4. Phƣơng pháp nghiên cứu
3.1.1. Tình huống bi hài kịch nội tâm
Tình huống này thể hiện rất rõ ở nhân vật trí thức của Nam Cao. Để diễn tả xung đột tư tưởng trong nội tâm nhân vật, Nam Cao phải sáng tạo ra những tình huống riêng làm phát sinh xung đột đó một cách tự nhiên. Đọc Nam Cao, thấy ông là một nhà văn thực sự tài năng trong nghệ thuật sáng tạo những tình huống truyện có khả năng làm bộc lộ bản chất tư tưởng nhân vật. Tác giả thường đặt nhân vật vào những tình thế thử thách để lật tẩy những ý nghĩ, những ham muốn phàm tục, những thủ đoạn dối trá vốn vẫn được che đậy, dấu kín.
Chẳng hạn trong Quên điều độ, triết lý điều độ của nhân vật Hài Người điều độ
chính là người khôn ngoan được đặt trong tình huống có cơ hội hưởng lạc (Hài tình
cờ gặp lại Thư, người bạn cũ. Thư mời Hài một bữa tiệc rượu, một chầu đi hát). Tình huống này đã làm cho tư tưởng thèm khát hưởng lạc và thái độ giả dối của nhân vật Hài bộc lộ ra một cách hài hước ở sự “quên điều độ”.
Trong truyện ngắn đặc sắc Đời thừa Nam Cao đã đặt lí tưởng cao xa của văn sĩ Hộ vào tình thế mà tác giả gọi là “áo cơm ghì sát đất” (Sống mòn) để làm bộc lộ những nét tính cách xấu xa của nhân vật này: hành vi thô bạo, tàn nhẫn, phản nhân văn. Là một nhà văn Hộ yêu nghề viết văn. Anh ta hằng ao ước viết được những tác phẩm “chứa đựng một cái gì lớn lao”. Nhưng vì gánh nặng vợ con, vì phải kiếm tiền để sống, phải “kiếm thức ăn đổ vào cái dạ dày”, cho nên anh đã viết “toàn
khao khát thực hiện lí tưởng. Nhưng thực tế cảnh sống gia đình (vợ yếu con đau, tiền hết phải vay nợ lãi…) đã biến ước mơ của Hộ thành ảo tưởng. Con người luôn lấy tình thương làm lẽ sống ấy đã có lúc trở nên cục cằn, thô bạo, mất cả nhân cách (uống rượu say mềm, đánh đuổi vợ để rồi phải khóc trong ân hận một cách bi hài).
Trong một số truyện ngắn khác, Nam Cao thường trở đi trở lại cái tình thế có tính bi hài kịch nội tâm như đã nêu ở trên. Truyện ngắn Cười khơi sâu vào đời sống nội tâm của người trí thức tiểu tư sản. Cuộc sống nghèo đói với những lo toan cơm áo hàng ngày đã làm cho quan hệ vợ chồng vốn rất thuận hòa, yêu thương trở thành căng thẳng bởi những bất hòa vô nghĩa lí, ngu xuẩn. Nhân vật “hắn” trong truyện thường dùng tiếng cười gượng gạo, thiểu não tội nghiệp của mình như một “liều
thuốc giải uất”. Truyện “Nước mắt” cũng được xây dựng xung quanh tình huống
tương tự. Những con người vốn rất thương yêu nhau nhưng chỉ vì túng quẫn mà sinh ra bẳn gắt, lục đục, nhiều khi trở nên tàn nhẫn.
Nam Cao hay xây dựng những tình huống tạo ra sự giành dật của đồng tiền, nhất là vì miếng ăn để nhân vật bộc lộ thói nhỏ nhen đáng cười. Tình huống này được thể hiện ở những bữa ăn: “Oanh đếm từng bát cơm Thứ và San ăn, Oanh chỉ ăn vội mỗi bữa ba lượt xới vội rồi ngồi nhìn những người khác ăn để những người
khác ngượng mà không ăn được”. Để trả miếng lại Oanh, San và Thứ đã có lần ăn
cơm theo cách… trộn cơm vào đĩa đựng đậu kho khi cái đĩa đựng đậu kho ấy “chỉ còn có đĩa không… trộn đi trộn lại sạch như lau và sau khi ăn còn mua thêm chục
cái bánh chưng về ăn thêm” [3,520].
Đọc Nam Cao thấy hình như có sự đan xen trộn lẫn giữa tiếng cười và tiếng khóc: cười đấy mà khóc đấy, khóc đấy mà cười đấy. Ở tác giả khác như Nguyễn Công Hoan, Vũ Trọng Phụng chẳng hạn, người ta nghĩ đến tiếng khóc ngay trong tiếng cười. Nét riêng này do cấu trúc trí tuệ tiếng cười Nam Cao đem lại. Ở những đề tài về trí thức tiểu tư sản (Cười, Nước mắt, Đời thừa, Sống mòn) tiếng cười thường được xây dựng trên cơ sở xung đột giữa cái biểu hiện cụ thể của sự xung đột với cái ý nghĩa những xung đột ấy. Đó là những xung đột ngu xuẩn, những xung đột không đáng có, không nên có, một thứ xung đột vô nghĩa do sự túng quẫn gây ra.
Buồn cười thay và cũng đau đớn thay cho những con người mà cuộc sống đã nghèo túng khổ cực nhưng lại cứ thường xuyên gây ra những bất hòa để làm khổ nhau và tự làm khổ mình, để rồi ngay sau đó lại ân hận xót xa và buồn tủi. Đáng buồn hơn là những bất hòa xung đột này lại diễn ra trong những gia đình của những con người vốn rất thương nhau. Vậy, do đâu mà có những xung đột ngu xuẩn ấy? Có thể có nhiều nguyên nhân nhưng căn bản là do con người không vượt lên được cuộc sống hiện tại, không đứng cao hơn được hoàn cảnh, cứ bị hoàn cảnh níu kéo vào những xung đột vô nghĩa lý. Nhưng xung đột này nếu nhìn gần thì chỉ thấy toàn nước mắt, nhưng nếu nhìn xa bao quát thì thấy buồn cười về sự vô nghĩa của những lục đục, lủng củng của cuộc sống gia đình. Tiếng cười này trộn lẫn tiếng khóc là vì thế.
Đọc Nam Cao, người đơn giản, vô tâm chưa chắc đã cười bởi tiếng cười của ông bao giờ cũng kín đáo, lặng lẽ, thâm trầm nhưng hết sức sâu sắc. Đó là tiếng cười của sự nhận ra cái xấu, cái hèn, cái nhếch nhác, cái đáng xấu hổ của những con người có ý thức sống một cuộc sống tốt đẹp nhưng không tự vượt lên được, không thể thoát ra được tình trạng sống đáng buồn và đáng xấu hổ ấy. Đây là nguyên nhân cơ bản tạo nên chất bi hài kịch nội tâm của Nam Cao.