1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

phân tích báo cáo tài chính công ty cp sữa việt nam vinamilk

92 950 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 92
Dung lượng 6,63 MB

Nội dung

LỜI MỞ ĐẦUPhân tích tình hình tài chính doanh nghiệp là dựa vào các chỉ số tài chính để đánh giáchính xác hiệu quả kinh doanh, đồng thời xác định các nhân tố ảnh hưởng tới quá trình vàkế

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC HOA SEN KHOA KINH TẾ THƯƠNG MẠI

ĐỀ ÁN PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH

Công ty Cổ phần sữa Việt Nam Vinamilk

Giảng viên hướng dẫn : Cô Nguyễn Phương Quỳnh Sinh viên thực hiện : Nguyễn Hoàng Phú

Đinh Thị Hà Phương Trần Lê Hồng Phúc Huỳnh Lê Xuân Tâm

Năm 2012

Trang 2

NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN

Trang 3

TRÍCH YẾU

Việt Nam đang ở trên con đường đổi mới và hội nhập với nền kinh tế thế giới, quá trình

mở cửa, hội nhập kinh tế trong khu vực tiến đến toàn cầu hóa nền kinh tế đòi hỏi các đơn

vị quốc doanh phải thay đổi cách suy nghĩ, đường lối tổ chức hoạt động sản xuất kinhdoanh Đây vừa là cơ hội, vừa là thách thức đối với các doanh nghiệp ở Việt Nam.Mục tiêucủa các doanh nghiệp là tối đa hóa lợi nhuận, kinh doanh có hiệu quả và có hiệu quả sửdụng vốn ngày càng cao Muốn vậy doanh nghiệp phải có đầy đủ những thông tin về tìnhhình tài chính, tình hình sản xuất kinh doanh, khả năng thanh toán… Những thông tin nàyrất cần thiết với nhà lãnh đạo, nhà đầu tư, các chủ nợ để có thể đưa ra quyết định đúng đắntrong việc xác định phương hướng hoạt động và đầu tư Vì thế việc tiến hành phân tíchtình hình tài chính và phân tích hoạt động kinh doanh để cung cấp thông tin là rất cần thiết.Xuất phát từ thực tiễn đó đồng thời nhận thấy tầm quan trọng của việc phân tích tình hìnhtài chính và tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, nhóm chúng em đã chọn đềtài: “Phân tích báo cáo tài chính Công ty Cổ phần sữa Việt Nam Vinamilk” cho báo cáo đề

án của mình

Trang 4

LỜI MỞ ĐẦU xiii

PHẦN 1: LÝ LUẬN CƠ BẢN CỦA PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH 1

1 Các bước thực hiện phân tích tài chính 1

1.1 Thu thập thông tin 1

2.3 Phân tích tài chính Dupont 3

3 Phân tích tình hình tài chính thông qua các nhóm chỉ số tài chính 4

3.1 Nhóm chỉ số thanh toán 4

3.1.1 Hệ số khả năng thanh toán tổng quát 53.1.2 Hệ số khả năng thanh toán hiện thời 53.1.3 Hệ số khả năng thanh toán nhanh 6

3.1.4 Hệ số khả năng thanh toán nhanh bằng tiền 73.2 Nhóm chỉ tiêu khả năng hoạt động8

3.2.1 Vòng quay hàng tồn kho 93.2.2 Vòng quay toàn bộ vốn 103.2.3 Kỳ thu tiền bình quân 113.3 Hiệu suất sử dụng vốn cố định và tài sản cố định 12

3.3.1 Hiệu suất sử dụng vốn cố định 12

Trang 5

3.3.2 Hiệu suất sử dụng toàn bộ vốn 123.3.3 Hiệu suất sử dụng vốn cổ phần 123.3.4 Vòng quay vốn lưu động 12

3.4 Tỷ suất doanh lợi 13

3.4.1 Tỷ suất lợi nhuận lợi doanh thu (ROS) 133.4.2 Tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu (ROE) 143.5 Phân tích kết cấu và sự biến động của Tài sản - Nguồn vốn 15

PHẦN 2: GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN SỮA VIỆT NAM VINAMILK 18

1 Giới thiệu về công ty 18

4 Triết lý kinh doanh 19

5 Chiến lược kinh doanh 20

7 Giới thiệu mã chứng khoán 22

8 Cơ cấu tổ chức và cơ cấu cổ đông 22

Trang 6

3 Cơ hội26

4 Thách thức 26

PHẦN 4: PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH CTCP SỮA VIỆT NAM VINAMILK (VNM) QUA CÁC NĂM 2009, 2010, 2011 27

1 Phân tích tình hình tài chính qua các chỉ số 27

1.1 Hệ số khả năng thanh toán 27

1.1.1 Hệ số khả năng thanh toán hiện thời 271.1.2 Hệ số khả năng thanh toán nhanh 28

1.1.3 Hệ số khả năng thanh toán bằng tiền 291.2 Hệ số kết cấu tài chính 30

1.2.1 Hệ số nợ 301.2.2 Hệ số tự tài trợ 311.3 Tỷ số hoạt động hay Hiệu suất sử dụng vốn 32

1.3.1 Lần luân chuyển (vòng quay) vốn hàng tồn kho 321.3.2 Kỳ thu tiền bình quân 33

1.3.3 Số lần luân chuyển (vòng quay) vốn lưu động 341.3.4 Hiệu suất sử dụng vốn cố định và tài sản cố định 351.3.5 Hiệu suất sử dụng toàn bộ vốn 37

1.4 Tỷ suất doanh lợi 38

1.4.1 Tỷ suất lợi nhuận lợi doanh thu (ROS) 381.4.2 Tỷ suất lợi nhuận trên vốn (ROA) 39

1.4.3 Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) 401.5 Nhận xét chung 41

2 Phân tích kết cấu và sự biến động của Tài sản - Nguồn vốn 42

2.1 Cân đối 1 42

2.2 Cân đối 2 42

2.3 Cân đối 3 43

2.4 Cân đối 4 43

3 Phân tích hiệu quả sử dụng vốn 44

3.1 Phân tích hiệu quả sử dụng vốn dưới góc độ tài sản 44

Trang 7

3.1.1 Tỷ suất sinh lời của tài sản 443.1.2 Tỷ suất sinh lời của Tài sản ngắn hạn 443.1.3 Tỷ suất sinh lời của Tài sản dài hạn 453.2 Phân tích tốc độ luân chuyển vốn lưu động 45

4 Phân tích hiệu quả kinh doanh theo mô hình tài chính Dupont 46

4.1 Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản 46

4.2 Phân tích hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu 48

2 So sánh các chỉ số tài chính của VINAMILK và HANOIMILK 582.1 Hệ số khả năng thanh toán 58

2.2 Hệ số kết cấu tài chính 59

2.3 Tỷ số hoạt động hay hiệu suất sử dụng vốn 61

2.4 Tỷ suất doanh lợi 63

Trang 8

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành nội dung cuốn báo cáo này, trước tiên nhóm chúng em xin gửi lời cảm ơncác thầy cô khoa Kinh tế thương mại trường Đại học Hoa Sen đã tận tâm truyền đạt nhữngkiến thức cơ bản cũng như chuyên môn rất bổ ích trong lĩnh vực Kế toán - Tài chính chochúng em Tiếp đến chúng em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Cô Nguyễn PhươngQuỳnh, người đã trực tiếp hướng dẫn và chỉ bảo tận tình cho nhóm chúng em trong suốtquá trình nghiên cứu và hoàn thành đề án này

Nhóm chúng em cũng xin gửi lời cảm ơn đến các anh chị, các bạn đã cung cấp nhữngthông tin, kiến thức bổ ích cũng như những trình duyệt web và sách tham khảo đã hỗ trợchúng em rất nhiều để hoàn thành cuốn đề án một cách hiệu quả và nhanh chóng Đặc biệtxin gửi lời cảm ơn đến các thành viên trong nhóm đã cố gắng hoàn thành báo cáo đúngthời hạn.Cuối cùng nhóm chúng em kính chúc quý Thầy Cô và các anh chị, các bạn sứckhỏe và thành công trong cuộc sống

Trang 9

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Trang 10

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1 Giáo trình Phân tích Báo cáo tài chính - PGS TS Nguyễn Năng Phúc

Trang 11

DANH MỤC BẢNG BIỂU HÌNH ẢNH

Hình 1 Cơ cấu vốn công ty 22

Hình 2 Sơ đồ tổ chức công ty 23

Hình 3 Tình hình đầu tư của công ty 24

Hình 4 Các công ty con và công ty liên kết 25

Hình 5 Biểu đồ thể hiện khả năng thanh toán hiện thời 2009 -2011 28

Hình 6 Biểu đồ thể hiện khả năng thanh toán nhanh 2009 -2011 28

Hình 7 Biểu đồ thể hiện khả năng thanh toán bằng tiền 2009 - 2011 29

Hình 8 Biểu đồ thể hiện Hệ số nợ của công ty 2009 - 2011 31

Hình 9 Biểu đồ thể hiện hệ số tự tài trợ năm 2009 - 2011 32

Hình 10 Biểu đồ thể hiện hiệu suất sử dụng vốn hàng tồn kho 2009 - 2011 33

Hình 11 Biểu đồ thể hiện kỳ thu tiền bình quân năm 2009 - 2011 34

Hình 12 Biểu đồ thể hiện số lần luân chuyển vốn lưu động 2009 - 2011 35

Hình 13 Biểu đồ hiệu suất sử dụng vốn cố định 2009 - 2011 36

Hình 14 Biểu đồ thể hiện hiệu suất sử dụng vốn cố định 2009 - 2011 37

Hình 15 Biểu đồ hiệu suất sử dụng toàn bộ vốn 2009 - 2011 38

Hình 16 Biểu đồ tỷ suất lợi nhuận lợi doanh thu năm 2009 - 2011 39

Hình 17 Biểu đồ thể hiện tỷ suất lợi nhuận trên vốn năm 2009 - 2011 40

Hình 18 Biểu đồ thể hiện tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu 2009- 2011 41

Hình 19 Chương trình cải tổ của Hanoimilk 56

Hình 20 Kế hoạch doanh thu của Hanoimilk 56

Hình 21 Tầm nhìn và sứ mệnh 57

Hình 22 Biểu đồ Hệ số khả năng thanh toán của Vinamilk 58

Hình 23 Biểu đồ Hệ số khả năng thanh toán của Hanoimilk 59

Hình 24 Biểu đồ Hệ số kết cấu tài chính của Vinamilk 60

Hình 25 Biểu đồ thể hiện hệ số kết cấu tài chính của Hanoimilk 60

Hình 26 Biểu đồ thể hiện Hiệu quả hoạt động của Vinamilk 61

Trang 12

Hình 27 Biểu đồ thể hiện hiệu quả hoạt động của Hanoimilk 62 Hình 28 Biểu đồ thể hiện kỳ thu tiền bình quân của Vinamilk và Hanoimilk 62 Hình 29 Biểu đồ thể hiện tỷ suất doanh lợi của Vinamilk và Hanoimilk 63

Trang 13

LỜI MỞ ĐẦU

Phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp là dựa vào các chỉ số tài chính để đánh giáchính xác hiệu quả kinh doanh, đồng thời xác định các nhân tố ảnh hưởng tới quá trình vàkết quả hoạt động kinh doanh.Từ đó có thể biết những điểm mạnh và điểm yếu về hoạtđộng của doanh nghiệp cũng như những tiềm năng cần phát huy và những nhược điểm cầnkhắc phục.Dựa vào đó, các nhà quản lý có thể xác định được nguyên nhân và đề xuất cácgiải pháp nhằm cải thiện tình hình tài chính cũng như tình hình hoạt động kinh doanh củađơn vị mình trong thời gian tới Với một doanh nghiệp hay bất kì tổ chức kinh doanh dùlớn hay nhỏ khi hoạt động đều mong muốn làm sao hoạt động có hiệu quả thu về lợi nhuậnnhiều nhất và đạt được mục tiêu mà công ty đề ra Để làm được điều đó đòi hỏi cần có rấtnhiều yếu tố cấu thành nên như vốn, nhân lực, công nghệ… Một trong những việc cần làm

là phân tích được báo cáo tài chính của doanh nghiệp

Quá trình học tập ở trường Đại học Hoa Sen đã giúp chúng em có cơ hội tìm hiểu cáchphân tích Báo cáo tài chính, biết cách dựa vào các chỉ tiêu đưa ra nhận xét, đánh giá tìnhhình tài chính của Doanh nghiệp, có thể tiến hành hoàn thiện đề án Phân tích báo cáo Tàichính Mục tiêu của nhóm chúng em là tính toán các chỉ số tài chính, dựa vào đó phân tích

và đưa ra nhận định hiệu quả kinh doanh, đồng thời kiến nghị đầu tư cho Doanhnghiệp.Qua đó chúng em có thể có những nhận thức sâu sắc hơn, có thể đưa ra nhận xét vàkinh nghiệm bổ ích cho bản thân các thành viên về tổng quan tình hình hoạt động và kinhdoanh của Doanh nghiệp được phân tích Vì thời gian hoàn thiện đề án có giới hạn và vìchưa có những kinh nghiệm thực tế nên đề án này có thể có những thiếu sót, rất mong nhậnđược sự góp ý của quý Thầy Cô và các bạn

Trang 14

PHẦN 1: LÝ LUẬN CƠ BẢN CỦA PHÂN TÍCH BÁO

CÁO TÀI CHÍNH

1 Các bước thực hiện phân tích tài chính

1.1 Thu thập thông tin

Phân tích tài chính sử dụng mọi nguồn thông tin có khả năng giải và thuyết minh hoạtđộng tài chính, hoạt động sản xuất kinh doanh, phục vụ cho quá trình dự đoán, lập kếhoạch Nó bao gồm những thông tin nội bộ đến những thông tin bên ngoài, những thôngtin kế toán, những thông tin quản lý khác và những thông tin về số lượng và giá trị.Trong

đó thông tin kế toán là quan trọng nhất được phản ánh trong các báo cáo tài chính doanhnghiệp, đó là những nguồn thông tin đặc biệt quan trọng Do vậy trên thực tế phân tích tàichính là phân tích các báo cáo tài chính doanh nghiệp

1.2 Xử lý thông tin

Giai đoạn tiếp theo của phân tích hoạt động tài chính là giai đoạn xử lý thông tin đã thuthập Trong giai đoạn này người sử dụng thông tin ở gốc độ nghiên cứu, ứng dụng khácnhau phục vụ mục tiêu phân tích đã đặt ra Xử lý thông tin là quá trình sắp xếp thôngtintheo một mục tiêu nhất định nhằm tính toán, so sánh, đánh giá, xác định nguyên nhâncủa kết quả đạt được nhằm phục vụ cho quá trình dự toán và quyết định

1.3 Dự đoán và ra quyết định

Thu thập và xử lý thông tin nhằn chuẩn bị những tiền đề và điều kiện cần thiết để người sửdụng thông tin dự toán nhu cầu và đưa ra các quyết định hoạt động kinh doanh Đối vớichủ doanh nghiệp, phân tích hoạt động tài chính nhằm đưa ra các quyết định liên quan đếnmục tiêu hoạt động của doanh nghiệp là tăng trưởng, phát triển, tối đa hóa lợi nhuận, tối đahóa doanh thu Đối với cho vay và đầu tư vào doanh nghiệp thì đưa ra các quyết định về tàitrợ đầu tư, đối với cấp trên của doanh nghiệp thì đưa ra các quyết định quản lý doanhnghiệp

Trang 15

2 Phương pháp phân tích tài chính

Phương pháp phân tích tài chính bao gồm một hệ thống các công cụ và biện pháp nhằmtiếp cận, nghiên cứu các sự kiện, hiện tượng các mối quan hệ bên trong và bên ngoài, cácluồng dịch chuyển và biến đổi tài chính, các chỉ tiêu tài chính tổng hợp và chi tiết, nhằmđánh giá tình hình tài chính doanh nghiệp Gồm các phương pháp thường được sử dụngsau:

2.1 Phương pháp so sánh

So sánh giữa số thực hiện kỳ này với số thực hiện kỳ trước để thấy được xu hướng thay đổitình hình tài chính doanh nghiệp, thấy được tình hình tài chính của doanh nghiệp được cảithiện hay xấu đi như thế nào để có biện pháp khắc phục trong kì tới

So sánh giữa số thực hiện so với kế hoạch để thấy được mức phấn đấu của doanh nghiệp

So sánh giữa số thực hiện kỳ này với mức bình quân nghành để thấy tình hình tài chínhdoanh nghiệp tốt hay xấu, được hay chưa so với doanh nghiệp cùng ngành

2.2 Phương pháp tỷ lệ

Phương pháp này dựa trên các ý nghĩa chuẩn mực các tỷ lệ tài chính trong quan hệ tàichính.Về nguyên tắc, phương pháp này yêu cầu xác định được ngưỡng, các định mức đểnhận xét, đánh giá được tình hình tài chính của doanh nghiệp, trên cơ sở so sánh tỷ lệ củadoanh nghiệp với các tỷ lệ tham chiếu

Đây là phương pháp có tính hiện thực cao với các điều kiện áp dụng và bổ sung càng hoànthiện hơn vì: Nguồn thông tin tài chính và kế toán được cải tiến và cung cấp đầy đủ hơn là

cơ sở để hình thành những tham chiếu đáng tin cậy nhằm đánh giá nhữn tỷ lệ của doanhnghiệp hay một nhóm doanh nghiệp

Việc áp dụng tin học cho phép tích lũy dữ liệu và thúc đẩy nhanh quá trình tính toán hàngloạt tỷ lệ: Phương pháp nảy giúp các nhà phân tích có khái thác hiệu quả những số liệu

và phân tích một cách hệ thống hàng loạt tỷ lệ theo chuỗi thời gian liên tục

Trang 16

2.3 Phân tích tài chính Dupont

Phân tích Dupont là kỹ thuật phân tích bằng cách chia tỷ số ROA và ROE thành những bộphận có liên hệ với nhau để đánh giá tác động của từng bộ phận lên kết quả cuối cùng.Kỹthuật này thường được sử dụng bởi các nhà quản lý trong nội bộ công ty để có cái nhìn cụthể và ra quyết định xem nên cải thiện tình hình tài chính của công ty bằng cách nào Kỹthuật phân tích Dupont dựa vào hai phương trình căn bản dưới đây, gọi chung là phươngtrình Dupont

Trước hết, chúng ta xem xét mối quan hệ tương tác giữa tỉ số lợi nhuận thuần trên doanhthu (P’dt), tỷ số hiệu quả sử dụng toàn bộ tài sản (HSSDTS) và tỷ số lợi nhuận thuần trêntổng tài sản (ROA)

Công thức:

ROA = = =

ROA = P’dt x HSSDTSPhương trình này cho thấy Doanh lợi tài sản (DLTS) phụ thuộc vào 2 yếu tố:

 Thu thập của doanh nghiệp trên mỗi đồng doanh thu là bao nhiêu (DLDT)

 Một đồng tài sản thì tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu (HSSDTTS)

Sự phân tích này cho phép xác định chính xác nguồn gốc làm giảm lợi nhuận của doanhnghiệp, hoặc do doanh thu bán hàng không đủ lớn để tạo ra lợi nhuận (Hiệu suất sử dụngtài sản của doanh nghiệp không cao), hoặc do lợi nhuận thuần trên mỗi đồng doanh thu quáthấp Trên cơ sở nhà quản trị phải có biện pháp điều chỉnh phù hợp: hoặc đẩy mạnh tiêuthụ để tăng HSSDTTS hoặc tiết kiệm chi phí để DLDT hoặc cả hai

Thứ hai, chúng ta xem xét tỷ lệ sinh lợi trên vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp được tạothành bởi các mối quan hệ sau:

ROE = x x =

Kí hiệu: Tổng tài sản là A (Assets), Vốn chủ sở hữu là E (Equity), Tổng nợ là D (Debt)

Trang 17

 DLDT phản ánh tỷ trọng lợi nhuận trước thuế trong donah thu bán hàng của doanhnghiệp Khi DLDT tăng lên có nghĩa là doanh nghiệp quản lý doanh thu và quản lý chi phí

có hiệu quả

 Doanh thu tạo được từ mỗi đồng tài sản hay gọi là số vòng quay tài sản

 1/(1 - HSN) là hệ số nhân vốn chủ sở hữu, nó phản ánh mức độ huy động vốn từbên ngoài của doanh nghiệp Nếu hệ số này tăng chứng tỏ doanh nghiệp tăng vốn huy động

từ bên ngoài

ROE của doanh nghiệp có thể phát triển lên bằng cách: sử dụng hiệu quả tài sảnhiện có (gia tăng vòng quay tài sản), tăng tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu, gia tăng đòn cânnợ

Trang 18

3 Phân tích tình hình tài chính thông qua các nhóm chỉ số tài chính

3.1 Nhóm chỉ số thanh toán

Phân tích khả năng thanh toán là đánh giá tính hợp lý về sự biến động các khoản phải thu,phải trả, tìm ra những nguyên nhân dẫn đến sự trì trệ trong thanh toán nhằm giúp công tylàm chủ tình hình tài chính đảm bảo phát triển của công ty

Ngày nay mục tiêu kinh doanh được các nhà kinh tế thừa nhận lại một cách trực tiếp hơnnhư trả công nợ và có lợi nhuận Vì vậy khả năng thanh toán được coi là các chỉ tiêu tàichính được quan tâm hàng đầu và được đặc trưng bằng các chỉ số sau:

3.1.1 Hệ số khả năng thanh toán tổng quát

Hệ số khả năng thanh toán tổng quát là mối quan hệ giữ tổng Tài sản mà hiện doanhnghiệp đang quản lý sử dụng với tổng số nợ phải trả

Hệ số khả năng thanh toán tổng quát =

Nếu hệ số này bằng 1 là báo hiệu sự phá sản ủa doanh nghiệp.Trên thực tế, nếu hệ số nàybằng một hoặc gần bằng một có nghĩa là vốn chủ sở hữu không có hoặc bỏ mất toànbộ.Nếu bán toàn bộ tài sản hiện có (TSLĐ và TSCĐ) sẽ không đủ để trả nợ mà doanhnghiệp phải thanh toán

3.1.2 Hệ số khả năng thanh toán hiện thời

Phân tích khả năng thanh toán là xem xét tài sản của công ty có đủ trang trải các khoản nợphải trả trong ngắn hạn Tỷ số thanh toán hiện hành (Rc), theo tỷ số này thể hiện mối quan

hệ tương đối giữa tài sản ngắn hạn với nợ ngắn hạn là một trong những thước đo khả năngthanh toán của công ty được sử dụng rộng rãi

Công thức xác định tỷ số thanh khoản hiện thời bằng giá trị tài sản ngắn hạn chia cho giátrị nợ ngắn hạn phải trả

Trang 19

sự tiến bộ hay giảm sút.

Giá trị tài sản ngắn hạn bao gồm tiền, chứng khoán ngắn hạn , khoản phải thu và tồn kho.Giá trị nợ ngắn hạn bao gồm khoản phải trả người bán, nợ ngắn hạn ngân hàng, nợ dài hạnđến hạn trả phải trả thuế, và các khoản chi phí phải trả ngắn hạn khác

Tỷ số thanh khoản hiện thời cho biết mỗi đồng nợ ngắn hạn phải trả của công ty có baonhiêu đồng tài sản ngắn hạn có thể sử dụng để thanh toán.Khi tỷ số giảm cho thấy khảnăng thanh toán giảm và cũng là dấu hiệu báo trước về những khó khăn tài chính sẽ xảy ra.Nếu tỷ số tăng nghĩa là công ty luôn sẵn sàng thanh toán các khoản nợ Tuy nhiên nếu tỷ

số này quá cao sẽ làm hiệu quả sử dụng vốn như trường hợp có quá nhiều tiền mặt nhànrỗi, nợ khó đòi, hàng tồn kho ứ đọng kém phẩm chất

Tỷ số thanh khoản hiện thời (còn gọi là tỷ số thanh khoản ngắn hạn) được xác định dựavào số liệu từ bảng cân đối kế toán bằng cách lấy giá trị tài sản ngắn hạn chia cho giá trị nợngắn hạn phải trả Tỷ số thanh khoản hiện thời cho biết mỗi đồng nợ ngắn hạn phải trả củacông ty có bao nhiêu đồng tài sản ngắn hạn có thể huy động ngay để thanh toán

3.1.3 Hệ số khả năng thanh toán nhanh

Các tài sản mang đi thanh toán cho chủ nợ đều chuyển đổi thành tiền.Khả năng thanh toánnhanh được tính toán dựa trên những TSNH có thể nhanh chóng chuyển đổi thành tiền,bao gồm tài sản ngắn hạn trừ hàng tồn kho, vì ta đã biết hàng tồn kho là tài sản khó chuyểnđổi thành tiền, nhất là hàng ứ đọng, kém phẩm chất

Công thức:

Trang 20

Hệ số khả năng thanh toán nhanh =

Hệ số thanh toán nhanh cho biết khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn của doanhnghiệp có thể buộc phải sử dụng các biện pháp bất lợi như bán tài sản với giá thấp để trả

nợ Tuy nhiên, độ lớn của hệ số này cũng phụ thuộc vào ngành nghề kinh doanh và kỳ hạnthanh toán các món nợ phải thu

Nhìn chung, hệ số này quá nhỏ thì doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn trong việc thanh toáncông nợ, vì vào lúc cần doanh nghiệp có thể buộc phải sử dụng các biện pháp bất lợi nhưbán tài sản với giá thấp để trả nợ Tuy nhiên, độ lớn của hệ số nàu cũng phụ thuộc vàonghành nghề kinh doanh và kỳ hạn thanh toán các món nợ phải thu

3.1.4 Hệ số khả năng thanh toán nhanh bằng tiền

Tỷ số thanh toán nhanh bằng tiền là tỷ số đo lường số tiền hiện có tại công ty có đủ thanhtoán các khoản nợ ngắn hạn phải trả hay không Tỷ số này chỉ ra tiền dự trữ so với khoản

nợ hiện hành

Công thức xác định tỷ số thanh toán nhanh bằng tiền mặt:

Tiền + Các khoản tương đương tiền

Tỷ số thanh toán nhanh bằng tiền mặt =

Nợ phải trả ngắn hạn

Tỷ số thanh toán nhanh bằng tiền cho biết ngay sự khủng hoảng về tài chính của công ty,bởi vì tỷ số này rất nhạy cảm với bất kỳ một sự biến động nhỏ nào trong hoạt động kinhdoanh của công ty.Những công ty kinh doanh thiếu tiền thường bị thất bại.Chắc chắn rằng,đối với bất kỳ công ty nào đều mong muốn có tỷ số thanh toán nhanh bằng tiền hợp lý,nghĩa là có lượng tiền đầy đủ để trang trải cho các hoạt động kinh doanh của công ty.Tuynhiên nếu tỷ số thanh toán nhanh bằng tiền quá cao, thì quyết định đầu tư là cần thiết đượcxem xét hơn là dự trữ tiền mặt

Trang 21

Hệ số thanh toán lãi vay

Lãi vay hằng năm là chi phí tài chính cố định và chúng ta muốn biết doanh nghiệp sẳnsàng trả lãi đến mức nào Cụ thể hơn chúng ta muốn biết liệu số vốn đi vay có thể sử dụngtốt đến mức độ nào, có thể đem lại khoản lợi nhuận bao nhiêu và bù đắp lãi vay hay không

Tỷ số này dùng để đo mức độ mà lợi nhuận phát sinh do sử dụng vốn để đảm bảo trả lãivay hàng năm như thế nào Nếu doanh nghiệp quá yếu về mặt này, các chủ nợ có thể đikiện tụng và tuyên bố phá sản

Tỷ lệ này cho biết khả năng thanh toán lãi vay bằng thu nhập trước thuế và lãi vay củadoanh nghiệp

Hệ số thanh toán lãi vay =

Hệ số này dùng để đo lường mức độ lợi nhuận có được do sử dụng vốn để đảm bảo trả lãicho chủ nợ Nói cách khác, hệ số thanh toán lãi vay cho chúng ta biết được số vốn đi vay

đã sử dụng tốt với mức nào và đem lại một lợi nhuận là bao nhiêu, có bù đắp lãi vay phảitrả hay không

3.2 Nhóm chỉ tiêu khả năng hoạt động

Khi giao tiền vốn cho người khác sử dụng, các nhà đầu tư, chủ doanh nghiệp , người chovay…Thường băn khoăn trước câu hỏi: tài sản của mình được sử dụng ở mức hiệu quảnào? Các chỉ tiêu về hoạt động sẽ đáp ứng câu hỏi này.Đây là nhóm chỉ tiêu đặc trưng choviệc sử dụng tài nguyên, nguồn nhân lực của doanh nghiệp.Các chỉ tiêu này được sử dụng

để đáh giá tác động tới hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp.Nguồn vốn của doanhnghiệp được dùng để đầu tư cho TSCĐ và TSLĐ Do đó, các nhà phân tích không chỉ quantâm tới việc đo lường hiệu quả sử dụng tổng số nguồn vốn mà còn chú trọng đến hiệu quả

sử dụng của từng bộ phận cấu thành nguồn vốn của doanh nghiệp

Trang 22

Doanh thuVòng quay hàng tồn kho =

Bình quân giá trị hàng tồn kho

Số ngày hàng tồn kho được xác định:

Số ngày trong năm

Số ngày hàng tồn kho =

Số vòng quay hàng tồn kho

Tuy nhiên, chỉ tiêu vòng quay hàng tồn kho có thể được xác định bằng cách giá vốn hàngbán chia cho bình quân giá trị hàng tồn kho.Bình quân giá trị hàng tồn kho bằng giá trịhàng tồn kho đầu kỳ cộng giá trị hàng tồn kho cuối kỳ chia đôi

Giá vốn hàng bánVòng quay hàng tồn kho =

Bình quân giá trị tồn khoHàng tồn kho bình quân là hàng tồn kho có sẵn để tiêu thụ vào bất kỳ thời điểm nào.Ngoài

ra, nếu công ty đang phát triển, hàng tồn kho có thể tăng một cách căn bản từ đầu kỳ đếncuối kỳ kế toán

Trang 23

Vòng quay hàng tồn kho có thể chuyển đổi sang dạng công thức dựa căn bản trên thời gian

mà được gọi là số ngày tồn kho bình quân Chỉ tiêu này cho biết thời gian hàng tồn khocần thiết để bán

Ngày trong năm

Số ngày hàng tồn kho =

Vòng quay tồn kho

Chỉ tiêu vòng quay hàng tồn kho cho biết bình quân hàng tồn kho quay được bao nhiêuvòng trong kỳ để tạo ra doanh thu Chỉ tiêu số ngày tồn kho cho biết bình quân tồn kho củadoanh nghiệp mất hết bao nhiêu ngày Tỷ số này đo lường tính thanh khoản của hàng tồnkho Nếu mức độ hàng tồn kho quản lý không hiệu quả thì chi phí lưu kho phát sinh tăngchi phí này được chuyển sang cho khách hàng làm cho giá bán sẽ tăng Nếu tỷ số này quácao doanh thu bán hàng sẽ bị mất vì không có hàng để bán Nếu tỷ số hàng tồn kho quáthấp, chi phí phát sinh liên quan đến hàng tồn kho sẽ gia tăng.Số vòng quay hàng tồn khokhác nhau một cách đáng kể trong ngành sản xuất công nghiệp Những công ty kinh doanhnhững mặt hàng dễ hỏng hay dễ giảm giá thì vòng quay hàng tồn kho cao Nói cách khác,những công ty kinh doanh những mặt hàng khó hư hỏng thì vòng quay hàng tồn kho sẽthấp hơn

3.2.2 Vòng quay toàn bộ vốn

Vòng quay toàn bộ vốn là chỉ tiêu đo lường hiệu suất sử dụng vốn, trong đó nó phản ánhmột đồng vốn của doanh nghiệp huy động vào sản xuất kinh doanh đem lại bao nhiêu đồngdoanh thu Chỉ tiêu này được xác định như sau:

Vòng quay toàn bộ vốn =

Tổng số vốn ở đây bao gồm toàn bộ số vốn được doanh nghiệp sử dụng trong kỳ, khôngphân biệt nguồn hình thành, số liệu được lấy ở phần tổng cộng tài sản

Trang 24

Chỉ tiêu này làm rõ khả năng tận dụng vốn triệt để vào sản xuất kinh doanh của doanhnghiệp Việc cải thiện nảy sẽ làm tăng lợi nhuận dồng thời làm tăng khả năng cạnh tranh,

uy tín của doanh nghiệp trên thị trường

3.2.3 Kỳ thu tiền bình quân

Kỳ thu tiền bình quân là số ngày bình quân mà một đồng hàng hóa bán ra được thu hồi.Phản ánh số ngày cần thiết để thu được các khoản phải thu

Kỳ thu tiền bình quân =

Doanh thu bán hàng 1 ngày =

Nhận xét: Kỳ thu tiền bình quân là thấp chứng tỏ doanh nghiệp không bị ứ đọng vốn trong

khâu thanh toán, ít có những khoản nợ khó đòi Ngược lại, nếu tỷ số này cao, doanh nghiệpcần phải tiến hành phân tích chính sách bán hàng để tìm ra nguyên nhân tồn đọng nợ.Trong nhiều trường hợp, do doanh nghiệp muốn chiếm lĩnh thị phần thông qua bán hàngtrả chậm, hay tài trợ cho các chi nhánh đại lý nên dẫn tới số ngày thu tiền bình quân cao

Tỷ số KTTBQ có thể được thể hiện dưới dạng khác đó là tỷ số vòng quay các khoản phảithu

Số vòng quay các khoản phải thu được sử dụng để xem xét cẩn thận việc thanh toán cáckhoản phải thu,…Khi khách hàng thanh toán tất cả các hóa đơn của họ, lúc đó các khoảnphải thu quay được 1 vòng

Vòng quay các khoản phải thu =

Trang 25

Khi phân tích tỷ số này, ngoài việc so sánh giữa các năm, so sánh với trung bình ngành,doanh nghiệp cần xem xét kỹ lưỡng từng khoản phải thu để phát hiện những khoản nợ đãquá hạn trả và có biện pháp xử lý.

3.3 Hiệu suất sử dụng vốn cố định và tài sản cố định

3.3.1 Hiệu suất sử dụng vốn cố định

Chỉ tiêu này đo lường một đồng vốn đầu tư vào doanh nghiệp tham gia vào quá trình sảnxuất kinh doanh sẽ tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu

Công thức:

Hiệu suất sử dụng toàn bộ vốn =

Vòng quay càng lớn hiệu quả càng cao Nếu chỉ số quá cao cho thấy doanh nghiệp đanghoạt động gần hết công suất và rất khó để mở rộng hoạt động đầu tư thêm vốn

3.3.2 Hiệu suất sử dụng toàn bộ vốn

Chỉ tiêu này đo lường một đồng vốn đầu tư vào doanh nghiệp tham gia vào quá trình sảnxuất kinh doanh sẽ tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu

Công thức:

Hiệu suất sử dụng toàn bộ vốn =

Vòng quay càng lớn hiệu quả càng cao Nếu chỉ số quá cao cho thấy doanh nghiệp đanghoạt động gần hết công suất và rất khó để mở rộng hoạt động đầu tư thêm vốn

3.3.3 Hiệu suất sử dụng vốn cổ phần

Đây là chỉ tiêu rất hữu ích trong việc phân tích khía cạnh tài chính của doanh nghiệp.Chỉ

số này đo lường mối quan hệ giữa doanh thu và vốn cổ phần

Trang 26

Hiệu suất sử dụng vốn cổ phần =

3.3.4 Vòng quay vốn lưu động

Trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, vốn lưu động không ngừng vậnđộng Nó lần lượt mang nhiều hình thái khác nhau như: Tiền, nguyên liệu, sản phẩm dởdang, thành phẩm và qua tiêu thụ sản phẩm nó trở thành hình thái tiền tệ nhằm đảm bảocho nhu cầu sản xuất kinh doanh hàng ngày của doanh nghiệp Khả năng luân chuyển vốnlưu động chi phối trực tiếp đến vốn dự trữ và vốn thanh toán của doanh nghiệp Khả năngluân chuyển được thể hiện qua các chỉ tiêu sau:

3.4 Tỷ suất doanh lợi

Lợi nhuận là mục đích cuối cùng của hoạt động sản xuất kinh doanh, lợi nhuận càng cao,doanh nghiệp càng khẳng định vị trí và sự tồn tại của mình trong nền kinh tế thị trường.Nhưng chỉ thông qua số lợi nhuận mà doanh nghiệp thu được trong kỳ cao hay thấp đểđánh giá chất lượng hoạt động là tốt hay xấu thì có thể đưa chúng ta tới những kết luận sailầm Bởi số lợi nhuận này không tương xứng với lượng chi phí bỏ ra, với khối lượng tàisản mà doanh nghiệp đang sử dụng Để khắc phục nhược điểm này, các nhà phân tích

Trang 27

thường bổ sung thêm những chỉ tiêu tương đối bằng cách đặt lợi nhuận trong mối quan hệvới doanh thu đạt được trong kỳ với tổng số vốn mà doanh nghiệp huy động vào sản xuấtkinh doanh Phân tích mức độ sinmh lời của hoạt động kinh doanh được thực hiện thôngqua tính toán và phân tích các chỉ số sau:

3.4.1 Tỷ suất lợi nhuận lợi doanh thu (ROS)

Tỷ số này phản ánh cứ một đồng doanh thu thì có bao nhiêu phần trăm lợi nhuận (lợinhuận sau thuế) Có thể sử dụng nó so sánh với tỷ số của các năm trước đây hay doanhnghiệp khác

Sự biến động của tỷ số này phản ánh sự biến động về hiệu quả hay ảnh hưởng của chiếnlược tiêu thụ, nâng cao chất lượng sản phẩm

3.4.1.1 Tỷ suất sinh lợi trên tài sản (ROA)

Là tỷ số đo lường giữa lợi nhuận ròng trên tổng tài sản của doanh nghiệp, hay đo lườnghiệu quả sử dụng và quản lý tài sản Một đồng vốn bỏ ra thu bao nhiêu lãi cho cổ đông.Mục tiêu của nhà đầu tư là với một đồng vốn bỏ ra thì lãi trước thuế kỳ hiện tại và tươnglai phải nhiều hơn các kỳ trước đó, suất sinh lợi tăng qua các lỳ càng tốt

Công thức:

Sự khác biệt giữa ROE và ROA là do doanh nghiệp sử dụng vốn vay Nếu doanh nghiệpkhông có vốn vay thì hai tỷ số này sẽ bằng nhau

3.4.2 Tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu (ROE)

Từ trước đến nay, tiêu chuẩn phổ biến nhất mà người ta thường dùng để đánh giá tình hìnhhoạt động tài chính của các doanh nghiệp là suất sinh lời của vốn chủ sở hữu

Trang 28

ROE = x 100%

Tỷ số này đo lường mức lợi nhuận trên mức đầu tư của các chủ sở hữu Các nhà đầu tư rấtquan tâm đến tỷ số này của doanh nghiệp, bởi vì đây là khả năng thu nhập mà họ có thểnhận được khi đặt vốn vào doanh nghiệp

Không có gì quá khi nói rằng sự nghiệp của phần lớn các nhà quản trị capo cấp thăng trầmtheo sự lên xuống của ROE ở doanh nghiệp họ ROE được gán cho tầm quan trọng nhưvậy là do nó đó lường tính hiệu quả của đồng vốn của các chủ sở hữu doanh nghiệp Nó đolường tiền lời của mỗi đồng vốn bỏ ra

3.5 Phân tích kết cấu và sự biến động của Tài sản - Nguồn vốn

Tổng tài sản bằng (=) Nợ phải trả + vốn chủ sở hữu Nếu giả định rằng tổng tài sản tănglên, về khái quát ta hiểu rằng phía nguồn vốn phải tăng một khoản tương ứng, đó có thể làmột khoản nợ đã tăng hoặc một khoảng tăng trong vốn chủ sở hữu

Đánh giá khái quát sự biến động về tài sản và nguồn vốn:

 So sánh tổng số tài sản giữa cuối năm và đầu năm, đồng thời so sánh giá trị và tỉtrọng của các bộ phận cấu thành tài sản (A, B tài sản) giữa cuối năm và đầu năm để đánhgiá sự biến động về quy mô doanh nghiệp và những nguyên nhân ban đầu ảnh hưởng đếntình hình trên

 So sánh tổng nguồn vốn và các bộ phận cấu thành nguồn vốn (A, B nguồn vốn)giữa cuối năm và đầu năm để đánh giá mức độ huy động vốn đảm bảo cho sản xuất kinhdoanh và những nguyên nhân ban đầu ảnh hưởng đến tình hình trên

Phân tích tính cân đối giữa tài sản và nguồn vốn:

 Phân tích tính cân đối:

Từ bảng cân đối kế toán, chúng ta có thể tách tài sản ngắn hạn tương ứng với nợngắn hạn phải trả và vốn chủ sở hữu tài trợ cho tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn tươngứng với nợ dài hạn phải trả và vốn chủ sở hữu tài trợ cho tài sản dài hạn

Trang 29

Tài sản ngắn hạn % Nguồn vốn

Vốn bằng tiền

% Nợ ngắn hạnĐầu tư tài chính ngắn hạn

Khoản phải thu

% Vốn sở hữuHàng tồn kho

Tài sản ngắn hạn khác

Tài sản cố định và bất động sản đầu tư

% Nợ dài hạnĐầu tư tài chính dài hạn

Xây dựng cơ bản dở dang

% Vốn sở hữu

Ký quỹ, ký cược dài hạnTài sản dài hạn khácTìm hiểu mối quan hệ:

 Tài sản ngắn hạn = Nợ ngắn hạn + % Vốn sở hữu

 Tài sản dài hạn = Nợ dài hạn + % Vốn sở hữu

Khi xảy ra sự mất cân bằng trên:

 Khi nợ ngắn hạn tài trợ cho tài sản dài hạn

 Khi nợ dài hạn tài trợ cho tài sản ngắn hạn

 Khi vốn sở hữu tài trợ toàn bộ tài sản

 Khi nợ ngắn hạn và dài hạn tài trợ cho tài sản

Cân đối 1:

B nguồn vốn = (I + II +IV) + (2,3,V + VI)

A tài sản +(I + II + III) B tài sản

Trường hợp 1:Vế bên trái >Vế bên phải

 Nguồn vốn không sử dụng hết để các đơn vị khác chiếm dụng

Trường hợp 2:Vế bên trái <Vế bên phải

Trang 30

 Nguồn vốn chủ sở hữu không đủ trang trải nên phải đi vay hoặc phải chiếm dụng vốncác đơn vị khác.

Cân đối 2:

B nguồn vốn + [(1,2)I + II ] A nguồn vốn = (I + II + IV + (2,3)V + VI) A tài sản + (I + II +III) B tài sản

Trường hợp 1:Vế bên trái >Vế bên phải

Nguồn vốn chủ sở hữu, nguồn vốn đi vay chưa sử dụng hết vào quá trình sản xuất kinhdoanh để các đơn vị khác chiếm dụng Số vốn bị chiếm dụng lớn hơn đi chiếm dụng

Trường hợp 2:Vế bên trái <Vế bên phải

Nguồn vốn chủ sở hữu và đi vay không đủ trang trải cho hoạt động sản xuất kinh doanh,

vì vậy phải đi chiếm dụng vốn các đơn vị khác Số vốn chiếm dụng lớn hơn đi chiếmdụng

Trang 31

PHẦN 2: GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN SỮA

VIỆT NAM VINAMILK

1 Giới thiệu về công ty

Tên công ty: Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam

Tên giao dịch quốc tế: Vietnam Dairy Products Joint-Stock Company

Tên viết tắt: Vinamilk

Trụ sở chính:10 Tân Trào, P.Tân Phú, Q.7, TP Hồ Chí Minh

Vốn điều lệ: 5,561 tỷ đồng

Vốn hóa thị trường: 56,681.61 tỷ đồng

Website:www.vinamilk.com.vn

2 Lịch sử hình thành

01/10/2003: Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam được thành lập theo quyết định của

Nhà nước về việc chuyển từ Doanh nghiệp Nhà nước Công ty Sữa Việt Nam thành công ty

Cổ phần Sữa Việt Nam

04/2004: Công ty sáp nhập nhà máy sữa Sài Gòn (SAIGONMILK), nâng tổng vốn

điều lệ lên 1,590 tỷ

06/2005: Công ty mua lại phần vốn góp của đối tác trong Công ty sữa Bình Định và

sáp nhập vào Vinamilk

19/01/2006: Công ty niêm yết lần đầu tiên tại trung tâm giao dịch chứng khoán

Tp.HCM với khối lượng niêm yết là 159 triệu cổ phiếu

3 Tầm nhìn, sứ mệnh và giá trị cốt lõi

3.1 Tầm nhìn

“Trở thành biểu tượng niềm tin số một Việt Nam về sản phẩm dinh dưỡng và sức khỏephục vụ cuộc sống con người”

Trang 32

Tôn trọng các tiêu chuẩn đã được thiết lập và hành động một cách đạo đức.

4 Triết lý kinh doanh

Vinamilk mong muốn trở thành sản phẩm được yêu thích nhất ở mọi khu vực, lãnh thổ Vìthế chúng tôi tâm niệm rằng chất lượng và sáng tạo là người bạn đồng hành của Vinamilk.Vinamilk xem khách hàng là trung tâm và cam kết đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng.Chính sách chất lượng của Công ty Cổ Phần Sữa Việt Nam:

Luôn thỏa mãn và có trách nhiệm với khách hàng bằng cách đa dạng hóa sản phẩm và dịch vụ, đảm bảo chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm với giá cả cạnh tranh, tôn trọng đạo đức kinh doanh và tuân theo luật định.

Trang 33

5 Chiến lược kinh doanh

Mục tiêu của Công ty là tối đa hóa giá trị của cổ đông và theo đuổi chiến lược phát triểnkinh doanh dựa trên những yếu tố chủ lực sau:

 Củng cố, xây dựng và phát triển một hệ thống các thương hiệu cực mạnh đáp ứngtốt nhất các nhu cầu và tâm lý tiêu dùng của người tiêu dùng Việt Nam

 Phát triển thương hiệu Vinamilk thành thương hiệu dinh dưỡng có uy tín khoa học

và đáng tin cậy nhất với mọi người dân Việt Nam thông qua chiến lược áp dụng nghiêncứu khoa học về nhu cầu dinh dưỡng đặc thù của người Việt Nam để phát triển ra nhữngdòng sản phẩm tối ưu nhất cho người tiêu dùng Việt Nam

 Đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh qua thị trường của các mặt hàng nước giải kháttốt cho sức khỏe của người tiêu dùng thông qua thương hiệu chủ lực VFresh nhằm đáp ứng

xu hướng tiêu dùng tăng nhanh đối với các mặt hàng nước giải khát đến từ thiên nhiên vàtốt cho sức khỏe con người

 Củng cố hệ thống và chất lượng phân phối nhằm giành thêm thị phần tại các thịtrường mà Vinamilk có thị phần chưa cao, đặc biệt là tại các vùng nông thôn và các đô thịnhỏ

 Khai thác sức mạnh và uy tín của thương hiệu Vinamilk là một thương hiệu dinhdưỡng có “uy tín khoa học và đáng tin cậy nhất của người Việt Nam” để chiếm lĩnh ít nhất

là 35% thị phần của thị trường sữa bột trong vòng 2 năm tới

 Phát triển toàn diện danh mục các sản phẩm sữa và từ sữa nhằm hướng tới mộtlượng khách hàng tiêu thụ rộng lớn, đồng thời mở rộng sang các sản phẩm giá trị cộngthêm có giá bán cao nhằm nâng cao tỷ suất lợi nhuận chung của toàn Công ty

 Tiếp tục nâng cao năng luc quản lý hệ thống cung cấp

 Tiếp tục mở rộng và phát triển hệ thống phân phối chủ động, vững mạnh và hiệuquả

 Phát triển nguồn nguyên liệu để đảm bảo nguồn cung sữa tươi ổn định, chất lượngcao với giá cạnh tranh và đáng tin cậy

Trang 34

6 Sản phẩm của công ty

6.1 Vinamilk

 Sữa chua uống

 Sữa chua men sống

 Sữa dành cho bà mẹ

 Sữa dành cho trẻ em

 Sữa dành cho người lớn

 Sữa đậu nành Goldsoy

 Sữa đậu nành Vfresh

Trang 35

7 Giới thiệu mã chứng khoán

 Khối lượng đang niêm yết hiện tại: 556,114,754

 Tổng giá trị niêm yết: 5,561,147,540,000

8 Cơ cấu tổ chức và cơ cấu cổ đông

8.1 Cơ cấu vốn

Hình 1 Cơ cấu vốn công ty

Trang 36

8.2 Sơ đồ tổ chức

Hình 2 Sơ đồ tổ chức công ty

Trang 37

8.3 Đầu tư

Hình 3 Tình hình đầu tư của công ty

Trang 38

8.4 Công ty con và công ty liên kết

Hình 4 Các công ty con và công ty liên kết

Trang 39

PHẦN 3: PHÂN TÍCH SWOT

1 Điểm mạnh

 Vinamilk đã mở ra phong trào nuôi bò sữa trong nước, tạo lập các vùng nguyên liệusữa để giảm dần nguyên liệu nhập ngoại vào những năm đầu thập niên 1990.Để làm đượcđiều này, Vinamilk đã mạnh dạn nhập máy móc hiện đại nhất để sản xuất sữa tươi tiệttrùng và thu mua sữa của nông dân với giá cao hơn nguyên liệu sữa nhập khẩu

 Thương hiệu mạnh, thị phần lớn (75%)

 Mạng lưới phân phối và bán hàng rộng khắp (64 tỉnh thành)

 Sản phẩm đa dạng, giá cả cạnh tranh

 Quan hệ bền vững với các nhà cung cấp đáng tin cậy

 Đội ngũ tiếp thị và nghiên cứu sản phẩm giàu kinh nghiệm

2 Điểm yếu

 Chủ yếu tập trung sản phẩm vào thị trường trong nước

 Khâu marketing yếu dẫn đến chưa tạo được một thông điệp hiệu quả để quảng báđến người tiêu dùng về những điểm mạnh của công ty

3 Cơ hội

 Các chính sách ưu đãi của chính phủ về ngành sữa (phê duyệt 2000 tỷ cho các dự ánphát triển ngành sữa đến năm 2020)

 Các sản phẩm của Vinamilk không chỉ được người tiêu dùng Việt Nam tín nhiệm

mà còn có uy tín đối với cả thị trường ngoài nước

4 Thách thức

 Nền kinh tế không ổn định (lạm phát, khủng hoảng kinh tế…)

 Gia nhập WTO: xuất hiện nhiều đối thủ cạnh tranh

 Tình hình chính trị trên thế giới còn nhiều bất ổn

Trang 40

2.238

3.213

Khả năng thanh toán hiện thời

PHẦN 4: PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH CTCP SỮA VIỆT NAM VINAMILK (VNM) QUA CÁC

NĂM 2009, 2010, 2011

Các chỉ số dưới đây được tính theo số liệu trong Báo cáo tài chính hợp nhất đã qua kiểm toán của công ty Báo cáo tài chính được đính kèm ở phần phụ lục.

1 Phân tích tình hình tài chính qua các chỉ số

1.1 Hệ số khả năng thanh toán

1.1.1 Hệ số khả năng thanh toán hiện thời

HHT = TSNH NNH

Nhận xét

Cứ một đồng nợ ngắnhạn được đảm bảo bởi3.196 đồng tài sảnngắn hạn

 Hệ số khả năngthanh toán hiện thờitốt Vì 3.196 > 2(GHHL)

Cứ một đồng nợ ngắnhạn được đảm bảobằng 2.238 đồng tàisản ngắn hạn

 Hệ số khả năngthanh toán hiện thờitốt Vì 2.238 > 2(GHHL)

Cứ một đồng nợ ngắnhạn được đảm bảobằng 3.213 đồng tàisản ngắn hạn

 Hệ số khả năngthanh toán hiện thờitốt Vì 3.213 > 2(GHHL)

Hình 5 Biểu đồ thể hiện khả năng thanh toán hiện thời 2009 -2011

Ngày đăng: 26/11/2014, 20:57

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w