SKKN: Hỗ trợ kỹ năng “làm việc nhóm” đạt hiệu quả bằng cách ứng dụng vào thực tiễn chương trình Tin học khối 12

35 991 1
SKKN: Hỗ trợ kỹ năng “làm việc nhóm” đạt hiệu quả bằng cách ứng dụng vào thực tiễn chương trình Tin học khối 12

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

SKKN: Hỗ trợ kỹ năng “làm việc nhóm” đạt hiệu quả bằng cách ứng dụng vào thực tiễn chương trình Tin học khối 12

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỒNG NAI TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG LONG PHƯỚC Mã số: ____________ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM HỖ TRỢ KỸ NĂNG “LÀM VIỆC NHÓM” ĐẠT HIỆU QUẢ BẰNG CÁCH ỨNG DỤNG VÀO THỰC TIỄN CHƯƠNG TRÌNH TIN HỌC KHỐI 12 Thực hiện : Dương Thị Thanh Xuân Lĩnh vực nghiên cứu : Quản lý giáo dục :  Phương pháp dạy học bộ môn :  Phương pháp giáo dục :  Lĩnh vực khác :  Có đính kèm: Các sản phẩm không thể hiện trong bản in SKKN  Mô hình  Phần mềm  Phim ảnh  Hiện vật khác Năm học 2012 – 2013 SƠ LƯỢC LÝ LỊCH KHOA HỌC I. THÔNG TIN CHUNG VỀ CÁ NHÂN 1. Họ và tên: DƯƠNG THỊ THANH XUÂN 2. Ngày tháng năm sinh: 27/7/1978 3. Nam/nữ: Nữ 4. Địa chỉ: Trường THPT Long Phước – xã Long Phước - LT – ĐN 5. Điện thoại: 0918.149023 6. Email: duongthithanhxuan79@yahoo.com.vn 7. Chức vụ: Giáo viên 8. Đơn vị công tác: Trường THPT Long Phước II. TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO: - Trình độ chuyên môn: Cử nhân - Năm nhận bằng: 2005 - Chuyên ngành đào tạo: Tin học III. KINH NGHIỆM KHOA HỌC - Lĩnh vực chuyên môn có kinh nghiệm: Tin học - Số năm kinh nghiệm : 8 năm - Các sáng kiến đã có trong 5 năm gần đây: 03 BẢN THÀNH TÍCH CÁ NHÂN I. THÔNG TIN CHUNG VỀ CÁ NHÂN 1. Họ và tên: DƯƠNG THỊ THANH XUÂN 2. Ngày tháng năm sinh: 27/7/1978 3. Nam/nữ: Nữ 4. Địa chỉ: Trường THPT Long Phước – xã Long Phước - LT – ĐN 5. Điện thoại: 0918.149023 6. Email: duongthanhxuan79@yahoo.com.vn 7. Chức vụ: Giáo viên 8. Đơn vị công tác: Trường THPT Long Phước II. TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO: - Trình độ chuyên môn: Cử nhân - Năm nhận bằng: 2005 - Chuyên ngành đào tạo: Tin học III. KINH NGHIỆM KHOA HỌC - Lĩnh vực chuyên môn có kinh nghiệm: Tin học - Số năm kinh nghiệm : 8 năm - Các sáng kiến đã có trong 5 năm gần đây: 03 IV. NHỮNG THÀNH TÍCH Đà ĐẠT ĐƯỢC - Nhiều năn liền đạt Lao động tiên tiến - Năm 2010 – 2011 đạt danh hiệu chiến sĩ thi đua - Năm 2011 – 2012 đạt danh hiệu chiến sĩ thi đua - Được nhà trường và đồng nghiệp tin cậy và bầu chọn là tổ phó phụ trách bộ môn - Đã từng được bầu chọn là công đoàn viên xuất sắc, giáo viên chủ nhiệm giỏi. - Được đề cử đi tập huấn và triển khai lại trong trường chuyên đề “Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trong nhà trường THPT” Long Phước, ngày 10 tháng 5 năm 2013 Người viết DƯƠNG THỊ THANH XUÂN I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI Tin học đã được chính thức trở thành một môn học trong nhà trường từ năm học 2009 – 2010 rộng khắp trên các bậc học. Trong thời gian qua tin học không ngừng khẳng định vị trí của nó thông qua các ứng dụng và lợi ích mà nó đem lại. Chính vì thế năm học 2012-2013 Bộ giáo dục tiếp tục triển khai đẩy mạnh ứng dụng CNTT vào giảng dạy và quản lí. Thực tế cho thấy ứng dụng tin học để tìm hình ảnh minh hoạ một bài Văn, một bài Địa, một bài Sử, hay quay lại một thí nghiệm cho bộ môn Lý, Hoá, Sinh… sẻ khá đơn giản, đáp ứng được yêu cầu của giáo viên và học sinh vì tránh tình trạng “dạy chay”. “Phương pháp dạy học truyền thống: thầy đọc – trò ghi” liệu có còn hiệu quả, phù hợp với đặt thù môn học hay không? Mặc dù là phương pháp truyền thống nhưng vẫn được xem là phương pháp chủ đạo trong ngành giáo dục và trên nhiều lĩnh vực khác. Và đương nhiên mỗi phương pháp đều có những ưu điểm và hạn chế riêng của nó. Việc đổi mới phương pháp có phải cứ soạn hay tải toàn bộ nội dung dạy truyền thống qua phần mềm Power Point thêm một vài hiệu ứng rồi lên chiếu cho học trò xem là đổi mới? là phát huy tính tích cực của học sinh? Là hiệu quả? Không đầu tư cho bài dạy thì sẽ chuyển học tiết học từ “đọc - chép” sang “chiếu - chép” "Làm sao để thay đổi cách học thủ động - phát huy tính tích cực của học sinh?" Là câu hỏi được đặt ra cho tập thể những người làm công tác sư phạm, nghiên cứu để tìm ra câu trả lời này không quá khó, cái khó là hành động như thế nào để điều đó trở thành hiện thực tại các trường, trong các tiết học chứ không phải chỉ qua vài tiết chuyên đề hay hội giảng. “Phương pháp dạy học bằng giáo án điện tử (có đầu tư) - hiệu quả như thế nào? Nhờ có máy tính điện tử mà việc thiết kế giáo án và giảng dạy trên máy tính trở nên sinh động hơn, tiết kiệm được nhiều thời gian hơn so với cách dạy theo phương pháp truyền thống, chỉ cần “bấm chuột”, vài giây sau trên màn hình hiện ra ngay nội dung của bài giảng với những hình ảnh, âm thanh sống động thu hút được sự chú ý và tạo hứng thú nơi học sinh. Thông qua giáo án điện tử, giáo viên cũng có nhiều thời gian đặt các câu hỏi gợi mở tạo điều kiện cho học sinh hoạt động nhiều hơn trong giờ học Thế còn bộ môn tin học, khi máy tính là trọng tâm của môn học thì sao? Việc học tin học ở trường của học sinh vẫn chưa đạt hiệu quả, phần đông học sinh chưa phát huy tính tích cực, còn thụ động, ỷ lại. Vậy nguyên nhân đó từ đâu? + Đối với học sinh, khó khăn lớn nhất là nền tảng kiến thức toán của các em đa phần còn hạn chế. Các em dùng máy tính bỏ túi quá nhiều, lệ thuộc vào chúng nên việc giải những bài toán khá đơn giản như tính chu vi, diện tích hình tròn, hay thậm chí là giải phương trình bậc 2 nhiều em vẫn không biết cách giải. Kiến thức cơ bản toán học là điều kiện tiên quyết giúp các em học tốt môn học này. Do vậy các em dễ chán nản và đâm ra thụ động trong giờ học. + Đối với giáo viên, khó khăn lớn nhất chính là kinh nghiệm giảng dạy. “Phương pháp dạy học bằng giáo án điện tử (có đầu tư) – liệu có áp dụng rộng rãi và thường xuyên được không? - Các phương tiện, thiết bị phục vụ cho việc đổi mới phương pháp dạy học bằng phương tiện chiếu projector…còn thiếu và chưa đồng bộ, như trường THPT Long Phước chỉ có được 3 máy (trong đó một máy tuổi thọ bóng đèn hình đã già, nghĩa là chỉ 2 phòng có thể sử dụng tốt thường xuyên), giáo viên chúng ta chưa được hướng dẫn sử dụng nên chưa triển khai rộng khắp và hiệu quả. - Kiến thức, kĩ năng về CNTT ở một số giáo viên còn thấp. - Nhiều giáo viên mặc dù đã được đào tạo về tin họccách sử dụng phần mềm soạn giảng nhưng ứng dụng chưa nhiều, chưa thành thạo. Chính vì thế qua giảng dạy, và khảo sát sự hiểu biết của học trò, tôi rút ra được một vài nội dung cần chia sẻ và nội dung mà tôi chia sẻ trong phạm vi giới hạn này là HỖ TRỢ KỸ NĂNG “LÀM VIỆC NHÓM” ĐẠT HIỆU QUẢ BẰNG CÁCH ỨNG DỤNG VÀO THỰC TIỄN CHƯƠNG TRÌNH TIN HỌC KHỐI 12 II. TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐỀ TÀI 1. Cơ sở lý luận: Khơi dạy hứng thú cho học sinh là một vấn đề quan trọng trong hoạt động dạy - học. Trong đó chất lượng, hiệu quả cơ bản phụ thuộc vào người học. Nhưng để điều đó lại phụ thuộc vào nhiều yếu tố, như: năng lực học sinh, ý thức tự nhận thức, động cơ học tập, sự quyết tâm, môi trường học tập, vị trí chỗ ngồi, nội dung truyền đạt, cách truyền đạt tạo ra sự hứng thú trong học tập. Sự hứng thú biểu hiện trước hết ở sự tập trung chú ý cao độ, sự say mê của chủ thể hoạt động. Sự hứng thú gắn liền với tình cảm con người. Trong bất cứ công việc gì, nếu có hứng thú làm việc, con người sẽ có cảm giác dễ chịu với hoạt động, làm nẩy sinh khát vọng hành động một cách có sáng tạo. Ngược lại, nếu không có hứng thú, dù là hoạt động gì cũng sẽ không đem lại hiệu quả cao. Đối với các hoạt động nhận thức, sáng tạo, hoạt động học tập, khi không có hứng thú, kết quả sẽ không là gì hết, thậm chí xuất hiện cảm xúc tiêu cực. Việc học của học sinh hiện nay vẫn còn mang tính chất đối phó, miễn cưỡng, người học may lắm chỉ tiếp thu được một lượng kiến thức rất ít, không sâu, không bản chất. Và vì thế dễ quên. Khi có hứng thú, say mê trong nghiên cứu, học tập thì thì việc lĩnh hội tri thức trở nên dễ dàng hơn; ngược lại, khi nắm bắt được vấn đề, tức là hiểu được bài thì người học lại có thêm hứng thú. Trên thực tế, những người không thích, không hứng thú khi học môn học nào đó thường là những người không học tốt môn học đó. Chính vì vậy, việc tạo hứng thú cho người học được xem là yêu cầu bắt buộc đối với bất cứ ai làm công tác giảng dạy, đối với bất cứ bộ môn khoa học nào. Vì thế việc đổi mới, hoạt đơn giản là cải tiến một phương pháp đã cũ, đã bị lãng quên sao cho nó thật phù hợp với đặt thù học sinh trong môi trường làm việc của mình, làm sao có thể nâng cao được chất lượng bài học, tạo ra sự hứng thú, phát huy tính tích cực của học sinh chính là nỗi niềm trăn trở của tôi khi viết bài trao đổi kinh nghiệm này 2. Thực trạng ? Làm sao để tạo hứng thú cho học sinh khi giảng dạy tin học khối 12 trong khi môn học này không là một trong các môn thi tốt nghiệp, thi đại học? Không có con đường chung cho mọi người. Sự hứng thú của học sinh phụ thuộc nhiều yếu tố như phương pháp giảng dạy, phong cách, ngôn ngữ, cách thức tổ chức quá trình học tập của giáo viên; chương trình, còn phụ thuộc rất nhiều vào học sinh; Vậy, thực tế vấn đề này như thế nào? Trước khi tiến hành đề tài này, tôi đã khảo sát ý kiến từ học sinh đang học xoay quanh một số nội dung sau: 1. Điều gì quan trọng nhất tạo hứng thú cho người học? 2. Không khí lớp học vui nhộn quyết định như thế nào đến việc tạo hứng thú cho người học? 3. Yếu tố nào quyết định đến không khí lớp học? 4. Trong giờ học giáo viên nên tạo một vài tình huống hài hước gắn với nội dung bài học không? 5. Có phải học sinh thật sự thờ ơ, học lệch, thậm chí thả trôi các môn học không nằm trong nhóm 8 môn trọng yếu (toán, lý, hoá, sinh, văn, sử, địa, anh văn)? 6. Gia đình, nhà trường và bối cảnh xã hội có tác động, ảnh hưởng gì đến vấn đề học lệch, phân biệt môn chính, môn phụ của học sinh. ? Việc rèn luyện kĩ năng làm việc theo nhóm trong các giờ tin học sẽ giúp ích được gì cho học sinh khối 12 Qua khảo sát các “cựu học sinh” trường THPT Long Phước hiện tại đang theo học tại các trường Đại học, Cao đẳng, Trung cấp chuyên nghiệp và các em học sinh đã đi làm cho biết: 1. Học sinh phổ thông khi tham gia học tập tại các bậc học sau đó đều thiếu kĩ năng giao tiếp, nói chuyện trước đam đông, thuyết trình trước tập thể học sinh và giáo viên 2. Kĩ năng soạn một bài thuyết trình hoàn toàn thiếu (do không được dạy và chưa bao giờ có cơ hội để tìm hiểu các phần mềm soạn giảng, trình chiếu) 3. Học sinh hoàn toàn thụ động, bối rối và bở ngỡ khi tham gia các buổi thuyết trình, báo cáo chuyên đề và tạo sự thuyết phục khi trả lời chất vấn 4. Đa phần các môn học ở các bậc học sau THPT đều đòi hỏi tinh thần học tập và làm việc theo đội nhóm. 5. Khi làm việc thì kĩ năng làm việc theo nhóm là kĩ năng tuyên quyết, được đặt lên hàng đầu:  Các em cần trang bị những kiến thức về soạn giảng  Các em cần có kĩ năng về thảo luận nhóm một cách thật hiệu quả  Các em cần có kĩ năng chọn người giao việc  Các em cần biết cách thuyết phục người khác cùng làm việc  Các em cần trang bị kĩ năng nói chuyện trước đám đông  Các em cần kĩ năng thuyết phục người khác khi trả lời, phản biện  Các em cần được trãi nghiệm, thực hành thực tế chứ không phải là giáo viên giảng, các em lắng tay nghe Qua khảo sát, tụ trung lại là: + Yếu tố quan trọng nhất tạo nên sự hứng thú hay không hứng thú cho học sinh phụ thuộc nhiều vào giáo viên thông qua cách tổ chức giờ dạy, sự cuốn hút, nghệ thuật của giáo viên khi lên lớp. Việc dạy - học kích thích sức mạnh nội tâm đến một chừng mực nào đó thì sẽ có sức lôi cuốn, hấp dẫn chừng ấy. Ngược lại, những gì lôi cuốn làm ta say mê cũng đều kích thích sức mạnh nội tâm của chúng ta. Mà kích thích sức mạnh nội tâm chính là phát huy tối đa tâm lực của chúng ta, giúp ta phát huy được năng lực của mình. + Giáo viên dạy các bộ môn (không trọng yếu), có tự xem môn của mình là môn phụ hay không? Có cho phép mình lơ là, thả lỏng, tự dễ với bản thân mình trong các giờ lên lớp hoặc trong hình thức kiểm tra và chấm điểm học sinh hay không? Đây cũng là nguyên nhân tác động đến thái độ và ý thức học tập của học sinh. + Giáo viên dạy các bộ môn (không trọng yếu), dùng phương pháp gì để kích thích học trò đến với bộ môn của mình? Tạo sự hứng thú – phát huy tính tích cực của học sinh thông qua “làm việc theo nhóm”, khai thác phương tiện internet để tiến hành làm việc và trao đổi qua mạng, thực hiện các nội dung thực hành, những bài tập trên phòng máy chiếu trước khi thực hành trực tiếp trên phòng thực hành nhằm phát huy tính tích cực của học sinh, dạy học hướng về người học. Việc tổ chức cho học sinh “làm việc theo nhóm”đặt học sinh vào môi trường hoạt động tích cực. Giải quyết bài tập theo nhóm giúp học sinh tinh thần làm việc chủ động, sáng tạo và gắn kết, không chỉ dừng lại trong môi trường nhà trường, học sinh được thảo luận và hợp tác làm việc với nhau. Học tập theo nhóm giúp học sinh học tập thông qua giao tiếp, trao đổi tranh luận với nhau, chia sẽ và có cơ hội diễn đạt ý nghĩ của mình, phát triển các kĩ năng giải quyết vấn đề. Giáo viên là người tổ chức, hướng dẫn kích thích hổ trợ học sinh lĩnh hội kiến thức bằng kinh nghiệm giáo dục của mình.  Phương pháp làm việc theo nhóm (Nhóm tự thảo luận, tự phân chia nhiệm vụ cho từng thành viên trong nhóm): Phương pháp này thích hợp cho việc đưa ra những cách thức giải quyết đầy tính sáng tạo; kích thích sự hợp tác của tất cả các thành viên trong nhóm cùng tham gia vào việc giải quyết một vấn đề. + Lựa chọn đúng nội dung cần làm việc theo nhóm. Không phải vấn đề nào cũng đưa ra thảo luận. Chỉ áp dụng với những vấn đề đòi hỏi phát huy trí tuệ của tập thể. + Phân nhóm khoa học. Tùy điều kiện cụ thể, mỗi nhóm có thể phân công 2 hay 4 học sinh trong bàn thành 1 nhóm, hoặc 1 tổ thành 1 nhóm. + Hướng dẫn thật kĩ nội dung và qui định thời gian làm việc nhóm  Phương pháp “thảo luận” (Nhóm tự thảo luận, tự phân chia nhiệm vụ cho từng thành viên trong nhóm): Qua những năm công tác cũng như khi dự giờ đồng nghiệp, tôi thấy khi thảo luận nhóm nhiều giáo viên không chú ý nhiều đến việc hướng dẫn trước và khi học sinh đã gom nhóm để bắt đầu thảo luận thì các em sẽ gặp phải những khó khăn, khúc mắc. Từ đó dẫn đến việc thảo luận không tốt. Ngoài ra phương pháp thảo luận nhóm chỉ mang tính đối phó trong các tiết thanh tra, dự giờ, nên vì thế kĩ năng và tinh thần tích cực tham gia trong nhóm thảo rất hạn chế, học một số ít các em tham gia, một số ít các em lợi dụng thời gian đó, lơ là hay làm việc riêng, nói chuyện phím;  Ý kiến đề xuất: 1. Giáo viên cần đưa ra vấn đề, nêu những nội dung, “đặt những yêu cầu” và “đặt những câu hỏi gợi mở” hoặc “các gợi ý” để các em căn cứ vào đó chia nhóm ra để thảo luận giải quyết từng ý hay thảo luận giải quyết vấn đề từng bước theo gợi ý  Nhóm làm việc tích cực, khắc phục được tình trạng người làm, người không 2. Tuỳ theo câu hỏi thảo luận, nội dung ít hay nhiều mà phân chia nhóm ( 2 học sinh, 4 học sinh trong bàn, 2, 3 bàn thành nhóm….), không nhất thiết lúc nào cũng phân học sinh từ 3 bàn, gom thành 2 bàn để thảo luận làm mất thời gian di chuyển và mất trật tự vì những lý do không đâu vào đâu 3. Giáo viên phải theo dõi các nhóm trong quá trình thảo luận, đi tới từng nhóm xem tiến trình thảo luận, động viện khích lệ các em kịp thời.  Phương pháp “làm bài tập nhóm” (Nhóm tự phân chia nhiệm vụ cho từng thành viên trong nhóm làm việc): Việc thực hiện bài tập theo nhóm là bước đầu tập cho các em có tinh thần tập thể và kĩ năng làm việc nhóm, và đây là một nội dung rất cần thiết cho các em học tiếp lên các bậc học Trung Cấp, Cao Đẳng hay Đại học cũng như các em ra trường đi làm, nhưng các giáo viên, đặc biệt giáo viên cấp 3 rất e dè khi thực hiện vì: - Ngại các em học sinh không làm bài tập nhóm (vì không xem trọng môn tin học) - Ngại các em phân chia bài tập trong nhóm không tốt, kẻ làm, người chơi, khi cho điểm thì dẫn đến tình trạng không công bằng trong học sinh - Ngại các em sao chép, hoặc nhờ người khác làm bài  Ý kiến đề xuất: 1. Khi “phân nhóm” để làm bài tập nhóm, giáo viên cần lưu ý về “trình độ” của các nhóm phải đều nhau 2. Bài tập nhóm “đa dạng” nhưng cần phải “thiết thực” và có tính “xuyên suốt” (ở tin 12 bài tập đầu tiên của làm việc theo nhóm là xây dựng CSDL của nhóm mình (nhóm lớn theo tổ, nhóm nhỏ theo bàn, và theo 2 học sinh trong), vì thế học sinh nào không tham gia làm việc theo nhóm thì trong CSDL sẽ không có thông tin.) Giáo viên sẽ theo dõi được và chấm điểm được chính xác. Cũng như có biện pháp khác buộc học sinh đó phải cùng tham gia làm bài tập nhóm 3. Giáo viên cần “khuyến khích” tinh thần làm việc nhóm thông qua việc làm bài tập nhóm cho học sinh, khi cần thiết giáo viên được phép “dùng hình phạt” đối với những học sinh bất hợp tác trong nhóm 4. Giáo viên “kích thích” tin thần làm việc nhóm thông qua bài tập nhóm (nhóm nào bài tập hiệu quả, đạt đủ thông tin, thời gian nhanh chóng thì tính thên điểm cộng), cũng như kích thích tới thái độ làm việc tích cực của các thành viên trong nhóm và sự phân chia đồng đều công việc của các thành viên. 5. Với những nội dung trên thì người khác sẽ rất khó làm thay cho học sinh mà chỉ đứng vai trò là người hỗ trợ  điều này thì rất đáng được hoan nghênh vì học sinh đó đã có thêm một người thầy về bộ môn tin học. Thậm chí khi các em tham khảo nội dung từ Internet thì đây chính là mục tiêu hướng tới của tin học đó là các em biết khai thác internet để phục vụ cho việc học của mình. (Tuy nhiên bài tập thì chỉ có nhóm các em mới làm được thôi chứ trên Internet không có CSDL của nhóm em, và trên Internet không báo cáo thuyết trình, cũng như phản biện, thực hành dùm nhóm em sau đó).  Phương pháp “báo cáo thuyết trình - phản biện” (Nhóm tự phân chia nhiệm vụ cho từng thành viên trong nhóm theo từng nội dung): Đây là một kĩ năng giúp học sinh, đặc biệt học sinh 12 tự tin hơn khi đứng trước đám đông. Giống “làm bài tập nhóm”, “báo cáo thuyết trình - phản biện” là một nội dung không thể thiếu trong các bậc học Trung cấp, Cao đẳng hay Đại học cũng như khi đi phỏng vấn xin việc làm. Tuy nhiên nó lại tốn khá nhiều thời gian nên ít được áp dụng trong các môn học ở bậc THPT ngoại trừ môn Ngữ Văn có tiết “phát biểu tự do” và trong các giờ hoạt động ngoài giờ lên lớp. Nhiều giáo viên cho học sinh làm việc nhóm, nhưng lúc báo cáo chỉ mời một hai nhóm báo cáo. May mắn một điều ở Bộ môn tin học 12, tiết thực hành của các em khá nhiều, nên có đủ thời gian để các em rèn luyện và phát huy kĩ năng này.  Ý kiến đề xuất: 1. Phải báo cáo kết quả thảo luận nhóm, làm bài tập theo nhóm nhóm (dựa trên sản phẩm cụ thể). 2. Thành viên thuyết trình và nhóm phải chuẩn bị những nội dung để phản biện lại những câu hỏi do nhóm khác và giáo viên đặt ra [...]... 10 tháng 5 năm 2013 PHIẾU NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Năm học: 2 012 - 2013 Tên sáng kiến kinh nghiệm: Hỗ trỡ kỹ năng “làm việc nhóm” đạt hiệu quả bằng cách ứng dụng vào thực tiễn chương trình tin học khối 12 Họ và tên tác giả: DƯƠNG THỊ THANH XUÂN Đơn vị (Tổ): TOÁN - TIN Lĩnh vực: Quản lý giáo dục  Phương pháp dạy học bộ môn  Phương pháp giáo dục  Lĩnh vực khác  1 Tính mới: - Có giải... khoa Tin học 12 - Sách giáo viên Tin học 12 - Tài liệu giáo dục kĩ năng sống của SGD&ĐT Đồng Nai * Cùng sự hỗ tham gia hỗ trợ thực hiện: - Lãnh đạo trường THPT Long Phước (khuyến khích, xếp thời khóa biểu) - Nhóm Cựu Học Sinh trường THPT Long Phước (Khảo sát yêu cầu thực tế của sinh viên và sinh viên sau khi ra trường đi xin việc làm) - Tập thể học sinh khối 12 (12A1, 12A3, 12A5, 12A7, 12A9, 12A11)... - Cung cấp được các luận cứ khoa học cho việc hoạch định đường lối, chính sách: Tốt  - Khá  Đạt  Đưa ra các giải pháp khuyến nghị có khả năng ứng dụng thực tiễn, dễ thực hiện và dễ đi vào cuộc sống: Tốt  Khá  Đạt  - Đã được áp dụng trong thực tế đạt hiệu quả hoặc có khả năng áp dụng đạt hiệu quả trong phạm vi rộng: Tốt  Khá  Đạt  XÁC NHẬN CỦA TỔ CHUYÊN MÔN HIỆU TRƯỞNG ... động cho học sinh - Hỗ trợ nhau kĩ thuật máy trước khi tính giờ thực hành trong việc thực hành - Giám sát tiến trình thực hành - Cho điểm, khuyến khích tinh thần làm việc nhóm bằng cách xếp loại nhóm thực hành, tính điểm cộng - Học sinh thực hành toàn bộ nội dung yêu cầu trong tiết bài tập (học sinh khá giỏi vừa thực hành vừa chỉ trước, học sinh trung bình - yếu thực hành sau dưới sự hỗ trợ của học sinh... tranh máy với nhau để thực hành mà thay vào đó giúp đỡ nhau cùng thực hành 4 Giảm thiểu tối đa việc giáo viên phải “cầy tay – chỉ việc cho học sinh trong giờ thực hành 5 Học sinh tiến hành thực hành rất nhanh vì đã hiểu nội dung – phát huy tinh thần tập thể trong suốt quá trình học 3 Nội dung biện pháp thực hiện các giải pháp (được thực hiện trong chương trình tin học khối 12) BÀI 1: MỘT SỐ KHÁI... gần như phải làm việc nhóm bằng cách tranh thủ thời gian rảnh trong các giờ học trái buổi và dùng Internet (mail và facebook) thường là dùng bằng DTDD  KẾT LUẬN Việc “rèn luyện kĩ năng làm việc theo nhóm trong các giờ tin học 12 sẽ phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh, đặt học sinh vào vị trí trung tâm Trong nhóm, học sinh được thảo luận, hợp tác làm việc với nhau, học sinh học tập thông qua... SINH  Làm việc nhóm - Quan sát thực tế, thực hiện trên phòng máy chiếu trước khi vào thực hành - Gọi học sinh thực hiện lại  Phòng Máy thực hành - Mỗi nhóm một dãy máy, (chia thành 3 nhóm thành viên, 4 học sinh, 2 máy) - Các nhóm hỗ trợ luân phiên nhau làm tròn vẹn bài, lấy điểm cho tổ - Thực hành dưới sự giám sát của giáo viên  Trao dồi kĩ năng thực hành của từng cá nhân và tinh thần hỗ trợ, giúp...  2 Hiệu quả:  - Hoàn toàn mới và đã triển khai áp dụng trong toàn ngành có hiệu quả cao - Có tính cải tiến hoặc đổi mới từ những giải pháp đã có và đã triển khai áp dụng trong toàn ngành có hiệu quả cao  - Hoàn toàn mới và đã triển khai áp dụng tại đơn vị có hiệu quả cao  - Có tính cải tiến hoặc đổi mới từ những giải pháp đã có và đã triển khai áp dụng tại đơn vị có hiệu quả  3 Khả năng áp dụng: ... hành trang cho các em sau khi rời khỏi bậc học THPT IV KẾT QUẢ CỦA ĐỀ TÀI: Thông qua việc áp dụng sáng kiến kinh nghiệm vào thực tế giảng dạy cho thấy:  Ưu điểm: Học sinh ngày càng hứng thú học tập hơn với bộ môn Tin học 12 (ngày cả những giờ học bù, tăng tiết hiếm khi có tình trạng học sinh đi trễ hoặc vắng ngoại trừ lý do bất khả kháng) Phần đông học sinh hứng thú, tích cực tham gia ý kiến, thoải... của học sinh nhanh nhẹn hơn, ý thức tập trung hơn (Kết quả qua các bài kiểm tra cũng rất khả quan hơn, phản ánh đúng kết quả học tập của các em) Qua làm việc nhóm học sinh học sinh thật sự mạnh dạn hơn, kĩ năng diễn đạt tốt hơn, phá tan được bầu không khí yên lặng của các học sinh mệt mỏi, nhút nhát Thực hành theo nhóm kích thích tinh thần học tập các em hơn, tinh thần đoàn kết giúp đỡ nhau trong học . gì? ? Hồ sơ được tạo ra chứa những thông tin chi tiết nào? Các thông tin đó được sắp xếp ra sao? Hãy đề xuất một mẫu bảng biểu để chứa thông tin cần quản lý ? Làm sao để hoàn chỉnh toàn. quản lý đó, thì chủ thể có các thông tin nào, liệt kê ra, và bố trí, trình bày những thông tin đó  Xác định chủ thể cần quản lý  Thu thập thông tin bằng nhiều cách: trực tiếp, gián tiếp. một ít thông tin như kết quả thảo luận +1đ. + Trể 1h thì -1điểm tin, độ chính xác có khả năng sai lệch, những cách giúp hoàn chỉnh hồ sơ đó đảm bảo sự đúng đắn  Thay đổi thông tin  Thêm

Ngày đăng: 11/05/2014, 17:59

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan