4. Phƣơng pháp nghiên cứu
2.2.2. Cái đói và miếng ăn thử thách ghê gớm của người trí thức
Tình hình xã hội ngột ngạt, nạn đói lan tràn, vây lấy con người, nó ló đầu vào mọi nhà, mọi số phận. Không chỉ nông dân phải gánh chịu hậu quả của cái đói mà những trí thức nghèo cũng cùng chung một cảnh ngộ, với bao lo toan, căng thẳng vì miếng cơm manh áo. Bao số phận thê thảm của những gia đình trí thức mòn mỏi, tan tác vì thất nghiệp, vì đói khát.
Trong bức tranh chung về cuộc sống người tiểu tư sản nghèo, Nam Cao đã góp vào những nét bút rất mực chân thực và sắc sảo làm cho hình ảnh vừa bi hài của lớp người này trở nên đầy ám ảnh.
Đi sâu vào từng tác phẩm Nam Cao viết về người trí thức ta thấy các nhân vật của ông rất gần nhau về hoàn cảnh sống. Cuộc sống diễn ra xung quanh họ ngột ngạt, tù túng nhưng lại đầy bất trắc. Trước hết là cuộc sống vật chất của họ vô cùng điêu đứng khổ sở. Họ luôn là những người phải chống chọi tới kiệt sức với cái đói cái khổ của kiếp người. Họ ở trong tư thế co ro thảm hại vì đời sống bấp bênh. Cái đói đang trực tiếp đe dọa cuộc sống của họ. Đối với họ cuộc sống là một chuỗi ngày dài lo âu. Ngày này sang ngày khác không lúc nào những người này không phải bận tâm đến bữa cơm manh áo “Làm chết người cũng chỉ vì mỗi ngày mấy bữa cơm, ngoài ra chẳng có một chút lạc thú nào khác nữa, chẳng có một cái hi vọng gì hơn nữa” [3, 579]. Những tưởng năm tháng đi qua, cuộc đời của anh trí thức sẽ sáng sủa hơn, hi vọng hơn một chút. Nhưng không! Không có một chút khấm khá nào hơn qua năm tháng. Từ một gia đình chưa đến nỗi nào là nghèo khổ họ rơi vào cảnh ngộ đáng thương. Tất cả mọi thứ trong gia đình riêng của họ giờ đây đều đổi khác. Đồng quà tấm bánh cho con cũng đành phải quên đi, quần áo cũng phải nhuộm nâu để đỡ tốn xà phòng “Cơm mỗi ngày cũng chỉ được một bữa trưa”. Tất cả họ mòn mỏi, chết dần trong tuyệt vọng giữa vòng vây tỏa của cái đói.
Để giải thoát khỏi sự bủa vây khủng khiếp ấy, người trí thức đã phải vật lộn với sinh kế gần như hết cả hơi sức. Biết làm gì cho cuộc sống đỡ vất vả hơn? Họ cố gắng mãi mà cuộc sống không buông tha cho họ. Thật đáng thương khi cuộc đời của họ không có một chút lạc thú, không một giây phút thảnh thơi, được nghỉ ngơi sau mỗi ngày vất vả lo cho miếng ăn. Cái đói cứ ám ảnh họ trong từng giây từng phút, lách vào từng ý nghĩ, từng suy tính cùng cực chi li. Người trí thức vốn rất ghét sự tính toán. Thế nhưng họ không thể trốn tránh được thực tế ấy. Trong cơn đói ngấu nghiến họ phải tính xem nên ăn gì cho phù hợp với túi tiền lép kẹp của một anh chàng thất nghiệp: “Hắn cố xua hình ảnh một bát phở bốc khói ra khỏi trí. Bởi vì phở thì ngon thật. Nhưng mà đắt. Mà lại lõng bõng nhiều nước quá. Tiếng rằng
một bát, nhưng nếu chỉ kể nguyên bánh và thịt, khó mà ăn được năm miếng thỏa. Đúng hai hào một bát. Biết ăn mấy bát? Nhiều, không đào đâu ra tiền được, ít, dở miệng, càng thêm khổ, mà lát nữa ra đến ngoài kia, tiểu tiện tòe một cái lại đâu vào
đấy: bụng đói hoàn đói. Thà làm mấy hào cơm cho chắc dạ…” [3, 396].
Cái đói cứ cận kề đe dọa đời sống của họ khiến họ luôn bị ám ảnh, giày vò không thể nghĩ gì khác ngoài những lo lắng, toan tính vụn vặt về miếng cơm manh áo. Ở chương X khi Thứ dọn sang ở nhà trọ nhà ông Học ăn bữa cơm ngon, canh ngọt do bà Hà nấu anh đã chạnh lòng nhớ về quê nhà, nơi mà “bảy đồng bạc có thể đủ cho cả một gia đình: hai vợ chồng, một con, một đứa ở ăn. Ở nhà quê mỗi người chỉ ăn hết ba xu. Còn hồi thóc hào tám một thùng, mỗi người chỉ ăn chừng một xu
hoặc xu rưỡi hai xu…” [3, 630]. Cứ thế quá khứ tái hiện lại những cảnh đói khát
của người dân quê anh và cả gia đình anh. Sau đó trở về hiện tại: “Mâm cỗ có hai bát cá riêu, San, Thứ bàn nhau hai người ăn chung một bát thôi, còn để bát kia nguyên vẹn để bà cụ Hà không phải ăn thừa” [3, 632]. Những dòng suy nghĩ về miếng ăn miên man mãi không thôi: vừa ăn Thứ lại vừa tính toán về công ăn việc làm của người bà ruột đã bảy tám mươi tuổi của mình đang sống túng đói ở quê nhà. “Hình ảnh bà cụ Hà hầu hạ cơm nước tuy cực khổ nhưng không phải một nắng hai sương và được ăn uống đầy đủ làm Thứ khát khao” [3, 632]. Trong bụng rất muốn rước bà lên tỉnh để thay chân cái bà già mình thuê thổi cơm tháng để “có thể
nuôi bà mỗi ngày hai bữa cơm như hai bữa cơm của bà Hà bây giờ” [3, 632]. Nhà
trí thức chỉ mong muốn bà đỡ khổ, chỉ ao ước được nuôi bà như nuôi đứa ở. Cái mộng chỉ có vậy mà ngày này sang ngày khác y phải tính toán đến nát óc ra rồi mà vẫn không thể thực hiện được.
Có thể nói rằng cái đói như một cái vòi bạch tuộc cứ quấn lấy chân người trí thức. Dường như họ được sống là để không ngớt bị phủ lên đầu bao nhiêu bất hạnh. Càng đi sâu vào vòng đời của người trí thức ta càng thấy họ đã phải trải qua những bi kịch rất khác nhau. Nhưng dẫu sao cuộc sống có vất vả đến thế nào họ vẫn phải sống. Gánh nặng trên vai mà họ phải gánh đó là nuôi sống gia đình, vợ con. Cho nên người trí thức của Nam Cao vẫn phải làm nhiều hơn cái sức “trói gà” của họ
cho phép họ làm, dù chỉ đảm bảo nuôi thân và nuôi gia đình. Nhưng muốn làm được không dễ. Cái nghèo, cái đói che lối đi của họ. Họ cố đứng lên và bước đi tiếp nhưng cuối cùng kết quả là nhiều nhân vật của Nam Cao đã phải trả những cái giá rất đắt trước thử thách ghê gớm của miếng cơm manh áo.
Trước tiên đó là những mất mát, hao mòn về thể xác do quá lao lực. Vì kế mưu sinh mà Đích đã phải đi đến một nơi xa lắm để làm. Công việc vất vả khiến Đích đã chuốc vào người một căn bệnh nan y và nó cứ tiêu dần, gặm dần cuộc sống của anh. Đến một ngày thân xác Đích chỉ còn như một cây khô bất động. Bệnh lao phổi của anh ngày càng trầm trọng. Đích thấy cái chết đã lởn vởn gần kề mình, không cách nào kéo dài thêm sự sống. Bạn bè Đích thấy buồn, thấy đau vì bất lực. Rồi họ khóc, khóc cho số phận ngắn ngủi của Đích hay khóc cho thảm cảnh chung của cuộc đời đen tối đang đẩy cả họ vào con đường chết?
Hoặc giả có những nhân vật tạng người vốn đã ốm yếu nhưng vẫn phải cố làm, làm để sống. Rồi đổ bệnh. Nhưng vẫn phải ăn phải sống nên lại vẫn phải cố làm để giết chết mình nhanh hơn. Hài trong Quên điều độ là một trường hợp như vậy. Anh mang trong mình một căn bệnh nguy hiểm. Anh phải dè sẻn từng đồng xu, ăn uống kham khổ mà cố cho đó là điều độ, vệ sinh. Chao ôi! Thật ra cái nhịp sống ấy cũng chỉ là lí do để che đậy cái nghèo đói của kẻ không tiền “Hắn ăn có chừng thôi và chỉ ăn rau. Rau đã lành lại rẻ. Không bao giờ uống rượu chỉ uống toàn nước lã. Uống nước lã đun sôi vừa lành vừa thanh đạm lại không tốn một đồng xu nhỏ. Hắn không hút thuốc lào, thuốc lá. Hắn không đi xem hát, xem chớp bóng để thì giờ mà ngủ. Hắn không đi xe để dùng cách đi bộ làm thể thao. Sự vệ sinh ra cũng rẻ. Thật là hợp với người không tiền” [3, 368]. Biết mình ốm yếu bệnh tật nhưng anh vẫn phải làm cật lực để kiếm sống, dù biết như vậy là đổi lấy cái chết nhưng anh ta tự nhủ: “thà cứ làm việc cho chết quách”. Bởi vì “Hắn không dạy thì chết đói. Có lẽ chết đói là một cách chết mà chúng ta sợ nhất trong bao nhiêu cách
chết. Ta có thể liều chết mà kiếm ăn” [3, 368]. Cứ thế và cứ thế cuộc sống nghèo
Thật đáng thương khi cuộc đời của người trí thức không có một chút lạc thú, không một giây phút thảnh thơi, được nghỉ ngơi sau mỗi ngày vất vả lo cho miếng ăn. Hiện lên trước mắt chúng ta là hình ảnh những anh trí thức gầy gò, những nếp nhăn hằn sâu, những đôi mắt mệt mỏi chán chường vì lo lắng. Cả cuộc đời họ không một tiếng cười lạc quan, thoải mái có chăng đó là tiếng cười đau xót, đầy uất nghẹn của những con người đau khổ vì sinh kế hoặc cười khi gặp những điều bực mình! Tiếng cười của họ đi ngược lại bản năng con người, đi ngược lại quy luật sinh học. Đau khổ và xót xa mà lại cười ư? Họ cười ra nước mắt, cười vì không thể khóc được nữa. Cái nghèo khổ tạo ra cho họ những quy luật riêng như thế “mỗi lần
tức giận hắn vội tìm ra một ý nghĩ ngộ nghĩnh gì để mà cười cho đỡ khổ” [3, 359].
Chúng ta không trách sao lại có người kì quặc đến thế. Nhưng biết làm thế nào, hoàn cảnh sống bắt buộc người ta phải vậy. Nếu không cười thì họ chỉ thấy toàn nỗi lo âu, bực dọc mà thôi: “Ấy là cái lo không có gạo ăn, không có tiền mua thuốc cho một mẹ già ốm hay một bát canh cúng cha, không có áo cho thằng em trai vào vụ rét sắp tới này, hay không tìm được chỗ gả chồng cho một đứa con gái nhan sắc
kém lại không có vốn. Những cái lo nhỏ nhặt, tủn mủn hơn nữa thế vẫn phải lo” [3,
68]. Vì vậy, đặt vào hoàn cảnh ấy ai cũng chỉ hành động được đến như thế mà thôi. Khi chịu quá nhiều nỗi đau, nước mắt không thể chảy ra ngoài được nữa, nó sẽ chảy ngược vào trong dồn nén và cuối cùng phát ra tiếng cười đầy phẫn uất.
Không chỉ tự tạo niềm vui cho mình bằng cách “cười”, họ còn đưa ra những triết lí khôi hài về miếng ăn và biện minh vì sao như thế: “Không phải những món ăn đắt tiền mới có thể ngon. Thật thế. Ngon hay không là tại miệng. Mà cái miệng đói thì ăn gì cũng ngon. À, thế thì cần gì phải ăn sang. Này, chỉ dăm ba hào là đủ, cùng lắm là đồng bạc, họ cũng có thể đãi nhau một bữa ăn ngon bằng một bữa đáng hàng chục bạc trong một hàng cơm tây. Đã ăn cốt chỉ ngon là được, có cần gì
sang? Ngon, thì họ thấy ngon rõ” [3, 73]. Cái triết lí ấy xem ra cũng đúng. Nhưng
có thật “miệng người đói ăn gì cũng ngon” không? Nếu đặt họ vào hoàn cảnh của người nông dân, khi đói phải ăn thứ “chè cám” thì liệu có ngon được hay không? Ở đây cái triết lí này của Nam Cao không đặt cho một tầng lớp cụ thể nào hết. Do đó,
ta có thể khái quát rộng ra để biết được dù sao chăng nữa cái triết lí trên kia cũng chỉ mang tính khôi hài chứ hoàn toàn không có ý thuyết phục ai. Âu, đó cũng chỉ là một phép “thắng lợi tinh thần” kiểu AQ của văn hào Lỗ Tấn. Còn có không ít triết lí rải rác trong sáng tác của Nam Cao về nhiều vần đề nhưng sâu xa vẫn cùng một nguyên nhân là do cuộc sống khổ cực, đói nghèo.
Điền (Nước mắt) là một người có học vậy mà cũng chỉ vì nghèo đói mà anh đã viện ra những lí do hết sức vô lí để bài bác thuốc men. Theo suy nghĩ của Điền
“thuốc” chẳng chữa được bệnh gì, uống lắm chỉ tổ hại dạ dày. “Ờ, nếu thuốc quả có
công hiệu như người ta vẫn khoe khoang thì chỉ những nhà giàu là sống mãi thôi,
còn bao nhiêu những người nghèo thì sẽ chết hết, không còn một mống” [3, 378].
Một trí thức mà suy nghĩ thật quái đản. Nhưng thật ra cái lí do sâu xa bên trong là sự túng quẫn, cái nghèo, cái đói.
Cái đói chính là một thảm họa mà con người trong xã hội đương thời đang phải gánh chịu. Những thảm họa ấy trên trang viết của nhà văn hiện ra vô cùng đáng sợ. Còn gì đau đớn hơn khi cuộc sống của con người chỉ thu vào việc làm thế nào để có cái ăn cho khỏi đói. Mọi người bị ám ảnh, hành hạ, lúc nào cũng lo chết đói, lúc nào cũng lo làm thế nào không chết đói. Nam Cao đã thể hiện được điều đó qua rất nhiều hình tượng. Ở Những truyện không muốn viết thêm một lần nữa nhà văn khẳng định nỗi lo lắng băn khoăn ấy.
Nhân vật “tôi” trong Những truyện không muốn viết là một anh văn sĩ. Anh trăn trở, vật lộn giữa một bên là tâm huyết với nghề nghiệp văn chương và một bên là trách nhiệm của một người chồng, một người cha. Anh là một người đam mê nghệ thuật muốn được “phụng sự nghệ thuật”. Tuy nhiên đó chưa phải là lí do anh trở thành văn sĩ. Quan trọng hơn lí do “phụng sự nghệ thuật” là lí do mưu sinh. Viết gần như là cách duy nhất anh kiếm được tiền. Động lực này luôn thúc đẩy anh ham viết hơn. Anh bộc bạch: “Giá thử viết mà không được một đồng xu nhỏ thì có lẽ tôi
cũng ham vừa vừa thôi” [3, 85]. Gia đình nợ nần, vợ con nheo nhóc là trách nhiệm
lớn mà anh phải gánh vác. Ám ảnh cái đói đã biến anh không thể nghĩ được cái gì xa hơn, cao hơn những nhu cầu tối thiểu của gia đình và bản thân: “Trọn đời tôi tôi
chỉ sợ chết đói. Như thế bảo còn nghĩ gì đến những cái to tát làm sao được? Nguyện vọng của tôi? Ấy là làm thế nào cho vợ có tiền mua gạo, mua nước mắm, mua ba xu
thuốc chốc đầu của bà lang lùn về cho con” [3, 85]. Những lời bộc bạch thật thảm
hại nhưng đó cũng chính là tâm sự thực của biết bao nhà trí thức của Nam Cao. Trí thức phải là những người được nhìn xa trông rộng, phải có hành động mạnh mẽ, phải lỗi lạc, vinh quang, cuộc sống khoáng đạt. Trí thức “khôngbao giờ thèm mong là sau này làm một ông phán tầm thường mắt cận thị và lưng gù, tháng tháng lĩnh
lương về nuôi vợ, nuôi con?” [3, 745]; trí thức không phải đối mặt với những nhu
cầu, những lo lắng triền miên, vụn vặt, không phải lúc nào cũng lo để dành tiền, phải sống “sẻn so”. Trí thức phải là những “vĩ nhân đem những sự thay đổi lớn lao đến cho xứ sở mình” [3, 746].
Người trí thức của Nam Cao mơ ước nhiều lắm. Những ước mơ tốt đẹp cháy bỏng trong lòng họ. Đó là gì? Rất thành thực họ ao ước trở thành một nhà văn bằng cái vốn tri thức sách vở của mình. Đó là mộng đẹp của Du (Nhỏ nhen) về văn chương với “những cuốn tiểu thuyết mà chàng còn mang trong đầu” [3, 72]. Ngay cả khi đã là một ông giáo Điền trong Trăng sáng đã có một khao khát: “đã có một
thời Điền chăm đọc sách, viết văn. Điền ao ước trở thành một văn sĩ” [3, 108]. Cái
mộng trở thành nhà văn có một sức mạnh ghê gớm đến nỗi có thể nghĩ được rằng họ sẽ cam chịu một cuộc đời thiếu thốn để đổi lấy địa vị của một nhà văn. Không chỉ dừng lại ở đó, ước mơ của họ còn cao xa hơn nhiều. Hộ trong Đời thừa đã ước mong viết một tác phẩm lớn làm lu mờ những tác phẩm khác, một tác phẩm ca ngợi “sự công bình”, “tình bác ái”, một tác phẩm sẽ được trao giải Nobel văn chương và được dịch ra đủ mọi thứ tiếng trên toàn cầu.
Trên kia mới chỉ là mong ước của một số người sống bằng ngòi bút. Còn đây