liên kết thành một khu vực cụ thể tạo thành một hệ thống du lịch.
Theo Anuar và cộng sự (2015), khu du lịch bao gồm ba yếu tố liên kết với nhau là: hoạt động, không gian và sản phẩm du lịch Khu du lịch nên có ba yếu tố trên để đủ điều kiện phát triển một khu vực tập trung có thể cung cấp nhiều lựa chọn sản phẩm du lịch Ba yếu tố này có mối liên hệ với nhau để tạo ra một trải nghiệm mới và sự hài lòng cho khách du lịch Khu du lịch là mô hình tổ chức hoạt động du lịch, mà tại đó, hầu hết các hoạt động du lịch diễn ra.
Buhalis và Amaranggana (2014) đưa ra khái niệm khu du lịch là một khu vực địa lý xác định, nằm trong một tổ hợp nhất định, có sự liên kết giữa các sản phẩm.
Tại Việt Nam, khái niệm khu du lịch đã được quy định trong Luật Du lịch 2017:
“Khu du lịch là khu vực có ưu thế về tài nguyên du lịch, được quy hoạch, đầu tư phát triển nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách du lịch Khu du lịch bao gồm khu du lịch cấp tỉnh và khu du lịch quốc gia” (Khoản 6, Điều 3, Luật Du lịch 2017). b Các quan điểm lý thuyết tiếp cận:
- Theo quan điểm quyền lực và bảo tồn (Power and conservation), hoạt động bảo tồn tập trung phụ thuộc vào quyền thay đổi và quản lý môi trường thiên nhiên và các tác nhân khác liên quan đến khu vực bảo tồn Theo quan điểm này, vấn đề cốt lõi khi thực hiện các hoạt động bảo tồn là sử dụng quyền lực như chính trị, pháp luật, quyền sở hữu để đảm bảo sự phát triển thiên nhiên và duy trì cảnh quan hiện có (Robbins, 2012) Theo Hazen và Harris (2007), môi trường tự nhiên có ý nghĩa và giá trị cao, hoạt động bảo tổn cho phép con người bảo vệ những giá trị này Một khu vực được bảo vệ sẽ có điều kiện sinh thái tốt hơn những khu vực còn lại.
- Theo quan điểm ranh giới (Boundaries), khi khu du lịch được thiết lập, một phần của cảnh quan được tách ra và được xác định bằng các ranh giới nhất định Quá trình phân chia không gian này có thể dựa trên các nhu cầu về sinh học, xã hội hoặc cả hai nhu cầu trên Xây dựng các khu du lịch cho phép nhà quản lí dễ dàng hơn trong việc sử dụng, quản lí và phát triển các loại tài nguyên phù hợp với nhu cầu và điều kiện cụ thể (Wyman và các cộng sự, 2011) Theo Hazen và Harris (2002), xây dựng khu du lịch có thể làm ảnh hưởng tới môi trường tự nhiên và xã hội Ví dụ, hệ thống sản xuất, canh tác cần sự thay đổi và phát triển không gian, tuy nhiên việc xác lập các khu du lịch có thể ảnh hưởng tới quỹ không gian cần thiết để phát triển các hoạt động nông nghiệp Việc xác lập các khu du lịch khiến người dân không thể khai thác cũng như phát triển các tài nguyên trong khu du lịch Hơn nữa, các ranh giới khu du lịch do con người tạo ra có thể kém phù hợp với thế giới tự nhiên, điển hình như dòng chảy của nước có thể thay đổi hoặc càn trở hoạt động khả năng di cư theo mùa của động vật Nhìn chung, giới hạn của một không gian bảo tồn có thể dẫn đến những hệ lụy tiêu cực tới hệ sinh thái tự nhiên.
- Theo quan điểm Công bằng xã hội (Social equity) Suy thoái môi trường ảnh hưởng tiêu cực tới một nhóm người dân cụ thể, chẳng hạn như các cộng đồng nông thôn nghèo, hay người nông dân (Robbins 2012) Chính vì vậy, xây dựng khu du lịch là một trong những hoạt động bảo tồn nhằm ngăn chặn suy thoái môi trường và, theo đó, góp phần giảm bớt sự chênh lệch giàu nghèo và gia tăng công bằng xã hội Tuy nhiên, trên thực tế, chính sự hoạt động xây dựng khu du lịch lại dẫn đến những kết quả bất bình đẳng giữa các nhóm xã hội khác nhau và do đó, gây ra sự thiệt thòi giữa các tầng lớp trong xã hội Quan điểm này nhấn mạnh sự cần thiết phải xem xét xây dựng khu du lịch từ quan điểm của vốn chủ sở hữu xã hội Vốn chủ sở hữu xã hội của đề cập đến các vấn đề như sự thiệt thòi của một nhóm người bị ảnh hưởng tới thu nhập do sự phát triển của khu du lịch Ví dụ như người nông dân, người làm dịch vụ, người làm công,
- Theo quan điểm sinh kế bền vững (Sustainable livelihoods): Để hiểu được tác động của khu du lịch đối với người dân, nhà nghiên cứu cần phải tập trung vào khái niệm sinh kế (Sustainable Livelihoods) và khung sinh kế bền vững (Sustainable Livelihood Framework- SLF) Khái niệm về khả năng đề cập đến khả năng của một người để thực hiện một số chức năng cơ bản nhất định Quan điểm sinh kế bền vững đề cập đến khả năng duy trì và cải thiện sinh kế mà không ảnh hưởng tiêu cực tới môi trường xung quanh Thực tế, sinh kế nông thôn bao gồm các hoạt động khai thác tài nguyên nông thôn, sinh kế này đặc biệt quan trọng ở các vùng đô thị hóa thấp, tỷ lệ tăng dân số cao Thiết lập khu du lịch tác động tới khả năng và cơ hội phát triển sinh kế của cá nhóm người khác nhau, giúp người dân cải thiện mức sống, đặc biệt là người nông dân.
Tóm lại, theo các quan điểm trên thì KDL là một vùng lãnh thổ có ranh giới rõ ràng được tách ra dựa trên nhu cầu sinh học, xã hội hoặc cả hai nhu cầu trên Việc hình thành KDL nhằm bảo tồn tài nguyên, giữ gìn môi trường sống và môi trường văn hóa của cộng đồng dân cư khu vực đó KDL hoạt động dựa trên sự công bằng xã hội, giúp cải thiện đời sống vật chất của cư dân, nhưng quan trọng hơn cả là đảm bảo sự phát triển bền vững trong quá trình hoạt động và khai thác tài nguyên phục vụ du lịch của khu vực đó.
Như vậy có thể hiểu, Khu du lịch là nơi có tài nguyên du lịch hấp dẫn; có không gian diện tích đủ rộng, được quy hoạch, đầu tư phát triển nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng của du khách, đem lại hiệu quả về kinh tế, xã hội và môi trường. c Phân loại khu du lịch:
Strasdas (2006) phân loại khu du lịch dựa trên điều kiện thiên nhiên Tây Âu và Bắc Mỹ Tác giả chia khu du lịch thành các nhóm theo cam kết của khách du lịch đối với sinh thái dựa trên 5 yếu tố: lợi ích thu được, khả năng bảo tồn, nhu cầu về hướng dẫn, tiêu chuẩn về sự thoải mái và tiêu chuẩn về chất lượng.
Thông qua nghiên cứu thực địa định tính, Cochrane (2006) đã xây dựng một số kiểu khu du lịch điển hình dựa trên các đặc điểm nhân khẩu học, thói quen hành vi và sự lựa chọn của khách du lịch Theo tác giả, nhận thức về vai trò thiên nhiên, văn hóa và xã hội của khách du lịch quyết định quan trọng tới sự hình thành và phát triển của các loại hình khu du lịch Để làm nổi bật sự khác biệt giữa khách du lịch trong nước và quốc tế, tác giả đã phát triển một loại hình 7 thang cho loại hình quốc tế và 6 loại cho khách du lịch tự nhiên trong nước.
Arnegger và các cộng sự (2010) sử dụng ma trận hai chiều để phân loại các loại hình khu du lịch Theo đó, một chiều của ma trận phản ánh sự liên quan của thiên nhiên đối với khách du lịch Chiều còn lại thể hiện mức độ tác động của khách du lịch tới môi trường thiên nhiên Thông qua ma trận này, tác giả chỉ ra 4 loại khu du lịch: khu du lịch độc lập, khu du lịch theo bản đồ, khu du lịch tùy biến và khu du lịch chuẩn hóa hoàn toàn.
Nội dung quản lý khu du lịch quốc gia
Trong phạm vi luận án, NCS đã giới hạn nghiên cứu tập trung vào các nội dung quản lý du lịch KDLQG thuộc một vùng du lịch, dựa trên Luật Du lịch năm 2017 để làm nguồn tham khảo xây dựng khung lý thuyết Một cách khái quát, nội dung quản lý KDLQG tập trung vào hai nội dung: Một là, hoạt động quản lý của nhà nước đối với phát triển khu du lịch quốc gia về kinh tế xã hội trong đó phải kể đến như hoạt động quản lý quy hoạch và đầu tư phát triển kinh tế xã hội – môi trường của khu du lịch quốc gia; và Hai là những nội dung quản lý về vận hành kinh doanh trong khu du lịch quốc gia thường bao gồm: quản lý kinh doanh dịch vụ du lịch, quản lý hoạt động của hướng dẫn viên du lịch, quản lý khai thác tài nguyên du lịch, đảm bảo an ninh an toàn cho khách du lịch…
2.2.1 Quản lý công tác quy hoạch và đầu tư phát triển Để đảm bảo sự hoạt động và phát triển của KDLQG thì công tác quản lý về quy hoạch và đầu tư phát triển luôn là nội dung quản lý đặc biệt quan trọng được chú ý tới. Việc thực hiện tốt nội dung này sẽ đảm bảo sự phát triển về kinh tế cũng như môi trường của KDLQG.
Quản lý công tác quy hoạch và đầu tư phát triển là nội dung quan trọng hàng đầu trong quản lý KDLQG Về cơ bản, quản lý quy hoạch và đầu tư phát triển tại KDLQG hướng đến quản lý hoạt động du lịch, bảo vệ tài nguyên du lịch, quản lý kinh doanh dịch vụ du lịch đáp ứng yêu cầu quản lý hoạt động của khu du lịch nhằm khai thác kinh doanh du lịch theo tiêu chuẩn cao nhất và đáp ứng nhu cầu giải trí về tinh thần và thể chất cho khách du lịch (Lê Trọng Bình, 2006). Quản lý công tác quy hoạch và đầu tư phát triển KDLQG cần thực hiện cả ở mặt tổng thể và chi tiết cho phù hợp với quy hoạch của đất nước, của vùng và từng địa phương Do mỗi KDLQG có thế mạnh và các sản phẩm du lịch không giống nhau; vì vậy, hoạt động quản lý KDLQG cần nắm bắt điều đó để tiến hành quy hoạch phát triển cho phù hợp Cơ quan quản lý du lịch cần nghiên cứu, lên kế hoạch chi tiết và phối hợp chặt chẽ với cơ quan quản lý cấp cao hơn để thực hiện quy hoạch hợp lý, có hiệu quả và tránh lãng phí.
Bên cạnh đó, các cơ quan quản lý cần có chính sách ưu tiên đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng; chính sách khuyến khích đầu tư vào phát triển các khu vui chơi giải trí hiện đại; thực hiện chính sách xã hội hóa đầu tư phát triển du lịch để nâng cao hiệu quả của các KDLQG Ngoài ra, quản lý công tác quy hoạch và đầu tư phát triển chú trọng khuyến khích liên kết trong vùng, liên vùng trong thực hiện quy hoạch, phát triển sản phẩm, xúc tiến quảng bá, xúc tiến đầu tư, xây dựng thương hiệu du lịch;đẩy mạnh các tổ chức phát triển du lịch vùng; xây dựng và phát huy các cơ chế phối hợp liên ngành, liên vùng, các cơ chế về hỗ trợ giá giữa các ngành liên quan(Graham, Amos và Plumptre, 2003).
Quản lý công tác quy hoạch và đầu tư phát triển KDLQG bao gồm một số nội dung chính: 1) Xác định vị trí, vai trò và lợi thế của KDLQG trong phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia, vùng và địa phương; 2) Phân tích, đánh giá tiềm năng, hiện trạng tài nguyên, khả năng thu hút đầu tư, và nguồn lực phát triển du lịch của KDLQG; 3) Định hướng tổ chức không gian du lịch, hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch cho KDLQG; 4) Định hướng phát triển các sản phẩm du lịch và các sản phẩm bổ trợ của khu du lịch quốc gia; 5) Định hướng đầu tư phát triển KDLQG, xác định danh mục các dự án ưu tiên đầu tư và vốn đầu tư; 6) Định hướng bảo vệ tài nguyên du lịch và môi trường của KDLQG; 7) Quản lý và giám sát việc thực hiên kế hoạch quy hoạch và đầu tư phát triển KDLQG.
Như vậy, quản lý công tác quy hoạch và đầu tư phát triển KDLQG đòi hỏi sự lồng ghép phối hợp đa ngành, chú trọng vào quản lý quy hoạch xây dựng, quy hoạch phát triển du lịch, đất đai, xây dựng, kiến trúc, bảo vệ tài nguyên môi trường, Hoạt động này nhằm cung ứng dịch vụ du lịch và các dịch vụ bổ trợ ở chất lượng cao, tương xứng với tiềm năng du lịch mà KDLQG được xây dựng và phát triển.
2.2.2 Quản lý hoạt động kinh doanh dịch vụ du lịch và hoạt động của hướng dẫn viên du lịch a Quản lý hoạt động kinh doanh dịch vụ du lịch: Theo Nguyễn Văn Đính và Trần Thị Minh Hoà (2009), hoạt động kinh doanh dịch vụ du lịch được định hình bởi sự hợp tác giữa các doanh nghiệp du lịch và sự phối hợp với các nhà cung ứng Trong quản lý hoạt động kinh doanh dịch vụ du lịch của các KDLQG, hai nhóm mối quan hệ này được các nhà quản lý chú trọng nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của khu du lịch và hướng đến sự phát triển bền vững.
Các doanh nghiệp du lịch tại KDLQG có vai trò cung cấp các sản phẩm, dịch vụ thỏa mãn tối đa nhu cầu của du khách Bên cạnh đó, các doanh nghiệp tạo công ăn việc làm, hỗ trợ nền kinh tế địa phương Vì vậy, cần có một sự phối hợp thống nhất giữa các doanh nghiệp du lịch trong KDLQG nhằm cân bằng lợi ích riêng và lợi ích chung, trong đó có việc tạo dựng và quảng bá hình ảnh và thương hiệu của KDLQG. Sản phẩm và dịch vụ du lịch mang tính tổng hợp cao, bao gồm các dịch vụ lữ hành, lưu trú, ăn uống, vui chơi giải trí, thông tin, ngân hàng, sức khỏe, mua sắm, … Mỗi doanh nghiệp du lịch có thể kinh doanh tổng hợp hoặc đơn lẻ các dịch vụ tùy theo khả năng của mình Mặc dù vậy, trong quá trình hoạt động, doanh nghiệp du lịch khó có thể không hợp tác và liên kết với các doanh nghiệp khác Vì vậy, hoạt động quản lýKDLQG tập trung khuyến khích sự hợp tác giữa các doanh nghiệp du lịch trong việc đáp ứng nhu cầu của du khách, đồng thời tạo sự thống nhất trong việc thực hiện các mục tiêu, chiến lược của khu du lịch Sự phối hợp này có thể dễ dàng xây dựng và thực hiện các sản phẩm du lịch đặc thù của các KDLQG (Kozak và Baloglu, 2011).
Các doanh nghiệp du lịch ngoài mục tiêu lợi nhuận, họ còn nỗ lực trong việc xây dựng và quảng bá hình ảnh của KDLQG Mục tiêu này sẽ đạt hiệu quả cao hơn nếu có sự hợp tác giữa các doanh nghiệp trong việc xây dựng, quảng bá và cung cấp các SPDL Bên cạnh đó, các hiệp hội du lịch cũng có vai trò quan trọng, tạo ra sự phát triển ổn định cho các KDLQG.
Thêm nữa, cần thường xuyên tiến hành thanh tra, kiểm tra, kiểm soát hoạt động kinh doanh dịch vụ du lịch tại các KDLQG, cần xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm để nâng cao ý thức chấp hành pháp luật trong lĩnh vực du lịch của các tổ chức và cá nhân đang hoạt động tại tại các KDLQG.
Nội dung quản lý hoạt động kinh doanh dịch vụ du lịch bao gồm: 1) Quản lý hoạt động kinh doanh dịch vụ du lịch theo đúng chức năng, lĩnh vực, ngành nghề và khu vực đăng ký và cho phép; 2) Triển khai ứng dụng và quản lý thương mại điện tử trong du lịch; 3) Quản lý quan hệ hợp tác giữa các doanh nghiệp du lịch trong cung ứng sản phẩm du lịch trọn gói; 4) Quản lý quan hệ hợp tác giữa các doanh nghiệp du lịch trong xây dựng và quảng bá hình ảnh của KDLQG. b Quản lý hoạt động của hướng dẫn viên du lịch: Bên cạnh quản lý hoạt động kinh doanh dịch vụ du lịch, quản lý nguồn nhân lực của các KDLQG có ý nghĩa quan trọng Đặc biệt, quản lý hoạt động của hướng dẫn viên du lịch được coi là yếu tố nòng cốt trong kinh doanh dịch vụ du lịch tại các KDLQG.
Theo Kozak và Baloglu (2011), quản lý hoạt động của hướng dẫn viên du lịch tại các KDLQG thể hiện ở nhiều khía cạnh khác nhau, gồm cả về số lượng và chất lượng, cơ cấu và hiệu quả trong hoạt động của hướng dẫn viên du lịch Quản lý hoạt động của hướng dẫn viên du lịch tại KDLQG phải được thực hiện theo một hệ thống chặt chẽ, khoa học Hệ thống quản lý đó bao gồm các chính sách, chế tài, hướng dẫn thực hiện và việc kiểm tra, giám sát thường xuyên.
Về quản lý số lượng, chất lượng và cơ cấu hướng dẫn viên Ban Quản lý KDLQG đưa ra những mục tiêu nhất định cho đội ngũ hướng dẫn viên du lịch, từ đó có các kế hoạch đào tạo và bồi dưỡng kiến thức về văn hóa cộng đồng địa phương,nghiệp vụ du lịch, bảo vệ môi trường Số lượng hướng dẫn viên phải đảm bảo tương ứng với mục tiêu cụ thể trong chiến lược phát triển của KDLQG; phụ thuộc vào việc hoạch định, tuyển chọn, thu hút lao động Chất lượng hướng dẫn viên du lịch được đánh giá dựa trên sự trang bị đúng và đủ kiến thức, quy trình kỹ thuật nghiệp vụ, kỹ năng chuyên môn, kỹ năng giao tiếp; có sức khỏe; có tinh thần thái độ phục vụ chu đáo, tận tụy; đáp ứng yêu cầu về ngoại ngữ Về cơ cấu phải đảm bảo sự hợp lý về trình độ đào tạo, về vị trí công tác, giữa độ tuổi, giới tính.
Nội dung quản lý hoạt động của hướng dẫn viên du lịch bao gồm: 1) Quản lý số lượng hướng dẫn viên; 2) Quản lý chất lượng hướng dẫn viên; 3) Quản lý thông tin mà hướng dẫn viên cung cấp; 4) Quản lý hồ sơ giấy phép hoạt động của hướng dẫn viên.
2.2.3 Quản lý đầu tư, khai thác và bảo vệ tài nguyên du lịch
TNDL được coi là một phân hệ du lịch quan trọng, mang tính quyết định của hệ thống lãnh thổ du lịch, là mục đích khám phá của du khách, là cơ sở quan trọng để hình thành, phát triển du lịch ở một KDLQG Theo Hiệp hội Lữ hành Việt Nam, TNDL của các KDLQG gồm TNDL tự nhiên và TNDL văn hóa đang được khai thác và chưa được khai thác TNDL tự nhiên gồm các yếu tố cảnh quan, địa chất, địa hình, địa mạo, khí hậu, thuỷ văn, hệ sinh thái, cảnh quan thiên nhiên có thể được sử dụng phục vụ mục đích du lịch TNDL văn hóa gồm truyền thống văn hóa, các yếu tố văn hoá, văn nghệ dân gian, di tích lịch sử, cách mạng, khảo cổ, kiến trúc, các công trình lao động sáng tạo của con người và các di sản văn hoá vật thể, phi vật thể khác có thể được sử dụng phục vụ mục đích du lịch.
Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý khu du lịch quốc gia
2.3.1 Các yếu tố môi trường thể chế - chính sách vĩ mô
Quản lý KDLQG chịu tác động của các yếu tố thuộc môi trường quốc gia và quốc tế, môi trường vĩ mô địa phương có KDLQG.
2.3.1.1 Xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế
Các xu hướng về hội nhập kinh tế quốc tế, toàn cầu hóa nền kinh tế thế giới đang ngày càng trở nên phức tạp Nhiều hiệp định thương mại tự do song phương và đa phương được ký kết dẫn đến sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các quốc gia Các vấn đề về dịch vụ, trong đó bao gồm vấn đề về mở cửa và tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển du lịch giữa các quốc gia như miễn thị thực, đảm bảo các thủ tục hành chính hoặc các điều kiện về an ninh, về cơ sở vật chất, phương thức vận tải (mở đường bay thẳng, tuyến đường biển, đường bộ,…) để phục vụ du khách quốc tế Trong phát triển du lịch, các tập đoàn kinh doanh lớn trong lĩnh vực du lịch như lưu trú, vận tải,… đã có mạng lưới khách sạn và hệ thống đặt buồng ở hầu hết các KDL lớn trên thế giới và Việt Nam Yếu tố này tác động không nhỏ đến hoạt động du lịch tại các KDLQG Một số mô hình phát triển du lịch ở một số nước trên thế giới đã cho kinh nghiệm quý báu, muốn hạn chế sự ảnh hưởng của toàn cầu hóa trong du lịch thì phải tăng tính địa phương hóa, có nghĩa là việc phát triển du lịch cần phải dựa vào việc sử dụng các yếu tố tại chỗ nhưng sản phẩm và dịch vụ du lịch phải đảm bảo chất lượng mang tính toàn cầu. Một quốc gia càng tham gia sâu rộng vào hội nhập kinh tế quốc tế sẽ càng tạo điều kiện phát triển du lịch nói chung và phát triển KDLQG nói riêng.
2.3.1.2 Xu hướng phát triển khoa học công nghệ
Xu hướng phát triển khoa học công nghệ có thể ảnh hưởng đến công tác quản lý KDLQG Với sự phát triển internet, của các công nghệ thế hệ 4.0 sẽ làm thay đổi cách thức du lịch cũng như quảng bá hình ảnh KDLQG đến bạn bè thế giới Nắm bắt được xu thế này sẽ giúp cho công tác quản lý KDLQG có nhiều thuận lợi hơn đặc biệt trong bối cảnh thích ứng mới.
Công tác quản lý KDLQG trên nền tảng công nghệ 4.0 như số hóa toàn bộ dữ liệu về các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ du lịch, các hướng dẫn viên du lịch; đồng bộ hệ thống thông tin về các điểm du lịch, KDL, KDLQG, các SPDL, các doanh nghiệp lữ hành, các cơ sở lưu trú, cơ sở ăn uống,…; phát triển các ứng dụng trên thiết bị di động để cung cấp thông tin cho KDL thuận lợi nhất.
2.3.1.3 Tình hình an ninh chính trị và nền văn hoá quốc gia
Chính trị là yếu tố đầu tiên tác động tới phương pháp, cách thức, mục tiêu quản lý KDLQG Các yếu tố như sự ổn định hay biến động về chính trị tại quốc gia hay một khu vực là những tín hiệu ban đầu giúp các nhà quản trị nhận diện mục tiêu, cơ hội, nguy cơ để đề ra các quyết định đầu tư, phát triển KDLQG.
Bên cạnh chính trị, văn hóa quốc gia cũng tác động mạnh mẽ tới hoạt động quản lý KDLQG Sự thay đổi của các yếu tố văn hoá xã hội một phần là hệ quả của sự tác động lâu dài của các yếu tố vĩ mô khác Một số những đặc điểm mà các nhà quản trị cần chú ý là sự tác động của các yếu tố văn hoá xã hội thường có tính dài hạn và khó nhận biết được hơn so với các yếu tố khác Những hiểu biết về mặt văn hoá - xã hội là cơ sở rất quan trọng cho các nhà lý KDLQG Một số khía cạnh hình thành môi trường quốc gia tác động đến hoạt động quản lý
KDLQG như: những quan niệm về đạo đức, thẩm mỹ, về lối sống, về nghề nghiệp; phong tục, tập quán, truyền thống; quan tâm và ưu tiên của xã hội; trình độ nhận thức, học vấn chung của xã hội Tận dụng những thế mạnh về chính trị và phát huy những nét đặc sức trong văn hóa sẽ giúp chúng ta không những quản lý tốt mà còn giúp đẩy mạnh phát triển du lịch tại các KDQLG.
2.3.1.4 Chính sách phát triển kinh tế - xã hội của Nhà nước và định hướng phát triển du lịch của địa phương
Xây dựng và ban hành những chính sách của Nhà nước như Chính sách phát triển kinh tế - xã hội, chính sách du lịch, chính sách về công tác quản lý nói chung và quản lý KDLQG nói riêng là nhiệm vụ quan trọng ở cấp quốc gia, ảnh hưởng quyết định đến QLNN về KDLQG ở địa phương Hệ thống luật pháp, chính sách tại địa phương có chất lượng, phù hợp điều kiện cụ thể của KDLQG, đảm bảo tính đồng bộ, nhất quán là điều kiện đầu tiên để các hoạt động quản lý KDLQG có hiệu quả Chính sách kinh tế - xã hội của địa phương sẽ làm khuôn khổ và cơ sở để xây dựng các chính sách phát triển du lịch, từ đó đề ra chủ trương, đường lối, cách thức thực hiện để quản lý hiệu quả hoạt động du lịch tại các KDLQG Hệ thống pháp luật, chính sách Nhà nước không hoàn thiện ảnh hưởng trực tiếp không chỉ tới hoạt động quản lý KDLQG mà cả hiệu quả phát triển du lịch toàn vùng Mỗi địa phương phải xây dựng chủ trương, định hướng phát triển du lịch đặc thù của riêng địa phương đó, để vừa giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa riêng, vừa đem lại các lợi ích kinh tế - văn hóa - xã hội cho các đối tượng có liên quan Các định hướng phát triển KDLQG tại địa phương cần đảm bảo sự thống nhất với quan điểm phát triển du lịch của địa phương đó và của vùng du lịch, qua đó khai thác hiệu quả TNDL và đảm bảo phát triển du lịch bền vững tại KDLQG và tại địa phương.
2.3.2 Các yếu tố môi trường tự nhiên, kinh tế - xã hội, văn hóa - lịch sử địa phương
Các yếu tố môi trường tự nhiên, kinh tế - xã hội, văn hóa lịch sử địa phương có vai trò hết sức quan trọng đối với việc phát triển du lịch nói chung và đối với quản lý KDLQG nói riêng Đây là điều kiện cơ bản đầu tiên cần có để có thể thực hiện hoạt động quản lý tại KDLQG Bên cạnh đó, các công trình giao thông, hệ thống lưu trú, nhà hàng, hạ tầng viễn thông, điện nước, cơ sở vật chất – dịch vụ, các yếu tố văn hóa, lịch sử tại các KDLQG có tác động mạnh mẽ đến việc thúc đẩy phát triển, làm thỏa mãn hay không thỏa mãn nhu cầu của du khách (Power, 2002)
2.3.2.1 Tài nguyên du lịch tại địa phương
Tài nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên du lịch văn hóa đa dạng, phong phú của địa phương chính là nhân tố tích cực ảnh hưởng đến sự phát triển kinh doanh du lịch ở địa phương có KDLQG, góp phần thu hút đầu tư vào các dịch vụ du lịch nơi đây Tài nguyên du lịch tác động lớn đến việc xác định định hướng, mục tiêu phát triển, lựa chọn SPDL đặc trưng là điểm nhấn cho KDLQG đó.
2.3.2.2 Điều kiện kinh tế - xã hội ở địa phương Điều kiện KT-XH là nhân tố được nhiều nghiên cứu về QLNN phân tích bởi bất cứ hoạt động QLNN nào đều chịu sự tác động của bối cảnh kinh tế, xã hội Theo đó, trong bối cảnh QLNN về một lĩnh vực ở một địa phương, khi xem xét tác động điều kiện kinh tế cần phân tích: 1) Tình hình tăng trưởng kinh tế ở địa phương; 2) Nguồn lực tài chính được xác định dành cho du lịch ở địa phương; 3) Tỉ trọng ngành dịch vụ ở địa phương tạo thuận lợi cho phát triển du lịch Hiệu quả phát triển KT-XH tạo nền tảng cho công tác quản lý du lịch nói chung và quản lý KDLQG nói riêng. Điều kiện KT-XH sẽ tạo ra những thuận lợi khi các chỉ số tăng trưởng có xu hướng gia tăng, cơ cấu kinh tế ngành dịch vụ (trong đó có du lịch) chuyển dịch tốt, các tỷ lệ lạm phát, tỷ lệ thất nghiệp, chỉ số giá tiêu dùng CPI… nằm trong giới hạn cho phép, các chính sách kinh tế vĩ mô phù hợp những tác động này là tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động QLNN về du lịch của địa phương nói chung và quản lý KDLQG nói riêng Ngược lại, khi nền KT-XH không ổn định, tỷ lệ lạm phát cao và tiếp tục có xu hướng tăng, chỉ số giá tiêu dùng tăng nhanh, các vấn đề và tệ nạn xã hội bùng phát sẽ gây khó khăn cho công tác quản lý KDLQG tại địa phương.
2.3.2.3 Đặc điểm văn hóa, lịch sử ở địa phương Điều kiện xã hội địa phương với những biểu hiện cơ bản của quy mô, chất lượng dân số; trình độ dân số đến tuổi lao động ảnh hưởng đến quản lý các KDLQG tại địa phương đó Đặc biệt với những địa phương có điều kiện khó khăn, sẽ là không đơn giản khi thực hiện thu hút nguồn nhân lực ở nơi khác đến Đặc điểm văn hóa, lịch sử địa phương tác động đến nhận thức của cộng đồng dân cư, khi chất lượng dân số tốt, trình độ lao động địa phương cao thì thuận lợi lớn cho việc tìm kiếm, lựa chọn, thu hút nguồn nhân lực du lịch, tạo điều kiện thuận lợi cho quản lý KDLQG.
2.3.3 Các yếu tố chuỗi cung ứng dịch vụ du lịch của khu du lịch địa phương 2.3.3.1 Hệ thống cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch tại địa phương có khu du lịch quốc gia Đối với lĩnh vực du lịch, điều kiện CSHT và CSVCKT có ảnh hưởng lớn đến công tác QLNN Muốn phát triển du lịch tại các KDLQG của vùng du lịch đòi hỏi phải có sự phát triển đồng bộ các hạng mục CSHT và CSVCKT du lịch QLNN vềCSHT du lịch tác động đến việc đầu tư vào vùng du lịch bởi điểm đến du lịch có khả năng tiếp cận tốt thì mới đảm bảo khả năng thu hút khách và phát triển lâu dài, bền vững Hệ thống CSHT tốt sẽ ảnh hưởng tích cực đến việc thực hiện các chiến lược, kế hoạch, chương trình phát triển du lịch tại địa phương Du khách sẽ sẵn sàng chi trả nhiều hơn để có thể được phục vụ tốt hơn Hệ thống CSHT giao thông, thông tin liên lạc tại các KDLQG cần phải được đầu tư để đảm bảo có thể đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng Hệ thống nhà hàng, khách sạn cũng như các điểm cung cấp dịch vụ công cộng, các điểm vui chơi giải trí cần được bố trí một cách khoa học, để có thể giữ khách du lịch ở lại lâu hơn với các KDL Bên cạnh đó, việc phát triển hệ thống CSHT thông tin liên lạc giữa các KDLQG trong vùng du lịch cũng sẽ tạo điều kiện để ứng dụng các công cụ xúc tiến hiện đại như mạng xã hội, internet và các nền tảng kỹ thuật số khác.
CSVCKT tại các KDLQG để phục vụ, đáp ứng cho các nhu cầu của khách du lịch, được thể hiện qua các tiêu chí như: 1) CSVCKT tại địa phương có KDLQG đáp ứng nhu cầu thiết yếu của du khách; 2) CSVCKT tại địa phương có KDLQG đạt tiêu chuẩn quy định; 3) CSVCKT tại địa phương có KDLQG được kiểm tra chất lượng định kỳ Chất lượng của CSVCKT du lịch có ảnh hưởng rất quan trọng đến chất lượng SPDL địa phương, ảnh hưởng đến nhu cầu tiêu dùng các SPDL ở vùng du lịch và có tác động lớn đến thu nhập từ du lịch của vùng du lịch Khi các tiêu chí này được đảm bảo sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho quản lý KDLQG về công tác quy hoạch, đầu tư phát triển CSHT và CSVCKT du lịch tại địa phương.
2.3.3.2 Doanh nghiệp cung ứng dịch vụ tại khu du lịch quốc gia
Các doanh nghiệp kinh doanh du lịch bao gồm: Doanh nghiệp kinh doanh lữ hành, doanh nghiệp kinh doanh lưu trú du lịch, doanh nghiệp kinh doanh vận chuyển khách du lịch, doanh nghiệp kinh doanh phát triển khu du lịch, điểm du lịch, doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ du lịch khác (Điều 30, 45, 48, 54, Luật Du lịch Việt Nam 2017); các hãng vận chuyển hàng không, các công ty vận chuyển đường sắt, các công ty vận chuyển đường bộ; các doanh nghiệp thương mại; các ngân hàng; công ty bưu chính - viễn thông;… Bên cạnh đó còn có các cơ quan ngoại giao, hải quan, công an,
Các doanh nghiệp này có mối quan hệ mật thiết với các cơ quan quản lý; đồng thời tác động tới các chính sách, chiến lược quản lý KDLQG Điều này được giải thích bởi, doanh nghiệp cung ứng dịch vụ tại KDLQG vừa là đối tượng, vừa là mục tiêu hướng đến của hoạt động quản lý, chính vì vậy, các chính sách, quy định sẽ được xây dựng nhằm quản lý, tạo điều kiện tốt nhất đối với các nhóm doanh nghiệp này Mối quan hệ giữa nhà cung ứng sản phẩm du lịch với các cơ quan QLNN về du lịch là mối quan hệ giữa cơ quan quản lý kinh tế vĩ mô với các doanh nghiệp Các cơ quan QLNN cần tạo môi trường kinh doanh thuận lợi, cạnh tranh lành mạnh cho doanh nghiệp Ngược lại, các doanh nghiệp cần đảm bảo tuân thủ pháp luật và đạo đức kinh doanh (Wilkinson, 2003).
Kinh nghiệm quản lý các khu du lịch quốc gia ở trong và ngoài nước và bài học rút ra cho vùng du lịch Trung du và Miền núi phía Bắc
2.4.1 Kinh nghiệm quản lý các khu du lịch quốc gia ở trong và ngoài nước 2.4.1.1 Kinh nghiệm quản lý Khu bảo tồn thiên nhiên quốc gia Wudalianchi thuộc tỉnh Hắc Long Giang, Trung Quốc
Trung Quốc là quốc gia có nguồn tài nguyên thiên nhiên vô cùng phong phú. Tính đến năm 2014, cả nước có 2856 khu bảo tồn được thành lập, chiếm 18% diện tích đất và nước của nước này Có thể nhận thấy các khu bảo tồn không được phân bố đều trên toàn quốc, tập trung nhiều hơn ở phía Tây Nam và bao gồm nhiều loại hình như: khu bảo tồn thiên nhiên quốc gia, công viên rừng quốc gia, khu nghỉ dưỡng quốc gia, công viên địa lý quốc gia,… do nhiều cơ quan cấp chính phủ hoặc địa phương quản lý Tuy nhiên trong những năm gần đây rất nhiều khu bảo tồn rơi vào tình trạng báo động do những tác động tiêu cực của con người đến tự nhiên, bao gồm: ô nhiễm không khí, ô nhiễm nguồn nước nghiêm trọng, mất cân bằng đa dạng sinh học, khiến chất lượng cuộc sống bị suy giảm nghiêm trọng (Murray và các cộng sự, 2014; Phillips, 2015). Đơn cử như Khu bảo tồn thiên nhiên quốc gia Wudalianchi thuộc tỉnh Hắc LongGiang phía Đông Bắc Trung Quốc, cách biên giới với nước Nga 270 km, được Chính phủ công nhận là khu bảo tồn thiên nhiên quốc gia vào năm 1980 Đến năm 2003, khu bảo tồn này được UNESCO công nhận là khu dự trữ sinh quyển và năm 2014 được bổ sung vào danh sách các khu bảo vệ của Liên minh
Quốc tế Bảo tồn Thiên nhiên và Tài nguyên thiên nhiên (IUCN) Khu bảo tồn này có tổng diện tích là 1003 km 2 với 14 miệng núi lửa (hai trong số đó vẫn còn hoạt động nhưng không phun trào) Các dòng chảy của dung nham núi lửa đã chặn đứng sông Shilong ở một số địa điểm, tạo nên năm hồ lớn, mang tên Wudalianchi Khu bảo tồn này nổi tiếng với các suối khoáng, các tảng đá khổng lồ và các ống dung nham Hàng năm công viên này thu hút khoảng 1,2 triệu lượt khách và con số này không ngừng tăng lên qua các năm Hầu hết khách du lịch đến đây là người Trung Quốc, Nga và Hàn Quốc và bị thu hút bởi cảnh quan thiên nhiên đẹp tuyệt với cũng như các phương pháp trị liệu bằng suối khoáng và bùn Nhận thấy trong những năm gần đây, không chỉ khu bảo tồn thiên nhiên quốc gia Wuadalianchi mà rất nhiều KDL khác đang trở thành những ví dụ điển hình về các tác động của con người đối với sự thoái hóa và phân mảnh môi trường sống (Murray và cộng sự, 2014) Chính vì thế, Chính phủ Trung Quốc đã bắt đầu thực hiện các biện pháp nhằm cải thiện môi trường, sử dụng hiệu quả hơn nguồn TNDL cũng như xây dựng và phát triển hình ảnh thương hiệu Cụ thể:
Quản lý công tác quy hoạch và đầu tư phát triển: trong năm 2009, Chính phủ đã hỗ trợ kinh phí và chỉ đạo cho chính quyền tỉnh Hắc Long Giang bắt đầu chương trình cải tạo và phát triển lớn (tổng giá trị lên tới 500 triệu USD) đối với Khu bảo tồn thiên nhiên quốc gia Wudalianchi Trong 5 năm, khu bảo tồn này đã biến thành một điểm đến đẳng cấp thế giới, thu hút hàng ngàn lượt khách khắp nơi đến tham quan mỗi ngày Chương trình này nhấn mạnh đến thiết lập một CSHT thân thiện với môi trường, các chương trình giáo dục địa chất cho khách tham quan và hoạt động giảm thiểu ô nhiễm nguồn nước Không những thế, khu bảo tồn thiên nhiên quốc gia này còn được đầu tư dịch vụ cáp treo và hệ thống thang máy để phục vụ số lượng khách tham quan đang tăng lên mỗi ngày (Miller-Rushing và các cộng sự, 2017).
Quản lý bảo đảm an toàn cho khách du lịch; bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, bảo vệ môi trường trong KDLQG: Để đảm bảo sự thuận tiện và an toàn cho khách tham quan, dưới sự chỉ đạo của chính phủ, mạng lưới đường bộ của công viên đã được cải thiện, mở thêm các tuyến đường liên kết với thị trấn, các tuyến đường cao tốc và các khu du lịch chính, bao gồm suối nước nóng, hồ, núi lửa và các luồng dung nham. Ban Quản lý khu bảo tồn có các giải pháp giúp khách du lịch tiếp cận gần hơn với núi lửa (như xây dựng lối đi bộ lát ván, mở các đường mòn) mà vẫn đảm bảo an toàn cho du khách và cảnh quan thiên nhiên Ngay trong các điểm du lịch, các thủ tục giấy tờ của khách du lịch được kiểm tra kỹ lưỡng và ghi chép lại tại các điểm kiểm soát nhằm giảm thiểu các hoạt động không phù hợp, tác động xấu đến cảnh quan thiên nhiên, tài nguyên du lịch và sự an toàn của chính du khách Du khách phải đỗ xe trong các khu vực dành riêng được chỉ định Các camera giám sát hoạt động liên tục để theo sát các đám đông, tại các điểm bán vé và lối đi bộ trong công viên Thậm chí trong thị trấn, Chính phủ cũng triển khai hơn 100 máy quay để đảm bảo an toàn công cộng Chính phủ Trung Quốc hạn chế nghiêm ngặt hoạt động sở hữu vũ khí Nhờ những biện pháp thiết thực này, khu bảo tồn và cả thị trấn được coi là cực kỳ an toàn và ngày càng thu hút được đông đảo các đối tượng khách tham quan (Miller-Rushing và các cộng sự, 2017).
Quản lý hoạt động của hướng dẫn viên du lịch: Chính phủ tập trung vào hoạt động nâng cao kiến thức và kỹ năng cho họ thông qua các lớp học tập huấn định kỳ 6 tháng một lần với các giảng viên giàu kinh nghiệm được cử xuống Các lớp học tập trung vào phổ biến các quy định mới của Chính phủ trong việc bảo vệ tài nguyên thiên nhiên quốc gia và môi trường nói chung và các tài nguyên hiện có tại khu bảo tồn Wudalianchi nói riêng Bên cạnh đó, rất nhiều kỹ năng như thuyết trình cung cấp thông tin du lịch thú vị cho khách tham quan, kỹ năng sơ cứu, kỹ năng xử lý tình huống, kỹ năng tổ chức và quản lý,… để cho du khách những trải nghiệm thú vị.
Quản lý đầu tư, khai thác và bảo vệ tài nguyên du lịch: Chính phủ đã ban hành và thực thi một loạt các quy định và chương trình, bao gồm: Luật Bảo vệ môi trường
1989, Quy định về khu bảo tồn thiên nhiên 1994, Luật đánh giá tác động môi trường
2002 và Chương trình Phát triển khu bảo tồn thiên nhiên Các quy định và chương trình này Khu bảo tồn thiên nhiên quốc gia Wudalianchi Cụ thể, những quy định này sẽ giúp Khu bảo tồn thiên nhiên quốc gia Wudalianchi bảo vệ tài nguyên và cảnh quan thiên nhiên trước nguy cơ cạn kiệt và sự xâm lấn của con người, đồng thời đáp ứng sự quan tâm ngày càng tăng đối với du lịch thiên nhiên (Ma, 2014) Không những thế hàng loạt các sáng kiến bảo tồn mới cũng đang được phát triển để tăng thêm mức độ và hiệu quả của khu bảo tồn Wudalianchi, trong đó phải kể đến sáng kiến phát triển
“đường đỏ” nhằm phân chia ranh giới, phạm vi các khu vực được bảo vệ giúp các TNDL được bảo vệ hiệu quả hơn khỏi những tác động từ thiên nhiên và con người.
Quản lý xây dựng và cung cấp hệ thống thông tin về KDLQG phục vụ du khách:
Tại Khu bảo tồn thiên nhiên quốc gia Wudalianchi, ban quản lý đã đầu tư đồng bộ một loạt các hệ thống biển bảo, biển chỉ dẫn, điểm cung cấp thông tin phục vụ khách du lịch nhằm xây dựng và phát triển hình ảnh thương hiệu KDLQG và tiếp thị các dịch vụ du lịch Không chỉ ở trong khu vực khu bảo tồn mà tại các sân bay, bến tàu,trạm xe bus, chính phủ thông qua các tổ chức tình nguyện đã dán các hình ảnh, thông tin về các điểm tham quan du lịch cùng các chỉ dẫn cụ thể về đường đi, công ty cung cấp dịch vụ cùng các chú ý hữu ích cho mọi người muốn đến tham quan khu bảo tồn thiên nhiên quốc gia này Ngoài ra còn có số điện thoại đường dây nóng của khu bảo tồn cũng được cung cấp giúp giải đáp mọi thắc mắc của du khách một cách kịp thời nhất.
Quản lý xây dựng và phát triển hình ảnh thương hiệu KDLQG: Rất nhiều chương trình quảng bá du lịch quốc gia, trong đó có thông tin về Khu bảo tồn thiên nhiên quốc gia Wudalianchi đã được triển khai nhằm giới thiệu các khu du lịch đến các khách hàng trong và ngoài nước Hiệp hội Du lịch Trung Quốc đã cử những đại diện sáng giá đi tham dự các chương trình, hội thảo, sự kiện, triển lãm, về du lịch và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên nhằm quảng bá hình ảnh các khu du lịch trong nước đến bạn bè quốc tế Hoạt động truyền thông này được chính phủ kêu gọi thực hiện với sự cộng tác của nhiều ban ngành khác nhau để đạt được hiệu quả cao nhất Điển hình như
Bộ Y tế đã phối hợp với Khu bảo tồn thiên nhiên quốc gia Wudalianchi để triển khai các chương trình du lịch y tế với suối nước nóng và bùn khoáng; Bộ Giáo dục đã đưa hình ảnh Khu bảo tồn thiên nhiên quốc gia Wudalianchi vào chương trình sách giáo khoa, sách tham khảo, để mọi tầng lớp người dân, nhất là thế hệ trẻ hiểu rõ nguồn TNDL của đất nước Từ đó, mỗi người dân Trung Quốc là một đại sứ du lịch góp phần phát triển ngành Du lịch nước nhà (Miller-Rushing và các cộng sự, 2017).
Quản lý truyền thông marketing dịch vụ du lịch: Hàng loạt các website, fanpage,
… do các bộ, ban, ngành của Chính phủ lập ra, kết hợp với các blog cá nhân nhằm quảng bá dịch vụ du lịch tại Wudalianchi Không những thế, chính phủ cũng tuyên truyền cho từng người dân, tập trung vào thế hệ trẻ ý thức bảo vệ tài nguyên môi trường tại địa phương Từ đó, mỗi công dân sẽ là một đại sứ du lịch quảng bá hình ảnh và dịch vụ du lịch của Khu bảo tồn thiên nhiên quốc gia Wudalianchi đến các địa phương và quốc gia khác trên toàn thế giới.
2.4.1.2 Kinh nghiệm quản lý Công viên quốc gia Salawin, Thái Lan
Thái Lan được đánh giá là quốc gia có sự đa dạng về sinh học với địa hình phức tạp, bờ biển dài 2.710 km, hệ thống san hô rộng lớn, môi trường sống của động vật và thực vật vô cùng phong phú Ước tính có khoảng 20.000 đến 25.000 loài thực vật bậc cao ở Thái Lan, trong đó có 10.000 đến 15.000 loài có hoa Có hơn
500 loài cây và 1.000 hoa lan Động vật có xương sống ít nhất 3.000 loài, bao gồm
265 loài động vật có vú, 934 loài chim, 325 loài bò sát và 110 loài lưỡng cư Mặc dù, đa dạng sinh học ở Thái Lan rất phong phú nhưng nó cũng bị đe dọa đáng kể (ICEM, 2003).
Thái Lan có tổ hợp rừng bao gồm 17 khu bảo tồn trên cạn, trong đó có rừng
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CÁC KHU DU LỊCH QUỐC GIA VÙNG DU LỊCH TRUNG DU VÀ MIỀN NÚI PHÍA BẮC
Khái quát vùng du lịch Trung du và Miền núi phía Bắc và các khu du lịch quốc gia thuộc vùng
3.1.1 Đặc điểm kinh tế - xã hội vùng du lịch Trung du và Miền núi phía Bắc
Vùng du lịch TD&MNPB có một số đặc điểm về điều kiện tự nhiên, kinh tế, chính trị, văn hóa - xã hội cụ thể như sau: a Về điều kiện tự nhiên: Vùng du lịch TD&MNPB là vùng lãnh thổ có diện tích lớn nhất Việt Nam (100.965 km 2 ), chiếm khoảng 28,6% diện tích cả nước. Địa hình vùng du lịch TD&MNPB bao gồm vùng núi Tây Bắc và vùng đồi núi Đông Bắc Vùng du lịch TD&MNPB có khí hậu nhiệt đới chịu ảnh hưởng của gió mùa Vùng du lịch TD&MNPB giàu tài nguyên khoáng sản bậc nhất Việt Nam Vùng du lịch TD&MNPB giàu tài nguyên nước, các sông suối trong vùng có trữ năng thủy điện khá lớn, trong đó, hệ thống sông Hồng (11 triệu kWW) chiếm hơn 1/3 trữ năng thủy điện của Việt Nam Vùng du lịch TD&MNPB có phần lớn diện tích là đất feralit trên đá phiến, đá vôi và các đá mẹ khác, ngoài ra còn có đất phù sa cổ (ở trung du) Vùng du lịch TD&MNPB có nhiều lợi thế để phát triển du lịch sinh thái với những rừng cọ, đồi chè, vườn cây ăn quả, những đỉnh đồi lượn sóng, những thửa ruộng bậc thang hay những hang động kỳ thú. b Về kinh tế: Vùng du lịch TD&MNPB có điều kiện kinh tế thấp kém nhất ở Việt Nam Kết cấu hạ tầng phục vụ cho phát triển kinh tế, xã hội và môi trường của vùng tuy đã được quan tâm đầu tư phát triển khá nhiều, nhưng vẫn vừa thiếu lại vừa lạc hậu Kinh tế của vùng tuy đã có sự chuyển dịch và phát triển khá nhanh trong những năm vừa qua, nhưng chủ yếu vẫn rất nhỏ bé và ở trình độ khá lạc hậu Tuy nhiên, trong vùng cũng có một số địa phương có trình độ phát triển kinh tế tương đối khá như: Thái Nguyên, Phú Thọ, Lào Cai và Bắc Giang Điều này được thể hiện qua giá trị GRDP của các tỉnh vùng du lịch TD&MNPB Cụ thể như sau:
(Nguồn: Tổng cục Thống kê Việt Nam) Hình 3.1: GRDP của các tỉnh vùng TD&MNPB năm 2018 - 2020
Sản xuất nông, lâm nghiệp là nguồn sinh kế chính của đại bộ phận dân cư vùng du lịch TD&MNPB; tuy nhiên, phương thức sản xuất còn khá lạc hậu, chủ yếu là sản xuất nhỏ, phân tán, mang nặng tính tự nhiên, tự cung, tự cấp Cũng đã có một số lĩnh vực công nghiệp được chú trọng phát triển như: công nghiệp điện, đặc biệt là thuỷ điện (nhiều nhà máy thuỷ điện lớn được xây dựng ở đây như: thuỷ điện Thác Bà, Hoà Bình, Sơn La ), công nghiệp khai thác khoáng sản, công nghiệp luyện kim, công nghiệp cơ khí, công nghiệp dệt may, công nghiệp chế biến nông, lâm sản
Tuy nhiên, phần lớn là quy mô nhỏ và vừa, với kỹ thuật và công nghệ lạc hậu. Hoạt động thương mại, du lịch và dịch vụ cũng đã có sự phát triển nhất định, song tập trung chủ yếu ở các thành phố, thị xã, còn các vùng nông thôn (địa bàn chính của vùng) còn khá hạn chế Có thể nói, vùng du lịch TD&MNPB là vùng có kinh tế phát triển chậm nhất ở Việt Nam. c Về an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội: Thời gian qua, tình hình an ninh chính trị tại các tỉnh vùng du lịch TD&MNPB có những diễn biến phức tạp Tuy nhiên, với sự cố gắng nỗ lực của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân trong vùng, hoạt động đảm bảo an ninh, trật tự tại một số tỉnh vùng TD&MNPB đạt những kết quả quan trọng An ninh chính trị được giữ vững, trật tự an toàn xã hội cơ bản ổn định; ngăn chặn có hiệu quả hoạt động chống phá của các thế lực thù địch và phần tử xấu; kiềm chế được hoạt động của tội phạm về ma túy, buôn bán người, di cư tự do, xuất cảnh trái phép; đồng thời không để xảy ra sự kiện đột xuất, bất ngờ; không để hình thành các “điểm nóng” về an ninh, trật tự trên địa bàn vùng Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác đảm bảo an ninh, trật tự tại một số tỉnh vùng du lịch TD&MNPB vẫn còn những hạn chế cần được khắc phục Đặc biệt là tình hình an ninh trên tuyến biên giới, hoạt động tội phạm về ma túy, tình trạng xuất cảnh trái phép, … d Về văn hóa - xã hội: Vùng du lịch TD&MNPB có nhiều di tích lịch sử gắn liền với truyền thống văn hóa và quá trình đấu tranh giữ nước của dân tộc như đền Mẫu Âu Cơ, đền Hùng (Phú Thọ); hang Pắc Bó (Cao Bằng); Cây đa Tân Trào, An toàn khu (Tuyên Quang); Di tích lịch sử chiến thắng Điện Biên Phủ (Điện Biên) Đặc biệt, các dân tộc sinh sống nơi đây (trên 30 dân tộc khác nhau) còn lưu giữ và bảo tồn nền văn hóa lâu đời với nhiều lễ hội truyền thống độc đáo như hội Lồng Tồng, hội Gầu Tào, hội xuống đồng, hội xòe…; các điệu múa đặc sắc như múa khèn, múa sạp, hát then, hát lượn… cùng nhiều trò chơi dân gian hấp dẫn Tất cả sẽ mang lại cho du khách nhiều trải nghiệm thú vị.
Tuy nhiên, đồng bào các dân tộc thiểu số, nhất là các dân tộc có quy mô dân số nhỏ, thường sinh sống ở các vùng núi cao, vùng sâu, vùng xa và trình độ dân trí rất thấp Đây là cản trở rất lớn đối với việc phát triển kinh tế- xã hội, giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống vật chất và tinh thần cho người dân, cũng như việc quản lý xã hội của các cấp chính quyền trên địa bàn.
3.1.2 Tình hình phát triển du lịch vùng du lịch Trung du và Miền núi phía Bắc a Tài nguyên du lịch: Vùng du lịch TD&MNPB là nơi hội tụ đầy đủ nhiều tiềm năng du lịch đặc sắc nhờ hệ thống tài nguyên du lịch phong phú Nhiều điểm du lịch nổi tiếng đang là điểm đến hấp dẫn của du khách trong và ngoài nước như Đền Hùng, Điện Biên, Sa Pa, Ba Bể, Bản Giốc… Vùng TD&MNPB có nhiều nét riêng biệt so với ở các vùng du lịch khác tại Việt Nam Cụ thể, vùng này bao gồm nhiều dãy núi trùng điệp, hùng vĩ như dãy núi Hoàng Liên Sơn được mệnh danh là mái nhà của Đông Dương và hàng chục đỉnh núi khác có độ cao trên dưới 3.000 m.
Bên cạnh đó, vùng du lịch TD&MNPB còn có những rừng cọ, đồi chè, vườn cây ăn quả, những đỉnh đồi lượn sóng theo thung lũng và cánh đồng ngát xanh men theo các dòng sông, tạo nên một cảnh sắc thân thuộc gắn liền với lịch sử dựng nước của dân tộc Việt Nam Thêm vào đó, vùng du lịch TD&MNPB còn có thêm những hệ thống hang động của địa hình Kaxto thuộc vùng núi đá vôi Các nhà khoa học đã phát hiện hơn 20 hang có giá trị khảo cổ thời kỳ đồ đá, tập trung chủ yếu ở các tỉnh Lạng Sơn, Lai Châu và Hòa Bình.
Tài nguyên du lịch sinh thái tập trung chủ yếu ở các vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên vốn rất phong phú gồm 49 khu bảo tồn tự nhiên, 5 vườn quốc gia và 20 khu rừng văn hóa - lịch sử - môi trường, với những danh lam thắng cảnh hồ Ba Bể, hồ Núi Cốc, hồ Thác Bà, lòng hồ sông Đà, Thác Bản Giốc, Thác Bạc… Đặc biệt, vùng du lịch TD&MNPB có nhiều tài nguyên du lịch có ý nghĩa về lịch sử cội nguồn Cụ thể, nhiều di tích gắn bó với truyền thuyết và lịch sử dân tộc như Đền Mẫu Âu Cơ, Đền Hùng (Phú Thọ); di tích lịch sử gắn với từng giai đoạn cách mạng như Hang Pắc Bó (Cao Bằng), Cây đa Tân Trào và An toàn khu ở Tuyên Quang,
Di tích lịch sử Điện Biên Phủ… Các tài nguyên du lịch này tạo điều kiện cho đồng bào các dân tộc trên vùng đất này phát triển du lịch một cách bền vững.
Bảng 3.1 Các khu du lịch quốc gia và quy hoạch khu du lịch quốc gia của vùng du lịch TD&MNPB
STT Khu du lịch Tỉnh
1 Khu du lịch Cao nguyên đá Đồng Văn Hà Giang
2 Khu du lịch thác Bản Giốc Cao Bằng
3 Khu du lịch Mẫu Sơn Lạng Sơn
4 Khu du lịch Hồ Ba Bể Bắc Kạn
5 Khu du lịch Tân Trào Tuyên Quang
6 Khu du lịch Hồ Núi Cốc Thái Nguyên
7 Khu du lịch quốc gia Sa Pa Lào Cai
8 Khu du lịch Hồ Thác Bà Yên Bái
9 Khu du lịch quốc gia Đền Hùng Phú Thọ
10 Khu du lịch Mộc Châu Sơn La
11 Khu du lịch Điện Biên Phủ-Pá Khoang Điện Biên
12 Khu du lịch Hồ Hòa Bình Hòa Bình
(Nguồn: Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch) b Hạ tầng du lịch: Hạ tầng du lịch tại vùng du lịch TD&MNPB còn hết sức sơ sài Đặc biệt, cơ sở lưu trú, nghỉ dưỡng, ăn uống, giải trí tại đây còn thiếu thốn và chưa đáp ứng yêu cầu về tiêu chuẩn dịch vụ du lịch Trong những năm gần đây, xuất hiện các công trình đầu tư của Tập đoàn Mường Thanh ở Điện Biên Phủ, Mộc Châu, Hà Giang, Lạng Sơn; Sungroup tại Lào Cai, Saigontourist tại Cao Bằng, Bắc Cạn, doanh nghiệp xây dựng Xuân Trường tại Thái Nguyên Những dự án này góp phần quan trọng vào việc nâng cao năng lực phục vụ du lịch Tuy nhiên, việc đầu tư này chưa làm thay đổi căn bản bức tranh du lịch của cả vùng.
Bảng 3.2 Hạ tầng du lịch của vùng du lịch TD&MNPB năm 2020
Số lượng doanh nghiệp kinh doanh lữ hành Số lượng cơ sở lưu trú
Nhà nghỉ và các loại khác
(Nguồn: Tổng cục Du lịch và Sở VHTTDL các địa phương)
Nhìn chung, số lượng doanh nghiệp kinh doanh lữ hành của vùng du lịch TD&MNPB còn hạn chế Hiện nay, tổng số lượng doanh nghiệp kinh doanh lữ hành của vùng chỉ là 161, chiếm 1,39% so với cả nước Chất lượng và số lượng phòng nghỉ của các cơ sở lưu trú ngày đã được chú trọng hơn nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho du khách lưu trú trong quá trình tham quan tại các khu, điểm du lịch trong vùng Đến nay, toàn vùng có 3.890 cơ sở lưu trú, chiếm tỷ trọng 18,5% so với cả nước, số lượng buồng là 47.507 chỉ chiếm 11,3% so với cả nước So với các vùng du lịch khác trong cả nước, hệ thống cơ sở lưu trú đạt tiêu chuẩn, cơ sở vật chất chưa đồng nhất giữa các cơ sở cùng hạng, nghỉ dưỡng, ăn uống, giải trí tại vùng du lịch TD&MNPB vẫn còn thiếu. Thêm vào đó, chất lượng dịch vụ ăn uống tại các nhà hàng phục vụ khách du lịch của vùng đã có cam kết về vệ sinh an toàn thực phẩm, cam kết bảo vệ môi trường, thái độ phục vụ chu đáo, thân thiện, nhiệt tình Tuy nhiên, hệ thống cơ sở vui chơi giải trí nhìn chung chưa phát triển. c Khách du lịch và nhu cầu du lịch hiện nay: Trong những năm gần đây, số lượng khách du lịch (bao gồm cả nội địa và quốc tế) đến với vùng du lịch TD&MNPB có xu hướng gia tăng qua các năm Đến năm 2018, tổng số khách du lịch đến du lịch tại vùng là 17.222.270 lượt khách Đến năm 2018, con số này đã tăng lên thành 19.332.174 lượt khách, tăng lên 12,96% so với năm 2018. Trong đó, số lượng khách du lịch nội địa chiếm tỷ trọng cao hơn so với số lượng khách du lịch quốc tế Năm 2018, số lượng khách du lịch quốc tế là 1.824.913 lượt khách, trong khi đó số lượng khách du lịch nội địa đạt 15.758.357 lượt khách Năm 2019, lượng khách du lịch đến với vùng du lịch có tăng trưởng đáng kể, khách quốc tế là 1.997.700 lượt khách, khách nội địa là
17.334.474 lượt khách Tuy nhiên, khách nội địa đến với vùng du lịch TD&MNPB chủ yếu với mục đích tham quan, khám phá; vì thế lưu lại ngắn ngày và ít chi tiêu, chủ yếu chi cho đi lại, lưu trú và ăn uống, tham quan và trải nghiệm đơn giản. Việc chi tiêu cho các hoạt động nghỉ dưỡng, giải trí và các dịch vụ bổ sung, trải nghiệm đặc sắc khác còn hạn chế.
Bảng 3.3 Tổng số lượng khách du lịch (nội địa và quốc tế) tới vùng du lịch TD&MNPB giai đoạn 2015-2019
Hòa Bình 1.732.787 2.104.207 2.568.443 2.274.804 2.460.730 Sơn La 1.151.000 1.533.000 1.597.000 1.843.000 1.945.000 Điện Biên 365.000 440.000 490.000 560.000 700.000
(Nguồn: Tổng cục Du lịch và Sở VHTTDL các tỉnh TD&MNPB, Tổng cục Thống kê)
Hiện nay, nhu cầu du lịch tới các tỉnh thuộc vùng du lịch TD&MNPB ngày càng gia tăng Với hàng chục khu bảo tồn tự nhiên, vườn quốc gia, và các danh lam thắng cảnh đẹp như hồ Ba Bể (Bắc Kạn), hồ Núi Cốc (Thái Nguyên), hồ Thác Bà (Yên Bái), lòng hồ sông Đà (Sơn La), thác Bản Giốc (Cao Bằng), thác Bạc (Lào Cai) Với sự phát triển của xu hướng du lịch sinh thái hiện nay, vùng TD&MNPB ngày càng thu hút nhiều khách du lịch nội địa và quốc tế hơn nữa bởi những rừng cọ, đồi chè, vườn cây ăn quả, những đỉnh đồi lượn sóng theo thung lũng, những thửa ruộng bậc thang hay những hang động kỳ thú ẩn mình trong lòng núi đá. d Nguồn nhân lực du lịch: Những năm gần đây, nguồn nhân lực du lịch của vùng du lịch TD&MNPB ngày càng phát triển về số lượng và chất lượng Số lượng nhân lực du lịch của vùng giai đoạn gần đây tăng trưởng mạnh Trong giai đoạn vừa qua, nhân lực du lịch trong vùng tăng từ 71,527 người lên 96,340 người Trong đó, tỉnh Tuyên Quang có số lượng nhân lực du lịch cao nhất trong số 14 tỉnh của vùng, đạt 13.945 người năm 2019 Nhờ vậy, nguồn nhân lực trong vùng đã dần đáp ứng yêu cầu về phát triển du lịch Tuy vậy, do ảnh hưởng của đại dịch COVID - 19 thì do lượng khách du lịch sụt giảm nghiêm trọng nên số lượng nhân lực ngành du lịch của vùng nói riêng và của cả nước nói chung cũng có sự thay đổi rất nhiều Một số doanh nghiệp lữ hành buộc phải cắt giảm nhân lực để đảm bảo sự tồn tại của doanh nghiệp.
Song chất lượng nguồn nhân lực du lịch của vùng chỉ đạt mức trung bình Mặc dù chất lượng nguồn nhân lực du lịch giữa các tỉnh trong vùng là tương đương nhau nhưng nếu so sánh với các tỉnh miền Trung và miền Nam thì chất lượng nguồn nhân lực du lịch của vùng này còn kém, chưa đáp ứng được yêu cầu hội nhập, đặc biệt là thiếu đội ngũ nhân lực du lịch có trình độ ngoại ngữ, chuyên môn nghiệp vụ được đào tạo bài bản (Kỷ yếu hội thảo đào tạo nhân lực du lịch vùng Trung du miền núi Bắc bộ)
Bảng 3.4 Số lượng lao động du lịch vùng TD&MNPB
(Nguồn: Tổng cục DL và Sở VHTTDL các tỉnh TD &MNPB, Tổng cục Thống kê) e Một số kết quả hoạt động du lịch vùng TD&MNPB: Trong thời gian qua, hoạt động du lịch vùng du lịch TD&MNPB đã đạt được những thành công nhất định Những kết quả này là nhờ có sự tạo điều kiện, quan tâm của các ban, bộ ngành trung ương, sự vào cuộc đồng bộ của cấp uỷ, chính quyền các cấp để đưa việc phát triển du lịch vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hàng năm của các địa phương và được nhân dân hưởng ứng Một số kết quả của hoạt động du lịch vùng du lịch TD&MNPB cụ thể như sau:
Thứ nhất, vùng du lịch TD&MNPB đã phát triển các sản phẩm du lịch đặc thù vùng Theo Viện Nghiên cứu và phát triển du lịch, cơ bản có 4 nhóm SPDL đặc trưng của vùng: 1) Nhóm SPDL chinh phục thiên nhiên và thể thao mạo hiểm; 2) Nhóm SPDL tìm hiểu và trải nghiệm cuộc sống cộng đồng dân tộc thiểu số; 3) Nhóm SPDL về nguồn; và 4) Nhóm SPDL sinh thái nông nghiệp Các nhóm SPDL này đã tận dụng tốt tiềm năng và lợi thế của vùng trong việc xây dựng các SPDL đặc thù, hướng đến phát triển du lịch bền vững.
Kết quả phân tích thực trạng nội dung quản lý các khu du lịch quốc gia vùng du lịch Trung du và Miền núi phía Bắc
3.2.1 Thực trạng quản lý công tác quy hoạch và đầu tư phát triển
Quy hoạch và đầu tư phát triển là nội dung quản lý quan trọng hàng đầu trong quản lý các KDLQG vùng du lịch TD&MNPB Kết quả nghiên cứu cho thấy công tác quy hoạch và đầu tư phát triển tại các KDLQG vùng du lịch TD&MNPB chú trọng đến quản lý hoạt động du lịch, bảo vệ TNDL, và quản lý kinh doanh dịch vụ du lịch đáp ứng yêu cầu quản lý hoạt động của KDLQG Hoạt động này hướng đến mục tiêu khai thác kinh doanh du lịch của vùng theo tiêu chuẩn cao nhất và đáp ứng nhu cầu giải trí về tinh thần và thể chất cho du khách khi đến các KDLQG trong vùng. Hiện nay, công tác quy hoạch và đầu tư phát triển tại các KDLQG vùng du lịch TD&MNPB được thực hiện theo quan điểm chính sau:
- Công tác quy hoạch và đầu tư phát triển tại các KDLQG vùng du lịch TD&MNPB phù hợp với định hướng phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương; các chiến lược, quy hoạch phát triển du lịch của Việt Nam và vùng TD&MNPB Bên cạnh đó, hoạt động này còn được quản lý phù hợp với quy hoạch về bảo tồn, quy hoạch xây dựng và các quy hoạch liên quan khác.
- Công tác quy hoạch và đầu tư phát triển tại các KDLQG vùng du lịch TD&MNPB chủ yếu dưới hình thức bảo tồn, phát huy giá trị tổng thể các loại di sản, khai thác hiệu quả giá trị TNDL Trong đó, các di sản địa chất đóng vai trò chủ đạo, các di sản văn hóa dân tộc là bản sắc Đặc biệt, hoạt động này chú trọng bảo tồn, đa dạng sinh học, bảo vệ môi trường, giảm nhẹ thiên tai và ứng phó hiệu quả với biến đổi khí hậu.
- Công tác quy hoạch và đầu tư phát triển tại các KDLQG vùng du lịch TD&MNPB được đặt trong mối liên kết giữa các địa bàn trọng điểm về du lịch, dịch vụ của vùng nhằm đạt được hiệu quả quản lý đồng bộ giữa các tỉnh và cả vùng.
- Công tác quy hoạch và đầu tư phát triển tại các KDLQG vùng du lịchTD&MNPB trên cơ sở đảm bảo lợi ích cộng đồng dân cư, góp phần nâng cao đời
QH 1QH 2QH 3QH 4QH 5QH 6QH 7 sống người dân và chuyển dịch cơ cấu kinh tế địa phương, bảo đảm an ninh quốc phòng và trật tự an toàn xã hội.
- Quy hoạch phát triển tại các KDLQG vùng du lịch TD&MNPB theo hướng có trọng tâm, trọng điểm; đẩy mạnh xã hội hóa và đa dạng hóa các nguồn lực đầu tư.
Trong những năm qua, công tác quy hoạch và đầu tư phát triển tại các KDLQG vùng du lịch TD&MNPB ngày càng được quan tâm và thu được nhiều kết quả khả quan Các cơ quan chức năng đã chú trọng nhiều đến việc tạo cơ chế chính sách thuận lợi cho hoạt động quy hoạch và đầu tư phát triển Các cơ quan quản lý đã ban hành nhiều cơ chế, chính sách quan trọng để tạo điều kiện phát triển mở rộng hoạt động du lịch của các tỉnh trong vùng Chẳng hạn như, tỉnh Phú Thọ đã ban hành một số văn bản quy định việc quản lý hoạt động của khu du lịch Đền Hùng, xây dựng đề án điều chỉnh quy hoạch mở rộng khu di tích, phê duyệt kế hoạch phát triển dịch vụ nhằm tăng cường chức năng quản lý nhà nước đối với việc phát triển các hoạt động du lịch tại KDLQG Đền Hùng Bên cạnh đó, UBND tỉnh Phú Thọ cũng đã ban hành các chính sách về ưu đãi đầu tư đối với các cá nhân, tổ chức đầu tư vào KDLQG Đền Hùng. Kết quả khảo sát điều tra về thực trạng quản lý công tác quy hoạch và đầu tư phát triển tại các KDLQG vùng du lịch TD&MNPB được thể hiện chi tiết trong bảng dưới đây:
* Ghi chú: các mã từ QH1 đến QH 7 được diễn giải chi tiết trong phụ lục 5
(Nguồn: Kết quả khảo sát của NCS) Hình 3.2 Kết quả đánh giá thực trạng quản lý công tác quy hoạch và đầu tư phát triển tại các KDLQG vùng du lịch TD&MNPB
Theo kết quả khảo sát điều tra, đa số đối tượng được khảo sát tại các KDLQG vùng du lịch TD&MNPB cho rằng các KDLQG của vùng đã xác định đúng vị trí, vai trò và lợi thế của KDLQG trong phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia, vùng và địa phương, điểm trung bình của tiêu chí này là 2,99 Tuy nhiên, việc phân tích, đánh giá tiềm năng, hiện trạng tài nguyên, khả năng thu hút đầu tư, và nguồn lực phát triển du lịch của KDLQG hiện nay chưa được đánh giá cao do các hoạt động này được triển khai kém hiệu quả, ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động quản lý các KDLQG vùng du lịch TD&MNPB Điểm trung bình của tiêu chí này là 3.0
Trong những năm gần đây, hoạt động tổ chức không gian du lịch, hệ thống CSVCKT du lịch cho các KDLQG vùng du lịch TD&MNPB được triển khai khá tốt, góp phần thu hút nhiều khách du lịch trong nước và quốc tế Điều này có được là nhờ vào định hướng tổ chức không gian du lịch, hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch cho các KDLQG của vùng (đạt 2.99) Tuy nhiên, trong thời gian tới, các KDLQG vùng du lịch TD&MNPB cần chú trọng cải thiện việc định hướng phát triển sản phẩm du lịch và các sản phẩm bổ trợ của KDLQG; định hướng đầu tư phát triển KDLQG; xác định danh mục các dự án ưu tiên đầu tư và vốn đầu tư; và định hướng bảo vệ tài nguyên du lịch và môi trường của KDLQG bởi cả ba tiêu chí này đều được đánh giá thấp bởi các cán bộ quản lý và doanh nghiệp với điểm trung bình đều xấp xỉ 3.0. Ngoài ra, theo kết quả khảo sát, hoạt động quản lý và giám sát việc thực hiện chiến lược và quy hoạch phát triển KDLQG tại các KDLQG vùng du lịch TD&MNPB hiện nay còn chưa thật sự tốt với mức điểm đánh giá 3.0.
Có được những kết quả trên phải tính đến hiệu quả từ quản lý đầu tư công của nhà nước cho vùng TD&MNPB trong gia đoạn vừa qua Trong giai đoạn 2011 đến
2020 đầu tư công cho vùng TD&MNPB chiếm 24% tổng vốn đầu tư công của cả nước chỉ sau khu vực Bắc Trung Bộ và Duyên hải Miền Trung (27%) Nhiều tuyến đường cao tốc được mở ra đã phục vụ tốt cho việc phát triển du lịch như: Cao tốc Hà Nội – Thái Nguyên - Chợ Mới (Bắc Kạn), Hà Nội – Lào Cai, Hà Nội – Lạng Sơn Ngoài ra sân bay Điện Biên đã được nâng cấp cải tạo để đảm bảo máy bay thương mại có thể cất hạ cánh (trước kia chỉ có máy bay hạng nhẹ).
3.2.2 Thực trạng quản lý hoạt động kinh doanh dịch vụ du lịch và hoạt động của hướng dẫn viên du lịch a Quản lý hoạt động kinh doanh dịch vụ du lịch: Kết quả phỏng vấn cho thấy, về quản lý các cơ sở lưu trú du lịch, hiện nay, công tác quản lý nhà nước các cơ sở lưu trú tại vùng du lịch TD&MNPB đã phát huy hiệu quả, đưa hoạt động kinh doanh lưu trú du lịch vào nề nếp, tiêu chuẩn cơ sở vật chất, trang thiết bị và dịch vụ trong các cơ sở lưu trú ngày càng được nâng cao, đáp ứng nhu cầu ăn nghỉ, đi lại của khách du lịch Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch các tỉnh thường xuyên tổ chức thẩm định những nhà nghỉ, khách sạn đạt từ 2 sao trở xuống trên địa bàn Ví dụ: tại KDLQG Sa Pa có 571 cơ sở lưu trú 6786 phòng,
22 doanh nghiệp lữ hành, 275 nhà hàng lớn nhỏ, 64 nhà hàng trong các khách sạn,
20 cơ sở kinh doanh dịch vụ karaoke, 46 cơ sở kinh doanh dịch vụ xông hơi, masage; Tại KDLQG Mộc Châu có 150 cơ sở lưu trú (1 resort, 1 khách sạn 4 sao, 2 khách sạn 3 sao, 2 khách sạn 2 sao) với tổng số 1.427 phòng, 300 cơ sở phục vụ ăn uống cho du khách BQL KDLQG Mộc Châu cũng đã cho xuất bản cuốn cẩm nang du lịch Mộc Châu để phục vụ du khách.
Phân tích thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý khu du lịch quốc gia vùng du lịch Trung du và Miền núi phía Bắc
Qua kết quả điều tra xã hội học cho thấy ảnh hưởng của các yếu tố đến quản lý các KDLQG vùng du lịch TD&MNPB được tổng hợp như hình 3.10.
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế và và sự nỗ lực của các doanh nghiệp trong hoạt động trong lĩnh vực du lịch tại các khu du lịch quốc gia vùng du lịch TD&MNPB thì có thể thế rằng các yếu tố đang tác động theo chiều hướng tích cực đến hoạt động quản lý KDLQG vùng du lịch TD&MNPB với mức tác động thấp nhất là 2.98 (Điều kiện kinh tế xã hội địa phương) và mức cao nhất là 3.53(Tình hình an ninh chính trị văn hóa quốc gia; Tài nguyên du lịch địa phương).
* Ghi chú: các mã từ AH 1 đến AH 13 được diễn giải chi tiết trong phụ lục 5
(Nguồn: Kết quả khảo sát của NCS) Hình 3.10 Kết quả thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý KDLQG vùng du lịch TD&MNPB 3.3.1 Các yếu tố môi trường thể chế - chính sách vĩ mô
Việc xây dựng môi trường thể chế chính sách vĩ mô thuận lợi là yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến quản lý các KDLQG.
3.3.1.1 Xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế
Trong thực tế, với sự hội nhập ngày càng sâu rộng vào nền kinh tế quốc tế, yếu tố toàn cầu hóa sẽ tác động mạnh tới ngành du lịch hiện nay, trong đó có công tác quản lý các KDLQG Nhà nước cần có chiến lược quảng bá các KDLQG trong vùng ra thế giới, tham gia các hiệp hội, tổ chức quốc tế, tạo điều kiện thuận lợi cho khách du lịch quốc tế đến Việt Nam Để tận dụng và khai thác hiệu quả các nguồn lực từ nước ngoài đối với quá trình phát triển kinh tế xã hội cũng như ngành du lịch, cơ quan các cấp Đảng, chính quyền đã tăng cường thúc đẩy các hoạt động ngoại giao, tìm kiếm các nguồn hỗ trợ, viện trợ và đầu tư từ các nước phát triển, phát huy tiềm năng của các khu du lịch Một số chương trình lồng ghép nội dung như phát triển kinh tế gắn với phát triển nguồn nhân lực, trao đổi lao động, các chương trình toạ đàm về phát triển du lịch gắn với bảo vệ môi trường giữa một số quốc gia trong và ngoài khu vực thường xuyên được tổ chức và tạo điều kiện tham gia.
Bên cạnh các chương trình liên kết cùng hoạt động giao lưu văn hoá, du lịch giữa các quốc gia như Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc…một số cơ chế hỗ trợ nước ngoài đầu tư vào du lịch vùng TD&MNPB cũng được thực hiện, tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư đầu tư vào các khu du lịch tại các địa phương vùng TD&MNPB Một số chỉ thị và kế hoạch ngoại giao phát triển kinh tế hàng năm đã được ban hành được xem là khuôn khổ chính sách quan trọng giúp định hướng nhiệm vụ công tác quản lý, các biện pháp phát triển bền vững các KDLQG cũng như phát triển kinh tế xã hội.
3.3.1.2 Xu hướng phát triển khoa học công nghệ
Với sự phát triển và hội nhập cả về kinh tế, văn hoá xã hội như hiện nay, sự phát triển khoa học công nghệ luôn có tác động to lớn đến tất cả các ngành nghề và các lĩnh vực, trong đó có ngành Du lịch Việc ứng dụng công nghệ trong công tác quản lý hoạt động của ngành du lịch góp phần nâng cao hiệu quả trong việc quản lý thông tin và hồ sơ liên quan đến hoạt động của KDLQG Ngoài ra, quản lý hoạt động du lịch cần ứng dụng công nghệ để tuyên truyền, quảng bá về các sản phẩm, dịch vụ và hoạt động của KDLQG.
Trong cuộc cách mạng 4.0, các doanh nghiệp du lịch hiện nay đang tích cực ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động kinh doanh của mình nhằm cung cấp thông tin cho khách hàng 24/24h, cung cấp dịch vụ đặt hàng trực tuyến, thanh toán trực tuyến, … tạo thuận lợi cho cả khách hàng và doanh nghiệp Những năm gần đây, khách du lịch có thể dễ dàng tìm kiếm sản phẩm, dịch vụ du lịch hoặc lên kế hoạch và đặt phương tiện, chỗ ở tại các KDL Điều này đã thúc đẩy sự phát triển của các KDLQG vùng du lịch TD&MNPB Không những thế, thông qua các ứng dụng công nghệ, các doanh nghiệp có thể quảng bá hình ảnh, quảng cáo sản phẩm, dịch vụ của mình tới khách hàng vừa nhanh, hiệu quả mà lại tiết kiệm chi phí Do vậy, yếu tố khoa học công nghệ mặc dù chưa tác động mạnh tới hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp vùng du lịch TD&MNPB hiện tại nhưng cũng là một nhân tố đáng chú ý bởi trong tương lai, yếu tố này có thể là một yếu tố trọng yếu ảnh hưởng đến quản lý về hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong vùng.
3.3.1.3 Tình hình an ninh chính trị và văn hóa quốc gia
Tình hình an ninh chính trị ảnh hưởng trực tiếp đến việc quản lý và phát triển cácKDLQG Chính trị được xem là yếu tố tác động mạnh mẽ tới phương pháp, cách thức cũng như mục tiêu quản lý KDLQG Quốc gia với nền chính trị ổn định là điều kiện thuận lợi để quản lý các hoạt động kinh tế nói chung và hoạt động của các KDLQG nói riêng, thu hút được nhiều khách du lịch quốc tế đến với các địa phương nói chung và khu vực TD&MNPB Có thể nói Việt Nam là quốc gia có nền chính trị ổn định, tuy nhiên yếu tố chính trị tại mỗi địa phương là khác nhau, vì vậy có tác động khác nhau đến cách thức quản lý hoạt động khu lịch tại địa phương Các tỉnh vùng du lịch TD&MNPB gồm nhiều tỉnh có vùng biên giới, vì vậy có vị trí đặc thù về chính trị Sự ổn định về tình hình chính trị và sự đảm bảo an toàn cho người dân cũng như cho du khách sẽ mang lại cơ hội kinh doanh lâu dài.
Ngoài yếu tố chính trị ổn định, yếu tố văn hoá nhìn chung có sự tác động khá mạnh mẽ đến quản lý du lịch tuy nhiên nó mang tính lâu dài, ổn định Như quan điểm về đạo đức có thể ảnh hưởng đến việc quản lý hoạt động du lịch tại các khu du lịch tâm linh có giá trị lịch sử lâu đời; yếu tố lối sống, phong tục tập quán tác động đến cách thức quản lý đối với từng KDL, mức độ quan tâm và ưu tiên của xã hội có thể tác động đến các chính sách đầu tư, quy hoạch phát triển KDL; trình độ nhận thức và học vấn chung của xã hội ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng công chức quản lý KDLQG cũng như chất lượng lao động, dịch vụ tại các KDLQG.
3.3.1.4 Chính sách phát triển kinh tế - xã hội của Nhà nước và định hướng phát triển du lịch của địa phương
Các chính sách của Nhà nước có vai trò quan trọng và ảnh hưởng rất lớn đến công tác quản lý các KDLQG vùng du lịch TD&MNPB Đối với vùng TD&MNPB, việc quán triệt quan điểm, đường lối và chính sách của Đảng, Nhà nước đến với các tổ chức và người dân luôn được chú trọng.
Hệ thống các cơ chế, chính sách có liên quan trực tiếp tới ngành Du lịch như các chính sách về ưu đãi đầu tư, về phát triển SPDL đặc thù, về phát triển NNL chất lượng cao, về khoa học công nghệ, về bảo tồn TNDL, lưu giữ nét sinh hoạt truyền thống, đặc trưng của văn hóa địa phương tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển du lịch trong vùng Phát triển du lịch tại KDLQG nào cũng phải thống nhất với chủ trương, định hướng phát triển du lịch của vùng và của địa phương đó Luật Du lịch được áp dụng chung cho tất cả các đối tượng trong đó có hoạt động của các KDLQG có nhiều chính sách khuyến khích ưu đãi về đất đai, tài chính, tín dụng đối với tổ chức, cá nhân đầu tư vào các KDLQG, đặc biệt vùng kinh tế khó khăn như các tỉnh vùng du lịch TD&MNPB.
Trên cơ sở Luật du lịch 2017 và các quy định số 47 /QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược PTDL Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030; Quyết định số 1064/QĐ-TTg, ngày 08/7/2013 của Thủ tướng Chính phủ về ban hành Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng TD&MNPB đến năm 2020; Quyết định 980/QQĐ-TTg ngày 21/06/2013 về việc Phê duyệt Quy hoạch xây dựng vùng TDMNBB đến năm 2030 và Quy hoạch tổng thể PTDL Việt Nam đến năm
2020, tầm nhìn đến năm 2030 (trong đó ưu tiên phát triển 12 khu và 6 điểm du lịch quốc gia đã được xác định); Quyết định số 91/2008/QĐ-BVHTTDL của Bộ VHTTDL Phê duyệt Quy hoạch tổng thể PTDL vùng Trung du miền núi Bắc Bộ đến năm 2020 Các định hướng phát triển du lịch này được các địa phương sử dụng là căn cứ để xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch và các đề án phát triển du lịch cụ thể tại từng địa phương, là căn cứ để tổ chức thu hút đầu tư phát triển du lịch tại địa phương và tại các KDLQG của vùng.
3.3.2 Các yếu tố môi trường tự nhiên, kinh tế - xã hội, văn hóa - lịch sử địa phương
Một số yếu tố chủ yếu tác động đến quản lý các KDLQG là TNDL tại địa phương, điều kiện kinh tế - xã hội và đặc điểm văn hóa lịch sử ở địa phương.
3.3.2.1 Tài nguyên du lịch tại địa phương Đối với các KDLQG vùng du lịch TD&MNPB, nguồn TNDL tự nhiên và nhân văn là tài sản vô giá đối với việc phát triển du lịch của từng địa phương, đồng thời có tác động sâu sắc đến hoạt động du lịch của vùng khi mà các SPDL chủ yếu vẫn dựa vào thiên nhiên và văn hóa bản địa Nguồn tài nguyên về danh lam thắng cảnh, điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên được xem là giá trị cốt lõi của du lịch cũng là đối tượng quản lý của ngành Du lịch Việt Nam Vùng có hàng chục khu bảo tồn tự nhiên, vườn quốc gia, khu rừng văn hóa - lịch sử - môi trường cùng nhiều danh lam thắng cảnh đẹp như hồ Ba Bể (Bắc Kạn), hồ Núi Cốc (Thái Nguyên), hồ Thác Bà (Yên Bái), lòng hồ sông Đà (Sơn La), thác Bản Giốc (Cao Bằng), thác Bạc (Lào Cai) Bên cạnh đó, những rừng cọ, đồi chè, vườn cây ăn quả, những đỉnh đồi lượn sóng theo thung lũng, những thửa ruộng bậc thang men theo các sườn núi hay những hang động kỳ thú ẩn mình trong lòng núi đá cũng tạo nên một bức tranh thiên nhiên đa sắc màu, vừa hùng vĩ vừa thơ mộng Không những thế, vùng TD&MNPB còn có nhiều di tích lịch sử gắn liền với truyền thống văn hóa và quá trình đấu tranh giữ nước của dân tộc như đền Mẫu Âu Cơ, đền Hùng (Phú Thọ); hang Pắc Bó (Cao Bằng); Cây đa Tân Trào, An toàn khu (Tuyên Quang); Di tích lịch sử chiến thắng Điện Biên Phủ (Điện Biên) Các dân tộc sinh sống nơi đây còn lưu giữ và bảo tồn nền văn hóa lâu đời với nhiều lễ hội truyền thống độc đáo như hội Lồng Tồng, hội Gầu Tào, hội xuống đồng, hội xòe…; các điệu múa đặc sắc như múa khèn, múa sạp, hát then, hát lượn… cùng nhiều trò chơi dân gian hấp dẫn.
Đánh giá chung về thực trạng quản lý các khu du lịch quốc gia vùng du lịch
3.4.1 Thành công và nguyên nhân
Về quản lý công tác quy hoạch và đầu tư phát triển: Công tác quản lý quy hoạch và đầu tư phát triển KDLQG vùng du lịch TD&MNPB đã được thực hiện dựa trên nguyên tắc đảm bảo tính vền vững, bảo vệ TNDL đồng thời quản lý kinh doanh các sản phẩm, dịch vụ du lịch khai thác giá trị KDL và đáp ứng nhu cầu giải trí về tinh thần và thể chất cho du khách Nhìn chung, công tác này được thực hiện khá đồng bộ, phù hợp với quy hoạch phát triển du lịch của địa phương, vùng và cả nước, phát huy hiệu quả quản lý trong quá trình phát triển các KDLQG.
Vùng du lịch TD&MNPB được định hướng phát triển với nhiều KDLQG theo Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, định hướng đến năm
2030 Sau 4 năm thực hiện theo quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam, các địa phương vùng du lịch TD&MNPB đã tiến hành liên kết phát triển các SPDL đặc thù của từng địa phương Một số chương trình liên kết phát triển du lịch điển hình đã được thực hiện như chương trình “Xây dựng tuyến du lịch về cội nguồn” do ba tỉnh Lào Cai
- Yên Bái - Phú Thọ tổ chức.
Theo quy hoạch phát triển du lịch vùng du lịch TD&MNPB, để phát triển cácKDLQG theo hướng bền vững, các tỉnh đã tăng cường thu hút các doanh nghiệp tham gia đầu tư vào các KDLQG, phát triển cơ sở hạ tầng và xây dựng SPDL đặc thù của địa phương và tăng cường liên kết để phát triển đồng bộ hệ thống cơ sở hạ tầng của cả khu vực.
Ngoài ra, các địa phương vùng du lịch TD&MNPB đã liên kết thành lập Ban Chỉ đạo du lịch cấp toàn vùng nhằm thực hiện nhiệm vụ rà soát, đánh giá phát triển các tiểu vùng du lịch, tiếp tục xây dựng một số KDL trở thành KDLQG, xây dựng cơ chế liên kết, đa dạng hoá các chương trình liên kết phát triển các KDLQG song phương và đa phương, hình thành các trung tâm du lịch lớn nhằm thu hút đầu tư và thúc đẩy phát triển các KDLQG.
Về quản lý hoạt động kinh doanh dịch vụ du lịch và hoạt động của hướng dẫn viên du lịch: Đối với việc đào tạo đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý, chính quyền các tỉnh vùng du lịch TD&MNPB đã thường xuyên tổ chức các chương trình liên kết đào tạo trình độ chuyên môn, các chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ có thời hạn đối với từng vị trí công việc cụ thể nhằm tạo nên sự thống nhất trong cách quản lý đối với các KDLQG tại từng địa phương Đồng thời, các tỉnh vùng du lịch TD&MNPB đã thường xuyên tổ chức các hội nghị, buổi toạ đàm để học tập kinh nghiệm quản lý, đặc biệt đối với Ban quản lý các KDLQG. Đối với cán bộ làm công tác hướng dẫn viên tại các KDLQG, với vai trò là đội ngũ giữ nhiệm vụ quan trọng trong việc tuyên truyền, quảng bá KDLQG đến du khách, các chương trình đạo tạo đã được lãnh đạo các địa phương đặc biệt quan tâm và đầu tư Sở VHTTDL các địa phương đã tích cực chỉ đạo thực hiện các chương trình cử đi học các khoá, lớp hướng dẫn đồng thời tổ chức các cuộc thi hướng dẫn viên giỏi quy mô toàn vùng tạo cơ hội để nâng cao trình độ nghiệp vụ, giao lưu học hỏi kinh nghiệm Từ đó thể hiện vai trò quản lý của cơ quan nhà nước đối với hoạt động KDLQG, góp phần nâng cao năng lực và trình độ của đội ngũ, gián tiếp tạo điều kiện thuận lợi cho công tác quản lý các KDLQG vùng du lịch TD&MNPB.
Quản lý đầu tư, khai thác và bảo vệ tài nguyên du lịch: Hướng tới mục tiêu phát triển du lịch bền vững, quản lý tài nguyên du lịch các KDLQG tại các địa phương vùng du lịch TD&MNPB được thực hiện tập trung vào các hoạt động bảo tồn và khai thác tài nguyên du lịch bền vững, khai thác giá trị kinh tế nhưng hạn chế tác động tiêu cực đến các tài nguyên du lịch.
Bên cạnh đó, các địa phương đã phát huy vai trò quản lý trong việc liên kết thực hiện đồng bộ các chính sách đầu tư, khai thác và bảo vệ tài nguyên du lịch tại cácKDLQG vùng du lịch TD&MNPB Việc quản lý được thực hiện một cách tổng thể thông qua các thành phần tham gia vào hoạt động tại KDLQG như Ban Quản lý, các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ du lịch, du khách và cộng đồng dân cư tại KDLQG.Ngoài ra, một trong những thành công trong công tác quản lý KDLQG về hoạt động khai thác và bảo vệ tài nguyên du lịch của các địa phương vùng du lịch
TD&MNPB đó chính là việc xây dựng và dần hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật về bảo vệ môi trường trong đó có những quy định liên quan đến du lịch có trách nhiệm, xây dựng cơ chế chế tài xử phạt nặng đối với những tổ chức, cá nhân cố tình gây ảnh hưởng tiêu cực đến tài nguyên KDLQG.
Qua những chính sách, công cụ quản lý đối với việc khai thác và bảo vệ tài nguyên KDLQG cho thấy các địa phương đã và đang gắn với mục tiêu phát triển bền vững, phù hợp với quy hoạch tổng thể kinh tế xã hội của vùng du lịch TD&MNPB thể hiện sự nỗ lực trong việc bảo tồn tính đa dạng và phong phú của tài nguyên các KDLQG.
Quản lý bảo đảm an toàn cho khách du lịch; bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, bảo vệ môi trường trong KDL: Việc đảm bảo an toàn cho khách du lịch trong những năm gần đây đã được nhiều sự quan tâm không chỉ từ lãnh đạo khu du lịch, ban quản lý mà còn cả từ các doanh nghiệp kinh doanh du lịch Việc tạo lập môi trường xanh để hấp dẫn thu hút khách du lịch đang được thực hiện ở nhiều nơi Với định hướng tạo lập sự an toàn, trật tự xã hội, bảo vệ môi trường sẽ động lực để giữ chân du khách ở lại lâu hơn với điểm đến đó NNL cho các hoạt động đảm bảo an ninh an toàn đã được lựa chọn và đào tạo bài bản hơn Các doanh nghiệp kinh doanh cũng sẵn sàng trích lại một phần thu nhập để duy trì các hoạt động bảo vệ môi trường trong KDLQG.
Quản lý xây dựng và cung cấp hệ thống thông tin về KDLQG phục vụ du khách:
Việc xây dựng hệ thống biển báo trong giai đoạn vừa qua đã nhận được sự quan tâm nhiều hơn của lãnh đạo các KDLQG và Ban Quản lý KDLQG tạo thuận lợi cho du khách có được thông tin rõ ràng về những khu mua sắm, khu vui chơi, ăn uống… Các vị trí đặt biệt, lượng thông tin cung cấp trên biển cũng được chú trọng hơn để đảm bảo tính lâu bền và hiệu quả của biển báo
Quản lý xây dựng và phát triển hình ảnh thương hiệu KDLQG: Việc xây dựng và phát triển hình ảnh thương hiệu KDLQG đã và đang ngày càng được quan tâm nhiều hơn, lãnh đạo các KDLQG và Ban Quản lý đã tập trung nhiều hơn cho hoạt động này. Đã bước đầu hoàn thiện các hồ sơ để công bố cũng như đã hợp tác với các doanh nghiệp ở nhiều thành phần kinh tế khác nhau cùng phát triển và quảng bá thương hiệu của KDLQG Điển hình tại Phú Thọ, các sản phẩm du lịch đặc trưng bước đầu được xây dựng, phát triển tuyến du lịch nội tỉnh và liên tỉnh phục vụ du khách Trong đó,tuyến du lịch nội tỉnh kết nối KDLQG đền Hùng với các khu, điểm du lịch khác như khu du lịch Vườn Quốc gia Xuân Sơn - Thanh Thủy (khu du lịch nước khoáng nóng Thanh Thủy, đền Lăng Sương, tượng đài chiến thắng Tu Vũ, làng nghề truyền thống…) Điều này cho thấy hiện nay việc phát triển thương hiệu du lịch của các khu này không chỉ có liên quan đến các yếu tố vật chất mà còn chú trọng những yếu tố phi vật chất đẩy mạnh phát triển du lịch đối với các KDLQG vùng du lịch TD&MNPB Việt Nam.
Quản lý truyền thông marketing dịch vụ du lịch: Các địa phương đã tận dụng khá tốt sự hỗ sợ của các cơ quan du lịch quốc gia và các tổ chức trong và ngoài nước về công tác quản lý hoạt động tuyên truyền và quảng bá các KDLQG vùng du lịch TD&MNPB Đặc biệt, các địa phương vùng TD&MNPB đã đầu tư và triển khai thực hiện ứng dụng công nghệ truyền thông, e-Marketing và mạng xã hội để nâng cao hiệu quả quảng bá các KDLQG.
Xác định nhiệm vụ đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của địa phương và vùng du lịch TD&MNPB, một loạt các chương trình nhằm xây dựng và phát triển hình ảnh thương hiệu các KDLQG đã được tổ chức thực hiện dựa trên cơ sở các chiến lược và chính sách của các cơ quan quản lý Công tác quản lý truyền thông đối với các KDLQG tập trung đẩy mạnh chuyên nghiệp hoá nghiệp vụ quảng bá, thực hiện theo các chiến dịch trọng điểm, phù hợp với định hướng xây dựng và phát triển SPDL đặc thù.
3.4.1.2 Nguyên nhân của thành công
GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN QUẢN LÝ CÁC
Dự báo và định hướng hoàn thiện quản lý các khu du lịch quốc gia vùng du lịch Trung du và Miền núi phía Bắc
du lịch Trung du và Miền núi phía Bắc
4.1.1 Dự báo và định hướng phát triển khu du lịch quốc gia và thị trường du lịch của các khu du lịch quốc gia vùng du lịch Trung du và Miền núi phía Bắc 4.1.1.1 Dự báo phát triển khu du lịch quốc gia và thị trường du lịch của các khu du lịch quốc gia vùng du lịch Trung du và Miền núi phía Bắc
Về cơ bản, trong thời gian tới, KDLQG và thị trường du lịch được dự báo có xu hướng phát triển trên cơ sở hợp tác là chính yếu Xu thế toàn cầu và hợp tác du lịch đang diễn ra mạnh mẽ giữa các quốc gia và giữa các khu vực Sự hợp tác quốc tế du lịch phát triển theo nhu cầu du lịch của người dân trên thế giới.
Việt Nam cũng đã triển khai nhiều chính sách cụ thể để thúc đẩy phát triển du lịch nội địa; đã ký 56 Hiệp định và thoả thuận về miễn thị thực với 56 quốc gia, trong đó 54 Hiệp định đã có hiệu lực Một số thị trường du lịch lớn ở khu vực Châu Á cũng đã được Việt Nam miễn visa, như các nước ASEAN, Nhật Bản và Hàn Quốc nhằm tận dụng lợi thế gần gũi về vị trí địa lý Mới đây, Thủ tướng Chính phủ tiếp tục gia hạn miễn thị thực cho công dân 5 nước Tây Âu (Anh, Pháp, Đức, Tây Ban Nha và Italia) với thời giạn 3 năm (thay vì gia hạn mỗi năm một lần) có hiệu lực từ 1/7/2018. Bên cạnh đó, Việt Nam cũng mở thêm các đường bay từ thẳng đến nhiều thị thành phố lớn trên thế giới, góp phần khai thác tiềm năng của các thị trường này.
Vùng du lịch TD&MNPB nằm trên hành lang kinh tế Nam Ninh - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh, một trong hai hành lang kinh tế hợp tác phát triển hai hành lang, một vành đai kinh tế giữa Việt Nam và Trung Quốc Vì vậy, trong phát triển du lịch, các khu du lịch của vùng có thể thu hút khách du lịch qua lại trên hành lang kinh tế này, đặc biệt khi Trung Quốc luôn là thị trường khách du lịch lớn của Việt Nam.
Du lịch vùng TD&MNPB nói chung và 12 KDLQG của vùng nói riêng có nhiều tiềm năng to lớn và những đặc điểm hấp dẫn riêng Cả 12 KDLQG của vùng được xem như là đại diện tiêu biểu cho tài nguyên du lịch của cả vùng, từ tài nguyên mang ý nghĩa lịch sử, giá trị truyền thống, cho đến những cảnh quan, danh lam thắng cảnh đặc sắc Với tài nguyên du lịch phong phú, các KDLQG có thể phát triển nhiều loại hình du lịch khác nhau, đáp ứng đa dạng nhu cầu du khách như: tham quan di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh, du lịch giải trí, nghỉ dưỡng, du lịch cộng đồng, du lịch sinh thái, du lịch hội nghị Nhìn chung, vùng du lịch TD&MNPB có điều kiện tự nhiên đặc trưng với quần thể núi non hùng vĩ, danh lam thắng cảnh thơ mộng, hệ sinh thái đa dạng như: thác Bản Giốc (Cao Bằng), Công viên địa chất toàn cầu Cao nguyên đá Đồng Văn (Hà Giang), hồ Ba Bể (Bắc Kạn) thực sự là những món quà thiên nhiên ban tặng cho con người Bên cạnh vẻ đẹp của thiên nhiên, các khu du lịch này còn có giá trị nhân văn sâu sắc, đậm đà bản sắc văn hoá các dân tộc thiểu số Nền văn hoá được thể hiện qua được thể hiện qua nếp sống, nếp sinh hoạt hàng ngày của người dân và qua nhiều lễ hội, làng nghề, sinh hoạt văn hoá dân gian Đây là nơi sinh sống của nhiều dân tộc thiểu số với những nét văn hoá độc đáo như Tày, Nùng, Mông, Dao, Sán Dìu, Lô Lô, Bố Y, Phù Lá, La Chí, Pu Péo,
Cờ Lao tạo nên một phức hợp văn hoá đa dạng, phong phú.
Ngoài ra, các KDLQG của vùng du lịch TD&MNPB còn có tiềm năng về du lịch tâm linh, về nguồn như khu di tích lịch sử Đền Hùng với tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương và hát Xoan Phú Thọ đã được công nhận là di sản văn hoá phi vật thể của UNESCO; du lịch về nguồn gắn với các di tích lịch sử cách mạng như khu du lịch Tân Trào, khu du lịch Điện Biên Phủ - Pá Khoang.
Dựa vào thực trạng phát triển du lịch của các KDLQG vùng du lịch TD&MNPB và các chỉ tiêu được đưa ra trong Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam tầm nhìn đến 2030; Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam tầm nhìn đến năm 2030; Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch vùng trung du miền núi Bắc Bộ định hướng đến
2030 cho thấy triển vọng to lớn và viễn cảnh lạc quan của các khu du lịch quốc gia vùng TD&MNPB.
Xu hướng khách du lịch nội địa đến các KDLQG vùng du lịch TD&MNPB sẽ không ngừng gia tăng khi nền kinh tế Việt Nam ổn định, đời sống vật chất và tinh thần của người dân được cải thiện, nhu cầu du lịch, nghỉ dưỡng của người dân cũng ngày càng tăng Do đặc điểm dịch vụ du lịch của vùng nên có sự chênh lệch lớn về số lượng khách tham quan trong ngày và số lượng khách sử dụng dịch vụ lưu trú qua đêm Có một phần lớn khách của các khu du lịch có mục đích du lịch tâm linh, lịch sử văn hoá và thường tham quan vào cuối tuần nên số ngày lưu trú khá thấp, thường là dưới 2 ngày Với việc cải thiện và đầu tư cơ sở hạ tầng du lịch, dịch vụ lưu trú, dự kiến số ngày lưu trú năm 2030 sẽ tăng lên 2,1 ngày.
Hiện nay, số lượng khách du lịch quốc tế đến vùng du lịch TD&MNPB còn khá khiêm tốn, tuy nhiên tốc độ tăng trưởng khá khả quan với 15%/năm Với sự đầu tư về hạ tầng và dịch vụ cùng với việc xây dựng các sản phẩm du lịch đặc thù, các khu du lịch quốc gia của vùng sẽ thu hút khách du lịch quốc tế nhiều hơn Dự kiến, tốc độ tăng trưởng khách du lịch quốc tế trung bình giai đoạn 2021
- 2030 đạt 6,7% Dự kiến đến năm 2025 có thể đón gần 4 triệu lượt và đến năm
2030 có thể đón hơn 4 triệu lượt du khách Dự kiến số ngày lưu trú của khách du lịch quốc tế sẽ tăng từ 2,85 ngày trong năm 2020, và tăng lên 3 ngày trong năm
2025 và tăng lên 3,2 ngày trong năm 2030.
Về doanh thu, dự kiến các KDLQG của vùng du lịch TD&MNPB sẽ đạt 12.560 triệu USD trong năm 2030 Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng thu nhập có xu hướng giảm, giai đoạn 2021 - 2030 đạt 8,2% Các hạng mục đầu tư thiết yếu của các KDLQG vùng du lịch TD&MNPB chủ yếu là các hạng mục như khách sạn, nhà hàng, hạ tầng các khu du lịch nhằm phục vụ nhu cầu du lịch nghỉ dưỡng cuối tuần và du lịch sinh thái, các hạng mục di tích lịch sử, văn hoá tiếp tục được kiểm kê, tôn tạo Nhu cầu đầu tư từ sau năm 2020 tăng dần, dự kiến nhu cầu đầu tư năm năm 2025 tăng lên 1.820 triệu USD và 1.900 triệu USD vào năm 2030.
4.1.1.2 Định hướng phát triển khu du lịch quốc gia và thị trường du lịch của các khu du lịch quốc gia vùng du lịch Trung du và Miền núi phía Bắc
Theo Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 16/1/2017 thì định hướng cần tập trung đưa ngành du lịch trở thành ngành mũi nhọn đối với phát triển kinh tế của vùng cũng cần tiếp tục củng cố, phát triển hệ thống sản phẩm du lịch, tập trung phát triển các dòng sản phẩm du lịch chính, khu vực động lực Tiếp tục kêu gọi đầu tư phát triển các sản phẩm du lịch chủ đạo, có lợi thế cạnh tranh của tỉnh về du lịch văn hóa - lịch sử; du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, thể thao - giải trí Mở rộng phát triển các sản phẩm du lịch mới có tiềm năng: du lịch sáng tạo, du lịch chuyên đề, du lịch mạo hiểm, mua sắm Đối với thị trường khách du lịch, bên cạnh tiếp tục khai thác hiệu quả thị trường khách truyền thống, trọng điểm từ Pháp, Hàn Quốc, Australia, Nhật , tăng cường liên kết để mở rộng thị trường khách tiềm năng từ Trung Quốc, các nước ASEAN, châu Âu…bởi đây là lượng khách có thời gian lưu trú dài, chi trả cao, muốn trải nghiệm thiên nhiên, bản sắc văn hóa địa phương. Đồng thời, tập trung khai thác lượng du khách từ Hà Nội và kết nối với các tỉnh phía Bắc; mở rộng thị trường đến các trung tâm lớn như TP Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Cần Thơ Trong đó, tiếp tục đẩy mạnh phát triển khách du lịch nghỉ dưỡng, du lịch tâm linh, du lịch MICE (du lịch kết hợp hội nghị, hội thảo, triển lãm, tổ chức sự kiện ), du lịch cuối tuần gắn với chăm sóc sức khỏe, giáo dục, tìm hiểu văn hóa lịch sử, trải nghiệm văn hóa dân tộc.
Tiếp tục đẩy mạnh và hỗ trợ phát triển liên kết vùng và các địa phương trong vùng đề tạo sự gắn kết trong phát triển du lịch, quảng bá giới thiệu những sản phẩm du lịch đặc sắc của từng địa phương nói riêng và của vùng TD&MNPB nói chung
4.1.2 Định hướng hoàn thiện quản lý nhà nước đối với các khu du lịch quốc gia vùng du lịch Trung du và Miền núi phía Bắc Để có thể hoàn thiện quản lý nhà nước đối với các KDLQG vùng du lịch TD&MNPB thì cần phải đảm bảo phát triển du lịch phù hợp với Chiến lược phát triển du lịch của Việt Nam, với định hướng phát triển du lịch vùng TD&MNPB để có thể phát triển du lịch với tốc độ nhanh nhất, tập trung phát triển theo chiều sâu; phát triển du lịch có trọng tâm, trọng điểm và bền vững; đẩy mạnh phát triển sự liên kết giữa các địa phương trong vùng và các cùng lân cận; trong đó chú trọng phát triển du lịch văn hóa, du lịch sinh thái và du lịch biên giới sao cho đảm bảo hoạt động du lịch vừa mang tính hiện đại nhưng vẫn phát huy giá trị văn hóa dân gian trong các hoạt động
Giải pháp hoàn thiện quản lý các khu du lịch quốc gia vùng du lịch Trung du và Miền núi phía Bắc
4.2.1 Nhóm giải pháp hoàn thiện các nội dung quản lý khu du lịch quốc gia 4.2.1.1 Hoàn thiện quản lý công tác quy hoạch và đầu tư phát triển
Chính quyền các địa phương có KDLQG cần phải chú trọng điều chỉnh và hoàn thiện quy hoạch, kế hoạch đầu tư phát triển hoạt động du lịch tại địa phương mình trong bối cảnh hội nhập quốc tế hiện nay Đồng thời, cần phải nâng cao tính pháp lý và hiệu lực của chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển hoạt động du lịch Chính quyền tại các địa phương có KDLQG cần chú trọng các biện pháp sau:
Nâng cao tính pháp lý của các dự án quy hoạch được duyệt, đặc biệt vấn đề triển khai thực hiện theo quy hoạch Đảm bảo các dự án quy hoạch về hoạt động du lịch được phê duyệt của địa phương phải phù hợp với chiến lược, quy hoạch của cả nước, của vùng Các dự án quy hoạch phải do cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt và được quy chế hóa thành các văn bản quy phạm pháp luật theo đúng quy trình ban hành Để các dự án quy hoạch được triển khai thực hiện theo quy hoạch cần phải sử dụng cách thức bắt buộc kết hợp với cách thức tự nguyện Cách thức bắt buộc là cách thức đạt mục tiêu kế hoạch chủ yếu thông qua các biện pháp hành chính - tổ chức Cách thức tự nguyện, dựa vào lợi ích kinh tế để thực hiện đạt các mục tiêu đề ra.
Nâng cao hiệu lực của chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển hoạt động du lịch trên địa bàn Trong đó, việc xác định các mục tiêu cần phải đáp ứng các yêu cầu đảm bảo phát triển ổn định, bền vững; giải quết hợp lý mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với ổn định, công bằng và tiến bộ xã hội; thỏa mãn nhu cầu cuộc sống và nâng cao đời sống của người dân địa phương, bảo vệ và giữ gìn môi trường sinh thái, mục tiêu mong muốn phải sát thực tế, không quá cao thiếu hiện thực.
Hoàn thiện công tác quy hoạch, kế hoạch phát triển hoạt động du lịch trên địa bàn để khai thác có hiệu quả các tiềm năng, thế mạnh du lịch Xây dựng và quản lý quy hoạch cần phải tập trung lực lượng có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, kết hợp thuê chuyên gia, tư vấn quy hoạch ngoài nước, xin ý kiến của nhiều tổ chức, chuyên gia hàng đầu thế giới, trong nước và điều đặc biệt là tổ chức lấy ý kiến nhân dân về quy hoạch… Có mối quan hệ hợp tác chặt chẽ giữa quy hoạch hoạt động du lịch với các ngành khác để tạo nên sự cân đối, hài hòa về mặt cảnh quan, không làm ảnh hưởng đến quy hoạch tổng thể các ngành khác Công khai hóa các dự án, quy hoạch, các sơ đồ, nội dung quy hoạch với các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân có liên quan.
Cụ thể đối với 02 KDLQG đã được công nhận:
Một là giải pháp về quy hoạch và quản lý quy hoạch, gồm: 1) Công bố, triển khai các quy hoạch và dự án đầu tư trong KDLQG Sa Pa, KDLQG Đền Hùng trên cơ sở rà soát, điều chỉnh các dự án đầu tư đã và đang đăng ký; rà soát, điều chỉnh quy hoạch chung, lập quy hoạch chi tiết các phân khu và các dự án thành phần của KDLQG; ban hành Quy chế quản lý và giám sát thực hiện quy hoạch KDLQG; 2) Ban Quản lý KDLQG cần được giao quyền nhiều hơn để thực hiện quản lý đầu tư xây dựng, các hoạt động khai thác, phát triển và vận hành KDLQG theo Quy hoạch đã được phê duyệt; và 3) Thực hiện kiểm tra, giám sát định kỳ 2 năm/lần kịp thời tháo gỡ những khó khăn vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện nhằm nâng cao hiệu quả quy hoạch.
Hai là giải pháp về chính sách, cơ chế: Tập trung nghiên cứu xây dựng các cơ chế đặc thù của địa phương đề xuất cơ quan có thẩm quyền cho phép áp dụng vào KDLQG, gồm: 1) Cho phép các tổ chức, cá nhân được đóng góp quỹ đất vào dự án đầu tư theo hình thức góp vốn cùng kinh doanh; 2) Miễn tiền thuê đất đối với các dự án đầu tư xây dựng khu du lịch quốc gia, trọng điểm phát triển du lịch của tỉnh theo quy định tại Khoản 10 Điều 19 Nghị định số 46/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm
2014 của Chính phủ quy định về tiền thuê đất, thuê mặt nước.
Ba là giải pháp về đầu tư phát triển, gồm: 1) Dành nguồn ngân sách hợp lý đầu tư kết cấu hạ tầng; tập trung nâng cấp hệ thống giao thông kết nối các tuyến, điểm du lịch chính; đầu tư hệ thống điện chiếu sáng, hệ thống nước sinh hoạt đáp ứng nhu cầu phát triển KDLQG; 2) Duy trì chỉ số PCI cấp tỉnh, tạo môi trường đầu tư thuận lợi để thu hút các nguồn vốn từ các tập đoàn kinh tế lớn, các nguồn ODA tiếp tục đầu tư vào các kết cấu hạ tầng trọng điểm của địa phương và khu du lịch; và 3) Tập trung xúc tiến, kêu gọi đầu tư theo danh mục dự án ưu tiên đầu tư ban hành theo Quyết định này và các dự án du lịch mở rộng tại trung tâm, phân khu du lịch như huyện Bát Xát tỉnh Lào Cai, hay thành phố Việt Trì tỉnh Phú Thọ.
4.2.1.2 Hoàn thiện quản lý hoạt động kinh doanh dịch vụ du lịch và hoạt động của hướng dẫn viên du lịch a Hoàn thiện quản lý hoạt động kinh doanh dịch vụ du lịch: Chủ động, tích cực triển khai thực hiện pháp luật, chính sách của trung ương về du lịch trên địa phương Tuyên truyền, phổ biến pháp luật chính sách về hoạt động du lịch của địa phương bằng nhiều hình thức và đảm bảo các đối tượng liên quan tiếp cận được chính sách phát triển hoạt động du lịch. Để nâng cao chất lượng hoạt động du lịch, đáp ứng nhu cầu du khách và thị trường du lịch trong bối cảnh hội nhập quốc tế, cần phải Xây dựng và thực thi chính sách phát triển du lịch trong phạm vi được phân cấp: Chú trọng chính sách hỗ trợ đối với các hoạt động du lịch; đầu tư phát triển hạ tầng giao thông phục vụ du lịch và bảo vệ môi trường; chính sách liên kết du lịch; đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ du lịch; chính sách xúc tiến du lịch.
Chú trọng chính sách phát triển các hoạt động du lịch Để du lịch tại các
KDLQG vùng du lịch TD&MNPB phát triển tốt cần phải chú trọng chính sách phát triển các hoạt động du lịch đây là giải pháp then chốt các địa phương có KDLQG phải thực hiện các biện pháp sau:
- Ưu tiên đầu tư hệ thống các khu, điểm du lịch quan trọng nhất, có vị trí chiến lược đối với việc xây dựng hình ảnh và sản phẩm du lịch của KDLQG. Trong giai đoạn từ nay đến 2025 và tầm nhìn đến 2030, hình thành các điểm điến du lịch văn hóa, du lịch tâm linh với những nét đặc sắc của mỗi địa phương trong vùng du lịch TD&MNPB nói riêng.
- Ưu tiên đầu tư, phát triển hoạt động lưu trú và mua sắm đáp ứng nhu cầu tham quan, lưu trú và mua sắm, vui chơi giải trí Các hoạt động này sẽ đáp ứng yêu cầu của du khách trong và ngoài nước, đồng thời cũng tạo điều kiện cho phát triển du lịch của địa phương nhất là sau khi chúng ta có thể khống chế được dịch Covid – 19 và mở cửa đón khách trở lại trong thời gian tới.
* Đối với hoạt động mua sắm và vui chơi giải trí: Hình thành khu vực tập trung các dịch vụ du lịch (nhà hàng, quán bar, văn phòng lữ hành, cafe giải khát, mua sắm và vui chơi giải trí) và cải tạo, nâng cấp hạ tầng, cải thiện môi trường giao thông Điều này sẽ góp phần thu hút, giữ chân và tăng chi tiêu của du khách. Hình thành khu tập trung thu nhỏ trong đó tái hiện lại mô hình với nét lịch sử, văn hóa, đời sống sinh hoạt của người dân các địa phương trong vùng để giới thiệu với du khách về các đặc điểm của vùng du lịch TD&MNPB Nâng cấp, mở rộng các công viên, quảng trường phục vụ cho hoạt động vui chơi giải trí, các sự kiện lớn của địa phương; hình thành mạng lưới đường dạo bộ; khu cắm trại trên đồng cỏ, thảo nguyên; sân golf đẳng cấp quốc tế.
* Đối với hoạt động lưu trú: Cần quan tâm đầu tư, xây dựng khu phức hợp nghỉ dưỡng, khu nghỉ dưỡng sinh thái có các hoạt động vui chơi giải trí gắn với khu trung tâm mua sắm cao cấp, kinh doanh sản phẩm hạ giá; Đầu tư phát triển hệ thống các cơ sở lưu trú, tập trung phát triển những loại hình lưu trú du lịch mà các KDLQG vùng du lịch TD&MNPB có thế mạnh như du lịch nghỉ dưỡng sinh thái, về nguồn, du lịch mạo hiểm Thực hiện đồng bộ các biện pháp xây dựng và duy trì hình ảnh sản phẩm lưu trú du lịch tại các KDLQG vùng du lịch TD&MNPB là nơi nghỉ hấp dẫn và an toàn. Đầu tư phát triển cả về số lượng và chất lượng hệ thống các cơ sở lưu trú đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của du khách Về số lượng: phát triển đủ số lượng theo nhu cầu thị trường du lịch Về chất lượng: đến năm 2025 cần thiết đầu tư xây dựng thêm khách sạn 5 sao, phát triển hệ thống khách sạn 3 - 4 sao để đáp ứng nhu cầu lưu trú của khách hạng sang, nhất là đối tượng khách kinh doanh thương mại, công vụ.
Khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực xây dựng khách sạn, sản phẩm lưu trú du lịch tương xứng với luồng khách nội địa và quốc tế, hạn chế các hiện tượng bắt chẹt khách, tăng giá quá mức và cạnh tranh không lành mạnh Xác định các khu vực mục tiêu phát triển khách sạn và số lượng buồng phòng gia tăng cần có cho mỗi khu vực Trong quá trình phát triển sản phẩm lưu trú du bảo đảm thực hiện đúng quy hoạch, bảo toàn được môi trường thiên nhiên, giữ gìn được bản sắc văn hóa địa phương.
* Đối với hoạt động lữ hành: Phát triển đa dạng các loại hình du lịch sẽ làm tăng thời gian lưu trú và mức chi tiêu của khách du lịch Các doanh nghiệp lữ hành chủ động khảo sát, đầu tư xây dựng các sản phẩm du lịch mới, dịch vụ lữ hành chất lượng cao, đảm bảo an ninh, an toàn để cung cấp cho khách du lịch; chú trọng phát triển các sản phẩm du lịch đặc thù, thế mạnh và kết hợp các sản phẩm du lịch bổ trợ khác để đáp ứng nhu cầu cụ thể của du khách Xây dựng sản phẩm du lịch gắn với các di sản văn hóa phi vật thể đáp ứng nhu cầu tìm hiểu, nghiên cứu, thưởng thức đầy đủ, ý nghĩa và mang đậm bản sắc văn hóa miền núi phía Bắc như kết nối các điểm di tích văn hóa, lịch sử để hình thành hành trinh du lịch văn hóa, lịch sử; xây dựng những hành trình có chủ điểm tập trung dài ngày hơn; tổ chức các lễ hội, sự kiện du lịch; tổ chức các giải đấu thể thao gắn với tour du lịch. Đầu tư phát triển hạ tầng giao thông phục vụ du lịch và bảo vệ môi trường, đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông, nâng cấp các tuyến đường giao thông quan trọng có ảnh hưởng lớn tới tổ chức không gian du lịch, đặc biệt là các tuyến gắn với các điểm, cụm, trung tâm du lịch trên địa bàn, các tuyến giao thông qua các tuyến du lịch quan trọng của vùng du lịch TD&MNPB Đẩy nhanh tiến độ dự án các tuyến giao thông nối liền với các tỉnh trong vùng Cơ sở hạ tầng đường bộ yếu kém chính là rào cản lớn đối với phát triển hoạt động du lịch, những dự án này sẽ làm tăng đáng kể khả năng kết nối, thu hút du khách tới các KDLQG vùng du lịch TD&MNPB. b Hoàn thiện quản lý hoạt động của hướng dẫn viên du lịch