4. Phƣơng pháp nghiên cứu
3.3.1. Giọng triết lý
Văn thật sự là văn tất phải có giọng điệu cụ thể. Giọng văn làm nên linh hồn của tác phẩm. Điều này phụ thuộc vào cách sử dụng ngôn từ của người cầm bút. Nam Cao hay nói nhiều đến sức mạnh hủy hoại hoặc xói mòn nhân cách của cái đói, của miếng ăn, của toan tính vụn vặt nhỏ nhen vì nghèo túng. Từ đó ông triết lý: “Nếu người ta không phải ăn thì đời sẽ giản dị biết bao” [3, 226], “Trọn đời tôi, tôi
chỉ lo chết đói. Như thế bảo còn nghĩ đến cái to tát làm sao được” [3, 85], “Có lẽ
chết đói là một cách chết mà chúng ta đáng sợ nhất trong bao nhiêu cái chết” [3,
368], “ai cũng phải nghĩ đến mình để sống. Chừng nào còn phải giật của người từng miếng ăn thì mới có ăn, chừng nào một số người phải dẫm lên đầu những người kia để nhô lên thì loài người còn xấu xa, bỉ ổi, tàn nhẫn và ích kỷ. Chất độc ở ngay trong sự sống… cái sống lầm than nó bắt người ích kỷ, nó đã tạo ra những
con người tàn nhẫn, tham lam…” [3, 571]. Những đoạn, những câu triết lý này đã
giúp ta hiểu rằng vì sao Nam Cao viết nhiều về cái đói, miếng ăn đến vậy.
Đói sinh ra hư, nghèo sinh ra nô lệ cũng là điều Nam Cao thường xuyên nghĩ đến. Vì vậy, ông triết lý: “Khi người ta khổ quá thì người ta cũng chẳng còn nghĩ đến ai được nữa. Cái bản tính tốt đẹp của người ta bị những nỗi lo lắng, buồn
đau, ích kỷ che lấp mất” [3, 255]. “Người ta không phải là thánh, sự khổ sở khiến
lòng dễ chua chát”, “Cái nghèo nó cũng chẳng có ích cho ai. Nó làm tiêu mòn sức
lực, héo hắt tâm hồn. Nó khiến người ta thành bủn xỉn, nhỏ nhen, ích kỷ, sát bờ đất. Nó tạo nên những con người nô lệ… Người ta đã phí bao nhiêu tâm huyết, bao nhiêu công lao để giải thoát loài người… Vô ích cả, chừng nào nhân loại chưa thoát khỏi những xiềng xích của cái đói và cái rét” (Sống mòn).
Nghèo sinh ra khổ, nghèo sinh ra hèn – người ta đã quan tâm nhiều về điều đó. Còn nghèo đói sinh ra nô lệ, không phải ai và lúc nào cũng nghĩ được sâu xa như thế. Người ta thường chú ý đến nô lệ giai cấp, nô lệ ngoại xâm chứ mấy ai nghĩ đến nô lệ bởi cái nghèo, cái đói. Ấy thế mà nó lại là thứ nô lệ không kém phần ghê gớm và khủng khiếp, nó đang hàng ngày, hàng giờ hành hạ, ăn mòn, hủy diệt biến con người thành một động vật thảm hại, đáng cười.
Nói đến mối quan hệ giữa hoàn cảnh với nhân cách con người, Nam Cao còn triết lý về sự ứng xử giữa con người với con người. Trong quan hệ gia đình ông viết: “Ngay bố con anh em mà còn có sự ganh ghét, thì sự tử tế trên đời này, biết
tìm ở đâu?” (Sống mòn). Tự vấn lương tâm mình trước tình bạn, nhân vật Thứ của
Nam Cao tự nguyền rủa mình: “Y đã ích kỷ đã đồi bại, đã tàn nhẫn, đã khốn nạn đến thế ư? Trên mắt y, một chút nước mắt đã ứa ra. Trơ trơ trước cái chết của người thân, y đã khóc cái chết của chính tâm hồn mình” (Sống mòn).
Với người xung quanh, Nam Cao viết: “Thì ra lòng khinh trọng của chúng ta có ảnh hưởng đến nhân cách người khác nhiều lắm, nhiều người không biết gì là tự trọng chỉ vì không được ai trọng cả; làm nhục người là một cách rất diệu để khiến
người sinh đê tiện” [3,212]. Trong truyện ngắn Lão Hạc, ông nói rõ hơn điều đó:
“Đối với những người ở quanh ta, nếu ta không cố mà tìm hiểu họ thì ta chỉ thấy họ
gàn dở, ngu ngốc, bần tiện, xấu xa bỉ ổi … toàn những cớ để cho ta tàn nhẫn” [3,405].
Có thể nói, bất kỳ một sự vật hiện tượng nào dù nhỏ nhất, Nam Cao cũng suy tư, trăn trở, khái quát thành tâm niệm của riêng ông về người, về đời, về sự sống và lẽ sống. Triết lý trong văn ông không quý phái, không kinh viện, ông nghĩ về con người một cách giản dị và sâu sắc vì tất cả được kết tinh từ trong bụi bặm lầm than, đẫm máu, mồ hôi, nước mắt, đầy những sự đói khát và sự bị lăng nhục của một thế giới chúng sinh nhọc nhằn, dúm dó mà ông là một trong số đó.