Tình huống đói khát cùng đường, miếng ăn là miếng nhục

Một phần của tài liệu Cái đói và miếng ăn trong truyện ngắn của Nam Cao và Nguyên Hồng trước năm 1945 (Trang 88)

4. Phƣơng pháp nghiên cứu

3.1.2. Tình huống đói khát cùng đường, miếng ăn là miếng nhục

Ở những truyện này, cái đói đã đẩy con người đến chỗ vì miếng ăn, không còn biết gì là nhục nhã liêm sỉ nữa. Tuy nhiên, tính bi kịch được tô đậm ở chỗ nhân vật hoàn toàn tỉnh táo, khôn ngoan phân tích hoàn cảnh, hiểu rõ hoàn cảnh. Tuy nhiên, dưới sức ép của cái đói, cái ăn nhân vật buộc phải lựa chọn cách giải quyết đầy kịch tính.

Tình huống trong “Một bữa no” của Nam Cao được đặt ngay ở tên truyện. Tại sao lại là “Một bữa no”? Tác giả lí giải điều đó bắt đầu bằng cái đói của bà lão. Vì đói, vì già không thể nuôi nổi thân nên phải đi ăn xin, đi ăn chực. Có được một bữa cơm thì phải ăn cho no, no đến chết vì bội thực. Bà cái Tí cũng có nhiều cách để lựa chọn, nhiều con đường để giải thoát cho mình. Bà có thể không lên nhà bà Phó Thụ, có thể ăn ít hơn nhưng “no dồn, đói góp. Người ta đói mãi vớ được một bữa, tất bằng nào cũng chưa thấm tháp (…). Đã ăn rình thì ít cũng là ăn. Đằng nào cũng

mô tả kéo dài và tỉ mỉ sự ăn uống hết sức khốn khổ, tội nghiệp, nhếch nhác của bà lão trước con mắt khinh bỉ của nhà chủ và sự xấu hổ của đứa cháu gái xưa nay vốn kính yêu bà nó. Đúng là miếng ăn là miếng nhục. Vẫn biết người ta lườm nguýt bà, bà lão cũng đã nhận biết đầy đủ, chính xác hoàn cảnh, biết “miếng ăn là miếng nhục” nhưng vẫn ăn. Điều đó khiến người ta cảm thông hơn là oán trách, thông cảm, xót xa cho cuộc đời bà lão.

Trong truyện “Trẻ con không được ăn thịt chó” thì chỉ vì miếng thịt chó mà người bố mất hết tư cách làm bố, thậm chí mất cả nhân tính lẫn nhân hình: hắn

dạng hai chân, khuỳnh hai cánh tay và thè lè cái lưỡi ra như một con chó về mùa

nắng”.

Nhân vật anh cu Lộ trong “Tư cách mõ” cũng chỉ vì miếng ăn mà phải chịu làm mõ và cũng chỉ vì miếng ăn mà con người giàu lòng tự trọng như thế cũng trở thành “tư cách mõ”. Sự tha hóa, sự biến đổi nhân cách của Lộ bị tác động mạnh bởi hoàn cảnh. Tuy nhiên, xét đến cùng chính là do nhân vật đã tự lựa chọn con đường của mình. Lộ đã lựa chọn cho mình lối đi tồi tệ nhất. Theo y, người ta không thể vừa làm người lương thiện, vừa sống cho no đủ, nhu cầu tồn tại lớn hơn nhu cầu giữ gìn danh dự. Xuất phát từ suy nghĩ đó mà Lộ đã bán rẻ nhân cách của mình một cách nhanh chóng.

Quên điều độ hay Đòn chồng cũng vậy, sự đói khát cùng quẫn đã đẩy biết bao

nhân vật của Nam Cao tới chỗ vì miếng ăn mà phải chịu nhục nhã…

Tình huống truyện của Nguyên Hồng cũng có những nét tương đồng với tình huống truyện của Nam Cao. Đó là tình huống mâu thuẫn giữa triết lý cao xa với bản năng ích kỉ. Người trí thức như Hưng trong truyện ngắn “Miếng bánh” nhận thức được rằng “Miếng ăn là miếng nhục”. Anh cho rằng khi ăn ở đầu đường xó chợ thì “Cả ngoài đường nhìn chõ vào người ta, mặt thì cúi xuống, miệng xì xụp, nhồm nhoàm, tóp tép như thế, còn gì thể diện, nhân cách! Ấy là không kể sự bẩn thỉu ghê gớm trong sự ăn uống. Nào bát đũa, mẹt của họ đang nhớp nháp, họ chỉ lấy mảnh khăn vải đen rách mép chùi vét một cái rồi bày ngay thức ăn cho khách hàng. Còn khách hàng và vội lén lút, để cả nước canh sớt xuống áo, vụn rau dính bên mép, mỡ màng ngoen ngoen ra má, và vừa ăn xong vừa quệt miệng với bất cứ cái gì ….

Bệ rạc quá chừng!” [30,428].

Anh nghĩ thế nhưng mặt khác cái bụng đòi quyền sống một cách gắt gao trong khi túi thì rỗng. Ý nghĩ của Hưng lại xoay chuyển theo hướng thiết thực, anh nghĩ:

Nếu được ai bỏ tiền mời mình, hay mình có tiền, Hưng sẽ ngồi xuống ngay cái ghế

mấp mé bên bờ hè kia mà ăn ít cũng hai bát. Canh họ nấu mới ngon làm sao! Nhác

nom qua Hưng đã nghẹn nghẹn ở hai góc miệng” [30,429]. Như vậy, vẻ miệt thị

của Hưng trước những cảnh ăn uống của những người dân nghèo lúc đầu chẳng qua chỉ là tình trạng của kẻ phải đứng ngoài “nhìn người ta sung sướng”. Nguyên Hồng rất tinh tế khi đặt nhân vật vào những tình huống thử thách của miếng ăn. Khi con người ta rơi vào cảnh bị cái đói hành hạ thì những miếng ăn quả là sự thử thách ghê gớm. Nguyên Hồng đã miêu tả kỹ lưỡng hành động lén lút của Hưng bị cái đói khuất phục mà quên trách nhiệm với vợ con. Hưng đã lấy hai hào đi mua bánh rồi vòng ra sau chợ ăn “nhồm nhoàm”, “nghiến ngấu”. “Hưng nuốt ừng ực miếng bánh nhai vội rồi đưa khía bánh mới lên cắn. Miếng này vừa hết, Hưng đã lại bẻ khía

bánh thứ ba và cũng lăm lăm đưa lên miệng cắn. Mắt Hưng ngời lên…” [30,436].

Nhân vật trí thức tiểu tư sản của Nguyên Hồng thường hay triết lý về một cuộc sống có ý nghĩa, sống có tâm hồn, có văn hóa, có nhân cách cao thượng. Nhưng khi đặt vào những tình huống cụ thể, nhân vật thường bộc lộ những ham muốn vật chất, những ý nghĩ ích kỉ. Quả đúng miếng ăn là miếng nhục!

Một phần của tài liệu Cái đói và miếng ăn trong truyện ngắn của Nam Cao và Nguyên Hồng trước năm 1945 (Trang 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)