4. Phƣơng pháp nghiên cứu
2.2. Cái đói trong truyện ngắn Nam Cao
Trong “Chân dung và đối thoại”, Trần Đăng Khoa có nói rằng: “Nam Cao để tâm trí nhiều đến cái bụng. Đọc ông thấy, trang nào cũng thấy đói. Mà văn học chỉ luẩn quẩn xung quanh miếng ăn, cũng khó mà lớn lên được”… Quả thực trong những sáng tác của mình Nam Cao phản ánh rất nhiều về cái đói, bởi thực tế hiện ra trước mắt ông. Làng Đại Hoàng ngày ấy chìm trong cái đói, cái đói ngặt nghèo, nghiệt ngã, ghì riết, đeo đẳng lấy con người. Là một nhà văn hiện thực xuất sắc, Nam Cao đứt khoát trong sự lựa chọn và trung thành với chủ nghĩa hiện thực kiểu mới. Ta hiểu vì sao trong thể tài của mình, Nam Cao luôn bám riết vào cái phàm tục, vào những sự thật trần trụi xuất phát từ cái đói và miếng ăn. Không một truyện nào, không một trang viết nào Nam Cao không đề cập đến vấn đề đó.
Ngay ở nhan đề tác phẩm người đọc đã bắt gặp rất nhiều tên truyện nói về cái đói và miếng ăn: Đôi móng giò, Trẻ con không được ăn thịt chó, Một bữa no…
Xét ở phương diện nhân vật, hầu hết các nhân vật của Nam Cao đói hoặc liên quan đến chuyện cái đói. Không chỉ nông dân đói mà cả tầng lớp thợ thuyền thành thị và giới trí thức tiểu tư sản. Điều đó chứng tỏ khi viết về cuộc sống con người, Nam Cao không bỏ qua cái đói, cái nghèo đang là sự ám ảnh lớn với mọi tầng lớp xã hội. Tuy nhiên, Nam Cao viết về cái ăn không chỉ nói về chuyện ăn, chuyện tồn tại, chuyện đói khát. Những vấn đề mà Nam Cao đặt ra từ chủ đề này vượt xa ý nghĩa vừa nêu. Cái đói trở thành yếu tố cơ bản, chủ yếu của hoàn cảnh, giữ vai trò quyết định tính cách nhân vật. Đồng thời, không chỉ “luẩn quẩn xung quanh miếng ăn”, mà qua miếng ăn nhà văn gửi đến cho người đọc những suy nghĩ, tình cảm của mình, của con người, của xã hội, của thời đại. Vì vậy, vấn đề cái đói và miếng ăn không phải là chuyện của một cá nhân mà trở thành vấn đề trung tâm, là mối quan tâm của tất cả mọi người. Vấn đề cái đói và miếng ăn tồn tại ở khắp các quan hệ xã hội.