Tình hình tài chính được đánh giá là lành mạnh trước hết phải thể hiện ở khả năngchi trả, bởi vì nó phản ánh chất lượng công tác tài chính Để đánh giá một cách chính xác khả năng thanh t
Trang 1BÀI PHÂN TÍCH KHẢNĂNG THANH TOÁN CÔNG TY CỔPHẨN SỮA VIỆT NAM VINAMILK
Nguồn số liệu:
http://www.vinamilk.com.vn/?vnm=download&id=46
Báo cáo năm 2010: http://www.vinamilk.com.vn/?vnm=DownloadFile&m=21
Báo cáo năm 2011: http://www.vinamilk.com.vn/?vnm=DownloadFile&m=22
Trang 2LỜI MỞ ĐẦU
Trong bối cảnh kinh tế Việt Nam hiện nay đi kèm với đó là khủng hoảng tài chínhtoàn cầu đang đẩy hàng loạt doanh nghiệp đến chỗ phá sản Nhiều doanh nghiệp khôngđảm bảo khả năng thanh toán trong cả trong ngắn hạn và dài hạn Nhưng phải thừa nhậnkhông ít trong số đó bị phá sản chỉ vì quản lý dòng tiền không hiệu quả, dẫn đến mất khảnăng chi trả Đó cũng là nguyên nhân chính khiến gần 70.000 doanh nghiệp vừa và nhỏ củaViệt Nam phải tạm ngừng hoạt động trong đợt thắt chặt tiền tệ vừa qua
Khả năng thanh toán của doanh nghiệp là năng lực về tài chính mà doanh nghiệp cóđược để đáp ứng nhu cầu thanh toán các khoản nợ cho các cá nhân, tổ chức có quan hệ chodoanh nghiệp vay hoặc nợ Khả năng thanh toán là kết quả của sự cân bằng giữa các luồngthu và chi hay giữa nguồn vốn kinh tế (capital) và nguồn lực sẵn có (resource)
Khả năng thanh toán của doanh nghiệp là nội dung quan trọng để đánh giá chất lượngtài chính và hiệu quả hoạt động Đây cũng là những thông tin hữu ích mà các tổ chức tíndụng, nhà đầu tư, cơ quan kiểm toán thường hay quan tâm để đạt được các mục tiêu củamình trên thương trường kinh doanh Như vậy, phân tích khả năng thanh toán đóng vai tròquan trọng không chỉ đối với nội bộ doanh nghiệp mà còn cực kỳ quan trọng trong việc raquyết định đầu tư
Hiểu được tầm quan trọng của việc phân tích khả năng thanh toán này, nhóm phântích xin dựa vào thông tin trên báo cáo tài chính của công ty cổ phần sữa Việt NamVinamilk để đưa ra bài phân tích khả năng thanh toán của Vinamilk trong 2 năm 2010 và2011
Bố cục bài phân tích:
Phần I Giới thiệu chung về công ty cổ phần sữa Việt Nam Vinamilk.
Phần II Phân tích khả năng thanh toán công ty cổ phần sữa Việt Nam Vinamilk Phần III Ý kiến của nhóm phân tích đối với tình hình của công ty cổ phần sữa Việt Nam Vinamilk.
Nguồn số liệu:
http://www.vinamilk.com.vn/?vnm=download&id=46
Báo cáo năm 2010: http://www.vinamilk.com.vn/?vnm=DownloadFile&m=21
Báo cáo năm 2011: http://www.vinamilk.com.vn/?vnm=DownloadFile&m=22
Trang 3Phần I Giới thiệu chung về công ty cổ phần sữa Việt Nam Vinamilk
1.1 Giới thiệu chung về công ty cố phần sữa Việt Nam Vinamilk:
1.1.1.Vài nét về công ty cổ phần sữa Việt Nam Vinamilk:
Công ty cổ phần sữa Việt Nam có tên giao dịch Quốc tế là : Vietnam dairy ProductsJoint – Stock Company Công ty được thành lập năm 1976 trên cơ sở tiếp quản 3 nhà máySữa của chế độ cũ để lại Công ty có trụ sở chính tại Số 10 phố Tân Trào, Phường Tân Phú,Quận 7, thành phố Hồ Chí Minh
Cơ cấu tổ chức gồm 17 đơn vị trực thuộc và 1 Văn phòng Tổng số CBCNV 4.500
người Chức năng chính : Sản xuất sữa và các chế phẩm từ Sữa Nhiều năm qua, với những
nỗ lực phấn đấu vượt bậc, Công ty trở thành một trong những doanh nghiệp hàng đầu củaViệt Nam trên tất cả các mặt Thành tựu của Công ty đã đóng góp tích cực vào sự phát triển
sự nghiệp CNH-HĐH đất nước Với những thành tích nổi bật đó, Công ty đã vinh dự nhậnđược các phần thưởng cao quý : Huân chương Độc lập hạng Nhì ( 2010), Huân chương Độclập hạng Ba ( 2005), Huân chương Lao động hạng Nhất ( 1996), hạng Nhì ( 1991), hạng Ba( 1985 ), Huân chương Lao động Hạng Ba và Hạng Nhì (2003 – 2008 ) cho 3 Nhà máythành viên : Thống Nhất, Trường Thọ, Dielac, Huân chương Lao động hạng Ba ( 2004 ) choNhà máy sữa Hà Nội 14 năm liên tục nhận cờ Luân lưu Chính Phủ - “ Đơn vị dẫn đầuphong trào Thi đua ngành Công nghiệp “ ( 1992-2005) Cờ của Bộ Công nghiệp tặng choNhà máy Sữa Dielac đạt thành tích xuất sắc trong lao động sản xuất năm 2000 - 2004.Nhiều Bằng khen của Chủ tịch nước, Thủ Tướng, Các Bộ, Ngành Trung ương, UBND cácTỉnh, Thành phố tặng về thành tích : Nộp thuế; Phong trào chăn nuôi bò sữa; Xoá đói giảmnghèo; thực hiện luật lao động; hoạt động Xuất nhập khẩu; lao động sáng tạo; Chuyển đổicây trồng vật nuôi; phát hành công trái; sức khoẻ; dân số; phụ nữ; trẻ em ; công tác thi đua;công tác xã hội; an toàn giao thông 16 năm liên tục đứng vào Topten hàng Việt Nam chấtlượng cao được người tiêu dùng ưa thích nhất (1995 – 2010 ), giải thưởng sáng tạo khoa họccông nghệ Wipo năm 2000 và 2004 và đặc biệt năm 2000 Công ty vinh dự được Nhà nướcphong tặng danh hiệu ANH HÙNG LAO ĐỘNG thời kỳ đổi mới; năm 2010 là doanhnghiệp đầu tiên và duy nhất của Việt nam trong 200 công ty có doanh thu dưới 1 tỷ đô lahoạt động có hiệu quả nhất, tốt nhất Châu Á được tạp chí Fober vinh danh; xếp thứ Tư trongdanh sách Top 10 – bảng xếp hạng VN R.500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam; Top
Trang 410 thương hiệu được ưa thích nhất Việt Nam do Nielsen Singapre và tạp chí Compain thựchiện
Vinamilk là nhà cung cấp sữa và các sản phẩm từ sữa lớn nhất Việt nam hiện nay vớithị phần trên 40% Các nhóm sản phẩm chính gồm: Sữa bột và bột dinh dưỡng, sữa đặc, sữanước và sữa chua uống, sữa chua ăn, kem và phô mai và nước giải khát
1.1.2 Hoạt động kinh doanh chính:
- Sản xuất và kinh doanh sữa hộp, sữa bột, bột dinh dưỡng, bánh, sữa tươi, sữa đậu nành,nước giải khát và các sản phẩm từ sữa khác;
- Kinh doanh thực phẩm công nghệ, thiết bị phụ tùng, vật tư, hoá chất và nguyên liệu
- Kinh doanh nhà, môi giới cho thuê bất động sản; Kinh doanh kho bãi, bến bãi; Kinh doanhvận tải hàng bằng ô tô; Bốc xếp hàng hoá;
1.2.Những thuận lợi và khó khăn của công ty trong việc phát triển hoạt động kinh doanh:
1.2.1 Thuận lợi
-Thị trường tiềm năng: Việt Nam là một quốc gia trẻ với 54% dân số dưới độ tuổi 30
(Thống kê năm 2010), và đây cũng là nhóm dân số có xu hướng tiêu thụ nhiều các sản phẩm
sữa Tình hình đô thị hóa nhanh chóng tại Việt Nam (~3%) và mức sống ngày càng được
nâng cao (GDP bình quân đầu người có tăng trưởng kép 13.5%/năm trong giai đoạn 2011) cũng sẽ là động lực gia tăng nhu cầu về sữa và các sản phẩm từ sữa Theo quy hoạch
2006-phát triển ngành công nghiệp Sữa Việt Nam, tổng sản lượng sữa sẽ đạt 1,9 tỷ lít vào năm
2015, nâng mức tiêu thụ sữa bình quân/người/năm từ 15 lít đến 21 lít
-Lợi thế cạnh tranh: Trải qua 30 năm, VINAMILK đã thực sự nắm bắt được thị hiếu tiêudùng sữa của người Việt Nam và truyền tải cảm nhận đó vào các dòng sản phẩm của mình.VNM dẫn đầu thị trường sữa với hơn 40% thị phần và năng lực sản xuất vượt xa các đối thủcạnh tranh khác 9 nhà máy chế biến và gần 178.000 điểm bán lẻ của VNM nằm rải rác trênkhắp cả nước tại những vị trí thuận lợi, đây là lợi thế lớn cho việc phân phối sữa của Công
ty VNM thu mua gần 50% nguồn sữa nguyên liệu trong nước, việc này giúp cho Công tykiểm soát được giá sữa ở các nông trại VINAMILK là một trong những thương hiệu uy tín
và có giá cả phải chăng nhất trên thị trường sữa hiện nay, nhờ vậy VNM duy trì sự thống trịcủa mình trên một số phân khúc như sữa đặc (chiếm khoảng 85% thị phần) và sữa chua
Trang 5(chiếm khoảng 90% thị phần) Cơ cấu vốn của VNM chủ yếu là vốn chủ sở hữu, vì thế cácchỉ số thanh toán của VNM rất tốt.
1.2.2 Khó khăn
-VNM đang phải đối mặt với sự cạnh tranh ngày càng gay gắt của các thương hiệu cao cấpnước ngoài như Abbott, Mead Johnson, Dutch Lady Đồng thời, không ít công ty trong nướccũng đã tham gia vào cuộc đua thị phần Nổi bật nhất là CTCP Thực phẩm sữa TH (THTrue Milk), là một công ty trong nước đã đầu tư 350 triệu đô vào dự án chăn nuôi 45,000con bò sữa
-Một vài năm trở lại đây, vụ tai tiếng sữa có chứa melamine đã để lại vết sẹo cho ngànhcông nghiệp sữa Khi người tiêu dùng có ý thức hơn trong việc lựa chọn các sản phẩm sữathì chất lượng sản phẩm và hình ảnh thương hiệu ngày càng trở nên quan trọng Người tiêudùng có thu nhập cao tại Việt Nam có xu hướng lựa chọn các thương hiệu nước ngoài hơnnhững thương hiệu trong nước, điều này cũng là một thách thức mà VNM phải đối mặt đểgiành thị phần
-Với quy mô sản xuất rộng lớn như hiện nay, đòi hỏi VNM phải nhập hầu hết nguyên liệusữa (chiếm 60-70% giá vốn hàng bán), bởi các nguồn cung cấp trong nước chỉ đáp ứngđược 25%
Ngành sữa Việt Nam đang phải đối mặt với tình trạng thiếu nguyên liệu sữa tươi, hơn 75%nguyên liệu sữa phải nhập khẩu Ngoài ra, một lượng sữa tươi đáng kể không được chuyểngiao cho các nhà máy chế biến lớn, thay vào đó được tiêu thụ ngay ở thị trường địa phương.Hiện nay, Việt Nam mới sản xuất được khoảng 350.000 tấn sữa tươi, chỉ đáp ứng khoảng20% nhu cầu trong nước, định hướng đến năm 2015, con số này sẽ là 660.000 tấn, đáp ứngđược khoảng 35% nhu cầu
Trang 6Phần II Phân tích khả năng thanh toán công ty cổ phần sữa Việt Nam
Phân tích khả năng thanh toán là phân tích về: các khoản phải thu và tình hình công
nợ, các khoản phải trả và khả năng chi trả Đây là nhóm chỉ tiêu được sự quan tâm của cácnhà quản trị, chủ sở hữu và đặc biệt là các nhà cho vay
Tình hình tài chính được đánh giá là lành mạnh trước hết phải thể hiện ở khả năngchi trả, bởi vì nó phản ánh chất lượng công tác tài chính
Để đánh giá một cách chính xác khả năng thanh toán của công ty ta phải xem đầy đủ
cả trong ngắn hạn và dài hạn thông qua các chỉ tiêu dưới đây
2.1 Một vài thông tin tài chính của công ty cổ phần sữa Việt Nam Vinamilk:
Trang 7Chỉ tiêu Cuối năm Đầu năm Cuối năm so với đầu năm
III Bất động sản đầu tư 73.182.137.539 0.470 73.328.395.211 0.682 -146.257.672 -0.199 -0.212
IV Các khoản đầu tư tài chính dài
V Tài sản dài hạn khác 90.380.695.298 0.581 158.885.645.450 1.477 -68.504.950.152 -43.116 -0.897 Cộng 15.564.318.125.515 100.000 10.754.306.626.329 100.000 4.810.011.499.186 44.726
Trang 92.2 Đánh giá khái quát:
Hệ số khả năng thanh toán chung (tổng quát)
Công ty : VINAMILK ĐƠN VỊ :VNĐ
Hệ số thanh toán chung cho biết khả năng thanh toán nợ phải trả của doanh nghiệp bằng tất
cả tài sản
- Năm 2010 cứ 1 đồng giá trị nợ phải trả được thanh toán bởi 3:84 đồng tài sản Hệ sốnày khá cao chứng tỏ tình hình tài chính doanh nghiệp khả quan đảm bảo khả năng thanhtoán nợ tốt
- Năm 2011: cứ 1 đồng giá trị nợ phải trả được thanh toán bởi 4,94 đồng tài sản Tathấy hệ số thanh toán chung của doanh nghiệp năm 2011 tăng so với năm 2010 là 1,10 lần,điều này cho thấy khả năng thanh toán nợ phải trả của doanh nghiệp tốt hơn năm trước.Chỉtiêu này tại 2 thời điểm đều cao hơn 1 rất nhiều chứng tỏ doanh nghiệp có đủ và thừa tài sản
để thanh toán nợ phải trả, đó là nhân tố hấp dẫn các tổ chức tín dụng cho vay dài hạn
Là một trong các doanh nghiệp kinh doanh thực phẩm và đồ uống hàng đầu Việt Nam, công
ty Vinamilk có hệ số khả năng thanh toán chung cao hơn nhiều so với trung bình nhóm
Trang 10ngành thực phẩm (2,70 lần) Đây sẽ là nhân tố quan trọng hấp dẫn các tổ chức tín dụng chovay tiền.
2.3 Phân tích khả năng thanh toán ngắn hạn:
Khả năng thanh toán ngắn hạn có vai trò rất quan trọng đối với tình hình tài chínhcủa doanh nghiệp Nếu các chỉ tiêu khả năng thanh toán nợ ngắn hạn thấp, kéo dài thườngxuất hiện rủi ro tài chính, nguy cơ phá sản có thể xảy ra kể cả trong điều kiện chỉ tiêu khảnăng thanh tnoán tổng quát cao
Để phân tích khả năng thanh toán ngắn hạn, ta lần lượt xét các chỉ tiêu sau:
Năm 2011 Năm 2010 Chênh lệch Nhóm ngành
2.3.1 Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn
Hệ số thanh toán hiện hành là công cụ đo lường khả năng thanh toán các khoản nợngắn hạn, biểu thị sự cân bằng giữa tài sản ngắn hạn và các nợ ngắn hạn
Ý nghĩa của tỷ số này là nói lên mức độ trang trải của tài sản ngắn hạn đối với khoản nợngắn hạn mà không cần tới một khoản vay mượn thêm nào Tóm lại, cho ta biết tại một thờiđiểm nhất định ứng với một đồng nợ ngắn hạn thì công ty có khả năng quy động bao nhiêu
từ tài sản ngắn hạn để trả nợ Ta có:
Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn= Tài sản ngắn hạn/ Nợ ngắn hạn
Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn năm 2011 của công ty là 3,1; tức là với 1đồng nợ ngắn hạn của công ty sẽ được đảm bảo thanh toán bằng 3,1 đồng tài sản ngắn hạn
Trang 11So với năm 2010, hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của công ty tăng 0,9 lần Nguyên
nhân là do tốc độ tăng tài sản ngắn hạn năm 2011 tăng nhiều hơn đáng kể so với tốc độ tăng
nợ ngắn hạn ( tăng 59,864% so với 13,237%).
Trong đó, các tài sản ngắn hạn ngoại trừ khoản mục Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn
giảm 1,356 tỷ đồng tương đương giảm 64,821%, nguyên nhân chủ yếu là do công ty có mộtkhoản tiền gửi có kỳ hạn 1 năm trở xuống giảm tới gần 1.500 tỷ đồng, trong khi các khoảnđầu tư ngắn hạn khác tăng không đáng kể so với số tiền thu về Các khoản mục còn lại củatài sản ngắn hạn đều có những tốc độ tăng khá mạnh, trong đó đặc biệt phải kể đến tốc độ
tăng của khoản mục Tiền và các khoản tương đương tiền.
Khoản mục Tiền và các khoản tương đương tiền lại tăng đột biến, tăng tới 2.867 tỷ đồng,
tương đương tăng 1220,64%, trong đó nguyên nhân chủ yếu là do:
+ Các khoản tăng của lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động đầu tư: các khoản thu hồi cho vay
và lãi vay có kỳ hạn 1 năm trở xuống như ở trên đã nêu
+ Các khoản tăng của lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động tài chính đến chủ yếu từ hoạt độnghuy động vốn từ việc phát hành thêm cổ phiếu, công ty phát hành 14,25 triệu cổ phiếu,tương đương với số vốn là 1.455 tỷ đồng vào tháng 6/2011
Các khoản tăng của khoản mục chủ yếu là tăng ở các khoản tiền gửi có kỳ hạn dưới 3 thángvới 2.330 tỷ đồng, điều này cũng dễ hiểu bởi trong tình hình khủng hoảng kinh tế hiện nay,các kênh đầu tư chứa đựng nhiều rủi ro thì công ty nên chọn những kênh đầu tư ngắn hạn sẽmang giảm bớt được rủi ro cho các khoản đầu tư
Khoản mục Các khoản phải thu cũng tăng đáng kể, tăng 1.007 tỷ đồng, tương đương tăng90,063% , điều này là dễ hiểu nếu ta xem Báo cáo hoạt động kinh doanh năm 2011 của công
ty, Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ của công ty tăng khá nhiều, gần 6.000
tỷ đồng bởi thế Các khoản phải thu tăng lên như vậy cũng là hợp lý
Thêm nữa, việc Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ tăng cũng lý giải được tạisao Hàng tồn kho của công ty tăng 914 tỷ đồng, tương ứng tốc độ tăng 40,224% để có thểđáp ứng kịp thời được nhu cầu sản xuất và tiêu thụ
Và khoản mục Tài sản ngắn hạn khác cũng tăng khá nhiều, tăng 42 tỷ đồng, tương ứng tốc
độ tăng 49,528% trong đó thì chủ yếu là sự tăng thêm của các khoản chi phí trả trước ngắnhạn và khoản thuế giá trị gia tăng được khấu trừ (do mua thêm nhiều nguyên vật liệu chosản xuất)
Trang 12Mặt khác, hệ số thanh toán nợ ngắn hạn của công ty so với trung bình nhóm ngànhcũng cao hơn đáng kể (3,1 so với 2,19), điều này chứng tỏ trong nhóm ngành kinh doanh thìcông ty Vinamilk có một khả năng thanh toán nợ ngắn hạn rất tốt.
Qua phân tích trên ta thấy, hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của công ty năm 2011 là3,1, con số trên thể hiện khả năng đảm bảo thanh toán nợ ngắn hạn bằng tài sản ngắn hạn rấttốt của công ty, hệ số trên tăng đáng kể so với năm 2010 và cũng ở mức cao so với hệ sốtrung bình nhóm ngành
Tuy nhiên, hệ số thanh toán nợ ngắn hạn đã gom toàn bộ tài sản ngắn hạn lại màkhông phân biệt hoạt tính của chúng nên nhiều khi không phản ánh chính xác khả năngthanh toán của doanh nghiệp Để khắc phục điều này người ta dùng hệ số thanh toán nhanh
2.3.2 Hệ số khả năng thanh toán nhanh
Hệ số thanh toán nhanh là tiêu chuẩn đánh giá khả năng thanh toán thận trọng hơn
Nó phản ánh khả năng thanh toán của doanh nghiệp trong điều kiện không bán hết hàng tồnkho Hệ số này khác hệ số thanh toán nợ ngắn hạn ở chỗ là nó loại trừ hàng tồn kho ra khỏicông thức tính, bởi vì hàng tồn kho không có tính thanh khoản cao
Theo bảng trên ta thấy, năm 2011 hệ số khả năng thanh toán nhanh của công ty là 2,0, tức làkhông cần bán hàng tồn kho hay vay mượn gì thêm, với 1 đồng nợ ngắn hạn công ty có thểđảm bảo thanh toán bằng 2 đồng tài sản ngắn hạn
So với năm 2010, hệ số khả năng thanh toán nhanh của công ty tăng 0,7 lần với tốc độ tăng53,8% Nguyên nhân cũng tương tư như đối với hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn ởtrên, tốc độ tăng của các khoản (Tiền + Đầu tư ngắn hạn+ Phải thu khách hàng) tăng mạnhhơn tốc độ tăng của khoản Nợ ngắn hạn
So với trung bình nhóm ngành, hệ số khả năng thanh toán nhanh của công ty cũngcao hơn (2,0 so với 1,62)
Hệ số khả năng thanh toán nhanh
Tiền +Đầu tư ngắn hạn + Phải thu khách hàng
Nợ ngắn hạn
=
Trang 13Qua phân tích ở trên, có thể thấy hệ số khả năng thanh toán nhanh của công ty là 2,0 ,đảm bảo được khả năng thanh toán nhanh rất tốt, tăng đáng kể so với năm 2010 và cũng caohơn so với trung bình nhóm ngành.
2.3.3 Hệ số khả năng thanh toán tức thời
Với hai hệ số trên, ta thừa nhận rằng khoản phải thu có khả năng chuyển nhanh thànhtiền để trả nợ ngắn hạn, việc thu hồi các khoản này chỉ là vấn đề thời gian Một thị trường(tài chính, tiền tệ) trôi trải sẽ giúp cho việc trao đổi mua bán các “khoản phải thu” này Tuynhiên trong nền kinh tế thị trường nói chung và thị trường tài chính nói riêng chưa đượcphát triển như hiện nay, hệ số thanh toán nhanh thích hợp hơn là hệ số khả năng thanh toántức thời
Chỉ tiêu này đo lường mức độ đáp ứng nhanh của tài sản ngắn hạn trước các khoản
nợ ngắn hạn Khoản có thể dùng trả ngay các khoản nợ đến hạn là tiền và các khoản tươngđương tiền Hệ số này có công thức như sau:
Năm 2011, hệ số này của công ty là 1,04 tức là với 1 đồng nợ ngắn hạn của công ty thì sẽđược đảm bảo thanh toán ngay bởi 1,04 đồng tài sản ngắn hạn
So với năm 2010, hệ số này tăng 0,95lần Nguyên nhân dẫn đến sự tăng đột biến là do việctăng đột biến của khoản Tiền và các khoản tương đương tiền năm 2011 so với năm 2010như đã nói ở trên
So với trung bình nhóm ngành, hệ số khả năng thanh toán tức thời của công ty cũng cao hơn(1,04 so với 0,96)
Có thể thấy, với hệ số thanh toán khả năng tức thời là 1,04, cao hơn rất nhiều so với năm
2010 và cao hơn so với trung bình nhóm ngành chứng tỏ khả năng thanh toán tức thời củacông ty đang được đảm bảo rất tốt
Hệ số khả năng thanh toán tức thời
Tiền và các khoản tương đương tiền
Nợ ngắn hạn Tiền và các khoản tương đương tiền
=
Trang 142.3.4 Hệ số dòng tiền trên nợ ngắn hạn:
Chỉ tiêu Vinamilk
2010
Vinamilk2011
Hệ số dòng tiền trên nợ ngắn hạn bình quân = ư ợ ểắ ềạ ì ầ ừ Đâ
Hệ số dòng tiền/ nợ ngắn hạn cho biết khả năng bù đắp nợ ngắn hạn bằng tiền của doanhnghiệp Chỉ số này càng cao chứng tỏ doanh nghiệp càng có khả năng thanh toán nợ ngắnhạn bằng tiền, doanh nghiệp đảm bảo khả năng thanh khoản
Năm 2010, hệ số này đạt 0,995; đến năm 2011, hệ số này đạt 0,916
Tuy năm 2011, lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh của Vinamilk cao hơn năm
2010 về giá tri tuyệt đối nhưng nợ ngắn hạn năm 2011 cũng phát sinh nhiều hơn năm 2010
Trang 15Do vậy, xét về giá trị tương đối, năm 2011 có hệ số dòng tiền/ nợ ngắn hạn bình quân kémhơn năm 2010 là 8%.
Điều này chứng tỏ khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn bằng tiền từ hoạt động kinhdoanh của Vinamilk năm 2011 kém hơn năm 2010 Tuy nhiên các chỉ số này vẫn nhỏ hơn 1,cho thấy dấu hiệu của việc doanh nghiệp đang phải chịu áp lực từ việc thanh toán nợ ngắnhạn Và tiền lưu chuyển từ hoạt động kinh doanh chưa đảm bảo khả năng cho đắp cho nghĩa
vụ nợ ngắn hạn
Mặt khác, chỉ số này không chứng minh rằng tình hình thanh khoản hay tình hình sảnxuất kinh doanh của công ty đi xuống, do nhiều nguyên nhân khách quan và chính sách sửdụng nợ cũng như thu tiền của Vinamilk trong giai đoạn này
Hệ số dòng tiền/ Nợ vay đến hạn trả:
Hệ số dòng tiền trên nợ vay đến hạn trả =Lưu chuyển tiền thuần từ HĐKDNợ vay đến hạn trả cuối kì
Chỉ tiêu “ Hệ số dòng tiền/nợ vay đến hạn trả” phản ảnh khả năng đảm bảo việc thanh toáncác khoản vay đến hạn trả của doanh nghiệp Chỉ tiêu này càng lớn chứng tỏ khả năng đảmbảo thanh toán càng cao
Năm 2010, chỉ số này đạt 5,37; Năm 2011, chỉ số này đạt 2,13
Như vậy, năm 2011, chỉ số này giảm 60,34% so với năm 2010, chứng tỏ năm 2011, doanhnghiệp phải chịu nhiều áp lực hơn từ các khoản vay đến hạn phải trả Theo con số tuyệt đối
có thể thấy, lưu chuyển tiền thuần từ HĐKD năm 2011 cao hơn năm 2010, tuy nhiên, do cáckhoản vay đến hạn trả năm 2011 tăng hơn nhiều so với năm 2010( phụ thuộc vào chính sách
sử dụng nợ của công ty vào những năm trước đó ) làm cho chỉ số chỉ tiêu này năm 2011giảm xuống chứ không chứng minh rằng năm 2011, doanh nghiệp có dậu hiệu làm ăn đixuống
Tuy giảm nhưng chỉ số này vẫn lớn hơn 1, doanh nghiệp vẫn duy trì khả năng thanh toánbằng tiền cho các khoản nợ vay đến hạn trả
Trang 162.3.5 Tác động của độ dài chu k ỳ vận động của vốn tới khả năng thanh toán ngắn hạn:
Độ dài chu kỳ vận động của vốn là khoảng thời gian từ lúc thanh toán tiền hàng cho ngườibán tới lúc thu được tiền hàng của người mua
Để tìm hiểu độ dài chu kỳ vận động của vốn của công ty cổ phần sữa Việt Nam Vinamilk làbao nhiêu đồng thời xét tác động tới khả năng thanh toán ngắn hạn, ta xem xét các chỉ tiêusau đây:
2.3.5.1.Kỳ thu tiền bình quân và kỳ trả tiền bình quân:
Từ số liêu trên bảng cân đối kế toán và báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của công ty cổphần sữa Việt Nam vinamilk, ta có bảng sau:
Bảng 1 Nợ phải thu khách hàng và nợ phải trả người bán năm 2009, 2010, 2011
= Thời gian lưu kho
hàng bình quân
Kỳ thu tiền bìnhquân
Kỳ trả tiền bìnhquân
Độ dài chu kỳ vận
động vốn