skkn rèn luyện kỹ năng làm bài tập hóa hữu cơ 12 cho học sinh yếu

24 882 0
skkn rèn luyện kỹ năng làm bài tập hóa hữu cơ 12 cho học sinh yếu

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM CHUYÊN ĐỀ Giáo Viên: Phạm Anh Ngọc Kiệm Tân, ngày 15 tháng 02 năm 2011 SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỒNG NAI TRƯỜNG THPT KIỆM TÂN    SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM CHUYÊN ĐỀ RÈN LUYỆN KỸ NĂNG LÀM BÀI TẬP HÓA HỮU CƠ 12 CHO HỌC SINH YẾU (PHẦN ESTE – LIPIT) Người thực hiện: HUỲNH VĂN LONG Lĩnh vực nghiên cứu: Quản lý giáo dục:  Phương pháp dạy học bộ môn: Hóa  Phương pháp giáo dục:  Lĩnh vực khác:  Có đính kèm:   Mô hình  Phần mềm  Phim ảnh Hiện vật khác RÈN LUYỆN KỸ NÂNG LÀM BÀI TẬP HÓA HỮU CƠ 12 (PHẦN ESTE – CACBOHDRAT) SƠ YẾU LÍ LỊCH KHOA HOC I. THÔNG TIN CHUNG VỀ CÁ NHÂN. - Họ và tên: HUỲNH VĂN LONG - Sinh ngày: 02-01-1974 - Địa chỉ: 39 Hai Bà Trưng, thị xã Long Khánh, Đồng Nai - Điện thoại: 0905632524. - Chức vụ: Giáo viên. - Đơn vị công tác: Trường THPT Kiệm Tân. II. TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO. - Học vị: Cử nhân khoa học. - Năm nhận bằng: 1998. - Chuyên ngành đâò tạo: Hóa học. III. KINH NGHIỆM KHOA HỌC. - Lĩnh vực chuyên môn có kinh nghiệm: Hóa học. - Số năm kinh nghiệm: 10 năm. - Các sáng kiến kinh nghiệm trong 5 năm gần đây. 1. Sử dụng phương pháp tích cực trong bài dạy Hóa học có ứng dụng công nghệ thông tin Giáo viên: Huỳnh Văn Long Trang 2 RÈN LUYỆN KỸ NÂNG LÀM BÀI TẬP HÓA HỮU CƠ 12 (PHẦN ESTE – CACBOHDRAT) PHẦN MỞ ĐẦU I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Theo xu thế phát triển xã hội hiện nay đòi hỏi con người ngày càng năng động, khả năng làm việc với cường độ cao, đòi hỏi mỗi người cần phải có kiến thức tốt, có năng lực và khả năng tự học hỏi cao. Với xu thế đó, ngành giáo dục đã đề ra yêu cầu phải đổi mới phương pháp dạy và học, đổi mới phương pháp kiểm tra và đánh giá. Đó là dạy học theo phương pháp tích cực, lấy học sinh làm trọng tâm, học sinh phải có khả năng tự học, tự tìm hiểu kiến thức để nâng cao năng lực của bản thân. Thực tế giảng dạy ở trường cho thấy tỉ lệ học sinh yếu còn nhiều, thể hiện qua các bài kiểm tra, thi học kỳ và thi tốt nghiệp. Do chất lượng đầu vào của học sinh còn thấp, học sinh có lực học đa số yếu và trung bình, kiến thức cơ bản ở lớp dưới thiếu hệ thống, học sinh không nắm đầy đủ. Và do đặc điểm của khu vực, nhiều học sinh không có động lực và mục tiêu học tập dẫn đến kết quả học tập của học sinh chưa đạt yêu cầu với yêu cầu của xã hội hiện nay. Một trong những nguyên nhân học sinh học yếu môn Hóa học là chưa nắm chắc các khái niệm cơ bản về hóa học; viết công thức phân tử, công thức cấu tạo còn sai; không viết đúng phương trình hóa học; không hiểu được cấu tạo nguyên tử, phân tử các chất, các quá trình biến đổi hóa học; không biết làm bài tập hóa học; chưa thạo các kỹ năng, kỹ xảo làm bài tập; khả năng vận dụng kiến thức cơ bản còn yếu; học sinh tiếp thu kiến thức còn thụ động, ít suy nghĩ, còn nặng về học thuộc lòng, đối phó, dẫn đến học sinh không hứng thú học môn Hóa học. Bên cạnh đó, việc đổi mới phương pháp kiểm tra và đánh giá bằng hình thức thi trắc nghiệm cũng gây ra nhiều khó khăn cho những học sinh yếu, kỹ năng của học sinh còn chậm, học sinh không có được kiến thức cơ bản sẽ thường lúng túng và chọn đáp án câu trắc nghiệm theo hình thức “may rủi”, từ đó dẫn đến tỉ lệ học sinh đạt điểm dưới 5 còn cao. Đây cũng là vấn đề quan tâm và trăn trở của ngành giáo dục nói chung và của giáo viên bộ môn Hóa học bậc trung học phổng thông nói riêng. Mặc dù sách giáo khoa đã đáp ứng kiến thức đầy đủ, các phương pháp giảng dạy tích cực đòi hỏi học sinh tư duy nhiều hơn nhưng thời gian để rèn luyện bài tập cho học sinh lại quá ít so với thức tế. Chính vì vậy, rèn luyện kỹ năng làm bài tập cho học sinh là việc làm cần thiết trong việc nâng cao chất lượng dạy và học, qua đó tạo nền tảng kiến thức vững chắc cho học sinh, giúp học sinh có cơ sở để phát triển năng lực tư duy và khả năng tự học hỏi. Vì những yêu càu và thực trạng trên nên tôi đã chọn đề tài “RÈN LUYỆN KỸ NĂNG LÀM BÀI TẬP HÓA HỌC HỮU CƠ 12 (PHẦN ESTE VÀ CACBOHIDRAT)” Tôi đã biết nhiều thầy cô giáo đã có nhiều sáng kiến rất hay và được áp dụng rộng rãi, với năng lực còn hạn chế và thực trạng tại trường, tôi cố gắng trình bày một vài kinh nghiệm nhỏ để hướng dẫn học sinh yếu củng cố lại kiến thức cơ bản về hóa học hữu cơ 12. Từ đó học sinh có thể giải quyết bài toán hóa học cơ bản ở mức trung bình, góp phần làm giảm tỉ lệ học sinh yếu kém và nâng cao chất lượng học và dạy ở tại trường của mình. Rất mong được sự góp ý tận tận của quý thầy cô. Chân thành cảm ơn! Giáo viên: Huỳnh Văn Long Trang 3 RÈN LUYỆN KỸ NÂNG LÀM BÀI TẬP HÓA HỮU CƠ 12 (PHẦN ESTE – CACBOHDRAT) II. THỰC TRẠNG TRƯỚC KHI THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP CỦA ĐỀ TÀI 1. Thuận lợi - Được sự quan tâm của Ban giám hiệu nhà trường tạo mọi điều kiện thuận lợi để thực hiện các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả dạy và học. - Trường có tiết tăng giờ giúp giáo viên và học sinh chủ động về thời gian. - Được sự hỗ trợ nhiệt tình của quý thầy cô trong tổ bộ môn Hóa học. 2. Khó khăn - Chất lượng đầu vào còn thấp, lực học của học sinh đa số ở mức trung bình yếu. - Học sinh học môn Hóa ở trung học cơ sở có ít thời gian rèn luyện kỹ năng, kỹ xảo còn ít nên khi lên cấp trung học phổ thôngcác em mất cơ bản rất nhiều. - Học sinh có thói quen học thuộc lòng, chưa chú trọng đến rèn luyện và phát triển năng lực tư duy nên tiếp thu kiến thức còn thụ động và ít suy nghĩ. 3. Số liệu thống kê Dựa vào số liệu thống kê điểm thi học kỳ II của của các lớp 11 trong năm học năm học 2012 – 2013 và kết quả điểm khảo sát chất lượng đầu năm lớp 12, tôi có số liệu thống kê từng lớp trước khi thực hiện chuyên đề. Lớp Sĩ số Giỏi Tỉ lệ (%) Khá Tỉ lệ (%) Trung bình tỉ lệ (%) Yếu Tỉ lệ (%) Kém Tỉ lệ (%) 12S5 40 1 2,5% 7 17,5% 22 55% 10 20% 0 0% 12S8 40 0 0% 6 15% 22 55% 12 30% 0 0% Giáo viên: Huỳnh Văn Long Trang 4 RÈN LUYỆN KỸ NÂNG LÀM BÀI TẬP HÓA HỮU CƠ 12 (PHẦN ESTE – CACBOHDRAT) PHẦN NỘI DUNG I. CƠ SỞ LÝ LUẬN Bài tập hóa học là một phương tiện cơ bản để hướng dẫn học sinh vận dụng kiến thức hóa học vào thực tế đời sống sản xuất và tập nghiên cứu hóa học. Phương pháp luyện tập thông qua việc sử dụng bài tập hóa học là một trong những biện pháp quan trọng để nâng cao chất lượng dạy và học môn Hóa. Bài tập hóa học có tác dụng trí dụng và đức dục. - Rèn luyện cho học sinh vận dụng kiến thức đã học dẫn đến học sinh nhớ lâu. - Đào sâu, mở rộng kiến thức, củng cố hệ thống kiến thức. - Rèn luyện những kỹ năng cần thiết nhất về hóa học góp phần giáo dục kỹ thuật tổng hợp cho học sinh, hình thành các định luật hóa học. - Phát huy tính tính cực trí luật và hình thành phương pháp bộ môn. - Là phương tiện để giáo viên kiểm tra, đánh giá mức độ tiếp thu kiến thức của học sinh. Kỹ năng: là khả năng thực hiện một cách hợp lý các hành động trí tuệ và tay chân trong những tình huống khác nhau. Rèn luyện kỹ năng làm bài tập hóa học cho học sinh là hoạt động diễn ra thường xuyên và lâu dài trong quá trình dạy và học để hoàn thiện kiến thức cho học sinh. Kỹ năng làm bài tập hóa học bao gồm rất nhiều kỹ năng đặc trưng bộ môn như: kỹ năng viết công thức phân tử, kỹ năng viết công thức cấu tạo, kỹ năng viết phản ứng hóa học và cân bằng phương trình hóa học, kỹ năng làm thí nghiệm, kỹ năng làm bài tập định tính, định lượng … Đa số học sinh học yếu môn Hóa học và không hứng thú học môn Hóa học là do không đủ kiến thức cơ bản về hóa học. Học sinh không nhớ hóa trị, không biết gọi tên và viết công thức, không viết được phương trình hóa học thì không thể giải quyết các bài tập hóa học. Để thực hiện các yêu cầu đổi mới phương pháp dạy, đổi mới phương pháp kiểm tra, đánh giá thì cũng cần phải tạo cho học sinh một nền tảng kiến thức cơ bản nhất, trên cơ đó mới phát huy được tính tích cực của học sinh, giúp học sinh có hứng thú học tập. Thực tế giảng dạy tôi nhận thấy: học sinh học được môn hóa trước hết phải có một kiến thức nhất, được đánh giá qua việc học sinh phải qua các bước sau: Biết tên gọi, CTPT và PTK → Biết viết CTCT → Biết tính chất hóa học cùa các chất → Viết và cân bằng được phản ứng Tiếp theo học sinh sẽ vận dụng các kiến thức cơ bản để giải được các bài tập đơn giản, biết nhận biết một số hiện tượng hóa học và giải thích các hiện tượng đó. Từ đó học sinh có cơ sở để tự rèn luyện và phát huy khả năng tiếp thu kiến thức. Giáo viên: Huỳnh Văn Long Trang 5 RÈN LUYỆN KỸ NÂNG LÀM BÀI TẬP HÓA HỮU CƠ 12 (PHẦN ESTE – CACBOHDRAT) II. MỤC TIÊU CHUYÊN ĐỀ 1. Mục tiêu chung - Giúp học sinh yếu củng cố các kiến thức căn bản về bài tập hóa học 12 trong chương este – lipit và chương cacbohidrat. - Xây dựng cho học yếu một nền tảng kiến thức cơ bản vững chắc để có cơ sở phát huy tính tích cực trong việc vận dụng kiến thức cũ và chủ động lĩnh hội kiến thức mới. - Nâng trình độ học sinh từ mức yếu, kém lên mức trung bình hoặc khá hơn. - Giúp học sinh có hứng thú học môn Hóa học, có thái độ yêu thích môn Hóa học. 2. Đối tượng nghiên cứu - Học sinh lớp 12 trường THPT Kiệm Tân. - Nội dung nghiên cứu: chương este – lipit và chương cacbohidrat của hóa 12 cơ bản. 3. Kế hoạch và phương hướng thực hiện Thời gian: trong học kỳ I. - Học kỳ I gồm: 2 tiết/tuần x 17 = 34 tiết - Theo phân phối chương trình của Bộ, nhà trường tăng thêm 2 tiết/tuần. Như vậy 2 tiết theo phân phối chương trình vẫn dạy bình thường và đảm bảo nội dung chương trình, còn 2 tiết tăng giờ để luyện tập cho học sinh, không được kéo dài bài dạy. - Nội dung trong giờ tăng tiết được kết hợp song song với chương trình dạy chính thức, có tác dụng hỗ trợ cho học sinh bám sát nội dung SGK, học sinh tự giải quyết bài tập SGK và một số bài tập giáo viên cung cấp thêm để nhớ bài lâu hơn, từ đó có thái độ hứng thú và yêu thích bộ môn Hóa học. - Để thực hiện các yêu cầu trên đòi hỏi giáo viên phải biết cách sắp xếp và phân phối thời gian, lượng kiến thức một cách hợp lý, vừa phải, không quá tải với học sinh yếu và gây nhàm chán với học sinh khá, giỏi. Bên cạnh đó giáo viên phải kết hợp nhuần nhuyễn các phương pháp giảng dạy tích cực, sử dụng các phương tiện dạy học đặc trưng của bộ môn, sử dụng công nghệ thông tin, thực hành thí nghiệm, phiếu học tập, học tập nhóm … 4. Một số dạng bài tập cơ bản của hóa hữu cơ 12 4.1. Bài tập định tính a. Bài tập viết đồng phân và gọi tên. b. Bài tập viết phương trình hóa học, thực hiện dãy chuyển hóa. c. Bài tập mô tả, quan sát và giải thích hiện tượng. d. Bài tập nhận biết hóa chất. e. Bài tập tách và tinh chế các chất ra khỏi hỗn hợp, f. Bài tập điều chế một chất. g. Bài tập xác định cấu tạo của một chất dựa trên tính chất của nó. 4.2. Bài tập định lượng a. Tính theo phương trình hóa học, bài toán lượng chất dư - thiếu. b. Tìm CTPT, CTCT, tên gọi của một chất. c. Tính thành phần phần trăm về khối lượng (thể tích) của chất trong hỗn hợp. d. Tính khối lượng chất tham gia và tạo thành. Giáo viên: Huỳnh Văn Long Trang 6 RÈN LUYỆN KỸ NÂNG LÀM BÀI TẬP HÓA HỮU CƠ 12 (PHẦN ESTE – CACBOHDRAT) III. BIỆN PHÁP THỰC HIỆN Với hệ thống bài tập cơ bản nhiều như trên học sinh sẽ khó tiếp thu trong một thời gian ngắn. Vì vậy tùy thuộc vào nội dung của từng bài, từng chương mà giáo viên linh động lựa chọn một số nội dung luyện tập sao cho phù hợp với nội dung bài dạy. Sau đây là kế hoạch thực hiện trong các bài cụ thể. 1. Các tiết ôn tập đầu chương Trước khi vào chương I, II (Este – Lipit và Cacbohidrat), giáo viên cần ôn tập các kiến thức và rèn luyện cho học sinh các dạng bài tập có nội dung củng cố kiến thức cơ bản và liên quan đến bài dạy. a. Ôn tập kiến thức trọng tâm liên quan đến nội dung bài dạy chương I và II - Công thức và tên gọi của một số gốc hidrocacbon và axit cacboxylic Để giúp cho học sinh nhớ tên một số gốc hidrocacbon và một số axit nhằm giúp học sinh dễ đọc tên một số hợp chất hữu cơ. Bảng 1: công thức và tên gọi một số gốc hidrocabon và axit CTCT gốc hidrocacbon Tên gốc CTCT của axit cacboxylic Tên thông thường CH 3 Metyl HCOOH Axit fomic CH 3 CH 2 - Etyl CH 3 COOH Axit axetic CH 3 CH 2 CH 2 - Propyl C 2 H 5 COOH Axit propionic (CH 3 ) 2 CH- Isopropyl CH 2 =CHCOOH Axit acrylic CH 3 [CH 2 ] 2 CH 2 - Butyl C 6 H 5 COOH Axit benzoic C 6 H 5 - Phenyl C 6 H 5 CH 2 - Benzyl CH 2 =CH- Vinyl - Cách gọi tên các hợp chất hữu cơ Để giúp cho học sinh nắm rõ quy tắc đọc tên của một số hợp chất hữu cơ thường gặp, ta hướng dẫn học sinh đọc tên hợp chất hữ cơ theo 2 cách sau: Tên gốc - chức: Tên phần gốc Tên phần định chức Ví dụ: C 2 H 5 OCOCH 3 : etyl axetat Tên thay thế: Ví dụ: CH 3 COOH: axit etanoic Chú ý: - Mạch cacbon chính: mạch cacbon dài nhất có chứa nhóm chức và nhiều nhánh nhất. - Đánh số thứ tự trên mạch chính ở gần phía nhóm chức nhất (nếu không có nhóm chức thì ưu tiên cho nhánh). - Giữa số và số cách nhau dấu “,” - Giữa số và chữ cách nhau bằng “-” - Nhiều nhóm giống nhau dùng tiếp đầu ngữ: di (2); tri (3); tetra (4)… - Nhiều nhóm khác nhau đọc theo thứ tự vần chữ cái A, B, C Giáo viên: Huỳnh Văn Long Trang 7 Tên mạch cacbon chính (bắt buộc có) Tên phần định chức (bắt buộc có) RÈN LUYỆN KỸ NÂNG LÀM BÀI TẬP HÓA HỮU CƠ 12 (PHẦN ESTE – CACBOHDRAT) b. Rèn luyện bài tập viết CTCT và gọi tên Nhằm giúp học sinh rèn luyện kỹ năng viết CTCT từ tên gọi hợp chất hữu cơ và ngược lại. Thí dụ 1: gọi tên các hợp chất có công thức cấu tạo sau: CH 3 CH CH 3 CH 2 OH CH 3 CH CH 3 CH 2 COOHCH 3 CH CH 3 CHO Giáo viên hướng dẫn một công thức và gọi học sinh lên bảng làm bài. CH 3 CH CH 3 CH 2 OH CH 3 CH CH 3 CH 2 COOHCH 3 CH CH 3 CHO 123 13 1234 2 2-metylpropan-1-ol 2-metylpropanal Axit 3-metylbutanoic Thí dụ 2: Viết công thức cấu tạo của các chất có tên sau: 2-metylbutan-1-ol; propantriol; axit etanoic Giáo viên hướng dẫn học sinh viết một công thức: định mạch chính, số nhóm chức, vị trí nhánh và tên nhánh. Sau đó gọi học sinh lên bảng làm bài còn lại. CH 3 CH 2 CH CH 2 OH CH 3 CH 3 COOHCH 2 CH CH 2 OH OH OH c. Rèn luyện bài tập viết đồng phân và gọi tên: giúp học sinh rèn luyện kỹ năng viết CTCT và cách gọi tên. Giáo viên nêu cách viết đồng phân các hợp chất hữu cơ đơn chức theo trình tự sau: - Viết đồng phân nhóm chức (nếu có) - Viết đồng phân vị trí nhóm chức: bằng cách thay đổi vị trí nhóm chức (đối với nhóm chức andehit (CHO) hoặc nhóm chức axit (COOH) luôn nằm ở vị trí số 1 nên không cần thay đổi vị trí của nó). - Viết đồng phân mạch cacbon: thay đổi mạch cacbon (nếu có). Thí dụ: Viết CTCT và gọi tên các đồng phân ancol ứng với CTPT sau: C 3 H 8 O; C 4 H 10 O và axit ứng với CTPT C 5 H 10 O 2 . Hướng dẫn học sinh (làm theo các trình tự trên) với C 4 H 10 O CH 3 CH 2 CH 2 CH 2 OH : Butan-1-ol CH 3 CH 2 CH OH CH 3 : Butan-2-ol CH 3 CH CH 2 OH : 2-metylpropan-1-ol CH 3 CH 3 C OH CH 3 : 2-metylpropan-2-ol CH 3 CH 3 CH 2 CH 2 CH 2 OH : Butan-1-ol CH 3 CH 2 CH OH CH 3 : Butan-2-ol CH 3 CH CH 2 OH : 2-metylpropan-1-ol CH 3 CH 3 C OH CH 3 : 2-metylpropan-2-ol CH 3 Những chất còn lại: C 3 H 8 O; C 5 H 10 O 2 h ọc sinh tự làm Giáo viên: Huỳnh Văn Long Trang 8 RÈN LUYỆN KỸ NÂNG LÀM BÀI TẬP HÓA HỮU CƠ 12 (PHẦN ESTE – CACBOHDRAT) d. Rèn luyện bài tập có viết PTHH Một trong những điều kiện quan trọng để học sinh làm được bài tập hóa học là phải viết và cân bằng được phản ứng hóa học. Học sinh đã được học ở bậc THCS, lớp 10 và lớp 11 vì thế chỉ cần ôn tập các bước cơ bản, lưu ý sửa sai cho học sinh. - Cân bằng phản ứng cháy Bước 1: Viết các chất phản ứng dưới dạng CTPT. Bước 2: Viết đúng chất tham gia và sản phẩm (sản phẩm có CO 2 , H 2 O). Bước 3: Cân bằng số nguyên tử ở hai vế theo thứ tự sau: Cacbon → nguyên tố khác (không phải H, O) → H→ cuối cùng là oxi Thí dụ: Viết và cân bằng phản ứng sau: C n H 2n+2 O + O 2 → CO 2 + H 2 O Hướng dẫn học sinh Cân bằng nguyên tử C trước, sau đó đến H → O Kết quả: C n H 2n+2 O + O 2 → nCO 2 + (n+1)H 2 O Hay: 2C n H 2n+2 O + 3nO 2 → 2nCO 2 + 2(n+1)H 2 O - Cân bằng phản ứng khác (dùng TCHH viết PTHH) Bước 1: Viết đúng chất tham gia và sản phẩm (dựa vào TCHH). Bước 3: Cân bằng số nguyên tử ở hai vế (dựa vào TCHH của các nhóm chức để cân bằng). Thí dụ: Viết và cân bằng phản ứng sau: CH 3 CHO + AgNO 3 + NH 3 + H 2 O CH 3 COONH 4 + NH 4 NO 3 + Ag Hướng dẫn học sinh Để cân bằng phản ứng trên, ta dùng phương pháp thăng bằng electron. Như thế tương đối khó với học sinh yếu, vì thế để đơn giản hơn do học sinh đã được học ở lớp 11: cứ một nhóm CHO tạo 2Ag ta có thứ tự cân bằng các nguyên tử như sau: - Cân bằng Ag trước → NO 3 - → N/NH 3 → H Kết quả: CH 3 CHO + 2AgNO 3 + 3NH 3 + H 2 O CH 3 COONH 4 + 3NH 4 NO 3 + 2Ag Thí dụ: Viết và cân bằng phản ứng sau: C 3 H 5 (OH) 3 + Na → C 3 H 5 (ONa) 3 + H 2 Học sinh tự cân bằng 2. Bài tập cơ bản trong chương este – lipit A. Bài este A.1. Mục tiêu bài học Học sinh biết được cấu tạo của este, tính chất vật lý, tính chất hóa học và ứng dụng của este A.2. Bài tập cần rèn luyện a. Bài tập đồng phân – danh pháp Hướng dẫn học sinh nhớ lại kiến thức cũ và cách viết đồng phân este Giáo viên: Huỳnh Văn Long Trang 9 RÈN LUYỆN KỸ NÂNG LÀM BÀI TẬP HÓA HỮU CƠ 12 (PHẦN ESTE – CACBOHDRAT) Este đơn ch ức có CTCT: RCOOR’ Với R, R’ là gốc hidrocacbon no, không no hoặc thơm. R có thể là H Công thức chung của este no đơn chức mạch hở: C m H 2m+1 COOC n H 2n+1 (m ≥ 0, n ≥ 1) hay C n H 2n O 2 (với n ≥ 2) Danh pháp Tên este gồm: Tên gốc hidrocacbon R’ + tên anion gốc axit (đuôi “at”) Đồng phân Cách viết đồng phân este dạng RCOOR’: - Cho R là H, dồn hết C còn lại qua R’ - Tạo nhánh cho R’ (nếu có) - Chuyển C từ R’ sang R (tạo nhánh cho R nếu có) cho đến khi số C trong R’ bằng 1 thì ngưng. VD: Viết đồng phân và gọi tên các este có CTPT C 3 H 6 O 2 ; C 4 H 8 O 2 Hướng dẫn học sinh: C 3 H 6 O 2 HCOOCH 2 CH 3 : etyl fomat; CH 3 COOCH 3 : metyl axetat C 4 H 8 O 2 học sinh tự làm b. Bài tập viết PTHH, thực hiện chuỗi phản ứng Bài 1: Viết PTHH thực hiện các phản ứng sau: - CH 3 COOC 2 H 5 + H 2 O (mt: H + ) - CH 3 COOC 2 H 5 + NaOH (t o ) - thủy phân etyl format trong môi trường axit. - thủy phân metyl axetat trong môi trường kiềm (KOH). Hướng dẫn học sinh làm bài theo nhóm và sửa sai cho học sinh (học sinh thường viết sai đối với phản ứng thuận nghịch, thiếu 2 mũi tên ngược chiều nhau trong phản ứng) Bài 2: Viết PTHH cho chuỗi phản ứng sau: CH 3 COOC 2 H 5 → C 2 H 5 OH → CH 3 COOH → CH 3 COOCH 3 → CH 3 COONa Yêu cầu học sinh nhắc lại TCHH của este và các TCHH có liên quan đến chuỗi phản ứng. Sử dụng linh hoạt các tính chất này. Chú ý sửa sai cho học tương tự bài 1. c. Bài tập viết về hiệu suất và lượng chất dư - thiếu. Mục tiêu: Giúp học sinh có nhận định chính xác về khối lượng của các chất tham gia hay sản phẩm khi có hiệu suất, hiểu rõ hơn về hiệu suất phản ứng. Phương pháp: Giả sử: A → B có hiệu suất là H% - Tính theo lượng chất A thì - Tính theo lượng chất B thì Bài 1: Cho 12 gam axit axetic tác dụng với lượng dư ancol etylic thì lượng este thu được là bao nhiêu? Biết hiệu suất của phản ứng là 60%. Hướng dẫn học sinh - Xác định dữ kiện bài toán cho, yêu cầu của đề bài. - Viết PTHH, ghi các giá trị lượng chất đề cho đúng với đơn vị Giáo viên: Huỳnh Văn Long Trang 10 [...]... độ học tập của học sinh tơi nhận thấy tỉ lệ học sinh yếu kém giảm và u thích mơn Hóa học hơn Tỉ lệ Tỉ lệ Trung tỉ lệ Tỉ lệ Tỉ lệ Sĩ số Giỏi Khá Yếu Kém (%) (%) bình (%) (%) (%) 40 3 7,5% 9 22,5% 26 65% 2 5% 0 0% 40 2 5% 10 25% 25 62,5% 3 7,5% 0 0% Giáo viên: Huỳnh Văn Long Trang 20 RÈN LUYỆN KỸ NÂNG LÀM BÀI TẬP HĨA HỮU CƠ 12 (PHẦN ESTE – CACBOHDRAT) V BÀI HỌC KINH NGHIỆM Rèn luyện kỹ năng làm bài tập. .. với học sinh Để giảm bớt tỉ lệ học sinh yếu kém thì khơng phải áp dụng một phương pháp, mà phải tổng hợp nhiều phương pháp, tiến hành nhiều cách như: sử dụng cơng nghệ thơng tin, thực hành, trang bị phiếu học tập, tăng thời gian luyện tập, đầu tư thời gian … Muốn học khá mơn Hóa học đòi hỏi học sinh phải có một số kỹ năng nhất định như: kỹ năng viết PTHH, kỹ năng làm thí nghiệm, kỹ năng giải bài tập hóa. .. đề tài C Phần nội dung I Cơ sở lý luận II Mục tiêu chun đề III Biện pháp thực hiện IV Kết quả đạt được V Bài học kinh nghiệm Trang 1 Trang 2 Trang 2 Trang 3 Trang 4 Trang 4 Trang 5 Trang 6 Trang 19 Trang 20 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1 Sách giáo khoa 12 ban cơ bản 2 Sách giáo viên 12 3 Sách bài tập Hóa học 12 Giáo viên: Huỳnh Văn Long Trang 23 RÈN LUYỆN KỸ NÂNG LÀM BÀI TẬP HĨA HỮU CƠ 12 (PHẦN ESTE – CACBOHDRAT)... RÈN LUYỆN KỸ NÂNG LÀM BÀI TẬP HĨA HỮU CƠ 12 (PHẦN ESTE – CACBOHDRAT) Vậy m = Vì hiệu suất cả q trình là 80% nên khối lượng tinh bột cần dùng là: Học sinh rèn luyện thêm bài tập trong SGK và tài liệu BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM CHƯƠNG CACBOHIDRAT Câu 1: Trong phân tử của các cacbonhidrat ln có A nhóm chức xeton B nhóm chức axit C nhóm chức andehit D nhóm chức ancol Câu 2: Cacbohidrat là những hợp chất hữu cơ. .. cho thêm vào dung dịch : A NaCl B CaCl2 C MgCl2 D MgSO4 Câu 44: Khi hidro hố hồn tồn một mol olein (glixerol trioleat) nhờ Ni xúc tác thu được một mol stearin (glixerol tristearat) phải cần bao nhiêu mol H2? A 1 B 2 C 3 D 4 Giáo viên: Huỳnh Văn Long Trang 15 RÈN LUYỆN KỸ NÂNG LÀM BÀI TẬP HĨA HỮU CƠ 12 (PHẦN ESTE – CACBOHDRAT) - 3 Bài tập cơ bản trong chương cacbohidrat Bài tập cần rèn luyện A Bài tập. .. Bài 2: Thủy phân hồn tồn 8,88 gam este có CTPT C 3H6O2 bằng dung dịch KOH lượng vừa đủ Cơ cạn dung dịch sau phản ứng thì thu được 10,08 gam chất rắn Xác định CTCT và tên gọi của este đó Học sinh tự làm bài tập Giáo viên: Huỳnh Văn Long Trang 12 RÈN LUYỆN KỸ NÂNG LÀM BÀI TẬP HĨA HỮU CƠ 12 (PHẦN ESTE – CACBOHDRAT) BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM CHƯƠNG ESTE – LIPIT Câu 1: Số đồng phân đơn chức mạnh hở ứng với CTPT... đầu của người giáo viên Hiện tơi là giáo viên của trường thuộc vùng mà ý thức và động lực học của học sinh còn thấp cũng bức xúc trước tình trạng yếu kém của học sinh, trong đó có sự yếu kém về mơn Hóa học của học sinh Rất nhiều thầy cơ giáo đã có nhiều sáng kiến kinh nghiệm rất hay để giúp học sinh học tốt mơn Hóa học, với kinh nghiệm của bản thân, tơi đã cố gắng thực hiện đề tài này mong được một góp... thức phân tử của este đó Hướng dẫn học sinh: - Xác định dữ kiện bài tốn cho, u cầu bài đề bài cho - Đặt CTPT của este - Viết PTHH, ghi các giá trị lượng chất đề cho đúng đơn vị - Đặt CTPT của este là CnH2nO2 (n ≥ 2) - Tính số mol CO2: - PTHH CnH2nO2 + 14n + 32 (g) Giáo viên: Huỳnh Văn Long O2 → nCO2 + nH2O n (mol) Trang 11 RÈN LUYỆN KỸ NÂNG LÀM BÀI TẬP HĨA HỮU CƠ 12 (PHẦN ESTE – CACBOHDRAT) 3,7 (g)... làm bài tập cho học sinh là một q trình lâu dài, đòi hỏi người giáo viên phải có tính kiên trì và nhẫn nại, có cái nhìn tổng qt để nhận ra những khuyết điểm của học sinh, tiên đốn và giúp học sinh phát hiện ra những lỗi thường mắc phải khi làm bài tập, củng cố lại cho học sinh những kiến thức cơ bản Phải có sự đầu tư nghiên cứu chun mơn, hệ thống hóa kiến thức chính xác theo một trình tự từ cơ bản đến... phản ứng là 65% Hướng dẫn học sinh làm theo nhóm: giả sử H% = 100% thì tính xem lượng axit dư hay ancol dư Bài tốn sẽ được tính theo lượng hết, tương tự bài 1 Sau đó rèn luyện cho học sinh làm bài tập trog SGK và tài liệu e Bài tập tìm CTPT, CTCT Hướng dẫn học sinh ơn lại kiến thức cũ Tính chất hóa học của este - Phản ứng thủy phân este trong mơi trường axit (phản ứng thuận nghịch) PTHH: 0 R COO VD: CH3 . nhau. Rèn luyện kỹ năng làm bài tập hóa học cho học sinh là hoạt động diễn ra thường xuyên và lâu dài trong quá trình dạy và học để hoàn thiện kiến thức cho học sinh. Kỹ năng làm bài tập hóa học. có) RÈN LUYỆN KỸ NÂNG LÀM BÀI TẬP HÓA HỮU CƠ 12 (PHẦN ESTE – CACBOHDRAT) b. Rèn luyện bài tập viết CTCT và gọi tên Nhằm giúp học sinh rèn luyện kỹ năng viết CTCT từ tên gọi hợp chất hữu cơ và. Trang 15 RÈN LUYỆN KỸ NÂNG LÀM BÀI TẬP HÓA HỮU CƠ 12 (PHẦN ESTE – CACBOHDRAT) 3. Bài tập cơ bản trong chương cacbohidrat Bài tập cần rèn luyện A. Bài tập nhận biết Bài 1: Bằng phương pháp hóa học

Ngày đăng: 28/02/2015, 07:30

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • PHẦN MỞ ĐẦU

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan