Giọng cảm thương thống thiết

Một phần của tài liệu Cái đói và miếng ăn trong truyện ngắn của Nam Cao và Nguyên Hồng trước năm 1945 (Trang 102)

4. Phƣơng pháp nghiên cứu

3.3.2. Giọng cảm thương thống thiết

Hiếm thấy một nhà văn nào lại tự bộc lộ mình trong sáng tác một cách hồn nhiên và quá ư thành thật trong cảm xúc như Nguyên Hồng. Nhận xét về giọng văn

của ông, nhà văn Xuân Diệu dùng hai chữ “rên rỉ”. Còn nhà nghiên cứu Nguyễn Đăng Mạnh dùng hai chữ “thống thiết”. “Rên rỉ” và “thống thiết”, đó quả là chất giọng chính trong văn Nguyên Hồng nói chung và trong truyện ngắn Nguyên Hồng nói riêng.

So sánh với giọng điệu của một số nhà văn hiện thực cùng thời ta thấy giọng văn Nguyên Hồng không cầu kỳ như Nguyễn Tuân, không đầy “lý sự” như Nam Cao, không nhẹ nhàng tinh tế như Thạch Lam và cũng không mỉa mai, cay độc và khinh bạc lạnh lùng giống Vũ Trọng Phụng, Nguyễn Công Hoan … Giọng văn chủ yếu của Nguyên Hồng là giọng cảm thương thống thiết, thường biểu hiện cảm xúc yêu thương ở cường độ cao.

Giọng văn Nguyên Hồng đau đớn phẫn nộ trước những cảnh đời bất hạnh trước sự mong manh nhỏ bé của kiếp người. Nguyên Hồng khác hẳn Nam Cao ở chỗ ông khó lòng có thể “đóng cũi sắt tình cảm” của mình khi kể câu chuyện. Chẳng hạn, khi nhà văn Nam Cao kể về cuộc đời mồ côi của Chí Phèo, ông rất thản nhiên: “Một buổi sáng, một anh đi thả ống lươn …”. Còn Nguyên Hồng chắc chắn phải thêm vào sự xót xa thương cảm như thế nào đó với cảnh ngộ của nhân vật kiểu như khi kể về cuộc đời phiêu bạt của Nhân và Mũn: “Nhưng sóng gió của đời đã đến chia rẽ hai đứa nhỏ. Mũn đi một ngả, Nhân đi một ngả. Hai con chim non giương hai đôi cánh chưa đủ lông chống đỡ những sức mạnh lôi cuốn không ngừng

của bao nhiêu sự rủi ro, bất trắc sao được?” [30,131].

Lời văn Nguyên Hồng đầy tình cảm chủ quan nhà văn ít khi kể sự việc một cách khách quan như nó vốn có. Nhà văn cứ phải dùng hàng loạt những tính từ miêu tả đi kèm những sự vật sự việc để biểu lộ sự thấu hiểu, dùng những từ ngữ, câu văn biểu cảm để biểu lộ sự xót thương đối với nhân vật. Lời văn Nguyên Hồng trực tiếp thể hiện chủ quan của nhà văn, có sự thống nhất cao độ giữa tính chất sự việc với tính chất giọng điệu. Sự việc buồn đau, bất hạnh thì giọng điệu là xót xa thương cảm, sự việc tốt đẹp, tươi sáng thì giọng điệu là sôi nổi, hào hứng đầy nhiệt tình… Hình tượng tác giả hiện lên là một người kể chuyện trung thực với trái tim

mình, giọng điệu lời văn là tiếng nói của con tim mình, không giấu diếm che đậy, mà trái lại khát khao được giãi bầy.

Như vậy, cái tôi Nguyên Hồng trong truyện ngắn hiện lên khã rõ nét. Đặc điểm nổi bật của cái tôi ấy là sự nhạy cảm đặc biệt và lòng thương xót đến tê dại đối với những nỗi đau khổ của con người. Đặc điểm đó được thể hiện trực tiếp trong giọng điệu, trong hình tượng về con người và thế giới mà nhà văn đã tạo ra trong tác phẩm của mình. Dù viết về bất cứ cảnh ngộ nào, Nguyên Hồng vẫn thể hiện lòng thương cảm thống thiết những kiếp người cùng khổ dưới chế độ cũ với thái độ trân trọng và luôn hướng họ đến những miền ánh sáng của tương lai.

Với tấm lòng yêu thương trân trọng con người, Nguyên Hồng luôn biết đặt tâm trạng, thái độ của mình vào tâm trạng, thái độ của nhân vật, tạo ra một giọng điệu khó trộn lẫn với bất cứ ai. Mỗi nhân vật hiện lên như một sinh thể tư duy độc lập, có thế giới bên trong, có giọng điệu riêng của mình. Đây chính là nét đặc sắc độc đáo của Nguyên Hồng, nó đã góp phần làm nên tiếng nói riêng đầy xúc động của ông.

KẾT LUẬN

Từ trước tới nay, người ta đã nghiên cứu nhiều về Nam Cao và Nguyên Hồng. Phải chăng những gì về hai ông đã nói quá nhiều đến nay đã cạn kiệt? Không hẳn thế, bởi nếu là một tác phẩm có giá trị, từng được thẩm định bởi những người đọc công minh thì nó sẽ rất lâu cũ nếu không muốn nói là không bao giờ cũ. Vẫn có những độc giả thích thú tìm hiểu về con người và tác phẩm Nam Cao và Nguyên Hồng, phát hiện thêm những điều độc đáo về hai ông.

Trong hàng loạt những tác phẩm của Nam Cao và Nguyên Hồng trước cách mạng, cái đói, miếng ăn cứ trở đi trở lại như một nỗi ám ảnh, u uất. Trong văn học Việt Nam không thiếu những tiếng nói đau thương, ai oán về cái đói. Những tiếng kêu đó đã được cất lên từ những trang sách của Tô Hoài, Kim Lân, Nguyễn Công Hoan, Ngô Tất Tố… Nhưng đó chỉ là những bản tố khổ cho người nông dân. Cũng viết về cái đói, nhưng Nam Cao và Nguyên Hồng nhìn nó không chỉ trong mối quan hệ với con người ở phương diện vật chất mà còn nhìn nó như một thước đo ở phương diện tinh thần. Do đó, cái đói của Nam Cao và Nguyên Hồng mang một tư tưởng mới, một ý nghĩa tố cáo khác: Đó là vấn đề nhân cách con người dưới áp lực của miếng ăn và cái đói.

Nguyễn Lương Ngọc đã nhận xét rất xác đáng: Cái đói của Nam Cao chính là: “Đói Người trong sự giành giật của Con” [56, 597]. Trong cuộc đấu tranh bộ ba giữa trái tim - bộ óc – dạ dày, thì phần thắng thuộc về cái dạ dày. Và phần thưởng xứng đáng cho thắng lợi của cái dạ dày ấy chính là sự sa sút về nhân cách, sự băng hoại về nhân phẩm của con người. Như vậy, Nam Cao không chỉ cất lên tiếng gọi khẩn thiết “Hãy cứu đói cho con người” mà chỉ ra một sự thật trần trụi: miếng ăn không chỉ là “miếng nhục” nữa mà còn là một sức mạnh ghê gớm hủy diệt nhân tính, nhân cách, ngăn chặn sự phát triển năng lực của con người. Đặt con người vào trong sự khó khăn, tủi nhục vì miếng cơm manh áo, thể hiện họ trong trạng thái nhục nhã, tuyệt vọng trước miếng ăn, trước những điều tầm thường, Nam Cao đã có tầm nhìn nhân văn đặc sắc. Ông không tìm cách xoa dịu nỗi thống khổ của con người bằng lòng thương cảm, bằng trái tim nhân ái truyền thống mà tỉnh táo chỉ ra

rằng, khi con người phải dành hết sức lực và trí tuệ để “kiếm ăn”, để chống đỡ với cái đói thì sự gục ngã, sự tha hóa của họ là không thể nào tránh khỏi. Đây không còn là vấn đề đạo đức, sự tốt xấu mà là một quan niệm về con người: muốn con người trở nên tốt tốt đẹp, muốn con người được tự do thì phải giải phóng con người thoát khỏi sự ràng buộc tủi nhục vào miếng cơm manh áo thường ngày. Tinh thần, ý chí, đạo đức của con người là hết sức quan trọng nhưng không phải là tất cả để làm nên phẩm giá con người. Nó chỉ có ý nghĩa lớn khi mà con người không còn là nô lệ vào cái đói, miếng ăn, được tự do phát triển năng lực tinh thần có ở trong con người. Có lẽ đây là một trong những vấn đề mà Nam Cao băn khoăn nhiều nhất nên ông không chỉ nêu lên tư tưởng, quan niệm mà còn phẫn nộ, day dứt khôn nguôi trước sự hư hỏng, sự nhếch nhác thảm hại của con người vì cái đói miếng ăn, vì sự nghèo khổ của họ.

Nhưng khác với Nam Cao, Nguyên Hồng thường đặt nhân vật của mình trước cái đói và miếng ăn theo nghĩa đen của nó, nghĩa là tình cảnh của những lớp người cùng khổ nhất nhưng người ta vẫn thấy nhân vật của Nguyên Hồng tuy nhiều khi không giữ nổi bản lĩnh, nhưng không bao giờ chịu chết hẳn phần người (Nam Cao gọi là chết khi đang sống). Nhân vật của Nguyên Hồng đứng bên bờ vực của sự tha hóa nhưng vẫn có một sức mạnh gan góc để bảo vệ nhân cách, phẩm giá của mình.

Sáng tác của Nam Cao và Nguyên Hồng cách chúng ta đã bao nhiêu năm tháng với bao nhiêu biến thiên dữ dội, nhưng những vấn đề hai ông đặt ra trong đó đến nay vẫn còn nóng ấm. Giữa bầu không khí ngột ngạt của xã hội những năm trước cách mạng, nhân vật của Nam Cao và Nguyên Hồng đã bế tắc trước cuộc đời, đã bị tha hóa về nhân cách nhưng họ vẫn gắng gượng để sống với những niềm tin dẫu vu vơ song vẫn là hi vọng về một cuộc đời mới. Vậy thì, ngày nay với nền kinh tế thị trường phát triển dù chưa đủ no nhưng con người cũng đã được giải thoát khỏi mối đe dọa bị đói, mất nỗi ám ảnh về cái đói mà thế hệ trước ở Việt Nam còn phải chịu. Theo qui luật chung của lịch sử, xã hội sẽ phát triển theo chiều hướng tốt hơn, con người nhất định sẽ có điều kiện sống vững chắc trong cuộc sống tương lai của mình. Tuy nhiên, ở thời đại mở cửa này, trong một môi trường được trang bị đầy đủ

về vật chất và tinh thần, có không ít kẻ vẫn tiếp tục bị đói. Nhưng cái đói này nguy hiểm hơn cái đói sinh lý nhiều. Đó là đói tình thương, đói đạo đức, đói giáo dục… Những tưởng xã hội ngày càng phát triển con người càng được no đủ sẽ không bị tha hóa trước miếng ăn nữa nhưng hóa ra miếng ăn vẫn khiến con người không sao giữ nổi nhân cách, nhân phẩm của mình. Vì vậy, những vấn đề tác phẩm Nam Cao và Nguyên Hồng đặt ra nói chung, xung quanh vấn đề cái đói và miếng ăn nói riêng vẫn là vấn đề cấp thiết với mọi thời đại.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Lại Nguyên Ân (1992), Nam Cao và cuộc canh tân văn học đầu thế kỉ XX,

Tạp chí văn học, số 1.

2. Đào Tuấn Cảnh (1992), Tsêkhôp và Nam Cao, một sáng tác hiện thực kiểu mới, Tạp chí văn học, số 1.

3. Nam Cao (2005), Tuyển tập Nam Cao, Văn học, Thanh Hóa.

4. Nguyễn Minh Châu (1997), Vô cùng thương tiếc nhà văn Nguyên Hồng, Hải Phòng,

5. Huệ Chi, Phong Lê (1960), Đọc truyện Nam Cao soi lại những bước đường đi lên của một nhà văn hiện thực, Tạp chí văn nghệ, số 8.

6. Vũ Khắc Chương (2000), Nghệ thuật kể chuyện trong tác phẩm Nam Cao, Văn học.

7. Nguyễn Đức Đàn (1968), Mấy vấn đề văn học hiện thực phê phán Việt Nam,

KHXH.

8. Phan Cự Đệ (1969), Những bước tiến mới về tiểu thuyết của Nguyên Hồng

sau Cách mạng tháng tám 1945, Tạp chí văn học số 3.

9. Phan Cự Đệ (2000), Tiểu thuyết Việt Nam hiện đại, NXB Giáo dục.

10. Hồng Diệu (1987), Cuộc đời Nam Cao: một bài học về lao động nghệ thuật, Báo Quân đội nhân dân, số 9508.

11. Hà Minh Đức (1961), Nam Cao, nhà văn hiện thực xuất sắc, Văn hóa, Hà Nội.

12. Hà Minh Đức (1982), Nam Cao và đôi nét về nghệ thuật sáng tạo tâm lý,

Tạp chí văn học, số 6.

14. Hà Minh Đức (1997) Lời giới thiệu Nam Cao – tác phẩm, in lại trong Nam

Cao Đời văn và tác phẩm, Văn học.

15. Hà Minh Đức (1997), Lý luận văn học, NXB Giáo dục.

16. Hà Minh Đức (2001), Một kỷ niệm nhỏ với nhà văn Nguyên Hồng, NXB Giáo dục.

17. Hà Minh Đức (2001), Nguyên Hồng – Nhà văn của những khát vọng sống, NXB Giáo dục.

18. Trần Ngọc Dung (2004), Ba phong cách truyện ngắn trong văn học Việt Nam những năm 1930 – 1945: Nguyễn Công Hoan – Thạch Lam – Nam Cao, Thanh niên, Hà Nội.

19. Nhiều tác giả (1999), Văn học Việt Nam (1900 – 1945), NXB GD, HN. 20. Nhiều tác giả (2001), Nguyên Hồng – về tác gia và tác phẩm, NXB Giáo

dục

21. Nhiều tác giả (2006), Giảng văn văn học Việt Nam, GD, Thái Nguyên. 22. Văn Giá (1993), Gánh nặng mặc cảm trong đời sống và đời viết của Nam

Cao, Tạp chí văn nghệ Nha Trang, số 18.

23. Nguyễn Thu Hà (2004), Tìm hiểu những đặc điểm nghệ thuật trong truyện

ngắn và tiểu thuyết của Nguyên Hồng trước Cách mạng, Luận văn thạc sỹ

Ngữ văn, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Hà Nội

24. Lê Thị Đức Hạnh (1998), Chất hài trong truyện ngắn Nam Cao, Tạp chí tác phẩm mới, số 3.

25. Nguyễn Văn Hạnh (1992), “Nam Cao và khát vọng về một cuộc sống lương

thiện xứng đáng” trong “Nghĩ tiếp về Nam Cao”, Hội Nhà văn.

26. Nguyễn Văn Hạnh (1993), Nam Cao – một đời người, một đời văn, NXB GD.

27. Nguyễn Thái Hòa (1992), Chất giọng Nam Cao trong Chí Phèo, trong Nghĩ

tiếp về Nam Cao, Hội Nhà văn, HN.

28. Nguyễn Trọng Hoàn (biên soạn) (2005), Nhà văn trong mắt nhà văn, GD, TPHCM.

29. Nguyên Hồng (2001), Nhà văn của những khát vọng sống, NXB Giáo dục. 30. Nguyên Hồng toàn tập (1997), tập 1, NXB Văn Học

31. Trần Thị Hồng (1995), Cha tôi, Đặc san văn nghệ, số 25.

32. Khoa Trần Đăng Khoa (1999), Chân dung và đối thoại, Thanh niên, HN. 33. Lê Đình Kỵ (1964), Nam Cao – con người và xã hội cũ, Báo văn nghệ, số

54.

34. Phong Lê (1986), Người trí thức kiểu Nam Cao và chiến thắng của chủ nghĩa hiện thực, Tạp chí văn học, số 6.

35. Phong Lê (1988), Lời giới thiệu: Tuyển tập Thạch Lam, Văn học, HN. 36. Phong Lê (1997), Nam Cao – phác thảo sự nghiệp và chân dung, KHXH. 37. Phong Lê (2003), Nam Cao – người kết thúc vẻ vang trào lưu văn học hiện

thực, ĐHQG, HN.

38. Phương Lựu (chủ biên) (2004), Lý luận văn học, GD, Nam Định.

39. Hoàng Như Mai (1994), trích trong Phê bình, bình luận văn học Nam Cao,

Vũ Trọng Phụng, Văn học.

40. Nguyễn Đăng Mạnh (1978), Lịch sử văn học Việt Nam, tập V, phần II, NXB Giáo dục, Hà Nội.

41. Nguyễn Đăng Mạnh (1983), Nguyên Hồng – con người và sự nghiệp, NXB Hải Phòng.

42. Nguyễn Đăng Mạnh (1987), Hải Phòng với Nguyên Hồng và Nguyên Hồng

43. Nguyễn Đăng Mạnh (1994), Con đường đi vào thế giới nghệ thuật của nhà văn, NXB Giáo dục.

44. Nguyễn Đăng Mạnh (2000), Cái đói và miếng ăn trong truyện Nam Cao, in trong Chân dung và phong cách, NXB Trẻ, TPHCM.

45. Nguyễn Đăng Mạnh (2001), Nhà văn tư tưởng và phong cách, Đại học Quốc gia Hà Nội

46. Phạm Xuân Nguyên (1998), Nam Cao và sự lựa chọn một chủ nghĩa hiện thực mới, Nghĩ tiếp về Nam Cao, in lại trong Nam Cao về tác gia và tác phẩm, GD.

47. Vương Trí Nhàn – Nguyễn Quang Thân (1992), Một cuộc đời sáng tạo

trong đau khổ - Nguyên Hồng ánh sáng và cát bụi, NXB Hội nhà văn, Hà

Nội.

48. Nguyễn Thị Nhung (1983), Nhân vật phụ nữ và vấn đề phụ nữ trong tác phẩm của Nguyên Hồng trước cách mạng tháng Tám 1945, Luận văn tốt nghiệp sau đại học, Đại học sư phạm I Hà Nội.

49. Vũ Ngọc Phan (1951), Nhà văn hiện đại, tập IV, NXB Vĩnh Thịnh, Hà Nội. 50. Vũ Ngọc Phan (1997), Tác phẩm Nguyên Hồng trước cách mạng tháng

Tám, NXB Hải Phòng.

51. Như Phong (1982), Người bạn từ thuở đôi mươi, tạp chí Văn học số 2 52. Như Phong (1982), Vài kỷ niệm về Nguyên Hồng, tạp chí văn học số 3. 53. Trương văn Quang (1996), Tiếng nói tri âm, tập 2, Trẻ, TPHCM.

54. Vũ Dương Quý (1995), Những nhân vật, những cuộc đời và nẻo đường đi

tìm nhân cách, trong Những nhân vật, những cuộc đời, tập 1, NXB GD.

55. Nguyễn Đình Thi (1997), Nam Cao – mấy vấn đề văn học, in lại trong Nam

56. Bích Thu (tuyển chọn) (2004), Nam Cao – về tác giả và tác phẩm, CAND, Sơn La.

57. Ngô Thanh Thuỷ (2008), Những đặc điểm của truyện ngắn Nguyên Hồng trước cách mạng tháng 8 năm 1945, Luận văn thạc sỹ Ngữ văn, ĐH Sư phạm Hà Nội.

58. Vũ Thị Thuý (2008), Phong cách truyện ngắn Nguyên Hồng qua các sáng

tác trước Cách mạng tháng 8 năm 1945, Luận văn thạc sỹ Ngữ văn, ĐH Sư

phạm Hà Nội.

59. Nguyễn Văn Tùng (2005), Phân tích tác phẩm Nam Cao trong nhà trường,

GD, Hà Tây.

60. Trần Đăng Xuyền (2003), Nhà văn hiện thực đời sống và cá tính sáng tạo,

Một phần của tài liệu Cái đói và miếng ăn trong truyện ngắn của Nam Cao và Nguyên Hồng trước năm 1945 (Trang 102)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)