1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

skkn rèn luyện kĩ năng làm bài văn nghị luận xã hội cho học sinh lớp 9

39 1,9K 6

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 39
Dung lượng 222,5 KB

Nội dung

Hoàn cảnh nảy sinh sáng kiến: Nghị luận xã hội là kiểu bài quan trọng trong chương trình tập làm văn lớp 9, kiểu bài này lại khó hơn kiểu bài nghị luận văn học vì phạm vi của nó rất rộn

Trang 1

THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN

1 Tên sáng kiến: Rèn luyện kĩ năng làm bài văn nghị luận xã hội ở lớp 9

2 Lĩnh vực áp dụng: Môn Ngữ văn

3 Tác giả

Nguyễn Thị Kim Vị Nam (nữ): nữ

Ngày tháng/ năm sinh: 21/ 04/ 1977

Chức vụ, đơn vị công tác, điện thoại: Giáo viên trường THCS Văn Đức- Chí Linh- Hải Dương

4 Chủ đầu tư sáng tạo ra sáng kiến:

Họ và tên: Nguyễn Thị Kim Vị

Tên đơn vị: Trường THCS Văn Đức

Địa chỉ: Khê Khẩu- Văn Đức- Chí Linh- Hải Dương

Điện thoại: 03203930489

5 Các điều kiện để áp dụng sáng kiến

Giáo viên xây dựng kế hoạch dạy học ngay từ đầu năm học và triển khai thựchiện, kiểm tra đánh giá mức độ nhận biết nắm được bài của học sinh Mặt khácgiáo viên có chuyên môn vững vàng, có lòng nhiệt tình, tận tâm với nghề nghiệp,

có khả năng sư phạm để từ đó cuốn hút, thuyết phục học sinh học văn

Học sinh có ý thức học tập tốt, có ý chí vươn lên học hỏi một cách chủ động tựgiác, các em tự có ý thức đào sâu, bổ trợ kiến thức cho riêng mình Tích cực thựchiện yêu cầu của giáo viên, ham học hỏi tìm tòi, đọc tài liệu tham khảo, có ý thứcquan sát vấn đề trong cuộc sống

Nhà trường có đủ cơ sở vật chất, có sự quan tâm chỉ đạo của ban giám hiệu,

tổ chuyên môn và nhóm chuyên môn Phụ huynh có ý thức quan tâm đến việc họctập của con em mình

6 Thời gian áp dụng kinh nghiệm tại nhà trường lần đầu tháng 9 năm 2014

HỌ TÊN TÁC GIẢ

( Kí và ghi rõ họ tên)

XÁC NHẬN CỦA ĐƠN VỊ ÁP DỤNG SÁNG KIẾN

Trang 2

TÓM TẮT SÁNG KIẾN.

1 Hoàn cảnh nảy sinh sáng kiến:

Nghị luận xã hội là kiểu bài quan trọng trong chương trình tập làm văn lớp

9, kiểu bài này lại khó hơn kiểu bài nghị luận văn học vì phạm vi của nó rất rộng

đề tài phong phú đa dạng, học sinh đứng trước kiểu bài nghị luận xã hội các em vôcùng lúng túng và khó khăn để lập được dàn ý một cách đầy đủ và chính xác Những năm qua nghị luận xã hội được đưa vào trong cấu trúc đề thi tuyểnvào trường THPT, là câu nghị luận ngắn (câu 2) Là giáo viên trực tiếp dạy lớp 9,trực tiếp hướng dẫn học sinh ôn thi vào THPT, tôi vô cùng trăn trở, luôn đi tìm tòicách thức tháo gỡ giúp các em học sinh hiểu cách làm bài nghị luận xã hội

2 Điều kiện thời gian, đối tượng áp dụng sáng kiến.

Với mong muốn học sinh đạt kết quả trong kì thi THPT, làm thế nào để các

em hiểu và làm thành thạo kiểu bài văn nghị luận xã hội, tôi đã mạnh dạn lựa chọnnội dung: “Rèn luyện kĩ năng làm bài văn nghị luận xã hội lớp 9” Để nghiên cứu

và thực hiện sáng kiến từ thời điểm tháng 9 năm 2014 đến giữa tháng 2 năm 2015tại nhà trường THCS nơi tôi đang công tác thì theo tôi cần có các điều kiện sau:

Về giáo viên có chuyên môn vững vàng, chịu khó đào sâu chuyên môn Tíchcực đổi mới phương pháp giảng dạy, từ khâu soạn giảng đến khâu kiểm tra đánhgiá Giáo viên cần có tính kiên trì, lòng nhiệt huyết yêu nghề, yêu học sinh và cótinh thần trách nhiệm cao, chịu trách nhiệm chất lượng trước nhà trường

Học sinh cũng phải có ý thức học tập tốt, biết lo lắng ôn học, chủ động lĩnhhội tri thức, sáng tạo trong làm bài, diễn đạt lưu loát có ý thức quan sát xungquanh, có lí lẽ, nhận xét đánh giá trình bày quan điểm lập trường của mình

Phải có sự phối hợp chặt chẽ với phụ huynh học sinh, phụ huynh đôn đốc,động viên, tạo điều kiện về vật chất và thời gian để học sinh học tập tốt nhất Nhà trường cần tổ chức các cuộc thảo luận giữa nhóm chuyên môn,đầu tưtrang thiết bị: máy chiếu, kết nối mạng internet và mua sách tài liệu thao khảo

3 Nội dung sáng kiến:

Trang 3

Trong sáng kiến của mình tôi đã chỉ ra được thực trạng, nguyên nhân dẫn đếnthực trạng và tìm giải pháp tháo gỡ Cụ thể tôi đã đề xuất 4 giải pháp.

3.1 Tính mới, tính sáng tạo của sáng kiến:

Trong sáng kiến này tôi đã lựa chọn nội dung sáng kiến là “Rèn luyện kĩ nănglàm bài văn nghị luận xã hội lớp 9” đây là vấn đề mà ít các thầy cô đưa ra và quantâm đúng mức, giải pháp tôi đưa ra trong sáng kiến có tính mới giúp học sinh dễnhận biết dễ hiểu dễ nắm được quy cách làm kiểu dạng bài nghị luận xã hội Vìthực tế phần lí thuyết ở trong sách giáo khoa còn chung chung, tôi đã hướng dẫnhọc sinh cách làm bài nghị luận rõ ràng hơn, cụ thể hơn rất nhiều

3.2 Khả năng áp dụng của sáng kiến

Khả năng áp dụng và triển khai rộng rãi ở tất cả các nhà trường THCS, đối

tượng lớp 9, có thể áp dụng cả cho lớp 7,8 (khi ôn đội tuyển học sinh giỏi)

Cách thức áp dụng: trong mỗi biện pháp tôi đã trình bày rất rõ ràng cụ thể: nghịluận xã hội là gì, các dạng và, yêu cầu, các bước làm bài văn nghị luận xã hội

4 Khẳng định giá trị, kết quả đạt được của sáng kiến.

Học sinh đã hiểu và nắm được cách làm một bài nghị luận xã hội, biết trình

bày quan điểm thái độ của mình về một vấn đề xã hội bằng hình thức bình và bànluận mở rộng Nêu được bài học cho bản thân Biết cách tìm hiểu đề, lập dàn ý,viết bài văn nghị luận Rèn luyện kĩ năng quan sát, khả năng diễn đạt, khả nănglập luận, rèn kĩ năng dựng đoạn, viết bài Chủ động hứng thú, có ý thức chủ độngtìm tòi nghiên cứu tham khảo trên nhiều kênh thông tin khác nhau

5 Đề xuất, kiến nghị để thực hiện dụng hoặc mở rộng sáng kiến.

Tôi mạnh dạn đề nghị các cấp quản lí giáo dục cần mở đợt học tập bồi dưỡngchuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên và tập chung vào từng dạng cụ thể Tổ chứchội thảo cụm liên trường, tổ chức khen thưởng những thầy cô giáo có thành tíchtrong công tác ôn thi học sinh lớp 9 Lựa chọn giáo viên có trình độ chuyên mônvững vàng được học sinh và phụ huynh tin tưởng để dạy khối lớp 9 Cần đầu tưtrang thiết bị, cơ sở vật chất đầy đủ đáp ững nhu cầu của giáo viên và học sinh

Trang 4

MÔ TẢ SÁNG KIẾN

1 Hoàn cảnh nảy sinh sáng kiến.

1.1 Nghị luận xã hội là kiểu bài quan trọng được biên soạn và giảng dạy trongchương trình sách giáo khoa từ bậc THCS đến THPT, song hiện nay hầu hết các

em thích làm kiểu bài nghị luận văn học vì các em được tiếp cận với hình tượngvăn học, sống với những hình tượng văn học được rung cảm vì lời giảng của thầy

cô mà rất ngán và ngại gặp những đề kiểu dạng nghị luận xã hội Khi đứng trước

đề bài nghị luận xã hội học sinh rất lúng túng tìm ra cách làm cho đúng cho chuẩnvới yêu cầu của đề

1.2 Những năm gần đây, cấu trúc đề thi vào THPT thường có 3 câu, tồn tạidưới dạng tự luận: vận dụng thấp và vận dụng cao Đề thi thời gian 120 phút,thường có 3 câu rõ rệt: Câu 1- vận dụng thấp đòi hỏi học sinh nhớ tác giả, tácphẩm, nội dung của đoạn thơ hoặc đoạn văn đã trích dẫn rồi các em trả lời ngắn cóthể dưới dạng dựng đoạn hoặc không cần dựng đoạn Câu 2 thường là câu 3 điểmyêu cầu học sinh có kĩ năng làm bài văn nghị luận xã hội (nghị luận về tư tưởngđạo lí, nghị luận về sự việc hiện tượng đời sống) Câu 3 thường là câu chiếm 5điểm trở lên, dạng câu này yêu cầu học sinh biết làm bài nghị luận về văn học, cụthể là dạng nghị luận về bài thơ- đoạn thơ hoặc nghị luận về tác phẩm truyện, đọantrích

1.3 Trước yêu cầu đòi hỏi nói trên là giáo viên trực tiếp giảng dạy môn NgữVăn khối lớp 9 nhiều năm tôi trăn trở làm thế nào để rèn luyện được kĩ năng chohọc sinh giúp các em có kĩ năng làm tốt bài văn nghị luận Cũng như làm thế nào

để các em nắm được các bước cơ bản của từng dạng bài nghị luận trong sách giáokhoa Ngữ Văn- Tập 2- Lớp 9 Làm thế nào để các em hứng thú, thích học Văn,say mê tìm tòi hứng thú trước một đề văn Và cái đích cuối cùng đó là kết quảphân môn Văn các em thi vào trường THPT các em đạt điểm số cao

2 Cơ sở lí luận của vấn đề.

Trang 5

Ở chương trình tập làm văn lớp 9 các em tiếp cận với dạng nghị luận xã hội

và nghị luận văn học Nghị luận văn học bao giờ cũng là nội dung và phương thứcbiểu đạt (nghệ thuật) là trình bày những nhận xét, đánh giá của mình về nhân vật,

sự kiện chủ đề… thì nghị luận xã hội là bộc lộ những quan điểm của mình trướcvấn đề xã hội Mà vấn đề xã hội không giống vấn đề văn chương, Goethe đã từngnói“Nếu coi văn chương là lí thuyết thì xã hội chính là cuộc đời Mọi lí thuyết đềumàu xám chỉ có cây đời mãi mãi xanh tươi”, ở đây màu xám ta hiểu theo một nétnghĩa nào đó là cái chuẩn mực có đơn vị kiến thức cơ bản đã được cung cấp, còncây đời- cuộc đời xã hội thì muôn màu muôn vẻ, phong phú, đa dạng có rất nhiềugóc độ để soi chiếu Văn nghị luận nói chung là dùng lí lẽ, dẫn chứng để làm sáng

tỏ một vấn đề nào đó từ đó thuyết phục người đọc người nghe

Làm văn nghị luận xã hội quả thật không dễ với đông đảo học sinh bởi kiểubài này không chỉ đòi hỏi kĩ năng lập luận mà còn là sự thể hiện vốn sống, ý thứcquan tâm đến xã hội, bản lĩnh tư duy độc lập và một thế giới tâm hồn phong phúnhạy cảm chân thành Nghị luận xã hội là loại hình văn bản quan trọng với họcsinh Vì sau này khi các em học xong phổ thông thì có phải ai cũng đi vào conđường văn chương đâu Nhưng ai chẳng phải đối diện với những vấn đề xã hội.Trong cuộc sống nhiều trường hợp ta buộc phải giải thích, bày tỏ quan điểm, thái

độ tư tưởng của mình trước một vấn đề nào đó và phải thuyết phục ai đó nghe theomình, tin mình hoặc thuyết phục họ tin theo lẽ phải Ví dụ đơn giản như trong nhàtrường ta muốn khuyên bạn của ta tránh xa trò chơi điện tử, hay khuyên bạn khôngnên học vẹt học tủ Trong gia đình ta muốn thuyết phục bố bỏ thuốc lá hoặc thôi

cờ bạc rượu chè…, một cô giáo trình bày với hiệu trưởng về sự bất hợp lí khi đuổihọc một em học sinh, tất cả đều có chung một mục đích đó là thuyết người nghetán thành ý kiến của mình Như vậy thực chất là họ đang làm văn nghị luận trongđời sống Nghị luận xã hội tồn tại ở một số dạng như: nghị luận về tư tưởng đạo lí,nghị luận về một hiện tượng, sự việc trong đời sống Muốn học sinh làm được

Trang 6

kiểu bài này thì giáo viên cần chỉ các bước làm bài văn, các bước làm bài văn nghịluận xã hội nói riêng và các kiểu văn nghị luận khác nói chung

3 Thực trạng của vấn đề.

3.1 Thuận lợi

3.1.1 Giáo viên dạy:

Bản thân tôi đã có nhiều năm thâm niên công tác, nhiều năm dạy văn lớp 9nhiều năm được nhà trường tin tưởng giao nhiệm vụ ôn thi môn ngữ văn 9 để các

em tham gia vào kì thi tuyển vào THPT Chính vì lẽ đó tôi đã phải nghiên cứu tìm

ra phương pháp giảng dạy đơn giản nhất để truyền đạt giúp học sinh hiểu đượccách làm bài nghị luận xã hội hiệu quả nhất

Giáo viên dạy đã chuẩn bị bài soạn giáo án tương đối tốt, có ý thức đổi mớiphương pháp học tập việc dạy học lấy học sinh làm trung tâm Giáo viên tổ chức,hướng dẫn cách thức làm bài, luyện các dạng đề khác nhau giúp học sinh hìnhthành kĩ năng làm bài nghị luận

3.1.2 Về phía học sinh

Đa số các em đã xác định được mục đích của việc học, có ý chí phấn đấu để

đỗ được vào THPT với số điểm cao nhất, nhiều em có ý thức ôn học tốt, tích cựctìm tòi các dạng bài nghị luận, có ý thức tự bổ sung kiến thức, say mê trước mỗi

đề văn mà giáo viên giao cho

Các em đã được tiếp xúc và học dạng văn nghị luận về một sự việc hiệntượng xã hội và nghị luận về vấn đề tư tưởng đạo lí từ lớp 7 nên các em đã biết vàhình dung cách làm kiểu bài này

3.2 Khó khăn

3.2.1 Giáo viên dạy:

Giáo viên cũng không thích dạy các tiết tập làm văn bằng các tiết văn bản vàcác tiết tiếng Việt nên ít thày cô chọn các tiết hội giảng, tiết chuyên đề ngoại khóa

về tập làm văn Thậm chí ngay trong các kì thi giáo viên giỏi các cấp các thầy côcũng không muốn dạy tiết tập làm văn

Trang 7

Giáo viên đã có ý thức ra bài tập rèn luyện kĩ năng làm văn cho học sinh tuynhiên hệ thống bài tập chưa nhiều, đôi khi chưa cung cấp đầy đủ cách làm cácdạng văn nghị luận dẫn đến học sinh lúng túng khi xác định hệ thống luận điểm

3.2 2 Về phía học sinh học:

Những năm gần đây học sinh có xu thế ngại học văn, sợ học văn hầu hết các

em không hững thú với việc học văn mà chủ yếu thiên về các môn tự nhiên dẫnđến kĩ năng làm văn của nhiều học sinh còn hạn chế, nhiều học sinh đứng trướcmột đề văn các em không xác định được yêu cầu của đề bài, không phân định rõ

đó là dạng nghị luận gì, từ đó khó có thể xác định và tìm được hướng đi của bài,thậm chí các em chỉ làm qua loa, đại khái cho xong có em còn làm lạc đề hoặc kếtcấu bài làm thiếu ý, đoạn văn thiếu mạch lạc rõ ràng Cá biệt nhiều em không cầnsuy nghĩ cách làm, khi giáo viên giao đề văn thì ngay lập tức đi tìm sách thamkhảo để xem để chép hoặc dựa vào dàn ý cô giáo cho sẵn để làm dẫn đến bài viếtkhông linh hoạt khô cứng, không chân thật có phần gượng ép

Kiểu loại văn nghị luận xã hội phạm vi bao hàm của nó rất rộng đa dạngphong phú, muôn hình muôn vẻ mà thời lượng dành cho các tiết lí thuyết còn ítdẫn đến kĩ năng làm bài còn hạn chế

Kiểu bài nghị luận xã hội các em đã được học ở lớp 7 nhưng hầu hết học sinhlâu ngày đã phôi pha dần quên mất kiến thức lí thuyết Trong khi đó cuối năm khi

đi thi lại yêu cầu đòi hỏi học sinh phải thuần thục cách làm các dạng văn nghị luậnnày để các em làm tốt bài thi vào THPT nên đây là vấn đề trăn trở đối với giáoviên trực tiếp dạy Văn, nhất là Văn 9 làm thế nào các em hiểu đề bài, xác địnhđược các luận điểm của bài văn đảm bảo đủ ý, các ý sắp xếp theo trình tự hợp lí,bài nghị luận của các em đủ sức thuyết phục người khác vấn đề mà đưa ra bànluận

Nguyên nhân hạn chế.

Nguyên nhân khách quan:

Trang 8

Thực tế ngày nay đại bộ phận học sinh ngại học văn, sợ học văn, thiên hướngcủa các em thích đi vào các môn tự nhiên hơn dẫn đến lúng túng trong cách làmvăn Vậy nguyên nhân do đâu? Do xã hội ngày một phát triển đi lên theo hướngcông nghiệp hóa- hiện đại hóa, do cơ chế thị trường, do định hướng lệch lạc từ giađình nhiều phụ huynh coi nhẹ việc học các môn xã hội nói chung và phân mônvăn nói riêng, do học sinh có nhiều trò cuốn hút, ham chơi, lười học nên ngàycàng có nhiều học sinh lười học văn, ngại học văn.

Chương trình văn nghị luận rất rộng và khó hơn dạng nghị luận văn học, làmkiểu bài này các em khó “tán” hơn bởi văn nghị luận xã hội đòi hỏi người viết phải

có vốn tri thức hiểu biết đời sống xã hội diễn ra xung quanh mình thì các em mớilập luận thuyết phục người khác được Vì thế mà học sinh thấy khó thấy lúngtúng

Học sinh hiện nay học nhiều môn, môn nào cũng có yêu cầu đòi hỏi cao từgiáo viên giảng dạy nên các em cảm thấy mệt mỏi quá sức không có thời gianchuyên tâm vào các môn chính, việc học trở nên dàn trải, các em lo làm sao có bàithuộc bài để ngày mai giáo viên kiểm tra Ngoài ra chưa kể đến áp lực của cáchoạt động khác mà các em bắt buộc phải tham gia đó là các cuộc thi do Đội, Đoàn

… phát động

Nhiều bậc phụ huynh học sinh do mải làm ăn bươn trải cuộc sống, rất nhiều

em hiện bố mẹ đi nước ngoài ở nhà với ông bà già hoặc ở với cô, dì, chú, bác nênviệc đốc học tập của con em mình ôn học còn hạn chế Đây cũng là một trongnhững nguyên nhân dẫn đến chất lượng học và ý thức học của học sinh giảm sút

Nguyên nhân chủ quan:

Nhiều em học sinh chưa chú ý chuyên tâm vào việc học nên không có ý thứctìm tòi học hỏi, một bộ phận không nhỏ các em học sinh đến lớp mà không chuẩn

bị bài và làm bài tập được giao hoặc có chuẩn bị cũng chỉ là sự miễn cưỡng chốngđối, có học sinh không tự làm bài mà mượn vở của bạn, chép trong sách thamkhảo để đối phó với cô giáo khi bị kiểm tra

Trang 9

Bảng 1: Kết quả khảo sát đầu năm

Từ kết quả bài kiểm tra đầu tiên tôi nhận thấy học sinh nhiều em chưa biếtcách làm bài nghị luận xã hội, hầu hết bài làm của các em thiếu ý, các ý sắp xếptheo trình tự chưa hợp lí, hết một ý- một luận điểm học sinh không phải tách ý,tách đoạn chuyển ý chuyển đoạn Về hành văn thì chưa lưu loát, lí lẽ dẫn chứngchưa đủ tính thuyết phục, chưa biết liên hệ và nêu bài học cho bản thân…Cá biệtcòn có em không hiểu trước đề bài đó thì cần triển khai những ý chính nào Xuấtphát từ thực tế đó tôi xin đưa ra một số giải pháp giúp các em có kĩ năng làm bàivăn nghị luận xã hội

4 Các giải pháp, biện pháp thực hiện

4.1 Hướng dẫn học sinh nắm được thế nào là nghị luận xã hội

Nghị luận xã hội thực chất là trình bày quan điểm thái độ của mình về mộtvấn đề xã hội nào đó được nêu ở phần đề bài bằng hình thức bình và bàn luận mởrộng Từ đó đưa ra bài học cho bản thân, nhận thức được điều gì đó sau khi bànluận và tự nêu được hành động hoặc đề xuất biện pháp góp phần làm cho vấn đềbàn luận tốt đẹp hơn trong cuộc sống

Trang 10

4.2 Phân biệt dạng bài nghị luận:

Khi cầm đề trên tay học sinh cần ngay lập tức xác định đó là dạng đề nào, nó

là hiện tượng sự kiện hay là tư tưởng đạo lí, nhiều khi ranh giới để xác định rấtmong manh thậm chí đan hòa với nhau Để học sinh xác định được đề thuộc dạngthứ nhất hay dạng thứ hai thì cần đi vào hiểu khái niệm của từng dạng bài nhưsau:

4.2.1 Nghị luận về một sự việc hiện tượng đời sống là bàn về một sự việc hiệntượng đời sống xã hội có ý nghĩa đáng khen đáng chê hay đáng suy nghĩ

Ví dụ sự việc hiện tượng đáng khen như tấm gương học sinh nghèo vượt khóhay các cuộc vận động giúp đỡ đồng bào bão lụt….Sự việc hiện tượng đáng chê,đáng suy nghĩ như: bàn về việc học tập: học tủ học vẹt hay tiêu cực trong thi cử,vấn đề ô nhiễm môi trường, tai nạn giao thông…

4.2.2 Nghị luận về vấn đề tư tưởng đạo lí là bàn về lĩnh vực tư tưởng, đạo đức, lốisống…của con người Các vấn đề thường gặp là:

- Vấn đề nhận thức: lí tưởng, mục đích sống…

- Tâm hồn tính cách: lòng yêu nước, tính trung thực, khiêm tốn…

- Quan hệ gia đình như: tình mẫu tử, tình phụ tử…

- Quan hệ xã hội: tình yêu, tình bạn

- Cách ứng xử của mọi người trong cuộc sống

4 3 Hướng dẫn xác định yêu cầu của từng kiểu bài nghị luận xã hội.

4.3.1 Yêu cầu về nội dung:

4.3.1.1 Yêu cầu của kiểu bài nghị luận về sự việc hiện tượng đời sống yêu cầu làphân tích mặt đúng, mặt sai, mặt lợi, mặt hại chỉ ra nguyên nhân, bày tỏ thái độ, ýkiến nhận định của người viết

4.3.1.2 Yêu cầu của kiểu bài nghị luận về tư tưởng, đạo lí phải làm sáng tỏ bằngcách giải thích, chứng minh, so sánh, đối chiếu để chỉ ra chỗ đúng, chỗ sai của mộtvấn đề tư tưởng nào đó

4.3.2 Yêu cầu về hình thức:

Trang 11

- Bài văn nghị luận xã hội mức độ yêu cầu của đề thi có dung lượng khoảng 1trang giấy thi

- Bố cục đủ ba phần (mở bài, thân bài, kết bài) phần thân bài được tổ chức thànhmột số đoạn văn

- Lập luận rõ ràng, chặt chẽ, kết hợp các dẫn chứng thuyết phục, lời văn trongsáng, diễn đạt lưu loát, trình bày sáng sủa

4 4 Hướng dẫn học sinh các bước làm bài văn nghị luận xã hội.

Thao tác làm bài văn nghị luận trải qua 5 bước: Tìm hiểu đề, tìm ý, lập dàn

ý, viết bài, đọc và sửa bài

4.4.1 Bước 1: Tìm hiểu đề

Đây là bước cực kì quan trọng trong khi làm bài văn song thực tế học sinhthường chủ quan ở bước này Bước tìm hiểu đề nếu các em xác định tốt thì bài làmđúng hướng, đủ ý còn ngược lại nhiều em vội vàng hấp tấp chưa chú ý cẩn trọngkhi tìm hiểu đề nên dẫn đến làm bài thiếu ý hoặc làm lạc đề, không đúng yêu cầucủa đề bài Để khắc phục tình trạng trên tôi đã hướng dẫn học sinh tự đặt câu hỏi

và tự trả lời

- Đề thuộc dạng đề gì? ( nghị luận về sự việc hiện tượng đời sống hay nghị luận về

tư tưởng, đạo lí)

- Yêu cầu về nội dung của đề: nêu suy nghĩ, bày tỏ quan điểm, thái độ

- Tri thức cần có là gì? ( những hiểu biết về vấn đề nghị luận, tri thức về đời sống)

4.4.2 Bước 2: Tìm ý

Bất kì bài văn nào cũng cần tìm ra các ý chính- tìm ra hệ thống luận điểmchính, khung sườn cho bài văn Vậy làm thế nào để tìm được ý? Sau khi các emxác định được kiểu dạng bài nghị luận thì các em bám vào từ khóa để lập ý, các từkhóa của từng kiểu bài nghị luận học sinh cần bám vào đó là:

Kiểu bài nghị luận về sự việc, hiện tượng đời sống: giải thích(nếu cần), thựctrạng; nguyên nhân; hậu quả; biện pháp

Kiểu bài nghị luận về tư tưởng đạo lí: giải thích; phân tích; bác bỏ; đánh giá

Trang 12

Để thực hiện bước tìm ý học sinh bắt buộc tự đặt câu hỏi và lập ý cho bài văn.

Ví dụ1: Cho đề bài: Tuổi trẻ học đường suy nghĩ và hành động như thế nào

để góp phần giảm thiểu tai nạn giao thông

- Tai nạn giao thông là gì?

- Thực trạng tai nạn giao thông? Diễn ra ở đâu ? Nhờ đâu mà em biết được điều đó? Dẫn chứng bằng số liệu cụ thể về số vụ việc, người và vụ mà em biết.

- Nguyên nhân dẫn đến thực trạng trên (khách quan và chủ quan)

- Hậu quả xấu gây ra là gi? (ảnh hưởng đến bản thân, gia đình, xã hội như thế nào?)

- Biện pháp khắc phục (với cá nhân, với cộng đồng xã hội, đề nghị với cơ quan chức năng…)

4.4.3 Bước 3: Lập dàn ý

Làm bài văn giống như dựng một ngôi nhà trước hết phải đủ vật liệu cần thiết,vật liệu ở đây chính là các luận điểm, luận cứ, các ý lớn, ý nhỏ, các dẫn chứng.Sau khi chuẩn bị để viết bài người viết tiến hành dựng khung cho ngôi nhà haycòn gọi làm đề cương, lập dàn ý cho bài viết Đây là bước quan trọng vì không thểviết bài mà không lập dàn ý Ngay cả những cây bút chuyên nghiệp cũng phải có

đề cương trước khi viết Đành rằng phải hiểu đề cương một cách linh hoạt dàn ý

có thể viết ra giấy nháp nhưng cũng có thể là ý ở trong đầu người viết Miễn làtrước khi viết mô hình bài viết cần được hình thành với những ý và sự sắp xếp các

ý để làm nổi bật vấn đề mà mình muốn làm sáng tỏ Trong nhà trường học sinhđang ở giai đoạn học tập và rèn luyện vì thế bắt buộc phải lập dàn ý ra giấy.Không thể làm tắt hoặc bắt chước một số cây bút chuyên nghiệp Thực chất mụcđích của lập dàn ý ra giấy là buộc người viết phải động não suy nghĩ trước khiviết

Dàn bài của bài văn nghị luận có ba phần, nhiệm vụ của từng phần rất rõ, tuynhiên các phần nhiều khi rất linh hoạt sau đây giáo viên cung cấp dàn ý chỉ mang

Trang 13

tính chất gợi ý tham khảo, học sinh có thể thay đổi thêm bớt, đảo vị trí sao chophù hợp với yêu cầu nghị luận.

4.3.3.1 Dàn ý bài văn nghị luận về sự việc hiện tượng đời sống.

4.4.3.1.1 Mở bài: Giới thiệu sự việc, hiện tượng có vấn đề

- LĐ4: Hậu quả của vấn đề nghị luận, hậu quả xấu hoặc kết quả tốt

- LĐ5: Biện pháp khắc phục hậu quả ( đưa ra từng biện pháp : với cá nhân, giađình, xã hội

4.4.3.1 3 Kết bài: Nêu suy nghĩ bài học và lời khuyên rút ra đối với mọi người

* Lưu ý khi làm kiểu bài này các ý có thể linh hoạt đổi vị trí cho nhau hoặc có thểgộp ý cho dễ diễn đạt (chẳng hạn có thể gộp nguyên nhân và hậu quả luôn hoặcsau khi nêu thực trạng thì nêu luôn hậu quả của nó có ảnh hưởng tích cực, tiêu cựctrong đời sống) chú ý liên hệ tình hình thực tế xã hội, địa phương nơi em sinhsống để tăng tính thuyết phục

Ví dụ 2 Lập dàn ý cho đề bài sau: Bàn về học tập: học vẹt, học tủ.

Giáo viên có thể hướng dẫn học sinh lập dàn ý như sau:

1 Mở bài: Giới thiệu sự việc, hiện tượng

Trang 14

cũng có các hiện tượng này, các bạn học không đều, học vẹt học tủ nên bài kiểmtra bài thì điểm rất cao, bài lại có điểm rất thấp

- Nguyên nhân là do đâu ? Do nguyên nhân khách quan và nguyên nhân chủ quan(do bản thân ý thức việc học tập không tốt, do gia đình không đốc thúc, quan tâmđến việc học hành của con cái hoặc gia đình tạo áp lực học tập dẫn đến con cáiphải học tập một cách gượng ép không thoải mái, chỉ biết học thuộc cho xong, domôi trường giáo dục chưa chú ý đến lực học học của học sinh thúc giục quá họcsinh đành phải học vẹt, học tủ cho qua

- Hậu quả của việc học tủ, học vẹt chỉ có lợi ngay trước mắt nhưng lại rất có hạicho bản thân, gia đình, và xã hội

- Từ hậu quả nêu trên cần bày tỏ quan điểm bác bỏ, phê phán lối học này, tuynhiên không nên xa lánh học mà cần gần gũi, giúp đỡ để họ hiểu và thực hiện tốthơn

- Giải pháp : Cần làm gì để ngăn chặn hiện tượng này ? Đối với bản thân, với giađình, dòng họ với xã hội

3 Kết bài : Bài học thấm thía sâu sắc và đưa ra lời khuyên

4.4.3.2 Dàn ý bài văn nghị luận về vấn đề tư tưởng, đạo lí.

- LĐ 2: Phân tích cũng tùy vào đề để phân tích, nếu đề nghị luận về câu tục ngữ,

ca dao, một nhận định, một câu thì người viết cần bày tỏ quan điểm của mình,khẳng định phần giải thích là đúng hay sai, lấy dẫn chứng để chứng minh

Trang 15

Nếu là đề nghị luận mảng tâm hồn, tính cách thì phần phân tích cần chỉ rõbiểu hiện như thế nào, vì sao phải như thế Dùng dẫn chứng lí lẽ để thuyết phục.

- LĐ3: Bác bỏ- phê phán những biểu hiện sai lệch, bác bỏ cái xấu, cái tiêu cực vàbênh vực cái tốt cái tích cực

- LĐ4: Đánh giá vấn đề tư tưởng, đạo lí, làm gì để đạt được mục tiêu đã bàn luậnphân tích ở trên

4.4.3.2.3 Kết bài: Khái quát khẳng định lại vấn đề

Bài học sâu sắc, lời khuyên và mong ước hướng tới điều tốt đẹp

4.4.4 Bước 4: Hướng dẫn học sinh viết bài.

Từ dàn ý có sẵn các em có thể viết thành đoạn văn, bài văn Giáo viên hướngdẫn các em viết thành đoạn văn tiêu biểu: đoạn mở bài, thân bài, kết bài

4.4.4.1: Hướng dẫn viết mở bài:

Học sinh rất lúng túng khó khăn khi viết mở bài vì chưa biết cách để viết tốtphần mở bài nên giáo viên cần hướng dẫn học sinh viết mở bài hãy chú ý

Mở bài là đoạn văn khởi đầu cần giới thiệu được vấn đề nghị luận đã đượcđặt ra ở phần đề bài để lát nữa phần thân bài sẽ đi giải quyết Vì thế mở bài khôngđược lấn sâu vào phần thân bài như giải thích, nhận xét, đánh giá

Ví dụ viết phần mở bài cho đề sau: Suy nghĩ về đức hi sinh

Con người Việt Nam đã từ lâu có nhiều phẩm chất đạo đức tốt đẹp như nhân nghĩa, thủy chung, cần cù, chăm chỉ, dũng cảm…Một trong những phẩm chất tốt đẹp ấy đó là đức hi sinh Vậy chúng ta nên hiểu thế nào về đức tính này tôi và các bạn cùng bàn luận nhé.

4.4.4.2 Hướng dẫn viết thân bài:

Phần thân bài bao hàm nhiều ý để làm sáng tỏ vấn đề nghị luận (nhiều luậnđiểm) mỗi luận điểm là một đoạn văn, đoạn văn ấy phải đúng quy cách:

Về hình thức của đoạn văn viết hoa đầu đoạn, hết đoạn có dấu chấm câu, cáccâu văn trong đoạn văn phải sắp xếp theo trình tự hợp lí Về nội dung các câu văntrong đoạn văn đều phải tập chung làm sáng rõ chủ để của đoạn văn, đoạn văn ấy

Trang 16

có câu mang luận điểm, các câu khác trong đoạn làm nhiệm vụ tập chung làmsáng tỏ cho câu mang luận điểm Tương tự như vậy các đoạn văn trong bài văncần tập chung làm sáng tỏ cho luận đề của bài văn Mỗi đoạn văn có một nội dungđộc lập và diễn đạt lưu loát, hành văn trong sáng có sử dụng lí lẽ dẫn chứng đểchứng minh thuyết phục người đọc người nghe.

Giữa các đoạn văn (các luận điểm) cần có sự liên kết, chuyển ý, chuyển đoạnnhịp nhàng bằng các phép liên kết đã học để bài văn mượt mà, tránh gò bó, máymóc, công thức

Ví dụ viết đoạn văn giải thích đức hi sinh là gì?

Trước tiên ta cần hiểu thế nào là đức hi sinh? “đức”ở đây là nói đến một đạo

đức, đức tính tốt đẹp trong cuộc sống “Hi sinh”là chịu thiệt, nhận phần thiệt thòi

về mình để cho người khác hưởng những điều tốt đẹp Hi sinh mang ý nghĩa cao

cả, cống hiến những điều mà bản thân đang có cho người khác vì mục đích caođẹp “Đức hi sinh” là sự cống hiến, hi sinh bản thân mình vì người khác, vì nghĩalớn Người có đức hi sinh là người biết đặt lợi ích của người khác cũng như lợi íchcủa đất nước lên trên lợi ích của chính mình, sẵn sàng đối đầu với mọi gian khổkhó khăn vì mục đích cao cả tốt đẹp mà mình hướng tới Có thể nói sự hi sinh vì lítưởng cao đẹp là thứ vĩ đại, thiêng liêng và đẹp đẽ nhất trên thế giới này

4.4.4.3: Hướng dẫn viết kết bài:

Phần kết bài cũng là phần quan trọng làm không chỉ làm nhiệm vụ khép lại bàivăn mà còn khẳng định lại vấn đề đã nghị luận ở trên, bày tỏ quan điểm và nêu lờikhuyên bổ ích của tư tưởng, đạo lí đã nêu

4.4.5 Hướng dẫn học sinh đọc và sửa bài.

Thực tế học sinh không hay thực hiện bước này Đây là bước tương đối quantrọng, sau khi hoàn thành bài viết cần đọc lại để sửa lỗi như lỗi chính tả, lỗi diễnđạt, lỗi đánh dấu câu phải kiểm tra soát lỗi thật chính xác rồi mới nộp bài Vậy

vì sao học sinh không hay thực hiện bước này, cũng có nhiều lí do có thể do các

em thiếu giờ không đủ thời gian để đọc kiểm tra lại bài, nhưng một trong những lí

Trang 17

do khác nữa là các em chủ quan hoặc một số em lười nhác Giáo viên cần lưu ýhọc sinh khắc phục lỗi này và yêu cầu các em khi viết bài cần lưu ý thời gian, viếtphải đúng trúng ý tránh dài dòng, lan man mà thiếu thời gian đọc và sửa lỗi

Giáo án minh họa tôi đã tiến hành dạy hai tiết dạng kiểu bài nghị luận về

vấn đề tư tưởng, đạo lí:

Tiết 114 và 115 – Tập làm văn CÁCH LÀM BÀI VĂN NGHỊ LUẬN VỀ TƯ TƯỞNG, ĐẠO LÍ.

(Nằm ở phần phụ lục 3)

5 Kết quả đạt được

Trên đây là một số biện pháp tôi đưa ra để chia sẻ với mọi người nhằm nâng

cao chất lượng khi dạy kiểu bài nghị luận xã hội, giúp học sinh hiểu và thuần thụccách làm bài văn nghị luận xã hội

Đề khảo sát ( phụ lục 4) Sau khi áp dụng các biện pháp trên tôi đã tiến hành

ra đề bài cho đề học sinh viết bài, giáo viên thu chấm bài và kết quả bài viết cụthể :

Bảng 2: Kết quả khảo sát sau khi áp dụng các biện pháp

Từ kết quả trên tôi thấy có sự thay đổi đáng khích lệ, học sinh tiến bộ hơn

số lượng bài làm đạt bài giỏi và khá tăng lên, ở lớp 9A tỉ lệ giỏi tăng từ 5,5% đến17,1%, khá tăng từ 45,8% lên 60,1% bài trung bình giảm từ 45,8% xuống 22,8%,

tỉ lệ học sinh yếu không còn nữa, vì lớp 9A là lớp đối tượng một Ở lớp 9C tỉ lệhọc sinh khá tăng từ 14,7% lên 23,75 trung bình tăng 64,7% lên 70,5% còn tỉ lệbài yếu giảm rõ rệt từ 20,6% xuống còn 5,8% , điều này chứng tỏ

5.1 Về kiến thức: Học sinh đã hiểu và nắm được cách làm một bài nghị luận xã

hội, biết trình bày quan điểm thái độ của mình về một vấn đề xã hội bằng hìnhthức bình và bàn luận mở rộng Nêu được bài học cho bản thân, đề xuất biện pháp

cụ thể Biết cách tìm hiểu đề, lập dàn ý, viết bài văn nghị luận Đa số bài viết đã

Trang 18

đáp ứng được yêu cầu của đề giúp các em đạt kết quả cao trong bài viết tập làmvăn số 5 và tương lai trong kì thi tuyển vào THPT sẽ đạt kết quả cao hơn nămtrước

5.2 Về kĩ năng: Trong quá trình làm bài rèn luyện được kĩ năng quan sát, khả

năng diễn đạt, khả năng lập luận, rèn kĩ năng dựng đoạn, viết bài

5.3: Về thái độ: sau thời gian thực hiện sáng kiến tôi thấy thái độ của các em học

sinh khác hẳn, nếu trước đây các em rất sợ làm văn, ngại làm văn, lúng túng trướcmột đề văn thì nay các em không còn ngại và sợ làm văn như trước, các em tỏ ratích cực, hăng hái chủ động hứng thú khi giáo viên giao đề Các em bắt ta vào làmvăn thực hiện và tuân thủ các bước tạo lập một văn bản: tìm hiểu đề, lập dàn ý,viết bài sau đó đọc và sửa bài trước khi nộp bài Đặc biệt nhiều em còn có ý thứcchủ động tìm tòi nghiên cứu tham khảo trên nhiều kênh thông tin khác nhau để bổsung nâng cao nhận thức tầm hiểu biết về xã hội từ đó giúp các em hiểu hơn vềxung quanh có vốn sống giúp các em làm bài nghị luận xã hội tốt hơn

6 Điều kiện để áp dụng sáng kiến.

Giáo viên phải có ý thức học hỏi đào sâu chuyên môn, luôn trăn trở với kếtquả của học sinh sau mỗi bài kiểm tra và sau kì thi tuyển vào THPT Sáng kiến cóthể triển khai trong tổ chuyên môn, trong nhà trường cho giáo viên đang trực tiếpdạy môn Văn

Phải phối hợp chặt chẽ với phụ huynh học sinh và với các lực lượng giáo dục khác

Học sinh phải có ý thức học tập tốt, tự tìm tòi chủ động lĩnh hội và tích lũykiến thức cho chính chính mình Phải có yếu tố học trò say mê, ham học thì việcthầy hướng dẫn mới có hiệu quả

Nhà trường cũng đầu tư cơ sở vật chất trang thiết bị, tài liệu sách tham khảophục vụ cho việc dạy và học của thầy và trò Ngoài ra cũng cần có sự hỗ trợ củacác đồng chí đồng nghiệp và các cấp chính quyền và của ngành giáo dục

Trang 19

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

1 Kết luận

Nội dung nghiên cứu mà tôi đưa ra khá phong phú đòi hỏi sự kiên trì Ởsáng kiến này tôi đã đưa ra nội dung các giải pháp để tiến hành dạy kiểu bài nghịluận xã hội Trong đó đánh giá thực trạng mặt thuận lợi và khó khăn của việc dạyhọc văn nói chung và làm kiểu bài nghị luận nói riêng, tìm nguyên nhân, các giảipháp từ đó tôi thấy có sự chuyển biến tích cực và rõ rệt nhưng vẫn còn hạn chế

Ngày đăng: 26/07/2016, 15:05

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w