Nguyên nhân đói khát

Một phần của tài liệu Cái đói và miếng ăn trong truyện ngắn của Nam Cao và Nguyên Hồng trước năm 1945 (Trang 79)

4. Phƣơng pháp nghiên cứu

2.4.1. Nguyên nhân đói khát

Đọc tác phẩm của Nam Cao và Nguyên Hồng ta thấy những nhân vật của Nam Cao và Nguyên Hồng dường như đã bị đói từ rất lâu. Cái đói, cái nghèo của họ là cái đói, cái nghèo truyền kiếp. Chính vì thế, chỉ ra được những nguyên cớ sâu xa dẫn họ đến cảnh sống đói khát không phải là một sự nhìn nhận giản đơn.

Nam Cao cho rằng: Người ta đói vì người ta quá dốt. Vì sao dốt nát lại sinh ra đói? Bởi vì dốt nát sẽ làm cho người ta cam chịu, an phận, người ta không dám thay đổi, chấp nhận thân phận nô lệ. Đó là thân phận của những con trâu. Những con trâu đương nhiên là dốt nát, luôn luôn bị ràng buộc bởi một sợi dây thừng và cái cọc. Nó không dám nhổ cọc, dứt thừng mà đi bởi nó quen được con người điều khiển. Đau đớn ở chỗ, nó biết ở đằng xa kia có “cỏ non ngập sừng” mà vẫn phải quẩn quanh với sự cực khổ hiện tại.

Trong trật tự xã hội hay trật tự gia đình, những người thuộc tầng lớp trên có những đặc quyền, đặc lợi mà tầng lớp dưới – thân phận của những con sâu, cái kiến mặc nhiên thừa nhận. Họ không bao giờ đặt vấn đề xem xét lại hay thay đổi những quy ước, luật lệ cũ. Bốn cái móng giò phải được dành cho bốn cụ to nhất làng (Đôi

móng giò). Cảnh chiếu trên, chiếu dưới nơi đình làng hay trong họ hàng cũng chỉ là

biểu hiện của sự duy trì những quyền lợi trong chuyện miếng ăn của những kẻ bề trên. Có những kẻ đương nhiên được ăn và có những kẻ đương nhiên bị đói. Thứ (Sống mòn) đã từng chứng kiến cảnh mẹ mình, các em mình đói khát, trong khi riêng mình vẫn có một phần cơm trắng với thức ăn ngon. Thứ cảm thấy đau xót vì sự bất bình đẳng đó. Nhưng mẹ, em anh lại không bao giờ dám thay đổi lệ cũ ấy. Hay Hiệp (Sao lại thế này) luôn được ăn no, “Hắn chưa bao giờ phải đói” [3, 354]. Và lẽ dĩ nhiên, hắn không biết được rằng mẹ, vợ và các em của hắn vẫn thường phải nhịn đói dành tiền cho hắn. Những người cha, người chồng đàng hoàng, đĩnh đạc một cách vô liêm sỉ thỏa mãn sự thèm khát của mình trong khi vợ con họ đang phải nhịn đói. Người mẹ và bốn đứa con gầy ốm (Trẻ con không được ăn thịt chó) chỉ được ăn nếu thức ăn còn thừa. Bởi vì “Trong gia đình này, năm mẹ con thường giống như một bọn dân hèn yếu, cùng chung phận con sâu, cái kiến dưới ách một

ông bạo chúa” [3, 131]. Vậy nên khi trong mâm, chỉ còn bát không thì tất cả họ chỉ

còn biết khóc mà thôi.

Quả thật đây là một sự phân biệt bất công, không thể chấp nhận được. Những con người này có thể vùng dậy đấu tranh cho quyền lợi của họ. Thế nhưng họ đã cam chịu kiếp sống nô lệ, mặc cho sự chà đạp của kẻ khác. Nam Cao rất đau đớn

trước tình trạng này. Ông cho rằng đấu tranh là hoàn toàn cần thiết và chính đáng, làm cho xã hội công bằng hơn.

Về vấn đề này, Nguyên Hồng cũng có cách nhìn nhận giống với Nam Cao. Ông cũng cho rằng họ đói vì họ không dám thay đổi, chấp nhận thân phận nô lệ. Thân trong “Trước xác chết” đã nhiều lần phàn nàn với các bạn đồng nghiệp về sự áp bức bất công, vô lí song chỉ được họ trả lời bằng những tiếng thở dài “Họ đều căm hờn cái chế độ làm việc bóc lột ấy, nhưng họ chỉ để ngấm ngầm trong đầu óc! Vì họ đã phải điêu đứng khổ sở quá vì thất nghiệp nên họ không dám tham gia vào một đoàn thể để yêu cầu những sự cải cách đời sống của họ cho dễ chịu hơn…. Họ không biết rằng cứ nhẫn nhục mãi như thế, bước chân giày xéo càng chà đạp lên họ, các móng vuốt xâu xé càng lóc mãi vào xương tủy họ, rồi một ngày kia họ sẽ bị một cửa miệng no nê nhả ra. Lúc đó họ chỉ còn là một thân thể cạn ráo sinh khí, mà vợ con họ lại sẽ là những con vật thay họ mà lần lượt lao mình vào cái bàn ép tư

bản kia” [30,591]. Chứng kiến cảnh mồ hôi nước mắt và thậm chí là máu của mình

và bao nhiêu người khác đổ ra thành sự nhàn hạ, sung sướng cho một ít người hưởng Thân cảm thấy đau xót và phẫn uất trước sự bất bình đẳng đó. Anh nhận thấy

Nếu yên lặng sống mãi thế cái đời vất vả, thiếu thốn đủ mọi thứ, cam chịu đủ mọi

thứ, vợ chồng con cái anh sẽ tiêu diệt mất” [30,591]. Những ý nghĩ ấy cứ miên man

kéo dài trong tâm trí Thân, đồng thời bao nhiêu hình ảnh tăm tối khác cứ từ từ hiện ra trước mắt anh. Đó là một sự bất công không thể chấp nhận được. Nhà văn đau đớn vì những kẻ thấp cổ bé họng không bao giờ dám đấu tranh giành lại quyền lợi xứng đáng “Mình làm quần quật, tối tăm mắt mũi mà nó vẫn kêu là chậm thì chết người ta chứ… Tiên sư nó, để cho công việc hút máu mủ người ta cũng phải vừa

vừa…” [30,592]. Nguyên Hồng cho rằng đấu tranh là hoàn toàn cần thiết và chính

đáng. Phải đấu tranh mới có hi vọng thoát khỏi cái đói, thoát khỏi cảnh lầm than của những kiếp trâu ngựa. Dù thiếu thốn cũng phải quyết tranh đấu:

- “Không! Không!... Năm ngày, hai mươi ngày hay một tháng nữa đói cũng

- Đói! Tuy đói bây giờ nhưng đỡ đói đỡ khổ mãi. Đói khổ lâu nữa để tranh đấu còn hơn chịu tan rã, khốn cực với chúng nó…

- Anh chị em! Chúng ta bị bóc lột đói khổ nhiều rồi thế mà trong những bước đấu tranh đầu tiên này chúng ta không chịu đoàn kết, hy sinh nữa thì cái đời bán

sức lao động tối tăm của chúng ta không bao giờ được giải phóng hết” [30,366].

“Còn cả đời mình, đời con cháu mình. Chả nhẽ cứ chịu nô lệ đói khổ mãi

sao? Chã nhẽ cứ phải chết đói một dạo để rồi lại đói, lại chết sao?” Ông cho rằng

“Chúng ta phải thoát đời trâu ngựa. Chúng ta phải sống cho ra người. Chúng ta

phải nổi lên mà tranh đấu. Hy sinh mà tranh đấu!... [30,630]

Từ sự nhìn nhận đó, Nam Cao và Nguyên Hồng đã mang đến cho người đọc một tư tưởng hết sức tiến bộ về sự công bằng. Sự công bằng đòi hỏi phải được thực hiện ở mọi nơi, mọi lúc trong các quan hệ xã hội và quan hệ gia đình. Tư tưởng công bằng của Nam Cao và Nguyên Hồng thức tỉnh những kẻ cam chịu, quen bị thống trị, quen chịu roi vọt, quen phải cày bừa… phải nhận thức rõ về thân phận đáng xấu hổ, nhục nhã của mình, từ đó mà vùng lên đấu tranh. Như vậy, không chỉ nói về hiện thực, mà sâu sắc hơn hai nhà văn đã chỉ ra nguyên cớ bên trong của bản thân những kẻ bị trị đã làm họ ngày càng cực khổ, đói khát, từ đó mà giúp họ có phương hướng, phương pháp đấu tranh đúng đắn và hiệu quả. Đó chính là một trong những yếu tố cơ bản tạo nên giá trị tư tưởng nghệ thuật lớn cho tác phẩm của Nam Cao và Nguyên Hồng.

Hơn thế nữa, người ta đói bởi vì thói nhỏ nhen, ti tiện. Khi thấy người khác hơn mình là họ ghen ghét và tìm mọi cách hãm hại nhau, kéo nhau xuống bùn. Vì vậy, không ai có thể ngóc đầu lên được. Đây là một tư tưởng hết sức nguy hiểm, đáng lên án.

Ngoài ra người ta đói bởi vì trong đầu người ta chứa đầy những tư tưởng lệch lạc. Đó là thói quen hà tiện và háo một cái danh hão huyền đến vô lối. Họ cả đời dành dụm, chắt bóp từng đồng xèng một nhưng “rất có thể vất ra đôi ba trăm để

được người ta gọi là ông phó”. Người ta “tiếc, không dám giết một con gà cho bố

mẹ ăn, nhưng nếu bố mẹ chết đi, lại rất có thể giết đến mấy con bò để làm ma thật lớn” [3, 645]. Nam Cao đặc biệt lưu ý đến khía cạnh này.

Như vậy, có thể thấy dốt nát dẫn đến nhiều hậu quả tai hại. Bởi vì, dốt nát khiến người ta bị nô lệ về mặt tư tưởng. Sự nô lệ về mặt thân xác đã đáng sợ, song sự nô lệ về tinh thần, tư tưởng còn đáng sợ hơn. Nó làm cho người ta hoàn toàn tê liệt phản ứng, tiêu tan ý thức đấu tranh, an phận, cam chịu. Nó ngày càng ấn con người xuống thấp hơn. Vì vậy, khát vọng của Nam Cao và Nguyên Hồng trong việc chống lại cái đói chính là phải nâng cao dân trí. Đây là tư tưởng hết sức tiến bộ mà Nam Cao và Nguyên Hồng đặt ra qua tác phẩm của mình.

Một phần của tài liệu Cái đói và miếng ăn trong truyện ngắn của Nam Cao và Nguyên Hồng trước năm 1945 (Trang 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)