4. Phƣơng pháp nghiên cứu
2.1. Tâm lý con ngƣời khi bị cái đói giày vò
Con người cá nhân hay con người trong tổ chức chủ yếu hành động theo nhu cầu. Chính sự thỏa mãn nhu cầu làm họ hài lòng và khuyến khích họ hành động. Đồng thời, việc nhu cầu được thỏa mãn và thỏa mãn tối đa là mục đích hành động của con người. Theo cách xem xét đó, nhu cầu trở thành động lực quan trọng và việc tác động vào nhu cầu cá nhân sẽ thay đổi được hành vi của con người.
Trong cuộc sống, con người có vô vàn nhu cầu. Ở đây chúng tôi chỉ xét đến nhu cầu cơ bản nhất của con người đó là nhu cầu ăn. Trong đời thường, dù bàn luận cao siêu đến mấy cũng phải quay về chuyện ăn. Trước hết là miếng ăn “Con người
được giải phóng khi cái bao tử được giải phóng”. Vì vậy, miếng ăn to hạng nhất.
Trong tiếng Việt từ ăn được ghép vào rất nhiều từ: ăn nói, ăn mặc, ăn tiêu, ăn chơi, ăn vạ, ăn tham… Dân coi miếng ăn là trời “Dân dĩ thực vi thiên”. Người làm cái việc đứng đầu thiên hạ không phải chỉ lo cái ăn cho riêng mình mà trước hết phải lo cho dân đủ cái ăn. Bác Hồ đã dạy “Ăn là rất cần thiết: người ta phải ăn để sống, để
xây dựng xã hội chủ nghĩa”. Bác cảm thấy có lỗi, chưa được thanh thản khi người
dân còn không có cái ăn. Do đó, có thể nói rằng ăn là một nhu cầu thiết yếu xuất phát từ nhu cầu sinh lý, sinh học. Con người có ăn mới tồn tại, có tồn tại mới nghĩ đến những hoạt động khác.
Nhưng khi nhu cầu ăn không được đáp ứng thì con người ta sẽ bị đói. Trong cuộc đời mỗi con người chắc hẳn ai cũng đã một lần từng trải qua cảm giác này. Tuy nhiên, tùy theo mức độ của cái đói mà chúng ta có những cảm nhận khác nhau. Nhưng nhìn chung có thể thấy rằng, cái đói có sức hủy diệt ghê gớm. Nó làm cho con người cảm thấy mệt mỏi, dạ dày cồn cào, chân tay co quắp, con mắt đờ đẫn, vẻ mặt khù khờ… Vì vậy, sự thèm khát thường nảy sinh khi con người bị đói. Từ đó hình thành nên con người hành động theo bản năng sinh tồn tức những con người
sống, ứng xử, hành động mê muội, theo sự thôi thúc của nhu cầu vật chất mà họ không ý thức được và không cưỡng lại được “Đói thì đầu gối cũng phải bò”. Vì vậy, mặc dù rất mệt mỏi nhưng cái đói nó không cho con người ngồi yên, nó kéo bàn chân con người lê khắp nơi để tìm ra bằng được miếng ăn cho thỏa cơn đói. Họ có thể ăn bất cứ cái gì kể cả đất, cát, côn trùng hay sâu bọ… Sự ám ảnh của cái đói khiến những người đói lâu ngày có tâm lý luôn nghĩ đến miếng ăn, hễ có cơ hội là ăn cho thật thỏa, kể cả lạm vào phần của kẻ khác. Sau khi bụng đã no nê thì lại còn nhìn ngang, liếc dọc xem có cái gì có thể dành dụm, có thể mang về ăn tiếp hay không.
Còn ăn là còn sống và không phải chịu sự hành hạ của cái đói nên con người tìm mọi cách để ăn. Sự thật đau lòng là nhiều khi cái đói biến con người thành nô lệ. Khi con người chỉ ao ước được một miếng ăn thì “bảo quì nó sẽ quì”,“bảo bò nó sẽ bò”. Cái đói làm cho con người rơi vào tình trạng muông thú chỉ biết sống theo bản năng sinh tồn. Con người bị vật hóa trở thành một con vật vô hồn, vô cảm, mất hết trí giác.
Như vậy cái đói đã làm cho con người bị biến thái, méo mó về mặt đời sống tâm hồn, trong cách cảm, cách nghĩ. Ở mức độ này hay mức độ khác nó thể hiện qua thái độ và hành động cụ thể.
Nam Cao trong những sáng tác của mình cũng có những phát hiện chua chát về tâm lý con người khi bị cái đói giày vò. Đó là những con người có suy nghĩ và xúc cảm nhưng đó chỉ là những suy nghĩ toan tính kì quặc, quái gở, chứ không phải là sự thức tỉnh sáng suốt của lí trí. Xúc cảm của họ thường là sự thèm khát, tức tối, giận dữ, ghen tị hay là nỗi vui sướng, hả hê bệnh hoạn thường nảy sinh trước nhu cầu thỏa mãn cái đói. Trong Một bữa no bà cái Tí đã than thở: “Chao ôi! Nếu người ta không phải ăn thì đời giản dị biết bao!” [3, 226]. Một chân lí thật là hiển nhiên đối với người nghèo nhưng thật khó chấp nhận đối với kẻ giàu. Con người còn sống thì còn phải ăn và thậm chí phải đấu tranh để giành dật miếng ăn. Vì vậy, cuộc sống sẽ chẳng bao giờ giản dị như ý nghĩ của bà lão. Ngược lại, cuộc sống với muôn hình vạn trạng, rất phức tạp. Cái đói còn làm cho bà nảy sinh tâm lí “ghen” với cả người
chết. “Bà nghĩ đến con trai đã chết mà ghen với nó. Nó đã yên thân nơi suối vàng
và mặc tất cả những gì còn lại trên đời chẳng còn phải khổ sở như bà ngày nay” [3,
228]. Cũng trong truyện ngắn này nhà văn phát hiện: “Những lúc đói, trí người ta sáng suốt” [3, 228]. Thật là tội nghiệp cho cái “sáng suốt” của một bà lão già đã kiếm cớ đi thăm cháu, ăn chực một bữa cơm để rồi bội thực mà chết.
Hay trong Trẻ con không được ăn thịt chó người cha tham ăn cũng nêu lên hàng loạt những lí do “sáng suốt” để thỏa mãn cơn thèm khát:
“Hắn sực nhớ ra rằng: nhà hắn có con chó vện, con vện ấy hay trông gà hóa
cuốc nên lắm khi chực đớp cả chân người nhà. Đó là một cái tật không thể tha thứ được. Bởi không ai nuôi chó để nó cắn què chân bây giờ. Ờ, mà lại còn điều này nữa: nuôi mèo hay nuôi chó thì cũng phải tùy gia cảnh; nhà giàu nuôi là phải, bởi nhà giàu sợ trộm mà lại nhiều cơm hớt, còn nghèo rớt mùng tơi như nhà hắn, nuôi làm gì? Giả thử nhà còn trẻ nhỏ, thì nuôi chó cũng còn được việc. Nhưng nhà không còn trẻ nhỏ. Thằng cu con đã lên ba. Nó đã có thể ra vườn được. Hạt gạo năm nay khó chuốc như hạt ngọc. Đến bữa ăn phải tính đầu để chia cơm. Cứ tình hình ấy, thì phải dở hơi lắm lắm mới nuôi một con chó để chẳng có việc gì cho nó
làm… Thế là đủ lắm. Hắn sung sướng vì nghĩ ra điều ấy” [3, 124].
Ta thử coi cái “sáng suốt” của những lí lẽ mà hắn đã nghĩ ra: Thứ nhất: con vện hay cắn người nhà, đó là một cái tội đáng bị trừng trị. Thứ hai: nhà hắn nghèo rớt mùng tơi, nên không sợ trộm nuôi chó là thừa. Thứ ba: nhà hắn không có trẻ nhỏ, nên không cần chó để “dọn vệ sinh”. Thứ tư: cái ăn trong nhà hết sức khó khăn, cơm cho con người phải dè sẻn, tính toán, thì nuôi chó là dở hơi. Những lí lẽ hắn viện dẫn ra thật logic, con vện không còn lí do gì để sống. Điều đó làm cho hắn thấy sung sướng. Tuy nhiên, tất cả chỉ là ngụy biện cho thói “tham ăn tục uống” của hắn.
Như vậy, cái đói làm cho con người có tâm lí thèm khát. Họ có thể bất chấp tất cả để được ăn. Sự ám ảnh của miếng ăn quá lớn khiến họ không nhận thức được hành động của mình là tốt hay xấu. Hoặc có khi nhận thức được nhưng vẫn hành động theo bản năng sinh tồn. Đây là vấn đề độc đáo nhất mà Nam Cao và Nguyên Hồng đặt ra.